1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gdviet

    gdviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2012
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    36
    advancing on-line: có lẽ là thọc sâu, vu hồi.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Jordan cùng trung đội cũng dành ra 1 ít thời giờ để khám phá Schevenhutte. Đó là 1 thị trấn có hình chữ Y tọa lạc trong 1 thung lũng xung quanh là các quả đồi. Chân của chữ Y hướng thẳng đến Kleinhau, 1 ngôi làng nằm sâu trong vùng Huertgen. Nhánh bên phải của chữ Y dẫn tới Merberich, cách Düren chừng 4 dặm còn nhánh bên trái thì hướng thẳng về Gressenich. Schevenhutte cũng thuộc 1 phần trong hệ thống phòng thủ của địch. Nó có cái boongke bê tông cốt thép rất lớn đủ sức chứa cả 1 đại đội. Bên trong có cả điện thoại để liên lạc với các đơn vị Đức khác, trong đó có 1 toán đóng ở Westwall. Jordan nhớ lại: "Hẳn là đám trên chiếc xe jeep Đức kia chưa kịp báo tin cho ai cả vì cho đến tận 3 ngày sau, vẫn có những lính Đức đi phép ghé vào làng kiếm chác. Tiểu đoàn đã đưa 1 hạ sĩ nhất biết nói tiếng Đức tới trực điện thoại trong boongke. Nếu biết được vị trí bọn Đức đang tập trung đột xuất thì anh sẽ gọi pháo binh dập. Khi chúng gọi xe cứu thương đến thì pháo sẽ rót xuống những tuyến đường tiếp cận. Lúc bọn chúng cãi nhau xem ai phải chịu trách nhiệm việc này thì tay trung sĩ nói tiếng Đức sẽ đổ thêm dầu vào lửa. Anh ta diễn trò này được mấy ngày thì bọn địch mới phát hiện được."


    Trung đội của Jordan đã chiếm được thị trấn Schevenhutte, nằm ven bìa rừng Huertgen, và chỉ cách thành phố chiến lược Düren có 7 dặm nữa. Theo mô tả Jordan về những việc mà toán quân nhỏ của anh đã trải nghiệm thì họ đã tiến quân tương đối dễ dàng trong 3 ngày, chẳng những khác hẳn với những gì đã xảy đến với các đơn vị khác của sư đoàn 9 mà còn cho thấy đối phương đang rất bối rối chứ ko nắm sát địch như quân Mỹ.


    Ở những nơi khác cuộc tiến công của sư đoàn 9 đạt được rất ít kết quả. Lính trung đoàn 60, ở phía tây nam trung đoàn 47, đã chiếm được căn cứ Elsenborn. Đây là vị trí được thiết lập từ trước năm 1940, do lính Bỉ đồn trú, và cũng là 1 mục tiêu chính trong đòn đánh của trận Bulge sẽ diễn ra sau đó 3 tháng. Từ đây quân Mỹ định tiến lên 1 mỏm núi nằm giữa Hoefen và Alzen, 2 ngôi làng nằm giữa Trường thành phía Tây ở đông nam Monschau. Thế nhưng, địch trong các lô cốt tại đây chống trả rất dữ khiến tướng Craig phải điều quân đến tăng viện. Quân phòng ngự đã chặn đứng cuộc tiến công suốt 5 ngày. Đến khi có xe tăng lên chi viện thì lính Đức mới bị đánh bật và quân Mỹ mới chiếm được mỏm núi nằm giữa Hoefen và Alzen. Trung đoàn 39 bộ binh ở phía đông bắc Monschau thì lại húc đầu vào 1 cứ điểm rất mạnh trên phòng tuyến Scharnhorst. Những gì rồi sẽ phát triển thành 1 trận đánh đẫm máu đã được ghi lại trong báo cáo của trung tá R. H. Stumpf, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 và đại úy A. V. Danna, chỉ huy đại đội I, trung đoàn 39. 1 cuộc phỏng vấn Stumpf và Danna diễn ra 2 tháng sau trận tấn công tháng 9 đã cho hay: "Hầu hết sĩ quan và hạ sĩ quan cấp cao tham dự trận đánh ấy đều bị giết hoặc phải đưa đi tản thương."


    Bản báo cáo của 2 viên sĩ quan này trong ngày 14/9 có ghi: " Tiểu đoàn cho 2 đại đội lên các xe tăng còn đại đội thứ 3 cùng các đơn vị hỏa lực và tiểu đoàn bộ thì lên xe tải. Đêm hôm trước đã có 3 xe tải bị mắc lầy và đơn vị đang sắp hết xăng."


    "Khi tiến vào khu rừng Kozener Wald, đơn vị đã vấp phải lính bắn tỉa và 1 ổ súng máy địch. Tuy nhiên khi xe tăng bắn vào các hàng cây bên đường thì chúng bị diệt sạch. Ở chỗ đường nối 942234 thì các tiểu đoàn 1 và 2 rẽ ngoặt về hướng tây bắc tiến đến Roetgen, nhưng tiểu đoàn 3 vẫn tiến tiếp thêm 800m nữa về phía đông tới 1 con đường khác đi lên phía bắc và sẽ bắt tay với 2 tiểu đoàn kia khi họ từ Roetgen tiến sang hướng đông. Địch vẫn còn bám trên khúc đường này.


    "Khi vừa tiến tới gần con đường này thì tiểu đoàn 3 vấp phải rào cản đầu tiên của địch. Nó bao gồm 1 cánh cổng sắt khóa chặt chắn ngang đường ray và 1 số mìn. 1 trung đội thuộc trung đoàn công binh số 15 tăng phái cho tiểu đoàn đã tiến lên vô hiệu hóa số mìn trên, sau đó xe tăng xông đến húc đổ cánh cổng. Stumpf tung 1 tiểu đội làm nhiệm vụ cảnh giới bên sườn đoàn xe khi nó tiến đến Konzen. Đơn vị lại chạm địch và 2 bên tiến hành đọ súng khi mới vừa đi được 500m. Cuộc đấu súng này tuy ko phát triển trầm trọng thêm nữa nhưng đoàn quân cũng đã phải dừng lại cho đến 10g thì mới tiếp tục tiến về phía bắc được. "Khi số quân đi cuối chưa qua khỏi rào cản đầu tiên thì các đơn vị trên đầu lại vấp phải trở ngại khác. Lần này có nhiều cây bị đốn hạ nằm chắn đường nhưng ko thấy có mìn hoặc hỏa lực bảo vệ. Xe tăng tiến lên lấy dây cáp buộc vào thân cây rồi mới kéo chúng ra khỏi đường để phòng hờ địch có cài mìn dưới đám gỗ.


    "Đi thêm 500m nữa về phía bắc thì quân Mỹ lại bị chặn lại nữa. Cái hố lớn nằm giữa đường trước đống thân cây đã được chiếc xe tăng gắn càng ủi đất san phẳng. Stumpf gọi điện kêu công binh lên mở rộng đường trong khi xe tăng lo kéo gỗ dẹp qua bên."


    Tới đầu buổi chiều thì tiểu đoàn 3 đã vượt thêm qua 3 chướng ngại nữa và tiến đến ngã ba ở Fringhaus. Những tiểu đoàn anh em của nó, cũng từ hướng khác đến Fringhaus cùng lúc. Stumpf được giao thêm 1 nhiệm vụ nữa là theo tiểu đoàn 1 tiến đến thị trấn Lammersdorf và từ đó đi xa hơn về phía đông tới Rollesbroich, nằm ở phía bên kia phòng tuyến Scharnhorst.


    Theo chân 1 đại đội của tiểu đoàn 1 rẽ sang hướng bắc là đại đội K, tiểu đoàn 3. Họ có xe tăng yểm trợ và đã tiến qua trung tâm thị trấn Lammersdorf. Stumpf cho rằng quân Mỹ đã ko phát hiện được lính Đức đang kiểm soát 1 gò đất nằm phía bắc thị trấn nên trong báo cáo ông đã viết là đại đội K: "ko gặp sự chống trả nào khi đi vào trung tâm thị trấn, nhưng đến khi vừa rời khu dân cư và qua khỏi khúc đường cong thì lọt vào lưới lửa của súng cối và 1 pháo chống tăng 75mm địch. Các xe tăng đáp trả ngay và đã diệt được khẩu pháo chống tăng kia."


    Viên tiểu đoàn trưởng tung đại đội I vào trận. "đại đội K vận động lên trước, nương theo những ngôi nhà nằm rải rác dưới hỏa lực súng cối và pháo chống tăng địch. Nó tiến lên được 200m, mỗi trung đội đi 1 bên đường và đã gần đến chỗ hàng bẫy răng rồng. Tuy nhiên trời đã bắt đầu tối nên nó cũng chẳng cố đánh qua mà dừng lại tại chỗ để nghỉ đêm.


    "Trong lúc đó, 2 mũi tiến công của đại đội I từ đường lớn tiến song song về hướng đông bắc. Ý đồ là đại đội I sẽ từ phía bắc đi bọc sườn rồi vu hồi chiếm vị trí địch. Vừa mới rời khỏi xa lộ thì đại đội I đã địch bố trí trong các vị trí và lô cốt trước mặt xạ kích. Lần này địch chỉ dùng súng cá nhân. đại đội I chỉ tiến được ko quá 200m thì trời tối và cũng đành dừng lại để nghỉ đêm."
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Trong khi tiểu đoàn 3 tham gia tấn công thì sườn phải của nó bị bỏ trống nên rất dễ bị địch từ hướng đông nam tập kích. Do đó đại đội L được điều lên để làm 2 nhiệm vụ là vừa bảo vệ sườn phải vừa là lực lượng dự bị cho tiểu đoàn. đại đội L dàn quân theo 1 tuyến mỏng từ đường rày xe lửa ở phía tây đến chỗ con đường mòn nhỏ gần đám răng rồng bên hướng đông và bắt đầu bị đạn địch từ phía đông nam bắn đến.


    "Đến đêm thì toàn bộ tiểu đoàn đã được triển khai dưới làn đạn địch. Như thường lệ, các khẩu đội súng máy được điều về các đại đội còn súng cối thì bố trí ở phía sau. Phân đội xe tăng (section tổ chức thấp nhất trong lực lượng thiết giáp Mỹ, gồm có 2 xe. 2 phân đội tạo thành 1 trung đội. ND) đi cùng đại đội K khạc đạn vào vị trí quân địch trong khi phân đội xe tăng khác cùng 1 trung đội pháo tự hành chống tăng vẫn ở lại thị trấn để bảo vệ giao lộ. Pháo chống tăng được bố trí để bảo vệ chỗ sườn đông nam bị hở. đại đội L đã bắt đầu phải chịu đạn pháo tầm xa rót đến tuy nhiên các đại đội K và I thì vẫn chưa phải hứng chịu hỏa lực nào mạnh hơn cối 50 ly cả."


    Đến tảng sáng ngày thứ 3 thì địch quân tổ chức 1 đợt phản kích đánh vào đại đội I. Quân Mỹ đánh bật lính Đức rồi tiến lên theo 2 mũi dưới lằn đạn bắn ra từ các lô cốt. Xe tăng Mỹ nã đạn buộc các lô cốt Đức phải im tiếng để bộ binh tiến lên bao vây. Tuy chúng đã bị vô hiệu hóa nhưng đại đội I cũng chỉ tiến thêm được 300m, và hỏa lực súng cối, súng cá nhân của đối phương vẫn còn rất mạnh. đại đội K cũng tương tự như thế khi chỉ lấn thêm được chừng vài trăm mét.


    Đến hôm sau, ngày 16/9, lính Đức lại tổ chức phản kích mạnh vào đại đội I. Quân Đức bắt được 1 số binh sĩ và đã bao vây các vị trí tiền tiêu của Mỹ. Súng cối và lính Mỹ đã đẩy lui cố gắng tiến thêm nữa của địch. Sau đó, đại đội I được xe tăng lên giúp sức đã đảo ngược được tình thế và đánh tan quân địch. Khá nhiều lính đối phương đã bị bắt làm tù binh, tuy nhiên đại đội K 1 lần nữa cố hết sức mới giữ nổi vị trí dưới lằn đạn súng cá nhân và hỏa lực ngày càng chính xác của pháo binh địch. Đối phương vẫn chống cự quyết liệt. Các binh sĩ đại đội L đã dọn sạch mìn trên 1 lối đi qua các hàng rào răng rồng dưới màn khói ngụy trang. Thế nhưng khi đơn vị xe tăng vừa định tiến qua thì chiếc đầu tiên vấp mìn nổ tung. Đến đêm công binh Đức lại ra cài mìn lại. quân Mỹ lại phải mất cả ngày trời dùng mìn cố gắng phá hủy chiếc xe tăng bị diệt để mở lại lối đi.


    Sau khi chỉnh đốn, đại đội K lại tổ chức đột phá phòng tuyến Scharnhorst. Đại đội bị 1 lô cốt ghìm chặt tại 1 ngã 3 đường. Vậy mà trên sở chỉ huy dựa theo bản đồ cứ khăng khăng rằng ụ súng này nằm chỗ khác. Đại đội trưởng đại đội K mới quát vào điện đài: "Vứt mẹ cái ụ súng của anh đi. Nó đang bắn vào bọn tôi đây này."


    Một sự chi viện khác chính là đại đội I khi nó lần theo lối mòn dẫn đến cái lô cốt. Đơn vị này đang tiếp cận theo 1 hướng khác với đại đội K rồi bỗng nhận ra mình đang ở trên nóc hệ thống công sự này. Khi lính Mỹ đang gọi hàng thì từ dưới cửa phóng ra 1 quả lựu đạn bắn ra bằng súng trường. Lô cốt này dường như bất khả xâm phạm, lính Đức có thể bắn súng máy và súng trường từ sâu bên trong ra ngoài nhưng lựu đạn ném vào thì lại chẳng có tác dụng gì cả.


    1 tù binh do đại đội K bắt được đã đồng ý đến nói chuyện với các đồng đội của mình. Anh ta năn nỉ số lính bên trong hãy nghĩ tới vợ con mà ngừng chiến đấu. Bọn bên vẫn trong cự tuyệt. Từ đằng sau, ngoài tầm bắn của trong lô cốt, 1 chiếc xe tăng ủi đất tiến lên ủi đất từ trên nóc xuống bít hết nửa lối ra. Lính Đức được lệnh phải ra hàng trong 5 phút. Khi thời gian đã hết mà chẳng thấy có gì đáp lại, chiếc xe tăng đã bịt kín luôn lô cốt, chôn sống đám quân cố thủ.


    Những nhà kiến tạo nên Trường thành phía Tây đã rất sáng suốt khi nhận thấy rằng 1 cao nguyên nếu như thiếu rừng rậm làm chướng ngại sau biên giới như ở Lammersdorf sẽ là điạ hình rất có lợi cho quân tấn công. Do đó các kỹ sư quân sự đã khép chặt Trường thành phía Tây tại vùng lân cận Lammersdorf bằng rất nhiều công sự, lô cốt bê tông để bù đắp cho những gì mà tự nhiên đã bỏ qua. Khoảng từ 1200 đến 1500 binh sĩ, hầu hết được rút ra từ 1 trung đoàn huấn luyện, đã tới chốt giữ tại đây. Khi trung đoàn 39 từ Lammersdorf tiến đến, họ đã bị thứ hỏa lực chết người gồm cả súng cá nhân và súng cối trong các vị trí kiên cố 'chào đón'. Hỏa lực mãnh liệt này khiến cho lính Mỹ ko thể ngóc đầu dậy nổi. Đã có 1 loạt các cuộc vận động bên sườn cùng xe tăng và pháo tự hành cố mở đường để thọc đến Scharnhorst sau đó, tuy nhiên đối phương vẫn giữ được địa đoạn này của Trường thành phía Tây giữa Monschau và Lammersdorf, khiến cho sư đoàn 9 hoàn toàn bị hở sườn. Với tình hình này thì con đường kỳ vọng để vượt qua hành lang Monscha đến sông Roer vẫn còn xa vời lắm.


    Trong ngày đầu tiến công, nhìn chung tâm trạng của những người ở bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1 khá là vui vẻ. Sylvan cũng nói đến những thành công trong ngày 14 tháng 9. Ông viết: "Sư đoàn 1 chỉ còn cách Aachen chừng 3km nữa, và đã bao vây được 3 mặt thành phố này. Sư đoàn 3 thiết giáp cũng tiến được sang phía đông chừng 5 dặm. Mũi tiến công trong ngày của Sư đoàn 9 cũng có nhiều tiến triển, trung đoàn 47 của nó đã đột phá qua biên giới. Quân đoàn 5 tiến quân đúng theo kế hoạch, 1 số lô cốt địch ko có lính phòng thủ."


    Ông cũng nói đến sự tham gia của 2 sư đoàn quân Mỹ khác đánh vào Trường thành phía Tây: "sư đoàn 4 đã có những bước tiến tuyệt vời. Tiểu đoàn 2, trung đoàn 22 bộ binh của nó báo về đã vượt qua tất cả các công sự địch. Sư đoàn 28 bộ binh đã thọc sâu vào biên giới đến 6 dặm. Trung đoàn 112 tiến được khoảng chừng 3 dặm."
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đến khi đà tiến quân chậm lại, thương vong tăng cao thì Tập đoàn quân số 1 mới nhận được báo cáo đáng lo ngại của trung đoàn 16 bộ binh, sư đoàn 1. Họ báo là "quân Đức đang kéo đến theo 2 đường, dài đến 'ngút tấm mắt'. Lính Mỹ trên khắp tiền duyên đều nghe thấy tiếng xe cơ giới vọng đến. Tệ hơn, chiến đoàn Lovelady của sư đoàn 3 thiết giáp, trong lúc lẻn tiến lên đã bất ngờ chạm trán 1 lực lượng xe tăng và pháo tự hành đông hơn của địch. Họ nhanh chóng bị mất 7 xe tăng hạng trung, 1 pháo tự hành chống tăng và cả 1 xe cứu thương nữa. Đại tá Lovelady chỉ còn lại chừng chục chiếc Sherman khả dụng, chưa bằng 40% lực lượng lúc bình thường, được lệnh rút lui về nghỉ đêm. Cả 2 liên đoàn A và B của sư đoàn 3 thiết giáp cũng chẳng thể tiến xa hơn.


    Đến ngày 15/9 thì ghi chép của Sylvan đã cho thấy có điềm gở: "Theo báo cáo hôm nay của đại tá Benjamin “Monk” Dixon, dựa trên các thông tin tình báo mà ông có, thì quân Đức đã tung hết lực lượng ra nỗ lực ngăn ko cho quân Mỹ đột phá. Thông báo này dường như được đưa xuống các quân đoàn 1 rất chậm trễ... Tướng Hodges nhận thấy 3 sư đoàn đang bị căng kéo trên 1 chính diện quá rộng. Quân đoàn 20 của Tập đoàn quân số 3 bên sườn phải đang tiến rất chậm. Có vẻ như nó sẽ chẳng thể bao được bên phía sườn này."


    Lo ngại của Sylvan là rất nghiêm trọng khi mà cũng vào hôm ấy trung đoàn 47 đã bắt được 400 tù binh khi đột kích vào tuyến phòng ngự đầu tiên của Trường thành phía Tây. Đến hôm sau đơn vị này đã hoàn thành nhiệm vụ cấp thời của nó khi chọc thủng tuyến phòng ngự thứ nhì gần Schevenhutte.


    Đúng như dự kiến, nhu cầu tiếp vận giành cho chiến dịch Market Garden của Montgomery đã ảnh hưởng nặng nề đến Tập đoàn quân số 1. Sylvan cho biết là tướng Omar Bradley đã bay đến bộ tư lệnh Tập đoàn quân và ở lại rất lâu để hội ý với Hodges. "Trên thực tế việc tiếp tế cả về xăng dầu, đạn dược lẫn thực phẩm đều càng ngày càng trở nên bức thiết. Thậm chí chúng tôi đã phải thay đổi lập trường khi chấp nhận sự thật là trong tương lai gần đà tiến quân vào Đức sẽ bị chậm lại hoặc đình đốn." Trong nỗ lực tuyệt vọng để khắc phục sự thiếu hụt tướng Hodges đã xin tiếp tế khẩn cấp bằng đường không ít nhất là 3000 tấn đạn dược."


    Các chỉ huy chóp bu đều đổ thừa do thiếu tiếp tế và trong 1 chừng mực nào đó do lính Mỹ thiếu hăng hái khi vấp phải sức chống cự, nên họ mới thất bại trong việc đột phá tới sông Rhine. Do tất cả những bằng chứng đều cho thấy là Trường thành phía Tây được bảo vệ 1 cách khá lỏng lẻo với quân đồn trú chỉ là lính hạng 2 hay 3 - gồm toàn lính già yếu hoặc trẻ con, địa phương quân, dân vệ, tân binh đang trong thời kỳ huấn luyện, cùng 1 số lính văn phòng - các chỉ huy chóp bu khẳng định rằng lực lượng Mỹ hoàn toàn có khả năng đập tan Trường thành phía Tây và các lực lượng quanh đó để tiến đến sông Roer vì họ từng vượt qua được những công sự boong ke vững mạnh hơn nhiều trên các bãi biển Omaha và Utah trong ngày D. Tuy nhiên điểm khác biệt chính yếu ở đây chính là họ đang ở trên đất Đức.


    Khi quân đồng minh đổ bộ lên các bãi biển Normandy ,họ cũng đã từng phải giáp mặt với những boong ke, lô cốt bằng bê tông cốt thép to lớn giống như trên Trường thành phía Tây. Tuy nhiên ngoài khơi họ lại có các chiến hạm của hải quân với những giàn pháo cỡ nòng từ 127-406 ly bắn ra những quả đạn nặng đến cả tấn và đã phá tan nhiều lô cốt, boong ke như thế trên bãi biển. Tập đoàn quân số 1 thì ko thể gọi chiến hạm đến oanh kích và cũng chẳng thể nào hướng dẫn không quân bỏ bom vào các mục tiêu được che dấu tài tình trong rừng rậm 1 cách chính xác được. Sự kiên cố của Trường thành phía Tây khiến cho ngay cả những 'Jabo' đáng sợ, từ mà quân Đức gọi loại máy bay khu trục P-47, từng đập nát hàng ngũ, xe cộ của họ trong chiến dịch xuyên nước Pháp, cũng phải bó tay. George Wilson, thuộc trung đoàn 22, sư đoàn 4 đã viết: "1 hôm chúng tôi nghe nói là các máy bay P-47 sẽ tới bỏ bom đám boong ke, lô cốt ngoài tiền duyên. Vì chỗ đó cách chúng tôi gần nửa dặm nên mấy đứa chúng tôi cuốc bộ xuyên rừng và tới 1 nhà trại cũ mà chúng tôi đã thấy khi đi tuần đêm để xem cho rõ.


    "Đám tôi leo lên núp sau mái nhà, thò đầu lên xem. 'Khán đài' trải dài trên 1 đường thẳng chừng 50m. Thật là 1 sô diễn hoành tráng!. Chúng tôi ngây người ra xem những chiếc P-47 bay đến ở độ cao 3000 ngàn mét. Thế rồi từng chiếc một, nghiêng cánh bổ nhào thẳng xuống đám boong ke.


    "Động cơ máy bay nghe ầm ầm như sấm khi chúng chúi mũi xuống mặt đất. Tim như muốn ngừng đập, tôi nín thở đợi tới lúc chúng bổ nhào xong và kéo lên.


    "Nhìn cứ như họ định tự sát vậy. Họ cắt bom từ cự ly chỉ cách đất vài trăm mét. Những trái bom rơi xuống trúng những boong ke có nóc bên tông cốt thép dày đến hơn 2m. Theo quan sát của chúng tôi thì chúng chẳng suy chuyển gì hết. Nóc ko bị sập, tường cũng chẳng thấy nứt lớn. Có lẽ đám lính Đức trong đó chắc phải nhức đầu kinh lắm nhưng bên ngoài thì chả thấy gì. Tất cả chỉ là đám mây bụi bốc lên mù mịt."


    Dù lính Mỹ đã được huấn luyện kỹ về đánh cận chiến nhưng họ vẫn còn rất lơ mơ trong kỹ thuật áp sát và tiêu diệt 1 lô cốt. Súng bazooka là 1 vũ khí lợi hại, nhưng người lính cần vào đủ gần để có thể bắn đạn trúng vào lỗ châu mai của nó. Ko giống như TQLC ở nam Thái Bình Dương rất thích dùng súng phun lửa, thứ vũ khí được các chuyên gia quân khí tình cờ phát triển và rất rất hữu hiệu trong việc chống lại boongke quân Nhật, lính Mỹ ở châu Âu lại chẳng được cung cấp dồi dào loại vũ khí này. Lính sư đoàn 9 còn cho rằng súng phun lửa rất vô dụng khi tấn công các lô cốt trên phòng tuyến Siegfried. Tường dày quá đã cản hết sức nóng của súng phun lửa.


    Do những phương pháp bình thường để tiến đánh boong ke, lô cốt bê tông ko có kết quả, nên tiểu đoàn 15 công binh, sư đoàn 9 đã thử nghiệm nhiều cách đánh khác rồi cuối cùng thì kết luận là kỹ thuật đánh tốt nhất là từ trên nóc đánh xuống. Công binh Mỹ dùng những quả mìn "tổ ong" (“beehive” charges, loại mìn chống bộ binh có 3 chân. ND)tịch thu được của địch thổi bay lớp đất dày 1,5m phủ trên nóc các cấu trúc đó rồi sau đó buộc 4 quả mìn "tổ ong" lại và cứ thế đánh hàng chục lần để khoét ra 1 lỗ sâu chừng 80cm trên mặt bê tông. Sau đó tống xuống cả trăm kg thuốc nổ TNT nữa. Những chấn động kinh khủng sẽ khiến đối phương phải đầu hàng.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tuy nhiên để làm được như thế thì các binh sĩ phải tiếp cận gần đến độ trèo được lên nóc boong ke địch. Nhưng hỏa lực bắn ra từ xe tăng, lính bắn tỉa hay những boong ke sẽ ngăn cản mọi nỗ lực định áp sát của họ. Thêm nữa đến lúc triển khai thì mới thấy là binh lính, thiết giáp gặp phải nhiều khó khăn hơn dự tính khi phải cơ động trong những khu rừng cây cối rậm rạp. Những cây cầu bị phá sập luôn tạo ra tình trạng tắc nghẽn khiến nhịp độ tiến quân thêm chậm trễ. Những con đường được vẽ trên bản đồ trong thực tế lại thường chỉ là các đường đất nhỏ hẹp, ko thể chịu nổi sức tải nặng dù chẳng hề bị địch pháo kích.









    4


    BỊ CHẶN LẠI



    Sau khi bên tấn công đánh vào rừng chưa được 1 tuần thì quân Đức bắt đầu ngày càng gây cho họ nhiểu tổn thất. Mặc dù trung đội do Chester Jordan chỉ huy khi tiến vào Schevenhutte chỉ gặp phải sự chống cự yếu ớt, nó sẽ sớm được đối mặt với 1 kẻ địch giờ đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.

    Jordan nhớ lại: "Chẳng còn được la cà ngoài quán kiếm bia uống nữa. Bọn tôi đã được điều đến Gressenich. Thoạt đầu chúng tôi định đi trên lối mòn nhưng do trời tối quá nên đành phải xuống đi trên đường. 2 bên đường là những hàng cây thẳng thớm và chúng tôi cứ tiến băng băng. Thốt nhiên hình như chúng tôi lọt vào nơi đóng quân của bọn Đức. Có những tiếng cười, tiếng chẻ củi, tiếng kim loại khua lẻng xẻng và tệ hơn cả là tiếng sủa cả 1 bầy chó. Tôi khẽ gọi điện về báo đại đội thì họ bảo "Ở nguyên vị trí." Đó chẳng phải là điều tôi muốn nghe tí nào.

    "Tôi bảo lính tản ra và nếu có đào công sự thì đừng gây ra tiếng động. Tôi nói điện đài viên tắt máy vì ko muốn làm ồn. Chúng tôi nằm đó nghe tiếng bọn Đức nói chuyện và lo sợ nghĩ đến lúc bị bầy chó khốn kiếp kia phát hiện ra. Lẽ ra chúng tôi phải gặp chúng ở Düren mới đúng.

    "Chúng tôi cố gắng hòa mình vào lòng đất. Ở con đường bên dưới 1 đơn vị lính Đức hành quân rầm rập về hướng Schevenhutte. Chúa ơi sao bọn khốn lại hát khi sắp vào trận cơ chứ? Nhưng ko nghe thấy tiếng súng nổ. Hẳn là chúng đang tiến vào để chốt giữ các lô cốt. Bọn tôi đã trải qua 1 đêm đầy khiếp hãi.

    "Hôm sau khi trời vừa sáng (vào giữa trưa rừng vẫn chỉ sáng nhờ nhờ), tôi thấy toàn trung đội đang nằm trong 1 vòng tròn có đường kính chỉ chừng chục mét - chỉ cần 1 quả đạn cối rơi trúng là toi cả nút. Tôi gọi về đại đội thì họ vẫn bảo phải ở nguyên đó chờ lệnh và sẽ chẳng có gì mà 'hốc' đâu.

    "Tôi bảo lính tản ra để đỡ bị chết chùm. Cố đào cho thật êm. Nhưng đất ko chỉ toàn đá mà còn rất nhiều rễ cây nên chẳng tài nào đào nổi. Thậm chí tôi còn chẳng thèm thử đào nữa. Do vị trí này ko thể cố thủ được nên tốt nhất là làm sao đừng bị tiến công.

    Trung đội bị chia cắt tiếp tục nằm nghe tiếng lính Đức hoạt động gần đó. Jordan kể: "Thứ đồ ăn duy nhất tôi có trong túi là 1 thanh khẩu phần D. Nó chính là dạng trái cây ép khô. Khi tôi ăn thì thấy nó có vị giống như là chuối. Thế cũng đủ ngăn cơn đói cho đến tận tối. Nhưng đến tối thì bụng tôi lại cồn cào ngay. Tôi lại cắn thêm 1 miếng rồi bỏ vào trong ba lô. Bụng giờ đã thấy đỡ hơn.

    "Suốt đêm tôi toàn nằm mơ thấy được ăn. Được nếm lại những miếng bít tết mình từng thưởng thức. Đầu tôi cũng hiện ra cả bơ đậu phộng nữa, hẳn đó là hồi còn ở nhà. Trong quân ngũ hình như chẳng bao giờ thấy bơ đậu phộng cả. Thậm chí cái đói còn đẩy nỗi sợ xuống hàng thứ yếu tuy nhiên tôi ko cắn thêm 1 miếng khẩu phần D nào nữa.

    Qua ngày thứ nhì, Jordan và lính dưới quyền vẫn ở nguyên tại vị trí; rủ rỉ nói chuyện trong cơn đói đang hành hạ. Trời vừa sắp tối thì có tin mừng là đại đội đã cho đơn vị rút về đào công sự trên sống núi nhìn xuống thị trấn. Giữa họ và Schevenhutte, giờ do các đơn vị khác trong tiểu đoàn trấn thủ, là 1 vùng trắng nằm dưới tầm hỏa lực đối phương.

    "Để tiếp tế đạn dược, thực phẩm, chúng tôi phải cử những tổ vượt qua vùng trắng vào ban đêm. Thỉnh thoảng bọn Đức cũng rình đợi họ. Sau 3 ngày đầu tiên thì các trung đội khác bắt đầu phải hứng chịu hàng loạt các cuộc tập kích đêm. Đôi khi quân Đức cũng thọc tới tận thị trấn nhưng rồi đành phải tháo lui với tổn thất nặng nề. Sáng sáng chúng tôi lại chất xác địch lên xe tải như chất củi chở đi nơi khác. Quả đồi chúng tôi đang đóng ko dễ tấn công tí nào và nếu chúng nó muốn chiếm Schevenhutte thì phải bứng được bọn tôi trước đã.

    "Các tiểu đội trưởng phải luân phiên thực hiện cái nhiệm vụ nguy hiểm, đáng ghét là tiếp tế cho đơn vị khi đêm đến. Có 1 đêm, ở trong thung lũng, họ đã đụng phải súng máy của bọn Đức bắn với độ chính xác ghê người. Người tiểu đội trưởng và 1 binh sĩ đã bị thương. Bọn họ kể lại lúc đưa tay tiểu đội trưởng lên xe cứu thương thì hắn ta tuôn ra những lời tục tĩu chửi bới và trù ẻo đủ điều đến tận tông ti họ hàng tôi...

    "Sau 1 tuần liên tục tấn công, bọn Đức nhận ra chúng ko còn đủ sức để tiếp tục nữa. Do đó chúng chuyển sang bao vây. Trung đội bị đánh mạnh nhất ở mặt nam muốn được chuyển sang 1 khu vục yên tĩnh, do đó chúng tôi bắt đầu đổi chỗ. Việc thay quân diễn ra trong đêm tối và tuy đã ở vùng này suốt 2 tháng, tôi ko bao giờ vào lại thị trấn này nữa. Do chưa bao giờ đến sở chỉ huy đại đội nên tôi cũng chẳng biết nó ở đâu cả. Chỉ cần cậu lính liên lạc biết là đủ rồi. Thậm chí tôi cũng chẳng còn nhớ được tên tay đại đội trưởng là gì nữa."
    DepTraiDeu, Khucthuydu2tonkin2007 thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Có ai biết cái powder bags để lắp vào đạn cối khi bắn là gì ko?...liều phóng hả mấy bác? chỉ giúp e với...thanks nhìu.
  7. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    đúng rồi bác à
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cho E hỏi thêm câu này về địa hình cái...ridge là sống núi nhưng còn draw thì là cái gì trên núi nhỉ?...thanks
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Như Jordan cho biết, việc trung đoàn 47 thọc vào khá sâu đã khiến đối phương phản ứng giận dữ và có thể thấy rõ khu vực sườn bên trái kéo dài đến tận hành lang Stolberg là khu vực dễ bị tổn thương nhất khi địch tiến công. Sư đoàn 1 và sư đoàn 3 thiết giáp đang rất nỗ lực đột phá qua phòng tuyến Schill để nắn thẳng trận tuyến của quân Mỹ.

    Nhưng trước hết bộ binh và thiết giáp cần phải phá được thế ngăn cách họ đã. Trong thành phần Liên đoàn dự bị thuộc sư đoàn 3 thiết giáp có tiểu đoàn 1 bộ binh dưới quyền thiếu tá Francis Adams và 1 tiểu đoàn xe tăng do trung tá William Hogan chỉ huy. Họ hợp lại thành 1 chiến đoàn với nhiệm vụ quét sạch những ổ phòng ngự trên tuyến Schill để quân đoàn 7 có thể bắt tay với các đơn vị của sư đoàn 9.

    Chiến đoàn Adams-Hogan sẽ tiến lên đánh vào trận địa phòng ngự địch ở Mossback, phía đông nam Stolberg. Khi vừa biết tin 1 lực lượng bộ binh cơ giới vừa bị đánh bật và mắc kẹt trên quả đồi ở làng Weissenburg, cách thị trấn Diepenlinchen 1 dặm bởi 1 cuộc phản kích mạnh mẽ, Liên đoàn dự bị liền lệnh nó điều 1 đại đội bộ binh lên tiếp cứu số quân bị vây. đại đội C dưới quyền đại úy Allan B. Ferry, được 1 trung độ xe tăng yểm trợ sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

    Toán quân của Ferry đã vấp phải 1 cơn bão lửa của lính Đức bảo vệ Diepenlinchen. Ferry đành phải rút quân khi trời tối. Lợi dụng bóng đêm, anh cho tổ chức tiềm nhập. Nhằm tránh gây tiếng động, Ferry để xe tăng ở lại rồi cùng số lính bộ binh mò lên theo 1 con dốc đá và vượt qua đó trước khi mặt trời mọc.

    Khi đoàn quân gần đến Weissenburg, sương mù buổi sáng đã tan bớt lộ ra 1 đại đội đầy đủ của Đức đang đang theo lối mòn tiến thẳng xuống chỗ lính Mỹ. Ferry lập tức cho rút lui chiến thuật vì quân địch đang có lợi thế từ trên cao đánh xuống. Số lính đi đầu đang chuẩn bị yểm hộ cho quá trình lui binh thì bất ngờ từ 1 khu khai thác mỏ họ vừa đi qua trước đó, đạn pháo, cối và đại liên nã tới tấp vào quân Mỹ. Ferry truyền lệnh tiếp tục cho quân rút lui nhưng chính anh cùng 1 số đồng đội đi đằng sau đã ko thoát được và phải đầu hàng. Hầu hết những người còn lại đều chạy về Diepenlinchen trốn nhưng vẫn nhất quyết ko chịu kéo cờ trắng dù bị lính Đức đang kiểm soát ở đây ép mạnh.

    Hogan và Adams lập tức tiến công trở lại. Họ dự định đánh chiếm Diepenlinchen theo 2 mũi. Được pháo binh và súng cối chi viện, họ giành giật từng căn nhà với lính Đức, đuổi chúng đi và bắt được 49 tù binh. Trong trận đánh ác liệt 1 phân đội súng cối 81mm đã bắt hết sạch đạn. Yêu cầu tiếp tế khẩn cấp đã được chuyển qua hệ thống chỉ huy và rồi từ Paris cách đó 200 dặm, 1 xe tải chở đạn qúy báu đã được điều đến vào hôm sau.

    Chiến thắng này ko làm đối thủ giảm quyết tâm. Ngày hôm sau, 1 đại đội của Liên đoàn dự bị tấn công vào khu nhà máy ở phía bắc Diepenlinchen, 2 bên giao chiến quyết liệt giữa những đống đá và nhà xưởng đổ nát. Thiếu tá Adams đã phải điện xin trung đoàn trưởng "Tiểu đoàn tôi đề nghị được rút ra để tái bổ sung và tiếp tế. Đơn vị của tôi đã bị tổn thất nặng. Từ 2 hôm nay nhiều binh lính đã kiệt sức vì chiến đấu quá căng thẳng. Cho tới sáng thì lực lượng còn chiến đấu được của tôi là: đại đội A 99 người, đại đội B - 91, đại đội C - 62, đại đội D - 86." Ông ta chỉ còn chưa tới 50% theo số quân tiêu chuẩn.

    Adams tiếp tục: "Hôm nay tôi vẫn tiếp tục tấn công dù mục tiêu rất khó đánh. Dự tính sẽ phải chịu thương vong nặng. Với tốc độ như thế này, đơn vị sẽ nhanh chóng bị mất khả năng chiến đấu. Tôi muốn rút ra để chỉnh đốn lại tiểu đoàn."

    Lời khẩn cầu của ông đã ko được đáp ứng. Trung tá Hogan, chỉ huy chiến đoàn đã lệnh cho đại đội A kết hợp với 1 đại đội xe tăng tập kích Weissenburg. Khi quân tấn công vừa ra khỏi rừng tiến ra khu đất trống cạnh ngôi làng thì hỏa lực địch đã chụp ngay xuống đầu họ. Hogan sau này kể lại: "Tôi chưa bao giờ thấy pháo binh Đức nã cấp tập như thế." Bộ binh và thiết giáp vội rút chạy vào nấp trong rừng, nơi tương đối an toàn.

    Không nản chí, chuẩn tướng Truman E. Boudinot, chỉ huy Liên đoàn B, lệnh cho chiến đoàn đánh vào Weissenburg từ hướng khác. Hogan lưỡng lự có ý từ chối bảo rằng mình đã tổ chức trinh sát và thấy đất quá mềm dưới sức nặng của xe tăng. Boudinot gạt phăng nỗi lo của thuộc cấp và lệnh cho ông này phải thi hành.

    62 binh sĩ còn lại của đại đội C, dưới quyền đại úy Ferry, người bị bắt trong nỗ lực đầu tiến nhằm chiếm Weissenburg, đã được triển khai theo lệnh của Hogan. Số lính này cùng 4 xe tăng đi kèm bị đạn pháo 'đón tiếp' dữ dội. Bộ binh liền tháo lui nhưng những chiếc tăng Shermans, đúng như Hogan từng lo sợ, đã mắc lầy. Các tổ lái đành phải bỏ những cỗ xe tăng vô dụng lại.

    Boudinot ko chịu thua. Ông tổ chức pháo bắn chuẩn bị cho 1 đợt tấn công khác. Trong khi lính tiểu đoàn 1 tập kết ở bìa rừng thì tất cả trọng pháo cùa quân đoàn 7 đều khai hỏa. Rủi thay, nhiều loạt đạn bị hụt tầm rơi xuống làm cây đổ ào ào lên đầu lính đại đội A, khiến họ phải chạy chối chết tìm nơi ẩn nấp.

    Pháo tạm ngưng để các tiền sát viên tiến hành hiệu chỉnh đúng cự ly thích hợp. Sau nửa tiếng tạm nghỉ, pháo lại rót xuống và màn trình diễn tệ hại lại tiếp tục. Đạn pháo cứ rơi trùm xuống quân Mỹ khiến họ phải nháo nhào tìm chỗ trốn. Hình như chẳng hề hay biết những gì đang xảy ra cho bộ binh, xe tăng cứ ầm ầm xông lên đúng theo kế hoạch trước đó. 1 loạt đại bác đã nã trúng 2 chiếc tăng. Chiếc thứ 3 thì bị súng chống tăng vác vai panzerfaust tiêu diệt. Ko có bộ binh bảo vệ, đám xe tăng đành tháo lui.
    DepTraiDeu, gdviet, Khucthuydu24 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Truyện hay quá.Hy vọng có nhiều truyện thể loại này.Cám ơn Bác rất nhiều

Chia sẻ trang này