1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Vị trí chỉ huy của tôi là 1 cái lều sơ sài xếp bằng đá dưới chân mỏ. Tuy thấp ko thể đứng thẳng người được nhưng đó là 1 chỗ ấm cúng để mà ngủ. 1 hôm, trong lúc tôi đang nằm ườn trong lều nói chuyện với 1 trung sĩ đứng ngoài cửa thì có quả đạn cối rót trúng. Xương thịt anh ta bắn hết vào người tôi. Thời kỳ ở Schevenhutte trong ký ức tôi là tương đối yên tĩnh nhưng cũng trong thời gian ấy đại đội đã phải thay ra ít nhất 2 lần.


    “Các trung đoàn 39 và 60 của sư 9 cùng với mấy sư đoàn khác đã bị đánh vọt *** ra khỏi rừng Huertgen ngay phía tây nam chỗ chúng tôi. Họ đã phải chiến đấu đúng tại khu rừng chúng tôi đã đi qua. Chẳng biết các đơn vị còn lại của trung đoàn 47 đang làm gì nhưng tôi biết chắc chắn là họ ko có trong thị trấn. Schevenhutte vẫn là điểm lấn sâu nhất vào đất Đức của quân Đồng minh trong hơn 2 tháng nhưng theo tôi được biết thì cũng chẳng có ai quan tâm đến nó nhiều.” Việc sư đoàn 4 tới thay cho sư đoàn 28 xấu số vẫn được tiếp tục trong 2 tuần đầu tháng 11. Các trung đoàn bộ binh số 8 và 22 tiến lên hướng bắc chiếm lĩnh vị trí của mình trong rừng để chuẩn bị cho trận tiến công lớn cùng với sự tham gia của cả sư đoàn 1. Về mặt lý thuyết thì nó đã hồi phục sau khi đụng độ lần đầu với phòng tuyến Siegfried ở rìa rừng Huertgen. Sư đoàn 104 bên sườn trái đòn đánh này sẽ chịu trách nhiệm chiếm hành lang Stolberg và sư đoàn 90 sẽ dựa vào đó để phát triển đòn tiến công của Tập đoàn quân số 1.


    Quân bổ sung tiếp tục đổ đến trong thời gian này. Bill Kull khi đó đã cưới vợ và có con, còn nhớ mình cùng những người khác vào ngày 9-10 tháng 11 đã di chuyển hướng đến khu rừng để bổ sung cho các đơn vị đã kiệt quệ của trung đoàn 12. “Chúng tôi đi trên 2-3 chiếc xe tải, mỗi chiếc chở khoảng 20 thằng. 1 tay sĩ quan ngu ngốc tôi ko quen, vừa mới trở về từ bệnh viện sau khi bị thương, từng tham gia đổ bộ ngày D là đại úy S làm chỉ huy đại đội C.”


    Lính bổ sung lội bộ đi theo tay đại úy. “Anh ta vội vàng chuồn mất. Xác lính rải đầy con đường, nhiều khả năng đó là quân của sư 28. Bùn ngập đến tận đầu gối. Chỗ này có cái đầu, chỗ khác lại là bàn tay nhô lên khỏi bùn. S vừa lỉnh thì bỗng đạn pháo rót đến. Đám lính mới đáng thương chẳng còn biết chạy về hướng nào nữa. Thậm chí họ bị giết chết mà chưa kịp biết là mình đang ở nơi đâu. Bên cạnh tôi là mấy cậu trai lạ mặt và binh nhì Rocco S. La Fauci. Tôi nói: “Thật ngu xuẩn mới đi trên con đường này. Lẽ ra ta nên đi cạnh đó trong rừng mới phải. Như thế thì chúng nó mới ko phát hiện được.”


    "Cuối cùng thì chúng tôi cũng tới 1 chỗ có công sự nhưng cũng ko biết nơi đó cách tiền duyên bao xa nữa. Mọi người chui xuống hố nấp. Được chừng 1-2 tiếng thì có 1 tay lính cựu bò tới hỏi: "Ê, lính mới hả? Có nước không?'. Nước hiện ko còn nhiều. Do mệt nhọc và bị sốc nên chúng tôi đã uống hết nửa bi đông mà chẳng hề nghĩ đến việc sẽ lấy nước tiếp theo ở chỗ nào nữa. Chúng tôi bèn đáp "không có". Anh ta nói: "Chắc phải có nước chứ. Các cậu mới đến mà." Chúng tôi trả lời "Ờ thì, bọn tôi uống hết cả rồi." Nói thế anh ta mới bò đi. Pháo giã suốt đêm và ko thấy ai tới nữa."


    "Sáng hôm sau tôi bảo Rocco rằng mình sẽ quay lại chỗ ban đầu (ở phía sau 1-2 dặm, hình như là gần Zweifall, nơi trung đoàn 12 đóng bộ chỉ huy) xem nơi nào lẽ ra chúng tôi cần đến và có thể ko bao giờ trở lại chỗ này nữa. Tới 1 bãi xe và đang lang thang ở đó thì có 1 sĩ quan đi đến hỏi 'Mấy cậu từ đâu đến?'. Bọn tôi trình bày mình là lính mới vừa đến được mấy bữa. Trên đường đi chúng tôi đã bị oanh kích nặng nề, người thì chết, người thì bị thương, sĩ quan đi cùng thì lỉnh mất nên chẳng biết phải đi đâu và cũng ko muốn quay lại chỗ cũ nữa.


    Viên sĩ quan nói: "Cho cậu 1 ngày để lựa chọn. Hoặc quay qua nhập với các toán quân đến sau rồi lại vào hoặc phải ra tòa án binh." Ông ta nói thêm " nếu phải ra tòa án binh thì rất có thể cậu sẽ bị xử bắn và như thế gia đình cậu sẽ bị mất hết quyền lợi (bảo hiểm, tử tuất). Vì thế nếu đằng nào cũng chết thì cứ ra ngoài đó ít ra cũng có thể bảo vệ quyền lợi gia đình mình."


    "Tôi xin suy nghĩ thêm và đêm đó tôi nói chuyện với Rocco. 'Điều này thực sự có lý. Nếu bị bắn ở ngoài đó thì mọi người sẽ nghĩ ta là anh hùng, còn như chết ở đây thì ta chỉ là thằng hèn nhát.' Tôi viết cho vợ tôi là Ethel 1 lá thư và nhờ viên sĩ quan gửi đi giúp.


    "Hôm đó có mấy xe tải lèn chặt lính đến nơi. Tôi bảo Rocco. Vấn đề ở đây là cứ phải na theo cái đám vớ vẩn này. Dù gì thì nó cũng đâu phải của mình. Chỉ mang theo vài thứ đồ cá nhân như tôi mang theo ảnh vợ con chẳng hạn và có thể thêm mấy đôi tất nữa. Lấy theo súng,đạn, thực phẩm, nước uống còn thì bỏ lại hết. Nếu có người hỏi thì cứ nói mình ra đó trước còn đồ đạc sẽ theo sau."


    Để tránh lặp lại những gì đã xảy ra trong ngày đầu tiên dưới lửa đạn, Kull bàn với La Fauci rằng "Họ sẽ đi giống như chúng mình mấy hôm trước. Do đó khi có pháo kích thì phải chuồn khỏi đường lớn ngay, tách khỏi mọi người mà chạy qua trận pháo. Rồi có thể ta sẽ gặp người ngoài đó."


    2 người làm đúng theo kịch bản trên, Kull nhớ lại: "Đến 1 chỗ thì có 1 trung sĩ ra hỏi 'Mấy cậu kia đi đâu đây?' Chúng tôi bèn khom người chạy về hố chiến đấu của anh ta. Anh ta hô 'Thấp xuống, thấp xuống. Đừng để chúng nó biết chỗ tôi ở.' Sau đó anh hỏi: "Các cậu định tới đâu?'


    "'Gay thật, chúng tôi ko biết. Họ chỉ bảo chúng tôi cứ đi theo đường này'. 'Đây là đại đội C'. 'Nghe cũng hay đấy. Chúng tôi cũng chẳng mong gì hơn.' 'Ok, các cậu ở đại đội C. Tôi sẽ bảo 1 hạ sĩ nhất đưa mấy cậu tới hầm chiếm đấu nào còn trống."


    "1 hạ sĩ quan khác bò đến rồi dẫn họ tới 1 vị trí bỏ trống rồi bảo: 'Giờ thì ở đây nhé.' Tôi đáp: 'Vâng, nhưng khi nào thì chúng tôi được ăn ạ?'. Anh ta trả lời: 'Bất cứ lúc nào được họ sẽ mang đồ ăn, nước uống, đạn dược đến. Cứ ở yên chỗ này nhưng nếu có lệnh từ tuyến đầu truyền xuống thì phải sẵn sàng. Vài giờ nữa ta sẽ tấn công."
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Chẳng còn nhìn thấy người nào nữa. Đạn pháo thì cứ trút xuống như mưa vậy. Muốn đi vệ sinh thì đi ngay trên miệng hố và đi vào buổi đêm. Không biết chúng tôi phải ở đó trong bao lâu; có thể mấy ngày hoặc là nhiều hơn. Nghe nói sẽ có đánh lớn nhưng chẳng có ai nói gì thêm ngoài việc quân ta sẽ tấn công. Chúng tôi chỉ biết ở yên đó mà thôi."


    "Sự bế tắc trong rừng ngày càng thôi thúc những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho chiến dịch tấn công phòng tuyến Siegfried. Bất kỳ đơn vị nào có sẵn đều được gọi đến ngay. Tiểu đoàn Ranger số 2 (biệt động quân. ND), đơn vị tinh nhuệ từng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt quân phòng thủ trên bãi biển Omaha, là lực lượng mũi giáo trong các chiến dịch tiếp theo tiến qua ngang nước Pháp, cũng đã được điều tới biên giới Bỉ để phối thuộc cho Liên đoàn A, sư đoàn 5 thiết giáp.


    Trung úy Bob Edlin, 1 trung đội trưởng thuộc đại đội A Ranger từng bị thương tại bãi biển Omaha trong ngày D nhưng đã hồi phục và được thưởng huân chương chữ thập Distinguished Service Cross ở trận Brest, vừa trải qua 1 tháng nghỉ ngơi tại khu dưỡng quân trước khi lên xe tải đến khu vực Huertgen. "Những dấu hiệu cho thấy sắp phải đi tác chiến rất dễ nhận thấy. Xảy ra toàn những việc tốt đẹp. Tướng Eisenhower đến thăm chúng tôi. Khi toàn tiểu đoàn chúng tôi vây quanh và ông ta hỏi 'tại sao mọi người ko đi giày mới?' thì có người la lên: 'Chết tiệt, bọn trên bộ tư lệnh lấy cả rồi ạ' và đúng là có chuyện ấy thật. Mọi người tại các bộ tư lệnh sư đoàn, quân đoàn cho đến Tập đoàn quân đều có giày mùa đông, quần áo ấm mới. Thế nhưng những thứ trang bị ấy chẳng bao giờ lên được tuyến đầu cả. Bọn tôi vẫn phải mặc quần áo mùa hè trong khi trời đã trở rét. Tướng Eisenhower nói ông sẽ lưu ý đến việc này, và cầu chúa phù hộ cho ông ấy, quả có thế thực. Mấy bữa sau chúng tôi đã được nhận giày mới và thậm chí còn có cả đồng hồ nữa. Ông ấy đã phải lục lọi khắp các bộ tư lệnh thì mới có đủ để cấp cho mỗi 1 tiểu đoàn Ranger."


    Biên chế tổ chức của 1 tiểu đoàn Ranger gồm có 500 quân, chia thành 6 đại đội; mỗi đại đội gồm 62 lính và 3 sĩ quan. Các đại đội đều có lính trợ chiến riêng, sở chỉ huy đại đội còn có bộ phận truyền tin, bảo đảm, hậu cần. Quân Ranger tác chiến với hỏa lực súng cá nhân dư thừa nhưng lại thiếu súng nặng. Thoạt đầu thì nhiệm vụ của họ là đột kích nhanh, mạnh, đánh chiếm vị trí rồi giao lại nó cho các đơn vị lớn hơn. Tuy nhiên khi quân Đồng minh tiến quân qua nước Pháp thì lính Ranger được sử dụng ngày càng nhiều hơn theo cách dùng các tiểu đoàn bộ binh thường. Do bị tổn thất và thiếu nguồn lính bổ sung được huấn luyện bài bản nên các đơn vị Ranger giờ có cả các binh sĩ thường vốn có thể chất lẫn tinh thần ko đủ tiêu chuẩn.


    Sid Salomon, đại úy Ranger,người từng tham giao vào trận đánh chiếm mục tiêu có ý nghĩa chiến lược Pointe du Raz Percée khống chế bãi biển Omaha nhớ lại: "Trời rét cộng với mưa lớn đã ảnh hưởng xấu đến tinh thần lính mới. Thương vong cùng bệnh hoại tử chân càng khiến cho sự hỗn loạn gia tăng. Sau 1 tháng chiến đấu, quân Mỹ mới chỉ tiến được vào đất Đức có 12 dặm. Lính Ranger thuộc đại đội Baker rất ngạc nhiên khi thấy quần áo, trang bị và thậm chí có cả vũ khí bị quân của sư đoàn từng giữ khu vực này vứt bỏ."


    Frank South, lính cứu thương nằm trong số người có mặt từ đầu của đơn vị, từng tham gia đánh chiếm các cao điểm trong chiến dịch Normandy kể lại: "Chúng tôi được đặt trong trạng thái báo động lặp đi lặp lại để chuẩn bị tiến công các ngày 4,8 và 11 vậy mà lần nào cũng bị hủy bỏ. Cuối cùng đến ngày 14 thì chúng tôi bị tách khỏi sư đoàn 5 thiết giáp và đưa tới thay cho quân trung đoàn 112. Đoàn xe đưa chúng tôi đến vùng rừng gần Germeter. Tại đây đơn vị thiết lập sở chỉ huy tạm và trạm xá. Các đại đội trên tuyến đầu sẽ lập chu vi phòng thủ hoặc các vị trí dự bị. Trên đường đi vào khi qua 1 ngã tư đoàn xe được 1 lính quân cảnh từ đám cây cối nhô ra hướng dẫn. Cậu lái xe, người sẽ phải đi về các kho ở tuyến sau chở đồ hậu cần rất thú vị khi nhìn thấy tay quân cảnh thoắt ẩn thoắt hiện này. Anh ta ko nấp trong đám cây nữa mà đột ngột nhô lên khỏi hố cá nhân mỗi khi có xe đi qua y như trong truyện tranh Bill Mauldin vậy. Anh ta có ở đây vì giao lộ này thường hay bị pháo kích. Cũng như những người khác từng ở trong rừng tháng 11, South thấy trời mưa và rét tê tái. Lính Ranger bắt đầu dùng bộc phá để phá vỡ mặt băng rồi mới đào công sự.


    South vẫn còn nhớ rõ: "toàn tiểu đoàn khi tiến vào ko ít thì nhiều đều bị pháo kích. Chúng tôi đào công sự trú ẩn vì nhận thấy sẽ phải thủ ở đây ít ngày. Tay tôi bị trúng mảnh pháo. Quá nhẹ để có giấy chứng thương nên chỉ cần làm sạch, may lại, rồi băng bó là được. Đến đây thì tôi tin mình sẽ thuộc số ít người sẽ trải qua cuộc chiến mà ko bị làm sao cả."


    Thời gian này, quân Ranger tiến hành các chuyến tuần thám nhằm giữ liên lạc giữa các đại đội và thu thập thông tin tình báo. 1 tổ tuần thám gồm 4 người do Bob Edlin chỉ huy đã luồn rừng tới tận ngoại vi Schmidt và thấy bên trong thị trấn có vẻ yên ắng. Tổ trinh sát cho rằng đó có thể do địch bày ra để 'ru ngủ' rồi lừa quân Mỹ vào bẫy. Đại tá James Rudder, chỉ huy tiểu đoàn 2 Ranger, cũng đồng ý với nhận định ấy. Dù gì đi nữa thì sau vài ngày ở khu vực Germeter-Vossenack, sư đoàn 28 đã bàn giao vùng trách nhiệm của mình lại cho sư đoàn 8. Quân Ranger trở thành lực lượng trừ bị của sư đoàn này.


    Cho đến tận ngày 18/11 thì những binh sĩ cuối cùng của sư đoàn Keystone (sư 28) thuộc trung đoàn 109 của Bill Peña mới rời khỏi khu vực để về Luxembourg. Lúc này sư đoàn 28 đã tan nát và ko còn là 1 đơn vị có khả năng tác chiến nữa. Cecil B. Currey, 1 cựu thành viên sư 28 đã viết trong cuốn sách 'Theo tôi và chết vì trung đoàn 110' như sau: "Đến ngày 13/11 thì toàn bộ sĩ quan trong các đại đội A, B, C đều nằm trong danh sách tử trận, bị thương, mất tích, hoặc phải sơ tán vì chứng hoại tử chân hay kiệt sức."
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Đại đội Able ko những mất hết sĩ quan mà cũng chẳng còn lại hạ sĩ quan nào nữa. Đại đội Baker chỉ còn lại 4 lính; gồm 3 binh nhì và 1 trung sĩ. Đại đội Charlie còn được 23 quân và 1 hạ sĩ quan duy nhất. Đại đội Dog có 2 sĩ quan và 6 lính còn tên trên danh sách. Thống kê các trường hợp mất tích cũng khá cao; đại đội Able mất 38, Baker mất 44, Charlie 39 còn Dog là 8."

    "Con số trên còn trở nên đắng lòng hơn nữa khi ta biết tiểu đoàn 1 khởi đầu có 871 quân và đã nhận thêm gần 100 lính bổ sung (như Alexis) trong quá trình tác chiến. Ngày 13/11, khi tàn quân của tiểu đoàn về đến khu vực tập kết, thì họ chỉ còn có 57 mạng. Quân y phải sơ tán gấp 37 người trong số đó vì bị thương, kiệt sức, hoại trử chân hoặc vì cả 3 lý do trên. Trong số gần 1000 người thì nay chỉ còn có 25 mạng là còn có thể chiến đấu. Hình như trong 2 ngày sau đó còn có thêm 50 binh sĩ bị tụt lại từ tiền tuyến trở về. Hầu hết số này cũng phải đi sơ tán vì chứng hoại tử chân."

    Sư đoàn 28 đã bị thương vong 5684 người cả vì chiến đấu lẫn phi chiến đấu. Các đơn vị tăng phái góp vào con số đó thêm 500 nữa. (Số tổn thất của quân Đức ước tính là 2900). Cùng với số lượng khủng khiếp thương binh, tử sĩ và lính bị mất tích hay bị loại khỏi vòng chiến vì những nguyên nhân khác thì đơn vị cũng đã mất đi vô số binh sĩ giỏi, được huấn luyện kỹ và số này rồi cũng chỉ được thay thế bằng số lượng chứ ko phải chất lượng.

    Tướng Dutch Cota sau đó đã nói chuyện với những người còn sống sót: "Tôi cực kỳ tự hào về sự chiến đấu ngoan cường cùng những thành quả mà các bạn giành được. Chúng ta đã phải trả giá đắt với nhiều người chết và bị thương. Ai đã từng trải qua trận đánh đều biết rõ những khó khăn, gian khổ mà các binh sĩ đã phải chịu đựng. Trận đánh thật gay go và ác liệt. Lịch sử của sư đoàn 28 sẽ ghi nhận công lao của các bạn. Xin chúc mừng các bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ!"

    Những lời úy lạo của ông ta dường như cũng an ủi được phần nào cho lính sư đoàn 28. Nhưng trên các bộ chỉ huy cấp cao, từ sư đoàn đến Tập đoàn quân số 1 thì ko thể nói đến việc: "hoàn thành tốt nhiệm vụ!" được. Cota cùng 2 cố vấn thân cận đã đề cập đến: "những yếu kém nhất định trong công tác huấn luyện của sư đoàn. Cả về chiến thuật lẫn công tác tham mưu, chỉ huy." 1 trong số những điều mà tướng Gerow chỉ trích đó là viên chỉ huy pháo binh sư đoàn đã thất bại trong việc giữ liên lạc với tiểu đoàn pháo. Các quan chức chóp bu đều cho rằng mình bị những bản báo cáo tình hình chiến đấu của các đơn vị đánh lừa. Đã ko có hoạt động trinh sát, thu thập thông tin tình báo nào về hệ thống phòng ngự tại Vossenack và Schmidt. Bản đồ thì bỏ qua nhiều thông tin quan trọng như là bãi mìn lớn mà Hubert Gees gọi là Wilde Sau. Thế nhưng trong những lời phê bình, chỉ trích ko hề thấy ai hoài nghi về chiến lược cơ bản cả - khi cứ húc đầu vào những vị trí cố thủ của địch trong rừng.





    10


    Cuộc tổng tấn công tháng 11 bắt đầu



    Thoạt đầu, cuộc tiến công được dự định sẽ diễn ra sớm, vào ngày 10/11, thế nhưng đến tận ngày 13 thì thời tiết vẫn chưa thuận lợi. Bầu trời u ám nặng như chì thường xuyên xảy ra mưa và tuyết khiến cho các nhiệm vụ không trợ phải hủy bỏ. Trong khi các vị 'quan lớn' chờ đợi thời tiết tốt lên 1 cách vô ích thì quân Mỹ trong rừng vẫn tiếp tục bị hành hạ. Ngày 10/11, trong khi các binh sĩ của sư đoàn 28 và tiểu đoàn xe tăng 707 nỗ lực vô vọng cố giữ cho đơn vị khỏi tan rã thì tại Tập đoàn quân số 1, Sylvan lại tổng kết thế này: "Tình hình hiện trạng vẫn ít nhiều ko thay đổi. Cần phải giữ cho được Vossenack: tiểu đoàn 1 trung đoàn 109 ở phía bắc cùng với tiểu đoàn 2 trung đoàn 109 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 112 đã đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc khi lấn sâu khoảng 1km vào rừng Huertgen." Thật sửng sốt khi Tập đoàn quân số 1 vẫn tự tin như thế trước vài dấu hiệu thành tích. Rõ ràng có lẽ trừ những người trên bộ tư lệnh của Hodges ra thì mọi người đều đã biết rằng sư đoàn 28 đang bị bao vây. Lực lượng tăng viện đầu tiên, trung đoàn 12, đã bị đẩy lui với tổn thất lớn khiến cho đơn vị này ko còn có thể sắm vai trò gì quan trọng trong cuộc tiến công sắp tới nữa.

    Những sự việc kinh khủng nhanh chóng phá vỡ sự lạc quan, hy vọng kỳ cục ấy. Ngày hôm sau Sylvan đã phải ghi nhận: "Chiều nay từ lúc 2g cho đến tận 5g30, tướng Gerow đã đến văn phòng hội kiến với tướng Hodges. Tướng quân còn lâu mới hài lòng với tình hình và việc giải tỏa cho sư 28. Ông đang quan tâm xem cần phải làm thế nào để cải thiện tình thế hiện nay. Câu hỏi chính trong ngày là về thời tiết. Báo cáo sơ bộ đã ko có gì phấn khởi vậy mà bản báo cáo cuối cùng qua điện thoại trước 12g cũng chẳng thấy gì khả quan hơn."

    Ngày 12/11, khi Tập đoàn quân số 1 vẫn đang lo lắng vì tình hình thời tiết thì Sylva lại viết: 'Ăn trưa xong thì tướng quân đến thăm quân đoàn 7, nơi mà tướng Collin đã nỗ lực ko thành khi thu hút địch đang bu bám tướng Gerow. Trời đang có tuyết rơi." 1 lần nữa các chuyên gia khí tượng mà Hodges hỏi ý kiến lại nói: "Cơ hội ngày mai có nắng chỉ là 1/1000". Bất kể tầm nhìn kém như thế nào hay việc Tập đoàn quân số 1 có trông chờ vào yếu tố bất ngờ hay không, thì chiến dịch Queen vẫn phải được giữ bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên quân Đức ko những biết rõ sắp có tiến công mà họ còn biết những đơn vị nào sẽ tham gia vào đó nữa.

    Trung đội trưởng George Wilson, người gia nhập đại đội E, trung đoàn 22 bộ binh, sư đoàn 4 ngay trước trận đột phá ở Saint-Lô,đang ở trên dãy núi Elsenborn những tuần đầu của tháng. "1 lúc lâu sau khi trời tối (đêm 9 rạng ngày 10), sư đoàn 4 nhảy cóc 30 dặm về phía bắc theo biên giới Đức và Bỉ. Đó là thủ đoạn vận động hết sức bí mật, nhiều biện pháp tinh vi phức tạp và đắng lòng đã được sử dụng để xóa hết mọi dấu hiệu nhận dạng của đơn vị. Số hiệu sư đoàn, trung đoàn trên các xe cộ đều bị loại bỏ. Những chiếc phù hiệu hình 4 cái lá thường xuân gắn trên vai áo mà chúng tôi rất tự hào khi đeo cũng đều phải gỡ khỏi quân phục. Mọi thư từ cá nhân có liên quan đến số hiệu sư đoàn thì đều phải đốt hết."
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Những xe tải ngụy trang cứ đi lòng vòng lung tung ở hậu phương 1 hồi nhằm đánh lừa gián điệp địch trong vùng. Trước khi trời sáng thì tới vị trí mới; ai cũng mệt mỏi và thiếu ngủ. Thật là sốc khi sáng hôm sau, chương trình phát thanh Berlin Sally tuyên truyền bằng tiếng Anh đã chào mừng sư đoàn 4 bộ binh tới vị trí mới của mình trong rừng Huertgen." Chẳng ai biết tình báo Đức có được thông tin này từ đâu nhưng Wilson thì cho rằng sự việc 1 đơn vị biến mất khỏi 1 khu vực rồi lại thấy xuất hiện 1 đơn vị khác ko có dấu hiệu nhận dạng gần đó thì khó có thể coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên đối với 1 kẻ thù rất cảnh giác. Thêm vào đó, sự trì hoãn kéo dài vì thời tiết xấu của chiến dịch Queen cũng khiến cho quân Đức có thể hình dung ra được chính xác những gì chúng sẽ phải đối mặt.

    Có lẽ vì sợ tin trung đoàn 12 bị tổn thất nặng sẽ làm cho các đơn vị của sư đoàn 4 xuống tinh thần mà ngày 16/11, tướng Ralph O. Barton, tư lệnh sư đoàn khi đến thăm bộ chỉ huy trung đoàn 22 đã viết trong nhật ký của đơn vị rằng: "trung đoàn 12 đã phục hồi rõ rệt." Thế nhưng 5 ngày sau đó, Barton đã đổi trung tá James Luckett, chỉ huy trung đoàn 12, sang sư đoàn khác trong khi bản thân đơn vị này, theo lời sử gia Edward Miller: "chẳng thể làm gì hơn ngoài việc cố thủ vị trí của mình."

    Là 1 phần của lực lượng tấn công, sư đoàn 1 bộ binh hành quân từ vị trí của mình ở vùng Aachen tới các đầu cầu do quân Mỹ cố thủ trong rừng Huertgen. Warren Eames là lính bổ sung vừa mới về đại đội G, trung đoàn 18 của sư đoàn ở ngoại vi Aachen. Tại đây anh đã thử lửa lần đầu trong các trận giao tranh ác liệt trên các cao điểm được gọi là đồi Crucifix.

    Eames kể: "Chúng tôi rời vị trí trên đồi Crucifix vào khoảng từ ngày 7 đến ngày 11/11. Trên tuyến đầu chúng tôi đánh mất khái niệm thời gian nên chẳng thể biết ngày hôm đó là ngày mấy nữa. Thay vào đó, có vẻ giống như dân da đỏ, chúng tôi phân định mùa dựa vào sự gia tăng của cái rét và sự khắc nghiệt của thời tiết". Để bảo vệ mình chống lại cái rét, Eames phải khoác thêm nhiều áo sơ mi màu xanh *** ngựa cùng 1 chiếc áo len. "Chúng tôi xuất phát trong bóng tối cho chuyến hành trình dài về phía nam. Sau chừng hơn 1 tiếng đồng hồ cứ mải mốt đi mà ko hề ngừng lại nghỉ, tôi bắt đầu thấy nóng đến mức ko thể chịu nổi nữa, cứ như sắp ngất đến nơi. Thế là trong chuyến hành quân dài dằng dặc và nhọc nhằn này tôi bắt đầu cởi bỏ quần áo thừa. Đó là 1 việc khó khăn vì tôi còn phải è cổ vác súng trường, ba lô nặng gần 30kg, dụng cụ đào hào, chăn mền, bi đông, 2 bao xe chứa đầy nhóc đạn M1 đang đeo chéo quanh người. Mấy bao xe đạn là thứ đầu tiên phải gỡ ra. Tôi cởi chúng ra vứt sang bên. Thế rồi tôi cố cởi áo trận ra, mỗi lần 1 bên để xé bỏ đám áo len và áo sơ mi nằm dưới. Chẳng hiểu thế nào tôi lại làm tuột mất 1 bên dây đeo ba lô khiến cho đám áo len và áo sơ mi bị xé dở cứ lủng lẳng bên trái. Sau 1 hồi nỗ lực tôi mới gỡ được chúng ra và ném chúng vào bóng tối." Eames rồi sẽ nhanh chóng cảm thấy tiếc hùi hụi đám áo quần này.

    "Chúng tôi đến nơi, là 1 chỗ đóng quân sâu trong rừng, vào khoảng trước khi trời sáng. Tại đó, lúc bình minh, chúng tôi cố gắng căng lều dưới cơn mưa tầm tã. Mặt đất rất lầy lội và chúng tôi đã hoàn toàn kiệt sức sau chặng đường hành quân dài dằng dặc."Nhưng Eames càng cảm thấy chán nản hơn nữa khi cứ phải án binh bất động. Thay vào đó họ cứ chờ đợi ngày nay qua ngày khác dưới màn sương lạnh cùng những cơn mưa dài vô tận. Chúng đã khiến cho lều trại của họ đều bị ngập úng. Tình trạng thụ động kéo dài này bắt nguồn từ việc cuộc tiến công bị hoãn và trung đoàn 18 đảm nhận vai trò dự bị.

    "Cảnh tượng ban ngày trong khu rừng rất thú vị. Toàn bộ sư đoàn 1 đã vào trong đó. Hàng nghìn con người ở những trong lều nằm lộn xộn trên các sườn đồi thuộc phần phía tây khu rừng. Sư đoàn 1 từng có tiếng là lập dị và điều đó rất chính xác khi nhìn vào trang phục của bọn họ. Lính tráng mặc đồ rất chi là lôm côm, họ còn mặc cả những thứ linh tinh bắt được nữa. Nhiều tay đeo khăn quàng rằn ri của lính dù, đội các loại mũ dở hơi. Có thể thấy mọi thứ ở trên tuyến đầu. Sĩ quan cũng thay đổi hoàn toàn cách ứng xử so với hồi còn ở quê nhà. Họ trở nên ân cần, hòa đồng và ko còn quát mắng chúng tôi nữa. Lý do chính yếu là ở đây có rất nhiều đạn lạc nên chắc chắn là tay sĩ quan nào làm mất lòng lính lác thì sẽ kết thúc cuộc đời bởi 1 viên đạn như thế.

    "Trong thời gian đóng quân, họ bố thí cho chúng tôi 1 số lớn huân huy chương về những thành tích dũng cảm trong trận Aachen (trái với những lời khen ngợi của Sylvan). Chúng tôi có 1 số lớn các cậu quê ở Tennessee và Kentucky. Đám này rất ham đánh nhau. Thật ra mà nói, tình hình ở đây quá là yên tĩnh đối với bọn họ. Đám này ko chịu yên ổn nghỉ ngơi vài ngày mà nhanh chóng gây gổ đánh nhau. Nếu ko được chiến đấu với quân Đức thì họ sẽ quay sang đánh lẫn nhau và các sĩ quan sẽ phải ngăn họ lại.

    "Tôi và J tâm sự với nhau rất nhiều trong cái lều chung trong những ngày mưa gió. J là 1 tay thấp bé, còi cọc và cực kỳ căm ghét cuộc chiến. Hắn ta từng nói với tôi nhiều lần rằng mình sẽ đầu hàng quân Đức ngay khi có cơ hội và rất mong được như thế. Tôi ghét hắn ta hắn. J có 1 người bạn thân trong đại đội tên là E, 1 gã đeo kính ngu ngốc đồng ý tưởng. Chúng mất rất nhiều thời gian để tìm cách đào thoát an toàn sang phía quân Đức. Hầu hết mọi người đều ko thích chiến tranh nhưng làm như chúng thì thật là hèn."

    Trong khiEames cùng các bạn đồng ngũ vẫn đang mòn mỏi làm dự bị, thì trung đoàn 16, lợi dụngviệc trung đoàn 47 còn tạm bám được Schevenhutte, đã được giao nhiệm vụ chiếm lấy mục tiêu là Hamich. Sư đoàn 9, giờ tạm thời phối thuộc sư đoàn 1 sẽ hoạt động bên phía sườn trái. Trong khi đó thì trung đoàn 26, sư đoàn 1 sẽ tiến công uy hiếp Langerwehe và Merode bên sườn phải trung đoàn 16
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các chốt tiền tiêu do lính tiểu đoàn 3, trung đoàn 47 thiết lập ở Schevenhutte giờ trở thành nơi lính sư 1 tập kết. Trong thời gian dài đằng đẵng ở đây, dưới hỏa lực bắn phá thường xuyên của pháo và cối, lính Mỹ ở Schevenhutte phải rúc vào những ngôi nhà còn sót lại và các boong ke kiên cố. Henry Phillips, chỉ huy đại đội hỏa lực thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 47 còn nhớ rõ: "Lính tiểu đoàn 3 trong những vị chí vững chãi đã được gia cố đã chia sẻ nơi ở ấm cúng của mình với những kẻ không may mới tới. Tất cả các sĩ quan đều phải kiểm tra việc thực hiện những bài tập mát xa chân, thay đổi tất hàng ngày của lính dưới quyền để giảm thiểu nguy cơ hoại tử."

    Trong khi chờ cho trời quang hơn, tướng Hodges đã đi thăm các sư đoàn dưới quyền. Sylvan ghi lại: "Hôm nay, để chuẩn bị cho sô diễn lớn, ông ta đã tới thăm bộ chỉ huy sư đoàn 1 của tướng [Clarence] Huebner, đóng trên quả đồi, trong cái boong ke chiếm được của quân Đức. Ngoài việc khoe với tướng Hodges rằng lính sư đoàn 1 nói mình chiến đấu giỏi hơn các đơn vị còn lại của Tập đoàn quân, tướng Huebner còn băn khoăn về số huân chương của sư đoàn, dù nó đã là đơn vị được tặng nhiều huân chương nhất trong toàn Tập đoàn quân số 1. Tướng Huebner nhất quyết cho rằng sư đoàn mình phải được thưởng nhiều hơn nữa tuy lúc này cụm Tập đoàn quân số 12 đã đặt ra hạn ngạch số huân chương sẽ được thưởng cho mỗi đơn vị trong 1 tháng. Nguyện vọng của Huebner có nhiều khả năng sẽ ko được chấp thuận.

    "Từ sư đoàn 1, tướng quân đi sang thăm sư đoàn 4. Trong lúc tướng Barton vắng mặt, ông đã có cuộc trao đổi ngắn với đại tá Roddwell, sư đoàn phó. Sau đó ông có buổi nói chuyện hồi lâu ở sư đoàn 28 với tướng Davis. Tướng Davis thanh minh sự thất bại trong việc giữ Schmidt của sư đoàn cùng với những diễn biến xấu sau đó là do địa hình quá khó khăn làm thiết giáp lên ko kịp." Cuộc tra vấn trên chỉ có tác dụng khuây khỏa chứ chẳng phải là bài học quý báu gì cho tương lai sắp đến. Đòn tiến công tháng 11 được chuẩn bị bằng trận oanh kích kinh hồn của không quân và pháo binh cùng sự hợp lực của 3 sư đoàn bộ binh được kỳ vọng sẽ đập tan mọi kẻ địch cứng đầu nhất trong rừng Huertgen.

    Trong khi ngày 13 trôi qua mà không quân vẫn chẳng có lúc nào nào để oanh kích quân thù thì cơ hội đó đã bất đầu ló dạng khoảng từ ngày 14-16/11. Nhưng dù gì thì tướng Hodges cũng đã quyết định cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào ngày 16, bất kể thời tiết vẫn còn xấu đi nữa. Hôm đó Bradley đã dùng bữa sáng cùng với Hodges và theo Karl Wolf, đại đội phó đại đội K, trung đoàn 16 thì tư lệnh Tập đoàn quân số 1 đã liếc ra ngoài cửa sổ nói: "Nhìn quả cầu lửa kia mà xem-mặt trời đó." Mọi người ồ lên cười khi nghe Hodges bảo đừng có nhìn chăm chú quá "không thì nó sẽ tan biến và chạy mất."

    Vừa qua 11g sáng thì chiến dịch Queen bắt đầu, trên độ cao 500m bộ mây đã tan, sương mù mỏng khiến cho tầm nhìn ở độ cao 2800m lên được 3.2km. Để tránh bắn phải quân bạn, các pháo đội phòng không đã bắn đạn khói màu đỏ chỉ rõ các vị trí quân Mỹ. Trong khi đó quân tiến công cũng căng những tấm bảng màu cam đánh dấu phòng tuyến mình. Phần đóng góp của Không quân Hoàng gia Anh là 11 quả khinh khí cầu đánh chặn được đưa lên nhằm xác định trận tuyến. Từ các sân bay của Tập đoàn không quân số 8 tại Anh, 1204 chiếc oanh tạc cơ 4 động cơ sẽ bay tới thả 4.120 tấn bom phá, được thiết kế chủ yếu để sát thương bộ binh, xuống. Máy bay khu trục của tập đoàn không quân 9 cũng bay tới tập kích vào những vị trí đối phương cũng như mọi xe, pháo nào hớ hênh ngoài chỗ trống. Henry Phillips báo cáo: "Sau khi các máy bay hạng nặng và hạng trung đã đánh bom sâu trong hậu phương quân địch thì những chiếc khu trục P-47 Thunderbolt cũng bổ nhào lao xuống bắn phá Gressenich, Hamich cùng các thị trấn khác phía trên thung lũng Wehe. Do bị khói bụi của những đợt bom trước đó che mắt mà nhiều máy bay ném bom bổ nhào đã oanh kích xuống quá xa sau lưng quân địch. Phạm vi oanh tạc quá rộng nên các toán điều không chiến thuật ở ngoại vi Schevenhutte cũng đành phải bó tay ko thể hiệu chỉnh nổi."

    Khi không kích giảm bớt, thì pháo binh bắt đầu bắn cấp tập vào thị trấn Gressenich, cách Schevenhutte chưa đầy 2 dặm, mục tiêu được chỉ định cho tiểu đoàn 1, trung đoàn 47 bộ binh. Dưới hỏa lực tập trung kinh khiếp của 5 tiểu đoàn pháo, lính phòng thủ Đức vẫn phát dương hỏa lực súng cá nhân chết chóc đón chào quân Mỹ đang từ trong rừng xông ra. Tuy thế, lính Mỹ vẫn kiên trì tiến tới. Do lo ngại sẽ bị hợp vây bởi sư đoàn 3 thiết giáp trên phía bắc đánh xuống cùng với sư đoàn 1 từ phía đông tiến sang nên quân phòng ngự đành phải bỏ Gressenich lại cho lính trung đoàn 47. Đấy là chiến thắng đầu tiên của cuộc tiến công tháng 11.

    Cách phía đông bắc Gressenich chừng 1 dặm là thị trấn Hamich, mục tiêu của trung đoàn 16, sư đoàn 1. 2 đại đội lính Đức thủ trong Hamich và khu rừng trước mặt lực lượng tiến công thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 16. Trung úy John Beach, trung đội trưởng thuộc đại đội C của trung đoàn này nhớ lại: "Chúng tôi ở tuyến sau từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11 để chuẩn bị tiến đánh Hamich. Vài ngày sau thì chiếm 1 khoảnh rừng gần thị trấn Schevenhutte cách Stolberg vài nghìn mét. Từ hồi ở Normandy đến giờ chưa bao giờ thời tiết lại xấu như thế. Nhiều người đã bị hoại tử chân. Phải tiến hành thay phiên mỗi lần 1 trung đội cho về thị trấn để hong cho khô ráo. Thời tiết xấu khiến trận tiến công đã bị trì hoãn mấy hôm đến tận ngày 16/11. Chúng tôi đã mất 4 người trong các trận pháo kích khi ở trong rừng. 1 chết, 2 bị thương và 1 người do chiến đấu căng thẳng, mệt mỏi quá mà được cho về tuyến sau. Ngoài ra còn có thêm 3 nạn nhân của chứng bệnh hoại tử chân."
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Quân số trung đội giảm xuống còn 36. 2 khẩu đội đại liên của đại đội D được tăng phái xuống để chúng tôi tấn công. Vì thế mà khi xuất kích tôi có dưới tay 56 lính. Đi bên trái tôi là Jim Wood (cũng là trung đội trưởng). Lệnh đưa xuống là dù có xảy ra chuyện gì đi nữa cũng sẽ xuất kích lúc 8g30. Beach kể lệnh trực tiếp của mình là "Cứ mặc kệ thương vong...nếu như bị trúng pháo thì cứ để thương vong lại tại chỗ mà tiến tiếp." Mang theo khẩu tiểu liên Thompson, anh đã làm đúng như chỉ đạo sau khi có 1 người chết và 1 người bị thương vì pháo địch. "Tôi để họ lại phía sau cho lính cứu thương lên giải quyết. Pháo địch liên tục bắn quấy rối nhưng chúng tôi vẫn tiến lên. Đạn pháo rít ù ù trên đầu rồi nổ tung nghe cứ như 1 bản giao hưởng của quỷ dữ vậy. 1 tiểu đội trưởng ngã gục bị thương do trúng mảnh pháo vào vai. Chiếc la bàn mà tôi dùng để đi trong rừng cũng bị văng đâu mất. Tôi gọi tiểu đội phó lên bảo anh ta nắm quyền chỉ huy tiểu đội rồi cứ tiến tiếp ko cần dụng cụ chỉ đường, chỉ mò bừa theo bìa rừng bên tay phải.

    "Đạn pháo rót xuống như mưa, thêm 2 người nữa bị thương. Chẳng biết làm gì hơn ngoài việc biết họ vẫn còn sống. Tôi phải tiếp tục tiến tới. Thế rồi Kuhn, người đi phía sau với tiểu đội trợ chiến, chạy lên báo rằng chỉ còn mỗi mình sống sót. Toàn bộ số lính còn lại trong tiểu đội đều đã bị thương vong vì mảnh pháo. Tiểu đội của Dyer đi trước bên tay trái tôi thì lại cực kỳ may mắn. Tới giờ họ vẫn chưa bị mất 1 người nào cả. Chúng tôi đến được chỗ có hàng rào kẽm gai của quân địch. 1 khẩu đại liên địch nã đạn vào chúng tôi, bắn trúng cổ 1 binh sĩ. Đường đạn đi ra từ 1 cái rãnh nằm phía bên phải. Tôi phát hiện được ụ đất nơi khẩu súng máy địch bố trí đang nhả những luồng đạn chết chóc về phía mình. Nếu ụ súng ấy chưa bị diệt thì trung đội của Woody sẽ ko thể tiến lên được.

    "Trong khi tôi bắn vào chỗ đặt súng thì Strickland, lúc này đang chỉ huy tiểu đội phía bên phải, phóng sang mấy quả lựu đạn chống tăng. 1 quả rơi trúng vào ụ súng, giết gần hết đám xạ thủ. 2 tên Đức còn lại bật dậy giơ tay đầu hàng. Chúng tôi tước súng, giải chúng về phía sau rồi phá hủy khẩu súng máy. Mới tiến lên thì chúng tôi vấp phải ụ súng thứ nhì và bị chặn lại. Bằng 1 đợt xung phong vỗ mặt, chúng tôi đã diệt được 1 tên địch, làm bị thương 1 tên khác. Số còn lại bị bắt làm tù binh. Lúc này chúng tôi đã ra khỏi rừng đến chỗ 1 xóm nhà - mục tiêu của Woody.

    "Lát sau Woody cùng trung đội cũng đến nơi. Cậu ta nói 'Ổn rồi, Beach ạ. Ta chia tay nhau ở đây nhé. Hẹn gặp lại cậu sau.' Ko ai ngờ rằng phải 3 tháng sau chúng tôi mới gặp lại nhau, trong 1 trại tù binh của quân Đức.

    "Tôi tránh sang bên phải, kiểm điểm quân số rồi tiếp tục tiến. Chỉ còn có 14 mạng so với hơn 50 người mấy tiếng trước đó. Tôi đang xem bản đồ thì Dyer cắt ngang: 'Có 1 ********* Đức'. 1 tên Đức đang giương lê xông tới chỗ chúng tôi. Dyer vừa đứng dậy thì 1 binh sĩ ở phía sau đã bắn gục tên này khi hắn chỉ còn cách chúng tôi có 1m. Tôi lại nhìn xuống xem bản đồ tiếp. Chúng tôi phải vượt qua 1 cái hào thì mới tới được đích. Vừa cố công bố trí 14 người kia ở đấy xong xuôi thì tôi được lệnh quay về sở chỉ huy đại đội."

    "Mới về tới nơi thì có điện thoại khẩn cấp báo lính Đức phản kích. Tôi vội phóng ngay về vị trí của mình. Bọn Đức đã đánh bật 1 tiểu đội, giết 4 binh sĩ và chiếm lấy trận địa của họ. Strickland cũng nằm trong số những người bị thương. Dyer đang cầm cự với 8 người còn lại. Đặc biệt có 1 hướng hỏa lực địch bắn ra rất mạnh. Tôi gọi 'Dyer' nhưng ko nghe thấy tiếng trả lời.

    "1 tên Đức ở trước mặt tôi bỗng phất lá cờ trắng. Sau đó lính cứu thương địch từ chỗ nấp chạy ra, kiểm tra xem ai còn sống thì kéo họ ra chỗ an toàn. Tôi cẩn thận lỏng tay cò khẩu tiểu liên.

    "Tôi ko có lính cứu thương, nhưng ngoài đó quân của tôi cũng có mấy người. Nếu như những thương binh đó được sơ cứu, rồi đưa về tuyến sau thì họ sẽ ko bị mất mạng. Quyết định nắm lấy cơ hội này, tôi bèn đặt khẩu tiểu liên xuống, tay không đứng dậy chân bước nhanh nhưng vẫn thận trọng về phía mấy người mặc áo màu xanh *** ngựa đang nằm bất động. Bỗng đại liên địch lại khai hỏa. Cùng lúc đó tôi thấy những chớp lửa đầu nòng lóe lên ở dưới và bên cạnh lá cờ rồi 2 chân đau nhói, ko thể cục cựa gì nữa.

    "Tôi thấy lính quân y Đức mặc kệ thương binh Mỹ mà chỉ vội vã khiêng người của mình. Sau khi đã đưa người cuối cùng của mình về thì chúng lại nháo nhào nấp vào chỗ an toàn. Tôi thấy người bên mình nằm quanh đấy nhưng chằng biết họ có còn sống hay ko?

    "Tôi bắt đầu nhận ra hình dáng mờ mờ của lính đang lẳng lặng tiến đến. Xa xa, chốc chốc lại có tiếng súng trường bắn, đạn bay viu víu qua đầu. Trời sập tối rất nhanh, người tôi bắt đầu run lên vì lạnh. Có tiếng lào xào trong bụi cây. Rồi bỗng 1 thằng bé chỉ chạc 18 tuổi, má còn lông tơ hiện ra, với ánh mắt rất quyết liệt. Nó dí khẩu tiểu liên gớm ghiếc thẳng vào mũi tôi và sắp sửa siết cò. Tôi tuyệt vọng giơ 2 tay lên dùng chút tiếng Đức ít ỏi nói mình đã bị thương. Nó gật đầu, chĩa súng sang chỗ khác, rồi di chuyển tiếp xuống dốc. Bỗng 1 loạt đại liên Mỹ khô khốc vang lên, thằng Đức ngã sấp mặt xuống nằm rên rỉ cách đó mấy mét. Sau mấy phút thì ko thấy nó cục cựa gì nữa."

    Beach chợt nhớ ra trong túi mình có khẩu súng lục Đức. Anh vội rút súng ra rồi ném hết sức ra xa. Gần hết đêm thì anh bị 1 số lính Đức phát hiện. Họ dùng tấm chăn của 1 lính Mỹ chết làm cáng khiêng anh về 1 căn nhà có phòng rộng chứa đầy thương binh. Trong khi 1 linh mục đang hành lễ lần cuối cho mấy người trong số đó thì lính quân y thay băng, tiêm thuốc rồi thỉnh thoảng lại ra dấu cho 2 lính khiêng cáng. Những tay này liền vội đến đưa xác người vừa chết đi. 1 thương binh nằm bên ngoài sẽ nhanh chóng được đặt vào chỗ vừa trống. Sau đó Beach được đưa lên xe cứu thương chở đến 1 bệnh viện để chữa trị rồi vào trại tù binh.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Quân Đức đã tổ chức 7 đợt phản kích trong ngày 16/11, tuy nhiên tất cả đều bị đánh lui. Mấy tháng sau, trong 1 trại tù binh, Jim Wood mới kể lại cho Beach nghe những gì xảy ra với trung đội mình khi họ tham chiến ở bên cạnh. "Tôi chỉ huy luôn số lính còn lại của trung đội cậu. Tuy nhiên họ chỉ còn có 4 người. Trung đội tôi giảm xuống còn 6 lính trong khi trung đội 3 có 7 mạng. Mấy tổ đại liên đã bị tiêu diệt còn tiểu đội cối thì bị trúng pháo. Tôi đào hố chiến đấu cho mình dưới 1 thân cây đổ, vừa xong thì đạn pháo nã đến và phạt cụt phần lớn cây cối quanh đó.

    "Youngman đã hy sinh hết sức anh dũng trong khi tay vẫn còn siết chặt cổ tên địch bị anh bóp chết. Rồi thì pháo chuyển làn, xe tăng Đức bắt đầu xông đến. Số lính tôi bố trí bên sườn trái bỏ công sự chạy về vị trí chỉ huy. 1 cậu hét: "trung úy Wood, có 5 tăng địch đang xông đến. Chúng làm cỏ bọn ta mất! Phải ra khỏi đây thôi ko thì chết hết. Làm thế nào bây giờ?"

    "Biết nói với cậu ta thế nào đây hả Beach? Lệnh là phải cố thủ nhưng tôi cũng hãi y như cậu ta thôi. Tôi thấy đám xe tăng đang tiến đến. Chúng bắt đầu nã đạn vào chúng tôi. Chẳng có súng bazooka để mà chống lại. Chẳng biết nói thế nào nhưng cuối cùng tôi cũng thốt ra được:'Tôi sẽ ở lại chỗ này.' Hẳn đó là câu trả lời đúng đắn. Chẳng ai muốn là kẻ hèn nhát bỏ vị trí chạy trốn khi giáp mặt quân thù cả. Tôi nói rất nghiêm túc và bọn họ nhìn có vẻ ko vui. Ở lại đó cũng giống như là tự sát nhưng họ cũng biết đó là điều phải làm. Sau cùng 1 cậu bảo: 'Thôi được, nếu anh trụ lại thì chắc tôi cũng làm vậy.' Rồi họ quay về hố chiến đấu của mình. Cậu biết ko Beach, chúng mình đã chặn được bọn khốn đó. Bọn mình còn mấy quả phóng lựu (lựu đạn chống tăng được phóng bằng súng trường. ND). Chiếc xe tăng đi đầu bị hạ gục. Chúng tôi đã chặn đứng chúng nó. Chẳng hiểu sao mà 10 người lại có thể chặn được 5 xe tăng Đức."

    “Jake Lindsey, trung sĩ trung đội phó đã ở cùng hố chiến đấu với tôi trong những lúc gay go nhất. Lindsey bảo: "Thấy anh run thế nên tôi mới phát hiện ra mình ko phải là người duy nhất đang khiếp hãi. Tôi trả lời: 'Khiếp lắm, hãi lắm. Chưa bao giờ tôi thấy sợ hãi đến thế.' Cả 2 cùng cười và cảm thấy dễ chịu hẳn.

    Miêu tả của Wood chưa nói hết ra những hành động anh dũng của những binh sĩ thuộc quyền. Sau đó 1 tháng, một mình trung sĩ Jake Lindsey được coi là đã tiêu diệt được 2 ổ súng máy địch, buộc 2 xe tăng địch tháo lui và đánh bật 1 cuộc đột kích của trinh sát Đức. Dù bị thương, anh được cho là đã đánh giáp lá cà với 8 lính Đức, giết chết 3 tên, bắt sống 3 tên khác, 2 tên còn lại bỏ chạy. Anh đã được tặng thưởng huân chương danh dự vì những thành tích đó. Tuy nhiên những chiến công trên lại trở thành vấn đề gây tranh cãi sau khi Beach và Wood được giải thoát khỏi trại tù.

    Wood cho Beach biết thêm: "Tất nhiên, những hôm đó ko có cách gì để đưa hàng tiếp tế lên cả. Đạn dược nhanh chóng cạn kiệt. Tôi chỉ được ăn nửa hộp khẩu phần C trong suốt mấy ngày trời. Nước trong bi đông cũng hết nhẵn." Dù vậy, đến chiều 19/11, trung đoàn 16 bộ binh cũng đã chiếm được Hamich.

    Tại bộ tư lệnh đóng ở Verviers, ban tham mưu Tập đoàn quân số 1 đang tiến hành phân tích những tin tức thu được qua liên lạc trực tiếp với các đơn vị tham gia trận tiến công tháng 11. Trong khi các đơn vị ở rừng Huertgen vẫn là phần trọng yếu trong kế hoạch tổng thể thì cũng có những nỗ lực tương tự nhằm nối lại cuộc đột kích qua hành lang Stolberg lên phía tây bắc. Sylvan đã tả lại cố gắng to lớn này trong nhật ký: "Đòn đánh mà tướng Hodges đang sốt ruột chờ đợi và được tướng Bradley tin là sẽ mở đường cho cuộc tổng tiến công cuối cùng đánh quân Đức quị hẳn được bắt đầu lúc 12g45 ngày 16 tháng 11. Đòn công kích hiệp đồng giữa các sư đoàn bộ binh số 1, 4, 104 cùng sư đoàn 3 thiết giáp được bắt đầu với sự tham gia của các oanh tạc cơ với số lượng lớn chưa từng thấy: 1100 chiếc. Máy bay sẽ ồ ạt ném bom tập trung xuống Eschweiler và Langerwehe lúc 11g15 phút. Sau đó từ 1g30 đến 3g30, 700 máy bay ném bom của quân ta sẽ tập kích vào 8 địa điểm và mục tiêu khác. Không quân hoàng gia Anh hoàn tất buổi chiều bằng 1.500 chiếc máy bay ném bom Lancaster. Dù nghe rõ tiếng ồn của đoàn máy bay Mỹ nhưng ko thể nhìn thấy họ (và họ cũng chẳng nhìn thấy mục tiêu). Mãi đến tận chiều muộn thì mây mù mới tan bớt, mặt trời hé lộ thì chúng tôi mới nhìn thấy các oanh tạc cơ Lancaster của Anh bay qua đầu bộ tư lệnh. Rocket cũng được chuẩn bị cho cuộc tấn công. Đây là lần đầu tiên ko xảy ra việc 'quân ta đánh quân mình. Ném bom và phản pháo hiệu quả đến nỗi trong suốt 4 giờ đầu tiên, các báo cáo cho biết pháo binh địch chỉ phản ứng có 7 quả. Tuy nhiên các công sự quân địch gần chiến tuyến có bãi mìn và hàng rào kẽm gai phụ trợ lại ko bị ảnh hưởng. Do đó khi quân ta xung phong thì hỏa lực súng cá nhân và súng cối địch vẫn bắn ra mãnh liệt. Tướng quân từng nói trong vòng 48 giờ đầu ta chưa thể đánh giá gì về 1 cuộc tiến công. Tiến bộ lớn nhất là việc tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh cơ giới 33 cùng chiến đoàn Mills, sư đoàn 3 thiết giáp đã tiến được đến ngoại vi Hostenreid lúc nửa đêm. Chiến đoàn Lovelady, tiểu đoàn 2, trung đoàn 33 đã chiếm xong Werth. Tiểu đoàn 1, trung đoàn 47 và sư đoàn 1 đã tới được ngoại vi Gressenich và bắt đầu giao tranh ác liệt để chiếm từng ngôi nhà một. Sư đoàn 4 tiến rất chậm vì phải chống lại các vị trí địch được ngụy trang kín đáo trong đêm tối. Vẫn ko thể đánh xuyên qua rừng được. Sư đoàn 104 tiến lên được 500m. Mũi tiến công của tập đoàn quân 9 đạt được nhiều tiến bộ hơn."
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong hoàn cảnh tốt nhất thì Bradley và Hodges có thể tạm hài lòng với những tiến bộ đã đạt được tại hành lang Stolberg của sư đoàn 3 thiết giáp cũng như những chiến thắng khiêm tốn hơn của sư đoàn 104 với các đơn vị thuộc tập đoàn quân 9 của Simpson. Huertgen vẫn là mục tiêu khó nuốt trong ngày khai trận. Sang ngày 17/11, sư đoàn 3 thiết giáp vẫn tiếp tục thành công trong khi bộ tư lệnh lại rất lo khi thấy sư đoàn 104 đuối dần. Dù mũi tiến công trong rừng chưa thấy tiến triển gì đáng kể, Hodges vẫn tới thăm quân đoàn 7. Tại đây, theo những ghi chép của Sylvan thì "tướng Collins vẫn hết sức lạc quan bất kể kết quả còn hạn chế hơn nhiều so với báo cáo." Tướng Collins nhấn mạnh là mình đã thúc sư đoàn 104 phải kiên quyết tiến mạnh và tiến nhanh hơn nữa. Tại quân đoàn 7, tướng quân cũng gặp tướng Barton (toàn bộ sư đoàn 4 cũng đã được tung vào chiến dịch rừng Huertgen), người mà ông đã rất lâu rồi ko có dịp nói chuyện. Tướng Hodges nói đây là nơi có địa hình xấu nhất mà lâu rồi ông mới thấy. Ông đang có cảm giác cuộc tấn công đã sai lầm khi cứ đánh theo 1 trục đường mãi, lẽ ra phải xuyên rừng chiếm dần từng thước đất một. Barton cho biết địch chống giữ ở đây rất cuồng tín. 1 trung đội địch khi xâm nhập vào phòng tuyến quân Mỹ đã chiến đấu đến người cuối cùng." Những lời bình phẩm của Hodges cho thấy có 1 sự rất mù mờ về địa hình ở đây. Trong khi người ngoài tiền tuyến đã nói đi nói lại rằng ko thể tiến 'theo 1 trục đường' được, thì ông lại rất vô lý khi tin rằng lính có thể đánh xuyên qua khu rừng dày đặc cây cối, đầy nhóc công sự phòng thủ của lính Đức được bố trí rất khéo léo.

    Không khí lạc quan vui vẻ vẫn tiếp tục diễn ra ở các cấp trên cao. Dù thừa nhận đối phương đang kháng cự rất mãnh liệt, Sylvan cho biết rằng sư đoàn 104 đã tăng tốc độ tiến quân trong khi quân Đức phải rút khỏi các vị trí. "Tướng Collins nói với Hodges rằng, chỉ cần thêm 2 ngày trời đẹp nữa thì lớp vỏ phòng ngự của địch sẽ bị phá vỡ. Ông cho biết những dấu hiệu đó đã lộ ra hôm nay dưới sức ép mạnh mẽ của sư đoàn 1. Kết quả sẽ rất tuyệt vời vào ngày mai và ngày kia."

    Có được điều đó là do những kinh nghiệm xương máu của những người lính sư đoàn 1, như George Wallace. Sinh năm 1914, lớn lên tại Buffalo, New York, anh vất vả vượt qua thời kỳ đại suy thoái và vào học tại đại học Pennsylvania năm 1931. Phải mất nhiều năm anh mới kiếm đủ tiền đóng học phí thường niên 400 đô la và cuối cùng đến năm 1939 thì tốt nghiệp. Anh làm nghề phục vụ tại đám cưới rồi sau làm nhân viên kinh doanh cho NBC. Do thị lực kém, anh đã bị hải quân từ chối. Thất bại trong kỳ khám sức khỏe đầu tiên, nhưng đến năm 1942 thì anh lại được chấp nhận. Nhờ 1 người bạn của bố vợ cộng với nền tảng trình độ bản thân anh được đi học trường sĩ quan. Để đạt đủ điều kiện học ở đây anh đã phải học thuộc lòng bảng chữ đo mắt.

    Là sĩ quan bổ sung, anh vượt eo biển Anh trong ngày D rồi cùng 6 người nữa được giao về đại đội A, trung đoàn 16, sư đoàn 1 bộ binh. "Tôi còn rất ngờ ngệch đến nỗi chẳng thể phân biệt nổi giữa incoming và outgoing nữa (chiếm lĩnh và rời khỏi vị trí. ND). Phải tự mày mò học hỏi." Tuy nhiên đến khi đến rừng Huertgen, anh đã trải qua các trận đánh trong các hàng rào cây vùng Normandy và từng phải đi quân y chữa trị vì bị thương do bom **** chống bộ binh của máy bay Đức thả xuống.

    "Chúng tôi gần như chuyển sang phòng ngự trong rừng Huertgen. Bọn Đức rút khỏi chiến tuyến, quân ta lên chiếm công sự của chúng nó. Thế nhưng pháo và cối của chúng đã căn sẵn vào đó. Hố chiến đấu của tôi bị ngập nước phân nửa. Phải có đến 30% chúng tôi bị loại khỏi vòng chiến vì chứng hoại tử chân. Tôi để điện đài chỗ cái cây, mặt nó liền bị xước do mảnh pháo quân nhà. Lúc nào cũng ngửi thấy mùi thum thủm của thuốc pháo."

    Trong khi Wood cùng nhúm người sống sót của tiểu đoàn 1 đang bị ghìm chặt, ko thể chiếm nổi mục tiêu Hamich thì Wallace cùng tiểu đoàn 3 lại vẫn đang phòng ngự thụ động. Đến sáng 18/11 thì trung đoàn 16 mới tung tiểu đoàn 3 ra đánh chiếm Hamich. Karl Wolf, đại đội phó đại đội K còn nhớ đơn vị mình tiến ra đầu tiên cùng với đại đội L. "Tới trưa thì vào được thị trấn. Trong đó có lính Đức và 3 chiếc tăng Tiger. Cùng với đó còn 6 xe tăng cùng bộ binh đang từ sườn núi phía đông bắc tiến xuống. Bọn Đức phòng thủ rất quyết liệt rồi còn tiến hành phản kích nữa. Máy bay quân ta bổ nhào ném bom trúng 1 số xe tăng Đức nhưng cũng bị bắn rơi 2 chiếc."

    "Tôi đặt sở chỉ huy đại đội dưới tầng hầm ngôi nhà cách ngã tư của cái thị trấn chỉ có 1 dãy nhà này chừng nửa khu phố. Tại đây đại đội K tiến hành đào công sự cố thủ. Lính Đức vẫn chưa bị quét sạch khỏi thị trấn. Đêm đó thật phấn khởi." Giao tranh trước đó với thiết giáp cùng các loại vũ khí chống tăng của địch đã khiến quân Mỹ bị mất 5 xe tăng Sherman và pháo tự hành chống tăng đi cùng. Hiện chỉ còn độc nhất chiếc 1 xe tăng với 2 pháo tự hành chống tăng để đánh lại quân địch phản kích.

    Wolf kể lại: "Kẻ thù từ phía đông bắc xông vào đại đội K nhằm tái chiếm Hamich. 200 bộ binh Đức cùng 5 chiếc xe tăng đã vào được thị trấn. Lúc 22g tại sở chỉ huy, tôi được báo qua điện thoại rằng 1 xe tăng Đức đã chọc thủng phòng tuyến của các trung đội và đang theo con đường xông tới chỗ mình. Tôi bảo mọi người tắt hết đèn, đuốc giữ im lặng. Đúng thế, 1 chiếc xe tăng Đức cuộn xích tiến đến rồi dừng lại bên ngoài ngôi nhà có căn hầm mà chúng tôi đang nấp. Tôi khiếp sợ nghĩ đến cảnh nó sẽ bắn 1 quả vào cửa sổ tầng hầm và hóa vàng tất cả.

    "Sau chừng 15 phút chờ đợi, bỗng bên ngoài có 1 tiếng nổ lớn, lửa bốc lên. Sau đó có 1 tên sĩ quan Đức vừa chạy xuống cầu thang vừa gào thét. Binh nhất Carmen Tucharelli, lính bazooka, đã từ cửa sổ tầng 2 bên kia đường bắn xuống cỗ xe tăng Tiger Đức. Phát đạn làm bình xăng cùng đạn dược trong xe phát nổ. Lửa sáng rực cả bầu trời và làm tên sĩ quan xe tăng Đức bị bỏng nặng. Vì vậy mà hắn ta mới gào khiếp như thế. Hắn trở thành tù binh của chúng tôi và ở dưới hầm cho đến khi khi mọi việc đã yên và được đi sơ tán.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Trong đêm hôm ấy, nhiều vị trí của chúng tôi trong các ngôi nhà và hố chiến đấu đã bị xe tăng cũng như bộ binh Đức tràn ngập. Các trung đội trưởng gọi về báo cáo tình hình còn đến lượt chúng tôi, ở chỉ huy sở, lại gọi về tiểu đoàn xin ý kiến. Khi đã có thể xác định chính xác vị trí của bọn Đức, tôi liền nhờ tiểu đoàn gọi pháo dập ngay vào đó. Có nhiều lần trong đêm đó tôi đã phải gọi pháo bắn trùm lên vị trí quân mình để ngăn chúng ko bị chiếm mất. Đây là 1 biện pháp khá cực đoan nên phải mất nhiều thời gian thì tiểu đoàn mới tin là tôi ko bị nhầm lẫn về tọa độ. Tôi nói rằng quân ta đang ở trong công sự chắc chắn còn lính Đức thì buộc phải vận động ngoài chỗ trống. Cuối cùng tôi bảo là mình biết rất rõ các vị trí đó cũng như trong đó vẫn còn quân mình nhưng tình thế đang rất tuyệt vọng. Rốt cục họ cũng hạ lệnh cho pháo bắn. Nhờ vậy mới đánh lui được quân Đức trong khi bên ta ko có thương vong gì. Đôi khi trong trận chiến ta phải biết chấp nhận rủi ro,và đây chính là 1 trường hợp như thế."

    Theo bản cáo tóm lược được viết ngay sau trận tổng tiến công thì trong ngày khai trận, quân Mỹ đã bắt đươc 114 lính Đức cố thủ ở Gressenich và Hamich. Về việc tiểu đoàn 3, trung đoàn 16 xâm nhập vào Hamich, báo cáo nhấn mạnh: "Địch tuy bị tổn thất rất nặng những vẫn chẳng chịu dễ dàng để mất các vị trí then chốt...Đồi 232 khó nuốt, rốt cục cũng bị tiểu đoàn 2, trung đoàn 16 chiếm lấy sau 1 đợt pháo kích cực kỳ dữ dội. 15 tiểu đoàn pháo, trong đó pháo hạng nặng chiếm tỉ lệ lớn, đã oanh kích xuống 1 khu vực có diện tích ko quá 500m2. Sau trận pháo, tiểu đoàn 2 đã chiếm được ngọn đồi mà ko gặp phải kháng cự gì đáng kể. Đã bắt được nhiều tù binh, phần lớn địch thuộc tiểu đoàn Fusilier số 12 và tất cả số này đều trong tình trạng mụ mẫm." Khi tìm hiểu khu vực mới chiếm được, lính Mỹ phát hiện 1 hệ thống hầm, hào chằng chịt. Đây rõ ràng là 1 vị trí phòng thủ rất kiên cố.

    Quân Đức đã tổ chức 1 đợt phản kích lớn quyết tâm chiếm lại vị trí của mình với mũi nhọn là 1 số lớn xe tăng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này cho biết thì hỏa lực pháo binh quá mạnh của Mỹ cùng những khó khăn gặp phải khi đưa các đơn vị mới lên tăng cường cho các thành phần đã bị đánh tả tơi đã khiến cho quân Đức rất bối rối. Mọi thứ còn rối loạn hơn nữa khi viên trung úy được chỉ định dẫn đầu toán xe tăng có bộ binh đi kèm do đêm tối và ko thông thạo địa hình đã bị lạc trong rừng. Anh ta đã đâm đầu vào thẳng trận địa của đại đội C, trung đoàn 16; thiết giáp Đức đã bị lính Mỹ nhằm bắn dữ dội. Viên sĩ quan liền chuyển hướng nhưng vẫn tiếp tục đi lạc. Tới đây thì pháo binh Mỹ lại bắn trúng đội hình của họ, diệt nhiều tăng và lính tùng thiết. Còn chiếc xe tăng của viên trung úy thì chạy xuống con phố chính ở Hamich, đó chính là cỗ Tiger bị ăn bazooka từ cửa sổ tầng 2. Viên trung úy xui xẻo bị bỏng nặng và bị các binh sĩ dưới quyền Karl Wolf bắt sống.

    Tuyệt vọng khi muốn tái chiếm lại khu vực có nhiều lợi thế, quân Đức từ Langerwehe tiếp tục tung ra các đợt phản kích. 1 tướng Đức tuyên bố: "Pháo sẽ bắn cho đến quả đạn cuối cùng, dù còn 1 quả cũng phải bắn. Pháo thủ sẽ phải chiến đấu như bộ binh. Chỉ khi hết đạn súng bộ binh thì mới được phép hủy pháo." Cả 1 đại đội gần 100 người cùng 5 xe tăng Panther, 2 pháo tự hành cùng nhiều xe cơ giới khác đã bị tiêu diệt.

    Thế nhưng đám quân phòng thủ cứng đầu vẫn ko những ko chịu thua mà còn bắt kẻ thù phải trả giá đắt. Đại tá Frederick W. Gibb, trung đoàn trưởng trung đoàn 16 đã gửi bức điện này về bộ chỉ huy sư đoàn sau trận tấn công 3 ngày: "Tôi cần được bổ sung thêm 500 quân nữa. Số lính tử trận là từ 120 đến 125 người. Đã phải đưa đi sơ tán 491. Cán bộ bị tổn thất nhiều. Đại đội B hiện chỉ còn 2 sĩ quan và 32 lính. Đại đội C còn có 3 sĩ quan cùng 35 quân."

    Oswaldo Ramirez, từng chỉ huy 1 tiểu đội cối 81mm của trung đoàn 16 khi nó đổ bộ lên bãi biển Omaha, giờ trở thành sĩ quan liên lạc của tiểu đoàn 3 ở bộ chỉ huy trung đoàn đang cố gắng cải thiện công tác phối hợp. Thương vong trong trận Hamich quá lớn. Sĩ quan ngoài tiền tuyến quá thiếu đã khiến hiệu quả của công tác này bị hạn chế. Sau khi trao đổi tình hình với Ramirez, trung đoàn trưởng Gibb đã điều anh ra tiền tuyến, dưới quyền điều động của đại úy Everett Booth, chỉ huy đại đội K cùng những gì còn lại của tiểu đoàn 3. Ramirez kể lại: "Đại úy Booth chỉ huy số quân còn lại của tiểu đoàn 3 đã tiến công và chiếm được 1 vị trí địch trên cao điểm phía bắc Hamich. Anh đang quyết tâm cố thủ dưới tầng hầm của 1 lâu đài đổ nát. Booth đã đẩy lùi mấy đợt phản kích của xe tăng địch bằng cách gọi pháo bắn trùm lên vị trí mình. Tuy nhiên anh cũng chẳng dám chắc là mình có thể cầm cự được bao lâu nữa."

    "Đầu buổi tối sau 1 chặng đường dài, nguy hiểm cứ chốc chốc phải dừng lại vì bị pháo kích, tôi cũng đến được chỗ đó. Thương binh nằm chen chúc trong hầm nhà. Tất cả đều im lặng 1 cách lạ thường, tự chăm sóc vết thương của mình. Đại úy Booth lập tức giao cho tôi công việc cụ thể. Tôi sẽ chỉ huy số binh sĩ quanh mấy tuyến đường tiếp cận. Họ triển khai trong các hố chiến đấu và đang canh chừng các đợt phản kích sắp tới của địch. Việc này trước đây là của trung úy Lazo. Anh đã bị 1 quả đạn cối giết chết mấy hôm trước.

    "Đại úy Booth bảo tôi ra thực hiện nhiệm vụ của mình ngay. 1 tiền sát pháo binh, rất thông thuộc địa hình sẽ đi cùng để phòng khi tôi cần gọi pháo chi viện. Khi tôi cùng cậu này bắt đầu lên khỏi hầm nhà thì 1 quả pháo phát nổ ngay phía trên, trúng vào cậu tiền sát viên và hất tôi ngã lộn từ trên cầu thang xuống sàn nhà. Tôi bị ngất đi mất 1 lúc. Sau khi tỉnh lại, đại úy Booth bảo tôi chờ đến sáng hãy đi.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Đến sáng thì tình hình đã thay đổi. Các đơn vị thuộc tiểu đoàn 1 và 2 đã quét sạch, đẩy lui hoàn toàn đối phương ra khỏi khu rừng bên cạnh. Đại úy Booth và tôi đi kiểm tra trận địa, nhận diện tử sĩ của tiểu đoàn 2 bị giết trong trận tấn công lên đồi. Đây là hành động cần thiết cho công tác Sổ mộ (Graves Registration). Thật đau xót khi thấy xác những đồng đội vẫn còn băng bó trên người, dù đã bị thương nhưng họ vẫn ở lại."

    Trung đoàn 26, trung đoàn thứ 3 của sư đoàn 1, đang cố gắng tiến theo 1 chính diện rất hẹp phía đông Schevenhutte, với nhiệm vụ cuối cùng là vòng sang phải đến thị trấn Merode khi vừa ra khỏi rừng. Khi trung đoàn 18 bước vào tham chiến thì trung đoàn 26 phải lập tức bảo đảm an ninh, ngăn chặn mọi động thái định tiến xuống từ những cao điểm phía tây bắc của quân địch.

    Đại tá John Seitz, trung đoàn trưởng trung đoàn 26 giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 2 mở rộng chính diện để tấn công. Tuy nhiên cũng như ở những nơi khác, quân Đức ko hề chịu nhượng bộ. Tốc độ tiến công rất chậm, nhích từng thước một khiến cho tướng Collins nổi đóa. Tư lệnh quân đoàn 7 mắng nhiếc Huebner(sư đoàn trưởng sư đoàn 1), ông này lại quay sang cật vấn Seitz 'phải liều lên'. Vị trung đoàn trưởng bèn tung cả 2 tiểu đoàn còn lại vào rừng dưới 1 trận bão lửa của hỏa lực súng cá nhân, pháo binh và súng cối. Thời tiết xấu đã làm những con đường mòn trong rừng biến thành các vũng lầy, thiết giáp Mỹ chẳng thể nào tiến qua nổi.

    Do bị thúc ép quá, sau 3 ngày chiến đấu gian khổ, trả giá khá đắt, tiểu đoàn 2 mới chiếm được mấy dặm đất. Các đợt phản kích của địch diễn ra ngay sau đó. Cùng với hỏa lực bắn chặn của pháo binh, binh nhất Francis X. McGraw, đại đội H xả hết đạn khẩu đại liên vào đám lính đang ùa đến và chặn chúng lại. Khi thấy địch đang cố đặt 1 khẩu súng máy, McGraw liền rời hố cá nhân dùng trung liên BAR tiêu diệt ổ súng. Vụ nổ gần đó hất khẩu trung liên văng khỏi tay nhưng anh lại nhặt lên và diệt thêm được 1 ổ đại liên nữa. Dù đã bị thương nhưng McGraw vẫn tiếp tục nổ súng. Khi khẩu trung liên BAR hết đạn, anh lại dùng 1 khẩu cạc bin chặn lính Đức lại. 1 loạt đại liên đã giết chết anh. McGraw đã được truy tặng huân chương danh dự.

    Thương vong tăng vọt. Paul Treatman, lính cứu thương của đại đội C, tiểu đoàn 1 quân y được tăng phái về trung đoàn 26 đã phải xin hỗ trợ. Treatman kể: "Do thị lực kém nên sức khỏe tôi được xếp loại 4-F. Đến khi tướng [Lewis B.] Hershey (chủ tịch ủy ban tuyển quân -Selective Service) ban hành lệnh cho phép những người bị khuyết tật nhẹ có thể tình nguyện nhập ngũ thì tôi trở thành lính bổ sung được điều về sư đoàn 1, gia nhập đại đội C cùng với 8 người nữa. Tôi là thành viên đại đội tải thương và được ra tăng cường cho trạm xá."

    Anh còn nhớ ngày 20/11: "khi chiếc xe jeep của chúng tôi lội qua bùn lầy đến trạm xá của đại đội bộ binh (đặt trong căn hầm lớn, mái lợp bằng những thân cây đổ, có thể chứa được 6 người), tôi nhìn thấy hàng chục xác lính Mỹ tả tơi được xếp như củi gần đường. Họ nằm quay chân ra đường chờ khi nào điều kiện cho phép thì lính đội chung sự sẽ lên thu nhặt. Tôi cùng Clifton Thibodeaux đào 1 cái hầm dài cho 2 người gần trạm xá rồi gia cố nó bằng cây gỗ. Chúng tôi chui vào đó chờ lệnh ra nhặt thương binh. Charlie, lính cựu của đại đội C từng tham dự các chiến dịch ở châu Phi và đảo Sicilia và Clyde Weeces đào hầm cách đó mấy mét. Mấy lính mang cáng của các đơn vị khác cũng vào công sự.

    "Không lâu sau thì tiểu đội tôi bị gọi lên cái lâu đài - trong số nhiều cái nằm rải rác trong khu rừng - bị cây rừng che khuất 1 nửa, để mang 1 thương binh về. Bộ binh tại đó đang cố thủ trong các vị trí cheo leo, súng M1 chĩa về phía những kẻ địch vô hình. Tòa lâu đài cách chỗ tôi khoảng 200m. 1 xe tăng yểm hộ chúng tôi vọt nhanh qua cổng. Người thương binh được đặt ở 1 chỗ hình như là nhà kho bên dưới tầng trệt. Anh ta đang cần huyết thanh. Charlie đã tình nguyện vượt qua vùng nguy hiểm một mình quay lại trạm xá để lấy thùng huyết thanh. Hành động của anh đã được tưởng thưởng huân chương sao bạc. Cậu lính cứu thương đi cùng đại đội bộ binh sẽ chịu trách nhiệm phân phối chúng.

    "Khi tiểu đội vừa khiêng thương binh ra khỏi lâu đài, 1 quả đạn cối nổ tung cạnh đó. Quả đạn rơi gần quá khiến Weeces phát hoảng, bỏ cáng nằm rạp xuống đất. Thibodeaux, Charlie cùng tôi cố sức giữ lấy chiếc cáng để thương binh khỏi bị ngã. 1 trung úy bộ binh từ cách đó cả 40m nhìn thấy cảnh đó và đã gầm lên mắng Weeces. 'Trở lại cáng ngay! ********* hèn nhát!'. Weeces chấp hành và chúng tôi đã khiêng được người thương binh phi về đến trạm xá. Tôi ko nghĩ Weeces hèn nhát. Đó là lầu đầu tiên cậu ấy tỏ ra sợ hãi. 1 tuần sau thì cậu ấy được chuyển sang 1 đơn vị pháo binh. Tôi ra chào từ biệt mà lòng đầy ghen tị.

    "Sau hôm ở lâu đài 1 ngày, trong khi tôi đang nằm run lập cập trong căn hầm ẩm ướt đợi lệnh với Thibodeaux thì 1 quả đạn cối mồ côi rót trúng vào cái cây ở cách đó mấy mét. Giết chết người lính cứu thương, trong khoảnh khắc cậu này đang nhìn xuống hầm giục giã chúng tôi mau chui lên ra giúp mình đi lấy thương binh.

    "Sợ run người cộng với mặc cảm tội lỗi - lẽ ra chúng tôi đã chui lên khi cậu ta gọi - tôi ngửa ra nằm run lẩy bẩy, răng đánh lập cập trên đống lá ẩm ướt lót bên dưới. Nghĩ mình vừa hút chết vì quả đạn bất ngờ ấy, tôi xin Thibodeaux thuốc hút. Đây là điếu thuốc lá duy nhất tôi từng hút thời quân ngũ. Người chết, mà chúng tôi ko biết tên, là 1 trong số hàng nghìn lính bổ sung chưa có kinh nghiệm, như tôi đã từng, bị tống vào cái cối xay thịt Huertgen này đã chết ngay tức khắc. Không như tôi, cậu lính mới kia chẳng bao giờ biết được tại sao mà mình chết. Rốt cục, sau khi lấy hết can đảm chui ra kiểm tra, tôi mới thấy là xương sống của cậu ta đã bị mảnh đạn găm vào hoặc cắt đứt. Tiểu đội tôi được thay ra 6 ngày sau đó. Tuần đó tôi vừa tròn 20 tuổi và việc thoát chết 1 cách kỳ diệu chính là món quà sinh nhật giành cho tôi. Đó chính là 'món quà của thời gian'".

Chia sẻ trang này