1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    KHU RỪNG ĐẪM MÁU

    TRẬN HUERTGEN 9/1944 - 1/1945
    TG
    [​IMG]



    NGƯỜI DỊCH: ngthi96_ttvnol


    Hôm nay e làm thêm cuốn này phục vụ các bác, đây là thể loại oral history (lịch sử qua những câu chuyện kể) giống cuốn trận Đak Tô mà e rất thích...thể loại này dựa trên những mẩu chuyện của những nhân vật tham gia trực tiếp vào các sự kiện kết hợp với thông tin sử chính thống được các sử gia sưu tầm, phỏng vấn, chắt lọc đưa vào sách..chứ ko phải là dạng tiểu thuyết bịa đặt....mong các bác ủng hộ...thanks
    Lần cập nhật cuối: 04/05/2015
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    1

    TẠI TRƯỜNG THÀNH PHÍA TÂY




    Niềm lạc quan về việc chiến tranh sẽ kết thúc vào lễ Giáng Sinh đã lan tràn trong quân đội Mỹ từ những tuần đầu tiên của tháng 9, khi lực lượng Đồng Minh đang tiến ào ào như thác lũ như thể sắp quét sạch phe Trục khỏi mặt đất. Ở Thái Bình Dương, đại tướng Douglas MacArthur cùng người đảm nhận hướng phản công trên biển cùng phối hợp với ông ta là đô đốc Chester Nimitz, đã tiêu diệt gần hết Hải quân Nhật, tái chiếm hầu hết những hòn đảo nằm trong tay kẻ thù và đang tập trung 1 lực lượng lớn nhằm đưa MacArthur trở lại quần đảo Philipin trong vinh quang trong khi quê nhà đối phương thì đang nằm trong vòng cương tỏa của máy bay ném bom Mỹ.

    Ở phía đông châu Âu, Hồng quân Liên Xô sau những trận phá vây ở Moscow, Leningrad, và Stalingrad đã liên tiếp giáng cho các lực lượng của Đế chế thứ III những đòn choáng váng với cái giá khủng khiếp cho cả mình lẫn Lục quân Đức (Wehrmacht). Ở phía tây, sau khi đã tháo chạy khỏi Rome, quân Đức vẫn phải tiếp tục rút lui lên miền bắc. Qua khoảng thời gian tiến quân chậm chạp trong những hàng cây của vùng Normandy sau cuộc đổ bộ ngày 6/6, thì lúc này liên quân Anh, Mỹ và Pháp tự do đang đột phá thần tốc tiến gần đến biên giới nước Đức. Những đoàn xe tăng, cùng với bộ binh cơ giới, được pháo binh và không yểm với số lượng lớn đã đánh tan tác nhiều đơn vị Đức tinh nhuệ, tiêu diệt 1 số lớn thiết giáp và đạn dược, giết và làm bị thương hàng chục ngàn binh sĩ, bắt sống hàng trăm ngàn tù binh. Chỉ có 1 câu hỏi được đặt ra ở biên giới Đức là có cần phải dừng sự cuồng nộ này lại vài tuần hay không để tái tiếp tế nhiên liệu, đạn dược trước khi ra đòn kết liễu đối thủ?

    Lực lượng của Tập đoàn quân số 1 Mỹ đã bắt đầu thăm dò hệ thống phòng thủ của địch ở Aachen từ ngày 6/9. Tướng Courtney Hodges,tư lệnh tập đoàn quân 1, đã dành ra gần 4 tiếng đồng hồ trong 2 ngày tạm nghỉ để hầu tước xứ Queensberry vẽ chân dung cho tạp chí Life,vì ông đã dự đoán rằng quân thù sắp hoàn toàn sụp đổ. Theo thiếu tá William Sylvan, trợ lý của Hodges thì: "Ông tướng tiên đoán nếu có được 10 ngày trời đẹp thì cuộc chiến sẽ kết thúc ngay mà chẳng cần phải e ngại gì đến sự chống trả của đối phương."


    Cảm giác sắp đến hồi chung cuộc cũng lây lan sang nhiều binh sĩ. Mike Cohen, 1 trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 12 công binh chiến đấu, sư đoàn 8 bộ binh nhớ lại những ngày đầu tiên của tháng 9: "Chúng tôi đã tiến đến Rennes rồi ngoặt về hướng Brest. Đó là 1 trận đánh tàn khốc. Thành phố được phòng thủ rất chặt với lính giỏi, tường đá hoa cương, hỏa lực mạnh. Nhưng một khi đã vượt qua được nó thì coi như chiến tranh kết thúc. Lực lượng chủ lực Đồng Minh đang nhanh chóng tiến quân qua đất Pháp. Báo 'Sao và vạch' đưa tin tướng Patton đã chọc thủng nhiều nơi trên phòng tuyến Siegfried và chiến tranh sắp hết đến nơi rồi."

    "Đó là 1 khoảng thời gian rất vui vẻ. Tiết trời mùa thu dịu mát. Ko còn tiếng súng, chẳng còn giết chóc. Đó cũng là thời kỳ diễn ra những ngày lễ quan trọng của người Do thái là: Rosh Hashanah và Yom Kippur. 1 buổi lễ trang trọng đã được tổ chức trên sườn dốc đầy nắng ở Brest nhìn xuống cảng biển xanh ngắt và khu lều bạt của bệnh viện. Dù bị cả ông nội lẫn bố ép buộc (họ đã rời nước Nga hồi thế kỷ 19 để tránh bị dân Cossack tàn sát) tôi chưa bao giờ là 1 người ngoan đạo cả. Đây là cảm xúc chứa chan tình huynh đệ giữa những người còn sống và nỗi buồn đau vì những người đã tử trận - bên phía chúng tôi. Chứ tôi thì chưa bao giờ thấy áy náy gì trước cái chết của quân thù."

    "Đại đội chúng tôi làm 1 bữa tiệc lớn. Những dân Pháp trong thị trấn được thuê tới tỏ ra rất hân hoan khi chuẩn bị cho bữa đại tiệc này. Bọn tôi ăn uống thỏa thuê. Thế rồi hòa bình đột ngột chấm dứt. Chúng tôi lại lên xe tải đi sang phía đông. Đến khi đi ngang Luxembourg, chúng tôi mới thấy là chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn."

    Các tư lệnh quân Mỹ, những nhà chiến lược và chiến thuật tài ba, đã bỏ sót 1 số yếu tố trong tính toán của mình về việc chiến tranh sắp kết thúc. Chỉ 2 ngày trước lời tiên đoán của Hodges, Sylva đã chép trong nhật ký mình sau cuộc họp với đại tướng Dwight D. Eisenhower, tổng tư lệnh quân Đồng minh, và tướng Omar Bradley, chỉ huy Cụm tập đoàn quân 12, đơn vị chủ quản lực lượng của Hodges rằng: "Cả tổng tư lệnh cùng tướng Bradley đều rất lo lắng về vấn đề tiếp liệu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn cả." Sylvan viết là thủ trưởng của mình được lệnh phải 'co' cả Quân đoàn 7 lẫn quân đoàn 19 lại, để" cho viên tướng Anh Bernard Montgomery, vừa là đồng minh vừa là kẻ cạnh tranh "sử dụng chúng tốt hơn trên hướng bắc. Việc này khiến cho ông tướng chẳng hài lòng chút nào vì nghĩ mình bị lấy mất tiếp liệu trong khi quân Đức đang tháo chạy. Ko nên dừng lại dù chỉ 1 phút." (vì tiếp liệu được dồn sang cho chiến dịch Market-Garden của Montgomery. ND)

    Omar Bradley sau này trong hồi ký đã ám chỉ rằng nếu Eisenhower ko phân phối nguồn tiếp liệu đang khan hiếm cho đòn đánh lên mặt bắc của Montgomery mà chuyển nó cho tập đoàn quân 3 của tướng George Patton thì thiết giáp Mỹ vào đầu tháng 9 đã có thể tiến đến tận Rhineland, ngay trái tim của Đế Chế thứ III, thay vì phải dừng lại ngoài lãnh thổ địch.

    Do sự nổi tiếng của tướng Patton và mũi tiến quân thần tốc của ông ta sau khi đột phá ở Saint-Lô mà tập đoàn quân 3 luôn là đầu đề của những tin tức thời sự trong suốt những tháng hè. Tuy nhiên Tập đoàn quân 1, đơn vị đã cung cấp các bãi đổ bộ để cho Patton xâm nhập vào vùng Normandy, cũng đã tạo ra được những thắng lợi ngoạn mục. Trong 6 tuần sau khi đập tan tuyến phòng thủ của Đức tại chiến dịch tổng tiến công hồi tháng 7, quân của Hodges đã giải phóng Paris rồi xông lên hướng đông bắc tới biên giới và giao chiến với nhiều đơn vị mạnh của địch.
    Lần cập nhật cuối: 04/05/2015
    DepTraiDeu, hk111333, gaume19 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngăn giữa tập đoàn quân 1 và sông Rhine chính là phòng tuyến Siegfried (tên người Đức gọi Trường thành phía Tây). Đó là 1 dải hệ thống công sự mà có những chỗ chỉ có 1 tuyến mỏng duy nhất và ở những nơi khác, nhất là ở khu vực trước mặt tập đoàn quân của Hodges, là hệ thống đồn lũy song song với nhau. Chỉ cần 1 đòn đánh chớp nhoáng là có thể tiến ra sông Rhine. Dù các sách vở đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của địa hình nơi đây thì các chiến lược gia vẫn tin tưởng với nhân lực, vật lực hiện có, họ sẽ dễ dàng khắc phục được.

    Ngày 10/9, trong cơn tuyệt vọng cố trì hoãn sự truy kích, bại quân Đức đã phá hủy các cây cầu trên sông Our và sông Sauer, trên đường từ Luxembourg tới Đế chế thứ III. Cũng ngày hôm đó,tướng Hodges lên tiếng khẳng định những gì ngăn giữa đòn đột phá cuối cùng với chiến thắng chỉ là "10 ngày trời đẹp." Sylvan cho biết viễn cảnh tiếp liệu trong cuộc họp ở bộ tham mưu Tập đoàn quân 1 là "vô cùng chán nản", với tình hình đó thì cuộc tiến công nào vào phòng tuyến Siegfried cũng sẽ bắt buộc phải hoãn lại ít nhất là 5 ngày.

    Chốt tại biên giới là sư đoàn 5 thiết giáp, đơn vị kỳ cựu đã từng chiến đấu ở Pháp. Nhật ký hành quân của tiểu đoàn pháo binh thiết giáp 71 (Armored Field Artillery - pháo tự hành. ND) thuộc sư đoàn đã viết thế này trong ngày 10/9. "Các cầu trên sông Sauer và sông Merschđã bị giật sập khi Liên đoàn dự bị (Combat Command Reserve, 1 trong 3 đơn vị cấp trung đoàn trong 1 sư đoàn thiết giáp. ND) tiến vào thành phố. Tiểu đoàn đã xin cho không thám bằng máy bay L-5 Piper Cub (loại máy bay do phi công lục quân lái thường làm nhiệm vụ quan sát, chỉ điểm mục tiêu hỗ trợ pháo binh. ND) và pháo kích cấp tập 8 đợt. Bắn hết 264 viên đạn pháo. Nhiều bộ binh địch cùng ngựa đã bị tiêu diệt và đánh tan. Nhiều xe ngựa cùng ô tô và pháo địch đã bị phá hủy. Trong ngày Không quân cũng tổ chức tấn quân đoàn quân Đức đang rút chạy về phía đông về với 'đất mẹ'."

    Ngày hôm sau, tiểu đoàn pháo 71 báo cáo về 1 cuộc hành quân qua chỗ lâu đài Brandenberg cách đèo Brandenberg 16 dặm. "lúc 16g30, pháo đội B, tiểu đoàn 71 đã được máy bay không thám ghi nhận, là đơn vị pháo binh đầu tiên bắn sang lãnh thổ Đức. Tiểu đoàn đã tổ chức bắn chặn và quấy rối suốt đêm. Tiêu thụ 230 viên đạn.

    Cũng khoảng 4g30 chiều ngày 11/9, tiểu đoàn 85 trinh sát đã cử 1 toán gồm 6 binh sĩ và trung úy Lionel A. DeLille, sĩ quan thuộc quân Pháp tự do làm thông dịch viên, đi trên xe jeep bọc thép và xe trinh sát nhằm khảo sát vùng đất nằm giữa sư đoàn 5 thiết giáp và đối phương. Toán thám sát thận trọng tiến lên tìm kiếm những lô cốt của quân Đức đe dọa đường tiến công.

    Trung sĩ Warner W. Holzinger, trưởng toán, nhớ lại: "Khi đi làm nhiệm vụ, chúng tôi mang theo điện đài để giữ liên lạc với trung đội 2 và chỉ huy sở. Chúng tôi đã mò đến Stolzembourg ( 1 làng của Luxembourg nằm trên bờ sông Our). Người dân cho biết trong vùng lân cận ko có lính địch. Tôi lấy làm mừng vì mình hiểu được tiếng Đức.

    "Bọn địch đã phá 1 phần cây cầu nhỏ bắc qua sông Our. Tuy nhiên chúng tôi vẫn có thể đi qua cầu được. Nếu ko thì phải lội qua sông." mùa hè khô hạn đã làm cho sông rất cạn.

    Bên bờ phía Đức có 1 cái lô cốt ngụy trang giống như nhà kho. May mắn thay trong đó ko có người. Trung úy DeLille và tôi đã nói chuyện với 1 nông dân Đức. Ông ta nói hôm qua là lần cuối cùng mình nhìn thấy lính Đức. Ông cũng bảo nếu chúng tôi đi theo con đường lên quả núi nhỏ phía sau trang trại thì có thể nhìn thấy tuyến lô cốt thứ nhất. Do vậy, trung úy DeLille, binh nhất McColligan cùng người nông dân đã đi sâu vào đất Đức khoảng 1,5 dặm nữa để nhìn cho rõ. Chúng tôi dùng ống nhòm quan sát mấy cái lô cốt. Ko thấy cái nào có người cả. Tất cả quay về Stolzembourg báo (qua điện đài) cho trung úy Loren L. Vipond ( trung đội trưởng) biết tin."

    Sau đó, sĩ quan tình báo trong bộ chỉ huy sư đoàn 5 thiết giáp đã nhận 1 bản sao nguệch ngoạc bức điện mã hóa do 1 trong 3 đơn vị thiết giáp cấp trung đoàn của nó là liên đoàn B gởi đến: "Đã tổ chức qua đất Đức thám thính vào lúc 18g15." Tuy đã vượt qua biên giới, nhưng toán thám sát của Holzinger đã quay về nơi đóng quân chứ ko chiếm mẩu đất nào của địch. Những chuyến thăm dò sau đó cũng xác nhận số lính Đức là khá ít, tuy nhiên sư đoàn 5 cũng đã phát hiện có địch quân trang bị súng máy đang ung dung hành quân từ phía bắc xuống vào đóng trong các lô cốt bỏ không khi trước.

    Sự yếu kém của kẻ thù khiến mong muốn tiến tiếp đến sông Rhine ngày càng mạnh. Quân Đồng minh nhận thức rõ cái đang cản bước tiến của mình chính là cái phòng tuyến Siegfried trứ danh kia. Hệ thống công sự của nó chạy qua thành phố Aachen và bao bọc 1 số thị trấn lớn như Stolberg, Düren, Eschweiler, Schmidt - cùng các làng mạc, thôn xóm nhỏ với các nhánh sông và rừng cây rậm rạp. Chỗ mạnh nhất trên Trường thành phía tây gồm 2 tuyến phòng ngự. Tuyến Scharnhorst gần chỗ quân Đồng minh và tuyến Schill thì lùi sâu hơn về phía sau mấy dặm.

    Các kỹ sư Đức đã thiết trí khéo léo hơn 3000 lô cốt, hầm hào, đài quan sát dựa trên những thuận lợi về địa hình như ao hồ, sông suối, đồi núi, rừng cây và các chướng ngại thiên nhiên khác. Trong các pháo đài lớn có cả chỗ cho lính đồn trú, kho vũ khí đạn dược, những lối vào và lỗ châu mai bí mật. Mật độ các công trình phòng ngự cho thấy vùng Aachen cùng những khu vực xung quanh đóng vai trò là 'cánh cửa' trên con đường ngắn nhất đến Berlin từ phía tây.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Những boong ke lớn, đa phần có hình dạng tròn, nên có thể khiến cho đạn pháo nhắm vào nó trượt đi. Những công trình ấy có cốt thép dày từ 8 đến 10 inch và được bao phủ bằng lớp bê tông dày 25-30cm. Tường bê tông chỗ những lỗ câu mai dày đến cả 3m. Các kỹ sư Đức cũng khéo léo đắp đất che chắn xung quanh lỗ châu mai khiến cho đạn 155mm dẫu có bắn vào cũng phải bật ra. Đại liên trên các boong ke khống chế hoàn toàn những khu vực trống trải. Xe tăng thì bị những cái hào rộng 2,5m sâu 6m ngăn cản. Những con hào này lại được lô cốt và các dãy ụ bê tông kiên cố cao 1,8m gọi là "răng rồng" bảo vệ. Đường thì đầy hố bom khiến xe cộ chẳng thể nào đi lại được.

    Hệ thống phòng thủ trên gây ấn tượng mạnh đối với các chuyên gia tình báo và chiến lược, nhưng các chuyến thám sát đã cho thấy rằng quân đội phát xít hiện đang choáng váng và rơi vào tình trạng vô tổ chức nên đã để nhiều nơi trên phòng tuyến Siegfried ko có người bảo vệ hoặc có nhưng ở mức tối thiểu. Khi hệ thống công sự này được xây dựng năm 1938, bộ máy tuyên truyền của Adolf Hitler đã huênh hoang rằng Trường thành phía Tây là bất khả xâm phạm, điều này làm cho giới lãnh đạo quân sự Anh quốc tin sái cổ. Chính vì tin nó là thứ bất khả xâm phạm nên người Anh đã phải nhượng bộ Hitler trong hội nghị Munich năm 1938.

    Ko như người Pháp, quá tin tưởng phòng tuyến Maginot sẽ bảo vệ họ chống lại bất cứ cuộc xâm lược nào, các tướng lĩnh Đức đều hiểu vai trò bảo vệ tổ quốc của phòng tuyến Siegfried chỉ nhằm trì hoãn cuộc tiến công cho đến khi lực lượng dự bị được huy động tới. Nhu cầu nhân lực cho các mặt trận Nga, Ý và Pháp đã lấy mất đi cả lính phòng thủ cơ hữu trong các boong ke ấy chứ chưa nói đến lực lượng dự bị để bọc lót cho hệ thống phòng ngự trên. Với giới chỉ huy chóp bu Mỹ thì báo cáo từ những chuyến trinh sát đầu tiên của tháng 9 đã cho thấy phòng tuyến Siegfried chỉ tồn tại cho có mà thôi.

    Dù Hodges đang dự định tung ra 1 đòn đánh vào trái tim nước Đức thì vào ngày 8/9, 2 ngày sau khi ông ta tự tin khoác lác, thiếu tá Sylvan chép trong nhật ký là tướng Bradley đang hối thúc tướng Hodges điều thiết giáp xuống phía nam cứu Tập đoàn quân số 3. "Bọn Đức đã cho xe tăng đánh vào bộ chỉ huy Tập đoàn quân 3 và thu được nhiều tài liệu có giá trị." Chỉ huy Cụm Tập đoàn quân số 12 qui kết quân đoàn 5 dưới quyền Hodges đã ko chịu tiến xuống. Hodges thì viện cớ do thiếu nhiên liện nên họ mới ko thể đi được. Ông khăng khăng cho rằng Tập đoàn quân số 1 ko phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối mà Tập đoàn quân số 3 đang gặp phải.

    Mục tiêu chính của Tập đoàn quân số 1 là kiểm soát sông Roer, vốn là dòng suối bắt nguồn từ dãy Ardennes, uốn khúc chảy qua thị trấn Monschau nằm gần biên giới Bỉ, rồi nhận thêm nước từ những nhánh sông nhỏ khi qua thành phố Düren rồi uốn cong lên hướng tây bắc nhập vào sông Meuse của Hà Lan. Qua khỏi sông Roer về phía Đức là 1 đồng bằng trải rộng cho đến chướng ngại thiên nhiên cuối cùng bảo vệ cho nước Đức là sông Rhine. Rất ít trong số những vị tư lệnh đầy thông thái để ý đến tầm quan trọng 1 của nhóm các con đập, đặc biệt là 2 cái có tên là Schwammenauel và Urft. Nếu quân Đức cho tháo nước mấy con đập này thì sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng và làm trở ngại đến công cuộc tiến công. Thế nhưng từ cả Eisenhower cho đến Bradley, Hodges, Joe Collins, lẫn Leonard Gerow về cơ bản đều bỏ qua mối nguy này mà chỉ tập trung vào việc chiếm đất. Việc Sylvan ko hề đề cập đến mấy cái đập trong những ghi chép tỉ mỉ của mình là 1 minh chứng cho điều đó.

    Tướng J. Lawton Collins, tư lệnh Quân đoàn 7 dưới quyền Hodges khi được hỏi sau đó nhiều năm là tại sao những nhân viên tình báo lại ko coi mấy các đập nước là mục tiêu quan trọng đã trả lời rằng: “họ đã ko nhận ra được nguy cơ ấy. Chúng tôi thì cũng biết có mấy con đập ấy nhưng chưa bao giờ nghiên cứu cụ thể cả. Phần lớn sĩ quan tình báo của Tập đoàn quân số đều bất ngờ vì việc chúng hiện hữu. Có khoàng 2-3 cái đập ở đó.( trên thực tế đó là 1 hệ thống gồm 7 đập đóng vai trò kiểm soát lũ lụt)”


    Định tung ra đòn kết liễu Đế chế thứ III, giới chỉ huy chóp bu quân Mỹ với chiến lược ko rõ ràng kết hợp với các sai lầm chiến thuật, coi thường những nguyên tắc quân sự cơ bản, thiếu hiểu biết về tình hình, lại tỏ ra cực kỳ kiêu ngạo, những tưởng hứa hẹn 1 chiến thắng chóng vánh đã phải chuốc lấy thảm bại. Việc ganh đua xem ai chiếm được nhiều đất, giết được nhiều địch, kiếm được nhiều huân chương vốn là việc vẫn thường xảy ra trong các đơn vị quân đội. Tuy nhiên, đôi khi sự hăng hái quá mức đã lấn át cả óc phán đoán và đưa đến những hậu quả tai hại. Trung tâm của cái thảm họa trong tháng 9/1944 ấy diễn ra tại 1 vùng đất dày đặc cây linh sam (cây thông) cao chót vót, 1 khu bảo tồn có tên là rừng Huertgen. Thực ra trên khu vực rộng 70 dặm vuông này có đến mấy khu rừng - Huertgen, Wenau, Roetgen, Monschau và những khoảnh rừng nhỏ nữa - nhưng người Mỹ đã gộp tất cả chúng lại dưới cái tên Huertgen.


    Harry Kemp, chỉ huy 1 đại đội hỏa lực thuộc sư đoàn 28 từng tham chiến trong khu rừng nói: “Nếu 1 người nhìn từ vùng ngoại ô đông nam Aachen sang – thì sẽ thấy nó giống như 1 đại dương màu xanh đen nhấp nhô trải dài ngút tầm mắt.” Quân sử Hoa Kỳ viết về giai đoạn quân Mỹ đối mặt với rừng Huertgen như sau: “Khi bước vào rừng, bạn chỉ những muốn kiếm vật gì đó để đánh dấu lối đi ra giống như anh em Hansel và Gretel dùng vụn bánh mì vậy. Trong thứ bóng tối hắc ám bao quanh bởi những những cây thông khổng lồ, ánh sáng mặt trời rất hiếm khi len nổi qua các kẽ lá ken vào nhau chằng chịt. Trên tấm thảm lá thông này, máu của lính Mỹ chưa bao giờ đổ nhiều như thế. Trong 1 chiến dịch kéo dài 5 tháng năm tháng này, 7 sư đoàn bộ binh, thiết giáp cùng nhiều đơn vị khác đã bị tổn thất nặng nề. Liên hệ đến 1 ‘lò sát sinh’ trong chiến tranh TG thứ I, Ernest Hemingway, người đi với 1 trung đoàn bị tiêu diệt trong rừng Huertgen, đã đặt cho nó cái tên sau: “Paschendale có cây” (tên 1 ngôi làng ở Bỉ, nơi diễn ra trận đánh lớn trong chiến tranh TG thứ I có thương vong lớn khủng khiếp. ND)
  5. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Tuyệt cú mèo. (Em sẽ tự xóa để tránh ngắt mạch của bác.)
    ngthi96 thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các bác đừng sợ ngắt mạch, có hình ảnh thông tin gì hỗ trợ thêm cho e để nó phong phú...thanks.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    2

    Cuộc tiến công bắt đầu




    Khi mà tướng Hodges tiên đoán chiến thắng chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa thì chính diện của Tập đoàn quân số 1 đang nằm theo 1 trục kéo dài 35 dặm từ biên giới Hà Lan – Bỉ, đi qua Aachen, xuống phía nam qua vùng Ardennes tới Luxembourg. Trong khi tổng chỉ huy quân Anh là Sir Bernard Montgomery, ở phía bắc Tập đoàn quân số 1, còn đang thận trọng tiến về biên giới đối phương thì cuộc xâm lăng vào đế chế của Hitler chỉ có thể diễn ra tại phạm vi trách nhiệm của Hodges vì Tập đoàn quân số 3 của Patton hiện đang bị sa lầy trong đất Pháp, phía nam vùng rừng Ardennes, cách biên giới mấy dặm.


    Khi còn là học viên sĩ quan tại West Point. Trong năm đầu tiên Hodges học rất kém môn hình học. Sau khi nhập ngũ từ lính trơn, ông được thăng làm sĩ quan và nhận huân chương Distinguished Service Cross vì đã chỉ huy 1 cuộc trinh sát vào trong lòng địch trong trận Meuse-Argonne hồi chiến tranh TG thứ I. Ông cứ thế thăng tiến cho đến năm 1941 khi tướng George C. Marshall, Tham mưu trưởng Lục quân tiến cử ông về làm chủ nhiệm bộ binh thuộc bộ chiến tranh ở thủ đô Washington. Sau khi chiến tranh nổ ra, Hodges được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Tập đoàn quân số 1 dưới quyền tướng Omar Bradley. Đến khi Bradley lên nắm quyền chỉ huy Cụm Tập đoàn quân số 12 thì Hodges được kế nhiệm làm tư lệnh Tập đoàn quân số 1. Bradley nhận định: “Ông ấy đúng là chuyên gia về quân sự, tài ba, am hiểu về chiến thuật và là 1 trong những người giỏi nhất trong bộ tư lệnh tôi. Ông ấy rất giỏi dùng bộ binh và đã trải qua mọi sự huấn luyện như bất kỳ người lính nào trong quân đội” Dù được đánh giá cao như thế, nhưng Bradley cũng phải nhận xét: “Có vẻ như Courtney hơi thiếu quyết đoán và quá bảo thủ.” nhưng vẫn hy vọng: “người quân nhân kỳ cựu trong bộ tham mưu của mình sẽ khắc phục được tất cả mặt những hạn chế đó.”


    Lúc này Hodges đã là 1 vị trung tướng, 56 tuổi. Rất điềm tĩnh, tỉ mỉ trong việc lập kế hoạch và rất coi trọng vai trò của thiết giáp cũng như người bạn đồng khóa West Point năm 1904 là tướng George S. Patton, Jr. Ông cũng rất tin tưởng vào uy lực của pháo binh. Tuy thế, khác với người bạn chói sáng của mình, Hodges rất quan tâm chăm sóc đời sống của lính tráng.


    Tập đoàn quân số 1 của ông gồm có 3 quân đoàn với số lượng hơn 256.000 sĩ quan, binh lính. 1 nửa số nay được biên chế trong các đơn vị tác chiến, số còn lại thuộc các lực lượng phục vụ, bảo đảm. Trong 2 sư đoàn thiết giáp cùng các tiểu đoàn xe tăng độc lập đi kèm, ông có trong tay 1.010 chiếc tăng Sherman, nhưng có lẽ số lượng khả dụng thực tế chỉ khoảng 850 chiếc vì có nhiều xe đang phải sửa chữa, bảo trì. Mặt khác, quân của ông ko những được yểm hộ bằng pháo binh cơ hữu mà còn được sự hỗ trợ của 44 tiểu đoàn pháo độc lập cùng 3 tiểu đoàn súng cối 107mm nữa.


    Quân đoàn 19, đang chiếm lĩnh khu vực cánh trái phía bắc đối diện quân Đức sẽ ko tham gia vào cuộc tấn công ở Huertgen. Dự kiến nó sẽ ở nguyên vị trí đó cho đến khi Montgomery tiến được đến biên giới Đức.


    Án ngữ vị trí chính giữa Tập đoàn quân số 1 là quân đoàn 7, dưới quyền thiếu tướng Joseph Lawton Collins, 1 người xuất thân từ học viện West Point quê ở Orleans, Louisiana, với bề dày kinh nghiệm tác chiến khi làm sư đoàn trưởng bộ binh từng tác chiến trên đảo Guadalcanal và New Georgia ở nam Thái Bình Dương. Theo Collins thì “Tôi thích hải quân nhất nhưng rồi nhận ra rằng nếu mình gia nhập hải quân thì khó mà trông nom chu đáo cho gia đình” Khi đang là sinh viên năm nhất tại trường đại học bang Louisiana thì ông được tuyển vào học ở Học viện quân sự Hoa Kỳ khóa 1917. Là người cởi mở, kiên quyết bảo vệ chính kiến của mình, Collins luôn tỏ ra rất tự tin. Cũng giống như Hodges, Collins đã khiến cho Marshall phải chú ý. Nhờ vậy ông đã được thăng tiến nhanh hơn những người khác cùng khóa West Point. Bradley cũng đánh giá rất cao Collins “ông ấy ko phải là nhà tư tưởng hay chiến lược gia mà là con người của hành động… Collins là 1 trong số những tư lệnh chiến trường xuất sắc nhất tại châu Âu, và cũng là 1 vị chỉ huy rất xông xáo. Với 1 bộ tham mưu được lựa chọn kỹ lưỡng phụ giúp, ông ấy ra được những quyết định chính xác và gặt hái được nhiều thắng lợi. Collins có những phẩm chất vượt trội cùng sự tự tin vô bờ bến”. Tuy thế ko phải ai từng gặp Collins cũng đều nhận định tích cực về tính cách của ông ta như vậy.


    Collins chính là mẫu người mà Bradley kỳ vọng sẽ truyền thêm lửa cho Hodges. Ông ta nổi tiếng là người thường xuyên ra hỏa tuyến và rất lấy làm hãnh diện về việc đó: “mỗi ngày tôi đều thị sát chiến trường trong khả năng có thể. Cứ nơi nào gặp khó khăn là sẽ có mặt tôi.” Trong những ngày đầu tháng 9 ấy, Collins chỉ huy Liên đoàn 4 Kỵ binh; các sư đoàn bộ binh 1, 9; và sư đoàn 3 thiết giáp.


    Ở phía nam, trên cánh phải, là Quân đoàn 5 của thiếu tướng Leonard Gerow. Cũng xuất thân từ West Point, Gerow là thành viên của lớp bồi dưỡng sĩ quan bộ binh ở căn cứ Fort Benning cùng với Bradley và tốt nghiệp đứng nhì lớp sau ông này. Gerow từng xếp trên Eisenhower khi là trưởng bộ phận kế hoạch chiến tranh thuộc bộ Tổng tham mưu với Ike làm cấp phó. Ông hầu như chưa có kinh nghiệm nào của 1 chỉ huy tác chiến. (Eisenhower cũng vậy). Việc Gerow được giao trách nhiệm chỉ huy quân đoàn 5 trong cuộc đổ bộ Normandy đã làm giấy lên nhiều mối nghi ngờ. Tuy nhiên cung cách làm việc tỉ mỉ của Gerow được khẳng định khi các trận đánh dồn dập ùa đến. Chỉ trong mấy tháng kể từ ngày 6/6/1944, dường như ông đã nắm chắc được thuật cầm quân tác chiến. Có thể thấy rõ là tính cách của ông ít xông xáo hơn hẳn người đồng liêu bên quân đoàn 7 hoặc vị trung tướng George S. Patton, Jr hay tính nóng như lửa bên Tập đoàn quân số 3, người sau này sẽ đối mặt với kẻ định ngoan cường phòng ngự bên sườn phải của Gerow. Các đơn vị của Gerow, từng đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đổ bộ lên bãi Omaha vào ngày D, gồm có Liên đoàn 102 Kỵ binh, các sư đoàn bộ binh 4 và 28; cùng sư đoàn 5 thiết giáp.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Phối hợp hành quân với Tập đoàn quân số 1 là Bộ chỉ huy Không quân chiến thuật 9 (IX Tactical Air Command), đơn vị sau này tạo thành Tập đoàn Không quân số 9. Những Liên đoàn máy bay tiêm kích – bom sẽ thực hiện các phi vụ theo yêu cầu của lực lượng mặt đất và đi “trinh sát vũ trang” trên không trung. Bất cứ khi nào phát hiện ra địch hoặc có yêu cầu gọi đến là chúng sẽ sà xuống ngay. Ngoài ra, tập đoàn không quân số 9 còn được chi viện thêm mấy Liên đoàn máy bay ném bom hạng trung nữa. Không quân Hoàng gia Anh cũng góp oanh tạc cơ để hỗ trợ thêm cho Tập đoàn quân.


    Trong cuộc họp của bộ tham mưu diễn ra ngày 8/9, Sylvan đã ghi nhận về tình trạng thiếu hụt trầm trọng tiếp liệu. Viên trợ lý của Hodges chép là tướng Gerow đến nơi lúc 10g sáng:”Ông ta nói chuyện kín với tướng quân (Hodges) về phương thức, chiến thuật tiến đến biên giới của Quân đoàn 5. Vì ông tướng biết tướng Bradley rất coi trọng cánh phải (tiếp giáp vị trí Tập đoàn quân số 3), nên đã lệnh trung đoàn bộ binh 112 tới tập kết tại khu vực của sư đoàn 5 thiết giáp để tăng cường và bàn bạc với tướng Gerow kế hoạch định dùng để tiến công. Tướng Collins đi xe đến lúc 3g chiều; 2 người cũng họp riêng suốt 2 tiếng đồng hồ trên bản đồ để thảo luận về phương pháp tiến đến biên giới của quân đoàn 7.”


    Sylvan cho biết trong ngày 9/9: “Ngay sau 8g15 phút, có tin của quân đoàn 5 báo 1 số đơn vị của sư đoàn 5 thiết giáp đã vượt qua được biên giới. Tướng Hodges lập tức gọi hỏi Gerow nhưng ông này nói ko phải. Thế nhưng đến tối thì tin trên lại được khẳng định; những toán thám sát trên đã vượt qua và hiện đang ở bên kia biên giới rồi. Họ xâm nhập từ các vị trí tương ứng của các sư đoàn 4 và 28 bộ binh. Chưa ai dám tuyên bố là mình đã chọc thủng được phòng tuyến Siegfried, thế nhưng thực tế là chúng tôi đã sang đất Đức và là đơn vị đầu tiên tạo nên sự khác biệt.” Trong mấy tiếng đồng hồ, những đơn vị chiến đấu của trung đoàn 16, sư đoàn 1 (gồm bộ binh phối hợp với xe tăng của sư đoàn 3 thiết giáp) cũng đã xâm phạm phòng tuyến Siegfried và đánh chiếm được 1 số lô cốt. Nhưng lính xung kích Mỹ cũng báo vấp trở ngại lớn ở phía trước. Quân đoàn của Collins đã trở thành lực lượng thứ nhì vượt qua bên kia đường biên.


    Ngày 12/9, Hodges họp với tướng Patton cùng các sĩ quan tham mưu đại diện của phòng 4, chịu trách nhiệm về tiếp vận. Sylvan ghi nhận: “Có lẽ chúng tôi sẽ phải tạm thời dừng lại.” Sylvan cũng nhận thấy tại Eupen, 1 thị trấn trên biên giới Bỉ bị quân đoàn 7 chiếm giữ, cư dân đều treo cờ trắng trên cửa sổ và các cửa hàng, “nhưng lại có thái độ rất hờ hững trái ngược với không khí đón chào thường thấy lúc ấy. Eupen là khu vực ko thân thiện vì dân cư đa số là ủng hộ Đức.” Việc bị dân Đức thù địch vốn đã được dự kiến từ trước, tuy nhiên như vậy có nghĩa là quân Đồng minh có thể chẳng còn được người dân cung cấp thông tin như lúc trước được nữa. Dựa trên những tin tức do những chuyên viên tình báo thu thập từ những chuyến thám sát giống như chuyến đi của trung sĩ Holzinger, những gì mà lính trung đoàn 16 đã kinh qua, cùng việc thẩm vấn 1 số tù binh và dân thường hay chặn bắt điện tin của quân Đức, các sĩ quan tham mưu Tập đoàn quân số 1 đã kết luận lực lượng đồn trú tại Trường thành phía tây chủ yếu là lính bảo đảm và tân binh ở tuyến 2 có khả năng tấn công khá hạn chế nhưng lại được huấn luyện chuyên để phòng ngự cố định. Số quân này được chỉ được dùng trong tình trạng SOS. Trong cuộc họp với thượng cấp, Collins “Joe tia chớp” đã cố thuyết phục cho quân đoàn 7 được duy trì thế chủ động và tiến vào Đức. Lợi dụng tính ko kiên định của Hodges, Collins đã đề xuất xin được “trinh sát chiến đấu”, mà các sách giáo khoa tác chiến cơ bản đã gọi “cách tốt nhất để giải quyết 1 tình huống chưa chắc chắn”. Thật ra thì trinh sát chiến đấu có thể vừa thăm dò hệ thống phòng thủ vừa tấn công luôn. Tùy vào sức kháng cự gặp phải mà nó còn có thể chiếm luôn lãnh thổ địch.


    Đại úy Armand R. Levasseur, sĩ quan hành quân của trung đoàn 26, sư đoàn 1 đã viết sau đó: “Binh sĩ giờ đã nhận ra những chiến dịch kiểu như đi picnic với rượu và hoa ở Pháp, Bỉ đã kết thúc. Ít ra thì lúc này quân Đức đang chiến đấu trên chính quốc của họ, do đó sức kháng cự hẳn sẽ rắn hơn nhiều. Tuy nhiên, Levasseur lại viết: “Chiến thắng có vẻ như đang trong tầm tay. Tinh thần rất chi là lạc quan, thực tế là quá cao so với viễn cảnh về những trận đánh gay go phía trước. Theo đúng logic học thuyết chiến thuật thì quân phòng ngự địch, đang bị truy kích sát nút và trên đà sụp đổ cần phải bị đập tan càng nhanh càng tốt. Ko được cho kẻ thù thời gian hồi lại sau những đòn choáng váng ở Pháp và Bỉ. Vì lý do trên nên ko đủ thời gian để tiến hành công tác huấn luyện rất cần thiết để có thể giành thắng lợi khi tấn công vào hệ thống phòng ngự cố định này. Ngoài ra ở cấp tiểu đoàn cũng chẳng am hiểu lắm về kiểu loại, cấu trúc xây dựng, sức mạnh cũng như chiều sâu của các trận địa phòng thủ địch.


    Sư đoàn này đã đuối sức sau 90 ngày tác chiến. Phương tiện di chuyển bị hao hụt và hỏng hóc nghiêm trọng. Công tác bảo trì còn xa mới đáp ứng được yêu cầu. Vấn đề tiếp liệu tiếp tục gặp khó khăn. Phản ánh của Levasseur về việc thiếu huấn luyện đặc biệt để chống lại phòng tuyến Siegfried chỉ đúng phần nào vì sư đoàn 1 sau khi tham chiến ở Bắc Phi và Sicily cũng đã từng phải đương đầu với boongke, lô cốt trong cuộc đổ bộ Normandy. Sư đoàn lúc đó vẫn là 1 đơn vị ưu tú, dày dạn kinh nghiệm dù số cựu binh đã giảm sút nhiều do tổn thất. Thay vào điểm đó phải là sự bỡ ngỡ do chưa từng trải qua việc tác chiến với hệ thống phòng ngự kiên cố bố trí trong rừng rậm.


    Chẳng quan tâm đến những luận điểm này, lại bị Collins thuyết phục, nên tướng Hodges đã cho phép 2 vị quân đoàn trưởng tiến đánh Trường thành phía tây. Collins, đang rất nôn nóng, đã giao trách nhiệm ấy cho 2 liên đoàn thuộc sư đoàn 3 thiết giáp cùng 2 tiểu đoàn bộ binh sư đoàn 1. Kế hoạch ban đầu có vẻ quá hớp và cần phải dán nhãn là “hoang đường”. Khi mà các tư lệnh cao cấp Mỹ mưu đồ xông đến Koblenz nhằm phối hợp với Tập đoàn quân số 3, để quân đoàn 5 liên kết chặt chẽ với lực lượng của Patton. Thế nhưng như vậy nó cũng sẽ tách rời với phần lớn lực lượng của Tập đoàn quân số 1.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các bác cho e hỏi thuật ngữ auto-rotate của phi công lái trực thăng có nghĩa là gì, dịch sang tiếng Việt ntn?...thanks.
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    rơi tự do, đúng không nhỉ :D

Chia sẻ trang này