1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù quân Mỹ đã chiếm được cả Gressenich lẫn Hamich, tốc độ tiến quá chậm cùng với sự bất lực ko đột phá qua nổi hệ thống phòng ngự của Đức đã làm cho Hodges và Collins bị thất vọng. Họ liền bày tỏ sự ko hài lòng với Huebner. Ông này bèn tung vội lực lượng dự bị của mình là trung đoàn 18 vào trận.

    Warren Eames, thuộc đại đội G kể lại: "Bọn tôi tiến ra tuyến đầu, chiếm lĩnh vị trí trong công sự. Cối phản lực của bọn Đức nã đặc biệt nhiều về phía chúng tôi. Chúng được gọi là 'screaming meemies' vì tiếng hú khi lao đến mục tiêu của chúng nghe rất ghê. Dù đang ở đâu thì tiếng đạn hú cũng nghe như sắp rơi xuống đầu mình khiến cho tâm lý ta bị căng thẳng vô cùng.

    "Tệ hơn nữa, bọn Đức cũng bắt đầu bắn loại tên lửa V-1, gọi là 'bom vù vù - buzz bomb' vì âm thanh phát ra từ động cơ của nó. Phần lớn chúng được bắn vào ban đêm làm cho chúng tôi tài nào ngủ được. Tiếng động cơ của chúng rất thất thường đôi khi giống như ngừng hẳn lại khiến cho người ta cứ ngỡ là chúng sắp nổ tung chỗ mình, tuy nhiên sau vài khắc im ắng thì máy lại chạy và mọi người lại thở phào nhẹ nhõm.

    "Thời gian này, đại đội được bổ sung quân thay cho số người bị mất trong trận Aachen. Trong số lính mới có 1 tay cao ngồng, gầy nhom, da ngăm đi lòng khòng nhìn rất giống Abraham Lincoln. Chẳng bao giờ tôi biết tên cậu ấy. Mấy hôm sau đó thì cậu ta chết. Cậu lính cứu thương trung đội tôi cũng bị pháo giết mất. Thật là sốc, vì lính cứu thương đi cùng chính là sự an ủi, khi biết rằng sẽ có người chăm sóc mình khi bị thương."

    "Giờ đang là giữa tháng 11, trời rất rét, khổ ko chịu nổi. Vì hầm chiến đấu được đào trong loại đá phiến sét, bị ngập nước nên lúc nào tôi cũng phải ngâm mình trong nước. Pháo Đức thỉnh thoảng lại bắn đến. Cứ cách vài phút chúng lại rót xuống 1 quả. Cách đó ko xa lắm, trên tiền duyên giao tranh vẫn đang ác liệt. Cả ngày lẫn đêm, chúng tôi giết thời gian bằng cách nghe đạn cối phản lực Đức hú. Tuy hầm chiến đấu của tôi nằm trên sườn đồi hướng về phía các vị trí của Đức nhưng đêm đến thì chẳng thể nhìn thấy gì vì toàn là rừng rậm. Tình hình ở đây khác hẳn ở Aachen, nơi có địa hình rất trống trải.

    "Mìn mà bọn Đức chôn ở đây được gọi là mìn 'giày'. Đó là loại mìn nhỏ có vỏ bằng gỗ nên máy dò mìn ko thể phát hiện được. Tuy nhiên chúng vẫn đủ sức thổi bay chân người ta. Loại mìn này gây ra khá nhiều tổn thất.

    "Có 1 việc nữa mà chúng tôi chưa từng trải qua là đạn pháo nổ trên ngọn cây - đạn pháo và cối đã phát nổ ngay khi chạm vào ngọn cây, mảnh đạn văng ra mọi phía. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương vong cho binh sĩ. Chính vì vậy mà ai cũng cố gắng ở lỳ trong hầm. Có vô khối chuyện vui về sự đa năng của cái mũ sắt. Khi mà việc rời hầm là quá nguy hiểm vì hỏa lực ác liệt như thế thì mũ sắt đã được dùng để cạo râu, tắm rửa, nấu ăn, rồi thậm chí còn làm cả nhà vệ sinh nữa. Nhờ có nó mà lính ta có thể hất phân ra ngoài mà ko phải lộ diện.

    "Những trận pháo kích khiến tôi bắt đầu trở nên hoang tưởng mà ko cách gì khắc phục được. Sáng ra khi thức giấc, là cứ thấy giun đất ngo ngoe bên thành hầm. Chúng tác động mạnh đến tinh thần của tôi. Tôi rất sợ nếu như mình bị giết, chúng sẽ bò tới ăn xác, thế là tôi cẩn thận dùng báng súng giộng nát bét tất cả.

    "Chiều ngày 20 tháng 11, có tin truyền xuống là vào lúc 6g30 sáng mai, chúng tôi sẽ 'xuất kích' tấn công trực diện vào các vị trí của quân Đức. Mục tiêu cuối cùng là Langerwehe, nằm trên hướng đông bắc. Chúng tôi lặng lẽ dè chừng chờ đợi."

    Sau khi quân Ranger quay lại nằm dưới sự điều động cùa sư đoàn 8 thì 4 đại đội C, D, E, và F lùi lại về phía sau, nhưng vẫn nằm trong tầm bắn của súng cối địch. Các đại đội Able và Baker vẫn ở ngoại vi Germeter và cùng với các đơn vị khác triển khai chỗ đầu mút sườn phải của trung đoàn 121.

    Vị trí của Frank South, lính cứu thương của tiểu đoàn 2 Ranger, nằm phía sau trận địa của các đại đội. "Hiển nhiên là đại úy Walter Block, sĩ quan quân y cùng mọi người ở trạm xá đều thấy mình đang ở cách quá xa mấy đại đội. Như thế thì ko thể phát huy đầy đủ hiệu quả. Chúng tôi bèn di chuyển đến 1 lán trú quân cũ của bọn Đức nằm tại 1 ngã tư gần Vossenack. Ở đây chúng tôi có thể cho xe jeep chở cáng đỗ sát cạnh; còn xe cứu thương thì phải để lại trong rừng vì chúng quá là lộ liễu."

    "Khi vào trong lán, lính cứu thương đều sốc khi phát hiện thấy ở đó có nhiều thương binh Mỹ. Trung đoàn 112 trong lúc tháo chạy ngoài việc vứt bỏ trang bị, khí tài suốt dọc con đường, nó cũng bỏ luôn cả nhiều thương binh của mình lại. Tất nhiên, chúng tôi liền chăm sóc xử lý vết thương rồi đưa bọn họ đi sơ tán gấp. Tôi nghĩ chắc họ bị bỏ lại với hy vọng khi lính Đức tới chiếm chỗ này thì chúng sẽ trông nom, chăm lo cho thương binh Mỹ.

    "Đạn pháo và đạn cối bắn đến đã chuyển từ rời rạc sang dữ dội. Các đại đội tuyến đầu vẫn đang tản rộng và tiến hành thăm dò quân địch. Tuy hầu hết các hoạt động đều phải giới hạn chờ trời tối, vì e bọn Đức có thể quan sát được, nhưng lính cứu thương thì vẫn phải làm việc. Bất kể lúc nào và ở đâu nếu có thương binh cần phải sơ tán thì điện đài sẽ gọi về trạm xá tiểu đoàn và lính cứu thương phải lên đường ra đó ngay. Vì trời rất rét nên chúng tôi phải sử dụng mọi phương tiện để thương binh được sơ tán nhanh chóng.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Ngay khi có lệnh, tôi cùng 1 lính cứu thương khác là Charley Korb sẽ vọt ngay đến chỗ cái xe jeep chở cáng luôn chờ sẵn. Phải đợi mất 1 lúc cho động cơ của nó nóng lên - ko được để xe bị chết máy dọc đường vì địch pháo ghê lắm - rồi phóng hết tốc lực chỗ nào gần các đại đội nhất. Chúng tôi mang theo cáng, huyết thanh, nẹp cùng mọi thứ cần thiết để bổ sung thêm cho tay lính cứu thương đại đội. Thường thì chúng tôi sẽ được chỉ đường đến chỗ có thương binh rồi 1,2 lính Ranger sẽ giúp đưa anh ta lên xe jeep, buộc anh ta vào cáng nếu cần. Giữa ban ngày ban mặt, trong các chuyến đi gần như chạy song song với các vị trí của quân Đức, chúng tôi luôn phải chạy dưới hỏa lực của súng cá nhân, pháo và cối. Vì thế nên ko bao giờ chúng tôi dừng lại cả. Charley là chuyên gia tránh né ổ gà cùng hố đạn pháo. Khi về đến trạm xá, thương binh sẽ được đại úy Block xử lý. Sau đó thương binh có thể được trả về đại đội mình hoặc được xe cứu thương chở tới bệnh viện đã chiến."

    Tập đoàn quân 1 vẫn tỏ ra hài lòng về cuộc tiến công tháng 11. Sylvan đã viết trong ngày 19/11: "Bị các tướng Hodges và Collins thúc dục, sư đoàn 104 đã đạt được những tiến bộ tuyệt vời bên sườn trái sư đoàn 1 và chiếm thêm được 6 km nữa. Các đơn vị ở phía tây Stolberg cũng tiến được 2000m. Ta đang đánh chiếm từng ngôi nhà ở vùng ngoại vi Eschweiler. Cũng giống như thế, dù bị kháng cự mạnh, sư đoàn 1 vẫn tiếp tục tiến tới. Hôm nay tướng Collins đã nổi đóa với tướng Huebner vì ông này đã cãi là sư đoàn 1 đang chặn quân địch lại. Tướng Collins phản ứng :'Chặn quân địch lại ư? Tôi ko cần anh làm thế. Anh phải tiến lên. Đây là cuộc tiến công.' Ở 1 số nơi sư đoàn 1 đã tiến được chừng hơn 1 dặm trong khi tiểu đoàn 1, trung đoàn 47 bộ binh đang đánh đến đồi 187 ở phía bắc Nothberg. Trung đoàn 18 bộ binh xông trận ở khoảng giữa các trung đoàn 26 và 16. Tiểu đoàn 3 của nó đã tới rìa thị trấn Wenau. Sư đoàn 4 vẫn tiếp tục vấp phải hệ thống hàng rào kẽm gai cùng các bãi mìn rộng lớn nên chỉ thu được vài tiến bộ nhỏ. Tối hôm nay, tiểu đoàn 3 đã chiếm được 1 cứ điểm mạnh của quân địch gây cho chúng tổn thất lớn và bắt được 40 tù binh. Sư đoàn 8 hôm nay đã chính thức đảm trách vùng trách nhiệm của sư đoàn 28. Đơn vị cuối cùng của sư đoàn 28 là tiểu đoàn 1, trung đoàn 109 đã bắt đầu rút ra."

    Nhật ký cũng ghi lại 1 cách vắn tắt việc 1 sư đoàn bộ binh khác của Mỹ, sư đoàn 8, vẫn còn ở trong rừng Huertgen. Cũng như những đơn vị đi trước, mọi kinh nghiệm tác chiến trước đó của đơn vị này cũng chẳng thế cứu nó thoát khỏi cái địa ngục Huertgen được. Tiểu đoàn 2 Ranger trước định giao về cho sư đoàn 28 giờ được tăng phái cho sư đoàn 8.








    11


    ĐẾN ĐÓ ĐỂ RỒI BỊ GIẾT



    Khi cuộc tiến công của sư đoàn 28 bị bẻ gãy thì đơn vị đầu tiên tới ứng cứu là trung đoàn 12 bộ binh của sư đoàn 4, với phù hiệu phân biệt là hình lá cây thường xuân trên tay áo. Nỗ lực giành lại lợi thế trên đã kết thúc với việc trung đoàn 12 bị tổn thất nặng nề và phải co về phòng ngự.

    Đến ngày 16 tháng 11, vào đầu buổi chiều cùng với ngày lính sư đoàn 1 bắt đầu tấn công tới Hamich, các binh sĩ thuộc trung đoàn 22 bộ binh, sư đoàn 4, sau trận pháo chuẩn bị mãnh liệt đã rời nơi tập kết ở Zweifall xông vào khu rừng. Mục tiêu của họ là Grosshau, 1 ngôi làng ở phía đông nằm giữa Hamich và Germeter. Ngoài 3 tiểu đoàn bộ binh, quân tấn công còn được thêm lực lượng thiết giáp của các tiểu đoàn xe tăng 70, tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng số 803, 1 đơn vị cối 106,7mm cùng các bộ phận công binh, quân y nữa.

    Thoạt đầu địch chống cự yếu ớt nhưng sau khi rời tuyến xuất phát chừng 1 dặm, quân Đức đã đón chào tiểu đoàn 2 đi đầu bằng 1 trận tập kích bằng pháo binh và súng cối. Đơn vị này buộc phải dừng lại đào công sự trú ẩn. 2 tiểu đoàn khác liền tiến ngoặt lên phía nam và phía bắc để bảo vệ sườn cho các đồng đội đi phía trước. Tất cả dừng lại nghỉ đêm đợi đến sáng rồi sẽ tiến tiếp.

    Tiến sĩ Bill Boice, cha tuyên úy đã viết trong cuốn lịch sử trung đoàn 22 bộ binh Hoa Kỳ trong chiến tranh TG thứ II như sau: "Khi các tiểu đoàn đào công sự nghỉ đêm thì lệnh mới cho ngày hôm sau mới tới. Hầu như là bất khả trong việc lên kế hoạch dài hơn 24 tiếng đồng hồ. Do các cuộc trinh sát ko bao giờ có thể tiến xa hơn trước tiền duyên vài trăm mét nên các cấp chỉ huy hiếm khi nào biết được đích xác cách địch bố trí hỏa lực cho đến khi bản thân đơn vị mình vấp phải." Thật vậy, những chuyến trinh sát ko thành cùng sự đói thông tin tình báo về hệ thống phòng ngự địch đã khiến cho những anh lính bất hạnh của sư đoàn 4 cứ phải mù quáng mò mẫm tiến tới mục tiêu với cái giá phải trả rất đắt đỏ.

    Trung đội trưởng George Wilson của đại đội F trong lúc bố trí lính dưới quyền lập chu vi phòng thủ thì bất ngờ ngã xuống 1 cái hố và nằm bất tỉnh dưới đáy mất 1 lúc. Khi tỉnh lại, anh làm cho xong nhiệm vụ rồi cùng cậu liên lạc tìm về hầm của mình nghỉ đêm. Chẳng thể nào tìm ra nó trong đêm tối và thế là 2 người lính đành phải đào cái mới để ngủ. Đến sáng thì mấy cậu lính dưới quyền Wilson tiến hành kiểm tra cái hố mà anh đã ngã xuống. Hóa ra nó chính là lối vào của 1 căn hầm có 4 tên lính Đức đang khiếp hãi. Bọn chúng nhanh chóng đầu hàng. Wilson nhớ lại "Tôi đã cực kỳ may mắn vì chúng ko phải là bọn cuồng tín. Nếu ko thì tôi đã bị xử đẹp khi nằm bất tỉnh ngay gần chỗ chúng rồi."

    Tiểu đoàn lại tiếp tục tiến, đại đội F đi phía sau làm dự bị. Nhưng rồi các đại đội đi trước đã gặp phải sự chống trả mạnh mẽ của quân địch. Chúng nấp trong hầm lát gỗ súc và được súng máy, súng cối và pháo binh chi viện. Wilson kể: "Chúng tôi bị thương vong lớn. Thương binh cứ ùn ùn cáng về vì rừng quá rậm nên xe jeep chẳng thể nào vượt qua nổi. Các đại đội trên tuyến đầu trong thời gian dài thường xuyên bị chặn đứng. Chính vào những lúc ấy đại đội F đã bị dính pháo khi đang ở ngoài công sự. Càng tiến lên thì pháo địch càng dập mạnh. Có lần khi chúng tôi đang ở trong đám rừng thông tái sinh dày cao chừng 10 thước thì 1 quả pháo rót chúng cái cây chỉ cách đó 20m về phía trước. Tất cả vội nháo nhào tìm chỗ nấp. Ngay sau đó, quả đạn pháo tiếp theo, đã trúng vào ngọn cây ngay bên phải và làm tôi bị choáng.
  3. trungvu113

    trungvu113 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    8
    Nói gì thì nói, phải công nhận quân đội Đức quá giỏi, 1 mình mà đánh khắp cả thế giới
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Tôi nhỏm dậy chạy như điên. Phải chạy tới gần 100m thì tôi mới tĩnh trí trở lại. Dù đầu óc quay cuồng, tai thì điếc đặc, tôi vẫn cố quay về chỗ trung đội. Có 5,6 cậu bị dính mảnh. 3 bị thương nặng. Lưng của 1 cậu bị thủng 1 lỗ to tướng thấy cả bọt khí xì ra từ phổi."

    Ít phút sau có tin bảo Wilson lên nắm quyền chỉ huy đại đội F. Dù đơn vị có 6 sĩ quan lúc đầu buổi sáng, đến giờ nó chỉ còn lại có anh cùng 1 thiếu úy nữa. Đại đội trưởng Flanigan đã tử trận, những người kia thì đều bị thương và phải đưa đi sơ tán. 1 quả pháo đã rơi trúng sở chỉ huy tiểu đoàn 2, tiêu diệt tiểu đoàn trưởng cùng 2 sĩ quan tham mưu. Khi tiểu đoàn phó di chuyển lên thay quyền chỉ huy thì ông này bị thương luôn, sĩ quan hành quân cũng bị giết.

    Wilson kể tiếp: "Khi trời gần tối, tôi được lệnh đưa đại đội F lên tuyến đầu rồi đào công sự bên phải đại đội G. Khi đang triển khai thì 1 sĩ quan đến thông báo mình là đại đội trưởng mới. Anh nắm quyền chỉ huy rồi bảo tôi cho quân đào công sự men theo 1 cái rãnh ở phía sau bên phải. Theo kinh nghiệm tôi biết bố trí ở chỗ này rất nguy hiểm nên đề nghị được di chuyển lên đồi vì mương, rãnh thường là mục tiêu mặc nhiên của pháo Đức. Anh ta ko chịu và nhất quyết bắt chúng tôi phải đào công sự đúng nơi mình chỉ định.

    "Tôi còn chưa kịp đào hố chiến đấu thì nhục thay, địch pháo xuống rãnh. 1 quả rồi lại thêm quả nữa. Tôi lập tức đứng lên ôm chặt gốc cây sồi lớn và hô lính cũng làm như thế. 1 số làm theo kịp nhưng cũng có nhiều người đã dính chấu khi chưa kịp di chuyển.

    "Đại đội trưởng mới gục xuống òa khóc, cứ như tất cả đều là lỗi của mình vậy. Anh ta cứ khóc mãi ko thôi. Đến khi thấy rằng anh đã mất kiểm soát, tôi đành báo cáo về tiểu đoàn và được lệnh đưa anh ta về trạm xá."

    "Lát sau, 1 sĩ quan khác được gửi đến để chỉ huy đại đội. Anh ấy là 1 chiến binh kỳ cựu vừa mới bị thương trước đó. Tuy chưa bình phục hẳn anh vẫn xông vào cái địa ngục trần gian có tên gọi Huertgen này.

    "Chỉ có điều anh ấy chưa sẵn sàng. Trong cái lạnh tháng 11, trán anh vẫn ướt đẫm mồ hôi, ngón tay run rẩy đến độ ko cầm nổi điếu thuốc nữa. Hôm sau anh đành quay lại sở chỉ huy tiểu đoàn và được đưa về tuyến sau. Thật là kinh khủng khi phải trở lên tiền tuyến sau khi vừa bị thương nặng.

    "Vì tiểu đoàn bộ chẳng còn ai để gửi lên nữa, nên tôi lại nắm quyền chỉ huy đại đội F. Tôi thấy mình khó có thể đảm đương nổi nhiệm vụ này. Tuy có thể quản lý 1 trung đội tác chiến gồm bốn mươi mấy con người nhưng khi chịu trách nhiệm cho cả 4 trung đội cùng đại đội bộ nữa thì tôi bị ngợp."

    Những tổn thất kinh khủng mà tiểu đoàn 2 phải chịu cũng xảy ra cho các đơn vị khác trong trung đoàn 22. Don Warner, thuộc đại đội A, cũng như rất nhiều người khác là trung đội trưởng khi vào rừng Huertgen rồi sau đó được đôn lên làm đại đội trưởng đã kể lại cho sử gia Edward G. Miller thế này: "Chúng tôi đến đó để rồi bị giết. Nhận ra điều này càng sớm thì càng tốt. Có Chúa chứng giám, họ chết như ngả rạ."

    Trong ngày đầu tiên, đã chết mất thiếu tá Hubert L. Drake, chỉ huy tiểu đoàn 1. Trung tá Arthur S. Teague, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 cũng bị thương hôm đó. Sĩ quan tổn thất nhiều quá đến nỗi đại tá Charles “Buck” Lanham, trung đoàn trưởng đã phải dặn người tới thay thế cho Drake ko được ở chung với tiểu đoàn phó của mình. Những mất mát xảy ra trong hàng ngũ các chỉ huy đại đội dày dạn kinh nghiệm càng khiến cho hiệu quả tác chiến thêm giảm sút.

    Cha Bill Boice, tuyên úy của trung đoàn 22, cũng như các tu sĩ khác, đã cố gắng xông pha với việc chăm sóc cho thương binh. "Có lẽ thương binh đã được cậu lính cứu thương trên tiền tuyến băng tạm rồi nhưng do thương vong nhiều quá cậu ta ko sao quán xuyến hết mọi vết thương được. Thương binh cứ ùn ùn đổ về, 1 số được cáng trên còn đường ngập bùn, răng nghiến kèn kẹt, kêu gào đau đớn mỗi khi lính khiêng cáng bị trượt chân. Đoàn thương binh còn phải lội qua sông nữa. Quả thật, Chúa dường như đã bỏ mặc cái trung đoàn thảm thương, cay cực này."

    "Đến 2 giờ sáng, khẩu đại pháo đặt trên đường ray ở Düren, cách xa khoảng 5 dặm đã bắn trúng hầm trú ẩn của 3 sĩ quan. Căn hầm có mái lát 2 lớp gỗ tròn dày gần 20cm hết sức chắc chắn thế mà quả đạn, rơi phía ngoài hầm vẫn phá hủy nó. 1 sĩ quan chết ngay lập tức. Viên sĩ quan thiết giáp thì bị thương ở ngực. Người thứ 3, 1 sĩ quan bộ binh, bị gãy chân phải lòi cả xương ra. 1 mảnh vỡ đi xuyên qua mắt cá chân trái làm thủng 1 lỗ to bằng quả trứng. Lạ là do chỉ thấy đau ở chân phải nên trong bóng tối anh chỉ buộc ga rô vào chỗ đó mà chẳng hề hay biết chân trái mình cũng bị thương. Vì thế suốt nhiều giờ trong cái đêm dài khổ ải, anh đã bị mất máu, ngày càng yếu dần, cảm thấy hơi thở của thần chết ngày càng gần hơn. Chẳng thể làm gì được dưới hỏa ngục pháo binh bắn ko ngừng nghỉ hết giờ này đến giờ khác. Việc di chuyển là rất khó khăn và sẽ là tự sát nếu cố tản thương trong điều kiện như thế. Sự thực là tới tận 8g sáng hôm sau họ mới được sơ tán. Toán lính khiêng cáng phải moi 2 lớp cây gỗ ra thì mới đem được 2 sĩ quan còn sống về trạm xá.

    "Các bác sĩ phẫu thuật ở trạm xá tiểu đoàn tuy hết sức căng thẳng, chẳng ngủ nghê gì trước lượng thương binh đổ tới ngày càng tăng, vẫn làm việc 1 cách hiệu quả, nhanh chóng. Huyết thanh, thứ dung dịch quý giá giúp cứu lấy mạng sống, được quản lý rất chặt chẽ. Viên sĩ quan bị thương được truyền 4 chai, mặt anh đã ửng hồng trở lại nhưng cơn đau thì vẫn tiếp tục.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Người bị thương được đưa lên xe cứu thương. 2 cái cáng được đặt lên giá còn những thương binh khác thì ngồi trên sàn hoặc ghế dọc thành xe. Sau đó chiếc xe đi theo con đường tạm để về trạm phân loại. 1 cậu lính tay cụt tới vai cố gắng ngồi thẳng. Chiếc xe cứu thương loạng choạng chạy qua khe núi về phía cây cầu vốn từng 3 lần bị pháo địch phá hỏng. Lái xe tăng tốc vì biết cầu bị bắn thường xuyên và phải may mắn lắm mới có xe qua được cầu bình yên. Cũng như mọi xe cộ khác, xe cứu thương cũng là mồi ngon cho pháo địch. Việc chạy nhanh trên con đường gồ ghề, lỗ chỗ đầy hố đạn pháo, cối thật là 1 cực hình đối với những thương binh trong xe.

    "Trạm phân loại, đặt trong ngôi nhà tại 1 nông trại Đức, đang hoạt động hết sức tất bật do thương binh của các đơn vị tác chiến đều dồn cả về đây. Thương binh được khám nhanh rồi phân loại. Những người còn đi được đưa vào 1 phòng, họ ngồi trên sàn, trên ghế hay đứng nhìn nhau đờ đẫn.

    "Ở phòng bên, cáng được xếp sát sạt trên sàn nhà đến nỗi bác sĩ và lính cứu thương khó mà có chỗ đặt chân. Quân y nhanh chóng đánh giá thương tích rồi sử dụng thứ vũ khí cơ bản nhất, hiệu quả nhất của mình là cây kéo mà họ lúc nào cũng đeo kè kè bên người. 1 trung sĩ ngó sơ qua vết thương ở chân viên đại úy rồi dùng kéo cắt ống quần từ đầu gối trở xuống.

    "Số lượng quần áo anh này mặc nhiều kinh khủng. Vì chẳng có chăn nên hẳn anh phải mặc ấm vậy thì mới có thể giữ mình ko bị chết cóng. Dưới lớp quần áo dã chiến là cái quần màu xanh *** ngựa. Dưới đó là cái quần đông xuân rồi đến đôi tất dài nữa. Lúc này thì người trung sĩ mới thấy tình trạng của cái chân. Anh cắt hết quần cho lộ hẳn giày ra nhưng cái chân lại quặt quẹo trông rất kỳ quái. Chỉ cần động nhẹ vào giày hoặc cáng cũng làm cho thương binh cực kỳ đau đớn. Khi người trung sĩ lấy ra 1 lưỡi dao lam và cắt hết dây giày thì sự đau đớn lên đến cực điểm. Nhưng việc cởi giày là cần thiết và người thương binh đã ngất xỉu vì quá đau.

    "Người trung sĩ gào lên xin huyết thanh. Từ sợi dây căng ngang phòng giữa 2 cửa sổ, 1 hạ sĩ quân y treo chai huyết thanh lên đó rồi kéo đám dây dợ lằng nhằng cố đâm cây kim vào ven trên tay thương binh. Thế nhưng do anh này đã mất quá nhiều máu, tĩnh mạch bị xẹp lép vì ko đủ máu. Thấy tình hình như vậy, tay hạ sĩ liền gọi 'đại úy!'. Người bác sĩ phẫu thuật mắt trũng sâu vẻ mệt mỏi nhìn qua và thấy ngay được tình hình. Ko nói 1 câu ông đến bên, rồi gọi mang dao tới, rạch thịt cho lộ tĩnh mạch ra rồi bình thản chọc kim vào. Thế rồi ông đứng dậy, dựa vào tường xem những giọt huyết thanh từ từ mang cuộc sống lại cho anh đại úy.

    Trong thời gian ở các trạm quân y, ngoài việc tham gia băng bó và thậm chí còn giúp truyền huyết thanh cho thương binh, cha Boice còn chứng kiến lúc nào cũng có những binh sĩ bị suy sụp tinh thần. "Phương pháp chuẩn mực để điều trị cho những ca bị tâm lý do chiến đấu khổ cực căng thẳng quá sức là dùng liệu pháp tâm lý. Đó là cho bệnh nhân uống thuốc ngủ để anh ta ngủ trong suốt 3 ngày liền. Anh ta sẽ chỉ dậy để đi vệ sinh hay thậm chí trong hầu hết trường hợp còn được làm giúp. Anh ta ko được ăn mà thường là thay việc đó bằng truyền nước biển. Tiềm thức của anh ta lúc này chỉ thấy toàn những chuyện kinh khủng. Những cảnh ghê sợ nhất trong chiến đấu lại chở về. Khi tỉnh dậy, mắt anh ta sẽ trũng sâu, mặt xanh xao vàng vọt - tinh thần lẫn thể chất đều bị sốc nặng. Rồi anh được đưa đi tắm nước nóng, cho tinh thần sảng khoái - đó có lẽ là lần đầu tiên trong suốt nhiều tuần lễ.

    "Sau đó đến việc điều trị bằng phân tâm học (psychoanalysis). Liệu pháp này tốt nhất nhưng do số bệnh nhân quá đông mà bác sĩ tâm thần lại hiếm nên ko thể tiến hành triệt để. Có 1 cố gắng khác để chữa trị được sử dụng ngoài tiền tuyến - nhưng chẳng bao giờ có tác dụng. Một khi được sơ tán vì chiến đấu căng thẳng quá mức, thì anh ta sẽ được đeo thẻ và nó giúp cho người lính tạm thời an toàn tránh xa khỏi nguy hiểm. Thường thì, 1 số binh sĩ phải từ tiền tuyến về trung tâm an dưỡng rồi lại ra mặt trận đến 3 hay thậm chí là 4 lần. Đó là điều tệ hại nữa của chiến tranh. Các bác sĩ tâm thần chẳng biết chuyển họ về đâu nữa trừ phi bệnh nhân đó hoàn toàn kiệt quệ về tinh thần lẫn thể chất. Còn nếu như chỉ đơn giản là kiệt sức, thì anh ta sẽ phải ra tiền tuyến trở lại."

    "Thật xót xa khi chứng kiến những ca bị chấn thương tâm lý thực sự trong những khu lều của trung tâm dưỡng quân. Khi đó đang là giờ ăn và đồ ăn nóng đã được phục vụ. Đúng lúc ấy trên trời có 1 máy bay trinh sát mục tiêu cho pháo binh. Hậu quả của sự xuất hiện này thật đau lòng. 1 cậu lính lấy tách cà phê nóng đổ lên đầu mình. 1 đống hổ lốn thức ăn ở trong lòng 1 cậu khác. Tay khác nữa thì rúc trốn trong nhà xí đến khi phải ép mãi mới chịu ra. Nhiều người theo bản năng chui cả xuống gầm giường bạt nấp. Những khu chứa thương binh què cụt vốn đã tệ rồi nhưng những khu bệnh chứa những ca điên loạn, mất trí còn ghê hơn nhiều."

    Đơn vị tiến vào rừng nằm bên sườn phải trung đoàn 26, sư đoàn 1 bộ binh là trung đoàn 8 thuộc sư đoàn 4. Anh lính quân dịch Harper Coleman quê vùng Shippensburg, Pennsylvania là thành viên 1 khẩu đội đại liên đại đội hỏa lực, từng tham gia trận đổ bộ lên bãi biển Utah và chứng kiến chuẩn tướng Theodore Roosevelt, Jr. khua gậy thúc lính tiến vào đất liền ngày 6/6 bình an vô sự. Coleman nhớ lại lúc mình tiến vào khu rừng lầy lội: "Bọn tôi chẳng hiểu nó là cái thứ gì, cũng chẳng hiểu mình đang ở nơi đâu. Tôi biết mình tới thay quân cho sư 28 và tôi có 1 người chú thuộc đơn vị này. Tôi nghĩ khi đó có lẽ 2 chú cháu đã đi ngang qua nhau mà ko biết cũng nên vì quá trình đảo quân diễn ra trong đêm tối.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Bọn tôi ở trong mấy căn hầm chiếm được của địch. Mọi người vào đó trú mưa và hong khô quần áo. Nhưng trong hầm cũng chẳng tốt hơn bên ngoài là mấy vì khói nhiều quá. Đường vận động rất khó khăn, nhưng xe tăng, xe cơ giới còn gặp nhiều vất vả hơn nữa. Pháo kích gây ra nhiều tổn thất vì đạn toàn nổ trên ngọn cây rồi chụp mảnh xuống.

    "Có lúc đơn vị đã gần như phải tháo chạy qua đám hàng rào cây. Chúng tôi cùng đại đội súng trường vừa băng qua 1 cánh đồng rộng tầm 2-300m, đằng xa có 1 dòng suối nhỏ, con mương chạy qua chính giữa. Đang nằm chịu trận dưới hỏa lực dữ dội của pháo binh và súng máy địch thì có lệnh tháo lui. Sau này mới biết lệnh này là lệnh sai nhưng khi ấy chúng tôi đã mất rất nhiều súng máy, trang bị.

    "Nhiều người lọt vào bãi mìn bị thương và mắc kẹt trong đó. Sĩ quan cố thuyết phục 1 nhóm tù binh rằng nếu như mang được họ ra thì sẽ có thưởng. Bọn này cứ nói 'nein - không' mãi nhưng rồi cuối cùng cũng chịu đi và đưa được thương binh ra ngoài. Tại 1 chỗ khác trong khi đang di chuyển qua 1 khu nhà, chúng tôi thấy 1 thương binh Đức nằm trong cái rãnh đất đang xin 'vasser'. Nghe tay này cứ lặp lại câu đó mãi, để xin nước, thì 1 trung úy bèn nói 'vasser cái con c' rồi bắn chết hắn.

    "Có 1 nhóm lính Đức trong đám công sự trước mặt bên trái chúng tôi vẫy cờ trắng xin hàng. 1 đại đội trưởng bèn lấy vài người theo cùng ra tiếp nhận sự đầu hàng của chúng. Khi còn cách chừng 50 thước thì bọn chúng nổ súng giết anh ta cùng những người đi cùng. Sau này tôi vẫn thường nghĩ đó là 1 việc làm ngốc ngếch. Lẽ ra anh ta phải để chúng tự đến chỗ mình mới phải.

    "Vào đầu tháng 11 thì tôi bị thương vào tay phải. Tôi cho đó là mảnh đạn mà có thể nó chỉ là mảnh gỗ vụn. Tuy ko chảy máu nhưng nó khiến áo bị rách và làm tôi bị nhiễm trùng. Tay cứ sưng tấy lên và thế là tôi được sơ tán". Đó chẳng phải là 'vết thương trị giá cả triệu đô la' vì Coleman sẽ lại phải chiến đấu trong trận Bulge 5 tuần sau đó. Sau đấy khoảng 1 tuần, Coleman mắc phải chứng hoại tử chân và lần này thì anh mới vĩnh viễn thoát khỏi chiến trường.

    Trong lúc các chiến hữu bên trung đoàn 22 đang húc đầu vào hệ thống phòng ngự của những kẻ địch quyết tâm bảo vệ những tuyến đường tiếp cận Grosshau thì trung đoàn 8 xuất trận xông đến mục tiêu chủ yếu của mình, là chỗ vượt sông Roer ở gần Düren. Mục tiêu ban đầu của họ là 1 tu viện đổ nát có tên Schwarzenbroich, nằm sâu trong rừng, cách Schevenhutte chừng 1,5 dặm. Một khi tới nơi, lính Mỹ sẽ tiến hành 1 đợt tấn công vỗ mặt nhằm đột phá qua vành đai phòng ngự có chiều sâu 2 dặm của quân địch. Các binh sĩ của sư 4 sẽ tiến qua khu vự chốt giữ tại Schevenhutte của trung đoàn 47, sư đoàn 9. Trung tá Langdon A. Jackson, Jr, chỉ huy tiểu đoàn 2 cùng cấp phó là thiếu tá George L. Mabry, Jr đã tới sở chỉ huy trung đoàn 47 để tìm hiểu những mà đơn vị mình sẽ phải giáp mặt.

    Theo James Haley, lúc đầu ở tiểu đoàn 1 rồi sau này mới sang làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2 thì: "Thông tin về hệ thống phòng ngự của địch rất hạn chế." Dù biết chúng có "hàng rào dây thép gai nhưng họ chẳng biết uy mô, hay kiểu loại chúng thế nào cả. Cũng ko biết được chính xác vị trí các lô cốt. Trừ việc con đường từ Schevenhutte chạy sang phía đông đã bị đặt mìn và chặn lại thì chẳng có thông tin gì về các bãi mìn khác." Trung tá Jackson đã yêu cầu sở chỉ huy trung đoàn 47 tung các nhóm trinh sát đi tìm kiếm thêm tin tức tình báo. Vì những lý do an ninh nên Jackson ko được phép dùng binh sĩ dưới quyền vào nhiệm vụ trên. Việc sư đoàn 4 đến đây và tấn công phải được giữ bất ngờ hoàn toàn do đó nếu như có 1 binh sĩ nào thuộc tiểu đoàn 2 bị bắt trong khi đi trinh sát thì mọi việc sẽ hỏng bét.

    Rùi thay, chỉ huy trung đoàn 47 đã từ chối với lập luận rằng quân mình đã phải dàn quá mỏng trên tuyến đầu nên ko có đủ người để làm nhiệm vụ ấy. Jackson, Mabry cùng 1 số sĩ quan tham mưu đã cố gắng ra tuyến đầu trinh sát nhưng kết quả thu được chẳng nhiều nhặn gì. Haley ghi lại: "Tầm nhìn rất hạn chế vì rừng quá dày và những vùng đất cao đều đã bị địch chiếm giữ. Họ ko phát hiện được vị trí nào của địch ngoài ổ đại liên đang bắn vào chính mình. Tuy nhiên họ cũng nắm được nhiều điều về địa thế khu vực tiểu đoàn sẽ tấn công. Đáng chú ý nhất là 2 mỏ đá nằm chỗ lưng chừng dốc khe núi. 1 ở chính giữ và 1 bên sườn trái. Có 2 lối mòn dẫn đến chỗ chúng." Cả 2 mỏ đá này đều nằm trong vùng đất của trung đoàn 47.

    Sáng sớm ngày 16/11, thì kế hoạch được lập xong. Trong khi các binh sĩ nhận thấy gian nan còn đang ở phía trước thì Haley lại cho rằng: "Tinh thần lên cao và rất phấn chấn. Mọi người đều khoan khoái khi biết mình sắp thoát khỏi cái khu rừng tối tăm, ẩm ướt và chán ghét ấy. Chỉ 1 số ít là còn băn khoăn là liệu mình còn phải ở đây thêm bao lâu nữa mà thôi."

    Không quân chi viện đã trút hàng tấn bom đạn xuống tiền duyên nhưng Haley vẫn nhận xét: "Các vị trí địch ở trước mặt sư đoàn 4 vẫn còn nguyên vì ko thể phân định rõ ranh giới ta và địch để có thể đánh bom xuống gần được."

    Tuy nhiên pháo binh oanh tạc tiếp sau máy bay thì đạn đã dập xuống gần hơn. Haley viết tiếp:"Đạn pháo rít ù ù trên đầu, lao xuống rừng cây rồi nổ tung, mảnh bắn ra tung tóe. Cây rừng tan nát vì sức nổ. Chúng bị đốn ngã nằm chồng chất lên nhau khiến cho cả 1 vùng rộng lớn ko thể đi qua được. Thế nhưng, có thể thấy rõ ngay là quân Đức chỉ thiệt hại ko đáng kể vì chúng có công sự rất chắc chắn."
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy John Swearingen, người nam Carolina, từng tốt nghiệp đại học Clemson, là sĩ quan hành quân tiểu đoàn 3 kể lại: "Sau khi chúng tôi tiến được khoảng 1000m ko bị cản trở gì thì hỏa ngục bỗng ập xuống. Bọn Đức đã bố trí 1 trận địa phòng ngự rất lớn ở chỗ này. Ở đây rào thép gai có tới 2 - 3 lớp xếp chồng lên nhau. 2 lớp bên dưới, 1 lớp phía trên. Cứ mỗi 20 thước có 1 ổ súng máy với xạ trường rộng nằm lẫn trong đám cây cối. Phía trước hàng rào thép gai là mìn, hầu hết đều còn rất tốt. Súng cối thì tập trung rót đạn xuống đằng trước các bãi mìn.

    Tuy thế, bằng cách kéo giãn đội hình ra, các binh sĩ đi đầu đã kiên trì vượt qua quãng đường lầy lội, lợi dụng địa hình địa vật tới được vị trí đủ gần để tung ra đợt xung phong cuối cùng. Nhưng điều ko tránh khỏi là sau khi pháo binh và súng cối ta vừa chuyển làn thì quân địch, chẳng phải lo ẩn nấp nữa, liền trút đủ mọi cỡ đạn về phía lính Mỹ. Ko sao phát hiện được các vị trí đặt súng của địch vì chúng được ngụy trang rất kín đáo.

    Quân Mỹ tiếp tục kiên trì cố tiến thêm khoảng chừng 200m thì đến trước 1 dãy hàng rào kẽm gai cao quá đầu người, án ngữ hoàn toàn phía trước mặt. Người lính đấu tiên dám cả gan tới gần đám rào bùng nhùng gồm 3 lớp này liền đạp phải mìn và bị cụt mất bàn chân. Lính Đức nấp kín có thể dễ dàng bắn hạ mọi binh sĩ của các đại đội E và F, dẫn đầu cuộc tấn công.

    Haley kể: "Mọi việc ngày càng trở nên rõ ràng là các đại đội E và F giờ nằm đang gọn trong khu vực trước đó đã được pháo binh Đức căn sẵn. Dù rất cố gắng, nhưng 2 đại đội đều bị chặn đứng. Họ bị hỏa lực chết người của súng máy từ phía trước và 2 bên sườn ghìm chặt. Pháo và súng cối Mỹ tuy đã cố gắng rót đạn vào gần hết cỡ nhưng đối phương chẳng những ko ngừng bắn mà hỏa lực của chúng còn gia tăng cường độ đến cực đại. Những sĩ quan dày dạn kinh nghiệm từng chiến đấu ở vùng Normandy và tiến ngang qua nước Pháp sau này đều nói họ chưa bao giờ thấy pháo binh Đức rót đạn xuống 1 khu vực nhiều đến thế.

    "Các binh sĩ bị bắn tan xác ngay trong lúc họ đào công sự để ẩn nấp. Nếu ai đó nhô đầu lên thì dù có thoát khỏi đạn pháo hay súng cối anh ta hầu như chắc chắn cũng sẽ dính đạn súng máy. các trung đội dự bị của 2 đại đội E và F cũng lên tham chiến nhưng khi vừa tới bãi mìn và hàng rào kẽm gai họ liền bị chặn đứng. Các sĩ quan, hạ sĩ quan tỏ ra là những người can đảm nhất di chuyển suốt tuyến đầu động viên binh sĩ cố tìm cách tiến lên cho đến khi bị thương vong gần hết. Tuy vậy, vẫn ko có đại đội nào có thể tiến lên nổi. Vì trước đó ko có thông tin gì về những chướng ngại trên nên chẳng đơn vị nào có bộc phá ống hay phương tiện gì khác để mở đường vượt qua bãi mìn và hàng rào."

    Sườn đồi nơi đặt sở chỉ huy tiểu đoàn, nằm phía sau cánh đồng chết chóc kia 400 thước, cũng bị các hỏa khí tầm xa của quân Đức bắn phá, gây nguy hiểm cho bất cứ người nào ko ở trong hầm trú ẩn. Jackson dùng điện thoại dã chiến báo cho trung đoàn trưởng McKee biết tình hình kinh khủng này, nói các binh sĩ thuộc quyền ko thể tiến lên nổi nữa. McKee hạ lệnh cho ông ta phải tiếp tục tấn công. Jackson cho gọi chỉ huy đại đội G tới chỉ huy sở để phổ biến nhiệm vụ. Trong khi anh này đang trên đường tới gặp Jackson thì người tương nhiệm của anh bên đại đội F cũng đang trở về sở chỉ huy để báo cáo. Pháo địch bắn dữ quá khiến cho cả 2 đều bị thương nặng khi chưa kịp đến nơi. Đại đội trưởng đại đội E cũng đã tử trận. Việc tung thêm đại đội G vào chỉ làm gia tăng con số thương vong chứ chẳng thể chọc thủng nổi mớ hàng rào chết chóc ấy.

    Khi màn đêm buông xuống thì Jackson chỉ còn cách đưa số quân sống sót lợi dụng bóng tối trở về tuyến xuất phát cố thủ. Viên tiểu đoàn trưởng lại gọi cho chỉ huy trung đoàn 1 lần nữa báo cáo mình đã mất hết các đại đội trưởng, mất gần hết các hạ sĩ quan và chỉ huy trung đội. Ông xin cho tiểu đoàn được rút về tuyến sau. Thế nhưng McKee ko những bác bỏ mà còn bắt ông ta sáng hôm sau phải tung số quân đã mất tinh thần còn sót lại ra đánh tiếp.

    Theo Swearingen, người đã nghe được cuộc nói chuyện, thì hình như McKee đã quy kết Jackson cùng binh sĩ thuộc quyền là 'hèn nhát'. Swearingen kể viên tiểu đoàn trưởng đã đáp lại rằng: "Tôi cùng tất cả binh lính chẳng có ai hèn cả."

    Haley mổ tả đêm hôm ấy thật kinh khủng. Trong khi các sĩ quan tham mưu gấp rút lập kế hoạch, ra chỉ thị thì "thực phẩm, nước uống và đạn dược được chuyển lên. Quan trọng nhất trong đó là việc sơ tán thương binh. Thêm vào đó là việc tái tổ chức các đại đội đã bị thiệt hại nặng. Đêm đó trời rét khổ rét sở và ẩm ướt nhưng chẳng ai có chăn ấm cả. Mọi thứ đều phải vận chuyển bằng sức người qua dốc núi. Có quá nhiều thứ cần phải ưu tiên hơn là chăn ấm. Các trung đội vận tải, công binh làm việc ko ngơi nghỉ suốt đêm. Họ chuyển nhu yếu phẩm lên đồi rồi lại đưa thương binh xuống. Trời tối như mực nên chỉ tìm được người bị thương nhờ những tiếng rên la của họ. Các tổ khiêng cáng phải mất từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi đồng hồ mới đi hết 1 lượt nên đã có nhiều thương binh chết trước khi kịp sơ tán. Số sĩ quan, binh lính bị thương được chuyển qua trạm sơ cứu đêm dó cùng với những người chết xấp xỉ là 135 người." Haley kể Jackson đã phải thức suốt đêm để lập kế hoạch cho ngày mai và chăm lo cho thương binh.

    Haley kể tiếp: "Kế hoạch tấn công ngày 17 tháng 11 về cơ bản cũng giống mấy ngày trước đó. Chính vì thế nên nó đã thất bại trước khi kịp bắt đầu. Các đại đội E và F lại tiến quân song song vào chính khu vực mà mình đã bị tàn sát ngày hôm trước." Chỉ có 2 sự thay đổi đó là họ đã được cung cấp bộc phá ống để phá rào cùng vài xe tăng để mở đột phá khẩu qua bãi mìn.
    gaume1, caonam_vOz, vacbay033 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiếng xe tăng ầm ầm theo đường mòn tiến lên mỏ đá đã báo động cho quân Đức. Địch lập tức cấp tập nã pháo và cối xuống khu vực này. Lính bộ binh rúc sâu vào công sự đợi thời khắc xung phong. Đúng 9g sáng, khi lính Mỹ ngoan ngoãn rời nơi trú ẩn họ mới phát hiện chỉ còn 1 trong số 5 xe tăng là đến được tuyến xuất phát. Những xe khác do đường dốc, bùn lầy nên đã phải khựng lại. Cỗ xe tăng can đảm duy nhất còn lại đã mở được đường xuyên qua bãi mìn nhưng ko thể đột phá qua hàng rào được dù đã mấy lần thử sức. Lính Mỹ lại 1 lần nữa phải nằm co rúm trên mặt đất trong cơn mưa đạn, ai di chuyển là lập tức bị bắn gục ngay.

    Trung úy Bernard Ray, trung đội trưởng thuộc đại đội F, kíp nổ nhét đầy túi áo, dây ngòi quấn khắp người xông lên phá rào. Khi anh đang đặt bộc phá thì lại bị thương vì đạn cối nổ gần. Thay vì tháo dây ngòi ra khỏi người, anh đấu thẳng nó vào khối thuốc nổ, phá bung 1 khoảng rào và hy sinh luôn. Vì hành động này mà Ray được truy tặng huân chương danh dự. Tuy nhiên sự hy sinh của anh là vô ích. Nhiều binh sĩ khác, phần lớn là hạ sĩ quan đã bò tới cự ly có thể đánh được bộc phá ống nhưng vẫn thất bại vì dây ngòi bị ẩm vì do tiếp xúc với nước bùn. Hỏa lực quân Đức vẫn rất mạnh. Chẳng thể nào tiến lên nổi.

    Jackson lại năn nỉ xin McKee cho thay ra. Thế nhưng McKee lại lệnh cho ông cố thủ vị trí hiện thời và chuẩn bị tấn công lần 3 vào hôm 18 tháng 11. Jackson trả lời rằng lực lượng của ông giờ đã quá yếu, ko thể nào làm nổi nhiệm vụ. Rốt cục trung đoàn cũng chấp nhận thay tiểu đoàn 2 bằng tiểu đoàn 3 cho hiệp đấu kế tiếp.

    Theo thông tin chính thức thì Jackson đã trở về trung đoàn bộ để hội đàm với McKee. Nhưng sau chiến tranh, George Mabry đã kể cho con trai mình là Benjamin Mabry rằng khi có lệnh tấn công lần 3, Jackson đã "chuồn". Ông ta rời bỏ sở chỉ huy rồi lần theo đường dây điện thoại về tuyến sau. Mabry từng tốt nghiệp đại học Presbyterian ở nam Carolina năm 1940, đã được thưởng huân chương Distinguished Service Cross do thành tích trong ngày đổ bộ, giờ nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn. Cấp phó của ông là Haley.

    Mabry kể mình rất thất vọng khi nghe McKee nói sẽ rút tiểu đoàn 2 ra nên đã xin được chỉnh đốn rồi tham gia tấn công tiếp. Sau đó McKee đã cho Mabry 1 ngày để chuẩn bị. Đơn vị được bổ sung thêm 200 quân nhằm bù cho số tổn thất. Dù vậy tiểu đoàn 2 mới chỉ đạt được 60% biên chế đầy đủ. Trung bình mỗi đại đội tiền tuyến chỉ còn trung bình có 2 sĩ quan.

    Trong khi ấy, McKee cũng ra lệnh cho tiểu đoàn 1, có xe tăng và pháo tự hành chống tăng tăng cường, tham gia đột phá ngày thứ 3. Kẻ thù vẫn kiên quyết ko chịu nhường 1 tấc đất. Tổn thất của Sư đoàn 4 chỉ càng thêm tồi tệ. Đại đội C, đơn vị bước vào tham chiến từ ngày 18 đến 21/11, tiến lên được 1800m trước khi rút, đã chỉ còn lại duy nhất 1 sĩ quan cùng 35 lính còn có thể chiến đấu trên tổng số 184 ban đầu.

    Khi tiểu đoàn 2 tả tơi về tập kết tại làng Bend, Mabry đã phải vơ vét các sĩ quan, hạ sĩ quan, thậm chí còn dụ dỗ cả những người đang an dưỡng do chiến đấu căng thẳng quá, rời hậu cứ quay lại mặt trận. Ngày 19/11, tiểu đoàn 2 tái lập lại ra trận sau khi nghỉ ngơi chóng vánh ở Bend. Pháo Mỹ ko bắn vì định làm quân phòng ngự bị bất ngờ. Các chỉ huy cấp cao tin rằng địch đang bị hút vào những nỗ lực ko ngừng của tiểu đoàn 3 bên cánh trái. Tiểu đoàn phó Charles Haley đã chứng kiến binh sĩ trên đường ra tuyến xuất phát. "Đám lính cũ vẫn tỏ ra chưa hồi phục hẳn sau 2 đợt tấn công ngày 16 và 17. Lính mới thì tỏ vẻ chán nản, xuống tinh thần trước thời tiết, bùn lầy, cùng lần thử lửa đầu tiên. Chỉ có sự kiên cường, quyết tâm sắt đá lắm lính tiểu đoàn mới cất bước nổi." Viễn cảnh sắp đến đã khiến nhiều người nhụt chí. 1 trung sĩ giỏi, là cựu binh dày dạn trận mạc đã tự bắn vào chân mình.

    Khi các binh sĩ vừa leo lên 1 khe núi dốc đứng, họ liền bị 1 ổ đại liên địch bố trí ở quả đồi gần đó xạ kích. Mọi nỗ lực tránh khỏi đường đạn ác nhiệt đó đều khiến lính Mỹ lọt vào các bãi mìn. Lính trinh sát cùng bộ phận đi đầu tiểu đoàn chỉ lo ẩn nấp chứ ko chịu tiến nữa. Mabry cùng ban tham mưu đang lội bộ sau đại đội dẫn đầu giờ di chuyển lên đầu đội hình.

    Swearingen nhớ lại: "Địch nã pháo và đạn cối xuống chúng tôi dữ dội. Tiếng mảnh đạn bay vèo vèo khắp không trung. Cậu lính điện đài của tôi bị 1 mảnh đạn lớn găm trúng vai. Nó làm tay anh ta bị cụt từ vai xuống chỉ còn chừng 8-10cm."

    Lên đến nơi, Mabry liền đích thân tổ chức trinh sát rồi sau đó chỉ đạo binh sĩ dưới quyền đi vòng tránh quả đồi có ổ súng máy chứ ko xông thẳng lên dốc nữa. Các đơn vị trong tiểu đoàn vừa vượt qua chướng ngại trên thì lại vấp phải 1 bãi mìn cực kỳ rộng lớn. Nhiều binh sĩ ngã gục. 1 lính cứu thương cũng bị thương nặng trên đường ra cứu thương binh.

    Trong cuộc trò chuyện với con trai mình là Benjamin diễn ra sau đó nhiều năm, Mabry kể mình đã phải vắt óc suy nghĩ tìm 1 lối đi xuyên qua bãi mìn. Quan sát mặt đất bị tuyết phủ kín, ông nhận thấy có nhiều chỗ bị lõm xuống, và cho rằng đó là dấu hiệu có mìn. Vị tiểu đoàn trưởng bèn bò ra cánh đồng, dùng dao găm của mình moi mìn lên mở ra 1 lối đi an toàn.

    Bên kia bãi mìn là các boong ke của quân địch. Giống như những gì đã làm khi đổ bộ lên bãi biển Utah, Mabry lấy theo 1 số lính trinh sát xông lên đầu tiên. Ông áp sát boong ke đầu tiên, đạp bung cửa ra. Đó là 1 căn hầm bỏ hoang. Mabry cũng đột nhập vào cửa của boong ke thứ nhì. 9 tên lính Đức xô tới. Ông dùng báng súng trường đánh gục 1 tên, diệt tên thứ 2 bằng lưỡi lê. Những lính Mỹ phía sau ùa lên đánh bại số địch còn lại.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Toán lính Mỹ nhỏ bé, vẫn do vị tiểu đoàn trưởng dẫn đầu xông lên tiến đánh boong ke thứ 3, dù nó đang bắn ra rất mạnh. Lính cố thủ trong đó phải đầu hàng. Quân Mỹ dưới quyền Mabry bắt đầu hăng lên; họ đánh thọc qua trận địa phòng ngự địch tới tận 1 con suối nhỏ. Khi trung đội đi đầu vượt qua bờ bên kia, thì quân Đức từ trên cao ném lựu đạn xuống. Lúc này đã gần tối, Mabry bèn đoạn chiến, thu quân lại nghỉ đêm. Quá trình chiến đấu ngày hôm ấy đã khiến ông được vinh thưởng huân chương danh dự.

    Tối đó có thêm 50 lính tới bổ sung. Số này lập tức bắt tay vào việc chuyển hàng tiếp tế và tải thương. Trong tuần sau đó, cả 3 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 8 đều đã tham chiến. Tiếng là hiệp đồng nhưng nhiều lúc cũng phải độc lập tác chiến, quân Mỹ lo đối phó với những 'túi' quân địch nằm sau phòng tuyến mỏng manh của mình. Ngày 22 tháng 11, trước Lễ Tạ ơn 1 hôm, tiểu đoàn 2 được thay ra nghỉ. Họ rút về ngoại vi Schevenhutte. Trong 6 ngày, trung đoàn đã tiến chiếm được 1 dặm, với cái giá khủng khiếp về sinh mạng phải trả, tuy nhiên mục tiêu của nó là Gut Schwarzenbroich thì vẫn còn cách đó 3/4 dặm nữa.

    Những ghi chép của nhiều người, như là của Mabry, đều chỉ rõ sự thiếu thông tin về quy mô, vị trí, sức mạnh của hệ thống phòng ngự quân địch. Trong 1 số trường hợp, thời gian biểu do những chỉ huy 'sách vở' đề ra đã khiến cho những người ngoài tiền tuyến ko có cơ hội tung ra các toán trinh sát. Tuy nhiên địa hình quá phức tạp cũng gây cho các đơn vị chuyên đi thu thập thông tin tình báo gặp trở ngại. Bill Burke, từng tốt nghiệp ngôi trường sau này là Học viện quân sự Oklahoma, được thăng sĩ quan trong lực lượng dự bị rồi trở thành thành viên của tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng 803, 1 đơn vị được huấn luyện tốt, dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Các đại đội của tiểu đoàn 803 tăng phái cho sư đoàn 4 được gồm toàn loại pháo tự hành chống tăng M10, trang bị pháo 76mm của Hải quân, có uy lực hơn loại pháo tiêu chuẩn 75mm gắn trên xe tăng Sherman. Tuy nhiên khi hoạt động trong rừng Huertgen thì M10 lộ ra 1 nhược điểm chết người. Do xe có tháp pháo hở phía trên nên nó rất dễ bị tổn thương do đạn pháo nổ trên ngọn cây. Các tổ lái phải dùng gỗ súc phủ lên trên để che đỡ phần nào cho tháp pháo.

    Thực ra Burke là chỉ huy 1 đại đội cơ giới trong tiểu đoàn, nhưng ngoài các nhiệm vụ riêng, đơn vị của anh ta còn giỏi trong công tác trinh sát nữa. "Huertgen là nơi tệ nhất để tổ chức đi trinh sát. Khả năng cơ động của xe cơ giới rất hạn chế. Chỉ có thể đi trên 1 vài con đường, lối mòn và đường tránh lửa nhưng hầu hết chúng đều có mìn hoặc bị pháo 88 ly Đức căn sẵn. Rất khó để tiến hành những chuyến trinh sát tầm trung hay tầm xa vì địa hình quá khó khăn và thiếu đường xá để tiếp cận. Cây rừng quá rậm rạp khiến cho những khả năng, chiến thuật, sự linh hoạt của đơn vị tôi ko sao phát huy được hết.

    "Đơn vị trinh sát cơ giới của tôi ko phải là đơn vị tác chiến trực tiếp vì xe bọc thép bánh lốp và xe jeep của chúng tôi ko được thiết kế cho mục đích đó. Thay vì vậy, nó sẽ lén lút cơ động phát hiện địch quân và cố gắng tránh mọi đụng độ. Đơn vị hữu dụng nhất trong tay Burke là trung đội công binh. Họ có khả năng xây hầm chiến đấu, dựng lên hoặc phá bỏ rào chắn, làm đường từ những thân cây đổ, và vô hiệu hóa các bãi mìn.

    Trong khi trung đoàn 8, sư đoàn 4 từ Schevenhutte chật vật đánh sang phía đông thì trung đoàn 22 bị sa lầy ngay trong lần đầu tiến họ tiến đến Grosshau. Sau khi bị tổn thất nặng nề về sĩ quan, binh lính thì trung đoàn này đã phải dừng lại để củng cố. Ngày 19 tháng 11, trung tá Thomas A. Kenan đến sở chỉ huy tiểu đoàn 2 tiếp nhận quyền chỉ huy do thiếu tá Howard “Wild Man” Blazzard, sĩ quan phụ trách tình báo trung đoàn tạm gánh vì theo như George Wilson kể lại thì vị tiểu đoàn trưởng trước đó là đã bị thương và mất khả năng lãnh đạo. Kenan phổ biến cho 4 đại đội trưởng, trong đó có cả Wilson kế hoạch của ngày mai. Mới nghe qua, Wilson linh cảm sẽ họ sẽ gặp tai họa khi thấy việc 2 đại đội E và F sẽ dàn ra tiến quân song song với nhau để hở sườn trong điều kiện tầm nhìn hạn chế do rừng thông rất rậm.

    "Do là đại đội trưởng mới tinh lại phải dự họp cùng các chỉ huy đại đội dày dạn kinh nghiệm cùng tiểu đoàn trưởng nên tôi chẳng biết phải làm sao cả. Chờ nghe ý kiến người khác hay hỗn láo xen vào kiểu trẻ trâu?

    Tôi buột miệng nói "Thưa sếp, với tất cả sự tôn trọng, tôi ko thích kế hoạch này. Sẽ là sai lầm lớn nếu ta dàn ra quá mỏng, trong khi sườn bị hở. Chúng ta còn rất ít sĩ quan, hạ sĩ quan nên theo ý kiến tôi thì việc quán xuyến là rất khó. Với 2 bên sườn ko an toàn như thế, ta sẽ phải tiến thật nhanh.". Trung tá có vẻ giật mình nhưng ông kìm lại rồi bảo tôi có ý kiến gì thì đóng góp. 'Thưa sếp, sao ta ko tấn công bằng 1 mũi. Đánh thật nhanh, mạnh đột phá thật thần tốc. Làm vậy các đơn vị sẽ ở gần nhau hơn, vừa dễ kiểm soát, vừa dễ phòng thủ khi bị đánh thọc sườn. nếu ta tiến đủ nhanh thì còn có thể tránh được pháo nữa.'

    "Tôi toát cả mồ hôi khi thấy trung tá Kenan nhìn qua các sĩ quan khác hỏi ý kiến. Bọn họ nhanh chóng ủng hộ tôi. Tôi rất khâm phục trung tá. Ông lắng nghe các ý kiến và vui vẻ làm theo. Trung tá cám ơn tôi...Chúng tôi bàn thêm 1 vài chi tiết nữa rồi trung tá chúc mọi người may mắn khi tất cả trở về đại đội mình.

    Hôm sau, Wilson dẫn đại đội, lần đầu được chỉ huy dưới quyền mình, làm theo đúng kế hoạch. Wilson cùng trung đội 2 tiến vào rừng trước. Khi xem vị trí trên bản đồ, Wilson mới nhận ra mình đã đi chệch hướng. Anh gọi điện đài cho bộ phận đi đầu báo hướng đúng cho họ rồi đợi trung đội đi trước cải lại hướng đi.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "1 lúc sau, tôi thấy trung đội đi đầu vội vã quay lại trông có vẻ rất hoảng hốt. Khi họ tới gần tôi bèn nhảy ra, khua súng bảo họ dừng lại tại chỗ. Tôi thật dở hơi khi chĩa súng vào bọn họ, chắc vì nhìn thấy khẩu súng nên bọn họ liền nằm rạp xuống, nấp sau các gốc cây vừa ngoái lại nhìn phía sau.

    "Tôi bước đến chỗ người lính có cấp bậc cao nhất mà mình nhìn thấy, gần như quát vào mặt hỏi tại sao lại cứ như chuẩn bị tháo chạy vậy?. Tôi to tiếng bảo anh ta ko bao giờ được quay về phía sau khi chưa có lệnh. Vì ko nghe thấy động thái gì của địch ở phía trước nên tôi họ tại sao họ lại chạy về như thế? Anh ta nói họ chạm trán 1 chiếc xe tăng Đức rất to nên phải vội lùi lại để kêu pháo bắn."

    Wilson bàn bạc với thiếu úy Caldwell, sĩ quan tiền sát pháo binh đi cùng. Anh đồng ý lên xem để sau khi xác định được vị trí cái xe tăng thì sẽ gọi pháo dập xuống. Trong khi đó, viên chỉ huy đại đội bắt đầu đi xuống các đơn vị và phát hiện ra đội hậu vệ đã mất tích. "Tôi quay lại con đường vừa đi qua xua đám lính kia ra khỏi mấy cái hố pháo mà chúng đang trốn, bắt quay về đội hình đại đội lúc đó vẫn đang ở nguyên chỗ cũ."

    "Tôi chỉ đi chưa đầy 15 phút nhưng cái giá phải trả là khá đắt. Cậu thiếu úy trẻ, tóc đỏ, đẹp trai chỉ huy trung đội 2 đã bị bắn ngay giữa trán. Vừa mới từ bệnh viện trở về, và đây là ngày đầu tiên trở lên tuyến đầu vậy mà cậu ấy đã chết khi chưa kịp nhìn thấy 1 tên Đức." Wilson còn chán nản hơn nữa khi nghe Caldwell báo chiếc xe tăng to kia vốn chỉ là 1 đống gỗ mà thôi.

    "Đại đội F giờ mới gặp rắc rối thật sự. Từ các vị trí trên cao, lính Đức nấp trong công sự chắc chắn đợi quân Mỹ tiến vào tầm liền thi nhau nổ súng. "Bọn tôi lập tức nằm rạp xuống đất. Chẳng ai di chuyển gì được lúc đó. Tôi bò lên chỗ cậu trung đội trưởng gần nhất bảo anh thúc lính vừa vận động vừa xạ kích. Dù chậm và rất vất vả, nhưng đây có lẽ là cách duy nhất vì chúng tôi đang ở rất gần quân địch nên ko thể dùng pháo chi viện được."

    Trong chiến thuật "vừa vận động vừa xạ kích", 1 số binh sĩ sẽ bò hoặc chạy lên trước đến những chỗ có thể ẩn nấp, trong khi đồng đội thì bắn mạnh để kìm đầu quân địch. Sau đó những người kia cũng sẽ lập lại qui trình như vậy cho đến khi họ đến được mục tiêu. Dù chiến thuật này có khả năng thành công nhưng nó cũng đòi hỏi những người tham gia quá trình vận động phải hết sức can đảm và nguy cơ bị thương vong là đáng kể. Đây là 1 chiến thuật căn bản vẫn được giảng dạy ở các trường bộ binh.

    Wilson nhận ra hiểm họa chính là cái boong ke đại liên. Anh bò về chỗ khẩu đội cối 60mm. "Những hạ sĩ quan phụ trách khẩu đội cối đều đã bị thương vong mà chưa có ai thay thế nên tôi hỏi 1 binh sĩ xem cậu ta liệu có bắn cối được ko?. Anh này đáp mình chưa rành lắm nhưng sẽ cố thử. Tôi chỉ cho cậu ta mục tiêu ở trong 1 lùm cây đằng trước cách đó 150m. Cậu ta cùng mấy người lính khác bắn 1 quả đạn." Thế nhưng do tay cối mới dựng nòng gần như thẳng đứng nên quả đạn rơi xuống sát ngay bên cạnh, báo hại Wilson cùng mấy binh sĩ gần đó phải nháo nhào tìm chỗ nấp. Wilson đành gọi tiền sát pháo binh đến, gọi pháo nã vài quả đạn 105 ly. "Mấy quả pháo cùng vài trái lựu đạn phóng từ súng trường chỉ đi chệch trong gang tấc rốt cục cũng khiến đám xạ thủ súng máy Đức hiểu ra vấn đề và cút xéo."

    Tuy nhiên tình thế của đại đội F vẫn còn hết sức khó khăn. Wilson bèn liên lạc với trung tá Kenan, tiểu đoàn trưởng. "Tôi báo qua radio rằng mình đã bị mất tất cả sĩ quan. Chúng tôi sắp chịu hết nổi, đạn dược đã gần cạn, thương binh thì cần phải sơ tán. Chẳng còn biết chống lại 1 đối thủ phòng ngự vững chắc như vậy thế nào nữa. Tôi cho rằng mình hoàn toàn khách quan, trung thực và đã nhận định đúng tình hình."

    "Sau đó trung tá Kenan đã cho tôi 1 bài học về cách tư duy theo hướng tích cực mà tôi chẳng bao giờ quên được. Bằng giọng điềm tĩnh, rành rọt ông bảo: 'Wilson, đạn đang được đưa đến. Tôi biết những gì mà cậu đang phải đối mặt và cũng biết cậu có thể tiếp tục tiến lên chiếm lấy tuyến phòng thủ đó.' Ông ngắt liên lạc mà ko nói thêm câu nào nữa. "Tôi giận điên người. Những tay nằm ở sở chỉ huy phía sau toàn đòi hỏi những điều không thể. Đúng là chuyện điên rồ. Nhưng rồi lính vận tải đến, mang theo đạn dược và chúng tôi lại hồi sinh. Trung úy Caldwell gọi thêm pháo dập xuống phía trước và tất cả lại xông lên. Chúng tôi đã đánh sập công sự cuối cùng của lính Đức và quét sạch tuyến phòng ngự của chúng trước khi trời tối.

    Đại đội của Wilson bố trí trong những công sự địch bỏ lại và đào thêm cả những cái mới nữa. Họ đã tiến được khoảng 500m. Trong lúc đó quân thù vẫn tiếp tục pháo kích suốt đêm. Ở phía bắc khu rừng, trung đoàn 47 đang được tăng phái cho sư đoàn 1, đã từ Gressenich vượt qua Hamich tiến đến các mục tiêu Nothberg và Bovenberge. Nếu thành công, quân địch sẽ bị kẹp giữa họ với sư đoàn 104 cùng sư đoàn 3 thiết giáp. Tiểu đoàn 3, trung đoàn 47 được giao nhiệm vụ tiêu diệt 1 cứ điểm kiên cố của địch ở tại Bovenbergerwald.

    Sau khi thám thính vùng đất trước mặt thì vào 8g sáng ngày 20 tháng 11, tiểu đoàn 3 bắt đầu xuất kích. Chỉ lát sau họ đã vào tới khu rừng. Bầu trời liền tối sầm lại vì tán cây rừng rậm rạp. Những đơn vị đi trước tiến chậm hẳn lại vì tầm nhìn đã giảm xuống chỉ còn vài mét. Sau 2 giờ tiến quân, trung úy Hubert A. Urban, sĩ quan chỉ huy đại đội K đi ở cuối đội hình cứ chốc chốc lại dừng lại quỳ thụp xuống báo cáo vị trí của mình qua điện đài cho trung tá Donald C. Clayman, tiểu đoàn trưởng.

Chia sẻ trang này