Không thể Từ khi sinh ra tôi đã rất ghét và luôn bị ám ảnh bởi hai chữ " KHÔNG THỂ ". "Con không làm được đâu, để mẹ làm cho ", " Mình không thể làm được ", " Mình không thể thích người đó ", .... tại sao lại không? Dường như có một bức tường vô hình luôn ngăn cản tôi bước tiến lên, và tôi tự hỏi chính tôi đã tạo ra nó hay tôi chỉ là nạn nhân của mọi thứ giáo huấn và áp đặt? Nhiều người bạn nói với tôi rằng tính cách như tôi thì không thể làm cái này cái kia... tại sao lại không? Hình dung... Bạn đang thực hiện một kế hoạch cải cách và đơn giản hơn chỉ muốn làm điều bạn chưa dám làm nhưng ai đó dội ngay cho bạn một gáo nước lạnh " Đừng làm cái đó vì cậu không phù hợp với nó đâu ",... tại sao lại không chứ? Rồi đến một lúc nào đó ngay chính bản thân bạn cũng đã đủ hoài nghi, bạn chùn bước vì bạn vẫn luôn hèn yếu như thế, bạn lẩm bẩm " Làm sao mình có thể ",.... vậy thì tại sao lại không? Cuộc sống thật sự khó khăn nhưng còn khó khăn hơn nhiều khi bạn không thể vượt qua chính bản thân mình.
Chung ta phai luon luon nghi rang minh co the, va ban cu nhan nhung cong vc ve lam di, rui dau se vao do, cai kho no lo cai khon ban a, tin vao minh, va quyet tam, toi tin ban va toi se thanh cong ! (o nha toi nao toi cung phai nghe bai Duong den ngay vinh quang it nhat 2 lan)
Tôi xin mở đầu bằng 1 câu chuyện mà tôi được đọc: ?oCó một con voi còn nhỏ được người ta phát hiện trong rừng và đem về nuôi. Những ngày đầu sống trong môi trường lạ và điều kiện mới, chú voi con tỏ ra hoảng sợ và bất an. Nó luôn vùng vẫy nhằm thoát thân nhưng không có kết quả gì, bởi người quản thú đã buộc chân nó vào 1 sợi dây xích được buộc vào 1 cái cột chắc chắn. Những ngày đầu, và cả những tuần đầu, cứ thấy bóng người là con voi lại vùng vẫy, hoảng loạn, nhưng tất cả đều vô ích. Thời gian trôi đi, chú voi con ngày nào đã trở thành một con voi trưởng thành và ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh của con người. Điều đáng nói là sợi dây xích thì không có gì thay đổi - vẫn là sợi xích năm xưa ?" mà với sức lực của con voi bây giờ nó có thể phá tan cái xích đó một cách dễ dàng bằng 1 cú ?ovẩy chân?. Nhưng nó vẫn chấp nhận thân phận ?ogiam cầm? bởi 1 niềm tin mà nó đã được ?otôi luyện? trong quá khứ (khi còn nhỏ) rằng: ?oKhông bao giờ có thể thoát khỏi cái dây xích này?. Và con voi sống với ?oniềm tin? đó đến hết đời. Nó loại bỏ cơ hội được tự do. Thế còn chúng ta có bao nhiêu cái xiềng xích trong đầu, trong suy nghĩ, trong tư duy của mình? Liệu có phải chỉ có 1 cái? Lúc còn nhỏ, chúng ta được có được dạy cách nhận biết ?ocái xiềng xích? đó không? Và quan trọng hơn là chúng ta có được dạy để tự cởi bỏ nó không? Chúng ta được dạy cách nhìn sự vật theo 1 góc nhìn duy nhất, không có sự phản biện, không có sự đa chiều, những ai nhìn theo 1 cách ?ochuẩn? được đặt ra từ trước thì được ?ođiểm cao?, được khen là ?ogiỏi?, là ?othông minh?. Chúng ta ca ngợi những người nghèo, anh nông dân, cô tấm bị ăn hiếp (bởi kẻ giàu, hào phú), cảm thương cho họ. Và ta cảm thấy nhẹ nhõm, vui sướng khi thấy 1 ông Bụt (ở đâu đó, 1 nơi vô định) hiện lên, ra tay cứu giúp kẻ yếu thế, những người đang ngồi khóc và bất lực trước ?ocái ác?. Cô giáo kể chuyện xong, cầm phấn viết lên bảng dòng chữ ?oBài học rút ra từ câu chuyện này là : Ở hiền gặp lành?. Cô giáo khuyên chúng ta hãy sống ?ohiền?, hãy thương yêu nhau thì sẽ được ?oông Bụt? cứu giúp, chớ có gian ác mà bị trừng phạt. Bài học đạo đức kết thúc ở đây, nó diễn ra nhanh chóng, giản dị và phù hợp với nhận thức con trẻ. Hôm sau, cô giáo kể 1 câu chuyện khác, 1 cô gái nghèo bị ?oăn hiếp?, ngồi khóc bên bờ ao, và lại là ? ?oông Bụt? từ đâu đó (1 nơi xa xôi lắm) hiện lên, ?.. things?T going on,?. Thế nếu bài học đạo đức diễn ra theo 1 kịch bản khác thì sao? Thay vì kể 1 câu chuyện khác, cô giáo nhắc lại câu chuyện cũ, và tập cho học sinh nhìn nó theo 1 góc quan sát khác. Không cần diễn giải gì phức tạp hết, cô giáo khơi ra các câu hỏi dạng như ?onếu em mà là anh nông dân trong chuyện các em có hay khóc khi bị ăn hiếp không??, hoặc dạng câu hỏi mở ?ohiến kế cho anh nông dân chống lại thế lực ác kia, trước khi trông vào sự trợ giúp của ông Bụt?. Cô giáo để cho học sinh tranh luận, nêu ra ý kiến - tất nhiên là những ý kiên ngây ngô ?" nhưng cô giáo lắng nghe và tôn trọng mọi ý kiến của các em. Cô để các em thoả sức tưởng tượng, như thể nó là anh nông dân nghèo, nó suy nghĩ ra các phương án, và có những phương án có thể rất ngây thơ như ?oem mà là anh nông dân em sẽ báo công an?, hoặc ?oem sẽ về mách bố?,..v.v? Dù là phương án nào, nó cũng sẽ khơi dậy sức sáng tạo của trẻ con, nó sẽ dần xoá bỏ cái XIỀNG XÍCH trong đầu ?" cách suy nghĩ theo một khuôn mẫu. Và khi bọn trẻ này lớn lên, trở thành thế hệ chủ nhân mới của đất nước, ?otrí tưởng tượng ngây thơ? ngày nào đã phát huy thành sức sáng tạo ?okinh người?, sao lại không? Tôi bàn về vấn đề này không có ý ?olên án? hay ?ochỉ trích? các thầy cô giáo thế hệ đi trước, các thầy cô đã dạy dỗ ta. Họ không có lỗi, bởi đó là vấn đề toàn xã hội, vấn đề của thời đại đó. Ta biết ơn các thầy cô đã tận tâm truyền đạt tri thức và kinh nghiệm cho ta bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Vấn đề được đặt ra cho chúng ta, những ?ongười đương thời?. Không ai khác, mà chính ta mới là người loại bỏ cái XIỀNG XÍCH đó ra khỏi đầu thế hệ sau, thế hệ con cháu ta. Nói đúng hơn là chúng ta sẽ không (vô tình) tạo ra các loại XIỀNG XÍCH trong đầu óc chúng nữa. Tôi nhớ lại bài hát ?oThe Greatest love of all? (Whitney houston ?" words and music by Michael Masser and Linda Creed) ?" bài hát tôi rất thích, với những câu mở đầu ?oI believe the children are our future / Teach them well and let them lead the way / SHOW THEM ALL THE BEAUTY THEY POSSESS INSIDE / Give them a sense of pride to make it easier? Các bạn và tôi có bao nhiêu xiềng xích? Làm sao để thoát khỏi nó? ?oKhi tin là mình có thể làm được hay không làm được một việc, bạn đều có lý? ?" Henry Ford. "
Đừng nói không thể, vì khi bạn nói không thể, thì chính bạn đã đóng lại cơ hội để cho mình nỗ lực và cố gắng. Tớ nhớ tớ có đọc 1 câu thế này : Nếu nói là KHÔNG THỂ LÀM, thì kết quả nhất định là sẽ KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC, còn nếu nói là CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC, thì có thể sẽ là bạn làm được, cũng có thể là không, nhưng ít ra, là bạn đã cố gắng để tăng xác suất của khả năng CÓ THỂ lên rất nhiều lần !!! Vì vậy, hãy luôn nói CÓ THỂ, và cố gắng để biến điều đó thành sự thật hihi ^^. Sống như thế, thấy thú vị và đáng sống lắm !!!
Gọi là có thì nhỏ nhoi như hạt cát cũng là có. Gọi là không thì rộng lớn như đại dương vẫn là không Có là khi trong tay chẳng có gì. Không là khi có tất cả. Có, không chỉ là hòn đá vô chi. Hòn đá, nước chảy đá mòn Vậy mà, ngày nào cũng tắm, chẳng thấy mòn chi!