1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Tôi về tập hợp trung đội, bảo mọi người xông đến chỗ đám rừng. Lúc đấy tôi chỉ còn có mỗi 1 cậu lính. Hầu hết trung đội vẫn đang nằm đâu đó trên ruộng, chẳng biết vì tránh đạn súng máy hay bị vấp vào củ cải mà ngã nữa. Phần lớn chưa ai bị gì cả. Cứ thấy người khác chúi xuống là bọn họ cũng rúc mũi xuống đất luôn. Đếch thấy lính mình đâu hết và chắc cũng chẳng tên nào nhìn thấy tôi. Cũng phải thông cảm vì chạy trên đám củ cải đường thì cũng giống cũng giống chạy trên đám sọ dừa vậy. Tôi chạy vòng vòng chửi mắng, đe dọa, đá đít mãi mới thúc được 1 số.

    Tới đám rừng tôi thấy mấy tên lính Đức "đang đứng trong hố đào ngang ngực, mắt nhìn, tay vẫn ôm súng nhưng ko bắn." Chúng đầu hàng ngay khi anh ra lệnh. Đến khi đi hết đám cây, Jordan mối nhận thấy khu nhà kia ở sau đấy, trên đồng những 200m nữa. Mấy tòa nhà cao lớn ấy hình như xây kiểu Victoria chứ ko phải Gothic. Trong khi anh đang quan sát thì trung sĩ James Searles, của trung đội 1 tới sau lưng. Đạn nhọn từ tòa lâu đài vẫn tiếp tục bắn ra. "Tôi bảo viên trung sĩ (lúc này chưa quen) nếu cứ đứng trố mắt nhìn thế này thì chỉ tổ dính đạn. Do đó phải chiếm lấy tòa nhà ấy."

    Jordan và Searles lại xông lên dưới mưa đạn, và tới được 1 tòa nhà thấp hơn. "Khoảng chừng hơn 30 lính Đức đang thủ súng ngồi dưới công sự đào dọc theo hàng rào. 2 thằng ở gần nhất đứng dậy. Tôi bắn vào mặt 1 tên, còn tay trung sĩ cũng nổ súng xử đẹp tên kia. Bọn còn lại vội buông súng giơ tay hàng.

    Số địch trên toàn là bọn ở tuyến sau, rất non kinh nghiệm nên qui hàng rất nhanh nhẩu. Toán lính của đại đội K, giờ tăng lên 12 người do có thêm lính trong trung đội lên đến, ào vào trong sân. Jordan nhốt đám tù binh vào 1 hầm rượu trong 1 ngôi nhà thấp. Đạn súng trường từ lâu đài bắn xuống khiến quân Mỹ phải ẩn nấp. Người trung đội trưởng nhìn thấy 2 cánh cửa to lớn, dày cộp ở lối vào lâu đài. Muốn đi đến cửa phải qua 1 cái cầu bằng đá hoặc bê tông bắc ngang 1 cái hào.

    Jordan cho gọi cậu lính mang súng bazooka lên: "Tôi bảo binh nhất Carl V. Sheridan chạy lên cầu nhắm vào bản lề cánh cổng mà bắn. Bắn xong cậu ta sẽ nằm im đó cho đến khi tôi xem thử lỗ thủng có đủ lớn để xông vào hay chưa?. Cậu ta chạy đến cầu an toàn, gác khẩu bazooka lên lan can rồi bắn. Nhưng khói bụi mù mịt quá nên tôi phải đợi cho nó lắng bớt thì mới có thể ra quyết định.

    Nhưng đúng lúc đó, Sheridan lại đứng dậy ngoái nhìn tôi hỏi: "Rồi, ta xông vào chứ?". Cậu ta lập tức bị bắn chết. Cánh cổng đã bật ra khỏi 1 bản lề nhưng vẫn bịt kín lối đi do đó tốt nhất là ko nên xung phong nữa. Thật là tệ vì lúc đó lực lượng của chúng cũng chỉ ngang với bọn tôi mà thôi.

    Jordan chia nhóm quân nhỏ của mình ra quanh khu chuồng gia súc, nhưng phần lớn tập trung ở mặt nam. Trong mấy hôm sau đó, diễn ra cái trò mèo vờn chuột giữa quân Đức và lính Mỹ quanh lâu đài. Jordan kể: " Thượng sĩ Clarence Myers đã đơn thương độc mã chiến đấu ở mặt phía đông. Địch nã đủ mọi thứ gồm cả đại liên lẫn súng chống tăng panzerfaust vào, nhưng chàng trai đeo kính cận dày như đít chai vẫn chẳng hề hấn gì. Cứ thấy dưới tầng trệt căng quá thì anh lại leo lên gác bắn." Jordan còn nhớ là Myers, khoảng 30 tuổi, quê vùng St. Paul, Minnesota, trước là nhân viên bán hàng của hãng Cadillac. Anh chàng có 1 bên màng nhĩ bị thủng, mắc bệnh sa ruột, đeo kính cận dày cộp đó là 1 cựu binh từng tham gia chiến đấu từ hồi còn ở Bắc Phi. "Có lẽ tôi chưa từng gặp người nào điềm tĩnh, ko biết sợ hay biết mệt như anh."

    Sau đó, khi Jordan lên nắm quyền chỉ huy đại đội thì Myers đảm nhận cương vị như 1 trung đội trưởng, do anh ta làm việc này thường xuyên quá nên Jordan bảo sẽ đề bạt phong anh lên sĩ quan trên chiến trường nhưng rồi Myers vẫn bị loại do ko đủ sức khỏe. Do Jordan nhất quyết đòi hoặc phải thăng cấp hoặc phải cho Myer giải ngũ vì lý do sức khỏe nên cấp trên cũng đành ưng thuận. Jordan kể: "Lương của anh ta bị sụt do lương thiếu úy tác chiến lại ko cao bằng thượng sĩ. Sau đó anh bị thương mất 1 chân nhưng vẫn sống sót qua chiến tranh."

    Jordan kể tiếp: "Trời vừa tối, 1 tên địch cảm tử chạy hết tốc lực từ cái cầu đến cánh cửa ngay phía bắc chỗ tôi, nơi trung sĩ Tom Sheldon lảng vảng gần đó. Tiếng giày đinh nện cồm cộp đã đánh động chúng tôi. Hắn vừa làm nổ cánh cửa thì bị Sheldon quật ngã. Thằng này mang theo tới 28 quả lựu đạn và 1 khẩu súng lục P38 - đúng là 1 quả bom người.

    "Đến chiều tối ngày 26 thì bọn Đức đột kích vào hầm rượu, giết những lính gác của chúng tôi, giải thoát đám tù binh lúc trước và còn bắt theo 2 người của đại đội K nữa. Evan B. “Red” Thompson, điện đài viên cùng trung úy Urban đang ở trong hầm rượu thì xảy racuộc tấn công. Họ đều bị thương ngoài đường ray xe lửa và được lính cứu thương Đức khiêng vào trong hầm. Cậu ta kể khi 3 tên địch bắn tiểu liên vào cửa rồi xả đạn vào trong phòng thì đám lính cứu thương la lên bảo trong này hiện chỉ còn có lính Đức và thương binh Mỹ.

    "Trận đó sao mà tôi ngu quá thể. 1 sĩ quan tiền sát pháo binh đã cùng 2 điện đài viên vào chuồng lợn với chúng tôi. Chúng tôi kháo chuyện với nhau. Khi đang ngồi trên cái máng ăn làm bằng xi măng tựa vào cánh cửa thì 1 loạt tiểu liên Schmeisser bắn thủng cửa ngay gần mang tai tôi rồi xả ào ào vào trong. Tôi ngã vào cái máng, đầu kêu ong ong trong khi đạn nẩy quanh chuồng lợn nghe cứ như 1 bầy ong đang nổi giận vậy. Tuy chẳng ai bị gì nhưng đến khi nhìn ra thì tên bắn lén đã mất dạng. Đúng là lúc có thời cơ để phản kích thì tôi lại bỏ lỡ."
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tay sĩ quan tiền sát pháo binh sau khi trao đổi với Jordan đã xin pháo bắn vào lâu đài nhưng ko được chấp nhận vì hiện cùng tọa độ đó đang có cả lính Mỹ lẫn quân Đức. Trung úy William L. McWatters, đại đội phó đại đội K theo lối đi lúc trước của Jordan lên đến chỗ lỗ thủng trên bức tường bao quanh khu nhà. Anh báo cho người trung đội trưởng biết là Urban đã bị thương và chỉ huy giờ là mình. "Anh bảo mình điều hành từ trong rừng thì hay hơn nên giao tôi ở lại chỉ huy số quân trong khu chuồng gia súc cho đến khi có thông báo mới."

    Đám địch đang cố thủ trong lâu đài giờ đã được tăng cường thêm 80 công binh dù nữa. 1 đại úy Mỹ cố gắng gọi hàng quân địch. Tay sĩ quan Đức cự tuyệt nhưng chấp nhận ngừng bắn 1 lúc để di chuyển thương binh. Sau đó 1 lính liên lạc tới báo tin cho Jordan cùng quân dưới quyền rút ra ngoài để pháo binh bắn tiêu diệt cứ điểm địch. Trong buổi sáng ngày 28 tháng 11, sau 1 trận pháo dữ dội gồm có cả đạn lân tinh (white phosphorus shells), 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 mới tiến được vào đống đổ nát nghi ngút khói. Trận đánh ở lâu đài Frenzerburg đã kết thúc.

    Vào nửa đêm ngày 24/11, trời tối đen, rét mướt. Quân đoàn 5 điều Liên đoàn R (dự bị.ND) của sư đoàn 5 thiết giáp vào rừng tăng cường cho sư đoàn 8 bộ binh với mục tiêu là thị trấn Huertgen. Lực lượng tiên phong của mũi đột kích là chiến đoàn Boyer (do trung tá Howard Boyer chỉ huy) gồm các đơn vị thuộc tiểu đoàn bộ binh cơ giới số 47 và tiểu đoàn xe tăng 10, vừa mới rời căn cứ ở Roetgen rồi gặp nhau trên đoạn đường giữa Germeter và Huertgen.

    Sau khi bộ binh rời xe half-track vào sáng sớm, họ bắt đầu dò dẫm tiến vào khu rừng dày đặc mìn bẫy. Mưa, tuyết và đạn pháo đã xóa sạch những dải băng đánh dấu lối đi an toàn do công binh làm. Những tiếng gọi lính cứu thương báo cho biết đã có những tổn thất đầu tiên. Địch dùng đủ các cỡ súng bắn vào rừng. Chiến đoàn Boyer đã bị mìn chống tăng địch vô hiệu hóa. Đã có 3 trưởng xe là nạn nhân của lính bắn tỉa địch. Súng bộ binh và súng cối địch trút đạn ào ào xuống công binh trong lúc họ đang cố gắng lấp những hố bom khổng lồ.

    Đến đầu giờ chiều, đại đội B, trung đoàn 47 chỉ còn lại có 80 lính trong tổng số 225 ban đầu khi chưa tiến được bao xa. Lính cứu thương bổ sung lấy từ trung đội chống tăng ko tài nào lo xuể cho lượng thương binh quá lớn. Đại đội C cố tiến lên đánh bọc sườn khu rừng nhưng chỉ sau 15 phút lọt vào ma trận giữa mìn và đạn pháo, đơn vị đã bị thương vong 50 người. Chiến đoàn Boyer đành phải tháo lui.

    Tướng Stroh, tư lệnh sư đoàn 8 bộ binh, rất thất vọng trước thất bại mới nhất này liền chỉ thị cho Tom Cross đem trung đoàn 121 tiến chiếm Huertgen. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ ở sư bộ Cross đã viết: "Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, đây là 1 nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Đang họp cùng các chỉ huy tiểu đoàn thì lại có lệnh mới của sư trưởng điều 2 tiểu đoàn; 1 thuộc trung đoàn 121 và 1 thuộc trung đoàn 13 ra tấn công."

    Nguyên nhân thất bại trên là do công tác tình báo quá tệ hại. Theo Paul Boesch thì chuẩn tướng Charles Canham, sư đoàn phó đã nói với mình thế này: "Chúng ta phải tấn công lập tức. Hãy tung đại đội F ra ngay. Tôi cam đoan là thị trấn đã bỏ trống. Máy bay đã nhìn thấy 1 đoàn quân rời khỏi nó."

    Rồi sau đó là cung từ mâu thuẫn của 2 tù binh. 1 thì nói ở Huertgen chỉ có 100 lính đang mất tinh thần muốn ra hàng nhưng bị sĩ quan ngăn cản. Gã tù binh kia thì lại cảnh bảo hiện ở đó có khoảng 400 quân đang chuẩn bị tử chiến. Trung tá Henry B. Kunzig, tiểu đoàn trưởng đã tin vào tên thứ nhất và báo tin này về cho tướng Canham.

    Đợt tiến công mới của tiểu đoàn 2 do các đại đội F của đại úy John Cliett và đại đội G dưới quyền trung úy Boesch tiến hành, sẽ rời khu rừng tiến về hướng tây nam đánh vào thị trấn. Rủi thay, pháo chi viện chỉ có thể tập kích xuống phần trung tâm thị trấn, nơi có rất ít quân địch trong khi lại ko hề đụng tới những công trình xây dựng ở ngoại vi. Muốn dập chúng thì sẽ phải kéo đại đội F lùi lại, trong khi nó thì đã tiến đến vị trí ở gần khu nhà rồi.

    Cliett và Boesch đã cãi nhau với Kunzig vì ông này từ chối bất kỳ việc rút quân hay thay đổi gì trong kế hoạch. Do điện thoại dã chiến nối đến tận hầm Boesch nên anh nghe được mẩu hội thoại khi Kunzig báo cho Cross biết về mối lo của 2 đại đội trưởng.

    Cross kiên quyết bác bỏ việc rút lui tạm thời để tạo điều kiện cho pháo binh oanh kích những tòa nhà gần đó. Boesch nhớ lại: "Ko lùi mét nào hết. Ko đại đội nào được lùi dù chỉ 1 mét nhé, Kunzig. Tôi sẽ trút xuống đầu chúng mọi hỏa lực có trong tay. Phải bám trụ ở đó hết đêm rồi tới sáng sẽ cho pháo chi viện cấp tập trước khi công kích". Dù có những bảo đảm trên, Boesch vẫn ko thấy làn đạn của pháo binh bắn trùm lên những nơi nghi có hỏa điểm của quân địch.

    Mọi việc diễn ra đúng theo kịch bản đã dự liệu . Sau đợt pháo kích chuẩn bị vào thị trấn Huertgen, lính Mỹ vừa rời nơi trú ẩn trong rừng tiến lên thì lập tức được chào đón ngay bằng cơn bão đạn của bộ binh địch nấp trong các ngôi nhà và bị chặn đứng.

    Cross tóm lược tình hình chiến đấu như sau: "Tiểu đoàn 1, trung đoàn 13 ko tiến lên được. 1 đại đội thuộc, tiểu đoàn 2, trung đoàn 121 tiến được tới cách thị trấn vài trăm thước nhưng cũng buộc phải dừng bước. Càng nhiều người nhúng mũi vào kế hoạch thì càng bung bét. Việc này đặc biệt đúng với bộ chỉ huy quân đoàn 5." Rất có khả năng Cross cự tuyệt lời kêu xin của mấy chỉ huy đại đội thuộc tiểu đoàn 2 là do sợ bị cấp trên trách mắng. Đương nhiên ông biết việc mình lên nắm quyền là do những thất bại của người tiền nhiệm. Chẳng ai ở trung đoàn, sư đoàn lại ko biết việc quân đoàn và Tập đoàn quân liên tục thúc ép họ phải tiến lên bằng mọi giá.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cross tiếp tục cho quân vây hãm Huertgen. Ông lệnh tiểu đoàn 1 , trung đoàn 13 tăng phái, trừ đại đội hỏa lực, lợi dụng bóng đêm tiếp cận rìa phía đông thị trấn. Tuy nhiên do thông tin sai lệch về nơi đóng quân của đơn vị này cũng như sai sót của 1 số đơn vị dưới quyền nên kế hoạch tấn công của ông đã bị chậm mất 1 ngày.

    Lỗi lớn nhất là việc Kunzig báo cho Cross biết việc toán thám thính "nhằm xác định vị trí bọn Boche" đã lọt được vào thị trấn tối đó. Cross rất vui khi nghe tin báo này lúc 9g tối, rằng quân Đức đã rút khỏi thị trấn. "Tôi lệnh cho các đại đội E và G lập tức tiến lên làm chủ các vị trí cho tới tận cái nhà thờ nằm ở trung tâm thị trấn. Tôi cũng chỉ thị như thế cho tiểu đoàn 1, trung đoàn 13; lúc đầu họ sẽ tung ra toán thám sát rồi đưa 1 đại đội vào mặt đông của thị trấn. Mọi việc phải hoàn thành 1 cách êm thấm trước khi trời sáng. Do dựa trên những thông tin cho rằng thị trấn sẽ 'rụng' nhanh chóng mà tôi cho tạm hoãn mũi tấn công của tiểu đoàn 1 nhưng bảo nó phải chuẩn bị sẵn sàng để xuất kích lúc 7g sáng."

    "Toán lính Mỹ đã chạm súng nhẹ với những đối phương ko rõ vị trí ngoài thị trấn. 1 ngôi nhà bị súng phun lửa đốt cháy. Paul Boesch, chỉ huy đại đội G đang trú trong 1 hào giao thông nằm cách thị trấn Huertgen 100m, với 60 tay súng. Đêm đó anh tung 1 toán thám thính vào thị trấn. Toán quân này chạm trán với lính trung đoàn 13 bộ binh và suýt nữa thì lính Mỹ bắn lẫn nhau. Dù Kunzig đã nói như đinh đóng cột trước đó, toán trinh sát của Boesch vẫn báo khi quay về là trong thị trấn hiện vẫn còn địch.

    Cross ghi nguệch ngoạc trong nhật ký: "Trung tá Kunzig báo lại là địch đã quay về thị trấn Huertgen và tiểu đoàn phải lui về vị trí ban đầu."

    Đến khi trời sáng, mọi nghi hoặc đều trở nên rõ ràng bởi 1 trận mưa pháo bắn ra từ Huertgen. Tuy trận pháo kích ko gây ra thương vong nhưng nó đã phá hỏng mất đường dây điện thoại. Điện đài của Boesch cũng bị hỏng: "Chúng tôi vẫn mất liên lạc với các đơn vị quân Mỹ còn lại. Dường như chỉ có bọn Jerry là biết và quan tâm đến việc chúng tôi đang ở đâu mà thôi trong khi chúng tôi thì rất tù mù về chúng."

    Binh sĩ đại đội G cuống cuồng lo nối thông tin liên lạc với tiểu đoàn bộ. Trong khi họ sửa lại thiết bị thì 1 bầy xe tăng hạng trung từ trong rừng ầm ầm tiến ra đường cái dẫn đến Huertgen. Vừa lúc đó thì điện đài hoạt động lại, và chuyển cho họ lệnh tham gia tiến công cùng xe tăng.

    Trong khi chuẩn bị, 1 trung sĩ đến mời Boesch tới gặp 1 ông đại tá ở trong ngôi nhà gần đó. Trước sự ngạc nhiên của anh đại úy, người lạ mặt tự xưng là đại tá P. D. Ginder, thuộc sư đoàn 2 bộ binh. Tướng Gerow, tư lệnh quân đoàn 5, do nghi ngờ quyết tâm của sư đoàn 8 đã đưa Ginder tới nắm quyền chỉ huy cuộc tiến công vào Huertgen. Trước mặt Boesch, Ginder tỏ ra rất tự tin, điều mà đã lâu rồi anh ko thấy. Ông ta chỉ thị cho đại đội trưởng đại đội G "Tiến cùng quân sĩ. Thúc họ tiến lên ko được dừng lại. Ta sẽ chiếm được thị trấn."

    Thế rồi ông đại tá sư đoàn 2 huênh hoang: "Nhóc, tôi sẽ là người chiếm được Huertgen cho xem." Anh mô tả lại trận đánh: "Chẳng phim ảnh nào có thể bì kịp những hành động diễn ra thực tế trong quá trình đánh chiếm thị trấn. Binh sĩ ko tiến theo đội hình mà hoạt động theo từng tổ nhỏ.

    Những ghi chép của anh ko thể diễn tả hết những kinh khủng đã diễn ra. Boesch viết: " Một trận đánh man rợ, kinh hoàng đã xảy ra. Dù điên nhất tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng nổi trận này lại kinh khủng, chết chóc nhưng cũng hồi hộp, phấn khích đến thế. Trận đánh chiếm Huertgen diễn ra cực kỳ tàn khốc. Chúng tôi xông lên chiếm từng căn nhà bằng cả báng súng, lưỡi lê nữa. Tiếng lựu đạn, tiếng súng nổ inh tai. Nhà cửa 2 bên bốc cháy khói cay mờ mắt. Mồm miệng chúng tôi đầy khói bụi, mọi người cứ thế ho khan, khạc nhổ liên hồi. Tiếng trung liên nổ trầm trầm lẫn với tiếng đạn pháo, cối nổ lộng óc. Thương binh, tử sĩ của cả 2 phe nằm lăn lóc khắp nơi. Nhiều người máu vẫn phun ra như suối."

    Khi tả về thành công cuối cùng, Cross viết: "Thắng lợi là do đưa xe tăng có bộ binh tùng thiết lên trước, pháo tự hành chống tăng theo sau. Sau 1 trận giao chiến dữ dội, quân ta đã làm chủ thị trấn và bắt được 350 tù binh. Thương vong rất lớn. Đến đêm thì các tiểu đoàn 1 và 2 đã ở trong thị trấn, tiểu đoàn 1, trung đoàn 13 cũng chiếm xong mục tiêu. Trung đoàn chuẩn bị đánh xuống phía nam."

    Là điện đài viên của đơn vị tiền sát của tiểu đoàn pháo 56, đi yểm trợ cho trung đoàn 121 bộ binh, Arthur Wagenseil ở trong 1 vị trí bên ngoài Huertgen. "Trên đường lên chúng tôi gặp rất nhiều xác chết, mặt đất ướt sũng máu. Chúng tôi đã dừng lại để kiểm tra. Có 2 cậu rất trẻ, còn trẻ hơn tôi (tôi lúc đó 20 tuổi). Đỉnh đầu 1 người đã bay mất, cả bộ óc lộ ra. Tôi chú ý thấy phù hiệu cậu này vẫn còn của Không quân. Những anh chàng đáng thương ấy chẳng có 1 cơ may nào cả. Thậm chí họ còn chưa kịp thay phù hiệu sư 8 vào thì đã bị giết mất. Cũng có khi họ còn chưa bao giờ được huấn luyện bộ binh nữa. Cứ nghĩ đến việc quân đội ném những chàng trai khốn khổ ấy vào rừng Huertgen là tôi ức đến phát khóc. (Nhưng cũng có thể những người mang phù hiệu Không quân ấy thuộc về 1 nhóm điều không tiền tuyến.)

    "Bọn Đức cố thủ thị trấn rất ngoan cố. Bọn tôi đứng chân trên sườn núi còn địch thì ở bên dưới. Đã 3 lần chúng tôi xông xuống nhưng vẫn ko thể tới được chân núi. Bọn Đức cũng đã tổ chức đánh lên 3 lần nhưng tất cả đều bị đánh bật. Tình hình trở nên bế tắc suốt 1 thời gian dài."
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong số các binh sĩ sư đoàn 8 tiến vào thị trấn có Ernest Carlson, lính điện đài của 1 đơn vị cối 81 ly. "Chúng tôi vào đóng trong 1 hầm nhà. Thật dễ chịu khi được rời hố cá nhân. Nhà thờ Huertgen giờ được dùng làm trạn xá tiền phương. Chẳng làm sao đếm nổi số mũ sắt mà sư đoàn Keystone (sư 28) xếp lớp lớp trong hầm. Đến khi băng tan, chúng tôi phát hiện xác bọn Đức được lèn chặt trong cửa sổ để ngăn ánh sáng giúp chúng có thể thắp nến dưới hầm.

    Trong khi thương vong của quân Mỹ tăng cao 1 cách chưa từng thấy ở những chiến dịch trước thì cuộc tiến công cũng đã làm cho đối phương bị suy yếu nghiêm trọng. Ký ức về thời gian đó của Hubert Gees, lính liên lạc đại đội thuộc sư đoàn 275, từng tham gia chống lại quân Mỹ từ những tuần đầu tháng 10 được ghi lại như sau: "Hỏa lực pháo binh quá dữ dội đến độ phải ngạc nhiên. Những đám mây màu đỏ tươi của đạn pháo lân tinh khiến cho hầm nhà tối hẳn lại. Bộ binh địch đã vào cách tuyến đầu chừng 300m...phải tổ chức phòng ngự ở phía bắc bãi mìn Wilde Sau. 1 đơn vị thuộc trung đoàn 12 đã chọc thủng trận địa đại đội 2 và xông lên đường cái. Số quân còn lại của đại đội, chỉ còn có 18 người, làm thành 1 đầu cầu nhỏ bên phía lề đường ko có mìn, bao quanh đại đội bộ.

    "Trời đã chập choạng tối. Đại đội láng giềng bên mặt đông bắt đầu nổ súng về phía bìa rừng trước mặt chúng tôi. Đó chính là hiệu lệnh xông lên đã thỏa thuận từ trước...Tôi cùng người đồng đội tên Brand xốc tới căn hầm có ổ súng máy. Nhanh như chớp, bọn tôi giật phăng tấm màn cửa, dập tắt đèn định quát "giơ tay lên!" nhưng trong hầm chẳng còn tên địch nào cả.

    "Quân Mỹ đã mang theo tù binh rút về phòng tuyến. Tại vị trí đặt súng máy mà tôi và Brand vừa chiếm vẫn còn 3 xác chết, gồm có viên thượng sĩ nhất vừa được lệnh cử đi học sĩ quan 10 ngày trước.

    Sau đó vài hôm thì Gees cùng đơn vị mình được chuyển vào thị trấn Huertgen: "Ngay khi vừa vào đến nơi, chúng tôi đã phải tìm chỗ ẩn nấp vì địch pháo dữ quá. Tôi cùng 4 lính cũ của đại đội 2 (tất cả đều sinh năm 1926, 18 tuổi) vào trú trong 1 hầm nhà, nơi mà đến ngày 28/11 thì bị bắt làm tù binh."

    Khi đang bị bắt Gees nghe thấy tiếng ầm ầm khi quân Mỹ tiến đánh mục tiêu kế tiếp, đặc biệt là tiếng đại bác của máy bay P-47 nã xuống sống núi gần đó. "Thật may mắn vì chúng tôi ko còn ở chỗ đó nữa. Số mệnh đã run rủi cho 7 đứa chúng tôi, những người còn sót lại của đại đội 2, tiểu đoàn Fusilier (quân số ban đầu là 100) xuống thung lũng và rồi bị giam giữ.

    Cùng thời gian này ở hướng đông bắc, sau khi làm chủ làng Hamich, trung đoàn 16 bộ binh, sư đoàn 1 lại tiếp tục tiến lên vượt qua chỗ mà John Beach bị thương nặng và cũng là chỗ mà Jim Wood bạn anh, với chưa đầy 1 chục người đã chặn được mấy đợt quân địch phản kích. Wood cho biết: "Chúng tôi ở tuyến sau được chừng 1 tuần thì lại phải tấn công. Khu vực tập kết ở phía sau trận tuyến chừng vài trăm thước, cùng chỗ tập kết lúc trước. Khi băng rừng đến 1 nơi chống trải thì có chỉ thị bào chúng tôi đánh chiếm 1 xóm nhỏ cách đó chỉ 1-200 mét. Cả quân địch trong xóm lẫn chúng tôi đều có thể nhìn thấy nhau.

    "Vừa ra khỏi rừng, súng máy Đức được bố trí từ trước liền quất chúng tôi tới tấp. Đúng là 1 trận tàn sát nhưng chúng tôi phải vẫn phải vượt qua. Đầu trận chúng tôi có 170 người nhưng chỉ còn có 100 khi tới được mục tiêu. Chúng tôi đã phải bỏ lại vùng đất trống sau lưng rất nhiều thương binh và tử sĩ. Thật vui vì đã trừ khử được đám xạ thủ súng máy địch. Các ngôi nhà đều vắng chủ nên chúng tôi vào bố trí trong đó để chống trả các đợt phản kích dự kiến của địch. Làng có 1 con đường chạy giữa; quân Đức có xe tăng và bộ binh tấn công theo con đường này, dùng đại liên xối vào đầu chúng tôi. Địch biết khu này quá rõ nên mọi cửa sổ đều bị chúng khống chế.

    "Chẳng có cơ hội nào cả. Mấy xe tăng địch dừng lại ngay trước mặt và bắn dọc theo con đường. 1 ngôi nhà bùng cháy. Chẳng ai bên trong thoát ra được. Họ đều bị thiêu sống hết. 1 xe tăng khác xuất hiện sau lưng ngôi nhà chúng tôi bố trí; nó chĩa họng pháo vào cửa hậu rồi bắn 1-2 phát đạn. Mảnh đạn bay tứ tung đã giết chết 1 người của chúng tôi.

    "Lính Đức lọt được vào nhà. Cửa hầm bật mở rồi 1 trái lựu đạn được lẳng xuống. Vừa nhào xuống nấp sau đống gạch vụn thì nó nổ. Tôi nhận định tình hình thế là hết nên xin hàng. Điều đầu tiên bọn Đức làm là tước đồng hồ và nhẫn của chúng tôi. Sau đó chúng gom tất cả lại rồi bắt chúng tôi đi bộ nhiều dặm đến 1 ga xe lửa. Chúng tôi bị tống lên những toa xe chở súc vật chở tới trại tạm giam ở Limburg. Đêm đó, Limburg lại bị Không quân hoàng gia Anh tập kích. Rất nhiều tù binh đã bị thiệt mạng. Thật là kinh khủng. Tôi nhớ lúc mình kéo được mọi người ra khỏi ngôi nhà đang cháy rực thì họ đều đã chết cả.". Wood bị giam qua rất nhiều trại, từng chứng kiến nhiều người phải chết chỉ vì phạm phải những lỗi nhỏ nhặt, rồi tái ngộ với Beach trước khi được giải phóng năm 1945.

    Trong khi trung đoàn 16, sư đoàn 1 vật lộn cố giữ Hamich và Heistern, thì trung đoàn 26 đang cố gắng đánh chiếm mấy quả đồi cây cối rậm rạp khống chế con đường chiến lược nối Schevenhutte với Langewehe và dẫn đến các thị trấn then chốt ngoài bìa rừng. Suốt 10 ngày qua, lính sư 1 kiên trì đánh về phía trước với cự ly chỉ cách trận tuyến của địch 1 tầm lựu đạn.

    Khi quân Mỹ chiếm được Jungersdorf, tướng Huebner yêu cầu trung tá John F. R. Seitz, trung đoàn trưởng đột kích đến mục tiêu kế tiếp là Merode, nơi có 1 tòa lâu đài cổ rất nổi bật. Kế hoạch là sau đòn oanh kích tập trung của phi pháo, xe Sherman của tiểu đoàn tăng 745 sẽ cùng bộ binh xốc tới.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Binh nhất Alvin Bulau, mới được bổ sung về làm lính tiếp đạn trong xe của chỉ huy trung đội, thuộc đại đội C hôm 29/11. "Mục tiêu của chúng tôi là 1 thị trấn nhỏ tên là Merode. Nó nằm trên khu đất trống cách con dốc thoải ở bìa rừng khoảng 600m. Chúng tôi cơ động trên đường cho đến khi ra đến bìa rừng rồi tổ chức bắn chi viện cho xung kích.

    "Chạy được chừng 1/4 dặm thì bỗng nghe thấy tiếng đại liên nổ từng chặp. Tôi dùng kính tiềm vọng quan sát xung quanh nhung chẳng nhìn thấy gì hết. Cuối cùng trung úy của chúng tôi phát hiện ra là 1 ổ súng máy địch đang nhằm vào quân xung kích. Xe của Gig tiến đến gần hơn. Tôi liếc nhìn ‘Guinea.’ Mắt anh dán chặt vào kính ngắm, chân hờm sẵn trên bàn đạp cò. Ổ súng bị pháo của xe Gig tiêu diệt nên chúng tôi đành nghỉ khỏe."

    "Chúng tôi tiếp tục tiến tới. Xung kích gặp phải 1 tên bắn tỉa được để lại phía sau nhằm cầm chân chúng tôi càng lâu càng tốt. Phải đổi nhiều mạng người thì mới diệt được tên bắn tỉa địch. Lúc này thì bầu trời đầy tiếng hú của đạn pháo. Bọn Jerry đã đánh giá được tình hình và tung tất cả mọi thứ có trong tay ra. Hầu hết đạn pháo đều nổ trên ngọn cây. Chúng nguy hại hơn khi nổ trên mặt đất gấp 10 lần. Mảnh pháo chụp xuống cứ như mưa vậy.

    "Đại đội xung kích bị hạ gục. Các binh sĩ bị bắn từ cả bên trái lẫn bên phải. Tôi thấy 1 trung sĩ đi phía trước bị trúng đạn vào chân, anh ta cố lết xuống rãnh. Rồi 1 quả pháo rơi đúng ngay chỗ anh ta nằm. Lãnh trọn 1 cú trực tiếp. Ko cần nhìn tôi cũng biết những gì còn lại ở đó. Ngoài mấy mẩu thịt vụn ra thì còn gì nữa chứ? Khắp nơi đều là cảnh như vậy. Binh lính bị đạn nhọn chặn lại rồi bị pháo dập cho tan xương nát thịt. Tiếng mảnh đạn bật vào thành xe nghe leng keng. Nhờ ơn thượng đế mà ít ra tôi còn có được nơi trú ẩn này.

    "Những binh sĩ ko những phải chống chọi với quân thù mà còn phải cưỡng lại sự cám dỗ muốn bỏ chạy hay rúc xuống hố ẩn nấp. Nhưng không, họ vẫn can đảm tiến lên cho đến khi bị lửa đạn quật ngã."

    "Cuộc tiến quân diễn ra rất chậm. Cho đến chiều thì xe tăng mới tới cách hàng cây tầm 150 thước. 1 đại đội bộ binh khác lĩnh nhiệm vụ xung kích trong khi xe tăng vẫn chậm chạp bò lên.

    "Bỗng chiếc xe chao đảo dữ dội. Tôi thấy mình nằm ngay cửa tháp pháo. Đạn pháo lăn từ trên giá xuống. Ngước lên nhìn trời thấy kỳ kỳ. Hóa ra là chiếc xe đã bị lọt xuống mương. Tom cố gắng cho xe thoát ra nhưng nó càng lún sâu hơn nữa. Guinea thử điều khiển pháo để phòng lúc cần dùng. Nòng chỉ hạ xuống được có 1 tí. Vậy là khổ rồi."

    Trong khi xe tăng ủi lo giải cứu thì những xe khác cùng trung đội vòng qua chỗ chiếc xe bị mắc lầy. "Tiếng động cơ ầm ĩ khiến bọn Đức càng rót pháo xuống nhiều hơn. 1 tiểu đội bộ binh đang vận động đằng sau cỗ xe của JB thì Trời ơi! 1 quả pháo hạng nặng rơi ngay vào giữa bọn họ. Chỉ còn thấy khói đen mù mịt cùng đất đá rơi lả tả. Khi khói tan, tôi nhìn thấy 2 người. 1 đã chết hẳn còn cậu kia thì vẫn còn trong tư thế bò. Cậu ta cầm chắc cái chết vì chẳng thấy nhúc nhích gì được trong khi đạn pháo thì vẫn cứ rơi xuống.

    "Thình lình có 1 tiếng "krảng" nghe rất lớn. Thấy ánh lửa nhoáng nhoàng. Tôi ngã xuống sàn xe còn trung úy thì nằm đè lên. Mũi xe vừa bị bắn trúng. Tôi run hết chân tay cứ tưởng xe sẽ mình sẽ vỡ toác. Nhưng trung úy nhìn quanh thấy mọi người vẫn an toàn. Thế rồi có gì đó tiếng đập vào thành tháp pháp. Trung úy mở hé nắp cửa thì thấy 1 lính bộ binh. Anh ta là lính liên lạc của tiểu đoàn mang lệnh bảo phải tiến vào thị trấn. Vừa mới chạy đi thì anh ta bị trúng mảnh pháo vào lưng và chết ngay tức khắc. Ra ngoài lúc này là chết chắc!

    Kíp xe Bulau đang chuẩn bị xông tiếp vào Merode thì đuôi xe lại bị bắn trúng. "Xăng chảy tràn cả ra sàn xe. Van xả bình xăng bị hỏng. Bùn ngập tới tận bụng xe. Điều gì sẽ xảy ra nếu lại bị dính chấu nữa? (Đâu phải tự dưng mà bọn Đức gọi xe tăng Sherman là 'Ronson' đâu) (có ý chê nó đỏng đảnh, hoạt động ko ổn định. ND). Xe của JB cũng trượt xuống cái mương đối diện. Thế là cả 2 đều bị loại khỏi vòng chiến.

    "Có lệnh bỏ xe. Bulau phá kính ngắm, điện đài, cầm lấy khẩu tiểu liên và là người rời xe cuối cùng. Ra tới ngoài thì chẳng thấy ai trong tổ lái hết, họ đã chạy mất tích. "Tôi cứ chạy mãi, bùn nhão dính như hồ vậy. Khi chạy ngang qua 1 cỗ pháo tự hành bị diệt tôi thấy có 2 xác lính nằm cạnh đó.

    Lính Mỹ bị thương cũng rải rác quanh đó. Người trung sĩ cùng 1 cậu lính trẻ bị cụt chân cho biết mình là người duy nhất còn sót lại trong trung đội. Trời tối dần, pháo kích cũng đã dịu bớt. Anh lính tiếp đạn đang nằm co ro bên vệ đường bỗng nghe thấy tiếng xe tăng. Anh ló đầu khỏi chỗ nấp nhìn ra và thấy đó là 1 xe tăng Mỹ. Anh hứa với mấy thương binh là sẽ gọi người tới cứu rồi trèo lên xe. Trên đó còn 13 người nữa. Lùi về sau 1 dặm, Bulau báo cho cấp trên biết còn nhiều thương binh cần cứu giúp và họ đã cho 1 xe Weasel quay lên. "Tôi cứ nghĩ mãi ko thôi về mấy thương binh đang khóc lóc cầu cứu ngoài đó, cứ lo họ sẽ chết vì mình bỏ đi."

    Lính tiểu đoàn 2, trung đoàn 26 cố đánh được vào thị trấn thì vấp phải hỏa lực rất mạnh mẽ từ phía đông bắn đến. Máy bay ném bom hay trọng pháo đều ko thể xóa sổ được các vị trí của quân địch. 1 tổ gồm 3 chiếc xe tăng được tung ra chi viện cho những người trong thị trấn Merode đã chuồn mất dạng sau khi 2 chiếc bị dính đạn pháo. Yêu cầu xin thêm xe tăng bị từ chối viện lý do tiểu đoàn 2 đã ko triển khai chúng đúng cách. 1 lần nữa sự yếu kém trong công tác phối hợp giữa xe tăng với bộ binh lại lộ ra.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Theo sử gia Charles MacDonald thì sư đoàn 1 còn báo tin thế này cho tướng Hodges: "Đến mai thì bắt liên lạc sẽ chở nên dễ dàng hơn." Trong tình thế vô vọng hiện thời của những người đang ở trong Merode và sự quyết tâm của đối phương thì sự lạc quan trên thật khó có thể hiểu nổi.

    Quân Đức nhanh chóng tạo ra 1 bức tường vững chắc ngăn giữa số lính Mỹ trong Merode và những người trong rừng đang hy vọng sẽ 'bắt liên lạc' với đồng đội mình. Bùn lầy, xác xe cùng các ổ phục kích của đối phương đã khiến nỗ lực tiến tới số quân bị hãm trong Merode của trung đoàn 26 thất bại. Chỉ có 4 binh sĩ thoát được khi trận đánh lắng xuống; trung đoàn bộ binh 26 thông báo có 165 trường hợp bị mất tích trong chiến đấu và quyền kiểm soát Merode lại chở về tay quân Đức.

    Thất bại trên là kết quả của những đòi hỏi đến vắt kiệt sức lực vị chỉ huy của sư đoàn 8 là thiếu tướng Donald Stroh của Gerow cùng Hodges. Đau buồn về chuyện con trai mình, 1 phi công, vừa mới chết trận, Stroh xin 20 ngày nghỉ phép rồi ko bao giờ quay lại sư 8 nữa. Chuẩn tướng Walter Weaver lên nắm quyền chi huy.

    Dù phải chịu những tổn thất nặng nề, liên đoàn dự bị của sư đoàn 5 thiết giáp, vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Nó tổ chức ra chiến đoàn Hamberg (dưới quyền trung tá William A. Hamberg) nhằm tiến công thị trấn Kleinhau, ở phía đông bắc Huertgen. Những tiếng ầm ầm - của pháo binh, máy bay ném bom bổ nhào - mà Hubert Gees nói đến chính là của các đơn vị tham gia đánh vào Kleinhau. Chiến đoàn Hamberg tung tiểu đoàn 47 bộ binh cơ giới cùng tiểu đoàn xe tăng 10 ra công kích sau trận oanh kích chuẩn bị khủng khiếp kéo dài suốt 3 ngày của 18 tiểu đoàn pháo binh và các khu trục cơ. Cơn bão lửa trút xuống đã san bằng thị trấn nhưng vẫn ko làm cho quân Đức yếu đi mấy.

    1 số thiết giáp bị sa lầy, thông tin sai lệch về các bãi mìn đã cản trở bước tiến của bộ binh đi xe half-track. Vừa xuống xe bộ binh liền bị ăn pháo nên đành phải tìm chỗ nấp sau đít xe tăng. Dù vậy quân tấn công cũng hồi lại được và tiến vào thị trấn đổ nát. Trong quá trình trục kẻ thù ra, chiến đoàn Hamberg lại bị vướng chân trong đống gạch vụn Kleinhau và vùng phụ cận. Đơn vị bị pháo tự hành Đức tập kích liên tục đến nỗi cấp trên phải cho họ rút vào rừng.

    Tại bộ chỉ huy trung đoàn 121, đại tá Cross chép ngắn gọn:" Khó khăn vẫn tiếp diễn. Tất cả đạn dược, thực phẩm, nước uống... đều phải chuyển bằng sức người qua 1 quãng đường rộng 3000 thước. Tiểu đoàn 3 cần được nghỉ ngơi. Tiểu đoàn 1 cũng chẳng khá hơn là mấy. Cần phải có chỉ huy mới. Dường như việc tiến lên là bất khả. Cần phải quét sạch khu rừng lớn phía đông Huertgen trước nhưng lại ko đủ quân để làm điều đó."

    Qua ngày đầu tiên của tháng 12 thì Cross buồn bã viết: "Hôm nay chiến dịch bắt đầu khá kém cỏi. tiểu đoàn 3 rất vất vả khi đối đầu với 1 cụm lô cốt địch. Tuy thiệt hại nhiều nhưng kết quả thu được lại rất nghèo nàn. Họ chỉ chiếm được 1 lô cốt và bắt được 35 tù binh. Sĩ quan Đức ở đây đã bắn bỏ lính dưới quyền khi chúng định đầu hàng. Tiểu đoàn 1 rời vị trí bùn lầy, ngập nước tiến vào Huertgen. Sau đó 1 đại đội tiến đến Kleinhau tăng viện cho tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới. Lính tráng đã kiệt sức và cần được nghỉ ngơi. Nên cho họ được thay ra."

    Đại đội E thuộc trung đoàn 22 của đại úy Don Faulkner đang nấp dưới công sự trong khoảnh rừng ngay bên ngoài Grosshau. "Chúng tôi được tin sáng hôm đó sẽ thay quân. 1 sư đoàn mới đến trông có vẻ thảm hại (sư đoàn 83 bộ binh) đã tới thay cho chúng tôi. Bọn họ có vẻ đang rất khiếp hãi. Trên đường vào đây họ đã bị bắn, chúng tôi bố trí họ cứ 2 người vào chung 1 hố. Tôi đã ko kể cho họ chuyện đêm trước mà chỉ cảnh báo đám lính do có tin báo địch sẽ phản kích. Tôi tới 3 cái hố và bảo '1 đứng, giương lê, 1 ngồi. Chuẩn bị chống phản kích. Truyền lệnh sang hố kế tiếp.' Khi trời sáng thì chỉ có 3 hố là thấy có lưỡi lê giương lên. Khi hỏi ra thì mới biết họ đã ko truyền lệnh tôi sang các hố khác. Số quân còn lại của đại đội đều còn say ngủ. Nếu bọn Kraut mà phản kích thật thì bọn tôi đã rồi đời."

    Mấy hôm trước khi đi lên phía trên, Faulkner thấy có ánh gì lấp lánh dưới mặt trời trên điểm cao gần đó. Do có chút kiến thức về pháo binh nên anh đã ghi nhớ trong đầu tọa độ của vị trí đó. Sau vài lần bị pháo địch bắn, Faulkner gọi về trung đoàn xin cho pháo bắn tập trung vào đó. "Sau trận oanh kích thì ko thấy pháo địch bắn nữa. Hẳn là bọn Đức có tiền sát pháo ngoài chỗ ấy nhìn xuống chỗ bọn tôi và hắn đã bị tiêu diệt."

    Faulkner rất mừng khi sư đoàn 83 đến thay thế để mình có cơ hội rút ra. Tôi cho từng tiểu đội một vào rừng lên đường về Grosshau. Tôi là người cuối cùng rời vị trí khi trời đã tối. Khi về đến Grosshau thì chúng tôi đã quá kiệt sức. Cả đại đội lẫn tiểu đoàn đều lăn ra ngủ như chết dưới trời mưa. Qua hôm sau chúng tôi được xe tải trở về nơi an dưỡng ở Luxembourg. Bàn chân tôi lạnh cóng. Hẳn là chúng bị đông cứng mất rồi, máu lưu thông ko nổi nữa. Chúng tôi chỉ còn lại có 63 mạng. Tất cả đều được đưa về trạm xá tiền phương."

    Đại đội F của George Wilson, trong quá trình tác chiến ở khu vực Grosshau, quân số đã giảm xuống chỉ còn 12 tay súng. Đơn vị đào công sự cạnh đại đội E, tiếp nhận thêm 66 quân gồm cả mấy sĩ quan mới đến bổ sung. Tiểu đoàn bộ cho biết Wilson đã được đề nghị tặng thưởng huân chương Distinguished Service Cross và thăng lên làm đại úy. Chẳng thấy phần thưởng đâu cả nhưng sang ngày 3 tháng 12 thì những người sống sót của đại đội F, cũng vui mừng như lính của Faulkner, khi được sư đoàn 83 tới thay. "Tôi dắt họ đi thăm vị trí phòng thủ, cảnh báo là họ đừng tụ tập đông người vì có thể sẽ bị địch nhìn thấy và pháo kích. Họ bỏ ngoài tai lời khuyên mà cứ túm tụm thành toán nhỏ đông đúc. Chưa đầy 1 phút sau, đạn pháo đã vù vù bay đến. 1 quả rơi gần chỗ tay đại úy. Dù ko trúng, anh ta vẫn bảo mình ko tài nào dậy nổi. Lính của tôi đành phải khiêng anh ta vào hầm." Cũng như Faulkner, Wilson coi đơn vị mới đến là loại vô kỷ luật, chỉ huy kém cỏi. Tuy thế anh vẫn rất mừng khi được rời đi.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi 1 số đơn vị thuộc trung đoàn 22 bắt đầu lên đường về Grosshau, họ được lệnh phối hợp với tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới mà theo lý thuyết thì thuộc Liên đoàn A, sư đoàn 5 thiết giáp. Họ cũng bị thiệt hại nặng vì những thông tin sai lạc. Các binh sĩ thuộc đại đội A và C rời xe bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tấn công vượt qua vị trí quân Mỹ trên gò đất trọc gần cao điểm có tên là 401. Cao điểm này cao hơn Grosshau vài trăm mét nên là nơi quan sát lý tưởng của các tiền sát pháo binh ra các khu vực xung quanh. Khi lực lượng của trung tá William H. Burton, Jr rời xe tiến công, họ phải được đảm bảo là đơn vị bạn bên Liên đoàn dự bị đã làm chủ được cao điểm 401.

    Chưa biết rõ ai đang làm chủ 401, lính trung đoàn 22, những người phải vất vả tránh pháo, cối khi tiến hành xác định đỉnh đồi đã cố báo trước cho Liên đoàn R biết những đang rắc rối tiềm ẩn. Rủi thay điện đài của Burton lại bị hỏng và thế là 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới ko được cảnh báo cứ rời bìa rừng đi ngờ ngờ như diễu hành lên phía cao điểm 401. 1 hỏa ngục dữ dội của súng bộ binh, xen lẫn với tiếng pháo, cối nổ như sấm bỗng chụp xuống.

    Nick Tschida, từng bị TQLC từ chối năm 1942 vì thấp bé, nhẹ cân - anh cao có 1m55, nặng 65 kg - sau đó định xin vào Hải quân nhưng lại bị lệnh động viên gọi vào Lục quân tháng 3/1942. Anh được huấn luyện tại vùng hoang mạc bang California cùng với tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới. Khi vào rừng Huertgen thì anh đang là thượng sĩ trung đội phó trung đội 2, đại đội B của tiểu đoàn. "Chúng tôi bị 'ăn' pháo rất nhiều nhưng cho đến ngày 29/11 thì vẫn chưa phải chạm mặt quân địch. Tôi ko hiểu rõ về kế hoạch lắm trừ việc đại đội A và có thể là cả đại đội C sẽ phải đi tiên phong, đánh qua vùng đất trống trải rộng 1200 thước rồi tiến đến 1 vạt rừng khác. Khi đại đội A tiến lên thì đại đội B sẽ đóng vai trò dự bị.

    "Khi đạn pháo bắt đầu rơi xuống thì chắc là do đại đội A bắt đầu rối loạn nên đại đội B đành phải nhận lãnh nhiệm vụ 'thơm tho' kia. Cũng giống mấy lần trước 'Ok, trung đội 2 đi đầu.' Lúc đó trung úy James Foster gọi mấy tiểu đội trưởng lên rồi hỏi tôi: "Anh sẽ đi đâu, Nick?' 'Anh bảo đâu tôi đi đó, dù là cùng anh, đi giữa hay đi cuối để đốc thúc lính tráng.' Hầu hết thời gian tôi đi ngay đằng sau tiểu đội 2 để lãnh đạo binh sĩ, sơ cứu thương binh, an ủi những người hấp hối. Vừa xông lên chưa được bao lâu thì pháo địch gia tăng cường độ nã xuống, súng máy của chúng cũng bắt đầu xối đạn. Trung úy Foster cùng 2 tiểu đội đi trước lãnh trọn đòn hỏa lực này.

    "Đại úy Robert C. Bland (Đảm đương vị trí sĩ quan hành quân tiểu đoàn) nói thương vong của ta là khoảng 35 đến 40 %. Có những lúc tôi nghĩ mình đã trở thành lính cứu thương của trung đội. Trời khá là rét, nhiệt độ chỉ trên 10 độ 1 chút. Thế mà cũng khiến chân tôi bắt đầu tê cóng. (sau chiến tranh tôi mới biết mình bị vậy là do có động mạch và tĩnh mạch quá nhỏ). Chúng tôi đào công sự và ở yên 1 chỗ suốt 2 ngày liền thì có lính liên lạc từ sở chỉ huy đến - trung úy Foster giờ nhận trách nhiệm chỉ huy đại đội - bảo tôi: 'Tschida, tập hợp trung đội lại. Vũ khí sẵn sàng, tiến lên xem tình hình thế nào.' Đó là vào khoảng ngày 5 hay 6/12. Thế là bắt đầu lắp lê, xem lại súng ống, đạn dược, chuẩn bị chiến đấu. Tôi lấy Stu Persinger làm trinh sát và cùng cậu ta cầm đầu nhiệm vụ. Giờ tôi là chỉ huy trung đội khi chưa phải là thiếu úy.

    "Đi chưa được trăm thước thì đạn pháo đã rót xuống như mưa, khiến trung đội bị 1 số tổn thất. Do xung quanh rất trống trải nên chúng tôi đành cố nằm rạp sát đất. Lát sau đại đội trưởng hủy nhiệm vụ và cho chúng tôi rút về vị trí ban đầu. Mọi người nhảy xuống nấp trong các hố đạn trong khi pháo địch dập xuốngngày càng dữ dội hơn.

    "Trong 2 ngày ngồi chết dí trong hố chiến đấu, chân tôi ngày càng cóng và chở nên khó điều khiển. 1 quả pháo rơi xuống giữa tôi và trung sĩ Champ Montgomery cùng với các thành viên khác thuộc tiểu đội 1. Nó làm Montgomery bị điếc và tí nữa thì phạt tay trái tôi cụt đến tận vai. Mảnh pháo đỏ lừ đã khoét vào vai tôi 1 lỗ sâu hoắm rồi mới chịu cắm xuống tuyết.

    "Lo cho nhiệm vụ, chân tê cóng, tôi đành bảo trung sĩ Bill Grant chỉ huy thay để mình lết về trạm cứu thương ở sau đó 1 quãng. Ko biết mình đã trở nên mất thăng bằng vì vụ nổ, nên tôi cứ ngã giúi ngã giụi. 2 lính cứu thương giúp đưa tôi về trạm, cho ngồi cạnh lò sưởi rồi tiêm cho 1 liều ‘Blue 88’ (mooc phin) khiến cho cuộc chiến nhanh tróng chở thành dĩ vãng. Mấy hôm sau thì tôi được đưa tới bệnh viện dã chiến đóng trong 1 tòa nhà. Họ bảo sẽ chuyển tôi về Anh. Sau gần 3 tháng với 1 chân tí nữa thì bị cắt cụt thì tôi ra viện." Chiến tranh đối với Tschida đã kết thúc, dù phải mất 1 năm rưỡi nữa anh mới quên được những cơn ác mộng.

    Clifford Lamb là thành viên trong 1 khẩu đội cối của đại đội B, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới. Anh tả lại rừng Huertgen là "1 khu rừng thông tối tăm, cổ quái. Lúc này là cuối tháng 11, mưa rả rích khiến cành lá lúc nào cũng ướt đẫm. Trời mùa đông ban ngày thì sương mù bao phủ còn ban đêm thì tối đen như mực vậy."

    Giống như những người đi trước, Lamb há hốc mồm khi thấy "những cái cây bị xé vụn, xe cộ sa lầy. Xác lính Mỹ và lính Đức vẫn nằm nguyên chỗ họ ngã xuống." Đoàn xe dừng lại trong rừng trước khi đến Kleinhau; các xe half-track đỗ gần 1 xác lính Đức đang nằm xóng soài bên đường. "Trung đội trưởng hô: 'Một khi xuống xe thì đừng có đi lung tung. Nhiều mìn bẫy lắm đó.' Vừa dứt lời thì 1 cậu lính đã đạp phải quả mìn nhảy. Nó bung lên ngang tầm thắt lưng cậu ta. Thấy thế tôi hét: 'Nằm xuống!' Đã quá trễ, nó nổ tung. Chúng tôi chưa được chuẩn bị gì cho hoàn cảnh này hết.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lính cơ giới lội bộ tiến theo rìa 1 hành lang chống lửa ra 1 vùng trống phía trước Kleinhau. Lamb kể: "Xe tăng đã làm cho con đường thành 1 đống bùn nhão nhoét. Mìn chống tăng bị công binh gỡ được xếp thành đống bên vệ đường. Xe xích tải đạn Weasel đang chở đạn theo đường lên phía trước."

    "Pháo binh Mỹ bắn ầm ầm rất dữ nhằm trục kẻ thù ra khỏi vị trí nhưng pháo Đức mới là thứ bắn chính xác hơn cả. Chúng biết rõ chúng tôi đang ở đâu. Hết quả pháo này đến quả đạn khác rít lên rơi xuống tuyến đường tránh lửa rồi nổ tung đâu đó sau lưng chúng tôi. Chúng tôi nằm rạp xuống đất chờ đợi. Mấy lính cứu thương xuất hiện nói đang cần người giúp sơ tán thương binh từ khu vực trống trải đằng trước về. Tôi cùng mấy người nữa đi cùng bọn họ nhưng khi ra tới bìa rừng thấy hỏa lực bộ binh bắn rát quá, mấy lính cứu thương đành dừng lại vì ra là dính đạn ngay. Thương binh đành phải chờ vậy.

    "Lính súng trường (đi phía trước khẩu đội Lamb) bắt đầu đưa hàng binh Đức từ các công sự phía trước Kleinhau về. Tay đặt sau gáy, vẻ kiệt sức hiện rõ trên khuôn mặt tối sầm, bọn họ đang rất hốt hoảng vì sợ sẽ mất mạng dưới những làn đạn chết chóc quanh đây. Với những lúc thế này, đôi khi lính Mỹ cũng phải ghen tị: 'Chúng thật là may mắn. Tôi ước mình là tù binh và được quay về hậu phương như thế quá.'

    Cánh đồng trống trước mặt thị trấn đã chở thành vùng chết chóc. Thương binh của cả Mỹ lẫn Đức lảo đảo, ngã lên ngã xuống, bò về phía đường tránh lửa. Pháo Đức đang tập trung giã xuống cánh đồng nhưng đó lại chính là đường sống duy nhất để những người bị thương quay về tuyến sau.

    Lamb kể lại: "Nhiều người ko qua được. Khi 1 quả pháo phát nổ tôi liền nằm rạp xuống cạnh 1 lính Mỹ đang đi tập tễnh hướng đến con đường tránh lửa. Anh ta vặn người rồi bổ nhào xuống đất. Tôi gọi 'Cứu thương!' rồi khom người thật thấp chạy lên phía trước. Thương binh vẫn tiếp tục ùa qua. Thấy 1 tay nhìn như vẫn còn lành lặn tôi bèn hỏi lý do khiến cậu ta phải rời chiến trường. Cậu ta cởi mũ sắt cho thấy nó đã bị đạn bắn thủng 1 lỗ rồi chỉ vào vết thương dài trên đầu mình.

    "Vì đã có lần đọc truyện 1 lính Mỹ ở Bắc Phi thoát khỏi trận pháo kích bằng cách bò theo vết xích xe tăng hằn sâu vài inch dưới mặt đất nên tôi liền bắt chước. Cứ thế tôi bò chuyền từ hố đạn này sang hố đạn khác, lòng quyết tâm là mình sẽ làm được. Tôi nghĩ đây đang là 1 trận đấu bóng do quỷ dữ sắp đặt và người của 2 đội cứ thế mà giết lẫn nhau."

    "1 máy bay chỉ điểm mục tiêu cho pháo binh nhỏ bé xuất hiện trên bầu trời hứa hẹn pháo hạng nặng địch sẽ bị dập 1 trận ra trò. Thế nhưng, đạn pháo Đức vẫn tiếp tục ko ngớt hành hạ lính Mỹ. Tiếng la hét gọi cứu thương ngày càng vang vọng; các thương binh phải vất vả lắm mới về được nơi an toàn.

    Lamb cùng mấy đồng đội tới được dãy nhà đầu tiên ở rìa làng và tập trung phía sau 1 ngôi nhà. "Dường như pháo thủ Đức đã canh sẵn và liền nã ngay 1 phát pháo giữa 2 ngôi nhà, gần nhóm người. Quả đạn nổ tung nhưng kỳ diệu thay tôi lại chẳng hề hấn gì. Chúng tôi gào lên gọi cứu thương đến. Nhóm tôi mất Lou Napolitano, trắc thủ, vì bị mảnh pháo cắm vào chân."

    Jim Carnivale, quê vùng Fitchburg, Massachusetts, từng tham gia Vệ binh quốc gia hồi còn học trung học, là xạ thủ đại liên thuộc đại đội B, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới. Anh nhớ trận Kleinhau: " Bọn tôi đúng nghĩa là bộ binh, toàn cuốc bộ cứ gọi là mệt nghỉ. Đại đội trưởng bảo sẽ tôi về gọi thêm 1 trung đội nữa lên tăng cường. Đạn pháo trút xuống như mưa. Tôi nhìn đại úy và anh ta hiểu ý tôi muốn gì. Ko thể nào đi nổi dưới mưa pháo thế này được. Anh bèn bảo 'Chờ pháo ngừng bắn rồi đi'. Đến khi thấy êm, tôi mới dám mò ra, ấy thế mà vẫn bị dính chấu. Tôi phóng đến 1 chiến hào do bọn Đức đào. Sở dĩ tôi biết chỗ này là vì đã đi ngang qua nó lúc trước.

    "Trung đội 2 đang ở trong hào, tôi hỏi trung đội 3 đâu? vì đại úy đang cần nó. Họ đáp 'Còn ở sau trên đường đó'. Tôi bèn men theo chiến hào về phía sau. Vừa qua 1 khúc ngoặt thì phát hiện 1 lính Đức. Tôi lùi lại. Chẳng thấy động tĩnh gì hết! Tôi cẩn thận ghé mắt nhìn và thấy tên Đức đã chết trong tư thế nửa người nhô ra khỏi thành hào. Hẳn là hắn vừa chui ra khỏi chỗ nấp thì bị pháo chụp.

    "Tôi tiếp tục đi đến cuối hào rồi trèo lên mặt đất phóng tới cái rãnh bên vệ đường. Tại đây có 1 lính quân y chẳng có thuốc men, bông băng gì cả. Anh này đang cố kéo 1 binh sĩ bị thương 2 chân. Tôi cho thương binh ngồi lên khẩu súng trường rồi cùng anh lính cứu thương khiêng cậu ta qua cánh đồng trồng quay về. 1 lái xe jeep đã nhìn thấy và tới chở chúng tôi về trạm xá.

    "Vì vết thương ko nguy hiểm lắm nên quân y lo cho những ca bị thương nặng trước rồi mới đến lượt tôi. Tôi được cho về Paris nghỉ dưỡng 9 tuần rồi trở lại đơn vị ở Herleen, Hà Lan - chính cái nơi bọn tôi đã rời khỏi để đi vào khu rừng đó.

    Kleinhau thất thủ, lính đại đội Lamb được rút vào rừng tập hợp nghỉ đêm nhưng họ ko còn bị pháo địch quấy rối nữa. Đến sáng thì đại đội B vượt qua Kleinhau. Lính cối giờ làm lính súng trường. Khi đi ngang ngôi làng thì nhà cửa hãy vẫn còn cháy.

    "Qua đám cây cối mọc trên sườn đồi, chúng tôi bắt gặp rất nhiều thương binh nằm chen chúc trong những hố bom lớn. Mặt nhiều người đã trở thành màu vàng như sáp vì mất máu. Họ đang chờ đêm xuống để được xe cứu thương đưa về vì ban ngày đường bị pháo kích rất nguy hiểm. Thấy chúng tôi có vẻ mất cảnh giác họ gọi 'cúi thấp xuống' vì vẫn có lính bắn tỉa quanh đó
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Sườn dốc này khá là rậm rạp, chúng tôi xuống mấy hố chiến đấu nông, hình như trước là của những thương binh tôi vừa gặp. Tranh thủ lúc tạm yên chúng tôi đào sâu thêm công sự vì sợ rằng địch sẽ pháo trở lại. Tuy nhiên việc này đã ko xảy ra. Dù vậy, nhớ tới việc bị pháo dập liên hồi kỳ trận mấy bữa trước, nhiều người cứ tiếp tục đào mãi cho tới sáng." Lamb cũng xúc đất ko ngừng đến khi hố của mình cao lút đầu mới thôi.

    Đơn vị được lên kế hoạch ngày mai sẽ đánh qua 1 thung lũng nhỏ nhưng lệnh xuất kích mãi vẫn chẳng thấy đến. "Thình lình sườn đồi rung chuyển dưới 1 cơn mưa pháo, mảnh đạn rít lên bay tứ tung khắp mọi nơi. Do đóng trên mặt đồi dốc nên giờ chúng tôi trở thành nạn nhân. Tôi co rúm người lại, răng nghiến chặt bụng nghĩ may mà mình đã đào sâu đến vậy.

    "Rốt cục thì pháo địch cũng ngừng bắn. Vị trí của chúng tôi bị phá tan hoang. Thương binh vật lộn cố lết lên phía trên kiếm nơi an toàn và nhờ cứu giúp. Thấy nhiều người bị nặng quá, chúng tôi phải rời hố ra giúp đưa họ lên trên về trạm xá tiền phương đặt ở Kleinhau."

    Đại đội tả tơi lùi lại nhằm giảm bớt thương vong nhưng pháo địch lại dập tới từng loạt, quật ngã họ ngoài chỗ trống. Lamb kể: "1 quả đạn nổ tung giữ 1 nhóm 5 người gần đó. Họ nằm chất đống chẳng thấy ai đứng dậy. Rõ ràng đơn vị tôi đã tan nát và mất khả năng chiến đấu. Tàn quân được lệnh rút về tuyến sau tới chỗ xe half-track đậu trong rừng cây ở bên kia Kleinhau."

    Những lính Mỹ đi lẻ hoặc tạo thành nhóm nhỏ 2-3 người cố lết về chỗ xe đậu. Lamb đi ngang 2 binh sĩ đang nằm trong cái rãnh nơi họ ngã xuống. Trong khi đi ngang qua thị trấn anh thấy "1 dãy xe tăng Sherman, đậu cạnh nhau trên đường, pháo 75mm gầm lên cùng với đạn liên nã về phía khu rừng bắn chuẩn bị cho bộ binh xung phong. Những binh sĩ kiệt quệ của đại đội B từng người 1 lần về vị trí lúc đầu trong rừng, nơi có xe half-track đậu. Đêm đến ai cũng cảm thấy đau buồn vì bị mất đồng đội.Tuy còn lâu chúng tôi mới buông súng, nhưng lúc này người chiến đấu sẽ là các đơn vị khác.

    Michael J. DiLeo là lính súng trường thuộc tiểu đội bảo vệ sở chỉ huy đại đội B, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới. Anh cũng có cùng cảm giác như hàng chục nghìn người khác khi bước chân vào khu rừng hôm 29/11. "Rừng Huertgen đúng là 1 địa ngục trần gian. Băng tuyết, lạnh giá, rừng rậm, sình lầy...mọi vùng trống đều nằm dưới hỏa lực pháo binh địch đã canh sẵn. Có ngày tôi đã phải đào tới 3 hầm chiến đấu. Cái đầu tiên sâu đến độ xe tăng xuống nấp cũng được. Vừa đào xong thì có lệnh thu dọn đồ đạc để bộ binh thường vào thay. Đến điểm dừng chân kế tiếp thì lại chúng tôi lại bắt đầu đào nữa. Mới đào được chừng 1m thì gặp mạch nước. Liền đó có lệnh bảo ngưng đào vì địch sẽ rót pháo vào khu vực này khi mặt trời lặn. Do vậy lúc trời vừa tối thì chúng tôi rút vào trong rừng. Ở đây tôi quyết định đào 1 cái rãnh sâu chừng 30cm, bề rộng và bề dài đủ cho 1 người ngủ chứ ko đào hầm nữa. Pháo rót vào khu vực này cả đêm và cứ mỗi lần nghe tiếng rít của đạn là chúng tôi lại phải ngừng đào, nằm dán xuống đất. Xong việc, tôi đi ngủ nhưng chưa được 1 tiếng đồng hồ thì bị dựng dậy để chuẩn bị đánh vào thị trấn."

    Trung tá Burton, người chỉ huy lực lượng tới chiếm lĩnh vùng đất cao theo thông tin sai lệch là vẫn nằm trong tay quân Mỹ, đã lên tận chỗ các đơn vị bị kìm chặt thúc họ tiến hành 1 đợt công kích thành công nhưng đẫm máu. Tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới chiếm được cao điểm 401 với cái giá hết sức đắt đỏ. Đơn vị bị mất gần nửa quân số chỉ vì những thông tin sai lầm trên.

    Sau khi chiếm xong cao điểm 401, tiểu đoàn 46 tiếp tục đột kích xuyên qua cánh rừng rậm bên kia Kleinhau. Đại úy Tyler Bland, trước là đại đội trưởng đại đội B hồi còn bên Mỹ và trong những trận đầu tiên nay đã được lên làm sĩ quan hành quân tiểu đoàn (S-3). Lúc đại đội C bị mất chỉ huy thì Bland được điều xuống lãnh đạo đơn vị. Khi đang cố gắng tổ chức tấn công vào các vị trí pháo Đức thì toán quân do anh chỉ huy bị trúng 1 quả pháo. 3 người chết ngay tại chỗ, nhiều người khác bị thương; còn Bland thì mất 1 chân.

    DiLeo của đại đội B nhớ lại cường độ dữ dội của pháo, cối địch dập xuống, cùng đạn đại liên nã xối xả vào quân mình trong trận đó khi vừa tiến vào 1 khoảnh rừng hướng đến mục tiêu: "Trung úy Charles Smith, từ đại đội phó nắm quyền chỉ huy đại đội sau khi đại úy Bland lên làm sĩ quan hành quân, là 1 người hết sức nhân từ. Chưa bao giờ thấy anh mắng chửi ai khi huấn luyện cả. Hình như anh ấy đang nghiên cứu để trở thành mục sư. Chúng tôi hứng pháo suốt đêm trong khu rừng thông cao to rậm rạp. Thương vong rất nặng nề. Chỉ trong vòng có 24 giờ đồng hồ mà tiểu đoàn đã mất đi 40% quân số.

    "Hôm 1/12 ấy, chúng tôi tiến sau lưng đại đội C. Lúc chúng tôi xuất phát thì họ cũng chưa cách xa lắm. Tôi thuộc 1 trong những toán cuối cùng bước ra ngoài đồng trống. Nhóm tôi gồm 5 người: Trung úy Smith, đại đội trưởng; trung sĩ Robinson, điện đài viên đeo cái máy nặng gần 20kg sau lưng; tôi vác theo bin dự phòng đi cùng Jim Carnivali, bạn cùng lều; và 1 cậu rất trẻ mà chúng tôi gọi là 'Georgia' theo tên quê cậu.

    "Trước mặt chúng tôi là cánh đồng trống rộng lớn, bằng nhiều sân bóng đá cộng lại. Chúng tôi phải băng qua 1 hào tránh lửa rộng 5,5m, sâu 1,2m. Sau đó thì bỗng thấy bụi đất cày tung lên trước mặt. 1 tên bắn tỉa đã phát hiện chúng tôi. Cách đó chừng 5 thước là 1 hố đại bác Đức rất lớn. Cả bọn chạy đến chỗ cái hố khuất khỏi tầm nhìn của tên bắn tỉa. Chúng tôi co mình lại im thin thít. Thế rồi đại đội trưởng bảo: 'DiLeo, quay về báo cho trung tá Burton (tiểu đoàn trưởng) là ta cần cứu thương lên.'
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Tôi sững cả người tự nhủ: 'Sao ko dùng điện đài gọi?..Nếu ko tuân lệnh thì sẽ rắc rối to còn đi thì thằng bắn tỉa sẽ bắn mình. Nếu tôi chạy kiểu chữ chi thì có thể nó sẽ bắn trượt.'. Nghĩ vậy tôi vọt ra chạy chữ chi về phía cái hào. Liền sau đó là 1 trận pháo bắn về hướng khu rừng nơi chúng tôi xuất phát nhưng lúc ấy thì tôi đã ở dưới hào rồi. Tôi theo hào chạy và bắt gặp 3-4 lính cứu thương đang đi đến. Người trung sĩ nói anh ta đang trên đường lên chăm sóc thương binh. Tôi bảo mình cũng đang về gặp trung tá Burton xin quân y lên vì người bị thương nhiều quá. Người trung sĩ nói tất cả lính cứu thương đều đã ra hết cả rồi.

    "Tôi bèn quay lại nhưng mấy đồng đội kia đều đã rời hố pháo chạy vào rừng rồi. Vừa gặp lại họ thì 1 trận pháo kích nữa lại dập xuống. Chúng tôi nằm rạp xuống đất đợi khi đến khi pháo ngừng mới bò dậy. Trung úy nhìn qua và tôi báo cáo cho anh những việc mình đã làm. Khi trung úy Smith thấy trung sĩ điện đài Robinson nằm bất tỉnh, thở khò khè, anh bảo tôi: 'DiLeo tháo điện đài ra'. Thấy trung úy cứ đi tiếp về phía rừng mà ko dừng lại tôi gọi: 'Trung úy, anh đi đâu thế?'. Anh ta vẫn ko dừng lại, tôi bèn nói Georgia giữ điện đài còn mình thì chạy theo trung úy. Smith vừa vào tới rừng thì tôi đuổi kịp. Tôi lại hỏi anh định đi đâu lần nữa. Rừng rất rậm, tầm nhìn chỉ khoảng 1,5m. Thế rồi tôi nhìn thấy 1 toán lính Đức có ít nhất là 5 tên đang tiến về phía mình.

    "Tôi nói trung úy Smith 'Anh biết tiếng Đức nên bảo chúng nó giơ tay đầu hàng đi.' Smith nghe theo và bọn địch liền vui vẻ hàng ngay. Giờ chúng tôi đã có 5 tù binh vậy thì trung úy phải làm gì bây giờ? Anh quay lại rời khu rừng đi về điểm xuất phát hồi sáng. Về đến nơi liền 2 sĩ quan tới khen ngợi viên trung úy còn tôi thì chẳng ai đoái hoài gì cả, cứ việc lang thang tùy ý.

    "Tôi nhập vào đám lính ở đó. Thấy 1 trung sĩ đang tìm người tình nguyện đi rải dây điện thoại tôi liền xung phong luôn. Trời tối thì chúng tôi tiến ra, được chừng vài tiếng đồng hồ, bỗng tôi nghe thấy tiếng đạn đại bác rít xoèn xoẹt rất gần. Mọi người liền nằm dán xuống đất. Mặt đất rung chuyển khi quả đạn cắm xuống đất. Thật may vì nó là đạn lép. Hôm sau thì tôi về lại đại đội. Trên tiểu đoàn đưa 1 thiếu tá xuống chỉ huy chúng tôi."

    Ngày 3 tháng 12, khi sư đoàn 83 bắt đầu tiến vào rừng thay cho sư đoàn 4 thì số thương vong của sư đoàn này là 432 tử trận, 255 mất tích cùng hơn 3300 bị thương. Tổn thất nặng nhất là trung đoàn 22, với: 233 chết, 750 bị thương. Những con số thống kê trên chưa bao gồm số bị loại khỏi vòng chiến do ốm đau, bệnh tật.




    15


    NHÌN XUỐNG SÔNG ROER



    Ngày 4 tháng 12, Tom Cross viết thư gửi con trai mình là Dick, khi đó đang chuẩn bị tốt nghiệp khóa sĩ quan OCS ở quê nhà (cậu con nữa tên Tom R., phục vụ trong trung đoàn 517 dù đã bị thương khi đang tham gia 1 chiến dịch đổ bộ đường không ở miền nam nước Pháp). Cross viết như sau: “Hiện bố đang chỉ huy 1 trung đoàn tác chiến thực thụ và rất tự hào về điều đó. Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Binh sĩ của đơn vị tuyệt đến ko thể ngờ dù họ chỉ chiến đấu bằng lòng can đảm. Bố thấy rất căng thẳng nhưng nếu được nghỉ mỗi đêm chừng 3-4 tiếng đồng hồ thì cũng ổn thỏa thôi. Ông kể lại chuyện mình suýt bị trúng đạn cối và lấy làm tiếc khi ko có cơ hội gắn lon thiếu úy cho Dick cũng như tư vấn cho con việc mua sắm quân phục, trang bị.

    Nhưng theo nhật ký của Cross thì tình hình hiện đang rất bấp bênh chứ ko như giọng văn trong thư. Ông chép 1 đợt phản kích có vẻ rất mạnh của Đức nhằm vào Liên đoàn Dự bị, sư đoàn 5 thiết giáp. Ông ghi lại đòn đánh của địch vào trung đoàn 28 bộ binh, sư đoàn 8 đã bị chặn đứng và phải chịu nhiều tổn thất. Trong khi đó thì tiểu đoàn 1 dưới quyền ông đang tổ chức phòng ngự ở phía bắc cây cầu quan trọng Brandenberg. Đến ngày 6/12 ông ghi nhận: “Sư 5 thiết giáp tiếp tục bị giã bằng pháo và súng cối. Lúc này cần phải tung 1 tiểu đoàn Ranger vào để ổn định tình hình. Địch đang cố gắng phản kích nhưng đều bị đánh bật. Nỗ lực đưa 2 đại đội sang sườn phải tiểu đoàn 2 đã thất bại. Những khó khăn chủ yếu ở đây là công tác chỉ huy yếu kém và tiểu đoàn trưởng bị ốm. Tiểu đoàn trưởng này đã được thay ra và đi viện. Các sĩ quan của 2 đại đội thất bại kia cũng đã được đổi đi.”

    Trái ngược với những nhận xét khi nói với con trai, ông tỏ vẻ buồn rầu trước sự xuống tinh thần của binh sĩ. "Lính tụt tạt rất nhiều và phải cho quân cảnh ra các trục đường chính để chặn bắt. Thật buồn khi thấy lính Mỹ tìm cách trốn tránh, nhưng có tới hàng trăm đứa đang tìm đủ mọi cách để khỏi phải chiến đấu. Tôi đã phải áp dụng những biện pháp mạnh." Trong quân sử chính thức khi viết về chiến dịch Huertgen đều ko thấy đề cập gì đến hiện trạng này.

    Cross cùng với các viên chỉ huy khác đều rất lo ngại khi thấy địch quân đã chiếm mất các vùng đất cao ở quanh các thị trấn Schmidt và Bergstein rồi từ đó nã pháo, cối xuống đầu quân tiến công trong khi họ phải vượt qua các bãi mìn dưới hỏa lực bộ binh bắn ra rất ác liệt. Địa thế ở đây rất thuận lợi cho quân phòng thủ; mọi động thái của phía Mỹ đều bị giám sát chặt chẽ. Theo Cross ghi nhận thì Liên đoàn dự bị, sư đoàn 5 thiết giáp đã thất điên bát đảo trước đợt công kích của xe tăng và pháo tự hành trong khi đang cố bám giữ phòng tuyến mong manh ở Brandenberg và Bergstein. Cảnh tượng đạn pháo 75mm của xe tăng M4 bật ra khỏi tháp pháo xe tăng Panther Đức đã khiến cho nhiều tổ lái ngã lòng. Đại bác 76 ly gắn trên pháo tự hành chống tăng tuy mạnh hơn nhưng do Liên đoàn dự bị đã thiệt hại nhiều vì phải chiến đấu 1 thời gian dài nên họ cũng ko đủ sức tấn công lên đồi Castle - 1 vị trí quan trọng có đài quan sát và pháo binh Đức. Nó còn được gọi là cao điểm 400 vì độ cao tính bằng mét của mình. Ngọn đồi đe dọa bất kỳ mũi tiến công nào vào những khu vực quanh đó.

Chia sẻ trang này