1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bộ binh xung kích Đức giải tù binh về tuyến sau. Wagner nhớ mình đã phải đi sâu vào lãnh thổ Đức chừng 5-6 tiếng đồng hồ. "Tôi cùng tất cả những người khác đều suy nghĩ cách thoát thân. Vẫn có thể trốn được. Ko hiểu quân Đức đã tiến được xa tới đâu? Trời rét kinh khủng. Tôi đã quá mệt mỏi nên chẳng thể nào chạy trốn suốt đêm được. Thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại để lính gác nghỉ ngơi, tránh pháo. Xe tăng Đức cứ thấy đi qua chúng tôi suốt. Rõ ràng là bọn Jerry đang tiến công thật. Đám lính Mỹ mất tinh thần của sư 78 được cho lên xe tải rồi đáp tàu hỏa về trại giam.

    Đại úy Frazier chỉ huy toán quân thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 309 tới khu nhà ở rìa thị trấn để thám thính. Hy vọng việc lính Mỹ vẫn còn cố thủ được đã tan biến khi họ toàn nghe thấy giọng nói của quân địch. Khi mũi trinh sát khác thử lẻn vào 1 ngôi nhà, họ lập tức phải tháo chạy dưới cơn mưa lựu đạn do bị địch ở bên trong phát hiện. Toán do thám thứ 3 gồm lính hỏa lực, văn phòng, cấp dưỡng đã xâm nhập vào mấy cái nhà nằm phía ngoài nhưng chỉ thấy toàn xác quân Mỹ.

    Clete Henriksen cùng khẩu đội súng cối của đại đội H, trung đoàn 310 đã trải qua 1 đêm chẳng hề dễ chịu. "Bọn tôi tiếp tục phải sống bằng đồ hộp; phải chịu đứng rét mướt, ẩm ướt. Đã có những đồng đội phải đi viện vì chứng hoại tử chân. Mọi người vẫn tiếp tục bắn theo chỉ đạo nhưng tin từ tiền tuyến đưa về vẫn chưa thấy gì khả quan. Thiệt hại rất nặng nề, nhất là ở các đại đội bộ binh. Khá nhiều người bị mất tích, có thể họ đã chết, bị thương hoặc bị quân địch bắt mất. Cũng trong ngày hôm ấy tôi nhận được tin xấu là cậu bạn James Penick thuộc trung đội hỏa lực đã chết vì trúng pháo. Tôi và Jim Penick từng là tham gia huấn luyện làm lính Không quân tại đại học Tennessee rồi cùng điều về sư đoàn 78 khi khóa học bị giải thể.

    "Đến chiều thì tình hình có vẻ rất căng. Chúng tôi được lệnh tháo súng, trang bị nhẹ chỉ với súng trường, đạn dược chuẩn bị đi chi viện cho các đồng đội đang bị vây hãm ngoài tiền duyên. Cũng chẳng hiểu rõ làm vậy là để chặn 1 đợt phản kích đáng ngại của địch hay tập trung sức lực cố giành lấy Kesternich. Tôi nhớ mình rất hãi khi phải cùng các lính cối đồng đội rời Simmerath tiến về hướng Kesternich.

    "Trời đã sẩm tối. Chúng tôi lặng lẽ từ tử đi theo hàng 1, người nọ cách xa người kia để giảm thiểu thiệt hại vì hỏa lực địch. Chúng tôi đi trước dưới sự chỉ huy của trung sĩ Blackford trung đội phó. Tôi vẫn còn nhớ vẻ mặt nghiêm nghị ấy khi anh nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Khi rời vùng ngoại vi Simmerath dấn thân vào màn đêm tối mịt, tôi thấy cậu lính thuộc trung đội chỉ huy lái chiếc xe jeep ko mở đèn từ phía tây chạy về thị trấn mà cứ nghĩ sao cậu ta may mắn thế, khi được làm lái xe cho các sĩ quan chứ ko phải cầm súng trường lên đương đầu với kẻ thù như bọn tôi lúc này.

    "Rời Simmerath đượ 1 quãng, thì trung sĩ Blackford bảo chúng tôi dàn quân thành đội hình hàng ngang, khom người sát đất, mỗi người cách nhau khoảng 10-15m. Mỗi người cố tìm lấy 1 hố đạn pháo hoặc hố cá nhân có từ trước để nấp nhìn về phía tiền duyên. Ngoại trừ những quả pháo đang bay qua đầu rót xuống Simmerath cùng những tiếng súng nổ lác đác đằng xa thì chỗ này có vẻ khá yên tĩnh.

    "Sau mấy tiếng đồng hồ hoặc có khi cả đêm ngồi run lẩy bẩy như thế, trung sĩ Blackford mò đến bảo chúng tôi quay về Simmerath. Thật là mừng, chúng tôi sẽ lại được về sử dụng loại hỏa lực mà mình đã thuần thục. Về tới nơi tôi được biết cậu lái xe mà tôi thấy lúc rời thị trấn đã cán mìn chết ngay tức khắc. Vậy mà tôi lại cứ ghen tị vì nghĩ cậu ta được an toàn khi ở lại Simmerath."

    "Sau đó 1 ngày, đơn vị của Henriksen được xe tải chở về khu dưỡng quân. Họ được tắm rửa, ăn nóng, thay quần áo mới và vào đóng trong nhà dân. "Bọn tôi cũng chẳng hiểu mình được ở với gia đình người Đức hay là Bỉ nữa. Dù vẫn còn hơi e dè nhưng bọn tôi vẫn lăn ra cái giường nệm êm ái và đánh 1 giấc ngủ ngon đầu tiên sau từng ấy ngày đằng đẵng. Tất nhiên, chúng tôi cũng cẩn thận khóa cửa phòng và để súng trong tầm với."

    Công binh trung đoàn 303 giờ ko gỡ mìn nữa mà lại chôn chúng xuống để bảo vệ các trận địa quân Mỹ và đặc biệt là chống lại xe tăng địch. Xe jeep chở mìn lên trước rồi lính trung đội 1, đại đội A cùng 1 số thành viên của trung đội 3 tăng cường thêm sẽ vận chuyển chúng ra vùng đất giữa 2 chiến tuyến gần Kesternich. Trung sĩ Gus Schmidt cùng với hạ sĩ nhất Francis Skelly dẫn quân tiến ra ngoài tiền duyên. Đêm đó các binh sĩ trong công sự đều được lệnh ko bắn vào những mục tiêu di chuyển.

    "Bọn Jerry đóng trên đồi cao quan sát ta rất rõ vì thế phải tuyệt đối giữ yên lặng, bò sát đất tránh đừng để mìn chạm vào nhau." Trung sĩ Schmidt nhắc các binh sĩ như thế trước khi họ lên đường. Thỉnh thoảng lại có quả pháo địch bắn vào Simmerath bị hụt tầm và rơi xuống nổ gần đó.

    Theo lời kể thì lúc đó binh nhì John Welch thì thầm: "Bọn Đức này bị sao vậy? Chúng ko biết cách bắn ư?."

    Hạ sĩ Leo Larrabee đáp: "Đừng rỗi hơi lo thế chứ. Nếu chúng nhằm trúng đống mìn này thì tất cả quanh đây sẽ tan nát hết và cậu sẽ chẳng còn gì để mà nhớ đâu." Nhiệm vụ vẫn được tiếp tục dù có lúc lính Mỹ vướng phải 1 chướng ngại vật ko ngờ tới. Đó là hàng rào bùng nhùng có gài mìn bẫy và trái sáng. Họ phải cắt thủng 1 quãng rào để có đường vượt qua tiếp tục sứ mệnh rải mìn. Sau 6 tiếng đồng hồ, khi mặt trời chuẩn bị ló rạng thì mọi việc xong xuôi. 1000 quả mìn đã được cài đặt sẵn sàng cản trở mọi động thái tiếp cận của thiết giáp địch.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chiến tuyến giữa Simmerath và Kesternich tạm thời đã ổn định, chỉ xảy ra các cuộc đụng độ ở qui mô nhỏ. tiểu đoàn 2 trung đoàn 310 báo cáo thiệt hại lên đến 6 sĩ quan và 63 lính tử trận. 5 sĩ quan cùng gần 100 binh sĩ khác bị thương, và xấp xỉ 300 người mất tích. Thêm 75 quân nhân khác bị loại khỏi vòng chiến vì ốm đau, bệnh tật. Trung đoàn 309 cũng bị tổn thất rất nặng nề.








    16


    ĐÁNH CHIẾM CÁC CON ĐẬP



    Mặc dù đối sự chống cự của đối phương có vẻ quyết liệt hơn bao giờ hết thì tại vùng rừng Huertgen, dường như ý chí cũng như phương tiện chiến đấu của họ bỗng suy giảm nhanh chóng. Lý do chính yếu dẫn đến tình trạng này diễn ra ở vài dặm phía nam khu rừng. Quân Đức ngày 16/12, theo 1 chiến lược táo bạo ko ai vạch ra được ngoài Adolf Hitler đã chọc thủng phòng tuyến mỏng manh, dàn trải của Mỹ ở Ardennes; 1 vùng có địa hình gồm các rặng núi dốc đứng nhìn xuống các thung lũng sâu, các dòng suối nước chảy xiết với rừng cây rậm rạp. Để tung ra đòn đột kích với lực lượng xe tăng làm mũi nhọn, quân đội Đức phải huy động hết mọi nguồn lực sẵn có từ binh sĩ, đến súng pháo, đạn dược và nhiên liệu.

    Công tác tình báo yếu kém, phòng tuyến mỏng manh cùng với việc giao nhiệm vụ phòng ngự khu vực trọng yếu cho những binh sĩ còn non kinh nghiệm của sư đoàn 106 bộ binh và những thiệt hại khủng khiếp mà những đơn vị tham chiến tại Huertgen từ tháng 9 đến tháng 12 phải gánh chịu đã khiến Tập đoàn quân số 1 dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đơn vị bị cơn bão hủy diệt tóm được lại là sư đoàn 28, trong khi nó đang quá trình gom quân và bổ sung. Trung sĩ chống tăng John Chernitsky cùng anh lính Ed Uzemack nằm trong số các 'xô máu - mỉa mai hình tượng phù hiệu sư đoàn 28' bị bắt làm tù binh. Các sư đoàn 1 và 9 đang phải vật lộn cố chống chọi các binh đoàn của Rundstedt trên khu vực cánh bắc. Cùng lúc đó, cũng như sư 28, các đơn vị thuộc sư đoàn 4 đang cố phục hồi bằng số tân binh mới bổ sung ởLuxembourg đã bị đè bẹp. Với tinh thần anh dũng thể hiện trong trận Bulge này mà trung tá George Mabry suýt chở thành quân nhân Hoa Kỳ đầu tiên 2 lần được tặng huân chương Danh dự. Tuy nhiên hình như vinh dự này đã bị từ chối vì lỗi truyền đạt.

    Những thành công lúc đầu của quân Đức dường như khiến các đơn vị tham chiến tại Huertgen ko còn cơ hội được nhận viện binh cùng tiếp tế nữa. Để tăng thêm khó khăn cho cả 2 phe, nhiệt độ mùa đông ở Âu châu những năm này đạt mức thấp kỷ lục, tuyết thì ngày càng rơi dày thêm.

    Vào giữa tháng 12, Michael DiLeo thuộc đại đội B, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới, sư đoàn 5 thiết giáp đang cùng đơn vị tiến chiếm ngôi làng Schneidhausen. "Các trung đội xung kích đã bị mất gần hết sĩ quan. Thượng sĩ nhất Walter Jones, sau được thăng lên thiếu úy, lên nắm quyền chỉ huy. Đêm hôm đó chúng tôi tìm được 1 hầm nhà tương đối an toàn và lấy đó làm chỗ tiếp nhận thương binh. Thượng sĩ nhất Jones gọi điện đài xin bắn pháo sáng để có thể từ gác mái nhìn xem cây cầu bắc qua sông Roer có còn hay ko?. Tôi cùng thượng sĩ Jones trèo lên gác mái. Pháo sáng soi rất rõ nhưng chẳng thể dám chắc là cầu chưa bị phá. Jones cầm đầu 1 toán tiến ra trinh sát. 2 binh sĩ đi cùng anh đã bị thương nặng vì vấp mìn nhưng Jones nhận thấy hiện cầu vẫn còn đứng vững.

    "Dưới hầm nhà có 32 thương binh. Hạ sĩ nhất quân y Angelo Aquiieri, dù cũng bị thương vẫn thức suốt đêm xử lý thương binh khi họ được đưa tới. "Tôi rất đói và mệt. Chẳng có gì để ăn cả. Tìm được mấy củ khoai tây sống dưới hầm nhà, tôi dùng tay chùi vội rồi lủm luôn. Thấy 1 chỗ tốt trong đống than tôi liền vào đánh 1 giấc ngon lành.' DiLeo ở lại Schneidhausen trong 3 hôm "Hình như là vào sáng ngày 22/12 thì có tin chúng tôi sẽ được thay ra. Sư đoàn 8 đang tới. Tôi nằm trong toán đầu tiên được rút đi. Phải để 1 số thương binh lại nhưng vẫn có người chăm sóc."

    "Tình trạng các đơn vị khác trong sư đoàn 5 thiết giáp cũng thảm hại như thế. Ngày 19 tháng 12, tiểu đoàn 15 bộ binh cơ giới đánh chiếm Bilstein dưới sự hỗ trợ của tiểu đoàn tăng số 81. Bộ binh ngồi sau xe tăng xông qua đồng trống thấy sức đề kháng địch yếu đến mức ngạc nhiên. Đối phương đã tháo chạy trước họng pháo và đại liên xe tăng sau khi bị pháo binh cùng máy bay P-47 oanh kích tơi tả. Tuy vậy lính Mỹ vẫn ko được phép nghỉ ngơi, lệnh mới bắt họ tiến đánh lực lượng địch đang cố thủ vùng đất cao phía tây Winden.

    Trung sĩ kỹ thuật William H. Guinn, đại đội C, người chỉ trong mấy tuần chiến dịch đã từ tiểu đội trưởng lên trung sĩ trung đội phó rồi lên chỉ huy trung đội và cuối cùng thì cầm đầu 2 trung đội kể lại: "Đại đội tôi chỉ còn 32 mạng nên tôi nghĩ trận công kích này chắc sẽ kết liễu luôn số người còn lại."

    Dù quân số ít ỏi, lính Mỹ vẫn đánh bật được số địch trên đỉnh đồi ra khỏi trận địa và tiến đến thị trấn Winden, mục tiêu chính. Tuy phối hợp còn chưa chặt chẽ nhưng chỉ trong mấy ngày sư đoàn 5 thiết giáp cùng với sư đoàn 83 bộ binh cũng đã làm chủ được Untermaubach và Udingen nằm trên bờ sông Roer.

    Cuộc đột phá từ rừng ra tới sông lúc này đã chậm hẳn ko thể nào cưỡng lại được nữa. Tổn thất trong tháng 12 thật kinh hoàng. Sư đoàn 83 báo có 589 tử trận, khoảng 1400 bị thương cùng 800 bị loại khỏi vòng chiến vì đau ốm. Thiệt hại của sư 5 thiết giáp là 70 chết, 505 bị thương, 223 bị loại khỏi vòng chiến vì những lý do phi chiến đấu.
    DepTraiDeu, gaume1, huytop1 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chiến dịch đột phá rừng Huertgen ra sông Roer của quân Mỹ tới tuần cuối cùng năm 1944 thì dừng lại và rồi lại tiếp tục trong tháng 1 năm sau. Dù đòn phản công của Đức ở Ardennes sau tuần thắng lợi đầu tiên đã bị hụt hơi thì cũng phải đợi đến cuối tháng Tập đoàn quân số 1 với sự can thiệp kịp thời của Tập đoàn quân số 3 dưới quyền tướng George S. Patton, Jr., mới cảm thấy đủ an toàn để tiếp tục vượt sông Roer tiến đến sông Rhine..

    Tuy nhiên trước khi chỉ thị cho tướng Courtney Hodges tiếp tục tấn công, Eisenhower trong cương vị tư lệnh tối cao đã nhất quyết đòi chiếm các con đập trên sông Roer để tránh cho quân Mỹ bị ngập lụt. Quân Mỹ tràn ngập các thị trấn Konzen, Bickerath, Am Gericht, Imgenbroich. Hệ thống boong ke địch ko thể nào chịu nổi loại xe tăng Crocodile(tức xe tăng Churchill. ND) phun lửa do Anh cung cấp. Địch tại Huppenbroich và Eicherscheid kháng cự lại khá mạnh gây cho quân Mỹ nhiều tổn thất nhưng rồi họ vẫn chiếm được các mục tiêu trên.

    Sư đoàn 78 lại 1 lần nữa tiến đánh Kesternich, nơi địch vẫn cố thủ sau khi diệt, bắt sống và đánh bật số lính Mỹ bám ở rìa thị trấn hồi giữa tháng 12. Lần này sư đoàn 'Tia chớp' nằm trong đội hình Tập đoàn quân số 9. Kế hoạch được lập rất chi tiết đến độ giao từng tòa nhà cụ thể cho từng tiểu đội xung kích của tiểu đoàn 2, trung đoàn 311 bộ binh.

    Đúng 5g30 ngày 30 tháng 1 thì quân Mỹ xuất kích. Kế hoạch được lập tỉ mỉ ở trên đã trục trặc ngay từ phút đầu tiên. Tuyết đã xóa sạch những mốc giới quan trọng. Những chiếc Sherman của tiểu đoàn tăng 736 ko thể chạy được trên mặt băng trơn trượt. Nhiều chiếc bị loại khỏi vòng chiến vì vấp mìn. 2 xe tăng bị đạn trực xạ tiêu diệt. Thiết giáp đã tụt lại sau bộ binh, khi mà những người này trở nên dè chừng với thiết giáp vì bị thương vong do mìn nổ khi đi gần xe tăng.

    Dù gặp 1 số trục trặc cộng với sự chống cự quyết liệt, tới 9g sáng quân Mỹ cũng đã đột nhập vào nhiều ngôi nhà và bắt đầu đánh cận chiến với những đối thủ có công sự vững chắc. Trận đánh vẫn tiếp diễn trong đêm; trung tá Richard W. Keyes, sau này đã nhận xét: "Sự phối hợp trong trận đánh đã ko còn. Các đơn vị cứ mạnh ai người nấy chiến đấu. Thật khó để nhận ra đâu là những tòa nhà đã ghi trên bản kế hoạch. Hầu hết chúng đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc ko còn hình dáng ban đầu. Các đại đội bị phân tán, xé lẻ khiến công tác chỉ huy gặp rất nhiều khó khăn. Xe tăng và bộ binh hiệp đồng ko được tốt. Dường như xe tăng muốn bộ binh dẫn đường trong khi bộ binh thì lại cứ đùn xe tăng đi trước."

    Đại tá Chester M. Willingham, trung đoàn trưởng, nhắc Keyes 'Chậm quá. Phải tiếp tục tiến lên!'. Ông bảo vị tiểu đoàn trưởng tung trung đội xe tăng dự bị ra đừng do dự. Tình trạng kém cỏi trong phối hợp giữa xe tăng và bộ binh vẫn tiếp diễn. Điện thoại lắp ở đít xe tăng để bộ binh liên lạc với tổ lái thường xuyên bị hư hỏng vì mảnh pháo. Muốn gây được sự chú ý của lính tăng, bộ binh phải đập vào tháp pháo hay thập chí vào cả kính tiềm vọng.

    Trung sĩ Jonah E. Kelley, 21 tuổi quê ở miền Tây Virginia, chỉ huy tiểu đội mũi nhọn của đại đội E. Họ phải kịch chiến với lính Đức nấp trong những ngôi nhà. Dù tay trái đã bị thương vì mảnh cối, Kelley vẫn quyết đánh tiếp sau khi băng xong. Do vết thương, anh phải đặt súng trường nằm ngang trên 1 tay thay vì tựa vào vai hoặc hông mà bắn.

    Thấy đạn từ trong 1 ngôi nhà bắn ra, Kelley liền xông ngay vào, diệt 3 lính địch, tạo điều kiện cho đồng đội tiến tới. Anh bắn hạ 1 tên bắn tỉa nấp trên cửa sổ tầng cao chỉ bằng 1 phát đạn rồi lại quật ngã 1 tên địch khác khi hắn từ hầm nhà lao ra. Tiểu đội chiếm lĩnh vị trí phòng ngự nghỉ qua đêm rồi đến sáng lại tiếp tục tiến. Khi vào Kesternic sâu hơn nữa, họ vấp phải hỏa lực đại liên rất dữ dội. Người trung sĩ khéo léo vận động vòng qua đống đổ nát và phát hiện họng súng máy địch nấp kín trong đống cỏ khô. Với những phát đạn chính xác của khẩu M1, anh đã dập tắt mối đe dọa trên.

    1 khẩu đội cối Mỹ đang cố diệt 1 ổ súng máy khác ở cuối phố. Hỏa lực của quân Đức đã khiến cả chục người bị thương. Kelley liền xông đến. Xạ thủ địch nấp sau tường hướng súng nhằm bắn anh. Dù bị trúng nhiều phát đạn nhưng người trung sĩ vẫn thu hết sức tàn bắn 3 phát vào cái lỗ trên tường, tiêu dịch tên địch. Kelley được truy tặng huân chương Danh dự. Sau 2 ngày ác chiến thì Kesternich thất thủ. Toàn bộ 112 ngôi nhà trong thị trấn đều trở thành đống gạch vụn.

    Sau những thắng lợi đẫm máu với đỉnh cao là việc chiếm được Kesternich, tướng Clarence Huebner vừa được thăng lên làm tư lệnh quân đoàn 5, vội giao nhiệm vụ khẩn cấp là chiếm lấy mấy con đập cho sư đoàn 78, lúc này đã trở về Tập đoàn quân số 1. Huebner phải chịu áp lực rất lớn do bị tướng Eisenhower thông qua các tướng Bradley và Hodges ép xuống. Ông được chuyển cho Liên đoàn dự bị của sư đoàn 7 thiết giáp, cùng với 1 tiểu đoàn công binh chiến đấu rất mạnh và pháo binh chi viện.

    Tướng Hodges tung thêm lực lượng bổ sung với quyết tâm kết thúc nhanh chiến dịch. Ông ta ném trung đoàn 505 bộ binh dù, 1 đơn vị thuộc biên chế của sư đoàn dù số 82 cùng trung đoàn 517 dù (trước là đơn vị độc lập) vào Huertgen. Cả 2 đơn vị này hợp thành chiến đoàn A, đều dày dạn kinh nghiệm và từng được tung vào Ardennes để đương đầu với trận phản công hồi giữa tháng 12 của địch.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Không như phần lớn các sư trưởng khác, thiếu tướng James M. Gavin, tư lệnh sư đoàn 82 đã thân chinh điều nghiên 1 vòng khu vực mà đơn vị mình sẽ hoạt động. "Tôi đã đi trinh sát thị trấn Vossenack. Xe jeep đi qua thị trấn tới tận con đường mòn cắt qua thung lũng sông Kall mà chẳng đụng phải kẻ thù nào hết. Cùng với đại tá John Norton, trưởng ban hành quân và thượng sĩ Walker Wood, chúng tôi bắt đầu đi theo đường mòn. Đó thật sự là 1 cuộc trinh sát vì tôi kho hề biết tí gì về vùng này. Kẻ thù có khi vẫn còn ở đó. Nhiệm vụ của chúng tôi hôm sau là từ Vossenack tấn công vượt thung lũng sông Kall rồi chiếm lấy Schmidt. Lúc này tuyết đã tan gần hết chỉ còn đọng lại từng mảng nhỏ đây đó dưới những gốc cây.

    "Chúng tôi tiếp tục đi bộ theo con đường mòn. Xe jeep chẳng thể nào đi nổi vì con đường đã kẹt cứng với toàn xe tăng, xe cơ giới cháy hỏng bị bỏ lại. Đám xe tăng đầu tiên (tiểu đoàn tăng 707 đi kèm sư 28) rõ là đã bị trật bánh, xích tuột cả ra. Có nhiều chiếc lăn xuống hẻm núi mắc vào cây cối bên dưới. Giữa con đường mòn với hẻm núi là 4 pháo tự hành chống tăng cùng 5 xe tăng bị bỏ lại...2 bên con đường đầy rẫy các xác người mới bị tuyết tan làm lộ ra. Những cái xác cứng đơ với đủ mọi tư thế rất kỳ cục. Bọn họ đều đeo phù hiệu của sư đoàn 28 bộ binh."

    Ông đi tiếp thì đến 1 cây cầu đá đã bị phá hủy. Gần đó có hàng chục cái cáng thương. Người trong đó đã chết rất lâu rồi. Rõ ràng 1 trạm xá đã được đặt gần con lạch rồi bị bỏ rơi giữa trận chiến. Rất nhiều binh sĩ đã phải chết trên cáng của mình." Cảnh tượng trên rất phù hợp với ký ức hồi tháng 11 của Bill Peña, trung đoàn 109 bộ binh. Trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao phó, các binh sĩ trung đoàn bộ binh dù 505 cũng phải đi trên tuyến đường này. Mục tiêu của họ là Kommerscheidt, nơi lính sư đoàn 28 bị tàn sát sau khi rút khỏi Schmidt 3 tháng trước. Trung sĩ Bill Dunfee bổ sung thêm lời Gavin kể: "Khu vực này giờ có tên là 'Thung lũng Tử thần'. Xe tăng, xe tải, xe jeep, đầu kéo, pháo tự hành...cứ thế nối đuôi nhau đi xuống địa ngục. Tôi đã từng chứng kiến nhiều cảnh tàn sát trong suốt 4 chiến dịch đổ bộ đường không - ở Sicily, Ý, Normandy, và Hà Lan - nhưng chẳng đâu ghê bằng chỗ này. Những tử thi què cụt bị tuyết đóng thành băng rồi lại tan chảy. Vì nằm đó từ tháng 11 nên giờ da thịt họ đã rữa hết khỏi xương. 1 số vẫn nằm nguyên trên cáng. Mong rằng lúc đó họ đi rồi chứ ko phải là bị bỏ đó rồi mới chết cóng. Cả đoàn quân cứ lặng đi. Ai cũng cảm thấy khủng khiếp. Đối với tôi đây là trải nghiệm kinh hoàng nhất trong suốt cuộc chiến. Nếu ai cần động lực để chiến đấu thì đây là quá đủ."

    Đơn vị nhảy dù khác là trung đoàn 517 đã chuyển từ nơi trú quân ở Stavelot, Bỉ, 1 trong những thị trấn trọng điểm của trận Bulge, tới Honsfeld làm nhiệm vụ dưới sự điều động của sư đoàn dù 82. Nó sẽ lập chốt chặn tạo điều kiện cho lính trung đoàn bộ binh tàu lượn 325 (325th Glider Infantry - 1 đơn vị của sư dù 82. ND) đánh chiếm mục tiêu. Đến ngày 3 tháng 1 thì trung đoàn 517 chuyển sang nằm dưới quyền chỉ huy của sư 78 bộ binh, đặt chỉ huy sở ở Simmerath chuẩn bị công kích Schmidt và đập Schwammenauel.

    Do biết Schmidt, nằm án ngữ trên sườn núi nhìn xuống con đập Schwammenauel cùng cái hồ, chính là 'chìa khóa' cũng như rút kinh nghiệm thất bại của sư đoàn 28 khi cố đánh thọc qua hẻm núi sông Kall, tướng Parker, tư lệnh sư đoàn 78 đã cho lực lượng của mình đột kích từ phía nam lên. Ông để hướng tiếp cận sông Kall từ phía tây bắc lại cho trung đoàn 505 của Gavin. Trung đoàn 517 sẽ từ Bergstein ở phía đông bắc, làm 1 mũi vu hồi nhằm ngăn ko cho địch tập trung vào Schmidt.

    Ngày 3/1, mở màn trận đánh, là đòn tấn công của sư đoàn 78 nhằm quét sạch vùng đất phía nam hồ chứa. Họ sẽ vượt qua 1 khúc hẹp của sông Roer rồi chiếm lấy Dedenborn, 1 ngôi làng nhỏ bé nằm trên cao. Thường thì vào thời gian này trong năm, giòng nước băng giá của sông Roer chảy chậm; tuy nhiên tuyết tan khiến cho dòng nước băng giá này chảy rất xiết. 2 trung đội bộ binh của tiểu đoàn 1, trung đoàn 311 phải lội nước sâu tới ngực cố gắng vượt qua sông. Tuy bị thiệt mất mười mấy người do chết đuối và đạn địch nhưng 2 sĩ quan cùng 31 binh sĩ đã lên được bờ đông. Dù vũ khí bị mất mát nhiều nhưng may thay họ vẫn chiếm được Dedenborn mà ko gặp bất kỳ sự kháng cự nào. Tiểu đoàn 3, trung đoàn 311 chạm địch nhiều hơn khi tiến về mục tiêu của mình là Kesternich, nhưng đối phương cũng dễ dàng thúc thủ.

    2 hôm sau, đòn quyết định mới bất đầu. Các trung đoàn 309 và 310 đội mưa tiến vào Schmidt. Số quân Đức đầu tiên họ gặp đã đầu hàng ngay ko chống cự. Hơn 100 tên ra hàng khi chưa bắn được phát súng nào. Tuy thế, lúc này cuộc tấn công phải dừng lại để công binh gỡ mìn cài trên các con đường. Vốn đã nóng nảy, lại bị Hodges thúc ép, tướng Huebnervội cho mở rộng chính diện bằng cách lệnh cho sư đoàn 9 lội qua đoạn sông Roer ở gần con đập Urft. Sự điều động này sẽ ngăn viện binh từ hướng đông đến với quân phòng thủ. Lính Mỹ dưới quyền tướng Louis Craig liền tràn qua con sông rồi nhanh chóng lập chốt chặn quân Đức.

    Huebner cũng đồng thời lệnh cho tướng Parker ko được chậm chễ thêm nữa mà phải vượt ngay sông Roer tại Roerberg, chiếm lấy con đập nhỏ Paulushof và vùng rừng cao gần đó. Nhiệm vụ này được Parker giao phó cho trung đoàn 311. Sự hấp tấp lại 1 lần nữa khiến sinh mạng binh lính bị phung phí vô ích. Súng cối địch bố trí ở Roerberg rót đạn rất chính xác. Chỉ vài quả cối đầu tiên mà địch đã giết được ít nhất 7 người, trong đó có 2 phóng viên chiến trường, làm bị thương tiểu đoàn trưởng cùng mấy sĩ quan chủ chốt khác. Do điểm vượt sông nằm trong tầm quan sát của tiền sát pháo địch còn trinh sát thì báo cáo nước sông chảy xiết quá ko thể nào lội qua hay bắc cầu được, tướng Huebner đành phải hủy bỏ động thái ko đúng lúc trên.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Parker và Huebner nối lại cuộc tiến công vào Schmidt bằng cách cho trung đoàn 310 tiến vượt qua 2 trung đoàn còn lại của sư 78. Những chỉ thị rối rắm chẳng có phương hướng cụ thể nào đã khiến sĩ quan và binh lính tuyến đầu nhầm lẫn. Đêm mùng 5/1 họ đã buộc phải dừng lại vì trời tối. 1 kế hoạch dở hơi nữa lại được nghĩ ra. Các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 310 sẽ vượt ngang qua đội hình trung đoàn 309 để đánh vào 1 trại lính được phòng ngự kiên cố ở Schmidt. Đúng 3g sáng ngày 6/1 thì bộ binh xuất kích dưới đêm đen với kết quả đã có thể đoán trước. Lính tráng chẳng nhận được đường đi cứ lạc lung tung ngã cả vào những hố cá nhân bỏ trống và hố đạn pháo. Sau khi xuất kích 7 tiếng đồng hồ, họ mới tiến được chưa đầy 500 thước và suýt nữa thì bị tiêu diệt vì phải đánh lui 1 đợt phản kích mạnh của địch. Cực kỳ tức tối, tướng Huebner bèn tìm đến chỗ tướng Parker để trút giận.

    William Sylvan, ở bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1 đã chép về ngày 6/1 như sau: "Tướng Hodges ko được hài lòng cho lắm trước những tiến bộ đạt được trên hướng Schmidt ngày hôm đó. Đây là 1 vùng đầy rẫy mìn và lô cốt cố thủ vững chắc của địch nhưng với lực lượng rất mạnh của ta ở đây thì tướng quân muốn kết quả phải hơn thế. Tới đêm nay thì tiền quân đã tới được cách thị trấn 3km. Trung đoàn dù 517, từ Bergstein tấn công về phía nam đã lọt phải 1 bãi mìn dày đặc, bị hỏa lực bộ binh địch bắn mạnh, cho đến cuối ngày mới chỉ tiến được 800m, chưa đến sông Kall."

    Sư đoàn 8 đã chiếm được thị trấn Bergstein sau khi tiểu đoàn 2 Ranger đánh bật địch ra khỏi cao điểm 400. Theo kế hoạch mà quân đoàn 5 đề ra cho sư đoàn 78 của Parker, thì trung đoàn dù 517 sẽ tới thay quân cho lính bộ binh ở Bergsteinđể thực hiện đòn đánh quyết định vào Schmidt. Thượng sĩ Dick Robb, thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 517 mô tả lính trung đoàn 13 bộ binh mà họ tới thay thế "đang trong trạng thái tinh thần suy sụp nhất mà người ta có thể tưởng tượng. Lính Đức đã khiến cho ho sợ mất mật. Cứ lúc chạng vạng tối, bọn Jerry lại bò vào các chiến hào gần thị trấn và tỉa tất cả những gì hơi hơi chuyển động. Đến khi bình minh lên thì chúng lại bò về rừng dùng súng trường và súng cối xử lính Mỹ.

    "Đám chúng tôi vào 1 căn nhà nhìn ra vị trí đối phương và thấy ngoài đó có 1 xác lính Mỹ. Khi tôi hỏi xem anh ta nằm đó bao lâu thì 1 sĩ quan đáp là: 'Nhiều ngày rồi.' Sau đó thì biết có nhiều người chết ko thể kéo về được vì tình hình ở đấy rất căng. Lính tráng chỉ được ăn ngày 2 bữa. Tối hôm trước và sáng hôm sau."

    Mũi tiến công của trung đoàn 517 đến các con đập trên sông Roer đã ko xuôn sẻ từ đầu khi đại tá Rupert Graves, trung đoàn trưởng vừa đến Bergstein đã vội đi điều nghiên khu vực. Thấy động, quân Đức liền rót pháo xuống Bergstein dẫn đến việc lính sư 8 bắt đầu phản đối. Tư lệnh của họ mắng Graves, còn ông này cãi lại rằng mình ko thể phát động tấn công khi chưa trinh sát trước. Chỉ huy sư 8 chấp nhận lời giải thích đó nhưng vẫn nhất quyết bắt Graves ko được làm thế nữa.

    Đêm đến, các tiểu đoàn 2 và 3 bắt đầu lên đường. Họ vượt qua khe núi dốc xuống khúc sông Kall rộng 7m, lội qua dòng nước lạnh giá tới chiếm lĩnh vùng đất cao nhìn xuống con đường dẫn vào Schmidt. Các binh sĩ biết ngoài hỏa lực pháo, cối sẽ dập xuống đầu mình, họ còn phải vất vả vượt qua 1 bãi mìn rộng nữa.

    Theo Tom R. Cross, con trai vị trung đoàn trưởng trung đoàn 121 và là đại úy của trung đoàn 517, người sau này đã nghiên cứu kỹ các sự kiện, thì các chỉ huy đều thừa biết đòn công kích vỗ mặt vào Schmidt chỉ gây ra thảm họa. Trong thực tế, kế hoạch dự tính dùng trung đoàn 517 thu hút lực lượng lớn quân Đức để cho các đơn vị quân Mỹ khác vòng qua Schmidt bao vây lính phòng thủ. Rủi thay, thay vì bảo cho binh sĩ biết họ chỉ là mũi nghi binh, đánh lạc hướng địch, người ta lại nói đây sẽ là mũi chủ công.

    Tại bộ tư lệnh sư đoàn dù 82, Rupert Graves đã được các sĩ quan trưởng ban tình báo và hành quân nói cho biết vai trò 'lót đường' sẽ được giao cho trung đoàn 517. Tom Cross ở trung doàn 517 kể rằng: "Mel Zais (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3) đã đến trung đoàn 121 bộ binh, sư đoàn 8 do cha tôi, đại tá Thomas J. Cross, làm chỉ huy trưởng. Cha tôi đã mất rất nhiều quân trong nỗ lực đánh bật bọn Đức ra khỏi Bergstein. Ông đã dốc hết cho Mel những hiểu biết của mình về khu vực. Ông nói với Mel rằng trung đoàn 517 đang có 1 nhiệm vụ bất khả thi và nhờ Mel chuyển lời mình về bộ chỉ huy trung đoàn. Mel nói giờ ko còn kịp nữa vì thời gian biểu lúc này chẳng còn có thể thay đổi được nữa rồi."

    Trung tá Dick Seitz, chỉ huy tiểu đoàn 2, chỉ trích cuộc hành quân trên đã phạm phải 1 loạt những lỗi sơ đẳng: "Các thượng cấp có thể lập kế hoạch chỉ dựa vào bản đồ và không ảnh nhưng về nguyên tắc hành binh thì các tiểu đoàn hay đại đội ko bao giờ được tiến quân khi chưa biết tí gì về địa hình cả. Chúng tôi chẳng có cơ hội nào để mà trinh sát thực địa hết. Dù gấp đến mấy thì khi tấn công ban đêm cũng phải trinh sát địa hình thật kỹ càng. Theo kế hoạch thì sẽ tiến công với 2 tiểu đoàn đi song song nhưng chúng tôi lại chưa được huấn luyện cho kiểu hành quân này. Sách vở yêu cầu kế hoạch phải lập kỹ càng, lính phải được diễn tập đâu ra đấy và khi tiến quân phải theo chính diện hẹp vậy mà ta đã vi phạm tất cả chỉ để xuất kích kịp thời hạn.

    "Tôi cho tiểu đoàn tiến ra theo theo đội hình từng đại đội một, đầu nhọn đuôi dài. Đang nghĩ mọi việc có vẻ êm thắm thì nghe tin tiểu đoàn 3 đã bị hỏa lực súng máy địch chặn đứng. Lúc này họ đang ở nguyên vị trí đợi pháo binh chi viện. Nhằm giành yếu tố bất ngờ, chúng tôi đã tiến quân mà ko có pháo bắn chuẩn bị.

    "Đại đội F của đại úy George Giuchici, dẫn đầu tiểu đoàn, vẫn tiếp tục tiến. Bỗng nhiên quân địch tổ chức phản kích bên hướng tiểu đoàn 3. Cùng lúc đó chúng bắn pháo sáng; trời đêm vụt sáng như ban ngày. Đối phương đánh thọc qua ban chỉ huy và trung đội 2, đại đội F. Tôi bị tụt lại đằng sau với trung đội 3. 'Bố già' George, 1 người lính giỏi, Chúa phù hộ cậu ấy, vẫn tiếp tục tiến tới. Tôi nhận thấy vì tiểu đoàn 3 ko đi song hành cùng mình nên đơn vị mới bị hở sườn. Tôi liền hạ lệnh dừng lại để đẩy lùi cuộc phản kích."
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Binh nhất Myrle Traver, thủ khẩu trung liên BAR, thành viên đại đội F kể: "Đầu giờ chiều, có người tìm thấy 1 cái lều bỏ không. Vậy là đã có 1 chỗ ấm cúng để có thể nấu nướng và đánh chén. Sau bữa ăn tôi cùng với Joe Martin, Wayne (Willie) Gibbon, Elio Masianti ngồi trong đó bù khú với nhau. Đến 10g đêm thì có lệnh đi! Cảm giác phải rời nơi ấm áp chui ra ngoài trời tuyết thật tệ.

    "Tôi nhớ mình đã lấy miếng nhựa trắng dán đằng sau mũ sắt. Trong đêm tối nó phản quang giúp tôi có thể nhìn thấy người đi đằng trước. Chúng tôi tiến ra theo tuyến đường đã được công binh đánh dấu bằng các dải băng. Tiếng súng máy cùng pháo sáng bắn lên khiến tôi sợ chết đi được. Cứ thế trườn đi dưới ánh hỏa châu cùng những chớp lửa của súng địch mà ko được phép dừng lại. Rốt cục chúng tôi cũng qua được bãi mìn vả bắt đầu tiến theo con đường mòn dẫn lên núi. Thỉnh thoảng lại bị tụt lại sau và thế là phải chơi trò cút bắt để ko bị mất dấu những đốm sáng trắng gắn trên mũ sắt người đi trước.

    "Đi được 1 lúc, thì tôi ngoái lại phía sau. Chẳng thấy ai hết. Chúng tôi cứ đi tiếp vậy. Cuối cùng tôi cũng đến được hố chiến đấu của trung úy Warren Caufield. Anh bảo tôi cúi thấp xuống. Thế rồi có 2 tên sĩ quan Đức đi đến. Caufield giương khẩu cạc bin lên và bắn hạ cả 2 tên ở khoảng cách chỉ vài mét.

    "Chúng tôi lại đi tiếp khi trời vừa sáng. Mới được chừng vài trăm mét thì bị đạn pháo quân ta rót trúng đội hình. Đại úy Guichici bảo Caufield ở lại với thương binh còn tôi và George Flynn thì đi theo anh. Chúng tôi chạy thục mạng. Guichici là vô địch về khoản này.Anh ấy cầm khẩu tiểu liên có hộp đạn tròn bằng 1 tay cứ như cầm súng lục vậy trong khi tôi phải kéo lê khẩu trung liên BAR."

    "Flynn thì mang khẩu súng trường bắn tỉa Springfield mẫu năm 1903. Chúng tôi nhảy bổ vào 1 tên lính Đức trẻ nhìn chỉ tầm 13 tuổi. Thằng này xin tha mạng và Guichici bảo cho nó theo cùng.

    "Chúng tôi đến được điểm hội quân với đại đội E, nhưng chẳng thấy ai ở đó cả. Mọi người bèn nấp vào 1 hố đạn pháo lớn và chờ đợi, hy vọng quân bạn sẽ tấn công đúng tiến độ và lên đây cứu chúng tôi. Suốt ngày hôm ấy chẳng có cuộc tấn công nào cả. Chẳng ai biết mũi đột kích của họ đã bị hủy bỏ. Chúng tôi bàn nhau định quay về phòng tuyến quân mình trong đêm nhưng cơ hội duy nhất này lại bị bãi mìn ngăn cản. Cả bọn bèn quyết định tiếp tục chờ đợi hy vọng là sáng hôm sau quân ta sẽ tấn công. Vẫn chẳng có gì hết. Chúng tôi nghe thấy tiếng trận đánh vọng đến rất gần, thậm chí còn nghe được cả tiếng lính Mỹ chửi bới, la hét nữa nhưng rồi họ lại rút lui. Tối hôm đó có 2 sĩ quan Đức đứng hút thuốc, nói chuyện ngay phía trên miệng hố. Chỉ để chứng minh chúng đứng gần đến mức nào mà đại úy Guichici đã vươn tay lên chạm vào ủng 1 tên.

    "Đến gần sáng, vào phiên Guichici gác thằng nhóc Đức - chúng tôi chia nhau gác suốt đêm - thì anh đánh thức tôi bảo thằng kia đã đi mất. Mọi người cứ nghĩ nó chỉ bò ra ngoài cho dãn gân dãn cốt như tất cả vẫn thường làm nhưng ko bao giờ thấy nó quay lại nữa."

    Clifford Land, cũng thuộc đại đội F nhớ lại: "Khi pháo sáng vừa tắt, rất nhiều lính Mỹ bật dậy, vụt chạy. Bọn địch đã dự đoán việc này nên chúng lập tức bắn quả thứ 2 lên rọi sáng cả cánh đồng. Hậu quả là có rất nhiều người đã chết và bị thương.

    "Sức nổ của quả đạn cối hất tôi ngã xuống 1 hố đạn pháo. Đang nằm thì nghe tiếng tiểu đội trưởng nói. "Các cậu ơi. Rút lui." Tôi liền leo lên khỏi hố bước đi thẳng tới trước. Nhưng tôi đã định hướng sai và cứ thế đi về phía phòng tuyến quân địch.

    "Do vẫn còn choáng nên tôi ko phát hiện ra mình chỉ có 1 mình và đã đi nhầm đường. Cũng chẳng hay mình đã lọt vào bãi mìn còn địch thì ở khắp xung quanh. Tôi dừng lại nghỉ 1 chút. Nghe thấy tiếng động phía sau, tôi mới nhìn và nhận ra cái hình thù ko thể lầm lẫn của mũ sắt quân địch. Tôi liền vọt xuống đồi, chạy đến con sông, ngoặt sang trái và tiếp tục bị lạc hướng. Tôi lang thang suốt 3 ngày, 3 đêm trong lòng địch, ngày nghỉ, tối đi, dùng lưỡi lê đào củ cải (turnip) đông cứng dưới đất bỏ bụng."

    Đám lính đi cùng Dick Robb giận điên người vì những tổn thất do bọn địch nấp trong những nơi kiên cố gây ra. Robb còn nhớ: "1 cậu lính cầm chai nhựa đựng nước đã đạn bắn tỉa giết mất. Vậy là chúng tôi nằm im rình. Chỉ cần thấy bên chúng hơi động tĩnh là tất các các tay súng bên tôi đều bắn sang ngay. Đêm đó chúng tối cố vượt qua đồng trống tiến đánh chúng. Dù có lính đại đội công binh 596 đi cùng chúng tôi vẫn ko tài nào vượt qua được bãi mìn của chúng. Mìn đã gây ra nhiều tổn thất kể cả cho những người đi gỡ mìn."

    Đi sau đội hình tiểu đoàn là đại đội công binh 596, 1 đơn vị trực thuộc trung đoàn 517. Họ vận chuyển ván, gỗ súc để làm cây cầu tạm vượt sông Kall. Trung sĩ Allan Goodman thấy bầu trời bị hỏa châu chiếu sáng rực, mọi động tĩnh đều bị địch dập pháo ngay. Trời gần sáng lính công binh biết chuyện sẽ ko có vượt sông. Thế là gỗ, ván đành vứt bỏ.

    Goodman kể: "Vào giữ buổi sáng thì có lệnh bảo chúng tôi mở 1 lối đi qua bãi mìn. Từ thị trấn trên cao đi xuống là khe núi, với 2 bên là dốc đứng 45 độ hoặc hơn thế dẫn xuống sông Roer. Con đường chạy ngang dốc có rất nhiều mìn. Có cả mìn nhảy lẫn mìn vỏ gỗ. Cả 2 đều có cả cơ chế vướng nổ lẫn đạp nổ.

    "Đạn cối dập xuống ko ngớt, nhưng sườn dốc cũng 1 phần nào đó bảo vệ cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ dọn 1 lối đi rộng chừng 1m và đánh dấu 2 bên bằng dải băng trắng.Lối đi dài khoảng độ hơn trăm mét gì đó. Để hoàn thành nhiệm vụ chúng tôi phải làm việc cả sáng lẫn đêm, suốt 26 tiếng đồng hồ liên tục. Chúng tôi đã tiến xa đến khi vào chính diện tầm bắn của 1 ổ súng máy địch. Từ đó có thể nhìn thấy xe cứu thương của bọn Đức đang sơ tán thương binh.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Đến ngày thứ 3, 1 lính trung đoàn 517 phải đưa về vì anh này đi trệch đường nên bị mất 1 chân. Nhìn anh có vẻ rất hạnh phúc vì được về nhà. Ai cũng phát ghen với anh ta. Tối đó tôi được gọi về tiểu đoàn bộ để phổ biến chuẩn bị tấn công đêm. 1 trung úy yêu cầu công binh đi trước dẫn đường. Tôi cãi liền vì bọn tôi đâu có ngu. Chúng tôi sẽ mở lối lên đến gần quân địch nhưng đâu phải là lính xích hầu? Nếu làm vậy thì sao mà rảnh tay để dò mìn được? Tay trung úy có vẻ khó chịu nhưng các sĩ quan cấp trên lại ủng hộ tôi.

    "Đêm đó tôi chia tiểu đội ra làm đôi. Hạ sĩ Dave Pierce lấy 4 người còn tôi dẫn 4 cậu còn lại đi 2 bên hẻm núi. Đêm đó thật là hỗn loạn và bộ binh ko sao tiến được đến mục tiêu."

    Trong 3 ngày chật vật 1 cách vô ích cố vượt qua bãi mìn đánh đến Schmidt, trung đoàn 517 đã thiệt mất 200 quân; bằng khoảng 1/4 số tay súng vốn đã hao hụt hiện đang có. John Chism, lính cứu thương, kể lại: "Khi lên tiền tuyến đến chỗ đặt trạm sơ cứu nhìn khoảng không gian dài bất tận theo 2 hướng nam, bắc; tôi thấy sởn cả gai ốc. Chẳng hiểu bằng cách nào mà con người có thể thoát nổi cái địa ngục này. Ban đêm từ Bergstein đến Schmidt bầu trời chỉ toàn 1 màu vàng vọt do pháo sáng cứ bắn liên tục. Những trái hỏa châu lớn do pháo binh bắn lên khiến cho lính tráng rất ngán di chuyển. 1 số trái hỏa châu khác là để báo hiệu việc chiếm được mục tiêu nào đó hay lệnh cho pháo ngưng hoặc bắn. Đạn rót xuống khu vực này nhiều vô số kể. Quang cảnh được tô điểm thêm bởi những viên đạn vạch đường nhìn đẹp nhưng chết chóc từ súng cá nhân bắn ra. Tất cả những thứ này kết hợp lại tạo thành 1 thứ ánh sáng hồ quang huyền ảo. Mặt đất rỗ chằng rỗ chịt bởi hố đạn pháo. Chúng đã chở thành chỗ nấp tạm khi lính tráng đi trên đồng trống bị nhắm bắn. Nói tạm là vì muốn sống ta vẫn phải tìm cách tiến lên hoặc lui về. Còn nếu cứ ở ỳ trong đó thì chắc chắn rồi cũng bị thương vong.

    "Từ Bergstein xuống sông đến Schmidt có nhiều lối đi nhưng chúng đều đầy nhóc mìn của cả ta lẫn địch. Phải bảo vệ đường rất kỹ vì bọn Đức cứ để lính ta vượt qua rồi lại đem mìn đến gài vào những con đường mà ta đã dọn sạch trước đó.

    "Bên ngoài tòa nhà tồi tàn, dơ dáy dùng là chỉ huy sở và trạm xá có 1 hố bom lớn gây rất nhiều trở ngại cho việc ra vào. Trung đội súng cối bố trí 1 tiểu đội phía sau ngôi nhà và dưới hố bom. 1 lính cối khi thấy bạn đã trèo lên miệng hố để nói chuyện. Anh ta bị 1 phát đạn bắn tỉa bắn trúng đầu, nhìn thấu đến tận óc.

    "Đại úy Daniel Dickinson, chỉ huy quân y tiểu đoàn cùng tôi ngẫu nhiên đang ở trong trạm xá nằm cách đó chừng chục mét. Chúng tôi phải cấp cứu cho cậu ta tại chỗ, nghĩa là phơi mình ra. Vừa phụ giúp Dickinson tôi vừa lo tìm chỗ nấp vì sợ tên bắn tỉa lại bắn nữa. Tuy nhiên Dickinson thì lại hoàn toàn chỉ chú tâm vào công việc. Anh xử lý rất bình tĩnh và tỉ mỉ cứ như thể đang ở bệnh viện ở quê nhà vậy. Thế rồi anh báo cậu lính đã chết và tỏ ý muốn đem cậu ta đi. Anh lấy khẩu súng trường M1 truy tìm tên bắn tỉa (Trước đó Dickinson từng là lính bộ binh). Cho đến lúc lâm chung anh vẫn tin rằng mình đã diệt được hắn. Tuy ko nói ra nhưng tôi tin Dickinson muốn cho mọi người thấy anh lúc nào cũng sẵn sàng cứu chữa thương binh, ko quản hiểm nguy." Áp lực mà Dickinson phải chịu càng tăng thêm, vì người phụ tá là Plassman (cũng là bác sĩ phẫu thuật), dưới sự thúc giục của Chism, đã xin đi sơ tán vì chứng viêm phổi.

    Clifford Land, sau mấy ngày lang thang giữ 2 chiến tuyến cũng đã về được tiểu đoàn 2. "Khi chúng tôi đến vùng đất trống trải dưới chân núi thì trời sáng. 1 ổ đại liên Đức lập tức tưới đạn xối xả. Mọi người chạy tán loạn. Tôi nhảy bổ xuống 1 hố chiến đấu và ngã đè lên trung tá Seitz, tiểu đoàn trưởng. Trong hố hình như còn đến 3 mạng nữa. Tôi chẳng tài nào quên được hình ảnh ông trung tá đang tức điên lên, ko phải vì bị tôi đè phải, mà là bởi tình trạng lúc đó. Ông ta trèo lên khỏi hố và bắt đầu ra lệnh. Ông đứng thẳng người dậy, quát lính tráng thu nhặt khí tài, trang bị rồi rút về mặt đồi hướng về phòng tuyến quân mình. Cứ thế ông xổng lưng bước tới, với 1 đoàn quân kéo theo sau, chẳng đếm xỉa gì đạn nhọn và cối đang bay vèo vèo quanh đó."

    Russel Brami, thuộc đại đội E, tiểu đoàn 2 từng được giao nhiệm vụ dẫn đầu khi đơn vị tiến công. "Thiếu tá Dave Armstrong tới bảo tôi: 'Brami, chúng ta sẽ rút về. Cậu sẽ đi đầu.' Lúc đó chúng tôi còn chừng 30-50 quân. Tất cả đều đang sợ mất mật. Mọi việc tôi có thể làm là lần theo lối đi hẹp mà công binh đã đánh dấu. Với tôi đây là thời khắc kinh hãi nhất trong cuộc chiến.

    Bộ 3 George Flynn, Myrle Traver và đại úy George Guichici, đại đội F vừa mất liên lạc với đồng đội, vừa mất tù binh đang cố đợi qua đêm hy vọng sáng ra sẽ được xung kích lên giải cứu. Traver kể: "1 giờ sau khi tia sáng đầu tiên xuất hiện, chúng tôi thấy có lính tiến về phía mình. Nhìn mũ sắt thì thấy cũng giống giống. Ko ai phát hiện ra đó là mũ của lính dù Đức. Chúng ko có vành che gáy như loại mũ sắt Đức thông thường. Hướng đó lại có nhiều bụi cây rậm rạp rất khó nhìn nên ai cũng tưởng là quân mình. Đến khi 6 cái đầu cùng 6 họng súng hiện ra trên miệng hố thì chúng tôi mới biết.

    "Tôi hỏi Guichici 'Giờ sao? thì anh đáp: 'Toi rồi.' Chúng muốn bắn bỏ Guichici vì thấy anh to con quá nhưng vì thấy thằng nhóc bị chúng tôi bắt lúc trước cũng theo cùng nên tôi bèn nhắc lại việc đã tha mạng nó. Thế là nó bảo bọn kia tha cho Guichici."

    Traver cùng 2 đồng đội đã bị bắt làm tù binh trong 64 ngày. Traver và Flynn cùng 1 nhóm tù binh khác đã cố bỏ trốn nhưng rồi lại bị tóm. Guichici cũng thử chuồn 2 lần nhưng cả 2 lần đều bị bắt lại.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đoàn 1 lúc đầu trận tấn công Schmidt được chỉ định làm dự bị. Sau ngày đầu ko thành công, các binh sĩ của thiếu tá McMahon rời cao điểm 400 tiến về Zerkall, bên cánh trái chiến tuyến. Đối với anh lính cứu thương Charlie Keen thì những ngày đêm đóng quân ở Stavelot thật kinh hoàng. "Sau suốt cả ngày chiến đấu thì đến khi trời vừa tối, bọn Kraut, chính xác như đồng hồ lại ra phản kích với lực lượng 5 xe tăng cùng 1 tiểu đoàn bộ binh. Có thể đoán chính xác chúng sẽ làm những gì. Có người nghe các sĩ quan kháo nhau về chuyện tướng Gavin gọi điện cho thượng cấp. Khi bị hỏi về tình trạng đơn vị thì ông trả lời rằng mình đã tung cả 5 trung đoàn dưới quyền vào trận (các trung đoàn dù số 505 và 508 đều đã tham gia chiến dịch). Hiện 2 bên sườn đều bị hở với độ dài lên đến vài dặm nhưng ông chẳng hề lo ngại vì vẫn còn những 1 đại đội quân cảnh làm trừ bị.

    "Vào 1 tối, tuyết rơi dày ngập đến 30cm. Chúng tôi bị trận 1 trận pháo kích kinh hồn, nhất là ở tiền duyên. Slim Ford, 1 cậu Toccoa cũ(căn cứ Georgia) la hét chạy về bảo tôi lên ngay vì Doyle Gray đã dính chấu. Tôi chạy như ma đuổi trong khi đạn pháo vẫn lác đác rơi xuống. Ở trong rừng rậm này thì dù ta có ở trong công sự hay ko cũng sẽ bị đạn pháo nổ trên ngọn cây xơi tái. Mùi thuốc nổ, khói bụi tràn ngập khắp mọi nơi.

    "Chẳng gặp ai hết vì Slim và Gray đang ở chốt cảnh giới. Chẳng hề có lính Mỹ và ơn Chúa cũng ko thấy bọn Kraut. Khi chạy qua đám cây gãy cạnh đó, tôi thấy 1 lính dù nằm cắm đầu xuống tuyết. Đó chính là Gray. Nghe tiếng đạn pháo đang bay đến, tôi liền vọt tới kéo anh vào cái hố nhỏ mới phát hiện gần đấy. Khi vừa chạm vào thắt lưng thì tôi nhận ra 1 tai anh đang nằm trong bụi cây và ko thấy cái đầu đâu cả. Rõ ràng 1 mảnh pháo lớn đã tiện văng nó đi.

    "Cảnh tượng ấy ám ảnh tôi suốt cuộc đời, nhưng dù sao tôi nghĩ chắc anh cũng ra đi 1 cách nhanh chóng. Ngay từ hồi còn nhỏ Gray đã muốn đi lính rồi. Anh nhập ngũ và cứ thế sống thui thủi với thú vui duy nhất là giết bọn Đức. Nhưng những thành tích anh đạt được lại chẳng giúp gì cho anh trong cuộc sống đời thường với bà mẹ rất ngoan đạo. Bà đã viết thư phàn nàn với đại đội trưởng. Tôi chẳng sao trả lời được câu hỏi này."

    Đêm mùng 6 tháng 12, các đại đội H và I đang kẹt giữa bãi mìn thì ăn pháo. Trung đội trưởng Ludlow Gibbons, đại đội I, với 15 lính còn lại của đơn vị quân số bình thường là 40 người, đã tiến ra đến khu đồng trống. Gibbons hồi tưởng lại: "Tôi cùng với 1 trinh sát bước chừng 2-3 chục thước ra khu đồng dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Hai chúng tôi đâu mặt với nhau, ngồi xổm xuống bàn bạc nên đi sang bên phải hay bên trái khu đồng. Bỗng tôi ngước lên nhìn thấy có bóng người ngay phía sau cậu trinh sát. Hắn hét lên rồi đánh cậu ấy gục xuống. Tên Đức chạy sang phía tay phải còn tôi thì bắn theo mấy phát đạn. Tôi bèn quay lại đầu hàng quân. Cậu trinh sát cũng xuất hiện sau đó 1 lát."

    Do vị trí đã bị lộ, đạn bắt đầu trút xuống lính đại đội I. Đến khi trời sáng, đại liên địch khai hỏa từ 2 vị trí khác nhau. Đại úy James Birder, chỉ huy đại đội, ước lượng tình thế thấy ko thể trụ lại được bèn ra lệnh rút lui, dưới sự yểm chợ của lính đại đội H. Trong lúc Birder cùng binh sĩ đang thận trọng lùi về thì có 1 người lính đi trệch đường và đã đạp trúng mìn. Birder cẩn thận đi vào đúng dấu chân của anh này tới đỡ thương binh lên. Tuyết trơn quá khiến Birder trượt ngã đè lên 1 quả mìn khác nổ tung. 2 thương binh nặng được đưa suốt 2 dặm về trạm xá gần nhất nhưng đều ko qua khỏi.

    John Saxion là 1 trung đội trưởng trực thuộc đại đội H. "Sáng nào tôi cũng ngồi cùng đại úy pháo binh Robert Woodhull và 2 tiền sát của anh ấy. Qua ống nhòm chúng tôi quan sát thấy bọn Đức đặt súng cối ở dưới thung lũng. Thế nhưng pháo 75mm của đại úy lại ko chúc xuống đó bắn được.

    "Đến trưa thì đại đội H vận động vòng quanh đồi lên tấn công 1 ổ súng máy Đức. Sau khi diệt được nó thì chúng tôi đào công sự rồi bắt đầu ăn uống. Người lính xích hầu cầm trung liên BAR dẫn 2 tên Đức lại chỗ tôi. 1 tên có khổ người trung bình, còn tên đi sau nhìn rất to lớn có băng quấn đầy đầu, tay và ngực. Khi thẩm vấn tên tù binh nhỏ con thì hắn ta cho biết quân Đức đã ăn mừng sau khi đẩy lùi đợt tấn công thứ 3 của ta. Tên to con tỏ ra ngạo mạn nhìn vẻ 1 phần tử phát xít cuồng tín lại chính là đứa đã rút chốt lựu đạn để tự thương.

    "Tôi bàn giao tên to lớn cho trung sĩ Robb giải về tuyến sau. Trên đường đi, Robb bắt hắn khiêng cáng phụ nhưng hắn từ chối, lôi các điều khoản Geneva ra viện dẫn. Đến khi Robb chĩa súng lục vào người bắt hắn bước ra khỏi đường thì hắn mới chịu khiêng cáng. Sau này nghe nói hắn đã mất mạng."

    Lần đầu tiên Robb được chứng kiến những trò hề kỳ quái của đối phương. "1 toán lính đang đứng bên bìa rừng nhìn sang phía bên kia thì có mấy tên Đức từ rừng ùa ra miệng hò hét xông đến. Cứ như là bắn gà tây vậy; Hẳn là chúng đã phát điên. Đó là những mục tiêu chỉ cách xa chưa đến 50 thước. Chúng tôi bắt được 1 tên khi nó cứ đi thẳng tới đầu hàng. Đại loại hắn kể mình cùng đồng đội đã chơi thuốc. Điều này nghe cũng rất có lý.

    "Trung úy đã xin cho rút lui nếu ko có quân cứu viện. Chúng tôi chỉ còn 10-12 người và ở xa về phía trước so với hầu hết thương binh đằng sau. Đề nghị được chấp thuận và chúng tôi bắt đầu rút cùng với tên tù binh. Tôi lấy nắm tay trái thúc vào lưng hắn để hắn đi nhanh hơn, còn tay phải thì cầm khẩu súng lục .45 đã mở chốt an toàn, tay cò hườm sẵn. Chúng tôi đi ngang qua 1 số bạn bè đang nằm bên lề đường. Lúc này chỉ có tôi và hắn chứ ko còn ai khác nữa. Đã từng nhìn thấy các bạn bị mìn cụt chân và nay thì lại thấy xác họ ven đường, tôi nảy ra ý đồ giết gã tù binh. Tại sao lại ko cơ chứ? Chỉ 1 phát đạn vào lưng là xong. Ai mà biết được?. Thậm chí nếu có bị phát hiện thì tôi cũng sẽ chẳng bị trừng phạt đâu.
    bloodheartvn, DepTraiDeufilber70 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Tôi chẳng cần thanh minh hay thanh nga gì cái ý định đã nảy ra trong đầu. Thằng này là lính dù chứ ko phải là lính SS. Bỗng trung sĩ Fred Harmon cùng 1 trung úy đi tới. Họ đang cáng 1 lính ta, người này bị cụt chân phải tới tận háng, nhìn rất khủng khiếp. Tôi mất 1 lúc nguyền rủa mình đã ko giết thằng Đức kia khi có cơ hội. Sau đó tôi chỉ đầu cáng của trung úy cho hắn thấy. Hẳn là tên Đức sẽ mừng lắm vì với hắn đó là 1 vị trí khá 'an toàn'."

    Trung úy Saxion kể lại mình đã chứng kiến 1 đoàn dài bất tận thương binh được cáng về. "Lúc đạn cối bắt đầu rót xuống cũng là khi vị trí chúng tôi đã bị hở sườn. Vì vậy chúng tôi phải rút về điểm xuất phát. Trên đường rút chúng tôi đi qua xác đại úy Woodhull cùng mấy tiền sát viên của anh. Họ đều bị giết vì mấy khẩu súng cối mà chúng tôi nhìn thấy sáng hôm đó."

    1 trong những thương binh của đại đội I là trung úy Charles Casey, anh là bạn của Saxion từ những ngày gian khổ ở Ý, rồi đổ bộ vào nước Pháp, trải qua trận Bulge và giờ là trận chiến đẫm máu giữa Bergstein và Schmidt. Saxion kể: "Casey được đưa lên từ khe núi sông Kall, bị thương ở hông, tai chảy máu. Cậu ấy hỏi xin thuốc lá mà chẳng hề nhận ra tôi.

    John Chism nhận thấy cần phải chuyển thương binh đi sau 3 ngày ở mặt trận Bergstein-Schmidt vì trạm xá ko đủ phương tiện cứu chữa cho những ca phức tạp. "Walter Frieble, mới tốt nghiệp trung học thì đến gia nhập với chúng tôi cùng đại úy Birder lẽ ra đã ko chết, dù bị thương nặng. Thế nhưng thời tiết và quá trình chuyển thương quá lâu đã khiến họ phải mất mạng. Nhưng cũng có những trường hợp trái ngược. Hank Wanggrzynowicz là thương binh nặng nhất mà tôi từng cứu chữa. Anh này bị trúng 1 viên đạn cỡ lớn hoặc mảnh pháo khiến đầu gần như đứt rời. Vết thương trổ qua cằm làm gãy hết răng và gây ra những tổn hại nghiêm trọng. Điều ít ỏi mà chúng tôi có thể làm gắp mảnh vụn được chút nào hay chút ấy rồi chèn 1 cái ống vào cho máu lưu thông. Ko thể nào nằm cáng được mà phải cho anh ta ngồi dậy. Roy Dunne, người lái xe cứu thương nhỏ thó đã dùng mấy chăn mới đỡ anh ngồi lên được rồi phá mọi kỷ lục đưa anh về Stavelot. Dunne khiến chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên khi báo tin Hank vẫn còn sống."

    Ngay cả khi được đơn vị khác tới thay và rời khỏi chiến trường, trung đoàn dù 517 vẫn phải chịu tổn thất. Khi đó Charlie Keen đang theo con dốc quay về chỗ an toàn. "Chúng tôi đều thấy 1 quả cầu lửa từ bên kia sông Roer bay đến. Nó bay chậm trên trời ở độ cao chừng 30 thước và rơi xuống ngay chỗ ngôi nhà duy nhất còn lại. Toàn bộ ngôi nhà đổ sụp sau 1 tiếng nổ lớn. Ai biết lúc đó trong nhà lại đang có 1 số lính thuộc trung đội 2, đại đội B. Nhiều người bị thương lắm. Anh chàng to con Frank Hayes, cựu vô địch hạng nặng của sư đoàn dù 17 bị giết tại chỗ. Frank là người vùng Painted Post, New York, gia nhập đơn vị từ hồi còn ở trại Toccoa và là người cuối cùng của trung đoàn bị tử trận trong trận đánh."

    Trung sĩ Clark Archer, thuộc trung đội 2, đại đội B còn nhớ rõ binh lính vẫn trú trong Bergstein suốt buổi sáng hôm đó. "Bọn tôi đã mất hết sĩ quan. Tôi bố trí tiểu đội 1 dưới tầng hầm 1 ngôi nhà 2 tầng. Ngay khi toán tiền quân thuộc trung đoàn bộ binh dù 508 (1 đơn vị khác của sư đoan 82) vừa lái xe jeep vào Bergstein thì lập tức pháo địch tập kích. Căn nhà tiểu đội 1 đang chốt bị trúng pháo. Cả 4 người dưới hầm đều chết sạch. 4 binh sĩ ở gần đó, trong đó có tôi cũng bị thương. Ở tổng quân y viện Liége tôi được biết là chiếc jeep 'Buffalo' chở mình (loại xe jeep thiết kế chở được 4 cái cáng) đã cán phải mìn trên đoạn đường Bergstein đi Brandenberg làm lái xe tử nạn. Lúc đó tôi nằm phía bên phải và tôi phải nằm điều trị suốt 3 tuần liền."

    Trung đoàn 517 rút ra khỏi khu vực với tâm trạng vừa buồn bực, vừa cay đắng, giận dữ. Khi mà hỏa lực của trung đoàn 517 đã quét gần hết đối thủ là 1 trung đoàn dù Đức khiến địch chẳng còn khả năng kháng cự thì lính Mỹ cho rằng mình bị đẩy vào 1 trận đánh ko cần thiết, làm hơn 200 người hy sinh. Sức chiến đấu của đơn vị đã bị giảm nhiều sau mấy tuần chặn địch ở Ardennes. Khi tham gia chiến dịch Huertgen, quân số các đại đội tác chiến của trung đoàn 517 chỉ bằng 39% lúc bình thường. Nhưng dù nói gì đi nữa thì họ cũng đã ngăn cản được mọi sự tăng viện cho số địch quân đang đồn trú tại Schmidt.

    Trong cuộc tấn công vào thị trấn, dưới sự thúc ép của 2 vị tư lệnh quân đoàn cùng Tập đoàn quân số 1 đang rất ko hài lòng, tướng Parker đã phải ném cả trung đoàn ra công kích, bỏ đi nguyên tắc cố hữu là giữ lại 1 phần lực lượng làm dự bị. Trong 1 gọng kìm được hình thành cùng với trung đoàn 505, sư đoàn dù 82; trung đoàn 309 đã tiến vào Kommerscheidt, ở tây bắc Schmidt, cái bẫy chết chóc dành cho sư đoàn 28 hồi tháng 11. Các đơn vị của trung đoàn 310 sẽ tiến đến Schmidt từ hướng đông nam trong khi trung đoàn 311 thì đánh thẳng vào thị trấn.

    Godfrey Stallings, lính điện đài của đại đội K vẫn nhớ rõ trong đòn đánh vỗ mặt ấy, đơn vị của mình được hiệp đồng với thiết giáp. "Chúng tôi đến điểm hẹn với xe tăng ở bìa rừng. 1 số quân sẽ trèo lên ngồi trên xe tăng để vượt qua đồng trống trong khi những người còn lại chạy bộ bám theo. Việc phối hợp giữa bộ binh với xe tăng thường tỏ ra khá lộn xộn.

    "Động cơ xe tăng kêu ầm ầm, xích khua lẻng xẻng. Khi chúng rồ máy cơ động là bọn địch lập tức phát hiện ngay. Vốn chúng tôi phải hẹn nhau trong rừng là để tránh bị địch phát hiện cho tới phút cuối. Do đã nhận thấy xe tăng nên địch biết ngay là ta sắp tấn công, thế là chúng rót pháo cấp tập xuống.

    "Do công tác hiệp đồng giữa xe tăng và bộ binh rất lộn xộn, nên quân thù đã phát giác chúng tôi ở trong khu rừng phía sau. Chúng liền chỉnh lại tầm bắn, và thế là đạn pháo rơi như mưa xuống địa điểm chúng tôi đang chờ. Pháo địch quyết định nhằm vào bộ binh chứ ko rót xuống xe tăng nữa.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Đại úy nhận thấy nếu cứ ở đây thì sẽ bị tiêu diệt hết nên bật dậy lệnh cho quân tiến lên, rời khỏi khu rừng. Anh cho những người đã được giao đi cùng xe tăng trèo lên xe. Khi xe tăng bắt đầu xông lên đột kích thì phần còn lại cũng bám theo sát gót xung phong qua khu đồng trống. Vào lúc đó mọi thứ đều có vẻ rất kinh khủng. Mọi người cứ thế bắn loạn xạ cả lên.

    Anh mô tả lại chiến thuật vận động - bắn như sau: "Những binh sĩ phải chạy bộ có rất ít chỗ nấp trên vùng đất trống trải. Ở đó chỉ toàn cỏ dại hoặc những rãnh đất do xích xe tăng tạo ra. Cách tốt nhất vẫn là xông về phía trước. 1 toán quân sẽ bắn yểm hộ cho những người khác vận động. Đó là cách tiến lên kiểu nhảy cóc. Khi xông lên, bạn phải chạy kiểu zig zac, còn khi nằm xuống thì phải lăn để đối phương khó có thể nhắm trúng mình."

    "Khi chiếc xe tăng dẫn đầu gần đến rìa thị trấn thì nó bị trúng đạn chống tăng bốc cháy. Thấy xe đi trước bị diệt, những chiếc tăng còn lại bắt đầu đổi hướng rồi chạy về khu rừng. Lính dưới đất thấy xe tăng quay lại thì nghĩ chắc có lệnh rút lui và cũng cắm đầu chạy về.

    "Đại úy Feery, chỉ huy đại đội tôi, thấy cuộc tấn công đã chùn lại liền chạy đến gọi lính từ trên xe tăng xuống rồi lệnh cho tất cả tiếp tục xông lên. Anh đã nối lại cuộc đột kích. Lúc đó ồn lắm chẳng nghe được gì cả. Đại úy Feery dường như chỗ nào cũng có mặt, đôn đốc binh sĩ tiến tới. Do đang đeo điện đài trên lưng nên tôi phải cố hết sức bình sinh mới theo được anh ấy để có thể truyền đạt mọi tin nhắn, mệnh lệnh nhận được."

    Theo các cuộc phỏng vấn diễn ra ngay sau trận đánh thì tay đại đội trưởng đại đội A, tiểu đoàn xe tăng 774 đã kháng lệnh tiến quân. Anh ta vẫn lỳ lợm bất chấp lệnh của trung tá Andy A. Lipscomb, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 và sau đó là của trung tá Harry Lutz chỉ huy tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh 310 đang ở gần khu vực đó. Lính tăng vẫn ko chịu nhúc nhích ngay cả khi có 2 trung úy bộ binh rời công sự lên đề nghị hộ tống họ tiến tới.

    Các đại đội I và K phải chật vật lắm mới tiến được đến ngoại vi Schmidt. Từ đây họ bắt đầu trận đánh cận chiến đẫm máu nhằm trục quân địch ra khỏi từng căn nhà một. Stallings kể lại đơn vị anh đã chiếm được 1 giao lộ nằm giữa thị trấn khi đêm xuống. Đại úy Feery đã được tặng huân chương Chữ thập Lục quân vì thành tích này.


    Tin rằng Schmidt đã nằm trong tay quân mình, tướng Parker lệnh cho trung đoàn 310 hành quân qua Schmidt tiến chiếm con đập Schwammenauel. Thế nhưng khi họ vừa tiến quân vào thị trấn thì cuộc đọ súng ác liệt lại bùng lên khiến cho cả đoàn quân bị chặn lại. Từ bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1, tướng Hodges gọi đến quân đoàn thể hiện sự ko hài lòng. Tình cờ tướng Craig, tư lệnh sư đoàn 9 bộ binh lại có mặt ở bộ chỉ huy của Huebner ngay sau cuộc gọi của tướng Hodges. Thế là tướng Huebner liền chụp ngay lấy cơ hội bắt Craig tham gia trận đánh nhằm dứt điểm Schwammenauel. Đơn vị của Craig sẽ được tăng cường thêm 2 trung đoàn của sư 78 nữa.


    Tư tưởng nôn nóng của các tư lệnh quân Mỹ ngày càng tăng khi vào hôm 9/2, tình báo cho hay nước sông đã dâng lên ở mức đáng lo ngại và dự đoán sẽ ngập khoảng 60cm trong suốt 4 ngày. Lính sư đoàn 9 đã chiếm được mục tiêu của mình là làng Hasenfeld. Đây sẽ là điểm tập kết cho đơn vị mũi nhọn (tiểu đoàn 1, trung đoàn 309, sư 78) công kích con đập. 1 đơn vị thuộc tiểu đoàn 303 công binh sẽ đi kèm với bộ binh. Nhiệm vụ của họ là tháo dỡ mìn, chất nổ cài ở đập cũng như kiểm tra tình trạng hư hại của nó.


    Vì lo sẽ bị ngập lụt nên cuộc tiến công được dự kiến bắt đầu sáng ngày 10/2 đã diễn ra từ đêm hôm trước. Địa hình dốc đứng, bị chia cắt khiến cho binh lính vận động rất khó khăn nhưng do trời tối cùng pháo dập liên hồi nên họ đã tiếp cận kẻ thù mà ko bị chúng phát hiện. Chỉ đến khi 1 lính Mỹ xảy chân ngã vào 1 hố cá nhân Đức thì địch mới biết và báo động. Pháo sáng được bắn lên không trung soi rõ lính Mỹ đã lọt vào phòng tuyến quân Đức. 1 trận cậnchiến dữ dội bằng súng bộ binh, lựu đạn đã xảy ra.


    Tiếng nổ trong tòa nhà có cửa van của con đập càng khiến lính Mỹ vội vã ùa lên chiếm lấy cổng vào cùng những công trình gần đó. Do van điều tiết đã bị phá, nước từ đập Schwammenauel bắt đầu tuôn ra. Khoảng 11 giờ đêm 5 binh sĩ của tiểu đoàn 303 công binh đã lên tới con đập. Khi lính Mỹ cố trèo lên đỉnh đập thì các pháo thủ quân Đức ngăn cản quyết liệt. Trung úy James Phelan, chỉ huy toán quân trên kể lại: “Cứ chừng 10 phút lại có 1 loạt pháo dập xuống. Có thể nghe thấy xen lẫn tiếng nổ của đạn pháo là tiếng nổ của súng tiểu liên.”


    Đến nửa đêm thì toán lính bị đẩy lui vì hỏa lực địch quá mạnh. Họ định vọt qua phần đập tràn (spillway) rồi từ đó trèo xuống đường hầm trong đập. Nơi có nguy cơ bị gài mìn nhiều nhất. Họ tiến được chừng 1000m an toàn dưới làn đạn bắn tỉa và đạn pháo đủ các cỡ. Nhưng đập tràn đã bị phá nổ để lại 1 cái hố rộng 15-16m, sâu 12m với toàn là vách bê tông thẳng đứng. Cách duy nhất để xuống đó là liều lĩnh trượt xuống khoảng 60 thước tới cửa đường hầm và lính công binh đã làm việc này thành công. Họ đã làm địch bị bất ngờ và bắt sống được mấy tên xạ thủ súng máy, bắn tỉa nhưng chẳng thấy bất kỳ thứ chất nổ nào. Thực tế là khi lính Mỹ ùa vào con đập họ đã ko tìm ra một tí vật liệu nổ nào cả. Số nước thoát ra từ những cửa van bị phá mau chóng được khống chế.


    Giờ thì lính Mỹ đã có thể ra khỏi khu rừng; trận đánh kéo dài suốt 5 tháng trong rừng Huertgen đã kết thúc.

Chia sẻ trang này