1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vừa gọi xong, thì Urban nhìn thấy 1 toán lính Đức đang đứng cách đó 1 quãng ngắn. Anh lập tức chộp lấy khẩu cạc bin và nổ súng. Sau những phát đạn đầu tiên thì 1 trận đọ súng nổ ra. Đối phương có vẻ rất ngạc nhiên khi thấy lính Mỹ thình lình xuất hiện. Quân sư đoàn 9 đã khiến lính Đức hoảng loạn nhưng Urban cũng nhận ra đơn vị mình có thể hứng pháo ngay nếu địch gọi về báo cho các pháo đội.

    Đại đội K liền bừa qua đám bụi rậm nhào tới trước. Đúng như Urban đã tiên liệu, đạn pháo nổ tung ở khu vực sau lưng bọn họ. Đơn vị hầu như chưa kịp tổ chức phòng vệ chống phản kích thì 1 đoàn quân Đức, ko hay biết gì, cứ tiến thẳng tới chỗ họ. Hỏa lực quân Mỹ, với 1 ổ đại liên được bố trí rất hiểm hóc, đã đánh tan quân địch. Số địch đầu hàng là hơn 100 tên. Do phải vội vàng vận động và lo rằng mình đã bị cô lập nên Urban xin phép cho đơn vị được đào công sự nghỉ đêm.

    Các toàn thám sát đã được tung ra thăm dò vùng đất xung quanh, nhằm tìm kiếm vị trí của cả ta lẫn địch. 1 toán lính thuộc đại đội L đã lẻn đến tận Heistern và báo cáo tình hình về cho trung đoàn 16 bộ binh. Đạn pháo từ xe tăng và pháo tự hành bắn ra đã cho thấy nơi này đã bị quân Đức chiếm giữ.

    Trung đội công binh tiểu đoàn tiến hành rà soát con đường nhằm phát hiện mìn. Để tiết kiệm thời gian, thay vì gỡ mìn họ lấy cà mèn úp lên chúng. Dù trời tối vẫn có thể nhìn thấy rõ và các lái xe chở đồ tiếp tế lên chỉ còn việc là vòng tránh. Những người lính khác rải thì dây điện thoại dọc theo con đường và ở các đường nhánh. Cứ chốc chốc công việc của họ lại bị gián đoạn vì súng cối địch, nhiều sĩ quan thông tin và lính đường dây đã bị thương. Những tổn thất về nhân lực cùng với cơn mưa dai dẳng trong suốt chiến dịch đã khiến công tác thông tin liên lạc bị trở ngại.

    Trong đêm hôm ấy, trung đoàn lệnh cho Clayman hành quân lên phía bắc tới chiếm thị trấn Hucheln. Viên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 đã xin cho pháo binh bắn chế áp các ổ đề kháng của địch ở trong vùng Heistern nhưng bị từ chối vì quân của trung đoàn 16, sư đoàn 1 cũng đang ở trong thị trấn này. Đạn pháo kích có thể khiến cho họ bị nguy hiểm. Clayman chẳng tài nào hiểu nổi khi thấy lính mình bị bắn từ chính những vị trí được bảo là do trung đoàn 16 chốt giữ, nhưng cũng ko thể làm gì hơn.

    Đến 6g sáng thì 1 toán tiền thám của đại đội L mang đến 1 tin rất có giá trị về sự hiện diện của binh sĩ và cơ giới địch. Pháo binh liền oanh kích ngay vào đám quân này, đại đội L đè bẹp sự kháng cự và bắt được khoảng 200 tù binh. Cùng với đại đội K đi ngay phía sau, quân Mỹ tiến lên xuyên qua rừng tới 1 bãi cỏ rộng 300 thước phía trước nông trại sản xuất sữa tên là Bovenberg. Nông trại gồm mấy ngôi nhà với bức tường đá cao 2,5m bao quanh. Kiến trúc chính trong đó là 1 tòa nhà xây bằng đá cao 2 tầng rưỡi. Có 1 con suối cạn cùng 1 hàng rào kẽm gai nằm lẫn trong đám cây bụi chạy ngang qua bãi cỏ.

    Trung đội đi đầu dưới quyền trung sĩ Raymond W. King thận trọng tiến ra bãi trống. Từ sau hàng rào súng nổ ran lên, lính Mỹ nằm rạp xuống bắn trả. Trung đội súng máy của đại đội M từ bìa rừng quất đạn ào ào về phía mấy căn nhà trong khi lính đại đội K xung phong đến hàng rào cây và đánh tan tiểu đội quân Đức bố trí ở đó. Nhưng rồi khi bộ binh xông đến bức tường đá thì đạn cối địch đã rót xuống chỗ đại đội M, bắt mấy khẩu đại liên phải im tiếng. Lính địch phục sẵn trong mấy căn nhà đánh bật quân Mỹ ra, buộc họ phải rút về cố thủ trong hàng rào cây mà chúng từng chiếm giữ, để lại 20 tử sĩ gần chỗ bức tường.

    Đại đội trưởng báo cáo tình hình cho Clayman và xin xe tăng chi viện. Tuy viên trung đội trưởng thiết giáp vẫn còn e ngại mìn chôn trên đường cùng bùn lầy quá dầy trên những cánh đồng gần đấy, anh ta vẫn cho xe tăng Sherman tiến lên. Khi họ vừa tới vị trí có thể quan sát được trận đánh thì tăng địch nấp trong khu rừng gần thị trấn Heistern liền khai hỏa, bắn cháy 2 xe tăng Mỹ đi đầu. Những xe còn lại vội rút vào nơi an toàn trong rừng.

    Đạn pháo cấp tập rót xuống khoảnh rừng có lính đại đội I đang cuống cuồng tìm chỗ nấp. Hầu hết đạn pháo đều nổ trên ngọn cây, mảnh pháo sắc lẻm cứ thế chụp xuống những chú lính hẩn hiu đang nằm túm tụm bên dưới. Chester Jordan, 1 trung đội trưởng của đơn vị này nhớ lại: "Chúng tôi đang đi qua 1 khoảng rừng trống thì bất ngờ chạm trán bọn Đức. 1 cậu lính trung liên BAR bị bắn gục ngay tức khắc. Tôi nhặt khẩu súng của anh ta, bảo cậu lính liên lạc đưa đạn cho rồi bắt đầu bắn vào rừng. Tôi bắn điên cuồng. Nã đạn vào bọn Đức, vào cây cối, bụi rậm hoặc bất cứ thứ gì tôi cho là có địch nấp trong đó. Bắn hết sạch đạn thì tôi mới nhận ra 1 điều là chỉ có mình tôi đang bắn và xung quanh chẳng còn ai cả.

    "Chưa kịp chạy đi tìm trung đội thì đạn pháo bắt đầu dập xuống. Chẳng có chỗ nào để mà rúc nên tôi đành nằm dưới 1 cây thông nhỏ. Tôi nằm ngửa, mắt nhìn lên ngọn cây mà cầu nguyện. 1 quả pháo rơi xuống đất cách đó chừng 50 bước chân. Thời gian như ngừng trôi trước khi nó nổ tung. Mảnh pháo bay vèo vèo trong ko trung găm vào cây thông mà tôi đang nằm dưới. Mọi sự cứ diễn ra như trong 1 cuốn phim quay chậm vậy. Cái cây bị phạt gần đứt và bắt đầu nghiêng dần về phía tôi rồi đổ xuống. Thân cây vẫn chưa rời khỏi gốc hẳn nên tôi chẳng hề hấn gì. Nhờ vậy mà nó lại che đỡ cho tôi suốt thời gian còn lại của trận pháo kích.

    "Khi đạn pháo ngừng rơi tôi mới trườn ra quay trở về chỗ lần cuối nhìn thấy đồng đội. Đến 1 chỗ toàn là cây cối bị ngã đổ tôi vừa định đi vòng qua thì phía bên kia bỗng xuất hiện 1 tiểu đội lính Đức. Chúng đang di chuyển theo hàng 1, súng vẫn đeo sau lưng theo thói quen. Khi vừa vào bãi trống thì chúng ngoặt sang trái và đi đúng vào tầm quan sát của tôi. Tôi gác khẩu BAR lên chạc cây, vừa sắp sửa nổ súng thì kịp tĩnh trí lại. Lực lượng quá là chênh lệch, địch chiếm ưu thế hoàn toàn. Ko thể liều mạng như vậy được, thế nên tôi bèn đứng im phăng phắc."
    tonkin2007, gaume1, Khucthuydu23 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong lúc ấy, đại úy Ralph E. Manuel, chỉ huy đại đội I nhận thấy cường độ hỏa lực địch bắn qua bãi cỏ đã giảm bớt. Anh đích thân tiến lên trước tổ chức 1 đợt xung phong tới chỗ mấy ngôi nhà. Đạn súng máy, súng trường từ trên các tầng nhà, chuồng cu, sau tường ngôi nhà lớn đã gây cho họ thiệt hại nặng. Manuel chia quân ra cho 1 số đi đánh tập hậu vị trí quân Đức. Từ khắp mọi phía trong rừng, pháo tăng và pháo chống tăng Đức gầm lên nã vào bọn họ và lính Mỹ giờ đã bị kẹt giữa bãi cỏ. Khi đại đội trưởng đại đội I vừa tới gần tòa nhà chính thì trung sĩ King bị thương. Manuel bảo anh về báo trung tá Clayman xin cho pháo bắn vào đám xe tăng và lính phòng ngự địch đang nấp sau đường xe lửa đắp cao gần đó.

    Manuel cùng toán lính xộc thẳng tới trước cho đến khi tới được 1 vị trí tạm an toàn dưới chân bức tường xi măng bao quanh khu nhà. Nhưng khi vừa tránh khỏi đạn bắn thẳng họ lại phải đối đầu với lựu đạn từ bên kia tường ném qua. Trong lần tấn công cuối cùng, khi Manuel dẫn đầu đội hình định đánh vòng ra phía sau khu nhà thì họ đã vấp phải quân địch phản kích. Lính Mỹ do Manuel chỉ huy cố vượt qua rồi đột kích vào trong cửa nhưng rồi lại bị bắt sống bởi 1 lực lượng mạnh hơn.

    Từ vị trí quan sát của mình, Clayman khẩn khoản xin pháo chi viện nhằm giải vây cho đám quân đang bị kẹp chặt nhưng pháo binh sư đoàn 1 cứ khăng khăng từ chối vì cho rằng mục tiêu quá gần với lính của trung đoàn 16. Clayman cố liên lạc điện đài mấy lần với đại đội L thì mới biết tin đại úy Manuel đã tử trận hoặc bị bắt. Khẩu đại pháo chạy trên đường ray của Đức cũng chạy đến giây máu ăn phần, khiến quân số của tiểu đoàn 3 đau khổ giảm đi nhanh chóng. Sau 10 phút nó mới bỏ đi nhưng rồi đến cuối ngày thì nó đã bị máy bay Mỹ phá hủy.

    Trung úy Gael Frazier, đại đội phó đại đội L đã tìm về căn hầm dùng làm đài quan sát của tiểu đoàn. Anh nói với Clayman rằng mình hiện là sĩ quan duy nhất còn lại. Quân số đại đội giờ đã giảm xuống chỉ còn 40 người. Do sĩ quan tiền sát pháo binh đã mất tích, người hiệu chỉnh cối thì chết trận, Frazier xin cho xe tăng lên chi viện. Clayman cho gọi tay chỉ huy trung đội xe tăng phối thuộc, mà viên tiểu đoàn trưởng cho rằng đang "choáng váng, mất bình tĩnh" đến gặp. Khi nghe lệnh cho xe tăng tiến đến nông trại thì "tay sĩ quan đã trở nên bấn loạn". Anh ta bị thương ít phút sau đó.

    Clayman đích thân đi tìm đại đội I và thấy đơn vị này gần như đã tan nát do bị pháo binh và xe tăng địch nã liên tục. Ông gọi về xin trung đoàn và được phép rút tàn quân của 2 đại đội này ra. Thiếu tá William L. Tanner, tiểu đoàn phó, đã tung ra tuyến đầu các xe halftrack chở theo trung đội chống tăng cùng 1 đám đầu bếp, lính văn phòng làm nhiệm vụ sơ tán thương binh dưới màn khói bảo vệ. Những người mang cáng đã bắt gặp lính cứu thương Đức đang thu nhặt thương binh Mỹ trên bãi chiến trường. Quân Mỹ liền đến tiếp nhận trách nhiệm rồi sau đó cả 2 bên đều trờ về phòng tuyến của mình.

    Clayman cử Red Phillips, chỉ huy đại đội hòa lực đi sang sườn phải thám thính xem nguyên nhân vì sao mà hỏa lực hướng ấy lại mạnh mẽ đến vậy. Phillips đã bị thương bàn tay vì mảnh đạn ngày hôm đó khi đang đi xe jeep đã ko thể tìm thấy các vị trí cùa quân Mỹ theo đúng như bản kế hoạch. Đến khi lùi về phía sau thì anh mới tìm ra được tiểu đoàn láng giềng. Viên tiểu đoàn trưởng giải thích mình ko được lệnh tấn công mà lại bị điều xuống phía nam để tăng cường cho quân sư đoàn 1 đang tác chiến ở Heistern. Rủi thay, tiểu đoàn 3 đen đủi của trung đoàn 47 đã ko biết được điều này. Bản danh sách thương vong, mất tích của đơn vị có tới 20 sĩ quan và 335 binh sĩ. Con số này vượt quá cả tổng số thương vong toàn trung đoàn trong các chiến dịch kể từ hồi ở Bắc Phi đến giờ.

    Lính của đơn vị quân báo, trung đội công binh, chống tăng đã cố thiết lập ra 1 tuyến phòng thủ yếu ớt nhằm chống lại đòn phản kích sắp đến của địch. Tuy nhiên, có vẻ như giao tranh ngày hôm đó cũng đã làm cho đối phương bị kiệt sức. Cuộc phản kích mà họ chờ đợi đã ko bao giờ diễn ra. Sau này, khi phân tích những điều đã xảy ra, Red Phillips cho rằng thảm họa được ngăn lại là do phản ứng của ban chỉ huy đại đội K. Tuy nhiên anh cũng cho rằng thất bại ở nông trại Bovenberg là do công tác hiệp đồng giữa sư đoàn 1 bộ binh và trung đoàn 47 quá kém cỏi. Ngoài ra còn có 1 nhược điểm phổ biến nữa là sự non yếu về kinh nghiệm phối hợp giữa lính tăng với bộ binh.

    Trong khi vẫn làm lực lượng dự bị thì trung đoàn 18, sư đoàn 1 phải đón tiếp 1 thiếu tá cùng nhiều lính Ranger khác. Eames kể lại: "Bọn họ đã bị tổn thất nặng và được bảo tới lấy quân bổ sung từ đại đội tôi. Sau khi bàn bạc với đại đội trưởng thì tất cả bọn tôi đều bị gọi ra xếp hàng. Khi mọi người đã vào hàng thì tay chỉ huy quân Ranger đi xuống chỉ vào mấy người ở hàng đầu tiên "cậu, cậu này, cậu này, và cậu này nữa." Tôi là người duy nhất còn trơ lại. Những cậu đứng bên cạnh đều đã bị chọn vào đơn vị Ranger dù chẳng biết gì về sử dụng chất nổ cả. Lính Ranger là 1 đám rất thú vị. Bọn họ đều có những bọc chất nổ quấn quanh thắt lưng, dải băng quấn trên mũ sắt cũng gài toàn kíp nổ. Họ là những tay rất 'chì' và chẳng lúc nào chịu ngồi yên 1 chỗ. Tôi rất hài lòng vì mình đã ko bị ép phải vào đơn vị này."
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Eames vừa thoát khỏi mối hiểm họa Ranger thì trung đoàn được triển khai về hướng Langerwehe, nằm ở phía bắc trận Hamich. Anh nhớ lại: "Chiều ngày 20 tháng 11 có lệnh truyền xuống nói vào lúc 6g30 sáng hôm sau, chúng tôi sẽ 'xuất kích' đánh trực diện vào các vị trí quân địch. Mọi người lặng lẽ trong chờ đợi lo lắng. Đêm đó, E. J. đã đập vỡ kính cận để khỏi phải đi. Hắn được cho về phía sau chỗ những người mới đến vì chẳng thể nhìn thấy gì hết. Đôi chỗ cũng có những thằng lính tự bắn vào chân mình để khỏi phải ra trận. Những vết thương nơi bàn chân vì 1 viên đạn là rất đáng ngờ và người nhận nó rất dễ bị ra tòa án binh. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp như thế xảy ra."

    Sáng sớm hôm sau, sau 1 trận oanh kích vào khu rừng, Eames cùng tiểu đội, vẫn còn thiếu 2 so với quân số lúc bình thường đã lên tới 1 đỉnh đồi nhìn về phía đông bắc là thấy Langerwehe. "qua bên kia là sườn núi mà chúng tôi phải chiếm bằng đòn tấn công vỗ mặt. Qua khỏi sườn núi là phòng tuyến của quân địch. Bọn Đức đã dự liệu trước và thế là sườn núi mà chúng tôi phải chiếm liền bị pháo kích dữ dội. Tôi chưa bao giờ thấy pháo và cối tập trung rót nhiều xuống 1 vị trí như vậy cả. Bọn tôi đứng nhìn những cây thông bị đạn pháo nhổ bật lên. Chẳng có cách nào để chiếm lấy ngọn đồi; ra đó chỉ có chết mà thôi. Đơn vị chúng tôi mặc kệ lệnh tấn công và cứ ở ỳ 1 chỗ. Tôi tự hỏi liệu cái quái gì sẽ xảy ra và chúng tôi sẽ đi tới đâu đây?.

    Các tiểu đội trưởng bèn tiến hành hội ý. Họ cùng các thành viên trung đội đứng chen chúc trong 1 khoảng trống trong rừng bàn cãi xem nên đi đâu tiếp. Tôi đứng ngoài bìa vì dù gì mình cũng chẳng thể tham gia ý kiến. Đột nhiên tôi cảm thấy sắp xảy ra cái điều gì đó rất khủng khiếp. Do là người thừa nên tôi bèn đi tới 1 chỗ đất trũng cách đó chừng 50 bước chân tìm chỗ nấp. Vừa tới nơi và sắp sửa tụt xuống thì có 1 tiếng nổ kinh khiếp sau lưng. Tôi ngã đập mặt xuống đất. Cùng lúc đó là cảm giác đau đớn vì bị 1 mảnh đạn nóng bỏng găm vào cánh tay trái. Cứ như bị dùi sắt nung đỏ cắm vào vậy. 1 mảnh đạn khác bay sượt qua bên phải mũ sắt, chân phải cũng bị 1 cái gì đó đánh trúng.

    "Nhìn lại phía sau thì thấy trung đội chỉ còn là 1 mớ hỗn độn. Quả đạn nổ tung ngay chỗ tôi vừa mới đứng mấy phút trước. Hầu hết mọi người đều đang nằm la liệt trên mặt đất kêu gào, la khóc, khắp người họ toàn là máu me. 1 số chết ngay tức khắc. Duane Corbin nằm giữa đám người. Cậu lính vác đạn mới được giao cho anh 3 bữa trước đã hứng trọn và chết ngay. Duane bị 1 mảnh đạn lớn găm phía trên đầu gối trái. 2 tay anh cũng bị thương. Những thương binh khác gào lên gọi cứu thương. Tiểu đội trưởng ‘Ole Moe,’ thì ko sao cả. Anh ta chạy đến chỗ tôi nói: 'Eames, theo tôi ra khỏi đây mau. Cả trung đội đều bị hạ rồi. Phải kiếm người ra giữ phòng tuyến. Tôi bèn theo anh vượt qua chỗ thương binh. Bọn họ nằm trên mặt đất, người đẫm máu kêu la túm chặt lấy ống quần tôi ko chịu cho qua. Lúc này tôi đã phải đấu tranh tư tưởng.Vì tay đã bị thương nên tôi có thể quay về trạm xá để chữa trị. Nhưng tôi quyết định tuân lệnh Moe và bỏ thương binh lại phía sau.

    "Việc bỏ mặc những con người bị mất máu đang kêu gào ấy và quyết định ưu tiên trước nhất cho nhiệm vụ đã khiến cho tôi vẫn còn cảm giác tội lỗi suốt nhiều năm sau. Với tất cả những điều đó, quân Đức đã quyết định thay cho chúng tôi việc phải làm gì tiếp theo. Kế hoạch đánh chiếm sườn núi đành phải kết thúc. Duane được cáng đem đi, những người khác cuối cùng cũng được sơ tán hết. Trung úy Stephenson tới nhập bọn cùng tôi, Moe và cậu lính trinh sát Patrick McBride tại 1 chỗ ở quá về phía đông cách nơi xảy ra vụ nổ. Tất cả bắt tay vào đào chiến hào. Thật là 1 công việc kinh khủng vì dưới mặt đất chỉ toàn đá là đá. Phải cố gắng lằm mới đào xong được chỗ trú ẩn.

    "Moe rắc bột sulfa lên vết thương trên tay tôi rồi băng lại. Sau đó bọn tôi ngồi đợi trời tối. Khi mọi việc đã lắng xuống, tôi mới mệt mỏi lục ba lô lấy ra 1 hộp thịt băm khẩu phần C lạnh ngắt. Tôi nhìn nó và thấy nó cũng giương 'mắt' nhìn lại tôi. Cái hộp bị thủng 1 lỗ lớn do bị mảnh đạn của trận pháo ban sáng găm phải. Chính cái hộp thịt này đã ngăn ko cho mảnh pháo đâm sâu thêm nữa, chứ đúng ra tôi đã bị trúng vào cột sống và bị liệt mất rồi. Cái lon khẩu phần C tầm thường mà tôi vẫn ghét cay ghét đắng ấy lại chính là ân nhân cứu mạng cho tôi.

    "Stevie (trung úy) ở cùng tôi trong hào gần hết đêm. Chẳng hiểu vì sao tôi thấy anh nhìn rất giống chuẩn tướng Clift Andrus, phụ trách pháo binh mới của sư đoàn. Stevie và tôi nói chuyện rất lâu với nhau về chiến tranh. Nước tràn vào trong hào rất nhanh. Cuối cùng tôi ngủ thiếp đi trong khi tay vẫn ghì chặt khẩu súng trường đang đặt ngang miệng hào. Đến sáng khi thức dậy, thì thấy 1 mảng băng đông cứng chặn ngang trước ngực, tôi liền đập vỡ nó ra rồi vứt ra ngoài. Chúng tôi đành ở lỳ trong công sự vì đạn pháo Đức vẫn rót xuống đều đều ko ngớt. Cứ thế bọn tôi ngồi đó lạnh cóng và thống khổ."

    Các đơn vị khác thuộc sư đoàn 8 cũng bị tống vào cái cối xay thịt Huertgen. Arthur Wagenseil, điện đài viên của trung đoàn pháo dã chiến số 56, là con trai của 1 người Đức nhập cư. Wagenseil có 1 ông chú từng viết bức thư có câu chào “Hai lơ Hitler,” khiến cha mình giận điên cả người. Wagenseil bắt đầu khởi nghiệp trong chương trình Citizens Military Training Program (huấn luyện quốc phòng toàn dân) với những khẩu pháo 75 của Pháp dùng đạn từ hồi thế chiến thứ nhất. Anh sang Pháp hồi mùng 3/7 và đã kể lại thế này: "Đường xá đều lầy lội và trơn nhãy. Nhiều lúc phải xuống khiêng pháo qua những chỗ ngoặt; tới gần nửa đêm thì đơn vị mới đến nơi. Trời tối đen như mực, chẳng thể nhìn thấy gì. Chúng tôi dỡ pháo xuống và bắt đầu triển khai chiến đấu. Lệnh truyền xuống 'coi chừng mìn' cứ như thể ta có thể nhìn rõ lắm vậy. May thay do cứ đi theo dấu chân của những người khác nên chúng tôi chẳng bị thiệt hại gì.

    "Định đào công sự nhưng ở đó đã có sẵn nhiều chiến hào rồi. Cái đầu tiên có người nhưng cái thứ 2 thì trống và thế là tôi liền nhảy xuống. Sáng ra mới thấy có rất nhiều xác lính Mỹ; bọn họ đã được đeo thẻ nhưng hình như đội chung sự lại chẳng thèm tới mà thu nhặt."
    tonkin2007, Khucthuydu2, gaume13 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    12

    LỄ TẠ ƠN



    1 ngày sau khi quyết định ở lại đại đội G dù đã bị thương, Warren Eames thuộc trung đoàn 18 bộ binh đang cùng các đồng đội, được phân công vào đợt thứ nhì của đòn tấn công trực diện, tiến gần đến 1 ngôi làng. "Đạn pháo dập xuống dữ dội khắp nơi. Chúng tôi vận động lên trước tới 1 vị trí trên sườn đồi. Bọn Đức thì cố thủ trong công sự ở sườn núi phía bên kia. Ở đầu sườn phải, đám lính quê Tennessee của chúng tôi đã tổ chức 1 đợt xung phong dữ dội bằng cuốc, xẻng vào vị trí quân địch trên cái sườn núi lô nhô đó. Họ 'quạng vỡ đầu' kẻ địch, nằm tóc lôi chúng ra khỏi hố. Lính Đức phần nhiều là thành viên trẻ tuổi của tổ chức thanh niên Hitler; bọn này quá khiếp hãi đến nỗi ko thể nhắm bắn nổi. Tôi nhớ mình chẳng hề bị súng cá nhân hay súng máy của chúng làm phiền nhưng đạn pháo thì quả là ghê gớm."

    "Ở dưới rãnh đất trước mặt, anh trung sĩ trung đội phó già đang điềm đạm chỉ huy cuộc tấn công. Như 1 lão nông dân, anh đứng chỉ huy lính xung phong trong khi tay vẫn nắm dây đeo quần, miệng nhai cọng rơm. Toán chúng tôi nằm 1 cách vô tích sự ở phía sau cách đó 100 thước. Tuy là lực lượng dự bị khẩn cấp, nhưng bọn tôi cũng ở cách đủ xa để hứng pháo của bọn Đức (nếu lên gần hơn thì pháo địch sẽ ko dám bắn.ND). Chẳng có chỗ nào để đi cả. Chúng tôi đều đang nằm trền mặt đất đóng băng ngoài công sự. Chỉ còn biết chờ đợi mà thôi. Từ tuyến đầu xuất hiện người lính cầm súng cạc bin giải 1 tù binh Đức đi đằng trước. Thằng Đức vẫn còn đội mũ sắt và mặc quân phục màu xám đặc trưng. Khi hắn đi ngang tôi nhìn thấy gương mặt hắn chứa đầy vẻ khủng khiếp.

    "Thế rồi thứ mà chúng tôi lo ngại nhất là đạn cối địch đã bắn đến. Ban đầu chúng nổ tung ở phía xa bên sườn phải rồi lát sau quả này nối tiếp quả kia ngày càng đến gần hơn. Rõ là bọn nó đang định quét sạch thê đội 2 chúng tôi. Tôi biết rõ mưu đồ của chúng. Chỉ thêm vài quả đạn nữa là chúng sẽ dập ngay lên đầu bọn tôi. Lúc đó tôi chỉ còn biết nằm trên mặt đất chờ chết vì đâu được phép bỏ vị trí.

    "Rồi tôi nghe thấy tiếng kêu vo vo của trái đạn cối đang rơi thẳng xuống vị trí mình. Nó nổ inh tai ngay chếch về bên phải phía trên đầu tôi có vài bước chân. Vì quả đạn nổ ngay sát cạnh nên chắc là phải có ảnh hưởng thế nhưng sao tôi lại chẳng cảm thấy gì hết? Hầu hết những binh sĩ nằm phía sau tôi 20-40 bước chân đều bị thương. Cái cảnh thương binh kêu gào, la khóc ngày hôm trước lại tái diễn.

    "Đạn cối khi nổ thường là hướng lên trên rồi sau đó mảnh sắc mới rơi xuống trở lại. Vì thế khác với đạn nổ trên ngọn cây, khi quả đạn rơi xuống nền đất đóng băng, mảnh đạn của nó lại chụp xuống những người ở xa." Hồi ở gần Aachen, Eames cũng gặp việc đạn nổ gần tương tự như thế, nhưng ko hề hấn gì trong khi những người ở xa hơn thì lại thương vong. "Trên vành mũ sắt, bên má trái và các ngón tay của tôi đều có vết máu. Đến khi tôi sờ ra sau tai trái thì thấy máu nhiều hơn. Sờ đến lần thứ 3 lại thấy toàn máu là máu thì tôi biết là gay to rồi. Nhưng tôi vẫn chẳng cảm thấy đau. Người làm tôi hoang mang hơn nữa là Izzy Cohen, đang nằm phía đối diện. Mặt Izzy méo xệch trông rất khủng khiếp. Cậu ta nhìn tôi và gào lên: "Có ai giúp được gì cho nó ko?". Giờ thì tôi biết là mình bị nặng rồi."

    "Lúc này máu đã chảy ướt đẫm ngực áo. Tôi vùng dậy vội vã chạy về phía sau, vừa chạy vừa cố gỡ bỏ cái ba lô vướng víu. Tôi ném luôn cả ba lô lẫn súng trường. Cách 75m phía sau có 3 lính cứu thương. Họ phải cạy mãi mới gỡ cái mũ sắt khỏi đầu tôi được. Bên trái cái mũ có 1 lỗ thủng lớn. Cạnh thép sắc nhọn của nó đang đâm vào đầu tôi. Dù rất run và sợ hãi, mấy lính quân y cũng đã làm được; họ cẩn thận, khẩn trương lấy băng quấn khắp đầu tôi.

    "Hạ sĩ nhất MacAulay cũng ở đó, mặt anh là 1 đống bầy nhầy toàn máu. Vụ nổ đã làm hàm anh vỡ toác. Nằm trên đất phía sau là cậu lính mới bổ sung nhìn giống Abram Lincoln. Cậu ta nằm ngửa, mắt nhắm nghiền trông có vẻ rất thanh thản. Tôi đoán cậu ta đã chết ngay tức khắc, ngay trong trận đầu tiên của mình.

    Lính cứu thương hướng dẫn MacAulay và Eames, những thương binh còn đi được, đi theo con đường tránh lửa về phía sau đến trạm xá tiểu đoàn. "Tới 1 chỗ thì đường chia làm 2 nhánh. MacAulay cho rằng trạm xá nằm bên tay phải còn tôi thì nghĩ nó lại ở bên trái. Bọn tôi quyết định đi theo đường tôi chỉ nhưng đó là sai lầm. Cả 2 bị lạc và cứ lang thang mãi trong rừng. Do bị thương mất máu nên bọn tôi đi ko vững nữa. Trong khi đó pháo Đức vẫn dập xuống ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, trong nỗi vô vọng, bọn tôi chui xuống nấp dưới 1 hố đạn pháo lớn trong rừng rậm. 2 người nằm đó 1 lúc cố suy nghĩ xem nên làm gì tiếp theo. Bỗng xuất hiện 1 thiếu úy mang súng cạc bin, với cậu lính đeo sau lưng chiếc điện đài dã chiến to đùng theo cùng. Tay thiếu úy, 1 trung đội trưởng, nhìn thấy bọn tôi từ xa liền giương khẩu cạc bin lên nhắm bắn. Bọn tôi vội đứng dậy giơ tay lên cho anh ta thấy là cả 2 đều đã bị thương với băng trắng quấn quanh đầu.

    "Anh ta thận trọng tiến lại gần và hô lớn: 'các cậu làm gì ở đây?'. Bọn tôi nói mình ở đại đội G và đang bị lạc. Anh nói: 'Đương nhiên là mấy cậu đi lạc rồi. Có biết đây là ở sau phòng tuyến địch ko hả? Tôi đang dẫn đầu 1 cuộc tấn công đây. Ko biết là chúng nó xử bắn hết tù binh hay sao vậy?'"
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Viên sĩ quan chỉ cho 2 người đường về trạm xá tiểu đoàn. Sau khi được xử lý ở đó, Eames được xe cứu thương chở đến bệnh viện dã chiến đóng ngoài bìa rừng Huertgen. "Bọn tôi xuống xe đi bộ theo 1 con đường lầy lội đến cửa bệnh viện. Có chừng 1 chục tù binh Đức đang đứng xếp hàng 2 bên cửa. Chúng chạy ùa đến giúp đỡ bọn tôi. 1 số gã có vẻ lo lắng muốn tới dìu nhưng tôi ko muốn chúng chạm vào người. Tôi gạt chúng nó ra và tự đi một mình."

    Dù cuộc tấn công đã hụt hơi, Tập đoàn quân số 1 vẫn mong sư đoàn 8 bộ binh của thiếu tướng Donald A. Stroh chiếm được các ngôi làng Huertgen và Kleinhau, nằm dọc theo sườn núi chạy giữa Brandenberg và Bergstein. Khu vực này lúc trước là mục tiêu của sư đoàn 28, nằm ở phía đông nam chiến trường của sư 1 và tiếp giáp với mũi tiến công tới Grosshau của sư đoàn 4.

    Theo nhật ký của Sylvan thì tình hình trong ngày 20/11 vẫn có vẻ khả quan: Ông ta viết: " Nhiều tiến bộ đáng kể đã đạt được trên khắp trận tuyến của Tập đoàn quân số 1 ngoại trừ khu vực sư đoàn 4. Sư đoàn 104 đã chiếm được Stolberg...và hiện đang đứng chân ở ngoại vi Eschweiler. Sư đoàn 1 vẫn đang quyết tâm tiến lên dù bị pháo, cối địch bắn mạnh, tiểu đoàn 1 trung đoàn 47 đã xung phong và chiếm được đồi 187; tiểu đoàn 3 thì đã tiến được ngót 1 dặm. Heistern đã bị trung đoàn 18 quét sạch. Sư đoàn 4 vẫn tiến rất chậm do địa hình khó khăn và sự chống trả ngoan cố của địch. Dù thế, tiểu đoàn 1, trung đoàn 8 cũng đã tiến lên được gần 1 dặm và trám được lỗ thủng giữa tiểu đoàn 2, trung đoàn 26 với tiểu đoàn 2, trung đoàn 28. Tối qua, trung đoàn 121 bộ binh, sư đoàn 8 đã vào đến khu vực tập kết để chuẩn bị tấn công sáng hôm sau. Tướng Hodges đã đi xe đến thăm tướng Stroh vào buổi chiều và khi quay về thì rất hài lòng vì mọi việc đang tiến triển. Tướng Hodges cũng hứa sẽ hỗ trợ tối đa cho tướng Stroh bằng 18 tiểu đoàn pháo và tự tin là sẽ thành công.

    "Cuộc tấn côngdự định sẽ bắt đầu lúc 9g nhưng tôi thấy tướng Hodges bảo chờ đến 11g thì có lợi hơn. Ông ta đang rất kỳ vọng vào thành công ngày mai của sư đoàn 8. Nếu như họ thất bại thì mũi tiến công của quân đoàn 7 trên hướng bắc sẽ gặp trở ngại lớn. Kế hoạc của tướng Stroh được đánh giá rất cao. Nếu thời tiết thuận lợi, ta sẽ đánh tan được quân địch."

    Đại tá Tom Cross, tham mưu trưởng sư đoàn 8, quê ở vùng ngoại ô New York, từng phục vụ ở biên giới Mexico trước Thế chiến thứ I. Ông tốt nghiệp sĩ quan năm 1918 và theo chân Lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ sang Pháp cùng sư đoàn 3. Cross đã cùng chiến đấu với sư đoàn 8 từ Normandy đến phòng tuyến Siegfried. Vào nửa đêm 13 tháng 11, khi bước vào câu lạc bộ sĩ quan ở Luxembourg, ông nghe đơn vị có thể được điều lên phía bắc thay cho sư đoàn 28. Ông ghi trong nhật ký của mình là trung đoàn 13 (thuộc sư đoàn 8) đã lên đường tới khu vực quân đoàn 5 lúc 7g để thay cho trung đoàn bộ binh 110. "Tin tức cho thấy khu vực mới của chúng tôi là 1 chỗ rất khó khăn. Đó cũng chính là mồ chôn của 2 sư đoàn khác."

    Tiếp đó ông giao nhiệm vụ cho trung đoàn 121 tổ chức tấn công với sự chi viện của pháo binh sư đoàn cùng những khẩu cối phản lực thu được ở Huertgen và Kleinhau. "Tiếp theo đơn vị này sẽ chống lại các đòn phản kích từ hướng bắc, đông và đông bắc. Sau khi các trung đoàn 12 và 22 cùng 1 liên đoàn thuộc sư đoàn 5 thiết giáp đánh chiếm mặt bắc và đông khu rừng, trung đoàn 121 sẽ tiến theo sau."

    Nhưng do trung đoàn 12, sư đoàn 4 đã bị thiệt hại nặng nề khi vừa mới 'chào hỏi' rừng Huertgen nên Tập đoàn quân số 1, thay vì tiến hành quá trình thay quân 1 cách tuần tự, đã vội vàng tung trung đoàn 121 từ nơi đóng quân ở Luxembourg cách đó 107 dặm vào trận. Từ bộ chỉ huy, tướng Stroh lập tức chỉ thị cho đại tá John R. Jeter, trung đoàn trưởng trung đoàn 121, phải cho quân 'khẩn trương lên đường ngay'.

    Bắt đầu từ ngày 19/11, các tiểu đoàn của Jeter đã đội mưa tuyết lên đường trên những xe tải lớn ko có mui. 1 số đơn vị đã phải hành quân suốt đêm. Họ đã vượt qua trận địa của trung đoàn 12 bị đánh tả tơi tới chiếm lĩnh vị trí tấn công ngày 21/11 mà chưa có thì giờ tìm hiểu về khu rừng kỳ quái.

    Cross ghi lại: "Chỉ có tiểu đoàn 3 là kịp tới nơi được ngủ 1 đêm ngon giấc và chuẩn bị những thứ tối cần thiết cho cuộc tấn công. Các tiểu đoàn 1 và 2 thì đến trễ. Phải đến 3g30 sáng thì tất cả mới đến hết. Lính tráng đã 2 đêm rồi ko ngủ. Cần phải hoãn trận đánh lại thêm 24 giờ nữa cho quân lính nghỉ ngơi và để các đại đội trưởng, trung đội trưởng tổ chức trinh sát. Các chỉ huy tiểu đoàn của trung đoàn 121 đã nhờ tôi chuyển lời xin sư trưởng nhưng bị ông từ chối."

    Stephen “Roddy” Wofford là 1 tay lính cựu trong trung đoàn 121. Khi trận Trân châu cảng nổ ra anh đang theo học đại học Texas A&M. Tháng 6 năm 1942 thì anh ghi tên vào lực lượng dự bị rồi tiếp tục việc học cho đến khi bị gọi đi 9 tháng sau đó. Anh hoàn tất khóa học sĩ quan ở căn cứ Fort Benning. "Tôi cho là mình đã được huấn luyện rất đỉnh. Những kinh nghiệm hồi đào tạo sĩ quan dự bị ở đại học khiến tôi có lợi thế trong việc học hỏi cách thức tổ chức, chỉ huy. Tôi tin mình sẽ còn được chuẩn bị tốt hơn để ra trận nếu có thêm nhiều bài tập bắn đạn thật nữa."

    Sau khi về làm trung đội trưởng trong 1 đại đội súng trường của sư đoàn 80, anh cùng rất nhiều thiếu úy nữa được điều đi hải ngoại làm quân bổ sung. Anh đặt chân lên bãi biển Utah ngày 16/7. "Mấy hôm sau tôi về đại đội A, trung đoàn 121 và dự trận đầu tiên. Trong ngày đầu tiên, tôi mất hết các hạ sĩ quan và chỉ còn mỗi 1 người là lực lượng dự bị. Lần thử lửa đầu tiên thật là hãi hùng. Đầu óc tay chân chẳng còn hoạt động đồng bộ với nhau được nữa. Tôi đã phải chứng kiến những thương vong đầu tiên trong đơn vị mình.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Tôi chẳng biết tí gì về việc phải cơ động đến rừng Huertgen. Tuy ko nói chuyện với ai bên sư 28 nhưng tôi đã nhìn thấy rất nhiều xe tải đến đưa họ ra. Tôi coi họ cũng như các binh sĩ đã từng phải tác chiến, ko tốt hơn và cũng chẳng xấu hơn. Khi đi ngang qua tôi nghe thấy mấy lần họ kêu lên 'Rồi chúng mày sẽ phải hối hận', nhưng tôi vẫn cho đó cũng là chuyện thường tình của lính chiến mà thôi.

    "Đại đội A của tôi hoàn toàn sung sức khi tiến vào rừng Huertgen. Đơn vị đã có 1 thời gian nghỉ dưỡng ở 1 khu vực yên tĩnh tại Luxembourg nên đã kịp hồi sức và bổ sung đầy đủ. Ko có thời gian để trinh sát mục tiêu sẽ phải đánh chiếm. Chúng tôi tới nơi vào ban đêm và chiếm lĩnh vị trí của đại đội mà mình đến thay quân. Việc này phải tiến hành ngay trong đêm chắc là do tình hình đang rất cấp bách và cũng là bởi ban ngày thì bọn Đức có thể nhìn thấy vì vị trí này nằm trên đường tránh lửa trong rừng.

    "Tôi sẽ ko bao giờ quên được những chớp lửa của pháo binh đêm hôm đó. Pháo bắn liên hồi nên chúng tôi có đủ ánh sáng để xem xét các công sự mà sư đoàn 28 đã để lại. Lính tráng bắt đầu trở nên nhụt chí khi phát hiện nhiều xác chết trong các công sự này. Bắt đầu chiến dịch kiểu như thế này thật là tệ. Thật sự mà nói thì tôi cũng chẳng biết rõ pháo quân nào bắn đến nữa. Tôi nghĩ đó là pháo Đức vì chúng toàn nổ chụp từ ngọn cây xuống và rất nguy hiểm. Ấn tượng chính của tôi là 'đang như cá nằm trên thớt', hầu như hoàn toàn bất lực."

    Norris K. Maxwell, cũng cùng quê Texas với Wofford, đã học ở trường đại học Mỏ và Luyện kim Texas trong 2 năm rồi nhập ngũ vào lực lượng Vệ binh quốc gia. "Tôi tốt nghiệp khóa OCS (khóa đào tạo sĩ quan. ND) đầu tiên của căn cứ Fort Benning vào ngày 27 tháng 9 năm 1941 và được 1 chuẩn tướng lạ hoắc có tên Omar Bradley phong làm sĩ quan."

    Maxwell nguyên là đại úy chỉ huy 1 đơn vị thông tin. Đang làm việc trong lực lượng bổ sung ở Anh thì anh tình nguyện sang thay cho 1 đại úy bị mất tinh thần (foxhole fever ?). Maxwell về sư đoàn 8 trước trận Saint-Lô và nhận quyền chỉ huy đại đội A, trung đoàn 121 khi nó đang do Roddy Wofford và sau đó là 1 thiếu úy khác tạm nắm. Maxwell nhớ lại: "Tôi chưa từng được luyện tập với đại đội bộ binh nào trên thực địa cả. Kinh nghiệm bộ binh đầu tiên của tôi là giao chiến với quân Đức ở Brest. Chúng tôi đã chiếm mục tiêu và bắt tù binh theo kiểu 'vừa làm vừa học'."

    Ký ức của anh về chuyến đi đến rừng Huertgen cũng tương tự như của Wofford: " Chúng tôi xuống xe trong mưa rét và cố công ăn 1 bữa nóng. Trời rất tối, có 1 hướng đạo bên trung đoàn 12 tới dẫn chúng tôi tiến lên. Đúng là 1 cơn ác mộng. Chẳng thể nhìn thấy gì hết. Chỉ biết túm lấy ba lô của người đi đằng trước. Cuối cùng chúng tôi cũng dừng lại để nghỉ trong chốc lát. Tôi có cảm giác mình đang ngủ trong 1 con suối lạnh căm, nước chảy róc rách. Sáng ra thì chúng tôi tới chiếm lĩnh công sự của trung đoàn 12 còn họ thì 'nhanh nhẩu' rút ra.

    Trung úy Paul Boesch, đại đội phó đại đội E, tiểu đoàn 2, còn nhớ 1 sĩ quan bên trung đoàn 109, sư 28 đã trả lời khi được hỏi han tình hình lúc đang kéo quân rút qua chỗ đóng quân của trung đoàn 121 thế này: "Địa ngục. Nó chính là 1 địa ngục thực sự. Chỉ có thể mô tả nó bằng 1 từ duy nhất là địa ngục. Sẽ chẳng có thông tin gì vì ai cũng sợ khi nói đến nó. Vậy đó, ko ai dám nói đâu. Sư đoàn tôi đã bị bọn Đức đánh tan. Tan nát. Nhiều đơn vị ưu tú khác cũng bị đánh cho chạy vãi ***. Tôi chưa từng phải chứng kiến tình cảnh này kể từ khi cùng sư đoàn đổ bộ lên đất Pháp. Đó là pháo binh, xe tăng, là mìn. Mìn nhan nhản khắp mọi nơi. Chúa ơi, toàn mìn là mìn. Và còn bọn Jerry nữa. Chỗ nào cũng đầy bọn Jerry rất ngoan cố." Nhìn cảnh những bại binh của sư đoàn 28 trên đường rút ra, Boesch-nhà cựu đô vật nặng gần 100kg, có linh tính gở về trận đánh sắp tới.

    Tiểu đoàn của Boesch vào đến vị trí trung đoàn 12 trong khu rừng lúc nửa đêm. Anh ko thể tin nổi lúc nghe đại đội trưởng nói cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào 9g sáng mai, khi chưa ai kịp tổ chức điều nghiên, trinh sát gì cả.

    Arthur Wagenseil, thành viên tiểu đoàn pháo dã chiến số 56 của sư đoàn 8 nhận thấy nhiệm vụ của mình cực kỳ khó khăn. "Thật ngạc nhiên là ko gian giành cho các trận địa pháo lại nhỏ như thế. Đúng lúc đó chúng tôi phát hiện thấy có 1 xe tăng trinh sát nhỏ ở chỗ xác chiếc máy bay ME-109 còn đang cháy âm ỉ trong rừng. Tôi chạy qua xem thì thấy 2 chiếc giày vẫn còn chân người nằm trong máy bay. Những gì còn lại của cái xác thì đã lẫn cả vào bùn đất. Bọn lính tăng nổ máy, bật điện đài lên rồi dông mất. Ít phút sau đạn pháo 88 ly đã vù vù bay đến khiến cho mọi người phải nằm mọp xuống đất, bò về hố cá nhân.

    Sau đợt pháo bắn chuẩn bị, các binh sĩ của cả 3 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 121 bắt đầu xông lên. Theo đúng kế hoạch của quân đoàn, sư đoàn pháo sẽ tiếp tục chuyển làn bắn về phía trước bộ binh cùng lực lượng thiết giáp đi kèm cho tới khi họ áp sát tuyến phòng ngự địch. Maxwell cay đắng mỉa mai. "Họp phổ biến trước trận Huertgen ư? Làm gì có! Chúng tôi chẳng biết quái gì về khu rừng sắp phải đối mặt cũng như tình hình hệ thống phòng ngự địch. Chẳng hề có cuộc họp chính thức nào để tham mưu phổ biến lệnh của tiểu đoàn trưởng cho các chỉ huy đại đội.

    "Lệnh trên đưa xuống chỉ là 'tiến! tiến và tiến!'. Trinh sát ư? Cái đó chỉ có hồi ở trường. Lệnh là cứ tiến thẳng về phía trước. Chính xác ra thì nó là thế này: 'Bám theo xe tăng'. Xe tăng chưa ra đến tiền duyên thì đã bị sa lầy. Chẳng có xe tải, xe jeep hay phương tiện cơ giới nào nữa. Chỉ còn có lính bộ binh và bùn. Ko có mốc giới xác định. 2 bên sườn chúng tôi rất trống trải. Tôi có thể thấy ở bên phải là con đường từ Huertgen đi Germeter. Đại đội B, trung đoàn 121 ở bên trái nhưng chẳng thấy họ đâu cả. Cũng ko có hỏa lực trợ chiến là đại liên và súng cối của đại đội D. Chẳng hề có tiền sát pháo binh. Chỉ có đạn pháo là cứ rót xuống, với cường độ dữ dội và rất chính xác.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    TRận này đánh cứ bế tắc thế nào ấy ...chẳng thấy thọc sườn, vu hồi gì...các đơn vị mỹ toàn chui vào rừng rồi teo vì mìn, pháo..chứ chẳng mấy khi giáp chiến đđược...chẳng thoáng như market gadern hay normandy nhỉ các bác...
    bloodheartvn, tonkin2007Khucthuydu2 thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các đơn vị của trung đoàn 121 đều vấp phải sự phòng ngự kiên cường của quân Đức với những bãi mìn chết chóc, hàng rào bùng nhùng, những ổ súng máy và cơn mưa kinh khủng đạn pháo, cối địch. Quân Mỹ chỉ tiến được có 50 thước sau cả 1 ngày dài giao tranh khốc liệt. Những cố gắng nhằm đưa xe tăng lên đều thất bại vì đầm lầy, hàng rào, mìn cùng khả năng sử dụng súng chống tăng panzerfaust điêu luyện của lính Đức.

    Trung úy Boesch tận mắt chứng kiến quá trình tiến công của các đại đội E và F khi đang trực tiếp chỉ đạo khẩu đội cối 60mm "Cả thảy bọn họ chỉ chiếm được mỗi 2 cái lô cốt. Có thể thấy ngay rằng cuộc tấn công hấp tấp kia sẽ bị chặn đứng và chẳng thể nào phát triển được cho đến cuối ngày. Pháo địch dập ko thương tiếc xuống chỗ 2 đại đội. Nguyên 1 trung đội súng trường của đại đội F cùng với 1 phần trung đội hỏa lực đã bị cắt rời khỏi lực lượng chủ yếu và có thể đã bị bắt sống."

    Tại bộ chỉ huy sư đoàn 8, Cross ghi nhận: "Cuộc tiến công ko phát triển được ngoại trừ đại đội I. Đơn vị này nhanh chóng tiến được đến mục tiêu nhưng cũng sớm bị mất liên lạc. Tiểu đoàn 1, trung đoàn 28 đã tung toán tuần thám đi tìm đại đội I, trung đoàn 121 nhưng toán quân này lại chạm trán với 1 đại đội Đức và đã bị diệt hoặc bị bắt toàn bộ. Tới đêm thì tình hình có khả quan hơn nhưng còn xa mới đạt yêu cầu. Mưa to cùng bùn lầy còn làm cho mọi việc thêm khó khăn hơn nữa. Thiệt hại rất lớn vì cối địch bắn quá dữ. Phải dùng xe ngựa kéo để chở hàng tiếp tế và những binh sĩ đã bị mất sức chiến đấu."

    Dường như khi mô tả hoạt động chiến đấu trong ngày 12 tháng 11, Sylvan đã nói đến cuộc chiến tranh nào đó khác hẳn. "Tướng quân lệnh cho trung đoàn 121 đánh vào rừng Huertgen. Ông chỉ thị cho tướng Stroh phải tiến công thận trọng nhằm tránh tối đa thương vong vì mìn. Do đó việc tiểu đoàn 3 chỉ tiến được 400m ít hơn các tiểu đoàn 1 và 2 cũng chẳng làm ông thất vọng. Tướng Hodges cho biết mình đã tỏ lời khen ngợi tướng [Charles] Canham, sư đoàn phó về những tiến bộ đã đạt được. Dù có lạc quan đến đâu thì cũng chẳng thể mong đến việc chọc thủng dải phòng ngự địch rồi xốc tới sông Rhine trong vòng 24 giờ như kiểu trận đột kích ở Saint-Lô nữa. Địch chống cự mãnh liệt trên khắp mặt trận, do đó những chiến quả vừa đạt được cũng đã khiến mọi người thỏa mãn."

    Nhật ký của Cross lại chép rằng: "Sư đoàn 8 lại tiếp tục tấn công vào 9g sáng ngày 22/11 nhưng ko thành công. Cứ mỗi khi họ vận động là cơn mưa đạn cối cùng pháo chống tăng lại ụp xuống. Tất cả các con đường tránh lửa trong rừng đều có gài mìn. Có vẻ như thông tin liên lạc giữa các đài quan sát với các khẩu đội pháo, cối địch rất mau lẹ, chính xác. Trận đánh diễn ra trong rừng rậm, tầm nhìn rất hạn chế trong khi lính Đức lại được bảo vệ trong các công sự rất chắc chắn. Đâu đâu cũng có mìn. Tinh thần binh sĩ xuống rất thấp. Mấy trung đoàn khác từng bị đánh tan tác ở đây và trung đoàn 121 cũng chẳng thể làm gì hơn kể cả sau khi đã được nghe về tấn thảm kịch của trung đoàn 109 mà mình tới thay thế."

    Cross được tham dự cuộc họp giữa các cấp chỉ huy của quân đoàn 5 và 7 diễn ra lúc 14g. "nhằm xác định bước tiếp theo của cuộc tiến công. Sau những bất đồng thì rốt cục mọi người cũng đành bằng lòng với ý kiến có phần lạc quan của tướng Collins là sẽ đánh tiếp vào ngày 23 tháng 11."

    Câu cú của Sylvan giờ đã có vẻ ảm đạm hơn: "trung đoàn 121 bị địch chống trả mạnh mẽ và phải nhích từng thước đất. Các trung đoàn 8 và 22 tiến rất chậm trên địa hình khó khăn nhất từ trước tới giờ, kể cả những hàng rào cây ở vùng quê Normandy, mà Tập đoàn quân số 1 từng phải đối mặt."

    Dù chỉ thành quả đạt được rất nghèo nàn trong khi cái giá phải trả rất đắt, trung đoàn 121 vẫn được lệnh tiếp tục tiến. Như Norris Maxwell kể lại thì chỉ sau có mấy ngày "đại đội tôi đã hầu như đã tan biến hết. Chẳng thể tìm ra ai cả. Đám lính đã đánh hơi được thảm họa và chuồn sạch. Theo tôi đánh giá thì tình hình chẳng còn cơ cứu vãn được nữa." Maxwell tìm thấy tiểu đoàn trưởng là trung tá Robert Jones trong 1 hầm trú ẩn. Sau 1 hồi cãi cọ về tình hình thực tế, Jones cách chức Maxwell rồi sau đó khép anh vào tội bất tuân thượng lệnh. Anh bị trả về tuyến sau đề chờ ra tòa án binh.

    Roddy Wofford lên nắm quyền chỉ huy đại đội A. Anh cũng dùng cụm từ 'tan biến' để miêu tả những gì xảy ra đối với các binh sĩ đại đội A. "Tôi chẳng biết lý do kỷ luật chính thức của Maxwell ra sao cả. Tôi nhớ đã nhận lệnh tấn công qua điện thoại vào sáng ngày 23/11 (lễ Tạ ơn). Thời điểm đó, đại úy Maxwell đã tới hầm tôi và nói mấy câu đại ý 'chẳng thể tiếp tục thế này được nữa và rằng sẽ quay về tuyến sau'. Ko lâu sau đó thì tiểu đoàn trưởng gọi cho tôi hỏi việc gì đang xảy ra ngoài này vì Maxwell hiện đã tới sở chỉ huy của ông ấy. Tôi đáp mọi thứ vẫn như cũ, chúng tôi ko thể nào tiến nổi ra khỏi tuyến xuất phát. Ông ta nhắc lại lệnh tấn công và bảo tôi phải thi hành. Tôi đáp rằng ông đừng trông mong gì nhiều vì đơn vị hiện chỉ còn chừng 40 quân. Ông ta nói rất lấy làm tiếc nhưng do cũng bị lệnh trên ép xuống nên tôi sẽ ko thể nào làm khác được. Tôi ko nghĩ vụ Maxwell lại ảnh hưởng gì đến hành vi của mình hoặc những người còn lại."

    "Vì là đại đội phó nên khi đại đội trưởng xảy ra chuyện, tôi sẽ phải lên nắm quyền chỉ huy. Tôi cho rằng Maxwell rất dũng cảm mới dám quay về như thế. Dường như chẳng ai thèm để tâm đến cuộc tàn sát đang diễn ra cả. Do vậy việc quay lui ko đếm xỉa gì đến nguy cơ phải ra tòa án binh chính là cách gây sự chú ý tốt nhất."
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Wofford cố gắng chỉnh đốn lại lực lượng ít ỏi của mình theo mệnh lệnh. "Tôi lấy khẩu Luger ra (đây là khẩu súng lúc anh tịch thu được của địch lúc trước) đưa nó cho Paul Yergeau (điện đài viên ở chung hầm với anh) để giấu đi. Nếu bị bắt thì chẳng ai muốn giữ trong người 1 khẩu súng lục của Đức cả. Rồi tôi ra chỗ đường tránh lửa cố 'động viên' các binh sĩ tiếp tục tấn công.

    Tôi thấy trên con đường tránh lửa có 1 trung úy bên tiểu đoàn khác cũng làm những điều tương tự. Chúng tôi nhận ra là đã từng quen biết nhau. Cả 2 lên đường nhập ngũ từ đại học A&M cùng lúc. Tên cậu ta là Joe Stalcup. Chúng tôi bắt tay rồi an ủi nhau vài câu ngắn. Anh hỏi liệu mình có tấn công nổi không? Tôi đáp rằng mình sẽ cố gắng nhưng cũng chẳng mong giành nổi thắng lợi. Tôi cảm thấy cả 2 đều đang rất là bi quan. Rồi chúng tôi quay lại với đại đội mình. Tuy ko còn gặp lại nữa nhưng nghe nói sau chiến tranh cậu ta vẫn còn sống.

    "Chúng tôi bắt đầu tấn công, sử dụng mọi hỏa lực có trong tay. Bọn Đức cũng phản ứng ngay lập tức, tiếng đạn nhọn bay viu víu rồi va vào cây nghe lộp độp. Đúng lúc đó thì thấy ngực mình bị 1 cú trời giáng và tôi hình như đã ngất trong giây lát. Khi hồi lại điều đầu tiên tôi nhận thấy là cái mũ sắt đã bị thủng 1 lỗ. Tôi cho rằng mình đã bị trúng vào đầu. Ngực cũng thấy rất đau. Tôi bỗng thấy nhẹ nhõm cả người. Dù có bị gì đi chăng nữa thì tôi cũng sẽ thoát khỏi cái chỗ khốn nạn này. Sau đó tôi bắt đầu trở nên lơ mơ và chỉ còn nhớ rằng hình như Yergeau đã làm hết sức để đưa tôi đi sơ tán.

    "Tôi nghĩ rằng mình bị thương là do giăm gỗ của 1 cái cây bị trúng đạn cối. Nhờ có 2 gói giấy vệ sinh nhét bên trong mũ sắt nên đầu tôi mới ko bị thương nặng. Đó chỉ là 1 vết thương ngoài da. Tuy nhiên cái mảnh găm vào ngực thì đã xuyên thủng xương ức và trổ ra chỗ xương bả vai bên phải. Lúc bị thương máu phun có vòi rồi sau đó bỗng ngừng lại. Tôi còn nhớ lính cứu thương nói chắc là vì tôi đã mặc quá nhiều áo - hình như là 4 lớp - nên chúng tạo thành 1 miếng gạc để cầm máu rất hiệu quả.

    "Tôi được cho lên cáng sơ tán ngay nhưng việc này rất khó khăn vì pháo kích liên tục. Lính tải thương đã làm rơi cáng khi tìm chỗ nấp mấy lần. Tôi đau lắm nhưng cũng chẳng trách bọn họ được. Họ đã đưa tôi đến chỗ có 1 cái xe xích - xe Weasel, đặt tôi lên, ràng lại rồi chở về trạm xá tiểu đoàn, đặt trong 1 căn hầm. 1 trung úy quân y tới xem qua rồi quyết định để tôi đợi bên ngoài dưới mưa vì ko đủ chỗ. Đối với tôi thì đây lại là dấu hiệu tốt. Vì đã được tiêm thuốc giảm đau nên mưa gió chẳng còn quan trọng nữa. Dù sao thì tôi vốn cũng ướt nhẹp rồi.

    "Tay trung úy tốt bụng đã lấy chiếc đồng hồ của tôi trước khi cho tôi lên xe cứu thương về trung đoàn. Anh ta bảo nó ko còn cần thiết với tôi nữa trong khi họ thì đang rất cần. Lúc đó thì tôi hào phóng lắm. Chuyến đi trên xe cứu thương về trung đoàn xóc kinh người. Tôi được kiểm tra qua loa rồi chuyển đến bệnh viện đóng tại 1 trường học cũ và bắt đầu quá trình chữa trị dài dằng dặc suốt 9 tháng trời."

    Theo kế hoạch triển khai thì trong trận tuyến của trung đoàn 121 có cả đại đội B, tiểu đoàn 2 Ranger. Khi quân trung đoàn 121 gặp bất lợi thì tình cảnh của đơn vị Ranger cũng rất xấu. Anh lính cứu thương Frank South nhớ lại: "Đại đội B thiếu quân số được lệnh tấn công trực diện đánh chiếm 3 hỏa điểm địch trong rừng cây rậm rạp, được bảo vệ bằng 1 bãi mìn. Khi họ vừa tiến lên thì 1 quả mìn phát nổ làm 1 chết, 6 bị thương trong đó có 3 là bị thương nặng. Lính cứu thương Bill Clark cẩn thận đi vào đúng dấu chân họ, khẩn trương tới băng bó rồi ở lại chăm sóc bảo vệ thương binh suốt cả đêm. đại đội B tiếp tục phải chịu nhiều tổn thất vì bị hỏa lực súng cá nhân và pháo địch bắn mạnh. Do quân số còn rất ít nên đơn vị đã bị mất sức chiến đấu. Tiểu đoàn đành phải đưa đại đội A lên thay họ vào đêm sau đó. Tuy nhiên chiến trường ngập nước đã khiến việc thay quân gặp rất nhiều khó khăn. Tiểu đoàn trưởng Rudder cần phải xác định chính xác vị trí của lính dưới quyền thì mới có thể tiến hành thay quân được.

    Khi đại đội A của Bob Edlin tới đổi chỗ với các đơn vị thuộc trung đoàn 112, sư đoàn 28 anh đã gặp lại đại úy Preston Jackson, bạn hồi ở trường sĩ quan. Anh này nói: "Đấy là cái chỗ khốn khổ khốn nạn nhất. Cậu đừng có mà vào đó. Cứ nói toạc ra với họ là cậu ko muốn vào." Edlin kể: "Anh bảo lính tôi mà vào trong ấy thì chưa mất kịp mất tinh thần cũng sẽ chuồn sạch bách. Chúng nó sẽ chẳng thể trụ được lâu hơn. Chẳng hiểu với 500 mạng thì sẽ làm được cái quái gì đây khi mà cả 4 sư đoàn còn chưa làm nổi?. Khi tôi đi khỏi thì Jack bật khóc."

    Edlin kể lại trung đội mình đạp tuyết, bùn ngập đến mắt cá chân trèo lên ngọn đồi dốc tiến đến làng Germeter. Khi thấy quân Ranger xuất hiện, lính trung đoàn 112 bộ binh liền hộc tốc chuồn ngay. "Đơn vị bộ binh đó rút đi mà cứ như tháo chạy vậy." Được cho đóng lại vài ngày, ở trong nhà lại có củi sưởi nên Edlin những tưởng tình hình ko đến nỗi tệ. "Thình lình có pháo kích. Thật đúng là 1 địa ngục. Hết quả đạn này đến quả đạn khác lao xuống nổ tung. Đầu óc căng thẳng đến nổi ko tài nào chịu đựng nổi. Tôi nằm ngửa trên sàn cố pha trò với mấy binh sĩ nằm quanh để tự trấn tĩnh. Bọn họ chẳng thấy hứng thú mà còn có vẻ khó chịu khi thấy tôi cứ ông ổng chỉnh pháo 'tới 100' 'sang phải 100'. Địch rót pháo xuống các ngôi nhà xung quanh tôi suốt mấy giờ liền.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Edlin cùng 20 lính còn lại trong trung đội bám trụ trong hầm nhà lại chịu thêm '1 trận pháo kinh khủng khác'. Lần này thì 1 quả pháo đã xuyên vào trong hầm. "Tôi nghe thấy tiếng rên của hạ sĩ nhất Fronzek. Vết thương của anh ta nhìn rất kinh dị. Mảnh pháo đã làm anh rách toang ***g ngực, lộ cả phổi ra. Trong túi áo cậu ta có 1 bao thuốc lá. Những sợi thuốc lá càng ngày càng hút sâu vào cơ thể cậu ta theo nhịp thở. Tôi hét lên gọi hạ sĩ nhất Bill Klaus ra lấy xe jeep tới chở cậu ta đi. Lát sau có 1 lính cứu thương đến. Fronzek được đưa lên xe chở đi. Nghe nói cậu ta đã được Doc Block cứu sống."

    Người ở sở chỉ huy triệu hồi Edlin nói là hình như đơn vị ít ỏi của anh sắp được thay thế. "Tôi cùng cậu liên lạc đi theo con đường tránh lửa ******** đó. Đạn pháo đuổi theo sát đít. Đường mòn đã bị đóng băng, tuyết phủ khá là dày. Vừa đi vừa trượt ngã oành oạch. Chắc cách hàng chục cây số cũng có thể nghe thấy tiếng chúng tôi ngã. Mới sẩm tối nhưng trời đã đen như mực. Đến sở chỉ huy thì biết là Rudder muốn gặp. Tôi biết họ sẽ chẳng thay chúng tôi ra đâu. Vậy thì gặp trung tá làm quái gì nhỉ?

    "Rudder ở trong 1 ngôi nhà nhỏ, kiểu như 1 túp lều thợ săn chỉ bé bằng cái phòng tắm. Trong đó có 1 bếp dầu nhỏ, 1 chiếc bàn, 2 cái ghế và chiếc giường đôi. Trung tá Rudder ngồi thu lu cạnh bếp. Jim 'lớn', như chúng tôi thường gọi, chỉ mới 35 tuổi nhưng giờ nhìn giống như 1 ông già kiệt sức. Tôi chưa thấy ông ta như vậy bao giờ cả."

    Vị tiểu đoàn trưởng miễn mọi nghi thức chào hỏi và mời Edlin ngồi. "Ông đưa tôi 1 tách cà phê nóng, quan sát tôi 1 lát rồi nói: Robert Arman (chỉ huy đại đội A) đang thu xếp việc thay quân cho đại đội B ở đây. Nhưng chúng tôi có 1 rắc rối. Hiện đại đội B đang bị mắc kẹt trong 1 bãi mìn. Họ phải nằm dưới hỏa lực súng máy, pháo địch và đã chịu nhiều thương vong. Tôi cần người tình nguyện tổ chức thám thính tìm đường đến chỗ họ, chuẩn bị cho họ thay quân và đưa 1 số thương binh ra ngoài. Chuyến tuần thám này phải được thực hiện ngay. Tối mai đại đội A sẽ vào thay cho đại đội B. Tôi ko bắt cậu phải đi nhưng tình hình là vậy đó."

    "Nghe như sét đánh ngang tai vậy. Ko thể chịu đựng nổi nữa. Tôi rất mệt mỏi và hoang mang. Chỗ này đúng là địa ngục, làm sao có thể chịu được cảnh trung đội mình bị tàn sát cơ chứ? Nhưng rồi tôi hình dung cảnh đại đội B ở ngoài kia. Chúng tôi đã gắn bó với nhau 1 thời gian dài. Chết tiệt. Tôi phải đi thôi. Tôi hết nhìn Arman rồi lại nhìn Jim. Chẳng còn cấp bậc gì nữa, chỉ là lính Ranger với nhau 'Jim à. Tôi ko muốn bắt lính mình đi đâu. Họ đã bị dập tơi tả rồi nên cũng chẳng biết liệu họ có làm được hay ko nữa'. Trung tá chỉ gật đầu rồi nói: 'Tôi biết điều đó mà.' 'OK, chúng tôi sẽ đi. Về trung đội phải mất 1 tiếng đồng hồ. Chắc vài tiếng nữa thì chúng tôi sẽ đến chỗ của thằng B.' Rudder bảo: 'Xe jeep cứu thương chờ cậu ở sở chỉ huy khi quay về. Chúc may mắn.' Tên khốn đó biết tỏng là rồi tôi cũng sẽ đi."

    Sau chuyến hành trình quay về yên ổn, Edlin kêu gọi mọi người xung phong rồi chọn ra Bill Courtney và Bill Dreher. Họ sẽ bỏ mũ sắt, ba lô và cả súng lại. Cùng tay lái xe và người lính cứu thương của tiểu đoàn bộ, họ cẩn thận cho xe chạy dọc theo con đường, với nguy cơ có thể trúng đạn pháo bất cứ lúc nào. Tới chỗ xuống xe đi bộ, khi Edlin bảo cậu lái xe lạ mặt ở lại trông chiếc jeep thì cậu này nói: 'Trung úy, chẳng ai thèm lấy cắp nó đâu. Cho tôi theo với. Tôi sẽ phụ đưa thương binh ra.' Anh lính cứu thương đưa 1 đầu cáng cho cậu lái xe, còn mình thì nhấc đầu kia lên rồi nói họ đã sẵn sàng. Tôi bảo 'Dãn ra đi theo hàng 1. Cách nhau xa nhưng cũng đừng để bị lạc nhau. Tôi ko muốn tất cả chết hết chỉ vì 1 quả pháo.'

    Toán cứu hộ lặn lội trong băng tuyết, cứ mỗi bước đều nơm nớp lo dính mìn. "Trời tối quá khiến cho việc di chuyển rất khó khăn. Cây cối đổ lổng chổng khắp mặt đất. Thế mà tôi lại quên đem theo băng đánh dấu. Courtney nhận ra vấn đề liền nói: 'tôi có đem'. Tôi cầu trời phù hộ cho mình đủ sức mạnh và lòng can đảm đi thêm 1 chốc nữa rồi sẽ dừng lại nghỉ. 1 quả đạn pháo rót xuống chỉ cách có 30 thước. Chết tiệt, nó rơi gần thật. Đi thêm mấy mét nữa thì nghe thấy tiếng súng đại liên Đức nổ; rồi có 1 trái sáng được bắn lên trời. Tuyết bay mù trời. Trái sáng soi rõ từng cái cây bị bật gốc, những bụi cây cong queo, những xác lính Mỹ và lính Đức. Các họa sĩ siêu thực có mơ cũng chẳng thấy những cạnh tượng như thế.'

    Edlin chùn bước, cảm thấy như chẳng muốn đi tiếp nữa. Trung sĩ Dreher nắm lấy vai anh nói: "Hãy để tôi dẫn đầu 1 lúc'. Courtney đi phía sau 10m thì gọi to: 'Sao vậy trung úy? Anh đã tình nguyện vào lính Ranger cơ mà?'. Đạn nhọn từ trong các bụi cây bay ra chiu chíu rồi có tiếng quát khẽ của 1 chốt cảnh giới đại đội B bắt toán thám sát dừng lại. Chẳng có ai biết mật khẩu nhưng đến khi nghe hỏi tên của trung úy Fitzsimmons là gì thì Courtney liền đáp là 'Bob'. Và thế là họ vào được.

    Edlin nhớ lại: "Tôi được đưa đến sở chỉ huy của đại úy Salomon. Nó được đặt dưới cây cầu nhỏ cạnh lối mòn của những tiều phu đốn củi. Sau khi nói chuyện với Sid 1 lúc thì anh bảo tôi tới chỗ Fitzsimmons, nơi có những thương binh nặng nhất. Tôi bảo Sid là mình sẽ đánh dấu đường đi và đại đội A sẽ đến vào 8g tối ngày mai, 23/11. Anh cám ơn rối rít rồi nói chúng tôi sẽ gặp lính cứu thương của đại đội B ở chỗ Fitzsimmons.

Chia sẻ trang này