1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"không thể nói lên lời" hay "không thể nói nên lời"?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi tamthoi07, 10/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamthoi07

    tamthoi07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    "không thể nói lên lời" hay "không thể nói nên lời"?

    Tôi nghĩ "không thể nói nên lời" là đúng hơn. Nhưng theo Google thì số trang web có "không thể nói lên lời" nhiều hơn hẳn so với "không thể nói nên lời". Vậy theo các bạn thì cái nào đúng? Lý do + dẫn chứng?
  2. quynhthoidai

    quynhthoidai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Bác nhầm google cũng chuẩn đấy
    Kết quả nên lời nhiều hơn lên lời ---> nên lời là Đoàn Chuẩn
  3. nothinglastz

    nothinglastz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    "Không thể nói nên lời" chứ bạn. Ở đây "nên" có nghĩa như được kết quả (tạo nên, dựng nên, không thầy đố mày làm nên, nuôi nấng con cái nên người..). Còn "lên" là chỉ hướng, vd cái cây mọc lên, máy bay bay lên... Việc google cho ra nhiều kết quả "lên" hơn "nên" trong câu của bạn chỉ cho thấy một điều là số người sai chính tả nhiều hơn người đúng thôi.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thế thì chọn lựa thế nào với "lên tiếng" và "nên tiếng" ?
  5. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    "l" trong "nên" "lời" là theo cách phát âm của người Bắc Trung Bộ và Nam Bộ còn theo phát âm chuẩn của người miền Bắc xưa phải là "không nói nhên nhời", l=nh, lời = nhời vd nhát (chém) = lát chém, riêng từ "nói" thì tôi chưa thấy các cụ đọc thành "nhói" bao giờ nên không dám "phán bừa", trong tiếng Việt cổ thì mlời=nhời, các bác tìm các tài liệu ngôn ngữ để biết thêm chi tiết.
    "lên" theo tôi là động từ xu hướng, thường nói "nói ra nói vào" "nói đi nói lại" cũng có thể nói "nói lên ban giám hiệu" "nói lên với cấp trên" đồng nghĩa với với "lên" trong "đi lên đi xuống" "đánh lên đánh xuống".
    còn trong ngữ cảnh này đúng nhất vẫn phát là "nói nên", nên trong "thành nên" "có làm có nên" "trở nên" không phải chỉ xu hướng mà phải là bổ ngữ hoàn thành mới đúng.
    google sai vì người thích nói ngọng nhiều hơn người nói chuẩn, đến này may ra chỉ có người Hà Nội hoặc Hải Phòng mới không thích uốn lưỡi khi nói thôi. Tất nhiên là người miền Nam thì không phân biệt được 2 âm này.
  6. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Theo tôi đc biết, chỉ 1 số vùng phía Bắc mới nhầm âm L và N, còn ở phía Nam thì không nhầm. Chữ ''tất nhiên'' bạn dùng tôi thấy không đúng.
    Ghi chú: Tôi là người sống ở phía Nam, cũng có thể tạm gọi là ng miền Nam, vì cha mẹ tôi sống ở Nam từ khi họ nhỏ.
  7. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    đính chính lại:
    người miền Nam phát âm tương đối đơn giản, ít khi phải dùng đến cơ lưỡi, ảnh hưởng từ việc
    thống nhất cách phát âm không thì còn phải xem đã, tớ rút lại từ "tất nhiên" thay bằng "có thể",
    có thể là vậy lắm, biết đâu cũng có một số vùng ở Nam cũng không phân biết được thì sao.
    Nếu dùng câu khẳng định "nói lên lời đi em" lên= cất (tiếng), vậy lên vẫn dùng được, nói chung
    không nói lên lời hay "không nói lên lời" thì đều ok cả
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    "Lên" và "nên" khác nhau chứ. Sao lại bảo là "nên người" ?
    "Không nói lên lời" là có thể chỉ ấm ớ, chưa "nên lời" tròn trịa...
  9. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Quá trình biến âm giữa N-L-R-NH là 1 quá trình dài và phức tạp, di chứng là ngày nay số 5 hoặc bội số của 5 có đủ 4 cách đọc:
    - Mùng Năm
    - Mười Lăm
    - Hăm Nhăm
    - Ngày Rằm.
    hoặc còn cách nói hơi cũ như: Nốt - Rốt (Sau rốt~sau nốt) vậy
    Lan man tí cho các bạn có thêm thông tin
    Được Ionesome sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 12/04/2009
  10. tamthoi07

    tamthoi07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Chà chà chà chà...... đây đúng là một nơi toàn các cao thủ về tiếng Việt! Đã vote ***** cảm ơn tất cả các bác!

Chia sẻ trang này