1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. hugila

    hugila Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2015
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    Thủ pháo hay dùng để ném vào hầm , phương tiện thiết bị ( xe cộ , nòng pháo :)) ............ ) . Vì nó chỉ có sức nổ chứ k có mảnh nên thích hợp để đánh gần ( đánh đêm chẳng hạn ) . Đặc công hay dùng nhưng lại k thích hợp với bộ binh cho lắm . Khối thuốc nổ trên đồi A1 cũng có thể coi là một quả bộc phá .
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Viễn cảnh tại Vossenack vẫn hết sức ảm đạm. Lính tiểu đoàn 2, trung đoàn 112 bám trên vùng đất cao trơ trụi trên sườn núi đang phải rúm người chịu đựng những trận pháo kích dữ dội của địch. Thật khó có thể tin được khi nói rằng đối phương đang bị thiếu thốn hậu cần. Xe tăng và pháo tự hành địch có thể nã đến 20-30 phát đại bác vào 1 công sự rồi mới chuyển sang mục tiêu khác. Các toán thám sát địch, điềm báo 1 đợt tiến công mới, thường xuyên luồn vào rừng. Trung úy Melvin R. Barrileaux, đại đội trưởng, vừa từ Pari chuyển tới, khi đến thăm các trung đội dưới quyền lúc trời tối thấy các binh sĩ đã quẫn trí vì phải chiếc đấu quá căng thẳng đến nỗi anh cho rằng cần cho sơ tán hết bọn họ. Nhiều người còn đợi trung đội trưởng ra lệnh thì mới chịu ăn. Lính tráng bên các đại đội khác cũng chẳng khá khẩm gì hơn.Trung tá Theodore Hatzfield, tiểu đoàn trưởng, tuy vẫn còn phụ trách trên danh nghĩ nhưng đã suy sụp đến độ mọi việc quan trọng đều do viên tiểu đoàn phó gánh vác.

    Vào lúc 5g45 sáng ngày 6 tháng 11, đại đội B xe tăng, tiểu đoàn 707 , quân số chỉ còn 7 chiếc Sherman, đã tới được Vossenack để chi viện cho đại đội C. Anh lính lái tăng John Alyea còn nhớ chiếc xe Bea Wain của mình từ từ tiến đến thị trấn với bộ binh đi sát cạnh. "Bọn tôi nã 1 phát đạn trái phá vào 1 ngôi nhà. Trưởng xe ra lệnh cho John Marshall xạ thủ đại liên ở mũi xe và là phụ lái bắn đạn cal 30 vào các vị trí địch. Đạn nổ ầm ầm. Chúng tôi phải thụt xuống đóng cửa xe lại. Tôi quan sát qua khe kính tiềm vọng. Nó có thể nâng lên từ 2-6 inch và chủ yếu ta chỉ có thể nhìn thẳng đằng trước mặt. Trong khoảnh khắc tôi chứng kiến hết cảnh tượng bộ binh xông về phía địch rồi bị đạn cối và đạn nhọn của quân Đức đốn ngã. Chuyện đó kéo dài chừng 15 phút thì trưởng xe nhận được lệnh rút."

    Marshall kể: "Khi đó trời vẫn chưa sáng hẳn. Chúng tôi đi được chừng vài thì Mike từ tháp pháo nghiêng người xuống nói điều gì đó với 2 lính bộ binh trung đoàn 110. Cửa xe đang đóng, tôi nhìn mặt mấy cậu này qua kính tiềm vọng. Họ chỉ cách xe chừng 1m. Tôi nhìn họ dơ dáy, mệt mỏi và sợ hãi mà ko biết là họ đã ở đây trước khi bọn tôi, những con ngưởi sạch sẽ, no đủ ,đến cả tuần. Đúng lúc đó có tiếng nổ kinh khiếp do 1 quả đạn cối hạng nặng rót trúng ngay mũi xe, giữa 2 lỗ cửa trước. Chấn động khiến người tôi tê dại 1 cách kỳ lạ. Tuy tai điếc đặc, ộc cả máu mồm máu mũi nhưng tôi vẫn chưa bị thương. Vẫn còn sống nhăn. Nhìn sang phía lái xe, thấy John Alyea vẫn nhìn sững về phía trước nên tôi cũng cho rằng cậu ta ko sao. Tôi tháo bỏ cái kính tiềm vọng đã vỡ thay bằng 1 cái dự phòng rồi nhìn ra ngoài. Tất cả những gì còn lại của 2 cậu lính kia chỉ là 1 khúc chân đi giày, 1 thủ cấp da bị lột tới tận xương và vài mảnh áo khoác. Tôi cứ mong rằng đó chỉ là cơn ác mộng cho đến khi nghe thấy tiếng gọi yếu ớt như vọng đến từ cái hang xa xôi nào đó. Đó là pháo thủ Leonard McKnight, cậu ấy gọi 'Mike bị rồi. Cứu anh ấy với'. Tôi bò ngược tới chỗ anh trong pháo tháp. Ngực anh bị vỡ toang hoác. Tôi rắc hết tất cả bột kháng sinh sulfamid mình có lên vết thương. Những câu nói cuối cùng của anh là :'Đừng gạt tôi nhé, tôi bị nặng lắm hả?'. Tôi đáp: 'Ko sao đâu, chỉ tê tê 1 lúc thôi'. Chưa dứt câu thì anh ấy tắt thở."

    Alyea kể: "Theo pháo thủ McKnight thì khi nhận lệnh rút lui, Mike đã nhô người ra ngoài tháp pháo quá nhiều định gọi bộ binh rút cùng. Đang lúc đó thì bị 1 mảnh cối phang trúng. Tôi ko còn gặp lại Mike nữa. Lái xe phải ở lại trong xe, còn các thành viên còn lại của tổ lái kéo anh ấy ra khỏi tháp pháo đặt xuống đất cho lính cứu thương đến."

    Marshall kể: "Địch vẫn tiếp tục pháo kích. Đạn nổ rất gần làm cho bùn rơi như mưa xuống xe nhưng ko quả nào trúng cả. Bọn tôi cho xe quay lại chạy về trạm xá. Cảnh tượng thật đau lòng, cứ 2 người khiêng 1 xác chết; lính bị thương nặng tự giúp đỡ lẫn nhau. Dù miệng nói 'Nam nhi ko được khóc', nhưng họ vẫn khóc, chẳng hiểu do đau đớn hay tuyệt vọng nữa.

    "Mac chui ra khỏi xe chặn 1 lính cứu thương lại nhờ anh ta lại chỗ xe tăng với hy vọng mong manh có thể làm cái gì đó cho Mike. Người lính cứu thương từ chối vì đang bận ngập đầu mà xe tăng thì ở cách trạm xá hàng trăm mét lận. Vì xe cộ nhiều quá nên chúng tôi ko thể vào gần hơn được. Đến khi Mac chĩa súng dọa thì người lính cứu thương đi lại chỗ xe tăng. Đó là 1 người vị tha và biết điều chứ cũng chẳng phải do sợ súng của Mac. Anh leo lên nhìn vào trong pháo tháp rồi nói. 'Mang anh ta vào trạm'. Chúng tôi chuyển Mike cho lính cứu thương. Họ kiểm tra rồi đặt anh ấy xuống chỗ những người đã chết. Đống xác lính được xếp chồng lên nhau 3-4 lượt cao đến cả mét và dài 15-16m. Tôi nhìn thấy 2 đống như thế nhưng có lẽ còn nhiều hơn."

    Giờ chiếc xe tăng của Marshall đang hoạt động với tổ lái có 4 người. McKnight nhận quyền trưởng xe, Marshall thành pháo thủ, lính tiếp đạn vẫn là Jim Spencer và Alyea lái. Cỗ xe lăn bánh về hướng nhà thờ của thị trấn Vossenack.

    Alyea nhớ lại:" Sau đó chúng tôi cơ động ra 1 chỗ trống trải để có thể nã đạn trái phá 75 ly vào vị trí quân địch, nhưng ko thể nào tiến lên được. Quân Đức nấp trong công sự và ngụy trang xe tăng của chúng rất kín. Muốn hạ được xe của chúng thì bên chúng tôi phải rất đông. Khi xe chúng tôi vừa nhô lên 1 quả đạn pháo Đức liền rót xuống nổ tung bên cạnh, đào thành cái hố lớn. Xe bị lọt xuống hố 1 phần. Chẳng thể nào nhúc nhích gì được nữa và thế là chúng tôi bị loại khỏi vòng chiến. Có lệnh rút lui. Trong khi chờ đợi, chúng tôi bị hỏa lực địch ghìm chặt nhưng đạn 88 ly của chúng cũng chẳng làm gì được thêm.

    Ký ức của Marshall thì lại hơi khác 1 chút: "Chúng tôi bị trúng 1 phát ngay phía sau xe. Nó trườn tới trước 5-7 thước xuống 1 vùng trũng trong khi cối địch nổ tung xung quanh. Lúc này 1 bên xích lại lọt xuống mấy hố đạn pháo khiến xe phải nằm bất động. Giờ bọn tôi mới nhận ra tháp pháo chẳng thể quay được nữa. Quả đạn giết chết Mike cũng đã khiến cho tháp pháo bị kẹt. Khẩu đại bác 75mm nay đã trở thành vô tích sự. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tạm an toàn vì hiện xe đang nằm thấp hơn gò đất bên tay trái.
    caonam_vOz, gaume1, tonkin20077 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Bọn Đức biết chúng tôi ở đó nên nhiều lần dùng pháo trực xạ chúng tôi. Những quả đạn cắm vào gò đất rồi phát nổ inh tai làm đất, đá, cỏ cây rơi như mưa xuống chiếc xe tăng. Thời gian như dài bất tận nhưng rồi những phát đạn nã vào chúng tôi cũng ngừng lại.

    "Chiếc xe tăng giờ nằm lẫn trong 1 đống hổ lốn lẫn với bùn đất, máu và mảnh vỡ. Vì pháo ko còn sử dụng được nữa,nên chúng tôi quyết định bỏ xe. Tôi định chui ra khi trời còn sáng, nhưng John và Mac lại nghĩ nên đợi đến tối thì khôn ngoan hơn. Thế rồi John đề xuất ra trí súng máy ngoài xe và luân phiên nhau cảnh giới. Bọn tôi bác bỏ hành động đó. John vẫn thường ao ước được sở hữu 1 khẩu súng trường M1. Cánh đồng bên tay phải chúng tôi rải đầy xác lính Mỹ với súng M1 nằm bên cạnh. Tôi nói thầm với John 'Cơ hội cho cậu lấy súng M1 làm của đó'. John nghĩ ngợi 1 lát rồi mở nắp cửa, ko thằng Đức nào phát giác được việc ấy vì lỗ cửa đó nằm thấp hơn nhiều so vớ tháp pháo. Anh liều mạng rời khỏi xe 1 quãng ; mọi việc diễn ra êm thắm cho đến khi John nhặt lấy khẩu súng trường thì bọn Đức phát hiện. Hỏa ngục lại bùng lên khiến John đành vứt súng rồi chạy vắt chân lên cổ về xe.

    "Thời gian này trời thường tối sớm. Tuy nhiên khi bọn tôi quyết định 'tẩu' thì vẫn còn ánh sáng. Mỗi lần 1 người chui ra rồi phóng chạy, từ hố đạn này sang hố đạn khác từng quãng dài 40-50m. Rồi lại chạy khi người thứ nhì rời xe.

    "Tất cả chúng tôi sẽ cứ lặp đi lặp lại cái trò này, mỗi người cách nhau 40-50 thước, để chạy về phía chỉ huy sở.

    "Chạy cách xe chừng 300m, tôi mới phát hiện là mình chẳng có chăn mền gì cả ngoài bộ quần áo mặc trên người. Tôi bèn quay lại lấy túi ngủ. Những quả đạn nổ bên cạnh và trên xe suốt ngày đã làm những thanh sắt trên giá (để treo, mắc hành lý) xoắn lại quanh đám túi ngủ như dây thừng. Dù đã dùng hết sức bình sinh nhưng vẫn chẳng thể lôi cái túi ngủ ra nổi. Lúc này trời đã tối, tôi cứ tự mắng mình mãi vì đã ko tuân theo đúng kế hoạch đào thoát. Thật rất hãi khi nghe thấy có tiếng người đang tiến về phía xe tăng trong khi mình lại chẳng có lấy 1 khẩu súng. Tôi bèn truồi xuống lủi nấp trong hố pháo. Tôi nghe tiếng người khẽ gọi 'Marshall?'. Người đó chính là Alyea. Dù đã về gần vị trí đại đội, vậy mà cậu ấy vẫn quay lại để xem tôi thế nào!

    "Chúng tôi hợp lực kéo túi ngủ ra và lợi dụng bóng tối, sương mù quay trở lại. Mối nguy hiểm nhất lúc này là bị những chốt cảnh giới quân mình bắn lầm. Bọn tôi gặp Jim và Mac đang đắp mền nằm dưới gầm 1 cái xe tăng. Mac nói chăn mền, túi ngủ bỏ đầy trên mặt đất, chỉ việc đến mà nhặt. Chủ của chúng giờ đang nằm ngoài đồng, chết hết rồi. Sau này tôi được biết hạ sĩ nhất Jack Goldman, đại đội B chẳng biết đã bị quân Đức hay lính gác ta bắn chết trong lúc trong khi đang lợi dụng bóng đêm đi gom chăn mền vô chủ về phát cho những người 'vô sản' cũng như đám tôi vậy."

    Bộ tứ khổ sở trên chiếc Bea Wain được các hỏa đầu quân nhường lều cho sử dụng. Khi cố dỗ giấc ngủ trên võng, Marshall mới nhận ra rằng: "mình đã mất trưởng xe, ca thiệt mạng đầu tiên trong trung đội, và tất cả đồ đạc cá nhân. Mất cả chiếc xe tăng với đầy đủ đạn dược bên trong. Tôi huých John. 'Hình như bọn ta còn chưa bắn được phát nào đúng ko nhỉ?'. Do đã quá mệt, mọi người nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngày đầu tiên của bọn tôi trong rừng Huertgen diễn ra như thế đó."

    Đến khi hoàng hôn buông xuống thì nhiều hố chiến đấu giành cho 2 người ở Vossenack đã bị những đợt pháo dữ dội xóa sạch cùng những binh sĩ bên trong. Đồng đội của họ, sau cơn sốc khi phải chứng kiến cảnh bạn bè mình tan xương nát thịt, đã bỏ chạy tán loạn vào nấp trong nhà khiến cho phòng tuyến bị hổng 1 lỗ lớn. Khi có lệnh ra lại vị trí thì tới đêm họ lại tìm cách lẻn về trốn trong nhà. Ko còn quân tăng viện nữa vì lực lượng dự bị của sư đoàn đã hết sạch từ lâu. Ngạc nhiên thay, báo cáo của trung đoàn hôm đó vẫn còn nói rằng khả năng tác chiến của các đơn vị vẫn ở trong tình trạng "tuyệt hảo".

    Dù tổ lái đã phải bỏ chiếc Sherman Bea Wain bị hỏng lại, nhưng nó vẫn có hy vọng được thu hồi. Marshall kể: "Trong đêm, Howard Thomsen cùng kíp xe mình đã lãnh 1 nhiệm vụ cực kỳ mạo hiểm. Họ sẽ phải vào Vossenackk éo chiếc xe tăng của chúng tôi về trong khi biết rằng quân Đức đã quay lại thị trấn và chiếm lĩnh các vị trí quanh đó. Họ phải tìm cách 'thó' cỗ xe tăng ngay trước mũi chúng rồi mang về đại đội trong màn đêm."

    Thomsen nhớ lại: "Trong đêm tối, tổ xe dắt - gồm 1 sĩ quan, lái xe, phụ lái và tôi - lên đường đi thu hồi 1 số chiếc xe tăng. Ngoại trừ 1 chiếc còn thì động cơ của chúng, tôi đều sửa được. Bọn tôi phải kéo nó từ nghĩa địa lên mặt đường. Ra tới đường thì dây cáp lại bị đứt. Đang kéo 1 chiếc khác thì nghe có tiếng đạn pháo bắn đến. Tôi bèn chúi đầu lao xuống nấp trong 1 hố đạn pháo. Do mặt mũi lấm đầy đất nên nếu có bị thương chảy máu thì cũng chẳng biết. 1 cỗ xe tăng Tiger đã bắn từ bên phải chúng tôi. Từ phía đó, đạn pháo cứ tiếp tục lao đến, mảnh đạn bay vèo vèo trên đầu. Tuy nhiên chúng tôi cũng đưa được xe tăng về tới khu vực đại đội. Đại đội trưởng cật vấn rằng tại sao chúng tôi vẫn ở lỳ khi đã họ đã báo có Tiger địch ở Vossenack. Sau khi kiểm tra lại thì mới phát hiện điện đài trục trặc nên chúng tôi ko nhận được lệnh rút."Vì thành tích này mà Thomsen đã được thưởng huân chương sao đồng.

    Marshall cho biết: "Bọn tôi lên chùi rửa chiếc xe tăng trước khi trời sáng. Súng, đạn cùng thiết bị đều phủ đầy máu me, bùn đất. Đội bảo trì lo việc sửa xích, tháp pháo, nạp xăng, châm dầu. Chiếc Bea Wain đã sẵn sàng lăn bánh ngoại trừ việc tháp pháo ko thể quay tròn 360 độ được. Tuy nhiên đến sáng, khi chui ra khỏi xe, chúng tôi mới nhận thấy chỉ sau 1 ngày 1 đêm mà mặt mũi mình đã khác hẳn đến nỗi Mac phải nhận xét: 'Chúa ơi, sao mà các cậu trông khác thế!'. Cậu ta nhìn cũng vậy nên tôi bảo 'coi thử mình trước đê'. Mấy hôm sau, khi Mac cởi mũ công tác ra thì thấy trong đó đầy là tóc. Đầu cậu ta đã trọc lóc."
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong lúc John Marshall cùng thành viên tổ lái chiếc Bea Wain đang tất bật làm việc thì 1 trung đội xe tăng thuộc đại đội B cũng đang phối hợp chiến đấu với bộ binh trung đoàn 112 ở mặt đông bắc Vossenack. Đạn súng cá nhân địch từ trong rừng bắn ra dữ dội, các xe tăng liền đáp trả. Đến khi đối phương bắt đầu dùng cối và pháo bắn chuẩn bị cho 1 đợt công kích nữa thì lính bộ binh bắt đầu rút. Jack Goldman vốn là lính tiếp đạn kiêm điện đài viên trong xe chỉ huy của đại úy George Grainger, chỉ huy đại đội B, chỉ có thể biết chút chút về tình hình trong vị trí của mình qua chiếc điện đài bên trong tháp pháo. Anh biết rằng trung đội 1 đang tiến xuống thung lũng đánh vào thị trấn. "Bỗng có 1 xe tăng xuất hiện và xáp lại gần chiếc xe tăng chỉ huy. Tuy ko thấy tận mắt nhưng giữa lúc đại úy Grainger đang nói chuyện với đại úy [George S., Jr.] West (chỉ huy đại đội C) thì 1 quả đạn cối địch đã rót trúng tháp pháo xe tăng của West. Anh ta chết ngay tức khắc. Bị mất đầu. Đại úy Grainger tụt xuống ngồi dưới sàn xe. Lập tức tôi cúi xuống dưới khẩu pháo đỡ anh dậy. 2 tay tôi ôm vòng lấy đầu đại úy. Ơn Chúa, anh ấy chỉ bị choáng chứ ko bị thương. Anh đứng dậy và tôi lại trở về vị trí của mình. Thấy anh loay hoay cố gọi cho các xe tăng khác cùng đại đội mà ko được. Tôi lại cúi xuống dưới khẩu pháo giật mạnh ống quần để anh chú ý. Sau đó tôi mới chỉ cho anh cái công tắc chế độ liên lạc. Nó đang ở chế độ 'nội bộ' chứ ko phải là 'điện đài'. Mãi anh mới nhận ra sai sót và bật lại công tắc. Anh truyền lệnh và trận đánh lại tiếp tục như trước đó, gây thương vong cho cả 2 phía. Chúng tôi đã giết rất nhiều bộ binh Đức. Chúng cũng dùng pháo 88mm, có sơ tốc đạn cao, bắn chúng tôi rất dữ. Đạn của nó có thể bắn trúng giáp trước rồi xuyên ra tận phía sau xe chúng tôi. Pháo của chúng tôi có uy lực thua xa địch. Đạn xuyên của chúng tôi bắn vào xe tăng Đức toàn bật ra chứ chẳng làm gì nổi chúng. Lính của chúng tôi chiến đấu cừ, theo đúng những gì được huấn luyện, nhưng tinh thần vẫn xuống thấp.

    Goldman tiếp tục: "Khi trời bắt đầu xẩm tối thì các xe tăng rút về phía trạm xá cho an toàn ngoài tầm với của bộ binh quân địch vì nếu không chúng thể ném lựu đạn vào tháp pháo hoặc phá hỏng xe. Đại úy bảo tôi và pháo thủ rời xe để anh họp với các trung đội trưởng. Tôi đi về phía 1 xe tăng của đơn vị, chui vào trong đó nhằm tránh đạn cối. Đang bước qua giao lộ thì nghe tiếng hô 'Quà đến!'. Đó là 1 quả đạn cối nổ trên ngọn cây. Sợ đến cứng cả người tôi chỉ còn biết dùng tay ôm lấy đầu chứ ko kịp lăn xuống đất. Mảnh đạn rơi rào rào xung quanh thành 1 vòng tròn nhưng, ơn Chúa, 1 lần nữa tôi lại bình an vô sự.

    "Đột nhiên pháo không bắn nữa và thay vào đó là 1 sự yên tĩnh kỳ quái. Nghe mấy người khác nói thì đã có ngừng bắn để làm công tác y tế. Giờ thì những lính cứu thương, những binh sĩ can đảm nhất thế giới, tiến ra để cứu chữa thương binh, thu nhặt tử sĩ cùng những mảnh xác ko toàn vẹn của họ. Tôi đã thấy 1 xe jeep chở đầy tay, chân và xác người què cụt. Giờ tôi vẫn chưa thể thoát khỏi nỗi ám ảnh của cái cảnh ấy. Ko bao giờ tôi muốn chứng kiến những cảnh tượng như vậy nữa. Đại úy West cũng ở đó trong số người chết.

    Bầu không khí khủng hoảng bắt đầu xuất hiện ở bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1. Tướng Hodges ở lỳ trong bộ tư lệnh suốt cả ngày. Sylvan ghi nhận, có ko ít hơn 4 cuộc phản kích riêng biệt đang nhằm vào sư đoàn 28. Khu vực của trung đoàn 112 tại Vossenack đang bị pháo kích dữ dội. Tiểu đoàn 2 bị 1 đợt xung phong của 500 bộ binh và 10 xe tăng địch đánh bật ra khỏi thị trấn và buộc phải rút. Tuy nhiên mặt trận có vẻ đã ổn định khi quân Mỹ đã trụ lại được và bẻ gãy đợt phản kích thứ nhì. Dù vậy, trên hướng Schmidt vẫn ko có gì tiến triển. Thời tiết xấu cùng khói mù khiến cho không yểm mất tác dụng.

    Trung đoàn 112 cùng các đơn vị phối thuộc đang nằm trên vực thẳm. Tiết trời ngày càng băng giá, rét mướt làm cho các binh sĩ đang thiếu thốn quần áo mùa đông vô cùng khổ sở. Đạn dược bắt đầu thiếu, đặc biệt là với đạn cối, loại đạn rất hiệu quả với địa hình ở đây. Công tác chỉ huy gặp nhiều khó khăn. Thông tin liên lạc gần như bị tê liệt. Điện thoại hữu tuyến, phụ thuộc vào dây, hầu hết đã tiêu tùng dưới cơn mưa đạn pháo. Điền đài vô tuyến thì bị ngăn cản bởi cây cối cùng các chướng ngại tự nhiên khác. Hiệu quả chỉ huy cũng giảm sút do các sĩ quan cấp đại đội và tiểu đoàn bị thương vong nhiều. Mọi việc chỉ được xác định dựa vào các đồn đoán, báo cáo của thương binh, lính lạc đơn vị với tầm nhìn cá nhân hạn hẹp. Công tác tổ chức rất khó khăn do trận đánh đã làm cho lính tráng thất lạc tứ tán, mất liên lạc với đơn vị.

    Có lẽ do sức ép từ cấp trên, cùng báo cáo về tình trạng chiến đầu đấu 'tuyệt hảo' từ sở chỉ huy trung đoàn 112, nên Cota và Davis ko nhận thức hết được tình thế binh sĩ thuộc quyền và vẫn ngoan cố chỉ thị mạo hiểm đánh vào Schmidt lần nữa. Ông lập ra chiến đoàn Ripple, 1 đơn vị tác chiến do trung tá Richard Ripple, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng 707 chỉ huy, với 9 xe tăng còn lại của đại đội A, toàn thể đại đội D tăng hạng nhẹ cơ số đầy đủ, mấy cỗ pháo tự hành chống tăng của tiểu đoàn 893 cùng với chừng 300 binh sĩ đã thấm đòn thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 110 bộ binh.

    Chiến đoàn Ripple đen đủi ngay từ lúc bắt đầu. Xe tăng hạng nhẹ chẳng bao giờ tới nơi. Theo kế hoạch thì tiểu đoàn 3, trung đoàn 110 sẽ di chuyển từ khu vực của mình bên sườn phải trung đoàn 112 sang Kommerscheidt để gặp thiết giáp rồi vượt vùng đất tan hoang đó để đánh chiếm Schmidt. Tuy nhiên quân Đức phòng ngự rất quyết liệt trên con đường mòn đi qua thung lũng Kall. Tiểu đoàn đã bị hao hụt này phải trả giá 2 sĩ quan, 15 lính mới đến được khu rừng phía bắc Kommerscheidt.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hạ sĩ nhất Al Burghardt, chỉ huy 1 khẩu đội cối thuộc đại đội K, tiểu đoàn 3, trung đoàn 110 nhớ lại: "Trên đường tới hội quân với trung đoàn 112, chúng tôi đã đi ngang thị trấn Vossenack chìm trong biển lửa. Lúc đó trời đã gần sáng. Khói lửa mù mịt y như những gì ta thấy trong những cuốn phim chiến đấu vậy. Có thể nhận rõ mùi của nhà cháy, mùi thuốc súng, mùi xăng dầu của xe tăng cháy quyện với mùi xác chết. Ánh sáng kỳ quái của lửa phô bày ra rất nhiều nhà cửa bị tàn phá. Có thể thấy cả 1 gác chuông nhà thờ ở xa xa sau mỗi chớp nổ của đạn pháo. Có lần qua chớp lửa tôi nhìn thấy những gì còn lại của 1 lính Mỹ bị xe tăng cán dọc. Đó chính là lính Mỹ vì còn thấy quần áo, thắt lưng và mũ sắt...Thật là 1 cảnh thảm thương. Trong thị trấn có rất nhiều xác lính, cả Đức lẫn Mỹ.

    "Chúng tôi đi xuống thung lũng Kall và vượt qua cây cầu đá rộng đủ 1 chiếc xe chạy. Đoạn này ít bị pháo kích vì lúc đó bọn Đức ko phát hiện ra. Mưa lạnh cứ rơi lâm thâm mãi ko thôi. Sau khi qua cầu, chúng tôi bắt đầu tiến lên đường mòn Kall. Đường rất hẹp và xấu. Do ko có xe chở nên chúng tôi đành phải vác khẩu cối 60mm cùng đạn cho nó. Đường dốc khiến cho việc này thật cực nhọc. Rốt cục bọn Đức cũng phát hiện được vào gọi pháo rót xuống.

    "Trời bắt đầu hửng sáng. 1 quả pháo rơi rất gần phía trước. Khi tới chỗ đó thì thấy 5 cậu lính bị trúng mảnh pháo nổ trên ngọn cây. 4 người trong số họ đã chết. Nhìn họ giống như mấy con búp bê làm bằng giẻ rách bị ai đó cẩu thả vứt bừa bãi, tay chân quặt quẹo. Chẳng thấy lính cứu thương đâu hết. Tôi đi qua gần 1 người đang ngồi, với cặp mắt vô hồn. Chẳng biết cậu ta có nhìn thấy dòng máu hòa với nước mưa tạo thành 1 con suối nhỏ đỏ quạch hay ko nữa. Tôi nhìn vào mặt cậu ta khi đi ngang rồi thở phào nhẹ nhõm khi thấy là mình ko quen cậu này. Nội tạng lộ ra từ vết thương toang hoác nơi vai. Chắc lúc tôi đi ngang thì cậu ta đã chết vì vết thương quá trầm trọng. Tất cả chỉ diễn ra trong mấy giây nhưng khi ấy cảm giác dài như hàng giờ đồng hồ."

    Chỉ huy chiến đoàn Ripple cùng trung tá Carl Peterson, trung đoàn trưởng trung đoàn 112 nhanh chóng nhận ra sự yếu kém của đám bộ binh trung đoàn 110 mới đến. Họ mất 3 giờ mới vượt qua được hỏa lực đối phương và đến đào công sự dọc theo hàng cây. Quân số họ ít đến thảm hại. Tinh thần của họ cũng xuống khi thấy lính trung đoàn 112 nằm trong hố chiến đấu dọc tuyến xuất phát ko thể lê nổi mình ra khỏi nơi trú ẩn để thay quân. Vì đây là khu vực mới mẻ đối với các sĩ quan trung đoàn 110 nên Peterson đã cho tổ chức 1 cuộc trinh sát.

    Trung tá William Tait, tiểu đoàn trưởng cùng phụ trách tình báo là 1 trung sĩ nhất thử mon men lên gần hơn nữa nhưng bị địch phát hiện và nổ súng. Tait bị trọng thương còn tay trung sĩ nhất tình báo, ko kịp bò tới nơi an toàn, đã chết do bị đạn bắn trúng đầu. 1 pháo tự hành chống tăng do trung sĩ Marshall Pritts chỉ huy đã bắn vào vị trí quân Đức và cứu được 2 người khác. Đạn pháo diệt được 1 tên địch và buộc 2 tên khác ra hàng. 1 tên còn khóc lóc thanh minh rằng mình ko giết tay trung sĩ tình báo.

    Peterson cùng Ripple nhận định là sẽ chẳng thể thành công nếu ko có thêm thiết giáp. Trong khi chiến đoàn Ripple đang chờ tăng viện thì xe tăng Đức lại tiến vào tầm bắn giết chóc, khủng bố đám lính Mỹ đã mất tinh thần. Để ngăn họ tháo chạy, Peterson và Ripple tung thiết giáp ra chống lại. Ray Fleig, biết đại bác 75 ly kém cỏi chẳng thể nào chống lại tăng Đức từ khoảng cách 800m, vội bàn mưu với trung úy Turney Leonard, chỉ huy trung đội pháo tự hành chống tăng, có pháo 90mm hiệu quả hơn. Leonard từng nêu gương dẫn đầu trung đội đối mặt với hỏa lực mạnh và có lần còn rời xe tự mình dùng 1 quả lựu đạn khóa mõm ổ súng máy địch.

    Fleig cùng 2 xe Sherman nữa leo lên đỉnh đồi để thu hút sự chú ý của quân Đức trong khi cỗ pháo tự hành chống tăng của Leonard cùng mấy chiếc khác lợi dụng cây rừng luồn tới đánh tạt sườn. Xe tăng Đức đã cắn câu và quay sang đọ pháo với toán xe của Fleig. Thế nhưng pháo tự hành chống tăng Mỹ lại ko thể đến đúng chỗ. Trong lúc hành tiến họ đã bị kẹt vào đám gốc cây ẩn trong hàng giậu bị bom đạn phạt cụt.

    Leonard phải rời xe để xem xét tình hình và Fleig kể đã bắt gặp thấy anh này tuyệt vọng dùng roi quất cỗ pháo tự hành bị lật sau đó thế nào."Tay trái cậu ta rách tươm như thể bị trúng mảnh pháo, máu chảy ướt đẫm quân phục". 2 xe tăng Mỹ bị bắn trúng tháp pháo và giờ chỉ có thể phòng thủ Kommerscheidt như những ụ đại liên bọc thép; thế nhưng trận giao tranh cũng khiến cho đối phương tạm thời phải rút lui. Leonard được đưa về trạm sơ cứu. Anh đã ko thoát được cái lò sát sinh trong rừng để nhận chiếc huân chương danh dự được truy tặng sau này.

    Những cố gắng trinh sát nữa trên tuyến triển khai chỉ làm số thương vong tăng thêm, trong đó có cả 1 trường hợp tử trận là đại đội trưởng. Peterson nhất quyết ko cho chiến đoàn Ripple thực thi nhiệm vụ. Thay vì thế ông chỉ thị cho tiểu đoàn 1, trung đoàn 110 củng cố vị trí cùng với lính trung đoàn 112, đợi thêm quân, thiết giáp, hậu cần rồi mới tiến lên.

    Công sự ko đủ vững chắc, lại bị quân Đức công kích dữ dội bằng pháo và thiết giáp có uy lực hơn, đã khiến tinh thần lính Mỹ xuống rất thấp. Tuy xe tăng Sherman, pháo tự hành chống tăng và súng bazooka có bắn hỏng 1 số thiết giáp địch nhưng số xe Mỹ bị xe tăng Đức diệt cũng rất nhiều. Việc bị lạc hoặc tai nạn do đâm vào cây cũng khiến nhiều xe bị loại khỏi vòng chiến. Lính Mỹ bắt đầu 'lỉnh' khỏi vị trí.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    cho em hỏi chức danh Senate Republican Whip của Thượng viện Mỹ dịch sang tiếng Việt là gì vậy? thanhks
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ko hài lòng với màn trình diễn kém cỏi của trung đoàn 112 đã bị đánh tơi tả, tư lệnh sư đoàn 28 bèn quyết định thay trung đoàn trưởng Carl Peterson. Viên trung tá, người cùng với nhiều sĩ quan khác phải làm việc như điên mới ngăn được thất bại hoàn toàn, đã nhận được lệnh triệu hồi về bộ tư lệnh sư đoàn qua điện đài. Peterson giao lại trách nhiệm phòng thủ Kommerscheidt, khi mà tình hình vẫn tiếp tục xấu đi, cho trung tá Ripple rồi lên xe jeep ra đi với lái xe và 1 binh sĩ nữa.

    Ngày 7 tháng 11, xe tăng và bộ binh Đức từ Schmidt xông ra đánh. Lính Mỹ ở các vị trí tiền tiêu đã diệt được 2 xe tăng địch. Hạ sĩ nhất John Ostrowski sau khi dùng súng trường M1 hạ 3 tên địch liền dùng bazooka nã 1 phát vào chiếc xe tăng đang xông đến. Chiếc Panther phụt khói đen tháo lui. 1 đại đội trưởng là đại úy Clifford Hackard, cũng bắn gục chiếc xe tăng thứ nhì bằng 1 viên đạn bazooka. Trung úy Richard Payne, thuộc đại đội A, tiểu đoàn 707 cũng cố gắng hết sức nhằm bắn hạ chiếc xe tăng địch đang lẻn đánh vào sườn quân Mỹ. Hôm đó, tuy khẩu pháo 75 ly trên xe ko thể nâng tầm do bị mảnh pháo làm hỏng, nhưng Payne vẫn bắn trúng tháp pháo chiếc Panther 2 phát. Nó chạy chậm lại nhưng chỉ sự can thiệp kịp thời của những cỗ pháo tự hành chống tăng trang bị pháo 90mm mới có thể chặn đứng được nó. 1 xe tăng Đức đã áp sát tới gần 30 thước rồi mới bị pháo tự hành chống tăng bắn gục, đó là nạn nhân thứ 3 được thêm vào danh sách của họ.

    Ray Fleig cho biết anh và chiếc xe tăng duy nhất còn lại của trung đội đã giao chiến với 3 xe tăng địch và hạ gục tất cả. Tuy nhiên trong trận chiến đạn pháo địch cũng giết chết lái xe và phụ lái của Fleig và khiến cho chiếc Sherman bị cháy. Viên trung úy cùng những người còn lại trong pháo tháp đành leo lên chiếc xe tăng do trung sĩ Spooner chỉ huy.

    Peterson rất mừng khi có cơ hội trình bày chân thật tình trạng tuyệt vọng của trung đoàn 112 sau khi biết tin mình bị thay thế. Trong khi Peterson đang tìm đường về tuyến sau thì Ripple cố gắng gom góp lực lượng để tăng cường cho các binh sĩ đóng trong Kommerscheidt. Tuy nhiên tay đại đội trưởng và lính dưới quyền người nay ko chịu hợp tác dù Ripple đã đích thân dẫn đầu bọn họ. Vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 707 đành chỉ thị cho họ giữ nguyên vị trí.

    Xe tăng Đức tiếp tục công kích, hủy diệt cả vật chất lẫn tinh thần. Nỗ lực ngăn cản cơn cuồng nộ ấy của xe tăng vào pháo tự hành chống tăng Mỹ cũng đuối dần. 1 tăng Sherman cùng 2 pháo tự hành chống tăng đã bị loại do đạn pháo địch cùng địa hình khó khăn. Lính bộ binh của trung đoàn 112 được lệnh rút khỏi Kommerscheidt, nhưng nhiều người đã chạy luôn mà ko chịu dừng lại chỗ các sĩ quan đang thiết lập phòng tuyến mới.

    Peterson cùng 2 chiến sĩ đã vấp phải hỏa lực mạnh mẽ của địch khi đi trên đường mòn Kall về phía sau. Họ buộc phải bỏ lại chiếc xe jeep rồi chạy bộ vượt qua những xe cộ và xác lính Mỹ cháy đen. Nhằm tránh các toán tuần tiễu đối phương, Peterson cùng 2 binh sĩ đi cắt trong rừng tìm đường vượt qua sông Kall ở thượng nguồn. Thế nhưng ngay cả khi sang được bờ tây rồi đạn địch nhằm vào họ lại còn nhiều hơn.

    Trận đọ súng ngắn ngủi kết thúc với kết quả là 2 xác lính Đức. Nhưng mảnh đạn cối cũng làm cho viên trung tá bị thương ở chân trái. 1 anh lính nhất quyết đòi đi trước 1 mình để tìm cứu binh bất chấp lệnh của viên trung tá. Anh ta đi mất dạng. Trong lúc Peterson cùng binh sĩ còn lại là binh nhất Gus Seiler rón rén tiến lên thì anh này bị giết vì bị 1 loạt súng máy quất trúng người. Chân phải viên trung tá lại bị thương vì 1 quả đạn cối khác. Ông cố lội về lại bờ đông với hy vọng mong manh sẽ tìm được chỗ vượt an toàn hơn có thể đưa mình về đích. Bị 3 tên Đức đi ngang qua phát hiện, nhưng Peterson đã hạ hết bọn chúng bằng 1 loạt súng tiểu liên.

    Peterson vượt qua chỗ mấy tên địch rồi lại lội sang sông chui vào rừng. Tại đây ông thấy 2 lính Mỹ đang áp giải 2 tên Đức. Ông cất tiếng gọi nhưng họ vẫn bỏ đi. Sau đó trong cơn mê sảng ông hét: 'Tướng Cota, tôi là trung tá Peterson đây'. Lính Mỹ tới kiểm tra rồi đưa ông về chữa trị.

    Đại tá Gustin M. Nelson, người tới thay Peterson, từ sư đoàn 5 thiết giáp cũng bắt đầu lên đường tiếp nhận quyền chỉ huy trung đoàn 112 ở Kommerscheidt. Ông cố thử đi 4 lần nhưng đều ko xong. 1 lần do người dẫn đường ko tìm ra đơn vị hộ tống, còn 3 lần kia thì phải quay lại vì bị đối phương pháo kích.

    Thành quả duy nhất ngày hôm ấy là ở Vossenack. Tiểu đoàn công binh chiến đấu 146, đơn vị thuộc Liên đoàn công binh chiến đấu 1171, đã xông trận. Vào sáng ngày 7/11, lính tiểu đoàn 146 dưới quyền trung tá Carl J. Isley, được pháo binh, súng cối cùng xe tăng của đại đội B, tiểu đoàn 707 chi viện đã xông lên đánh chiếm các vị trí đối phương. Nhiệm vụ quá gấp gáp nên lính công binh tác chiến ko có thông tin liên lạc vô tuyến và hữu tuyến. Khi xe tăng Sherman của đại đội B tới Vossenack, chúng hỗ trợ công binh đánh chiếm từng ngôi nhà một rất bài bản. Khi họ tiến tiếp thì pháo tự hành hay có thể là xe tăng địch rót đạn xuống. Đại úy Grainger, chỉ huy đại đội B liền xin cho máy bay không kích các vị trí đặt pháo của địch. Thời tiết xấu cùng khói của các đám cháy khiến cho tầm nhìn bị hạn chế.

    John Marshall cùng chiếc tăng Bea Wain tham gia trận này. Anh còn nhớ trước trận đánh 1 sĩ quan truyền tin đã tới hướng dẫn quy tắc sử dụng mật mã và bắt mọi người phải triệt để tuân thủ kỷ luật điện đài. "Trong rừng Huertgen, hắn ta nhìn thấy xe tăng Đức. Pháo bọn tôi ko với tới chúng được trong khi loại pháo 88 ly mạnh hơn của chúng thì lại có thể bắn tới. Khi xe tăng của gã bị trượt ra khỏi đường rơi xuống 1 cái rãnh và đạn pháo Đức nổ sát bên thì hắn bắt đầu kêu gào inh ỏi xin không yểm. 'Bảo họ ném bom xuống chỗ tôi bắn đạn khói; tôi đang cách cái nhà thờ duy nhất của thị trấn 75m.' Hắn ta cứ phát mãi cái thông điệp ấy. Khu vực này có rất nhiều xe tăng bị cháy, hỏng, bị tổ lái bỏ lại và có thể 1 số chiếc đã bị bọn Đức chiếm nên chúng cũng nghe được bản tin đó. Sau đó chừng 2 tiếng đồng hồ, khi các máy bay P-47 và P-51 đến thì xung quanh chúng tôi toàn là khói. Đám Kraut đã bắn đạn khói vào chỗ chúng tôi. Thế là máy bay ta lại thả bom, giết hại xe tăng và bộ binh quân mình. Cuối cùng chúng tôi phải liều mình chui ra phất vải nhận dạng (identification panels) thì máy bay mới ngừng oanh kích. Tay sĩ quan truyền tin bỏ xe tăng và tổ lái lại, chạy về trạm sơ cứu. Ở đây quân y xếp gã vào loại bị chấn thương tâm lý, đeo thẻ vào cổ rồi chuyển về khu dưỡng quân. Ko thấy hắn ta quay về đại đội nữa nhưng hình như sau gã còn được thưởng huân chương quả tim tím và sao đồng vì hành động anh hùng nữa cơ."
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Hồi ký phe Đồng minh (thắng trận) cả Nga lẫn Mỹ đều có đặc điểm như nhau :)
    caonam_vOz thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Như nhau là sao bác?
    caonam_vOz thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Phần lớn các máy bay P-47 đều phát hiện chính xác mục tiêu, nhưng có 2 chiếc lại ném bom và bắn phá vào ngay Vossenack. Guido Orlando khi đó ở trong 1 chiếc Sherman bị cán mìn. Anh ta cùng tài xế bỏ xe chạy vào nấp trong 1 căn nhà. 1 trái bom 250kg đã đánh trúng căn nhà ấy. Orlando túm lấy cậu lái xe kéo xuống cầu thang thì mới thấy cậu này đã tử thương. Tuy nhiên Orlando lại chẳng bị sao cả. Bên công binh chiến đấu cũng có nhiều người bị thương do không kích nhầm.

    Vượt qua mọi khó khăn ấy, lính công binh đã tiêu diệt, bắt sống và đánh bật được quân địch ra chỉ trừ 1 ổ đề kháng nằm ở đầu phía đông của thị trấn, nơi sau này được gọi là 'đống rác'.

    Glen Vannatta, đại đội phó đại đội D hỏa lực, trung đoàn 110 kể lại thời gian đó: "Tôi thường phải điều 1 hay 2 khẩu đội súng máy lên tấn công cùng đại đội súng trường, còn mình thì ở lại sở chỉ huy tiểu đoàn để chỉ huy cối bắn. Trung úy Harry Mason là trung đội trưởng trung đội súng máy đại đội D. Anh dẫn trung đội theo cùng các đại đội súng trường tham gia chiến đấu trong rừng Huertgen. Nỗ lực đã thất bại, anh trở về như 1 người mới bị đánh nhừ tử, trung đội thì mất đến 1 nửa.

    "Có lần tôi cùng 1 điện đài viên, 1 chỉ huy tiểu đội cối và 1 liên lạc được lệnh tới sở chỉ huy của đại đội súng trường ngoài tiền tuyến trước khi trời sáng để chuẩn bị cho đòn tấn công cục bộ nhằm chiếm cái lô cốt trong rừng. Tuyết rải 1 lớp mỏng trên mặt đất. 4 người chúng tôi cứ lần theo 1 con đường trong rừng ra tiền duyên để đến khi bị lính gác sở chỉ huy chặn thì dừng lại. Nhưng chẳng có ai ra chặn cả và đến khi trời hửng sáng thì chúng tôi đã vô tình vượt quá chỗ đó. Lính gác đã ngủ quên hoặc mất cảnh giác. Tôi đi ở vị trí thứ 2 trong hàng. Người đi đầu đã vấp phải sợi dây gài lựu đạn do đại đội đó buộc vào thân cây cao ngang đầu gối.

    "Ánh chớp vừa lóe lên lên chúng tôi liền lăn ngay xuống vệ đường . May thay ko ai bị thương cả. Vụ nổ khiến đại đội súng trường thức tỉnh còn tôi thì chẳng biết phải trái gì mắng tay đại đội trưởng um cả lên. Sau đó ta bắt đầu chuẩn bị cho các tiểu đội súng trường xuất kích. Tôi cùng với điện đài viên nằm trong 1 hố chiến đấu, sẵn sàng hiệu chỉnh hỏa lực cối khi cần. Ngay lập tức súng máy Đức bắn dọc theo tuyến đường tránh lửa đã khiến cho ko ai nhúc nhích gì được. Súng cối của chúng tôi cũng bắn nhưng vô hiệu.

    "Cuộc tấn công chưa kịp bắt đầu thì đã bị chặn đứng. Tôi chui rúc trong hố chiến đấu suốt mấy giờ đồng hồ. Địch bắn dữ quá khiến cho mọi ý định di chuyển đều trở thành tự sát. Tôi đùa với cậu lính điện đài rằng nếu dám thò ngón tay út lên miệng hố cho bọn Đức bắn rụng thì sẽ được cho rời khỏi rừng Huertgen. Cuối cùng bọn tôi cũng về được đại đội D và đại úy Andrew Carter, chỉ huy đại đội nói 4 chúng tôi phải may mắn lắm mới về đủ cả như thế."

    Việc tiểu đoàn 3, trung đoàn 112 bị tiêu diệt khiến cho chỉ huy của nó là trung tá Albert Flood suy sụp. Ông này được cấp dưới mô tả là "đã kiệt sức hoàn toàn." Cấp trên của Food, là trung đoàn trưởng Peterson, trong khi đang trị thương vẫn đòi được gặp tướng Cota. Ông này khiến viên trung tá phải kinh ngạc khi bảo mình chưa bao giờ gọi Peterson về bộ chỉ huy để trình diện cả. Sự thực Cota còn nghĩ viên chỉ huy trung đoàn 112 đã bỏ rơi đơn vị. Sau rồi Cota mới thừa nhận ai đó đã gửi tin này cho Peterson thật.

    Vì đang bị thương nên Peterson chỉ có thể thuật lại 1 cách khá rời rạc tình hình tại Kommerscheidt. Tuy nhiên Cota và Davis rốt cục cũng đã nhận ra tình hình nguy ngập của lực lượng dưới quyền sau khi nghe qua lời Ripple, cùng với sự thất bại của Nelson, và giờ lại chính tai nghe Peterson, người đã mục sở thị thuật lại. Họ khuyên quân đoàn 5 nên rút hết quân về phía tây sông Kall, bỏ lại Kommerscheidt lại cho Đức và cố thủ dãy đồi Vossenack nằm phía tây con sông này.

    Trong ngày cuối cùng của thảm bại, tướng Hodges phải về Luxembourg để chứng nhận trước khi Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân tiến hành tái tổ chức quân đội. Sylvan ghi lại, đến khi trở về ông thấy "tình cảnh của sư 28 chuyển từ xấu sang tồi tệ. Trung đoàn 112 đã hoàn toàn thay thế cho trung đoàn 109 để trung đoàn này chuyển xuống hỗ trợ tiểu đoàn 2, trung đoàn 112 gần Vossenack hiện đang do đối phương chiếm giữ. Phần còn lại của trung đoàn 112 cùng tiểu đoàn 3, trung đoàn 110 buộc phải lùi lại 500m đến vùng đất cao phía đông bắc Kommerscheidt." Trong bản báo cáo vắn tắt Sylvan viết: "Địch ép rất mạnh và liên tục phản kích. Sư đoàn 28 báo cáo chưa bao giờ thấy pháo địch bắn phá suốt tiền duyên của họ ác liệt đến vậy. Tướng Hodges cứ khăng khăng cho rằng các tiểu đoàn ko chịu triển khai và đào công sự đúng cách. Ông ta nói bất kể pháo binh địch bắn dữ đến mức nào đi nữa thì thương vong cũng ko cao và bị mất vị trí như thế. Tối hôm đó ông rất lo cho tình hình tổng thể vì đã tung hết các sư đoàn khác tiến về phía sông Rhine do dựa phần nào vào mức độ thành công của sư đoàn 28. Có thể sắp có những thay đổi về nhân sự."

    Các chỉ huy giờ phải thừa nhận ko thể nào thọc qua được Huertgen với lực lượng hiện có và đã bắt đầu điều quân đến tăng viện. Sư đoàn 9, thiếu trung đoàn 47 đang kiên cường cố thủ ở Schevenhutte, đã được 1 đơn vị chủ lực khác là sư đoàn 4 đến chi viện. Đây là đơn vị đầu tiên chiếm được bãi biển Utah và từng tham chiến trên bán đảo Cotentin trước khi tới Trường thành phía Tây.

    Cụ thể là trung đoàn 12 bộ binh của sư 4 sẽ đến thay cho trung đoàn 109. Những người bị đánh tả tơi còn sót lại có 1 thời gian ngắn để nghỉ ngơi, ăn nóng, bổ sung thực phẩm, đạn dược rồi nhanh chóng di chuyển ra khỏi vị trí phòng thủ. Tiểu đoàn 2 vào Vossenack thay cho lính của trung đoàn 112 và tiểu đoàn công binh 146. Tiểu đoàn 3 nhận trách nhiệm bảo vệ đường mòn sông Kall để cho các đơn vị còn lại của trung đoàn 112 rút ra an toàn. tiểu đoàn 1 được giao cho chiến đoàn Davis, 1 đơn vị trên giấy, sẽ tấn công tiếp vào Schmidt.

Chia sẻ trang này