1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

không thời gian và việc du hành xuyên không thời gian!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi bigdog30784, 23/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hayumiko

    Hayumiko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Yên tâm nó là của Hawking, tui ko phải loại hay post linh tinh mà ko có căn cứ. Thực ra nói chính xác thì đó là record của bài giảng của Hawking, dùng trên lecture ở chỗ tui. Chỉ có điều record đó được save dưới file pdf. Vì có nhiều hình vẽ và công thức phức tạp nên ko thể post lên được. Nó là bài giảng = video cho bọn trên tui mấy năm, tất nhiên là hiểu đến đâu thì hiểu chứ ko phải cứ nghe là hiểu.

    Hayumiko

    Được hayumiko sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 28/02/2003
  2. MAFIA_GIRL

    MAFIA_GIRL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    oh , bác Hayumiko sướng nhỉ ......... bác học đang học gì mà được học lecture của Stephen vậy ....... em rất muốn đọc sách của ông ấy nhưng tìm mãi ko thấy , sách dịch lẫn sách nguyên gốc ........ em định nhờ đứa bạn bên ấy mua hộ , nhưng đắt wá ờ ......... ko biết làm sao có được cái record của bác nhỉ ......

    THE GODMOTHER
    Sống là để khỏi bị chết chứ ko fải để trở thành anh hùng
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    .
    Em post thông tin này lên hi vọng các bác sẽ quan tâm.
    những thí nghiệm chứng minh bức tường ánh sáng đã bị vượt qua.
    từ năm 1930,có nhiều công bố về việc này trước hết là lí thuyết sau đấy là thực hành.phần lớn các thí nghiệm và suy luận đều dựa vào 1 hiện tượng vật lí có tên gọI là "hiệu ứng đường hầm".hiện tượng này xuất từ t/c đặc biệt của 1 số hạt "tế-nguyên tử"(hạt có kích thước nhỏ hơn 1 ngtử).chúng có thể xuyên qua 1 bức tường nhanh đến nỗI không để lạI dấu vết gì nhưng thường thì thí nghiệm vớI những bức tường có độ dày chỉ bằng vài lần nguyên tử.vào năm 1955, Eugene wigner đã xác định trên lí thuyết rằng trong 1 vài trường hợp ,các hạt có thể chạy qua đường hầm nhanh hơn ánh sáng và phảI đến năm 1992 ngườI ta mớI được chứng kiến thành quả cụ thểcủa vận tốc siêu ánh sáng do Gunter Nimtz thuộc viện khoa học Cologne(Đức) thực hiện.Cũng chỉ 1 năm sau,Raymond Chiao cùng các cộng tác viên của ông ở đạI học Berkeley(califonia) đã đo được 1 vận tốc bằng 1,7 lần vận tốc ánh sáng vớI thí nghiệm nghiên cứu áp dụng trên nguyên tắc đường hầm.càng lạ lùng hơn khi những nhà nghiên cứu đã chứng minh thêm rằng ,bức tường phỉa xuyên qua càng dày thì các hạt càng băng qua nhanh như thể dù đương hầm dài hay ngắn chúng cũng đi qua vớI cùng 1 khoảng thờI gian.gần đây,giớI khoa học vừa công bố 1 kết quả không tưởng :vận tốc của các hạt đó bằng 4,7 lần vận tốc ánh sáng.
    những thông tin này đã thu hút em khi em bắt gặp nó.tuy nhiên theo em nghĩ, để có thể áp dụng nó vào việc đi xuyên không thờI gian còn không ít trở ngạI và vơi khoa học hiện nay chúng ta có thể phỉa chờ rất lâu.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hay quá nhỉ, em chưa được nghe tin này bao giờ. Bác thấy trong sách nào vậy?
    To Hayumiko: Bác post toàn tiếng Anh như thế thì làm sao người khác đọc được. Nhất là những người học tiếng Pháp như em thì chịu thua thơi
  5. Hayumiko

    Hayumiko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    To Mafia_Girl:
    Nói thế thì học sinh cấp 3 của ta học gì mà được học bài giảng trước đây của Anhxtanh. Hình như bạn hơi bức xúc quá. Tui đâu có được học lectures của Hawking, như đã nói là mấy ông năm trên. Thực ra nếu nói về bản quyền thì sách và các thứ rất đắt. Tính = USD hoặc bảng Anh chắc cỡ tới hàng trăm, nhất là sách của những người nổi tiếng thì càng đắt. Tuy nhiên đắt ko đồng nghĩa với việc là ko thể mua được.
    Đây là cái link mà có 1 số lecturé của Hawking, nếu bạn có thời gian và quan tâm thì có thể ...:
    http://www.hawking.org.uk/lectures/lindex.html
    To Bigdog: Chuyển động nhanh hơn ánh sáng mà vẫn tồn tại ở dạng hạt ? Vấn đề này rất mới mẻ, tôi chưa nghe đến, nhưng vận tốc nhanh hơn ánh sáng thì cũng có nghe nói. Các bác có bác nào biết nhiều thì post lên thêm cho mọi người cùng biết.
    To Rag: Thực ra em copy and paste từ máy lên, chứ ko có thời gian ngồi gõ. Còn bác biết tiếng Pháp thì rất tốt nhưng tiếc rằng ngay cả tiếng Anh em cũng còn kém , nói chi đến tiếng Pháp.
    To everyone: Ai có tài liệu hay thì phổ biến cho mọi người cùng biết. Chúng ta nên chia sẻ cho mọi người cùng biết hơn là khư khư giữ mà chẳng để làm gì. Em thấy diễn đàn này và vật lý cũng hay hay, chỉ tội có ít người quá và bàn luận nhiều cái còn xa vời. Đề nghị các bác admin làm thế nào kêu gọi càng nhiều cao thủ vào diễn đàn càng tốt cho những người như hayu này được mở mang kiến thức.

    Hayumiko
  6. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    mình cũng đồng ý với quan điểm của Hajumiko,chúng ta ai có tài liều gì thì có thể trao đổi cho nhau nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mỗi người ,làm cho box của chúng ta phát triển hơn.
    VXH
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    hiện nay vận tốc lớn hơn ánh sáng đã được tìm thấy nhưng em đã bảo là với trình độ hiện nay chưa thể đưa kết quả ây áp dụng vào trong việc chế tạo 1 con tàu vũ trụ tốc độ nhanh hơn ánh sáng được bởi những thí nghiệm kia đều thực hiện bởi những hạt rất nhỏ.các bác có ai biết thì post lên cho mọi người cùng xem,em nghĩ vào trong thư vieenjc ũng có nhiều sách hay lắm đấy,em tìm được rất nhiều thông tin hay trong ấy.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  8. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    từ các phương trình của Einstein,ngườI ta thấy rằng mỗI lỗ đen đều có 2 đầu.một hõm được tạo ra trong không thờI gian là ảnh đốI xứng gương của 1 hõm được tạo ra ở đâu đó trong không thờI gian.hai hõm này lớn dần lên và nốI vớI nhau tạo thành 1 đường hầm xuyên không thờI gian giống như 1 lỗ sâu đục vớI 2 đầu là 2 lỗ đen nốI 2 vũ trụ .sau đó chúng lạI tách ra khỏI nhau.1 lỗ sâu đục là đường đi tắt qua không gian và thờI gian.tuy nhiên lỗ sâu đục tồn tạI không đủ lâu để ánh sáng có thể đi từ vũ trụ này sang vũ trụ khác.vớI vận tốc lớn hơn ánh sáng ta có thể băng qua lỗ sâu đục trước khi cổ của lỗ sâu đục bắt đầu thắt lạI và 2 vũ trụ tách rờI khỏI nhau.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  9. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Giấc mơ "đi ngược thời gian" có thể thành hiện thực
    Đây không phải là chuyện giật gân, cũng không phải là viễn tưởng, bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet, Đại học Connecticut, Mỹ. Ông cho rằng chúng ta có khả năng đi ngược thời gian!
    Mallet không đi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu máy thời gian khác, cho rằng vũ trụ có những cấu trúc xoắn ốc, những "lỗ sâu đục" và chúng ta hầu như không có khả năng xâm nhập, vì nó đòi hỏi một ?onăng lượng âm? rất lớn. Ông cũng không theo quan điểm của nhà logic học Kurt Goedel, người đầu tiên khởi xướng thuyết máy thời gian, cho rằng sự hiện hữu của một ?ovũ trụ quay? là điều tất yếu. Hoàn toàn theo cách ngược lại, Mallet đã dựa trên những nền tảng vật lý sáng sủa nhất: Thuyết không gian cong của Einstein và thuyết lượng tử ánh sáng.
    Vùng trũng thời gian
    Mỗi thiên thạch, khi chuyển động đều gây ra một trường hấp dẫn ảnh hưởng tới không gian và thời gian xung quanh nó, ảnh hưởng này tỷ lệ thuận theo khối lượng của thiên thạch. Trong những tr­ường hợp nhất định, các "gợn sóng" trong không gian gây ra bởi những chuyển động trên có thể làm thời gian bị uốn cong. Tương tự như một viên sỏi đặt trên chiếc gối mềm, không-thời gian (hệ toạ độ 4 chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) cũng có những vùng trũng tương tự. Cũng theo những tính toán lý thuyết thì, ?obằng cách nào đó?, thời gian có thể bị làm trũng đến mức nó không còn chạy thẳng nữa mà sẽ chạy theo vòng tròn.
    Trước nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng trung tâm hấp dẫn chính là trung tâm của không-thời gian bị bẻ cong, và họ dồn mọi nỗ lực nghiên cứu theo hướng ấy. Mallett đi theo hướng khác. Ông nghiên cứu các thuộc tính của ánh sáng theo thuyết tương đối rộng và thuyết lượng tử. Theo đó, ánh sáng thực ra không có khối lượng, nhưng nó có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn cực lớn và khi đó không gian cũng bị bẻ cong.
    Năm ngoái, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist, Mallett đã chỉ ra rằng, tia laser khi chuyển động trên đường tròn sẽ sản sinh ra một trường xoáy xung quanh nó. Mới đây, ông lại giả định rằng những trường xoáy ánh sáng loại này đang giãn nở dần trong không-thời gian. Nhưng, để xảy ra một trường hợp đó thì theo tính toán lý thuyết, cần có một laser thứ hai. Khi nó chuyển động ngược chiều với tia laser thứ nhất, cường độ của nó cũng được tăng lên tương ứng. Khi đó không gian và thời gian sẽ hoán vị vai trò cho nhau và thời gian sẽ "quay" ở phía trong của vòng laser!
    Theo đó, về mặt lý thuyết, loài người có thể tìm ngược về quá khứ của mình, ít nhất cũng về đến thời điểm mà vòng tròn được khép kín.
    Ánh sáng chậm dần...
    Một vấn đề cơ bản nhưng rất khó giải quyết, đó là: Khi bắt thời gian chạy vào một vòng tròn, ta cần một năng lượng lớn khủng khiếp. Việc tạo ra nguồn năng lượng này nằm ngoài khả năng của chúng ta hiện nay. Mallet đề nghị giải pháp ?ohãm thời gian? để giảm đòi hỏi năng lượng.Theo định luật ?onếu ánh sáng càng chậm dần thì mức độ nhiễu loạn trong không-thời gian càng lớn? và nhiễu loạn này sinh ra năng lượng hỗ trợ cho việc bẻ cong thời gian.
    Mallet muốn dùng chiếc máy thời gian laser ?ohãm? ánh sáng làm cho nó chuyển động chậm đến mức có thể. Cuối cùng, ông đã làm được một điều kỳ diệu: Hãm ánh sáng từ tốc độ 300.000 km/s tới lúc nó dừng lại hoàn toàn! ?oĐiều đó đã mở ra một vùng trời mới mà chúng ta chưa bao giờ dám mơ tưởng đến?, Mallet nói.
    Tuy nhiên, việc ?ohãm? tốc độ ánh sáng trên chỉ có thể thực hiện ở môi trường nhiệt độ sát gần điểm không tuyệt đối (-273 độ C). Chính vì thế, nếu thử nghiệm chế tạo máy thời gian của Mallet thành công thì chúng ta vẫn phải đối đầu với một vấn đề hết sức nan giải: Làm thế nào để cơ thể con người có thể thích ứng được với nhiệt độ ?obăng hà? ấy để ?odu hành? trong thời gian?
    (Hiện nay, Mallett mới chỉ tiến hành những thực nghiệm nhỏ. Bước thứ nhất là đo những tác động của vòng quay laser vào một nguyên tử đơn).
    VXH
    Iam the wind.You are the sun.And one day we'll all be one.
  10. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Thế nhưng nếu như việc chúng ta có những đồ bảo hộ để đảm bảo rằng chúng ta không cóng ở nhiệt độ đó thì em thắc mắc không hiểu 1 điều. Nếu như chúng ta tạo ra được 1 vùng trũng không thời gian và qua đó có thể sử dụng nó và đi đến 1 thời gian không gian trước đó để về quá khứ thì. Thời gian nếu bị trũng lại thì làm sao chúng ta có khả năng kiểm soát được nó. Em nghĩ răngd chúng ta chỉ có thể đến quá khứ sau thời điểm mà chúng ta tạo được vòng tròn khép kín ấy,vậy thì thời điểm đó đâu có quá xa để chúng ta có thể quay lại quá khứ xa xưa. Nhưng mà nếu quay trở lại được chúng ta có thể xâm nhập vào và có thể thay đổi được quá khứ không? em chịu đấy ạ.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học

Chia sẻ trang này