1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không thể nói hết tình cảm của người Việt Nam với nước Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Không thể nói hết tình cảm của người Việt Nam với nước Nga

    "Không thể nói hết tình cảm của người Việt Nam với nước Nga



    Phó Thủ tướng Vũ Khoan trao Huân chương hữu nghị cho những người bạn Nga
    -----------------------------​
    Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã xúc động phát biểu như vậy khi ông thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam trao tặng Huân chương hữu nghị cho những người bạn Nga tại buổi "Gặp gỡ hữu nghị lần thứ VIII", do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt - Nga; Hội Hữu nghị Việt Nam - LB Nga và Hiệp hội những người đã tốt nghiệp tại Liên Xô phối hợp tổ chức, tối qua (28/9) tại Hà Nội.
    Cuộc gặp mặt hữu nghị Việt - Nga lần thứ VIII diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm những lưu học sinh Việt Nam đầu tiên được cử sang học tập tại Liên Xô. Đây cũng là dịp lần đầu tiên, một trung tâm khoa học và văn hoá Nga được khai trương tại Hà Nội.

    Tại buổi lễ, GS Đặng Hữu, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - LB Nga đã bày tỏ sự cảm kích trước những gì mà Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay đã dành cho Việt Nam. Ông nói: nửa thế kỷ qua, Liên Xô đã đào tạo giúp Việt Nam hơn 20 nghìn cán bộ có trình độ đại học, 5000 tiến sĩ, hàng chục vạn công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp, nhiều cán bộ khoa học đầu đàn, nhiều nghệ sĩ tài ba...và điều đáng mừng là trong số đó có rất nhiều người đã ứng dụng có hiệu quả những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc của mình.

    Nhân sự kiện nước Nga vừa khai trương Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Việt Nam, GS Đặng Hữu bày tỏ tin tưởng: sự ra đời của Trung tâm đánh dấu một bước phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị Việt - Nga, nhất là các hoạt động hữu nghị, giao lưu văn hoá, du lịch, giáo dục và kinh tế?

    Tham gia buổi gặp mặt với tư cách là nữ du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Lao động Việt Nam, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế về văn hoá, khoa học LB Nga, bà Valentina Têrêsôva cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự đánh giá cao của nhân dân và nước CHXHCNVN đối với những đóng góp của tổ chức của bà. Bà cho rằng, thật mừng vì trong số hơn 20 nghìn công dân Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã có nhiều người hiện đang giữ các cương vị trọng đại trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước và Đảng CSVN, trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực quan trọng khác mà điển hình là Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh; ************* Trần Đức Lương; Thủ tướng Phan Văn Khải...

    ?oNước Nga trở thành tổ quốc thứ hai của tôi?

    Với nước Nga, nếu đem trí óc đo sẽ không hiểu, cũng không thể có thước chung nào đo được, có 1 điều đặc biệt, chỉ có thể đặt niềm tin vào nước Nga, đó là những câu thơ được viết ra từ tim óc, từ lòng biết ơn chân thành, sự cảm kích không thể diễn tả bằng lời của dịch giả Thuý Toàn dành cho nước Nga trong tác phẩm ?oTôi phải nói về đất nước Nga?, được xuất bản vào tháng 10/1991, ngay sau sự kiện Liên Xô sụp đổ.

    Là người đã từng sang Nga từ lúc tóc hãy còn xanh, giờ đã bước vào tuổi da mồi, tóc bạc, nhưng với dịch giả Thuý Toàn, những kỷ niệm về đất nước Nga, con người Nga vẫn gần gũi, thân thương như máu thịt. Ông tâm sự: ''''Tất cả tuổi trẻ, tình yêu, sự nghiệp của tôi đều bắt đầu từ nước Nga. Nếu những người bạn Nga tốt bụng đã dạy cho tôi biết sống trung thực, nhân hậu, nhiệt tình thì ngôn ngữ Nga đã mở ra cho tôi một chân trời mới, giúp tôi tìm và mang được nhiều cái đẹp của tinh hoa văn hoá, văn học thế giới về làm giàu cho Việt Nam''''.

    Một điều thú vị nữa mà dịch giả Thuý Toàn ?obật mí? là nước Nga cũng là nơi ?oxe duyên kết tóc? cho ông với bà Chu Nga, cũng theo nghề nghiên cứu văn học. Nói tất cả tuổi trẻ, tình yêu, sự nghiệp của ông đều bắt đầu từ Nga là vậy.

    Từng gắn bó với nước Nga trong suốt 10 năm đẹp nhất của đời người, Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia Mai Hà không ngớt lời ca ngợi sự vĩ đại của nước Nga, về những người bạn, người thầy Nga chân thành, tốt bụng và cho rằng, nước Nga đã trở thành tổ quốc thứ hai của tôi và ngôn ngữ Nga đã trở nên thân thương như tiếng mẹ đẻ. Ông Hà cho biết, trở về từ nước Nga, ông học được tính chủ động trong giáo dục, cách tư duy hệ thống, tổng hợp trong công việc và hơn hết là lòng nhân đạo cao cả của họ: Những ngày đầu tiên đặt chân sang Nga, điều khiến tôi cảm động nhất là được các bà giáo Nga chăm bẵm như con, lo cho từng manh áo, miếng cơm, giấc ngủ?

    Còn rất nhiều ?ocựu? lưu học sinh Nga đến trước buổi giao lưu hàng 4, 5 tiếng đồng hồ chỉ với một mong muốn duy nhất, hâm nóng lại những tình cảm, những kỷ niệm đẹp về nước Nga thân thuộc. Với họ, hình ảnh cậu sinh viên gày guộc bỏ cả buổi học chỉ để giúp mình thoả mãn trí tò mò về kết cấu tàu điện ngầm ở Nga; một thanh niên Nga tốt bụng sẵn sàng bỏ cả buổi đi chơi hiếm hoi với người yêu để đích thân chỉ cho mình con đường về nước từ Angiêri; một quả dứa, một bát cháo sữa được dành khi đói lòng, trong lúc đau ốm? sẽ không bao giờ phai trong ký ức.

    Tình hữu nghị sẽ còn tiếp tục bền chặt
    Việc ra đời Trung tâm khoa học và văn hoá Nga tại Hà Nội hôm 27/9 đã chứng tỏ điều này và nói như bà V.V Terescova, mục tiêu hoạt động của Trung tâm là để thực thi các các thoả thuận liên chính phủ trong thời kỳ còn liên bang Xô Viết. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho tính kế thừa của các mối quan hệ hữu nghị vững chắc và lâu đời giữa hai dân tộc Nga - Việt.



    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Cuộc sống luôn vận động và đôi lúc cuộc giao lưu lần thứ tám ngày 29/9 tại Hanoi quay vòng (relapsed) lại những chủ đề rất truyền thống...
    Cũng tốt là tình yêu nước Nga thực ra chưa nhạt phai...
    Hasta La Vista
  3. Thanh_Lam

    Thanh_Lam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Chuyện xưa cũ, chuyện của những người Nga xô viết. Còn chuyện ngày này đã khác hoàn toàn. Một nước Nga nhiều điều trái ngược. Vẫn xinh đẹp nhưng rệu rã vì đồng tiền.

    Россия моя пе?вая лZбовO!!
  4. Valez

    Valez Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Cũng đúng nhưng không hẳn là vậy.Đến tham gia các hoạt động của Nga ở đây mới thấy hết được tình cảm của 2 nước thế nào.Cũng đặc biệt thật.
  5. con_nguoi_toi_loi

    con_nguoi_toi_loi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ở đâu mà chả có người xấu kẻ tốt. Vào thời buổi nước Nga bây giờ,như các bác nói là rệu rã vì đồng tiền thì cũng có những người rất tốt.Và nước Nga vẫn rất đẹp. Bây giờ nó có xấu hơn trước thì cũng ko có gì lạ.Nước Nga vừa trải qua 1 cuộc hủng hoảng kinh tế,và đang trên con đường phục hồi.Thời điểm này là thời điểm khó khăn là phức tạp nhưng mong rằng nước Nga vẫn mãi mãi là một kỷ niệm đẹp,một thời sv,của những người đã,đang và sẽ sống trên quê hương của А.С.Yf^кин.
    s ?е?,f лZбовO
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    éĂéằééé ééắẹẹéáéá = Slava Rassi
    Hasta La Vista
  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nhà Việt Nam học - PGS, PTS Anatoli Sokolov:"Kẻ lạc thời ngoan cố"Thuỷ LêNếu có thể ví bức tranh ngành Việt Nam học tại Nga hiện nay như một sa mạc đang vắng dần bóng những chú lạc đà cõng nước, thì cũng có thể nghĩ về Tolia (tên gọi thân mật của Anatoli Sokolov) như một dáng lạc đà dẻo dai, bền bỉ, không sợ lạc bạn, lạc thời trên hành trình kiếm tìm ốc đảo."Lỗi" tại "sở thích"
    [​IMG]

    Nhà Việt Nam học Anatoli Sokolov.Có một dự cảm âu lo ở Tolia (ảnh), khi anh dùng chữ "sa mạc" để nói về viễn cảnh của ngành VN học tại Nga. "Sa mạc", trong cái nghĩa "vắng người, hiếm nước" của nó, khi mà thế hệ thứ nhất (trong đó có người thầy đáng kính của anh - TS N.I.Nikulin) - vì tuổi cao sức yếu, khó giao lưu đi lại, đã hầu như buông bút. Còn thế hệ thứ 2 - thế hệ của Tolia - thì&nbsp; trước sức ép của cuộc mưu sinh, dưới một bầu sữa "bao cấp"đã đoạn dòng, cũng đang dần rã cuộc... Và như vậy, trước câu hỏi: Liệu có thể có tiếp một thế&nbsp; hệ thứ ba&nbsp; hay không, hẳn không ai dám đưa ra câu trả lời chắc chắn.Chỉ biết rằng, cho đến tận lúc này, Tolia của chúng ta vẫn còn ở lại. Một Tolia với một vẻ mặt không hẳn điển trai nhưng lại mang một phong thái hồn hậu, chân tình - hết sức đặc trưng ở lớp người Nga Xôviết - luôn đủ sức làm ta ấm lòng. Tolia không hẳn là một nhà VN học xuất sắc nhất - theo như đánh giá của nhiều dân "Nga học" trong làng văn nghệ VN -&nbsp; so với nhiều tên tuổi "cùng chiếu" khác. Nhưng lại là người đã để lại cho chúng ta một ấn tượng cảm động về&nbsp; một tâm thế làm nghề quyết liệt: đã đi là phải đến, đã đến là trọn đời ở lại. "Một sở thích! - Tolia nói - Và đã là sở thích thì không giải thích được. Không nên giải thích!".Trong câu chuyện với chúng tôi, Tolia quả rất hay có "tật" ..."đổ lỗi" cho hai chữ "sở thích", để tránh phải cắt nghĩa dài dòng về những sự lựa chọn đặc biệt của mình, trong nghề nghiệp cũng như trong đời sống riêng tư. Từ chuyện vì sao chuyên môn gốc của anh là sử học và đối tượng nghiên cứu chính của anh là lịch sử VN mà sao anh cứ phải "ngó cổ" sang văn chương VN nhiều đến thế. Đến chuyện vì sao giữa rất nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của VN, anh lại khoái hơn cả giai đoạn 1930 - 1945. Rồi vì sao người đàn ông sinh năm 1954 này đến giờ vẫn chưa chịu lấy vợ và thay vào đó, là đắm đuối cả đời với văn chương và lịch sử VN như một cái nghĩa "phải lòng"... Tolia không giải thích, hoặc thường ngẫu nhiên giải thích một cách không trực tiếp và trực diện, khi thi thoảng, anh lại thưa nhặt nói: "Lịch sử và văn học - đó hầu như là hai cánh cửa thông nhau, dẫu dĩ nhiên, lịch sử - khác văn học ở chỗ: không hư cấu". Hay: "Nói thế nào nhỉ, 1930-1945 - đó là một giai đoạn giao thời phức tạp của VN, trên cả hai lĩnh vực: lịch sử cũng như văn học, với rất nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng... giao thoa hỗn hợp, vận động mạnh mẽ... - Đó là mảnh đất tốt nhất cho một nhà nghiên cứu. Hơn thế, một cơ hội!"."Lạc đà" khát... tin:Tiến sĩ văn học Đào Tuấn ảnh - người bạn đồng môn, đồng khoá của Tolia&nbsp; tại Viện Phương Đông học, Trường ĐH Tổng hợp Mátxcơva (MGU) năm xưa - kể về một "cơ hội" đáng nói ở Tolia trong cuộc đời nghiên cứu lịch sử của anh: "Theo như mình biết, vào thời điểm ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, cánh cửa lưu trữ của Đảng Cộng sản Nga mở cho tất cả mọi người. Chớp cơ hội đó, Tolia đã nhanh chóng thu thập được khá nhiều tư liệu quý về nhiều nhà hoạt động cách mạng VN nổi tiếng từng học ở trường Phương Đông. Sau đó, cậu qua Pháp, nhanh chóng hoàn thiện công trình nghiên cứu về những người VN từng tham gia Quốc tế Cộng sản - một trong những công trình&nbsp; quan trọng nhất đã được công bố của Tolia".&nbsp; Nhắc đến Sokolov, không thể không nhắc đến hai công trình khác khá quan trọng của anh là: bộ từ điển Việt&nbsp; - Nga&nbsp;&nbsp; (cùng&nbsp; soạn&nbsp; với Glebova,&nbsp; người bạn đời của TS Nikulin); công trình sưu tầm và tìm hiểu về hơn 200 bút danh của Bác Hồ. Nhưng theo nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì bấy nhiêu kia thực chất mới chỉ là phần bề nổi. Còn những gì anh làm trong thầm lặng, hoặc chưa có dịp công bố, thì còn quan trọng hơn nhiều. Anh là người có công&nbsp; giúp sức rất lớn cho sự ra đời của bộ sách quý: "Những người Nga đầu tiên đến VN". Nhiều năm gần đây, anh âm thầm chuẩn bị để viết một công trình nghiên cứu về văn hoá VN thời kinh tế thị trường. Và chồng "phích" nghiên cứu của anh cũng đang dày lên chung quanh hai chủ đề: cuốn biên niên sử&nbsp; "Giao lưu văn hoá Nga - Việt" và bộ từ điển "Nhà văn VN thế kỷ XX" (cùng làm với T. Filimonova). Trên cương vị Thư ký của Phân ban Hợp tác khoa học Việt - Nga, thường&nbsp; cứ 2, 3 năm một lần, Sokolov lại trở lại VN. Nhưng chỉ hạn hữu lắm mới là bằng tiền công tác phí của Viện Đông phương học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) - nơi anh công tác hàng chục năm nay. Còn thường xuyên&nbsp; hơn,&nbsp; anh đi bằng&nbsp; tiền tài trợ&nbsp; của các tổ&nbsp; chức&nbsp; kinh tế, bằng sự giúp đỡ&nbsp; của bạn bè hay thậm chí, cả bằng tiền túi. Lần gần đây nhất, tháng 5.2004, là giữa những ngày kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên để góp một bản tham luận dài tại cuộc hội thảo quốc tế ôn lại sự kiện. Trước khi đi anh còn đến một quán Nga ở Hà Nội uống vodka, ăn xaxlức và súp củ cải đỏ với bánh mì đen cùng với "Hội Những người đã ở Nga" của Báo Lao Động do tiến sĩ, Tổng biên tập Vương Văn Việt chủ trì. Tolia rất vui vì ở Hà Nội người ta còn yêu nước Nga và cả món ăn Nga. Cũng chính ở&nbsp; Hà Nội, người ta bắt gặp tình yêu mãnh liệt của Tolia với VN, với mảnh đất "nghìn năm" này thông qua niềm đam mê sách, nỗi khao khát thông tin mới về VN mà nói như Đào Tuấn ảnh là: "một nỗi đam mê đến khó hiểu". Một số người bạn từng có dịp ghé thăm căn hộ của anh ở Mátxcơva đều tỏ ý thán phục trước kho sách tiếng Việt khá phong phú của anh. Chuyện gẫu với chúng tôi, Tolia cũng "khoe" rằng: ở bên nhà, nếu có một công việc mà hầu như không có ngày nào anh&nbsp; quên làm, thì đấy chính là việc nhấp chuột vào hai địa chỉ: "vnn.vn" và "vnexpress.net". "Kẻ tham tình nghĩa"Khi phân biệt A.A.Sokolov với những người đi trước, nhiều đồng nghiệp VN của anh thường nhấn mạnh đến một đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghiệp vụ ở nhà nghiên cứu này: đó là khả năng hoạt động liên ngành, khả năng bao quát tổng hợp. Bởi nếu như N. Nikulin chỉ chủ yếu quan tâm tới văn học VN thì A.Sokolov "ôm" vào mình đủ thứ: cả văn học lẫn điện ảnh, sân khấu, và đương nhiên: sử học -&nbsp; chuyên ngành gốc của&nbsp; anh. Bởi vậy người ta không lấy làm lạ khi mỗi lần đến Hà Nội, anh lại mở lòng tiếp xúc với đủ loại chuyên gia từ các đạo diễn điện ảnh: Đặng Nhật Minh, Vương Đức... đến&nbsp; các nhà văn: Thuỳ Linh, Nguyễn Việt Hà,&nbsp; từ TS&nbsp; văn học Đào Tuấn ảnh, dịch giả Đoàn Tử Huyến, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn đến TS sử học Đỗ Quang Hưng... Những người bạn này yêu mến anh bằng một tình yêu mà nói như nhiều người là&nbsp; có phần "nợ" trong đó. Nợ những lần Tolia cần mẫn dành dụm tiền lương, mua tài liệu hay tỉ mẩn ngồi cắt hoặc photo từng vuông báo nói về tình hình văn hoá, chính trị hiện thời tại Nga gửi sang. Nợ những lần được Tolia đón tiếp tận tình tại Mátxcơva. Vương Trí Nhàn kể một chuyện cảm động: khi biết bạn mình cần cuốn sách quý "Nhập môn vào khoa nghiên cứu lịch sử phương Tây hiện đại" (do đọc báo mà biết được!) - một công trình sử học&nbsp; mới đang được đánh giá cao tại Nga nhưng lại chỉ được in có 150 bản và hầu như không ra đến thị trường, Tolia đã cặm cụi chạy vào thư viện xin chụp lại để kiếm cho bạn một bản...Khó lòng kể hết ra đây những dự định và những công việc mà Tolia muốn làm cho văn hóa VN. Anh mong dịch được "Một chuyến đi" của Nguyễn Tuân, thích "Bỉ Vỏ" của Nguyên Hồng và ưa những truyện ngắn của Võ Thị Hảo... Anh&nbsp; muốn trở lại những bước đầu của điện ảnh, sân khấu VN thế kỷ XX. Và trong khi một số nhà nghiên cứu VN còn đang hững hờ hay chưa có điều kiện, thì chính anh đã sớm&nbsp; dành cho đề tài người VN ở nước ngoài một mối quan tâm đặc biệt. Mấy năm trước đây anh đã có dịp qua Mỹ&nbsp; để tìm hiểu và viết báo cáo về cộng đồng người Việt tại Mỹ (hiện chưa công bố). Dưới một cái nhìn rộng mở, anh thường tìm thấy hứng thú khi đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá VN với các nền văn hoá lớn trên thế giới.Vương Trí Nhàn nói gần như "ghen tị": "Trong khi nhiều nhà nghiên cứu ở Hà Nội&nbsp; chỉ loay hoay với đống tài liệu tiếng Việt hoặc một ít tài liệu dịch ngẫu nhiên rơi vào tay thì Tolia của chúng tôi có khả năng sử dụng được cùng lúc cả tiếng&nbsp; Anh lẫn tiếng&nbsp; Pháp, đủ để có thể&nbsp; sục vào các kho lưu trữ&nbsp; lớn kia (kể cả kho sách Pháp ở Hà Nội) và từ đó, mở&nbsp; rộng sự giao lưu rộng rãi nhất tới nhiều nhà VN học trên thế giới".Đến với văn hoá VN, cố nhiên Sokolov vẫn không quên một việc quan trọng nữa là giúp cho các đồng nghiệp cũng như bạn đọc VN hiểu thêm văn hoá Nga. Mới đây thôi trong câu chuyện với chúng tôi, anh đã thắc mắc một cách tiếc rẻ: "Không hiếm bạn đọc VN vẫn còn giữ được tình yêu và sự hiểu biết đáng nể về văn học Nga, nhưng có một điều khiến tôi lấy làm lạ là ngay trong chính số đó, lại có rất ít người biết về lịch sử Nga hay ngay cả văn hoá Nga...". Chính vì nỗi trăn trở này mà nhiều năm qua, trong nỗ lực giữ liên hệ với các bạn VN, Tolia đã thường xuyên gửi nhiều tài liệu liên quan để mong muốn kiếm tìm được một nhiệt tình hợp tác cho sự hình thành bộ sách "Lịch sử văn hoá Nga" mà&nbsp; cho đến nay, đó vẫn còn là "một món nợ đáng xấu hổ của chúng tôi với Tolia" (lời Vương Trí&nbsp; Nhàn). Và như vậy, trên "con đường sa mạc" mà anh nói, có lẽ Tolia chính là con lạc đà không sợ lạc bầy lẫn lạc thời. Bất chấp tình thế đơn độc có thật. Vả chăng, với "tông" người như anh, hình như đơn độc lại là một điều kiện để thêm kích thích sức "chiến đấu"!
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Jim Fausnaugh 12.00 Normal 0 false false false EN-GB X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} [FONT=&quot]Những người thầy Nga đầu tiên ở Việt Nam[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]


    [FONT=&quot]Việt Nam đang hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11). Ngày 16.11, Đài Tiếng nói nước Nga đã có bài viết về người thầy giáo đầu tiên dạy tiếng Nga ở Việt Nam.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Công việc giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam được bắt đầu cách đây 66 năm. Vào cuối những năm 1930 đầu những năm 1940, trên các tờ báo ở Hà Nội người ta có thể bắt gặp dòng quảng cáo: "Nhận dạy tiếng Nga". Lúc đó ở Hà Nội có hơn một chục người Nga. Nếu nhà khảo cổ học Viktor Golubev - người phát hiện ra Văn hóa Đông Sơn, không bao giờ mở lớp tư dạy tiếng Nga, thì lại cũng có thông tin chắc chắn rằng, người làm việc đó là Lerner - cựu sĩ quan quân đội Sa hoàng.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Tháng 12.1945, khoa Kinh tế chính trị được thành lập tại Đại học Quốc gia Hà Nội, lúc đó công tác giảng dạy được giao cho một người Nga là ông Orest Pletner. Nhà Việt Nam học Anatoly Sokolov viết: Từ tháng 12.1945, ông Orest Pletner bắt đầu dạy tiếng Nga cho sinh viên và các cán bộ chính quyền cách mạng. Trong số những người học có ông Nguyễn Thụy Ứng - người sau này trở thành dịch giả tiếng Nga lừng danh.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Các buổi dạy của thầy Orest Pletner, người không biết tiếng Việt, được thực hiện thông qua tiếng Pháp, là ngoại ngữ mà các sinh viên đương thời của ông cũng nắm vững. Chẳng bao lâu sau khi Pháp quay trở lại chiếm đóng Hà Nội, ông Pletner trở về Nhật Bản tiếp tục hoạt động nghiên cứu và giảng dạy cho đến khi qua đời năm 1970, ở tuổi 77.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Mối quan tâm đến tiếng Nga ở Việt Nam, ngày càng một lớn mạnh. Một bằng chứng cho điều này là hoạt động “Những ngày tiếng Nga”, được tổ chức ở Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội. Với việc mở rộng hợp tác thương mại kinh tế và trao đổi du lịch giữa hai nước, nhu cầu về chuyên viên nắm vững tiếng Nga ở Việt Nam cũng gia tăng.[/FONT]
  10. haidol

    haidol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2011
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Mình yêu nước Nga khủng khiếp. Cứ khi nào nhìn thấy lá vàng là lại nhớ về nước Nga

Chia sẻ trang này