1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    LỜI BẠT





    “Chiến thắng” mà Tập đoàn quân số 1 giành được ở Huertgen phải trả giá bằng con số 24.000 lính Mỹ bị chết, bị thương và mất tích cùng 9000 trường hợp khác bị loại khỏi vòng chiến bởi những nguyên nhân phi chiến đấu hay do ốm đau, bệnh tật. Đây là 1 trong số các chiến dịch hiếm hoi mà quân Đức bị thiệt hại ít hơn cho dù Đế chế thứ 3 còn lâu mới có thể bì kịp khả năng tái bổ sung người và trang bị như là lực lượng Đồng minh. Khả năng tiếp tục kháng cự của chính quyền phát xít ko còn nữa tuy nhiên đây lại chẳng phải là mục đích của chiến dịch Huertgen.

    Để giành lấy thắng lợi trên, giới quân sự đã phải tung ra các sư đoàn bộ binh số 1, 4, 8, 9, 28, 78 và 83; các trung đoàn dù số 505 và 517; tiểu đoàn 2 Ranger; sư đoàn 5 thiết giáp cùng các đơn vị xe tăng, công binh, pháo binh tăng phái khác. Tổn thất mà quân Mỹ phải chịu đã khiến Tập đoàn quân số 1 bị yếu đi nghiêm trọng khiến cho tiền tuyến của nó trở nên rất mỏng manh tạo điều kiện cho quân Đức dễ dàng chọc thủng trong giai đoạn đầu tiên của trận Bulge. Chiến dịch rừng Huertgen đã khiến cho sư đoàn 1 và sư đoàn 9, những đơn vị từng tác chiến từ chiến dịch Bắc Phi hồi năm 1942, giờ hầu như toàn bộ đều là lính mới bổ sung. Các sư đoàn 4 và 8, những cựu binh của ngày D và chiến dịch Normandy cũng phải chịu cảnh biến động nặng nề về nhân lực. Khi các binh đoàn của thống chế von Rundstedt tiến hành đột kích thì sư đoàn 28 vẫn còn đang trong quá trình tái bổ sung, tập hợp người và trang bị. Khi rời khỏi khu rừng, cả tiểu đoàn 2 Ranger lẫn trung đoàn dù 517 đều chỉ còn lại những cái xác ko hồn.

    Theo tướng James Gavin, tư lệnh sư đoàn dù 82 thì thiếu tướng Rudolph Gersdorff, tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 7 Đức đã nói thế này: “Các chỉ huy của Đức ko thể hiểu nổi tại sao quân Mỹ lại tấn công rừng Huertgen mạnh mẽ đến vậy…Tác chiến trong rừng đã khiến quân Mỹ bị mất đi ưu thế về không quân, thiết giáp; những thứ từng đóng vai trò quyết định trong những trận chiến trước đó.”

    William Burke, người từng phục vụ trong tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng số 803 nhận xét: “Những người từng có kinh nghiệm tác chiến từ lúc đổ bộ đến tận rừng Huertgen như chúng tôi thật chẳng sao hiểu nổi sự uyên thâm trong chiến thuật khi mà cứ phải đánh chí chết trong 1 môi trường khó khăn đến vậy thay vì vòng qua nó.”

    Frank Gunn, chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 39, đơn vị chiếm Merode nói: "Giờ nhìn lại thì chiến dịch rừng Huertgen đáng ra ko nên tấn công trực diện mà phải tiến hành bao vây, vu hồi. Điều này sẽ giúp giảm thương vong mà vẫn thực hiện được nhiệm vụ làm chủ các con đập trên sông Roer. Dù hệ thống hồ, đập có khả năng gây ra lụt lội thì chắc chắn chúng cũng chẳng phải là mục tiêu ban đầu khi đánh vào Huertgen. Các tài liệu quân sự thậm chí còn ko đề cập đến chúng trong giai đoạn đầu chiến dịch. Khu vực này đã bị bỏ qua, hậu quả khi địch xả lũ tuy chưa rõ ràng nhưng cũng có thể đoan chắc rằng những đơn vị Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là những đơn vị ở trong rừng."

    Tướng J. Lawton Collins, tư lệnh quân đoàn 7 lại biện minh cho tính đúng đắn khi húc đầu thẳng vào "địa ngục xanh". Ông một mực nói: "Nếu ta bỏ ko đánh vào Huertgen và để bọn Đức tự do trong đó thì chúng sẽ đánh vào sườn quân ta." Về lý thuyết thì việc hành quân tiến đến sông Roer qua hành lang Stolberg tạo ra nguy cơ địch trong rừng Huertgen sẽ đánh vào sườn phải đơn vị của Collin. Tuy nhiên quan điểm của Collin là dựa vào khả năng tấn công từ trong rừng ra của đối phương. Nhiều bằng chứng đã cho thấy khác hẳn.

    Trường thành Phía Tây được kiến tạo hoàn toàn để phong thủ. Nó ko hề thuận lợi để tấn công. Các bãi mìn rộng lớn cùng hệ thống răng rồng chỉ dùng để chặn đứng quân xâm lược. Hệ thống boong ke khổng lồ là chỗ để đặt pháo cố định chứ ko phải để di động. Điều này rất đúng ở trong rừng ngoại trừ những ổ đại liên được bố trí nương theo các tuyến đường tránh lửa. Chỉ có rất ít đường xá là phù hợp với xe tăng Đức vốn nặng hơn các xe tăng Mỹ nhiều khi trong khi ngay cả xe Mỹ cũng phải sa lầy trên những con đường mòn lầy lộn. Bất kỳ những nỗ lực cơ động theo đội hình lớn nào cũng sẽ bị Không lực đồng minh quét sạch. 1 mũi nhọn thiết giáp, giống như mũi đột kích ở Ardennes, là 1 điều khó có thể xảy ra.

    Chẳng có gì chứng minh tính hiệu quả của rừng với vai trò 1 pháo đài phòng thủ tự nhiên tốt hơn trải nghiệm của tiểu đoàn 3, trung đoàn 47 bộ binh, sư đoàn 9. Theo lời chứng của trung đội trưởng Chester Jordan, thì đơn vị này đã chiếm lĩnh Schevenhutte, nằm lọt trong rừng và chặn đứng các đợt phản kích dữ dội của quân Đức từ giữa tháng 9 cho tới 2 tháng sau đó, khi trung đoàn 47 tấn công trở lại. Dường như chẳng ai ở Tập đoàn quân số 1, quân đoàn 7 hay quân đoàn 5 nhận ra lý do vì sao tiểu đoàn 3 lại duy trì được vị trí của mình. Cũng giống như quân Đức phòng ngự, đơn vị đã lợi dụng được địa thế khu rừng và đánh bại những nỗ lực ko ngơi nghỉ nhằm nhổ bật họ.
    kuyomuko, DepTraiDeu, huytop2 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn Bác rất nhiều - Hay quá......
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Theo lịch sử ko chính thức, tướng Collins khi được hỏi về vấn đề huấn luyện đã nói: "Tôi nghĩ nếu chú trọng dạy cho học viên tầm quan trọng của địa hình thì rất là tốt bởi vì đâu phải lúc nào ta cũng đoán được ý đồ của đối phương, nhưng nếu nghiên cứu kỹ địa hình bạn có thể lợi dụng nó và khiến cho đối phương làm theo ý đồ của mình." Tướng Collins, cùng các thượng cấp của mình như tướng Hodges, Bradley, và cả Eisenhower nữa - những chiến lược gia cao cấp hay thậm chí cả các sư đoàn trưởng dường như chỉ toàn dựa vào bản đồ để ra quyết định. Họ cần phải biết cả về địa hình lẫn lực lượng phòng ngự nhưng trinh sát đường không chẳng thể nào phát hiện được bản chất thật sự ở bên trong các cứ điểm địch. Dick Seitz, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, trung đoàn 517 đã chỉ ra: " Các chiến lược gia cấp cao có thể chỉ làm việc dựa vào bản đồ và không ảnh nhưng đấy chỉ mới là tiền đề cho các chiến dịch quân sự. Các đại đội, các tiểu đoàn ko thể nào tiến quân nếu chưa biết chút gì về địa hình." Và cũng như rất nhiều đơn vị khác, dưới sự thúc ép của thượng cấp, ông chẳng bao giờ có cơ hội để mà trinh sát.

    Dù hoàn toàn mù mờ về mật độ cây rừng và sự hiện diện trong thực tế của những con đường xuyên qua đó nhưng các chỉ huy chóp bu vẫn tung quân vào trận đánh. Có lẽ do thảm thực vật trong rừng quá dày đặc nên họ chẳng biết tí gì về các bãi mìn có qui mô rộng lớn, hệ thống rào kẽm gai gài mìn bẫy bố trí rất khéo léo cùng rất nhiều lô cốt đồ sộ mà pháo binh hay không kích chẳng thể nào xâm phạm nổi.

    Thêm vào đó là việc các ông tướng chẳng bao giờ thèm thị sát khu vực mà họ đã ném lính tráng vào. Những người mà tác giả đã phỏng vấn đều chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ ai trong số họ ra tiền tuyến thị sát các khu vực đang có giao tranh. Ed Uzemack có đề cập đến chuyện được tướng Norman Cota, tư lệnh sư đoàn 28 đỡ khi rời địa điểm tập kết nhưng hầu như ko thấy ông này ở những vị trí có thế đánh giá đúng những gì binh sĩ dưới quyền đang phải đối mặt. Tiểu đội trưởng chống tăng John Chernitsky còn phàn nàn rằng mình chưa bao giờ thấy các chỉ huy chóp bu có mặt gần tiền duyên. Tướng Davis, sư đoàn phó sư đoàn 28 cho rằng bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1 nghĩ đến sự an toàn của binh sĩ nhưng điều này chỉ xảy ra sau cuộc tấn công thất bại thảm hại và họ vẫn ko chịu thay đổi phương pháp thị sát. Các tư lệnh sư đoàn khác cũng y như vậy. Họ còn làm cho vấn đề trầm trọng thêm bằng những bản lịch trình khiến cho những người thực hiện ko tài nào đáp ứng nổi.

    Các cá nhân trên thường lờ đi chân lý mà Seitz đã đề cập. Thêm vào đó, họ còn rất hay phạm sai lầm về chiến thuật. Trong bài viết đăng trên tạp chí 'Thiết giáp' số tháng 7 và tháng 8 năm 1993, Harry J. Schute, Jr. lưu ý rằng khi sư đoàn 28 nhảy vào vòng chiến đầu tháng 11 thì: "Chẳng vị chỉ huy nào ở tất cả các cấp ra lệnh tổ chức trinh sát để xác định các vị trí mạnh của địch cũng như khả năng đáp ứng khi dùng đường mòn Kall làm đường tiếp vận chính cho sư đoàn của cả. Sự thiếu vắng công tác trinh sát, tình báo khiến cho đối phương có được lợi thế khi dấu kín được sức mạnh của mình cho đến tận lúc cuộc công kích bắt đầu."

    Thực ra, tướng Cota, tư lệnh sư đoàn 28 hầu như chẳng có tiếng nói gì trong việc lựa chọn các mục tiêu mà tướng Leonard Gerow, quân đoàn trưởng và ban tham mưu đã làm sẵn. Phần lớn việc của Cota là gọt dũa và triển khai kế hoạch. Tất nhiên các sĩ quan cấp tướng chẳng thể nào đặt mình vào vị trí ở sát bên cạnh người lính chiến được. Họ phải ở nơi an toàn để vạch kế hoạch, điều binh và duy trì sự kiểm soát về mặt tổng thể lực lượng dưới quyền. Nhưng điều đó ko có nghĩa họ được phép vô cảm với những gì mình đã đề ra. Trong thực tế, trước khi tung quân vào trận đánh, các tướng Đức lại rất hay đích thân ra tiền tuyến thị sát.

    Trái lại, trong trận Huertgen, các sĩ quan cấp tá lại thường xuyên lên tuyến lửa để chỉ huy binh sĩ. Tỷ lệ thương vong của các đại tá, trung tá và thiếu tá là ko hề nhỏ. Cả 3 tiểu đoàn trưởng của trung đoàn 22 đều bị thương vong trong khi lãnh đạo đơn vị tiến vào Huertgen. Trung đoàn bộ binh 309 đã mất 2 tiểu đoàn trưởng ở Kesternich. Chỉ huy Howard Topping của trung đoàn 109, người mà trung đội trưởng Peña đánh giá là quá khắt khe trong kỷ luật vẫn giành được sự ngưỡng mộ của cấp dưới. "Chúng tôi phải thừa nhận cái ông hắc xì dầu này là 1 sĩ quan tuyến đầu giỏi đếch chịu được."

    Số người tử trận, bị thương, mất tích hoặc bị bắt trong hàng ngũ sĩ quan cấp đại đội và hạ sĩ quan cao đến nỗi công tác chỉ huy khó có thể duy trì nổi và đó cũng là nguyên nhân của 1 số cuộc tháo chạy quá khiếp nhược. Người trên Tập đoàn quân số 1 hay ở bộ tư lệnh các quân đoàn dường như chẳng bao giờ nắm được mức độ tác động của những điều trên. Khi tướng Courtney Hodges phàn nàn cuộc tiến công đã có thể tiến bộ hơn nếu lính tráng chịu 'nỗ lực hơn nữa', càng chứng tỏ sự vô cảm ông ta với chiến trường. Mỗi khi gặp khó khăn thì lại quay sang trách mắng sĩ quan cấp dưới và quy kết do binh sĩ chiến đấu kém cỏi chứ chẳng chịu thừa nhận trách nhiệm của mình khi lập kế hoạch tồi mới chính là nguyên nhân khiến họ suy sụp tinh thần và ý chí chiến đấu.

    Dĩ nhiên, binh lính trên tuyến lửa cũng có khi tỏ ra miễn cưỡng khi phải tiến đến chỗ chết. Đây là điều ko ai mong muốn trong chiến tranh và công việc của chỉ huy là phải đốc thúc họ tiếp tục chiến đấu. George Wilson, trong cương vị đại đội trưởng cũng đã có lúc muốn tháo lui nhưng cấp trên của anh đã cương quyết ko cho phép. Sau này Wilson cũng phải đồng ý là tiểu đoàn trưởng của mình đã hành động đúng đắn. Tuy nhiên trong trường hợp trên, lệnh ban ra là từ 1 người ở đủ gần để có thể kiểm ttra, thẩm định tình hình khó khăn trên thực địa.
    tonkin2007, kuyomuko, huytop2 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vấn đề khoảng cách giữa các vị tư lệnh với chiến trường cũng tạo ra nhiều sai lầm khác nữa. Charles Haley, cấp phó của George Mabry, chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 8 bộ binh, sư đoàn 4 đã đưa ra lời chỉ trích đối với công tác lập kế hoạch và tình báo trong chiến dịch Huertgen. "Cứ vận động theo hướng cũ để tấn công 1 vị trí lần thứ 2 sau khi lần đầu tiên bị thất bại trừ trường hợp bất khả kháng, thì chỉ có hỏng việc." Ông nói các thượng cấp ko đoái hoài gì đến nhu cầu cần được nghỉ ngơi, phục hồi sức lực cho những binh sĩ vừa bị đánh tơi tả và thiếu sự huấn luyện đối với lính bổ sung. Ông khẳng định "Các chỉ huy cấp trên cần phải biết khi nào thì đơn vị đạt đến ngưỡng ko còn khả năng giành thắng lợi cuộc tiến công được nữa." Ông kết luận rằng trong khi đối thủ phải trả giá rất đắt để phòng ngự thì "trận đánh ở rừng Huertgen, dù rất đẫm máu và tàn khốc lại chẳng phải là chiến thắng vẻ vang gì. Quân ta ko thực hiện nổi cú đột phá lớn nào và cũng chẳng làm chủ được nhiều lãnh thổ."

    Henry Phillips, người chiến đấu trong đội hình sư đoàn 9 cuối tháng 11 đã chỉ ra những hiệu quả có thể xảy ra trên lý thuyết thực tế đã diễn ra ko đúng hay hoàn toàn sai lầm. "Khái niệm hành quân của Tập đoàn quân số 1 khá là tốt nhưng khi thực hiện công tác không kích chuẩn bị thì lại phạm lỗi do quá thận trọng vì sợ làm quân bạn thương vong như trong chiến dịch Cobra. (Trong trận không kích lớn ở Saint-Lô, chính bom Mỹ đã giết chết hàng trăm lính Mỹ.) Bom ko có hiệu quả do rơi quá xa sau chiến tuyến quân Đức. Sư đoàn 1 đã tấn công với chính diện quá rộng. Đáng ra họ cần phải tập trung vào mũi dùi bên trái thay vì cố gắng dàn quân tấn công trên khắp vùng trách nhiệm. Điều này tạo ra các lỗ hổng khi tiến lên và cho phép địch thủ dễ dàng đánh thọc sườn quân ta. Sai lầm đó là lỗi của các chỉ huy quân đoàn và Tập đoàn quân số 1." Theo những gì Phillips trải qua thì tất cả các sĩ quan trung cấp đều hoạt động tốt.

    1 vấn đề được rất nhiều nhà phân tích đề cập đến sự mù mờ trong phương thức tác chiến nơi rừng rậm. Các khóa huấn luyện bên Mỹ dạy binh sĩ cách đổ bộ lên bãi biển, chiến đấu ở sa mạc và tác chiến trong đô thị nhưng kiểu môi trường như rừng Huertgen thì lại chẳng hề được dạy trong chương trình học. Những công sự thông thường ko đủ bảo vệ cho binh sĩ trước đạn pháo nổ trên ngọn cây. Thảm cây dày đặc khiến tầm nhìn giảm xuống chỉ vài mét và càng trở nên tệ hơn dưới sương mù, mưa và tuyết. Các vị trí quân địch được ngụy trang kín đáo đã khiến bộ binh bị bất ngờ và che được mắt các tiền sát pháo binh. Cây rậm cũng khiến tín hiệu radio bị cản trở. Lính Mỹ phải trả cái giá rất đắt đỏ mới có thể học được cách chiến đấu. 1 vấn đề kém cỏi nữa là ko biết cách nào để triển khai thiết giáp cho hiệu quả cũng như công tác hiệp đồng giữa bộ binh và xe tăng quá dở. Henry J. Schute, Jr. nhận xét rằng sư đoàn 28 đã tiến công mà "ko đủ thiết giáp để có thể giữ vị trí đã chiếm được." Các nhà phân tích cho rằng quân Mỹ đã ko có đủ thông tin về sự thích hợp của đường mòn Kall đối với thiết giáp cùng phương tiện vận tải cơ giới. Preston Jackson, sĩ quan liên lạc của trung đoàn 112 cũng đề cập đến vấn đề này. Dường như sư đoàn Keystone ko chuẩn bị sẵn việc sẽ gặp phải xe tăng địch, yếu tố quyết định với mũi tiến công của Mỹ ở Schmidt và Kommerscheidt.

    Lính bộ binh coi xe tăng như cục nam châm thu hút hỏa lực địch và chỉ muốn tránh cho xa. Về phía mình lính tăng rất cần bộ binh bên cạnh để có thể chống lại súng chống tăng panzerfaust, phát hiện mìn và chỉ thị mục tiêu cho họ. Chẳng lính tăng hay bộ binh nào, ngoại trừ ở các sư đoàn thiết giáp, được huấn luyện đầy đủ cách thức phối hợp chiến đấu. Sự chệch choạc giữa 1 đại đội trưởng của tiểu đoàn xe tăng 774 với 1 chỉ huy đại đội bên tiểu đoàn 3, trung đoàn 311 ở Schmidt là ví dụ minh chứng cho vấn đề trên.

    Lỗ hổng trong liên lạc giữa các sắc lính đã được chứng minh qua nhiều sự cố xảy ra trong rừng. George Wilson của trung đoàn 22 bộ binh tố cáo nguồn tin sai lệch khi nói quả đồi đã do quân bạn làm chủ của đơn vị thiết giáp đã khiến lính của anh bị hiệt hại nặng. Ngược lại, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới cũng gặp rắc rối với súng máy Đức sau khi bộ chỉ huy sư đoàn 4 loan báo là họ đã chiếm được quả đồi rồi.

    Sự thất bại của chiến dịch Huertgen chẳng được chú ý nhiều do bị hào quang của trận Bulge và trận vượt sông Rhine che khuất. Không hề có tính lãng mạn được gán vào thể thao, chiến tranh mà chỉ có 1 câu hỏi duy nhất đó là ta đã thắng hay là thua? Điều này đặc biệt đúng với các vị tư lệnh chóp bu. Căn cứ vào những gì đã xảy ra trong rừng, các chỉ huy ở cấp cao nhất ko bao giờ chịu chấp nhận nguyên nhân gây ra thương vong khủng khiếp là do những sai lầm lớn trong chiến lược chứ chẳng phải ở tầm chiến thuật. Chẳng ai bị phải chịu trách nhiệm trực tiếp cả. Đứng trên Hodges cùng các quân đoàn trưởng chỉ có Bradley và Eisenhower. Bradley chắc chắn phải là người chuẩn y bản kế hoạch của thủ trưởng Tập đoàn quân số 1. Dù Eisenhower có vẻ ít dính dáng đến chiến dịch như những người khác nhưng có lẽ ông cũng có lỗi khi vẫn để kế hoạch nguyên xi thế sau 2 tháng chịu thiệt hại nặng nề mà ko thu được kết quả mong muốn. Nhiều sĩ quan cấp tá cùng 1 số đại đội trưởng đã bị cách chức vì ko hoàn thành nhiệm vụ thế nhưng các ông tướng liên quan lại chẳng bao giờ phải giải trình tại sao lại có quá nhiều mạng sống đã mất đi vì những quyết định của mình hết.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Việc này gặp khó khăn là bởi vì cơ chế quân sự. Việc tiến hành chiến tranh đòi hỏi tính quyết đoán chứ ko phải những cuộc thảo luận dân chủ dài hơi. Quân đội ko hoạt động theo cơ chế dân chủ mà hoạt động kiểu độc tài. 1 người ra lệnh còn những người khác thì thi hành, ko có quyền chất vấn người ra quyết định. Sự rắc rối của chiến tranh cũng như sự kiểm duyệt thông tin dễ dàng vô hiệu hóa sự gíam sát của phía dân sự. Ủy ban Quốc Hội có thể hạch tội về lãng phí, tham nhũng hoặc bất tài trong công tác huấn luyện, trang bị của lực lượng vũ trang thời bình nhưng khi có chiến tranh thì chẳng đủ thời gian cũng như đầu óc để mà kiểm soát điều đó. Trong quân ngũ nếu cấp dưới muốn vạch lỗi cấp trên thì hệ thống quân giai cũng sẽ khiến mọi thứ chìm nghỉm. Sĩ quan nào dám đàn hặc cấp trên sẽ phải những chịu hậu quả chẳng hay ho gì.

    Trong cuộc chiến tranh TG thứ II, đã có trường hợp những người thuộc quân hàm cao nhất phải ra chịu trách nhiệm về thất bại là 2 vị tư lệnh Hawaii ngày 7/12 năm 1941. Nhưng ko ai cố công tìm hiểu vì sao tướng Douglas MacArthur cùng chỉ huy trưởng không quân của ông ta là tướng Lewis Brereton lại thoát nạn, 24 giờ sau trận Trân Chân Cảng, khi mà Nhật tập kích Philippine và tiêu diệt 50% không lực Mỹ đóng ở đó.

    Tướng Dwight D. Eisenhower, với vai trò tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh đã từng cách chức thiếu tướng Lloyd Fredendall, tư lệnh quân đoàn 2 tại Bắc Phi vì ông này đặt bộ chỉ huy sau chiến truyến đến 60 dặm trong lúc quân Đức chọc thủng vị trí quân Mỹ trên đèo Kasserine. Tư lệnh tối cao sau đó cũng huyền chức người kế nhiệm Fredendall là thiếu tướng George S. Patton, Jr. vì ông này đã đối xự tệ bạc với 2 binh sĩ đang bị chấn thương tâm lý do phải chiến đấu quá sức. Nhưng ông lại chẳng làm gì cả khi tướng Mark Clark nướng lính sư đoàn 36 trong trận vượt sông Rapido kém cỏi. Thiếu tướng John Lucas, người kế nhiệm tướng Patton ở quân đoàn 2, bị mất chức vì bế tắc trong trận đổ bộ Anzio nhưng những người liên quan khác trong trận này thì lại thoát án kỷ luật. Ngược lại, nhiều sư đoàn trưởng đã bị 'trảm' vì bị gán cho những thất bại trong chiến dịch Ardennes dù những người ở cấp cao hơn như tướng Bradley và tướng Hodges vẫn bình an vô sự.

    Những sai lầm trong chiến lược, chiến thuật của các tư lệnh chóp bu cũng có nguồn gốc từ hệ thống quân giai đó. Các sĩ quan đều nhận thức rõ chức vụ cùng sự nghiệp của mình đều phụ thuộc vào việc mình có đáp ứng được mong muốn của cấp trên hay là ko. Trong trận Huertgen nhiều người ở cấp thấp đã bị thay thế chỉ vì bị đánh giá là ko giỏi bằng những người khác. Do vậy biết trước kết quả khi bị thất bại và cũng để vừa lòng cấp trên mà nhiều sĩ quan bên dưới đã đưa ra các báo cáo láo, lạc quan thái quá; và cứ thế sai lầm lan rộng ra.

    Mặc dù chiến dịchHuertgen là câu chuyện của sự quản lý vụng về nó cũng đã minh chứng cho sự quyết tâm của binh sĩ cả 2 phe, những người đã liều mạng vì lợi ích của đất nước mình. Bất cứ ai khi nghe thấy con số tổn thất cùng những câu chuyện đẫm máu trên đều tự hỏi tại sao người lính vẫn tiếp tục chiến đấu được. Hành vi của quân Đức còn có thể hiểu được khi họ bị 1 chế độ độc tài nhồi sọ nhiều năm nên rất khát vọng bảo vệ quê hương cũng như việc cấp trên của họ sẵn sàng bắn bỏ bất cứ người nào có ý định đầu hàng.

    Các cựu binh Mỹ khi được hỏi nguyên nhân khiến họ bám trụ thì hầu hết đều nêu lý do đầu tiên đó là tình đồng đội. Binh sĩ cùng nhau ăn, ngủ, sinh hoạt, huấn luyện và đối mặt với hiểm nguy hàng ngày đã phát triển thành 1 mối ràng buộc chặt chẽ đến độ người này tiến lên thì người khác cũng làm theo. Nhà văn Paul Fussell đã sử dùng từ 'quán tính' để chỉ rõ xung lực này có được là do sự chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích chung.

    Cũng nên đề cập 1 chút về lòng tận tụy đối với đất nước. Lòng yêu nước vẫn thường được coi là động lực tuy chẳng ai đề cập đến đất nước khi đang cố giữ lấy mạng dưới cơn mưa pháo hay lúc xông lên tấn công cả. Theo những người mà tác giả đã phỏng vấn, động cơ thúc đẩy họ tình nguyện chính là nỗi lo sợ tổ quốc bị lâm nguy. Dường như tất cả những người đã khoác lên mình bộ quân phục đều mong muốn bảo vệ đất nước Hoa Kỳ. Phần lớn lính Mỹ trong rừng Huertgen đều thản nhiên chấp nhận và làm tốt nghĩa vụ dù thiếu sự chỉ huy đúng đắn cùng sự rối rắm về chiến lược, chiến thuật do cấp trên áp đặt.

    Tướng Matthew Ridgway, tư lệnh binh chủng nhảy dù, cho rằng mỗi người lính đều sẽ có lúc đạt đến ngưỡng ko còn chịu đựng nổi nữa. Việc có những người trong rừng Huertgen đã bỏ chạy trước kẻ thù là điều ko thể phủ nhận. Đã có những lúc các sĩ quan, hạ sĩ quan phải dùng đến biện pháp đe dọa khi lính Mỹ định bỏ vị trí nhưng điều đó ko chỉ diễn ra duy nhất trong chiến dịch này. Theo David Eisenhower, người viết tiểu sử 'Eisenhower trong chiến tranh 1943-1945' cho ông nội mình thì kể từ ngày 6/6 cho đến cuối tháng 12 năm 1944 đã có 40.000 lính Mỹ bị kết tội đào ngũ. Trong số này có 2.800 trường hợp phải đưa ra tòa án binh. Trong suốt chiến tranh TG thứ 2 chỉ có duy nhất 1 lính Mỹ bị xử bắn vì tội đào ngũ đó là binh nhì Eddie Slovik, thành viên của sư đoàn 28 xấu số. Tuy nhiên Slovik phạm tội trước khi 'cái xô máu' tiến vào rừng. Dù vậy cũng có thể Slovik, người phải đối mặt với đội hành quyết ngày 31/1/1945, cũng chính là nạn nhân cuối cùng trong chiến dịch Huertgen. Anh ta mất hết hy vọng được khoan hồng bởi vì quân đội cảm thấy cần phải duy trì kỷ luật sau những cuộc rút chạy hoảng hốt trong rừng Huertgen và sau đó là trong trận Bulge.

    Trong chiến tranh, các chỉ huy phải biết can đảm ra lệnh cho các thành viên trong đơn vị mình tham gia vào những hành động có thể khiến họ bị thương vong. Đó là 1 phần của công việc. Tuy nhiên sẽ chính đáng hơn nếu họ đẩy binh sĩ ra chỗ chết 1 cách có trách nhiệm chứ ko phải chỉ cốt giành lấy chiến thắng. Nếu các chỉ huy biết cân nhắc những gì cần phải giành được và cái giá phải trả thì có lẽ họ sẽ thận trọng hơn. Có lẽ Huertgen chính là 1 bài học với cái giá đáng phải trả quá đắt đỏ.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    ĐIỂM DANH



    JerryAlexis.Lính bổ sung về đại đội B, trung đoàn 110, sư đoàn 28 bộ binh vẫn sống sót sau khi bị bắt làm tù binh. “Suốt đời tôi ko bao giờ quên những gì mình đã trải qua trên chiến trường và trong trại giam. Tôi tự hào và ko hề hối tiếc về những ngày đó.” Ông trở thành mục sư và về sống tại Pittsburgh, Pennsylvania.

    John Alyea. Lính lái tăng của tiểu đoàn xe tăng 707 hiện sống ở Munster, Indiana.

    Clark Archer. Lính trung đoàn dù 517 trở thành nhà sử gia về sinh sống, làm việc tại Daytona Beach, Florida.

    John Beach. Trung đội trưởng xuất thân từ West Point của sư đoàn 1 được các bác sĩ Đức trị thương rồi sau được giải phóng khỏi trại tù binh. Vài năm sau ngày Chiến Thắng, Beach tin rằng huân chương danh dự thưởng cho trung sĩ Jake Lindsey lẽ ra phải thuộc về Jim Wood, người trung úy nắm quyền chỉ huy chung số quân còn lại của anh và trung đội mình. 1 người rút lại lời nói còn người kia khẳng định mình ko hề thấy mặt Lindsey lúc đó. Tuy nhiên Bộ Quốc phòng đã từ chối việc lấy lại huân chương của Lindsey để trao cho Wood. Beach về hưu với hàm trung tá và đã qua đời.

    Paul Boesch. Cựu đô vật, trung đội trưởng thuộc sư đoàn 8 đã viết và cho in cuốn hồi ức ‘Đường tới Huertgen: Khu rừng địa ngục’. Năm 1987 ông gặpHubert Gees, cựu lính Đức từng phòng thủ rừng Huertgen. Theo Gees thì 2 người đã ‘bắt tay làm hòa trên các bia mộ’ ở 1 nghĩa trang quân đội. Boesch đã qua đời.

    Tiến sĩ Bill Boice.Tuyên úy của trung đoàn 22 bộ binh, là tác giả cuốn sử viết về trung đoàn mình trong chiến tranh TG II. Hiện ông ngụ tại Phoenix, Arizona.

    Al Burghardt. Trung sĩ khẩu đội trưởng súng cối trung đoàn bộ binh 110 đã khỏi chứng hoại tử chân sau 1 thời gian dài nằm viện. Thực sự chúng tôi chẳng có thông tin gì về lực lượng, địa hình và đối thủ cả. Chúng tôi tuân theo mệnh lệnh mà chẳng hề biết là mình sẽ đi đâu. Lòng kiêu hãnh khiến tôi đi tới. Khi trận đánh trong rừng Huertgen kết thúc thì những đồng đội cùng tôi thủa ban đầu đã ko còn nữa. Tôi là người duy nhất còn lại trong tiểu đội từng có mặt từ hồi sư đoàn 28 mới tham chiến.” Sau khi giải ngũ, ông hành nghề kinh doanh và hiện đang sống ở Tonawanda, New York.

    William Burke. Nguyên là học viên sĩ quan học viện quân sự Oklahoma; phục vụ trong tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng số 803 từ tháng 2 năm 1942 đến hết chiến tranh. Ông vẫn tại ngũ và chỉ huy các đơn vị tác chiến tại Triều Tiên, VN trước khi nghỉ hưu với hàm thiếu tướng. Hiện ông đang sống ở Apopka, Florida.

    Frank A Camm. Tốt nghiệp West Point năm 1943 và là trung úy thuộc tiểu đoàn 303 công binh, sư đoàn 78 bộ binh. Cha của Camm là tư lệnh pháo binh trong rừng Huertgen. “Chúng tôi đóng quân sau phòng tuyến sư đoàn vài tuần rồi mới vào rừng. Trong thời gian này có 1 số sĩ quan, hạ sĩ quan được chọn đi thăm tiểu đoàn công binh bạn bên sư đoàn 1, đơn vị đang giao chiến ở mặt trận Aachen, phía bắc chỗ chúng tôi. Họ chỉ sơ qua cho chúng tôi khu vực tác chiến, khả năng đáng sợ của xe tăng Tiger Đức, những thứ có thể càn qua cả mìn chống tăng Mỹ. Tuy nhiên chẳng ai nói đến chuyện đã từng có 3 sư đoàn liên tiếp thất bại khi đánh chiếm mục tiêu giao cho sư đoàn tôi tại Huertgen cả.” Camm về hưu với hàm trung tướng và đang sống ở Arlington, Virginia.

    Ernest G Carlson. Điện đài viên của đại đội D, trung đoàn 28, sư đoàn 8. Ông kể: “Chúng tôi, những chú lính bộ binh đơn độc, chẳng biết tí gì về mục tiêu cả. Phần lớn là đồi núi, thung lung nối tiếp nhau. Tôi đã về thăm lại rừng Huertgen 2 lần nhưng vẫn tự hỏi chiếm nó như thế nào đây? Quân Đức chiếm lĩnh mọi vị trí trên cao và có tầm nhìn khống chế mọi đường tiếp cận.” Về cuộc sống dân sự, ông học chuyên tu rồi về làm quản lý 1 xí nghiệp sản xuất. Hiện ông vẫn sống tại Erie, Pennsylvania.

    Jim Carnivale. Xạ thủ đại liên của tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới, sư đoàn 5 thiết giáp. Hiện sinh sống tại bang Massachusetts.

    John Chernitsky. Pháo thủ chống tăng của trung đoàn 110 bộ binh, sư đoàn 28 cùng vợ mình là Dorothy, biên soạn cuốn sách ‘Tiếng vọng từ những hố cá nhân’, tổng hợp hồi ức của nhiều cựu binh sư đoàn 28. Ông ngụ tại Uniontown, Pennsylvania.

    Mike Cohen. Sau khi bị thương vì mìn, viên trung úy của tiểu đoàn 12 công binh chiến đấu mất 14 tháng điều trị rồi cưới cô y tá anh gặp ở bện viện đa khoa Rhodes ở Utica, New York làm vợ. "Có nhiều ngưởi cứ nói về sự sùng đạo trong chiến tranh 'Kiểu ai trong hố cá nhân rồi thì đều thành ngoan đạo cả'. Đây chỉ là lời cách ngôn chứ sự thực đâu có đúng. Ai cũng cầu nguyện như điên nhưng việc này cũng chẳng có ích là bao khi đạn pháo đang trút như mưa quanh đó. Chẳng ai tin việc cầu nguyện có ích cả. Hố cá nhân chẳng những ko biến người ta thành con chiên ngoan đạo mà còn khiến người ta chẳng còn tin vào Chúa nữa." Cohen về làm phó chủ tịch 1 công ty dệt may rồi nghỉ hưu.

    Harper Coleman. Lính hỏa lực sư đoàn 4 bộ binh có 2 người anh cùng chiến đấu trong chiến tranh TG II ở mặt trận Thái Bình Dương. Hiện ông đang sống tại Tucson, Arizona.

    J. Lawton Collins. Tư lệnh quân đoàn 7 sau được thăng lên đến chức Tham mưu trưởng Lục quân. Ông qua đời năm 1987.
    tonkin2007 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Jack Crawford. Người được phong cấp sĩ quan ngay trên chiến trường của đơn vị trinh sát, sư đoàn 4 và được gặp Ernest Hemingway phải nằm viện mất 1 năm vì trúng mìn. Ông sống tại Wilmington, Massachusetts.

    Tom Cross. Chỉ huy trung đoàn 121 bộ binh tại Huertgen sau làm sư trưởng sư đoàn 8 trong chiến tranh Triều Tiên. Sau khi nghỉ hưu ông làm phó chủ tịch hội Cựu chiến binh cho tướng Omar Bradley. Theo con trai của Cross Tom, thì ông đã "lập danh sách những sĩ quan, binh lính dưới quyền mình bị hy sinh trong rừng Huertgen. Sau đó ông đích thân tới thăm thân nhân của họ, những người ông xác định được địa chỉ. Đó là 1 ý tưởng và hành động rất đáng quí nhưng sau nhiều chuyến thăm viếng, ông đã phải ngừng lại vì càng về sau cảm xúc ngày càng mất đi chỉ toàn mang lại sự thất vọng và buồn bã. Ông kể cho tôi nghe ngoài 1 số cha mẹ và vợ của các liệt sĩ tỏ ra cảm kích còn thì nhiều người khác chỉ quan tâm đến quyền lợi bảo hiểm hoặc quá bi thương khiến chuyến thăm trở nên rất mệt mỏi. Ông nói mình đã sai lầm cho dù mục đích khi làm việc này là tốt." Ông qua đời năm 1963.

    Michael DiLeo. Lính súng trường đại đội B, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới, sư đoàn 5 thiết giáp nhớ lại: "Tôi đã gặp trung úy Smith (người trốn khỏi chiến trường) 1 lần sau trận Huertgen, khi đang đóng trại tại Eupen, Bỉ. Tôi bất ngờ gặp anh ta trên phố. Trông anh ta như đến từ 1 thế giới khác vậy. Tôi giơ tay nghiêm chào nhưng anh ta chẳng hề đáp lại. Smith cũng chẳng bao giờ tham gia hội họp cả, có lẽ do quá xấu hổ. Anh ta đã ko chịu nổi khi phải chứng kiến quá nhiều binh sĩ bị chết, bị thương trên cái chiến trường ấy. Từ Normandy cho đến sông Elbe chúng tôi đã mất 6 đại đội trưởng." DiLeo vẫn sống tại Glen Cove, New York.

    Marcus Dillard. Khẩu đội trưởng súng cối trung đoàn 12 bộ binh, sư đoàn 4. Hiện cư ngụ tại Largo, Florida.

    Warren Eames. Lính súng trường của đại đội G, trung đoàn 18 bộ binh, sư đoàn 1, bị thương lần đầu ngày 21/11 và lại bị thương tiếp ngày hôm sau vàlà người phải chịu ca phẫu thuật ko thuốc gây mê đầu và tai tại trạm xá dã chiến. Eames nhớ mình đã bị vỡ mộng khi nằm ở quân y viện "với hàng ngàn ca thương tật". "Qua trận đánh tôi đã hiểu ra tất cả. Lý tưởng của tôi đã sụp đổ." Tham gia chiến đấu lại vào tháng 1 khi sư đoàn mình tham gia cố thủ ở cánh bắc trận Bulge, Eames chẳng gặp lại ai quen biết trong tiểu đội mình nữa. Tất cả nếu ko chết, bị thương thì cũng bị bắt. Eames sớm được rút khỏi đơn vị chiến đấu vì vết thương đầu tái phát. Hiện ông sống ở East Temple, Massachusetts.

    Bob Edlin. Trung úy tiểu đoàn 2 Ranger xuất ngũ về quê ở bang Indiana rồi gia nhập lực lượng cảnh sát địa phương, lên đến cấp chỉ huy trưởng, sau chuyển đến Corpus Christi, Texas mở công ty bán đấu giá.

    Don Faulkner. Sĩ quan bổ sung được giao về chotrung đoàn 22 bộ binh hiện cư trú tại Winter Park, Florida.

    Raymond Fleig. Trung đội trưởng của tiểu đoàn xe tăng 707, sau là ngưởi viết cuốn sử cho đơn vị. Sống tại Springfield, Ohio.

    Jack Goldman. Tiếp đạn viên và điện đài viên trên xe tăng chỉ huy rồi sau là trung sĩ hậu cần của tiểu đoàn xe tăng 707. "Chúng tôi là tập hợp của đủ các loại người đến từ mọi vùng miền, từ những tay chân quê chất phác đến sinh viên có học. Tôi biết chơi đàn và tụ tập với đám lính quê Texas, người miền nam. Thoạt đầu thì đơn vị chia thành nhiều nhóm chơi riêng lẻ theo kiểu đồng hương, đồng khói, gốc gác... nhưng sau dần dần lại chuyển sang chơi theo từng kíp xe. Trong số 125 người của đại đội thủa ban đầu đến sau trận Bulge thì chỉ còn 26 mạng là sống sót." Sau ông làm kế toán rồi về hưu sống tại Elkins Park, Pennsylvania.

    Frank Gunn. Học nông nghiệp rồi sau khóa đào tạo sĩ quan dự bị ROTC của đại học bang Georgia thì được phong làm thiếu úy, trở thành trung đội trưởng của sư đoàn 9 bộ binh và đã chiến đấu cùng đơn vị từ đầu ở Bắc Phi năm 1942. Trong chiến dịch Huertgen, ông chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 39 bộ binh: "Là 1 tiểu đoàn trưởng đã trải qua 5 chiến dịch tôi thấy các sư đoàn trưởng, trung đoàn trưởng của mình là nổi nhất. Tôi đã có được các chỉ huy đại đội cừ nhất tuy rằng con số tổn thất trong hàng ngũ họ cùng các trung đội trưởng thật kinh khủng. Giờ nhìn lại thì chiến dịch rừng Huertgen đáng ra Tập đoàn quân số 1 và các quân đoàn ko nên tấn công trực diện mà phải tiến hành bao vây, vu hồi. Điều này sẽ giúp giảm thương vong mà vẫn thực hiện được nhiệm vụ làm chủ các con đập trên sông Roer." Tuy nhiên nhận xét trên rõ chỉ là 'thầy bói nói dựa - Monday morning quarterbacking' mà thôi. Ông về hưu với quân hàm chuẩn tướng và sống tại Hampton, Virginia.

    Ralph Hendrickson. Lính của tiểu đoàn pháo tự hành số 71, ngưởi khởi đầu binh nghiệp với những cỗ pháo do ngựa kéo, đã làm thợ cơ khí 1 thời gian ngắn sau khi giải ngũ rồi quay lại lực lượng Vệ binh Quốc gia khi có lệnh tái ngũ năm 1947. Ông tiếp tục phục vụ đến tận lúc nghỉ hưu với hàm thượng sĩ cố vấn. Ông hiện ngụ ở Ninevah, New York.

    Preston Jackson. Trung đội trưởng trung đoàn 112 bộ binh và là bạn của Bob Edlin hồi học trường sĩ quan vẫn tiếp tục phục vụ quân đội cho đến khi về hưu với hàm thiếu tướng. Ông hiện sống ở Mississippi.

    Chester Jordan. Trung đội trưởng thuộc trung đoàn 47 bộ binh, sư đoàn 9 đã kể lại những trải nghiệm của mình trong 1 cuốn sách chưa xuất bản tên là Bull Shots. Ông đang sống tại Baton Rouge, Louisiana.
    bloodheartvntonkin2007 thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Albert Karre. Sĩ quan hành quân tiểu đoàn 2, trung đoàn 39 bộ binh tại Huertgen. Đã qua đời.

    Harry Kemp. Quê vùng Pennsylvania tham gia chiến đấu cùng trung đoàn 109 bộ binh, sư đoàn 28. Vẫn ở lại phục vụ quân đội , làm chỉ huy 1 tiểu đoàn tại Triều Tiên rồi sau làm giữ nhiều chức vụ tham mưu trước khi nghỉ hư với hàm đại tá. Ông đã viết cuốn sách Let the Citizens Bear Arms về trung đoàn 109. Kemp hiện cư ngụ ở San Antonio, Texas.

    George Knollenberg. Lính súng trường bổ sung về trung đoàn 60 bộ binh, sư đoàn 9 hiện sống tại Hilton Head Island, Nam Carolina.

    William Kull. Lính súng trường về bổ sung cho trung đoàn 12, sư đoàn bộ binh 4 hiện đang sống ở bang Colorado.

    Cliff Lamb. Thành viên đại đội B, tiểu đoàn 46 bộ binh cơ giới sư đoàn 5 thiết giáp. Đã qua đời.

    Don Lavender. Lính bổ sung về trung đoàn 29, sư 9 bộ binh là tác giả cuốn sách Nudge Blue: A Rifleman’s Chronicle of World War II hiện đang sống tại Des Moines, Iowa.

    Len Lomell. Người được đề bạt lên thiếu úy ngay trước khi tiểu đoàn 2 Ranger vào tham chiến ở Huertgen. Sau khi chữa khỏi những vết thương phải nhận trên cao điểm 400, Lomell đã trở thành luật sư. Ông hiện cư ngụ tại Toms River, New Jersey.

    George Mabry. Chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 8, sư đoàn 4 vẫn theo đường binh nghiệp và lên được tới hàm trung tướng. John Swearingen, 1 đồng đội cũ của ông nói: "Ông là người có tài ăn nói ko chỉ đối với các sĩ quan mà với cả lính tráng nữa. George có khả năng lãnh đạo thiên bẩm và luôn giữ đước cái đầu lạnh trong mọi tình huống tệ hại nhất." Ông đã qua đời.

    John Marshall. Thành viên tiểu đoàn xe tăng 707 đã thất kinh trước đề xuất của 1 công dân Hà Lan định xây đài tưởng niệm ở Schmidt để vinh danh các binh sĩ của tiểu đoàn 707 lẫn cả lính của sư đoàn 89 Lục quân Đức. Trong bức thư gửi cho các quan chức ở Schmidt, ông viết "Từ năm 1933 đến 1945, người Đức thực sự đã ủng hộ Adolf Hitler cùng chế độ của hắn ta tiến hành 'thanh lọc sắc tộc' nhằm tiêu diệt các giống người 'hạ đẳng'. Tất nhiên có nhiều người Đức dẫu ko đồng tình với hắn ta nhưng vẫn phải đi chiến đấu vì tổ quốc của mình vì họ chẳng có quyền chọn lựa. Tôi đã gặp nhiều người thuộc số này, những người Đức trung kiên và tự trọng, họ cảm thấy xấu hổ trước những gì đã xảy ra. Họ đã khổ đau, đổ máu, hy sinh cũng như lính Mỹ chúng tôi. Tôi có quan hệ hữa hảo với 1 số gia đình như thế suốt nhiều năm...và ko hề thù ghét người Đức. Các chính phủ Đức và Hoa Kỳ đã có quan hệ hữu nghị từ nhiều thập niên trước, và nhân dân 2 nước cũng vậy. Thế nhưng điều này ko có nghĩa ta cho phép xây đài vinh danh cho những người từng chiến đấu cho cái chế độ tội ác thời kỳ 1933-1945 đó." Dù biết rõ những bạn khác cùng đơn vị mình, đặc biệt là Ray Fleig cùng các cự binh thuộc sư đoàn 78 Mỹ đã từng vui vẻ tái ngộ với những đối thủ cũ, Marshall cũng chỉ rõ việc ko có ai đề xuất việc xây đài tưởng niệm chung cho cả lính Mỹ cùng lính Nhật trên chiến trường Thái Bình Dương. Ông kết luận "Tôi khẳng định với các ngài và van Rijt (người Hà Lan đề xuất việc xây đài tưởng niệm) rằng nếu ko có Mỹ gửi quân đến tham chiến thì hậu duệ của những tên lính sư đoàn 89, những kẻ mà anh ta muốn vinh danh năm 1999 kia đã diễu binh kiểu ngỗng ở thị trấn quê nhà của anh ra rồi." Marshall hiện vẫn sống với vợ là Daisy tại Lincoln Park, New Jersey.

    Norris Maxwell. Đại úy, đại đội A, trung đoàn 121, sư đoàn 8 bộ binh đã phải ra tòa án binh vì tội 'bất tuân thượng lệnh' nhưng sau lại được phục hồi rồi cho giải ngũ với cùng cấp bậc, chế độ, khen thưởng ngang với bạn bè. Hiện ông đang sống ở San Angelo, Texas.

    Bob Miller. Lính thuộc tiểu đội chỉ huy, đại đội D, tiểu đoàn xe tăng số 81, sư 5 thiết giáp hiện cư trú tại Gilbert, Arizona.

    Tom Myers. Lính bổ sung chiến đấu trong đại đội I, trung đoàn 110, sư đoàn 28 cho đến khi khi bị bắt tại Ardennes, sau chiến dịch Huertgen. Ông hiện đang ở tại LaPine, Oregon.

    William Peña. Sĩ quan về bổ sung cho đại đội I, trung đoàn 109 bộ binh, sư đoàn 28 khi nó lần đầu tiến đến phòng tuyến Siegfried. Sống sót sau chiến dịch rừng Huertgen và trận Bulge, đến tháng 3, Peña cùng trung đoàn mình tiến đến Schleiden trên sông Olef. Tại đây Peña đã vấp mìn và bị cụt chân trái. Sau này anh mới biết mình là trường hợp thương vong cuối cùng trong đại đội khi đơn vị tham gia những nhiệm vụ cuối chiến tranh. Ông liên lạc thường xuyên bằng thư từ với Hubert Gees, người lính Đức tác chiến cùng khu vực với mình và đã viết cuốn hồi ức As Far as Schleiden. Hiện ông đang sống ở Houston, Texas.

    Henry Phillips. Chỉ huy đại đội M, trung đoàn 47 bộ binh, sư đoàn 9, đã viết nhiều cuốn sách về hoạt động tác chiến của sư đoàn trong những trận đánh ở Bắc Phi và Đức. Hiện ông vẫn sống tại California.

    Joe Ragusa. Thành viên Pháo đội A, tiểu đoàn 7 pháo binh dã chiến của sư đoàn 1 từng tham gia đổ bộ lên Bắc Phi, đảo Sicily, và Normandy. Ông đang cư trú tại Armonk, New York.

    Oswaldo Ramirez. Sĩ quan liên lạc cấp trung đoàn của trung đoàn 16 bộ binh, sư đoàn 1 người từng phải tạm thời gia nhập 1 đại đội tiền tuyến tại Hamich, hiện đang sống ở Austin, Texas.
    bloodheartvn, filber70tonkin2007 thích bài này.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.709
    Cám ơn cụ @ngthi96 rất nhiều. Liệu những bài dịch thế này có thể xuất bản được chăng thưa các cụ! Chỉ để trên net tớ thấy quá tiếc cho cái công của người dịch quá.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    mấy cuốn này e toàn dịch lụi..chẳng có bản quyền gì..sao dám xuất bản ạ...đưa lên cho các bác coi mà cũng sợ sợ, ko dám phổ biến nhiều...ặc ặc

Chia sẻ trang này