1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. my0earth

    my0earth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2009
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    202
    Đâu, cái này là tự quay mà :v
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    E đọc thấy bảo trực thăng đang bay thì bị bắn...phi công buộc phải auto-rotate cho máy bay rơi xuống....chẳng hiểu vậy là sao cà.?e
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Chắc bắn hư đ cơ nên bọn phi công nó hạ cánh khẩn bằng auto rotate, khg biết dịch ra tiếng việt ntn :D
  4. my0earth

    my0earth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2009
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    202
    Em nghĩ bác cứ để từ tiếng Anh xong thêm một phần chú thích của người dịch nữa là được ạ :D
    danngoc thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Collins hy vọng mình sẽ đoạt được Aachen, 1 thành phố nổi tiếng trong lịch sử nước Đức trước khi quân địch kịp tập hợp lại. Việc chiếm giữ Aachen ko chỉ vì danh tiếng của nó (là cái nôi của đế quốc La Mã Thần Thánh và là thủ đô của đế chế Charlemagne) mà còn là cuộc chinh phục đầu tiên lên lãnh thổ đối phương. Hơn nữa nó còn có vị trí chiến lược chứa 'lỗ hổng Aachen', 1 tuyến đường lớn đi qua địa hình khó khăn phía bắc và rừng thông rậm rạp ở hướng nam, được chính quyền Quốc xã rất coi trọng, bảo tồn. Người Mỹ gọi đó là Huertgen. Quân đoàn 7 và quân đoàn 5 sẽ bị ngăn cách bởi hàng dặm rừng cây to cao, vững chãi. Tại Monschau, ở rìa phía nam khu vực này, là 1 tuyến đường khó đi dẫn tới sông Roer.


    Tư lệnh Tập đoàn quân số 7 Đức cũng tin chắc đối thủ sẽ chọn Aachen là mục tiêu chủ yếu của cuộc tiến công. Trung tướng Friedrich August Schack là người phụ trách khu vực gồm cả Aachen và rìa phía nam của thành phố chỉ có thể gom góp mấy sư đoàn vừa bại trận để chống lại đòn đánh kết hợp mà quân đoàn 7 và 5 Mỹ sẽ tung ra bất cứ lúc nào. Lữ đoàn xe tăng 105 của ông ta chỉ còn có 10 xe tăng khả dụng và lực lượng bé nhỏ này đã bị nướng sạch trong trận đụng độ đầu tiên với thiết giáp Mỹ vào ngày 11/9. Sư đoàn 9 xe tăng, vừa mới được tổ chức lại sau khi bị đánh cho ko còn manh giáp ở Pháp cũng được nhặt nhạnh đem tới phòng giữ Aachen nhưng chỉ đến theo cách nhỏ giọt vào lúc trận đánh dường như đã bắt đầu . Những sư đoàn khác thì chỉ tồn tại trên giấy tờ, những gì còn lại của chúng chỉ là các bộ tham mưu. Trách nhiệm cố thủ Aachen được giao cho lính công binh, mấy đại đội pháo binh, 1 trung đoàn huấn luyện, 1 nhúm cảnh sát địa phương cùng tàn binh của mấy đơn vị bộ binh, thiết giáp.


    Chịu trách nhiệm phòng thủ thành phố trên thực tế là trung tướng Gerhard Graf von Schwerin. Trong khi cố gắng đưa số quân hỗn tạp dưới quyền vào vị trí chiến đấu thì von Schwerin nhận thấy người dân Aachen đã cảm nhận được tình thế tuyệt vọng và rất hoảng loạn khi nghe thấy tin đồn về lệnh tản cư của Hitler. Có thể nhà độc tài Quốc Xã cho phép những người ko có nhiệm vụ chiến đấu rời khỏi thành phố, nhưng hẳn sẽ chẳng bao giờ có ý định rút bỏ Aachen. Ông ta đã hạ lệnh cho 3 sư đoàn đầy đủ quân số kéo tới Aachen. Von Schwerin, sau những cố gắng vô ích để triển khai số quân ô hợp dưới quyền, đành quyết định buông xuôi. Ông thấy trước là quân Mỹ sẽ chiến thắng nhanh chóng trước khi dân kịp sơ tán. Có thể do ko biết Hitler đã có lệnh tản cư, nên vị tướng cũng thử tổ chức cảnh sát địa phương đến ngăn việc di tản lại nhưng ông nhanh chóng phát hiện là các quan chức Quốc xã và cảnh sát đều đã chạy ráo. Các sĩ quan quân đội giờ phải đảm nhận nhiệm vụ kêu gọi dân chúng ở lại.


    Von Schwerin đã viết 1 bức thư bằng tiếng Anh gửi cho chỉ huy quân Mỹ, người là ông đoán sẽ tiến vào thành phố: “Vì đã cho ngừng cuộc di tản lố bịch này nên tôi phải chịu trách nhiệm về số phận cư dân thành phố. Dó đó trong trường hợp bị chiếm đóng, tôi mong ông hãy chăm sóc nhân đạo những người dân kém may mắn này.” Von Schwerin giao phó lá thư cho người trực điện thoại, nhân viên duy nhất còn ở lại vị trí. Rủi thay đúng vào thời điểm viên tướng Wehrmacht chọn cách đầu hàng thì quân Mỹ lại thôi ko đánh Aachen nữa. Thế là lá thư của Von Schwerin, được viên chức kia lưu giữ, sẽ khiến ông ta bị rắc rối sau này.


    Dù ko phải đối mặt với lực lượng địch nào có sức mạnh đáng kể, cuộc “trinh sát chiến đấu” đã được chuyển thành cuộc tấn công của Collins, cũng chẳng hề tiến triển. Những chốt chặn, địa hình xa lạ, sự chống cự qui mô nhỏ nhưng quyết liệt của những toán hậu vệ cứng đầu đã cản đường tiến vào Trường thành phía Tây của lính Mỹ. Dù vậy 1 tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 16 cũng đã tiến được tới khu rừng của thành phố Aachen, tại đây họ bất ngờ bị 1 toán có khoảng 80 lính Đức phản kích. Trung đoàn 16 cẩn thận dừng lại đào công sự đợi lệnh mới.


    John Beach, người California, tốt nghiệp Học viên quân sự West Point tháng 6/1943 còn nhớ: “Tôi là 1 sĩ quan tới bổ sung cho đại đội ngày 22/6/1944. Đại đội đã được rút khỏi mặt trận để nghỉ ngơi chút đỉnh trong thời gian tạm lắng. Những bộ óc thông minh trên Tập đoàn quân đã ước tính con số thương vong trên bãi Omaha là khoảng 50% nên đã chuẩn bị sẵn các toán quân bổ sung vơi số lượng là 14 người 1 toán. Mỗi toán có đủ lính súng trường, trung liên và xạ thủ súng máy. 1 trung đội gồm các toán quân như vậy sẽ được chia cho các đơn vị khác nhau, ngay trong quá trình đổ bộ. Họ được đưa tới để lấp vào những chỗ trống. Sau khi đã đổ bộ rồi toán của chúng tôi được chuyển đến cho Dagwood Red Charlie. Dagwood tức là trung đoàn 16 bộ binh, Red là tiểu đoàn 1 và Charlie chính là đại đội C.


    "Đại đội chúng tôi được cho nghỉ ở hậu tuyến sư đoàn 1, chỗ gần Caumont và đào công sự dọc theo những hàng rào cây đặc trưng cho vùng này của Pháp. Lần đầu tiên tôi gặp đại úy Victor H. Briggs là khi anh ta đang ngồi trong cái ghế 'tiện nghi' nhất khu vực, đó là ghế trước chiếc xe jeep, đôi chân dài gác thoải mái lên mui xe, miệng phì phèo thuốc lá. "Rất vui được gặp cậu, Beach ạ." anh ta nói rồi bắt tay tôi. "Chúng tôi đang cần quân bổ sung." Rồi chỉ vào cái can nước đặt dưới đất cạnh chiếc jeep nói "Uống cà phê nhé?" Không ai nghĩ bộ dạng tếu táo kia lại là của 1 con người rất kiên cường. Đại úy Briggs từng được thưởng 2 huân chương sao bạc khi chiến đấu tại Bắc Phi và Sicily, 1 huân chương chữ thập vì đã thu hút hỏa lực địch cho đại đội tiến lên.


    "Tôi được giao chỉ huy trung đội 1, bảo vệ bên sườn phải của đại đội. Trung sĩ nhất Floyd Newman, quê Seattle là trung đội phó cho tôi, anh từng là binh nhì hồi trung đội đổ bộ vào Oran (1 vùng thuộc Algeria. ND). Phụ tá cho anh là trung sĩ Jim Dyer, người vùng Indiana, cựu binh ở Bắc Phi và Sicily. Đại đội Charlie chỉ được nghỉ ít hôm rồi lại di chuyển lên chiếm lĩnh công sự thay cho 1 đại đội khác. Địa đoạn này rất yên tĩnh nên khó có thể hình dung được là quân Đức chỉ cách đó khoảng 300m."


    Dần dần Beach chơi thân với 1 trung úy thuộc trung đội khác là James Horace Wood, người Georgia, trước thuộc Thủy quân lục chiến. Dường như Wood lúc nào cũng trăn trở về thời kỳ Nội chiến. Beach vẫn nhớ: "Nếu có cơ hội hẳn cậu ấy sẽ về chiến đấu trong các trận đánh của tướng Lee thời Nội chiến." Caumont là 1 nơi rất thái bình nhưng Beach cùng đồng đội đều nhận thấy có gì đó lớn lao sắp xảy ra. Có tin Patton đang ở gần đó và sẽ vào chiếm Paris trung tuần tháng 7. Cuộc đột phá diễn ra ngày 26/7 với 15.000 tấn bom được thả xuống. Beach cùng trung đội đánh về hướng biên giới và đã có nhiều tổn thất.
    DepTraiDeu, gaume1, tonkin20076 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sang đến tháng 9 thì anh ghi nhận: "Chúng tôi đi qua 1 thị trấn nằm đối diện biên giới Đức rồi tiến sang đó vài cây số nữa. Trung sĩ David Fehrenbach là người đầu tiên trong sư đoàn 1 vượt biên giới tiến vào vùng rừng thuộc Aachen. Ngay sau đó chúng tôi đâm đầu vào 1 số lô cốt và chiến hào địch nhưng chúng ko có đủ quân chống giữ và đã đầu hàng sau 1 trận đánh ngắn ngủi. Chúng tôi còn tham dự thêm vài trận đấu súng nữa quanh vùng rừng Aachen và đã mất 4 người ở đó...Trong số 40 binh sĩ đã theo cùng tôi đi từ Caumont giờ chỉ còn lại có 10. Quân số trung đội tôi giảm xuống còn 12 người. Sau khi rút khỏi đó 1 hôm thì chúng tôi được nhận 16 lính bổ sung nâng số quân của trung đội lên 28. Đơn vị tiến về phía nam đến thành phố Stolberg, nhằm hướng đông nam của Aachen.


    Giờ thì mọi sự đã khác. Chúng tôi đang ở trên lãnh thổ đối phương. Chẳng còn những đám đông reo hò cỗ vũ mỗi khi chúng tôi tiến qua nữa. Phần lớn các ngôi làng đều treo cờ trắng. Rõ ràng là dân chúng chẳng hề chào đón chúng tôi nhưng cũng ko thấy ai ra chống cự. Dường như đối với họ cuộc chiến ko còn nữa. Tuy nhiên đám nhóc con thì vẫn huýt sáo chê bai mỗi khi chúng tôi tiến ngang."

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 16 bộ binh càng tiến sâu hơn nữa vào vùng rừng Aachen thì càng chịu nhiều thiệt hại. Quân Đức đã bắt sống Fehrenbach cùng tiểu đội của anh ta. Đại đội C bị mất 1 trung đội trưởng. Briggs chọn Wood qua thay cho người này và đưa Jake Lindsey lên làm trung đội phó. Thương vong tiếp tục tăng thêm trong các trận đánh giữ dội quanh Aachen khiến ko thể bổ sung kịp. Chẳng mấy quân số dưới quyền Beach từ 44 đã giảm xuống còn 15 người. Nhưng các hoạt động chiến đấu trong khu vực tiểu đoàn 1 cũng dần dần thuyên giảm.

    Trung đoàn 26 phái tiểu đoàn 1, được máy bay chi viện tiến lên định chọc thủng phòng tuyến Scharnhorst nhằm chiếm lấy mấy ngọn đồi nhìn xuống Aachen. Xe tăng cùng bộ binh cơ giới của sư đoàn 3 thiết giáp đang tìm cách đột phá bên sườn phải để chiếm vùng đất cao gần Stolberg, cách Aachen khoảng 3 dặm về phía đông. Đại tá William Lovelady, thuộc liên đoàn B đã gom tiểu đoàn 2, trung đoàn 33 bộ binh cơ giới cộng với đại đội trinh sát, 1 trung đội xe tăng, 1 trung đội công binh, 1 trung đội pháo tự hành chống tăng cùng 1 đại đội pháo tự hành M7 và 1 đơn vị sửa chữa thành Chiến đoàn Lovelady. Nó xuất phát từ Eupen, Bỉ khoảng giữa trưa rồi tiến theo hướng đông bắc đến Roetgen.

    Các đơn vị đi đầu của Lovelady tiến quân trên quãng đường lầy lội và đến trạm hải quan ko người quản lý trên biên giới Đức - Bỉ trước 3g chiều. Lovelady gọi về sở chỉ huy liên đoàn B báo tin mình đã vượt qua biên giới. Chuẩn tướng Truman E. Boudinot, liên đoàn trưởng, nói với điện đài viên của mình: "Bảo Lovelady là ông ta đã trở thành người nổi tiếng rồi đó! Hãy chúc mừng và nói ông ấy cứ đi tiếp!". Roetgen, 1 vùng đất nhỏ, đã lọt vào tay quân Mỹ hầu như ko có kháng cự. Đó là thị trấn đầu tiên của nước Đức bị quân đội Mỹ chiếm được trong chiến tranh TG II. Từ trên xe thiết giáp, những người lính làm nên lịch sử thấy những bộ mặt hoảng hốt lén vén rèm cửa nhìn ra khi họ tiến qua con phố chính. Từ Eupen chở đi, qua rất nhiều thôn, xóm, làng mạc, thị trấn...đâu đâu cũng thấy cờ trắng, phần lớn được làm từ vải trải giường, treo trên các ngôi nhà.

    Sang đầu bên kia thị trấn, đoàn xe gặp 1 hố bom lớn nằm giữa đường. Hàng hàng lớp lớp bẫy răng rồng nằm bên tay trái nên ko thể đi vòng qua hướng đó được. Cũng chẳng cách nào tránh sang bên phải vì phía này là đồi dốc đứng. Khi các binh sĩ xuống xe tới xem xét cái hố bom thì đại đội trưởng đã bị 1 phát đạn bắn tỉa hạ gục mở màn cho hàng tràng đạn bắn ra từ những nơi lính Đức đang nấp kín. Súng máy gắn trên xe tải, xe jeep, xe bọc thép chở quân bắn ầm ầm nhưng ko làm gì được chúng, pháo đi kèm cũng chẳng thể đánh bật được quân thù. Chiến đoàn Lovelady ko thể nhúc nhích gì được dù đã có lệnh tiến tiếp.

    Sư đoàn 3 thiết giáp cũng đã bị nếm những đòn khá đau ở những chỗ khác. Quân của liên đoàn A đụng phải pháo chống tăng được ngụy trang kín đáo khiến cho 3 xe tăng Shermanbị bắn hạ, cuộc tiến quân tạm thời bị đình lại. 1 công sự lớn được đào giữa đường, dựa vào vách đá gần đó kết hợp với hệ thống rào chắn kiên cố, mìn và bẫy răng rồng dày đặc cũng đã chặn đứng được mũi tiến quân của 1 liên đoàn khác.

    Để tiếp tục tiến, lính công binh của Lovelady lấy đất lấp hố bom nhưng nó nhanh chóng trở thành vũng lầy ko tài nào vượt qua nổi. Sau khi pháo binh nã đạn mở ra một lối đi qua đám răng rồng bên tay trái, các xe tăng liền cuộn xích tiến đến mục tiêu đầu tiên là làng Rott. Trên đường tiến, quân tấn công tiếp cận 8 cái boong ke, lô cốt. Cũng như mọi lần, nhúm quân Đức đồn trú trong đó lập tức bỏ chạy.

    Lính Mỹ tiếp tục đột phá qua lớp vỏ ngoài tương đối mỏng mảnh của phòng tuyến Scharnhorst và chĩa mũi dùi vào Rott. Thế nhưng tới đây họ đã vấp phải sự chống trả mạnh mẽ hơn. 1 xe tăng Panther, được pháo chống tăng yểm hộ đã khai hỏa. Chiến đoàn Lovelady nhanh chóng có 4 xe tăng Sherman cùng 1 xe half-track bị hạ. Do có quân số áp đảo, lính sư đoàn 3 thiết giáp rốt cục cũng đã buộc chiếc Panther kia phải im tiếng. Sau khi bị mất chiếc xe tăng, quân Đức đành rút lui. Quân tiến công đành dừng lại nghỉ đêm sau khi cây cầu bắc qua con suối gần Rott bị giật sập.

    Cách chiến đoàn Lovelady về phía bắc mấy dặm, 1 toán quân nhỏ do trung tá Roswell H. King chỉ huy đang tiến đến Schmidthof, 1 ngôi làng nằm ngay sau phòng tuyến Scharnhorst. Thế nhưng ở đó, phía sau dãy hàng rào răng rồng, là 1 hệ thống lô cốt dày đặc. Thêm vào đó, từ Schmidthof, kẻ thù có tầm quan sát rất tốt nên có thể gọi pháo và cối dập xuống đầu lính Mỹ. Toán quân của King, với chỉ 60 lính bộ binh, đã cố thử xông lên nhưng bị đòn đáp trả mạnh mẽ, đích đáng của quân Đức đánh bật ngay.
    DepTraiDeu, tekute1976, gaume13 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mũi tiến công thứ 3, được triển khai với xe tăng, pháo tự hành chống tăng và 1 tiểu đoàn bộ binh do đại tá Leander Doan chỉ huy nhắm vào các vị trí trên hướng tây bắc, gần hành lang Stolberg.

    Đạn cối địch rót xuống khiến cho lính công binh ko sao mở được 1 lối đi qua đám răng rồng đang ngăn trở chiến đoàn xe tăng của Doan. Khi bộ binh len qua được đám hàng rào bê tông thì lại bị hỏa lực súng máy địch nằm ngoài tầm yểm trợ của số thiết giáp đang bị mắc kẹt kia áp đảo.

    Đám xe tăng phát hiện ra 1 con đường lổn nhổn đất đá có thể giúp chúng vượt qua những dãy cột chống tăng bê tông. Cho 1 chiếc xe tăng phá mìn đi trước, cả đoàn xe tiến rất chậm vì sợ cán phải mìn. Đất mềm quá làm chiếc xe tăng phá mìn bị lún trong đất nhão, nhờ sự dũng cảm của tổ lái và tay trung đội trưởng, người đã đưa 2 xe tăng hạng trung Sherman lên cứu kéo, quân của Doan mới vượt qua đám răng rồng và ào ào xông lên tấn công những boong ke súng máy ấy. Tuy nhiên bộ binh bị kìm chặt nên ko thể nào theo bảo vệ cho thiết giáp. Lính Đức sử dụng những khẩu panzerfaust (súng chống tăng cá nhân bắn 1 phát rồi bỏ.ND) cực kỳ lợi hại bắn hỏng 4 xe tăng Mỹ. Quân tấn công còn gặp khó khăn hơn nữa khi 1 đơn vị pháo tự hành Đức, vốn dành để đối phó với mối đe dọa đến từ chiến đoàn Lovelady, vừa xuống tàu ở Aachen, đã được lệnh chuyển hướng đến, đối phó với quân của Doan. Chúng đến vừa kịp lúc và diệt thêm 1 số tăng Mỹ nữa. Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, chiến đoàn này đã mất 10 chiếc Sherman, chiếm 1 nửa biên chế của nó.

    Đơn vị chủ quản của chiến đoàn Doan là liên đoàn A đã tổ chức 1 lực lượng tiếp viện gồm 2 trung đội xe tăng và 1 tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 26. Các xạ thủ Đức nhanh chóng quay súng nhằm về lực lượng mới đến tăng cường này, tuy nhiên do trời tối nên cả xe tăng lẫn bộ binh chỉ bị thiệt hại nhẹ và vẫn tiến được đến nơi. Những loạt đại bác do thiết giáp khạc ra đã tiêu diệt và đánh tan các vị trí đối phương ở làng Nuetheim, ngay trước trường thành phía Tây. Chiến đoàn Doan sau đó đã dừng lại nghỉ qua đêm ở đây.

    Trừ thắng lợi nhỏ mà sư đoàn 3 thiết giáp vừa giành được, bộ binh đang tiến công gần Aachen lại chẳng đạt được thành công đáng kể nào. 2 tiểu đoàn của trung đoàn 16 đã phải giao chiến rất chật vật với những chốt chặn, chướng ngại vật cùng những đơn vị chặn hậu tài tình của Đức, những kẻ chỉ chịu rút lui sau khi bắt quân Mỹ đã phải trả giá đắt.

    Collins nhận thấy rằng, tuy Aachen quyến rũ thật, nhưng nếu cứ để quân của mình bị căng kéo, cuốn vào trận đánh từ nhà này sang nhà khác trong thành phố, thì sẽ mất đi cơ hội đánh chiếm Trường thành phía Tây. Nhiều năm sau ông đã nhận xét: "Đến lúc ấy thì chúng tôi cũng chẳng còn đủ đạn dược và nhiên liệu nữa. Nỗi băn khoăn lớn nhất hiện tại là nỗ lực chính sẽ dành để chọc thủng phòng tuyến Siegfried hay đánh chiếm Aachen đây?"

    "Tôi đã nói chuyện với thiếu tướng Huebner, tư lệnh sư đoàn 1, người luôn đòi đi trước để chiếm mấy quả đồi nhìn xuống thành phố." Khi từ mấy điểm cao nhìn xuống quan sát Aachen, Huebner đã nhận xét hẳn nó sẽ là "1 khúc xương khó gặm". Collins lệnh cho sư đoàn 3 thiết giáp, dưới quyền thiếu tướng Maurice Rose, dấn lên tiến đánh cả 2 chiến tuyến Scharnhorst và Schill, trong khi các sư đoàn 1 và 9 sẽ tiến quân bảo vệ 2 bên sườn. Dù vẫn tự tin là mình có thể đánh bạt bất kỳ mối đe dọa nào, Collins cũng phải thừa nhận những khó khăn trong công tác hậu cần mà Tập đoàn quân số 1 đang đối mặt. Qua đó có thể thấy rõ cuộc tiến công sẽ chẳng thể tiến được quá bờ tây sông Roer.

    Quân đoàn 7 bỏ qua Aachen, chĩa mũi dùi lên phía đông bắc đến thị trấn Stolberg cùng hành lang đi qua 2 tuyến phòng thủ Scharnhorst và Schill. Cùng lúc đó quân Mỹ cũng triển khai 1 hàng rào ngăn chặn quanh Aachen. Sư đoàn 1 được giao nhiệm vụ cô lập Aachen và bảo vệ sườn trái của sư đoàn 3 thiết giáp khi nó tiến đến Stolberg để chiếm lấy mục tiêu cuối cùng là Eschweiler. Kế hoạch mới này rất chú trọng đến sườn phải mũi công kích chủ yếu, đến Roer, hành lang Monschau, 1 cao nguyên rộng 4 dặm, dài 7 dặm trải rộng theo hướng đông bắc. Dải đất này nằm ngay giữa 1 vùng rừng rậm rạp có tên là rừng Huertgen. Trong khu vực ấy có rải rác 1 số thị trấn và làng mạc gồm Huertgen, Schmidt, Vossenack, Hamich, Kesternich. Những cái tên này sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc với các binh sĩ Mỹ.

    Collins chọn sư đoàn 9 bộ binh, 1 đơn vị kỳ cựu nữa của chiến dịch Bắc Phi dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Louis A. Craig, để bảo đảm an ninh cho hành lang Monschau và sườn phải của những đơn vị xe tăng, bộ binh cơ giới đang tiến đến hành lang Stolberg. Sư đoàn 9 cần phải khẩn trương tiến đến rừng Huertgen và hành lang Monschau trước. Tới nơi rồi thì sư 9 mới thực hiện nhiệm vụ khó khăn nhất là tiến vào rừng Huertgen rồi đi xa hơn nữa tới Düren, 1 thành phố trên bờ sông Roer.

    Tạm thời lúc này quân đoàn 5 chưa có hoạt động gì ngoại trừ đòn nghi binh do sư đoàn 5 thiết giáp thực hiện. Trong cuốn sử của sư đoàn có chép lại như sau: "Quân đoàn hạ lệnh phô diễn sức mạnh cho quân địch đang phòng thủ biên giới thấy. Vào lúc 3g chiều, tất cả trọng pháo cơ hữu của sư đoàn như là pháo binh, pháo tăng và đại bác của pháo tự hành chống tăng đều khạc đạn ầm ầm như sấm bắn cấp tập làm rung chuyển các công sự trên phòng tuyến Siegfried. Ko thấy quân Đức có phản ứng gì." Những chỉ thị cho quân đoàn 5 để tiến hành tấn công phối hợp với đơn vị bạn ở phía bắc đã đến trễ. Mãi cho đến tận tối hôm ấy thì sư đoàn 5 thiết giáp mới bắt đầu tấn công thật sự. Nhiệm vụ của nó là chiếm lấy vùng đất cao ở phía nam Mettendorf, nằm sâu trong đất Đức hơn 5 dặm đường.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sang ngày 14/9 thì chiến đoàn Lovelady bắt đầu tái tấn công và đã tiến được hơn 4 dặm tới gần con sông Vechte, nằm ở phía tây nam Stolberg. Đêm xuống, mặc dù quân Đức đã phá cầu, bộ binh cơ giới Mỹ, ko đếm xỉa gì đến súng cối bắn lẻ tẻ cùng những loạt đạn súng cá nhân vẫn lội xuống vùng nước nông vượt được sang bờ bên kia. Họ tóm được 1 khẩu pháo 88 ly do các pháo thủ Đức đã bỏ nó nấp trốn vì quá sợ. Sau đó công binh bắt đầu làm 1 cây cầu mới cho xe tăng chạy qua.

    Lính sư đoàn 3 thiết giáp chỉ phải tiến sâu thêm nữa là đi vào hệ thống công sự ghê gớm của tuyến Schill. May mắn thay , nơi họ đánh vào lại do 1 tiểu đoàn Landesschutzen (tức địa phương quân. ND) chống giữ, những đơn vị 'hạng 3' này cũng vội vã được đưa đến bố trí xen kẽ cùng lực lượng phòng thủ. Trước sức ép của đối phương, lính Đức bỏ vị trí ngay trong đêm. Khi những xe tăng Mỹ thận trọng vượt qua cây cầu mới dựng trên sông Vechte, họ ko hề bị bắn vì những lô cốt đã trống rỗng. Trong vòng có 1 tiếng đồng hồ, những xe tăng đi đầu đã đã ầm ầm lăn bánh vượt qua mấy boong ke cuối cùng của tuyến Schill. Chiến đoàn Lovelady vậy là đã chọc thủng cả 2 lớp phòng ngự của trường thành phía Tây. Mũi tiến công của Lovelady còn được chiến đoàn Mills hỗ trợ nữa. Thiếu tá Herbert Mills đã lên chỉ huy lực lượng này sau khi đại tá King bị thương. Địch quân ở Schmidthof, do thấy nguy cơ bị đánh bọc sườn đành phải rút lui và tạo điều kiện cho thiết giáp của Mills đột phá đến Scharnhorst với sức chống cự ko đáng kể. Nhưng khi đến sông Vechte, chiến đoàn Mills thay vì gặp địa phương quân ko có tinh thần chiến đấu, lại vấp phải 1 đơn vị thiết giáp địch có kỷ luật và rất quyết tâm. 4 xe tăng và pháo tự hành của đối phương đã đẩy lui quân Mỹ.

    Ở 1 nơi gần Aachen hơn, trung đoàn 16 bộ binh, sư đoàn 1, chỉ gặp sự kháng cự qua quít và cũng đã chọc thủng được tuyến Scharnhorst. Khi đã chiếm được vùng đất cao này thì sư đoàn đã bao vây được 3 mặt thành phố. Karl Wolf, sinh trưởng ở Wethersfield, Connecticut, là bạn cùng khóa với John Beach tại học viện West Point hè năm 1940. Wolf kể: "Tôi được học và rèn luyện rất kỹ về khả năng chỉ huy ở West Point, điều này rất có ích cho những năm chiến tranh sau đó. Ngoài ra học viện còn huấn luyện tôi trở thành 1 người cầu toàn, luôn kiểm tra kỹ mọi thứ và lập kế hoạch trước đến từng chi tiết nhỏ." Sau trận Trân Châu cảng, việc đào tạo ở West Point trở nên gấp rút và Wolf đã tốt nghiệp sau 3 năm học. "Chiến tranh đang ác liệt, có sự thôi thúc lớn trong các học viên là nên chọn về phi công hay vào bộ binh. Tôi bị rớt trong kỳ kiểm tra thị lực làm phi công nên đã quyết định sang bộ binh. Nếu như ko được nữa thì 2 chúng tôi sẽ xin gia nhập thủy quân lục chiến, thế nhưng việc vào bộ binh diễn ra rất êm thắm."

    Wolf học ở trường Bộ binh cơ bản trong 3 tháng rồi được điều về sư đoàn 76 bộ binh. "Tôi luôn cố xin được ra nước ngoài chiến đấu nhưng ko được. Về sư đoàn được 3 tháng thì tôi được thăng làm trung úy. Đến tháng 4 năm 1944 thì sư đoàn phải cho phần lớn sĩ quan ra nước ngoài để làm lực lượng bổ sung và thế là tôi đã đạt được ước nguyện."

    Khi đến Anh quốc ngày 15/5 thì Wolf được phân bổ về tiểu đoàn 3, trung đoàn 16 bộ binh, sư đoàn 1 và chuẩn bị đổ bộ lên bãi biển Omaha 3 tuần sau đó. Do đến quá trễ nên Wolf ko đủ thời giờ để nắm 1 đại đội súng trường, vì thế anh sẽ đổ bộ lên bãi biển trong đội hình ban tham mưu tiểu đoàn.

    Chiếc xuồng chở họ chạy len lỏi giữa những thanh giầm thép kết vào nhau hình chữ X được chế tạo để ngăn các phương tiện đổ bộ. Có mấy người phía trước Wolf đã bị súng máy Đức tiện ngã trong khi đang lội qua làn nước cao tới thắt lưng. Đến khi Wolf lên được tới bãi biển thì anh mới nhận thấy những binh sĩ xung quanh đều đeo phù hiệu của sư đoàn 29 bộ binh. Hải quân đã thả chiếc xuồng đổ bộ của anh xuống cách vị trí được chỉ định cả cây số.

    Do các sĩ quan cấp cao hơn đã chết hết nên Wolf đã gom khoảng chục binh sĩ và dẫn họ về đúng chỗ của mình. Trong chuyến đi anh đã chứng kiến tất cả những gì khủng khiếp nhất trong ngày D. 1 người lính chân bị róc thịt đến tận xương; cái xác khác thì chỉ còn nửa phần thân trên, nhiều người bị chết đuối do số trang bị nặng đến gần 30kg của họ và lính đi trên 1 xe half-track chẳng còn lại gì hết sau 1 tiếng nổ lớn. Sau đó Wolf tạm chỉ huy 1 đại đội súng trường rồi lại phải quay về ban tham mưu làm nhiệm vụ. Đến tháng 8 thì anh về làm đại đội phó đại đội K.

    Đơn vị cũng tham gia vào trận tiến công ngày 12-13 tháng 9 và đã tiến đến được phòng tuyến Siegfried. "Quân Đức phải hành quân từ Bỉ về nên ko đủ thì giờ tổ chức phòng ngự tại phòng tuyến Siegfried. Thậm chí có nhiều lô cốt còn ko có lính bên trong nữa. Sau đó trung đoàn tiến đến phía nam Aachen và rồi vấp phải những tên lính Đức cuồng tín đang cố thủ thành phố lớn đầu tiên của chúng trước 1 cuộc tiến công trên bộ. Bọn Đức sử dụng trọng pháo, súng cối và cả 1 sư đoàn mới đã được đưa tới để trấn thủ Aachen."

    Wolf kể tiếp: "Tiểu đoàn 1 của chúng tôi sau khi chiếm được Münsterbusch thì được lệnh tiến đến Stolberg. Vào lúc đó tiểu đoàn đã bị mất 300 người sau 5 ngày tác chiến. Stolberg hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn. Giao tranh diễn ra từ nhà này sang nhà khác. Chúng tôi lọt vào màn hỏa lực của địch quân. Hỏa lực này do các đài quan sát Đức bố trí ở đồi Crucifix và cầu Verlautenheide hiệu chỉnh. Thế là phải ngừng lại đào công sự trú ẩn."

    Có sư đoàn 1 bảo vệ bên sườn, liên đoàn A tái tấn công lên hướng đông bắc về hướng Eschweiler. 1 tiểu đoàn yếu kém khác của Đức bỏ boong ke tháo chạy và đồi 228, mục tiêu của xe tăng trên tuyến Schill dường như sắp thất thủ.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bất ngờ từ những vị trí ẩn nấp kín đáo, 1 đám pháo chống tăng Đức gầm lên phá hủy 6 chiếc xe tăng. Tướng Hickey, liên đoàn trưởng, gọi quân dự bị, trong đó có lính của trung đoàn 16 bộ binh lên. Sau 1 trận đấu pháo dữ dội, quân Mỹ đã đè bẹp được sự kháng cự. Xe tăng và bộ binh cơ giới của liên đoàn A tiến lên đến lớp cuối cùng của tuyến Chill.

    Trong ngày 15/9, đại để cuộc tiến công của Tập đoàn quân số 1 đã mở được 2 lối đi xuyên qua Trường thành phía Tây. Dù Hodges và Collins đều nhất trí ưu tiên trước nhất là phải chọc qua Stolberg-Eschweiler, còn Aachen sẽ tính sau họ vẫn cố tình che dấu ý đồ trên bằng cách pháo kích thường xuyên vào thành phố. Tướng Shack, tư lệnh Tập đoàn quân số 7 Đức, bị mắc bẫy nên đã ko chịu cho triển khai sư đoàn 116 xe tăng của tướng von Schwerin lên đối phó với nguy cơ trên hành lang Stolberg.

    Vào 4 ngày trước, khi cuộc trinh sát chiến đấu bắt đầu, Shack cứ đinh ninh rằng Aachen đang bị đe dọa cấp kỳ nên đã lệnh cho von Schwerin kéo sư đoàn xe tăng 116 với lực lượng thiếu hụt về để phản kích chống lại sư đoàn 1. Đơn vị này khi ấy đang nằm trong vùng rừng của Aachen, phía tây nam thành phố. Vạn bất đắc dĩ Von Schwerin đành phải chấp nhận việc Aachen sẽ trở thành chiến trường đã lúng túng cho quân lộn lại ngoại vi thành phố.

    Tại Aachen, von Schwerin phải đối mặt với người dân đang bị kích động, họ càng hoảng loạn hơn khi chính quyền dân sự đã vắng bóng. Đại diện dân chúng đã xin von Schwerin tổ chức 1 số nhân viên ra quản lý Aachen. Tuy nhiên,đã có lệnh trực tiếp của Adolf Hitler thông qua kênh quân sự chỉ thị thành phố phải được sơ tán ngay, dùng cả vũ lực nếu cần thiết. Trong khi viên tướng bắt tay vào việc thì đám Quốc Xã và cảnh sát đã ra đi từ trước nay lại quay về. Chúng phát giác ra lá thư đầu hàng mà von Schwerin viết và khăng khăng đòi đưa ông ra 'tòa án nhân dân' để xét xử.

    Von Schwerin nhất quyết từ chối. Ông tin tưởng vào những binh sĩ dưới quyền, đó là lực lượng có trang bị súng máy nấp trong 1 nhà trại, sẽ phát huy tác dụng khi trận đánh Aachen bắt đầu. Đến khi ông và thượng cấp biết quân Mỹ đã chuyển trọng tâm sang chỗ khác, thì Von Schwerin mới về bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 7 trình diện và giải thích cho hành động của mình. Thống chế Karl Rudolph Gerd von Rundstedt đã can thiệp để cho người sĩ quan dưới quyền chỉ phải đối mặt với tòa án quân sự chứ ko phải thành viên đảng Quốc xã. Hình phạt của Von Schwerin tương đối nhẹ, là về vườn, nhưng rồi cuối cùng ông lại được lên làm chỉ huy trưởng ở Ý.

    Đến ngày 16/9, quân đoàn 7 của Tập đoàn quân số 1 bắt đầu phát giác sự xuất hiện ko hề mong đợi của sư đoàn 12 bộ binh Wehrmacht sung sức, được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt. Ngày 17/9, khi sư đoàn 3 thiết giáp tái tiến công, họ đã đụng phải đơn vị mới đến này và lâm vào thế bế tắc. Tuy pháo binh Mỹ đã trút đạn xuống đầu lính sư đoàn 12 một cách không khoan nhượng, nhưng sư đoàn 3 thiết giáp cũng chẳng còn đủ sức để tấn công tiếp nữa.

    Phía nam quân đoàn 7, trên hướng biên giới giữa Luxembourg và Đức, sư đoàn 4 của quân đoàn 5, đơn vị chủ lực đã đổ bộ lên bãi biển Utah ngày D cũng đang tiến đánh Trường thành phía Tây. Thiếu úy George Wilson là sĩ quan bổ sung về cho, trung đội 2, đại đội E, trung đoàn 22 bộ binh. Wilson chưa bao giờ mơ đến việc được nắm 1 trung đội do cả TQLC lẫn hải quân đều ko chịu nhận anh vì mắt kém. Tuy nhiên khi đang đi học ở đại học bang Michigan thì anh bị gọi đi quân dịch. Lần này thì Lục quân dễ tính hơn. Thực tế là ngay khi vừa nhập ngũ anh đã lọt vào 1 nhóm được huấn luyện đặc biệt tạo nguồn cho trường sĩ quan (OCS).

    Sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan, Wilson làm sĩ quan huấn luyện 1 thời gian ngắn rồi về sư đoàn 86 bộ binh khi đơn vị này hành quân trong vùng đầm lầy, mưa lạnh, băng giá của bang Louisiana. Sau đó anh cùng những sĩ quan khác lên đường ra nước ngoài làm lực lượng bổ sung. Đến ngày 12/7, sau mấy tuần ở hậu phương nước Pháp thì Wilson lên xe tải đến bộ chỉ huy trung đoàn 22 bộ binh, đơn vị đầu tiên của sư đoàn 4 đổ bộ lên bãi Utah.

    Màn giới thiệu của Wilson với đại tá Charles T. “Buck” Lanham, trung đoàn trưởng, có vẻ ko tốt cho lắm: "Ông ta là 1 người nhỏ thó, rắn rỏi trông có vẻ khó tính, cục cằn làm chúng tôi sợ hết hồn ngay lập tức. Ông nói thẳng rằng quân Đức chống cự rất ngoan cố và thương vong đơn vị phải chịu rất cao. Ông chỉ cho chúng tôi biết cách vượt qua 1 cánh đồng có lính Đức trong công sự nấp sau các hàng rào cây như sau: 'Vì mấy cậu là sĩ quan nên tôi mong mấy cậu sẽ dẫn đầu lính tráng. Lính sẽ noi theo chỉ huy của mình nên tôi muốn các trung đội trưởng phải xông lên đầu tiên. Tổn thất có thể sẽ rất lớn nên phải vận dụng hết những kỹ năng mình có. Nếu mấy cậu sống sót sau trận đầu tiên thì tôi sẽ thăng chức cho. Chúc may mắn."

    May cho Wilson cùng những người mới đến khác là họ cũng từng có thời gian được hướng dẫn và thực hành kỹ thuật chế ngự hệ thống phòng thủ trong các hàng rào cây. Giống như John Beach, anh cũng đã được thử lửa sau trận oanh tạc đường không với qui mô lớn diễn ra ngày 25/7 gây chết chóc cho cả lính Đức lẫn quân Mỹ khi tiến hành đột phá khỏi vùng Normandy. Wilson viết: "Ngay phía tây Saint-Lô, chúng tôi đã bắt gặp 1 cảnh tượng khủng khiếp. Sức hủy diệt của hàng ngàn quả bom 500 cân Anh khiến cho mọi người đều trở nên mụ mị. Xác chết ko toàn vẹn của cả 2 phe nằm trộn lộn với nhau. Nhiều người còn bị đất lấp 1 nửa. Những còn bò to kềnh nằm chổng vó lên trời giữa đống người chết, xác xe, thiết bị cháy ngổn ngang khắp nơi... Khi có lệnh di chuyển, người tôi cứng đờ vị sợ hãi. Sau đó 1 lúc chẳng biết làm thế nào mà tôi thấy mình đang đi sau mấy cái xe tăng trong khi trung đội đã vượt lên trước. Dường như nó giống những khoảnh khắc đầu tiên của trận bóng. Càng đi thì càng cảm thấy thần xác dần hoàn hồn trở lại dù vẫn còn rất khiếp."
    DepTraiDeu, gaume1, gdviet6 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong ngày này, anh đã giết tên địch đầu tiên của mình sau khi phải đau xót chứng kiến nhiều lính dưới quyền bị thương vong; đó là 1 tay trung sĩ Đức đang cố thoát khỏi chiếc xe tăng cháy rực. Anh được thưởng huân chương sao bạc trong trận này. Đúng 1 tháng sau ngày chiến đấu đầu tiên, thiếu úy Wilson khoan thai bước trên những đường phố Paris đông nghịt và được người dân chào đón nhiệt liệt. Nhiều người còn khua những khẩu súng để chứng tỏ mình từng chống lại quân Đức nữa. Sau đó trung đoàn 22 lại tiếp tục truy kích, mỗi ngày nuốt 50-60 dặm trước sự chống cự yếu ớt của kẻ thù và tiến đến biên giới với phòng tuyến Siegfried cùng hệ thống công sự, lô cốt của nó.

    Wilson kể: "đại tá Lanham tin rằng cách nhanh nhất để kết thúc chiến tranh, cứu mạng được nhiều người chính là tiến công và tiến công. Ông ta cũng tin mọi binh sĩ trong trung đoàn 22 bộ binh cũng có cùng quan điểm giống mình và sẽ làm được nếu họ đồng lòng. Đối với Lanham thì phòng tuyến Siegfried là cơ hội chứ ko phải chướng ngại vật. Ông ta muốn trung đoàn mình sẽ là đơn vị quân Mỹ đầu tiên chọc thủng phòng tuyến ngay khi họ vượt qua được biên giới Đức. (theo những tài liệu chính thức thì vinh dự trên thuộc về cuộc thám sát của sư đoàn 5 thiết giáp.)

    Theo Wilson thì chiến thuật đúng đắn để vượt qua được các boong ke, vốn được thiết kế có thể hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ lẫn nhau, đòi hỏi phải được phối hợp rất chặt chẽ. "Điểm yếu nhất của các lô cốt chính là mặt sau chúng. Hỏa lực bắn chéo chi viện ko thể với tới chỗ đó được. Tất cả những gì có ở đó chỉ là vài lớp rào kẽm gai, và những khẩu súng trường, súng máy có thể chuyển đến những tuyến hào sau đó. Bí quyết ở đây là làm sao nhanh chóng lọt được ra phía sau lô cốt địch...

    "Xe tăng và pháo tự hành chống tăng sẽ tiến đến cách các lô cốt từ 200-500m, dùng hỏa lực đại bác chế áp đạn bắn ra từ các lỗ châu mai. Pháo binh cũng sẽ nã hàng trăm quả đạn xuống các mục tiêu đó. Vì sợ chết, lính Đức sẽ ko dám ngóc đầu lên và như chúng tôi hy vọng, chúng sẽ khó có thể chống cự 1 cách hiệu quả." Để yểm trợ tầm gần, ngay sát những lô cốt, thì lính bộ binh có 2 thứ vũ khí rất ghê gớm là súng phun lửa và bộc phá. 1 người lính sẽ sử dụng súng phun lửa với 1 chiếc xe tăng yểm hộ phía sau. Luồng lửa phun ra rất lớn tuy nhiên người lính phải vào sát mục tiêu chừng 10-20m. Nếu đến được đủ gần, thì anh ta có thể ghìm chặt quân địch và khiến chúng chết ngạt. Lửa cũng có thể thiêu cháy chúng.

    "Bộc phá thì gồm có 1 đoạn dây ngòi gắn với 12 cân Anh thuốc nổ TNT. Nếu tống được nó vào trong lô cốt, nó có thể giết hoặc làm quân bên trong bị choáng. Để dùng 2 loại vũ khí trên, các binh sĩ đều phải tiến vào rất gần. Đó là 1 việc rất nguy hiểm nhưng đáng làm. Mỗi thứ vũ khí tầm gần trên đều có thể tiêu diệt được lô cốt địch với điều kiện người sử dụng chúng ko bị ngỏm trước."

    Hôm 13 tháng 9, từ các vị trí xung quanh Saint-Vith, 1 thị trấn của Bỉ nằm trong vùng Ardennes, trung đoàn đã tiến công chọc thủng Trường thành phía Tây tiến đến 1 dãy đồi cách đó nửa dặm về phía đông gần Sellerich. Lanham tuyên bố rằng nếu cứ tiến công tiếp thì có thể đánh đến tận sông Rhine. Tuy nhiên tuyến tiếp vận kéo dài từ Cherbourg ở hậu phương ko thể đáp ứng nổi nhu cầu cho cỗ máy chiến tranh quân Đồng minh. Sau đó Wilson được biết sư đoàn 4 chỉ đủ xăng cho xe tiến thêm 5 dặm nữa và đạn dược hiện có chỉ còn đủ dùng trong 1 ngày. Có tin đồn là mọi thứ đã phải chuyển giao cho Tập đoàn quân số 3 của Patton nhưng thực ra thì cánh quân đó cũng đang rất 'đói' tiếp liệu.

    Dù Lanham rất tin tưởng vào thắng lợi, nhưng vẫn còn phải chiến đấu với quân Đức dài dài. Wilson cùng đơn vị chứng kiến cảnh 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn khác tiến chiếm Sellerich. "Thoạt đầu thì mọi việc đều đúng như phim ảnh, xe tăng cùng bộ binh trình diễn những màn đẹp mắt, quét sạch những 'túi' quân Đức trên đường tiến. Chúng tôi nghe thấy tiếng xe tăng ầm ầm di chuyển, đại liên trên xe bắn liên hồi và tiếng súng trường nổ khô khốc. Thậm chí còn nghe thấy tiếng binh sĩ reo hò tở mở khi xung phong nữa."

    Nhưng đột nhiên kẻ thù bỗng vùng lên mạnh mẽ. "Pháo và cối quân Đức, đang bắn rất yếu ớt vào lúc đó, bỗng dập mạnh xuống đầu bộ binh và xe tăng, khi họ vừa tiến đến gần 1 giao lộ. Chẳng có nơi nào để ẩn nấp trước trận pháo kích kinh hoàng; bọn Đức đã chấm sẵn phần tử và chỉ đợi quân Mỹ lọt vào đúng điểm đó. Xe tăng Mỹ quay đầu bỏ chạy về phía khu rừng để tránh bị tiêu diệt, lính bộ binh kinh hãi chẳng còn hàng ngũ gì nữa cố bám theo xe tăng. Đúng là 1 cuộc tháo chạy tán loạn. Rất nhiều thương binh, tử sĩ bị bỏ lại. Dù đứng ở khoảng cách an toàn chúng tôi vẫn thấy khiếp hãi. Lẽ ra chúng tôi mới là người phải chịu trận pháo đó."

    Tuy thế hôm sau tiểu đoàn vẫn tấn công, dù đại đội của anh chỉ biết dựa vào tấm bản đồ duy nhất in hồi năm 1914. Có lúc Wilson cùng đồng đội đã tập kích 1 trung đội địch. Chẳng biết do huấn luyện kém hoặc quá bất cẩn mà số lính này cứ túm tụm trong hầm để trú mưa, súng ống thì xếp bừa lên nhau cách đó 1 quãng. Đúng là 1 trận tàn sát.

    "Chẳng kịp ăn mừng gì ráo. Quả thực tôi còn chưa kịp báo cho đại úy Arthur Newcomb hay trung úy Mason biết thì bọn Đức đã phản kích ngay bằng 1 trung đội đầy đủ quân số. Hình như chúng nó ùa ra từ trong cánh rừng bên kia cánh đồng.

    "Tôi lập tức hạ lệnh cho lính dưới quyền lùi về bên này đường và nhảy xuống mương để nấp. Đám Jerry vừa xông đến vừa bắn, cứ chốc chốc chúng lại nằm xuống và xả đạn. Bọn tôi cũng cố hạ quân địch mỗi khi thấy chúng bật dậy nhào đến, nhưng mưa vẫn ko ngớt khiến tầm nhìn rất kém.
    DepTraiDeu, gaume1, filber703 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này