1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHU RỪNG ĐẪM MÁU. TRẬN HURTGEN 9/1944 - 1/1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 04/05/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Franklin (người lính còn lại của đài quan sát) cùng Peña chạy đến chỗ căn nhà đang bị pháo dập. "Tôi cùng Franklin cẩn thận tới bên mấy cửa sổ chờ pháo hiệu bắn. Điện thoại ko làm việc - tôi đã quên kiểm tra dây. Nếu quay lại thì rất có thể vào đúng lúc pháo hiệu bắn. Thời gian qui định đã tôi qua xong chẳng thấy pháo hiệu đâu cả. Tôi ko thân với Franklin, nhưng biết cậu ta chẳng hề sợ hãi. Thình lình 1 quả đạn pháo lao tới trúng vào phần còn lại của ngôi nhà. Franklin còn chế nhạo việc bọn Đức đi phá tài sản của chính chúng. Lát sau lại có tiếng hú rồi đạn đáp xuống phía trước ngôi nhà. 2 chúng tôi vẫn bám trụ, tin tưởng vào mấy bức tường đá dày của ngôi nhà.

    "Chúng tôi nói chuyện tình hình với nhau - ổ súng máy đang bắn tạch tạch phía đối diện vẫn còn hoạt động. Như vậy là quân ta vẫn chưa tới được chỗ đó. Nhưng sao chẳng thấy pháo hiệu đâu cả? Chúng tôi đã quá quan trọng hóa về cái tín hiệu này." Sau khi ước chừng 1 tiếng đồng hồ đã trôi qua, Peña quyết định quanh lại vị trí xưởng cưa điều cậu lính khác lên ở cùng với Franklin.

    "Đại úy Dulac vừa đến xưởng cưa. Anh mới từ khu vực trung đội 1 về. Trung đội đang tiến thì bị 1 hàng rào kẽm gai và 1 bãi mìn đặt dưới tầm kiểm soát của súng máy chặn lại. Nhưng thực ra số lượng hàng rào và bãi mìn ở chỗ đó còn nhiều hơn rất nhiều.

    "Dulac nói mình muốn tới chỗ các trung đội 2 và 3 phía bên tay trái. Tôi bảo anh đi theo con đường phía sau vì súng máy địch đang khống chế vùng đất trống mà anh định băng qua. Dulac chẳng nói chẳng rằng bỏ ngoài tai lời khuyến cáo. Anh đi cùng với thượng sĩ nhất ‘Pop’ Johnstone và trung sĩ thông tin Dallas Elwood. Cả 3 người ung dung bước ra ngoài chỗ trống.

    "Đi được nửa chừng thì khẩu súng máy khạc 1 tràng đạn. Cả 3 đều nằm rạp xuống đất. Ai đó đã bị bắn trúng. 2 người kia giúp anh quay lại xưởng cưa. Người bị đạn chính là đại úy Dulac. Johnstone cùng Elwood, mỗi người 1 bên kéo anh đi. Đến xưởng cưa, họ đặt anh xuống đất, rồi cậu lính cứu thương của chúng tôi tới cởi giầy của Dulac ra rồi cười nói: "Anh vừa nhận được vết thương đáng giá 1 triệu đô la đó, đại úy Dulac ạ. (đây là tiếng lóng chỉ 1 vết thương đủ nặng đề về nhà nhưng ko gây tử vong hay tàn phế. ND). Đạn chỉ xuyên qua phần thịt chỗ gót chân mà thôi."

    "Dulac chẳng vui vẻ gì - mà hoàn toàn ngược lại. Mắt đẫm lệ anh quay qua nói với tôi " Tớ chẳng hề muốn rời đại đội trong lúc đang gay go thế này. Johnstone sẽ thay chỗ cậu ở trung đội 1. Giờ cậu sẽ nắm quyền chỉ huy vì là sĩ quan cấp cao nhất ở đây."

    Thiếu tá Howard Topping, tiểu đoàn trưởng, người đã xài xể Peña khi anh dẫn đơn vị đi lạc, xuất hiện và tuyên bố ưu tiên trước nhất là phải trừ khử ổ súng máy. Binh nhì Joseph Clark, 1 cậu lính rất khỏe với bề dày thành tích vi phạm kỷ luật đã tình nguyện lấy trung liên BAR đi diệt mối nguy đó.

    Clark lấy bỏ vào trong áo thêm thật nhiều băng đạn rồi trườn dọc bìa rừng sang vùng địch kiểm soát cho đến khi vào tầm nhìn thấy ổ súng máy. Peña kể: "Bọn tôi nghe thất tiếng nổ chắc nịch bằng-bằng-bằng đặc trưng của trung liên Mỹ. Ổ súng máy lập tức quạt hàng tràng đạn đáp lại. Giờ thì cả 2 đều bắn. Súng chọi súng. Chỉ mình cậu ta đấu với từ 2-5 tên địch. Tiếng súng hòa lẫn vào nhau rồi chỉ còn nghe thấy tiếng Clark còn bắn tiếp. Do đã dự phòng từ trước nên cậu ta mang theo rất nhiều đạn. Khẩu súng máy địch đã câm họng."

    Topping phấn khởi tuyên bố sẽ đề nghị thưởng cho Clark huân chương sao bạc. Người hùng trở về hoàn toàn nguyên vẹn còn Peña lúc này phải cố đi tìm mấy trung đội đang bị hỏa lực, hàng rào kẽm gai và bãi mìn địch ghìm chặt. Cùng với Johnstone và Elwood, người trung đội trưởng, chỉ tìm được 1 nhúm ngay cả khi họ đã đi xa vào tận trong rừng tới chỗ các đơn vị khác. Peña nhận thấy vị trí công sự của lính tráng ở đây đưa lưng về phía quân địch nên qua nói chuyện này với người đại đội trưởng nhưng tay sĩ quan lại khẳng định lệnh trên tiểu đoàn bắt đơn vị mình quay mặt về phía tây nam. Phải hết đêm ấy thì cấp trên mới yêu cầu anh ta quay trở lại. "Sương mù chiến tranh" (thuật ngữ chỉ sự mù mờ ko biết rõ tình hình địch, ta ra làm sao cả trong tác chiến. ND) đang bao trùm sư đoàn 28, sĩ quan và binh lính tự mò mẫm tự thiết lập vị trí sao cho hợp lý, hiệu quả nhất theo cảm tính. Khi Peña quay về xưởng cưa, anh chỉ gom lại được có 24 so với 80 người lúc bắt đầu xuất kích. Peña còn nhớ, 1 trung đội trưởng, người từng được phong sĩ quan ngay tại chiến trường : "đã bỏ trận địa về trạm xá trong tình trạng mụ mẫm. Bác sĩ ở đây chẩn đoán trường hợp trên là do quá căng thẳng, mệt mỏi trong chiến đấu. Chính tờ giấy này đã cứu anh thoát khỏi tội đào ngũ khi bị đưa ra tòa án binh sau đó. Anh ta bị chuyển sang phục vụ ở đại đội khác cho đến hết chiến tranh. Chỉ huy trung đội 2 cũng đã bị thương và phải đi sơ tán.

    "Trong số nhiều thương vong có cả 1 cậu mới phải nhập viện vì tự bắn vào chân nhưng lại ko có ai làm chứng cho thấy đó là 1 'tai nạn' cả. Mức tổn thất là khá nặng nề - hầu hết là bị thương, số tử trận thì chưa nhiều lắm. Do đã mất hết sĩ quan và hạ sĩ quan chủ chốt nên số lính còn sót lại cứ đi lang thang ko có mục đích, dù hiện điều tồi tệ nhất đã qua."

    Harry Kemp nhận thấy trung đội đại liên của mình bị hỏa lực địch phản ứng rất mạnh. "Trung sĩ trung đội phó Raymond J. Barber đang tạm nắm quyền chỉ huy trung đội nhận thấy lính dưới quyền ngày càng trở nên lo âu, chán nản liền vội tìm cách trấn an họ. Anh đi hết khẩu đội này đến khẩu đội khác để nêu gương, động viên mọi người hoàn thành nhiệm vụ. Vì thành tích này mà sau đó Barber đã được thưởng huân chương sao bạc."
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 109 gặt hái được nhiều thành quả hơn dù đã phải trả giá bằng sĩ quan phụ trách hành quân, 2 đại đội trưởng cùng nhiều binh sĩ, trước khi hỏa lực địch chùng xuống. Tầm nhìn trong rừng kém quá đã khiến cho công tác chỉ huy, điều khiển gặp khó khăn đến nỗi thiếu tá James C. Ford, Jr, tiểu đoàn trưởng đã phải gầm lên là: "Nếu có vị cấp trên nào dám đứng ra bảo với tôi rằng ông ta lúc nào cũng biết mình đang ở đâu thì gã đó chính là tên nói láo." Tuy gặp nhiều khó khăn, lúng túng vì phải đánh nhau trong bóng tối, bộ binh cũng đã đánh bật quân phòng thủ địch ra khỏi 1 vị trí quan trọng và bắt được 100 tù binh. Lính Mỹ đã lập trận địa ở chỗ bìa rừng nhìn xuống thị trấn quan trọng nhất vùng Huertgen.

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 110 bộ binh cũng tham gia tiến công với nhiệm vụ bảo vệ sườn trái hay phía bắc cho trung đoàn 112 trong khi đơn vị này đánh tới Schmidt. Trong thành phần đại đội B, trung đoàn 110 có Jerry Alexis cùng Ed Uzemack là lính bổ sung vừa mới đến vào đêm trước.

    Uzemack nhớ lại: " Khi tiến ra, tôi theo thói quen cứ nghển cổ nhìn lên ngọn cây tìm lính bắn tỉa như các lính cũ thường chỉ dẫn. Rồi thì tôi bị trượt chân ở chỗ đất trơn và ngã quị. Có người tới xốc nách đỡ tôi dậy và hỏi: "Ko sao chứ, cậu lính?". Khi ngoái lại trả lời tôi rất kinh ngạc khi nhìn thấy ngôi sao cấp tướng trên mũ sắt cùng điếu xì gà trên cái miệng cười toe của ông. Ông chính là tướng Norman Cota, tư lệnh sư đoàn. Tôi còn được thấy ông ấy trong khu vực tác chiến nhiều lần nữa."

    Ngày 3/11, tiểu đoàn 3, trung đoàn 112 phối hợp cùng thiết giáp đại đội A, tiểu đoàn xe tăng 707 tổ chức 1 cuộc đột kích ban ngày về phía Schmidt. Nhiệt độ lúc này đang dao động quanh mức 0 độ C. Quân Mỹ vượt qua Vossenack đổ nát tiến về phía đông nam tới Kommerscheidt rồi đến mục tiêu cuối cùng. Ray Fleig mô tả thời tiết: "là 1 ngày cuối thu điển hình. Sương mù dày đặc treo lơ lửng trong khu rừng. Cái rét cùng mưa phùn càng khiến cho lính tráng thêm khó chịu. Đất nhão đến độ ko còn thấm được nước nữa. Hố bom, hố pháo giờ đã biến thành ao hết cả; bùn bám đến tận ghệt. (sư đoàn 28 thiếu trầm trọng ủng đi mưa). Xích xe tăng cùng hệ thống giảm xóc cũng bị bùn làm cho kẹt cứng."

    Tuy con sông Kall lạnh giá đã trở thành 1 rào cản tự nhiên nhưng lính Mỹ vẫn leo được lên phía bờ đông dốc đứng bằng cách túm lấy những cành cây mọc ven bờ nước hẹp. Xe tăng qua được sông Kall liền nã ngay vào Kommerscheidt, đập tan mọi sự chống cự và khiến cho 1 số lính Đức phải ra hàng. Các binh sĩ tiểu đoàn rất mừng khi chỉ đụng phải rất ít quân Đức ở cách chừng 1 dặm phía nam Schmidt và tới đêm thì họ đã chiếm xong thị trấn này. Theo kế hoạch thì tiểu đoàn 1, đơn vị sẽ tới tăng cường cho người anh em của mình ở Schmidt, trưa đó cũng đã rời Germeter. Nhưng trung tá Carl Petersen, trung đoàn trưởng, đã cho quân dừng lại ở Kommerscheidt, có thể là vì sợ bị mất cả 2 đơn vị nếu như Đức tổ chức phản công lớn ở Schmidt.

    Tại bộ chỉ huy của tướng Dutch Cota đóng tại thị trấn Rott, tâm trạng của các sĩ quan tham mưu ở đây đều rất phấn khởi dù họ đều biết đó mới là khúc dạo đầu. Các điện tín do chỉ huy các đơn vị gửi đến chỉ nhấn mạnh tới thành tích chứ ko báo cáo chính xác tình trạng bấp bênh của mình. Các vị lãnh đạo trên quân đoàn cùng các tư lệnh sư đoàn khác đều gởi lời chúc mừng tới vị thủ trưởng của sư đoàn 28, người mà trợ lý dưới quyền đã huênh hoang rằng cuộc tiến công đến thời điểm đó “cực kỳ thành công.”

    Các báo cáo gửi cho Hodges vẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Sylvan đã viết trong những ngày ấy: “Sáng nay sư đoàn 28 lại tiếp tục tiến công mạnh bằng các trung đoàn 109 và 112 bộ binh. Pháo binh và súng cối địch cũng đã gây khó khăn cho các binh sĩ khi họ tiếp cận và đặt bộc phá tiêu diệt các lô cốt có hỏa lực mạnh. Rào kẽm gai ở đây là những cuộn rào bùng nhùng rộng đến 3m. Đến 4 giờ sáng thì tiểu đoàn 3, trung đoàn 112 đã tới được ngoại vi Schmidt sau khi tiến quân khoảng 5km. Tiểu đoàn 1 cũng theo sát đơn vị trên và tới cách phía tây nam Schmidt chừng 1 dặm. Tiểu đoàn 2 thì vẫn tiếp tục tiến đến mục tiêu của mình là Vossenack. Nhà cửa ở đây đều đã bị pháo quân ta phá hủy nhưng địch đã gia cố các hầm nhà và lúc này thì họ đang phải cận chiến để trục chúng ra khỏi đó. Tối nay tướng quân rất hài lòng trước những tiến triển đã đạt được.”

    Dù lãnh đạo cấp trên đang rất hân hoan, phấn khởi; tiểu đoàn 3, trung đoàn 112 vẫn đang rất lo vì chưa có đường tiếp tế tương xứng cùng việc thiếu vắng xe tăng. Công binh nghĩ rằng cây cầu đá bắc qua sông Kall và con đường mòn nhỏ hẹp sình lầy chạy qua thung lũng chẳng thể thích hợp cho cả xe tải huống hồ là các xe tăng nặng 32 tấn. Chiều ngày 3/11, đại đội A xe tăng đã cố gắng tới tăng cường cho bộ binh bên trong Schmidt. Đại úy Bruce Hostrup, đại đội trưởng, dẫn đầu đoàn xe tiến lên cho tới khi đụng 1 lối đi hẹp một bên lởm chởm đá còn bên kia là hẻm núi. Lề đường vốn cho xe thô sơ đi giờ sụp xuống dưới sức nặng chiếc xe tăng của Hostrupkhiến cho nó tí nữa thì lộn cổ xuống hẻm núi.

    Tiểu đoàn công binh chiến đấu số 20 sau khi bị pháo địch ngăn cản cũng đã đến nơi nhưng lại chẳng có thiết bị nặng nào để gia cố con đường ngoại trừ máy dò mìn. Phải đến tận sáng sớm ngày 4/11 mới có 1 xe ủi lên dọn đường nhưng nó lại nhanh chóng bị hỏng. Lính công binh đành phải tiếp tục đánh vật với cuốc, xẻng. Pháo và cối địch cứ đều đều rót đạn xuống xe cộ của tiểu đoàn 707 phá hỏng kính quan trắc, ăng ten, đèn pha và đồ đạc cá nhân treo phía ngoài xe. Trong khi đó lính Mỹ đóng ở Schmidtlại rúc vào ngủ đêm mà ko tuân thủ qui định là đi thám sát xem hoạt động của quân Đức thế nào dù biết đối phương vẫn thường tổ chức phản kích ngay khi bị mất vị trí. Các chốt cảnh giới cũng cảm thấy có những động tĩnh diễn ra lúc hoàng hôn nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện đi kiểm tra cả. Dưới sự che chở của bóng tối, các chỉ huy quân Đức đang điều chuyển các đơn vị, bày binh bố trận nhằm xóa sổ tiền quân Mỹ.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cho e hỏi cách phân biệt giữa bộc phá và thủ pháo với...cấu tạo, công năng, uy lực, cách dùng...?..e rất mù mờ cái khoản này..có ảnh 2 loại thì tốt quá...cảm ơn các bác...
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Một toán gồm 3 chiếc xe M29 Weasel, loại xe nhỏ bánh xích, chở theo mìn, đạn dược, lương thực đã tới được Schmidt. Thế nhưng đám lính Mỹ mệt nhoài thay vì chôn mìn cẩn thận lại cứ đặt chúng nằm chình ình trên đường mà chẳng thèm ngụy trang gì hết. Khi trời còn chưa sáng, trên con đường vẫn còn đang sửa chưa xong, đại đội A xe tăng đã bắt đầu tiến lên phía trước. Ray Fleig đi trên đầu đội hình trung đội 1. Fleig kể, khi đang cố lách qua 1 chỗ hẹp thì 1 quả mìn Teller (mìn chống tăng Đức. ND) đã khiến xích xe của anh bị đứt. Dù ko ai bị thương nhưng chiếc xe tăng hỏng đã nằm choán hết lối đi. 1 số người khác lại bảo rằng xe của Fleig ko phải bị cán mìn mà là do thiếu người đi trước để hướng dẫn lái xe trong đêm tối nên cỗ xe mới bị trượt bánh. Dù gì thì nguyên nhân sự cố trên cũng chẳng là gì nếu so với những chở ngại do nó gây ra.

    Trung sĩ Anthony Spooner, chỉ huy chiếc tăng đi sau, đã xử lý bằng cách lấy cáp móc vào xe của Fleig rồi đi vòng qua chỗ tắc. Dù các xe còn lại trong trung đội đã làm theo, Fleig vẫn mang theo cái điện đài chỉ huy quí báu leo lên chiếc xe Sherman của Spooner để hướng dẫn anh này đưa những xe đi sau tới tập kết tại Kommerscheidt. Khi đến chỗ cây cầu đá, viên trung úy trèo xuống dùng đèn bin hướng dẫn xe tăng vượt qua cầu.

    Con đường mòn có hàng loạt những khúc cua tay áo, nhưng khó khăn trên còn tệ hại hơn do cơ chế máy móc của xe tăng M4. Lái xe sẽ điều khiển xe bằng cách hãm 1 bên xích lại trong khi cho xích bên kia tiếp tục quay. Hành động này còn phải kết hợp với việc thao tác nhịp nhàng cặp cần lái dài 90cm nằm giữa 2 chân lái xe. Thao tác này dựa hoàn toàn vào sức lực cơ bắp chứ chẳng có cơ chế trợ lực nào hết, nhất là khi đi ở số nhỏ, tốc độ thấp.

    Những tia sáng ban mai báo hiệu tấn thảm kịch đã bắt đầu. Đạn pháo Đức dập xuống Schmidt và trà đi xát lại lối chừng cả 30 phút. Pháo nã dữ dội xuống đầu những lính Mỹ bị vây hầu như cả 4 phía. Những chú lính đang nằm mọp dọc chu vi phòng thủ đều nhận thấy địch đang tập trung để chuẩn bị tấn công. Lính Mỹ trong Schmidt vội gọi pháo bắn nhưng thật khó giải thích khi chẳng thấy ai đáp lại yêu cầu trên.

    Từ 1 số khu vực, xe tăng Đức có bộ binh đi kèm bắt đầu ùa ra tấn công. Thiết giáp địch cơ động dọc theo con đường đã được lính Mỹ cài mìn chống tăng. Nhưng đám tăng này đã dễ dàng tránh qua những quả mìn nằm lộ liễu đó. Tăng địch phớt lờ những phát đạn bazooka bắn đến, nã trực xạ vào từng công sự với độ chuẩn xác kinh hoàng.

    Khi thấy 1 khẩu súng máy địch ở ngoại vi thị trấn khai hỏa, trung sĩ Frank Ripperdam liền lấy vài binh sĩ đi diệt ổ súng đó. Trong lúc lợi dụng địa hình địa vật bò đến, họ bất ngờ thấy 5 tên địch bật dậy hét lên bằng tiếng Anh: “Đừng bắn!” . Ripperdam cùng mấy người lính kìm súng lại, đứng dậy đợi chúng ra hàng. Nhưng ko ngờ 5 tên kia lại nhảy về chộp lấy khẩu súng và nhả đạn. Ripperdam vội nằm phục xuống đất, 1 lính Mỹ nã sang 1 quả lựu đạn phóng từ súng trường. Đã có 2 tên địch bị thương nhưng ổ súng máy vẫn cứ bắn. 1 cậu lính mang súng trường thử luồn sang bên cạnh nhưng bị hạ gục ngay. Lính Mỹ đành rút về và đối thủ của họ cũng vậy.

    Lúc này pháo binh Mỹ mới nổi cơn cuồng nộ nhằm đảo ngược tình thế. Tuy nhiên tình hình vẫn xấu đi nhanh chóng. Quân Đức từ khắp nơi xông đến ngoại trừ con đường Kommerscheidt-Vossenack trên hướng tây bắc. Bị đánh bật khỏi công sự ngoài chu vi phòng thủ, lính Mỹ thoạt đầu chui vào nấp trong các ngôi nhà. Đến khi hỏa lực pháo, và súng cá nhân địch quất ào ào vào đó thì họ bỏ vị trí tháo chạy. Có trường hợp do hoảng quá họ còn chạy lầm sang đất đối phương. Giờ thì tẩu vi thượng sách! Ray Fleig viết: “ Nhiều nhà sử học cùng những người tự nhận là chuyên gia khi viết về trận này thường tỏ ý chế nhạo bộ binh Mỹ, nhưng như thế vô lý. Áo khoác, áo len chẳng thể nào bảo vệ cho lính Mỹ trước đại bác xe tăng (có ít nhất là 10 chiếc Panzer IV to đùng dẫn đầu cuộc tiến công), hay đại liên và cối 150mm của địch và cũng chẳng có người bình thường nào dám đương đầu với những thứ ghê gớm ấy chỉ bằng súng trường M1.”

    “Cuộc tháo chạy hoảng hốt đến nỗi, lính Mỹ phải bỏ tử sĩ và thậm chí là cả thương binh lại phía sau. Đến 10g sáng thì lính tráng đã tháo chạy hết khỏi Schmidt. Tiểu đoàn bộ chỉ thị cho các sở chỉ huy đại đội ngắt liên lạc và rút lui. Đến quá trưa, do đã thừa nhận việc rút bỏ Schmidt, không quân đã gửi 1 phi đoàn P-47, tới tấn công lực lượng địch vừa giành thắng lợi.

    Đã có 1 nỗ lực điên cuồng nhằm cứu những người đang gặp rắc rối và ngăn cho sư đoàn 28 khỏi tan rã. Trung tá Albert Flood, chỉ huy số quân bị kẹt ở Schmidt đã gửi điện tín về lệnh cho trạm xá di chuyển từ Germeter lên Vossenack để đón thương binh. Trong 1 căn hầm làm bằng gỗ âm xuống đất đào cạnh sông Kall, các nhân viên y tế hoạt động dưới sự hướng dẫn của 1 sĩ quan là thiếu úy Alfred J. Muglia. Họ lập trạm, cử người mang cáng tới khu vực đó tìm thương binh mang ra. Đại úy Michael DeMarco sẽ phục vụ ở đó trong khi đại úy Paschal A. Linguiti, 1 bác sĩ phẫu thuật khác của tiểu đoàn lo cứu chữa thương binh trong 1 ngôi nhà đã được chuyển thành trạm phẫu ở Vossenack.

    Nhằm đẩy lùi thiết giáp Đức, tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng số 893 đã cơ động đến Vossenack lúc gần trưa. Hầu như ngay tức thì, cả 4 cỗ pháo tự hành chống tăng của trung đội 1, đại đội B, đều ăn đạn. Đại đội A, tiểu đoàn 20 công binh đang cải tạo con đường tiếp tế cũng bị hỏa lực địch bắn rát. Họ ném cuốc, xẻng, máy dò mìn đi nhặt súng trường M1 lên thủ thân. Nhiều người đã phải bỏ mạng vì đạn pháo và cối địch. Trong đêm tối, các toán lính Đức đã vận động áp sát, chỉ cách đám công binh, những người cảm thất mình đang phải đối mặt với những kẻ địch áp đảo về số lượng, có vài mét.
    kuyomuko, Khucthuydu2, vacbay034 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nỗ lực cung cấp đạn dược cho những người đang cố trụ lại chống cự đã tắc tịt khi ba xe Weasel, từng đến Schmidt đêm trước rồi đưa mang thương binh về Germeter, bị chiếc xe tăng đứt xích của Fleig ngáng đường.

    Chướng ngại này càng trở nên tai hại hơn khi có thêm nhiều thiết giáp của tiểu đoàn 707 tìm đường đến Schmidt. Trung đội 2, đại đội A, giờ giảm xuống còn 3 xe Sherman, ko biết cách dùng tời di chuyển an toàn vòng qua chiếc xe tăng bị bỏ lại của Fleig, mà cứ cố vượt qua. Chiếc tăng đi đầu liền bị trượt xuống. Dốc trơn quá khiến cho nó ko tài nào leo trở lại trên đường được. Khi tổ lái chui ra xem xét thì đạn pháo địch bay đến giết mất tay trưởng xe cùng viên sĩ quan đi cùng. Mấy xe tăng còn lại cũng định vượt qua chỗ này nhưng lại thất bại theo kiểu khác. Thống kê của tiểu đoàn 707 là chỉ chiếc xe tăng có trở theo Fleig nhập với 2 cái nữa cùng trung đội đến được Kommerscheidt, trong khi 5 chiếc Sherman khác đang nằm liệt trên khúc đường phía sau.

    Fleig đến trình diện thiếu tá Robert Hazlett, chỉ huy tiểu đoàn 1 tại Kommerscheidt. Ông này lệnh cho anh: “Tiến ra chặn xe tăng địch lại”. Lính bộ binh gần đó mách cho anh biết: “trên quả đồi đó quân Đức rất đông và có cả xe tăng nữa.”

    3 chiếc M4 Sherman do Fleig chỉ huy tiến về phía quân địch. Khi lên tới 1 gò đất nhỏ thì mấy chiếc xe tăng khai hỏa. Fleig tin rằng người pháo thủ đã diệt được 2 tên địch trong khi các xe bạn hạ gục 1 khẩu đại bác 75mm bằng đạn trái phá.

    Ra tới ngoại vi Kommerscheidt, người trưởng xe nhìn thấy 1 xe tăng Panther đang lợi dụng vườn cây ăn quả để cơ động. Anh liền báo vị trí và cự ly mục tiêu cho pháo thủ. Fleig kể mình thấy: “1 ánh chớp lóe lên chỗ tháp pháo chiếc Panther”. Anh cho bồi thêm phát nữa. Tia lửa lại lóe lên sau phát đạn trúng đích. 2 lính địch vọt ra khỏi chiếc xe tăng.

    Fleig nhận ra người pháo thủ đã dùng đạn phá chứ ko phải đạn xuyên. Vỏ thép dày đã bảo vệ cho chiếc Panther nhưng do quá sợ hãi nên lính Đức mới bỏ xe chạy. Tổ lái trên xe Fleig vội cuống cuồng leo ra lấy đạn xuyên giáp để ngoài xe vào. Bọn Đức cũng lợi dụng lúc này để chui lại vào xe và bắn trả, nhưng ko trúng. Phát đạn xuyên đầu tiên của chiếc tăng Mỹ cắt cụt nòng pháo tăng địch. 3 phát tiếp theo xuyên vào phần giáp mỏng hơn ở chỗ thành xe chiếc Panther làm nó bùng cháy và giết chết toàn bộ tổ lái.

    2 xe tăng Đức khác thọc về chỗ lính Mỹ đang thiết lập trận địa phòng ngự. Máy bay P-47 bất ngờ lao xuống thả 2 trái bom chặn chiếc tăng đi đầu lại. Sau đó hạ sĩ nhất Tony Kudiak kết liễu nó bằng 1 phát bazooka. Phát đạn trúng vào chỗ yếu nhất của chiếc Panther khiến nó bùng cháy. Trong các vị trí quân Đức ở Kommerscheidt, đạn cối và đạn pháo Mỹ rót xuống liên hồi đã khiến địch bị thiệt hại nặng. Các mũi phản kích của quân Đức tạm thời đã bị chặn đứng. Tuy nhiên thời tiết xấu sẽ khiến khả năng chi viện của Không quân bị hạn chế.

    Dù mũi tiến công của trung đoàn 112 thuộc sư 28 đã tới được mục tiêu, nhưng họ lại bị đẩy bật trở lại. Dự kiến trong ngày 3/11, trung đoàn 109 bên sườn trái sẽ bắt đầu 1 cuộc đột kích có giới hạn. Tuy nhiên đúng vào 7g30 phút thì quân Đức đã làm đảo lộn tiến trình này bằng cách đánh bật tiểu đoàn 1 ra khỏi vị trí. Trung úy Charles E. Porter, sĩ quan tình báo tiểu đoàn, kể lại: “Khu vực này cây rậm quá nên chẳng thể nào nhìn xa quá 30 thước. Nhiều chỗ cây chỉ mọc cách nhau chừng 1,3m mà thôi. Đạn pháo đã tiện đứt ngọn cây, ném chúng lổng chổng dưới đất khiến việc đi lại hết sức khó khăn, các vị trí cũng bị chúng che mắt nên chẳng thấy gì hết. Trận tấn công được pháo bắn chuẩn bị 1 đợt dài 10 phút. Chúng tôi bị thương vong mất 1 số do đạn nổ trên cây. Đây chính là điều tệ hại nhất mà chúng tôi phải đối mặt. Trong cuộc tấn công buổi sáng mấy ổ súng máy đã ko khai hỏa cho đến khi quân Đức tới ngay sát bên họ. Chính vì thế mà họ diệt được nhiều quân địch hơn lúc bình thường. Lính Đức ko phát hiện được vị trí chúng tôi nên cứ thế đâm đầu vào họng súng. Có những tên bị hạ khi chỉ cách các vị trí này chừng 2m và các xạ thủ phải kéo chúng ra thì mới bắn tiếp được. Các tiền sát viên câu pháo xuống trước mặt chúng tôi chừng 100m. Cuộc tấn công của địch đã bị bẻ gãy.” Các binh sĩ tuyên bố bắt được 100 tù binh, tuy vậy cuộc tấn công địch cũng đã tràn ngập được đài quan sát tiểu đoàn 1, khiến cho 1 số lính Mỹ chết hoặc bị bắt.

    Tiểu đoàn 3 do Howard Topping chỉ huy đang bắt đầu di chuyển sang phía đông tới đường Huertgen đi Germeter thì điện đài trên trung đoàn gọi đến lệnh cho đơn vị: “tiếp tục đánh về phía tây.” Lệnh này khiến Topping bối rối nhưng do đây là chỉ thị được truyền qua hệ thống điện đài được bảo vệ cẩn mật, nên ông đã tuân theo; nhất là khi cũng nghe thấy tiếng súng nổ trên hướng tây.

    Đơn vị đánh mở đường đến chỗ mấy tiểu đoàn đang đụng phải 1 cái túi lớn quân Đức. Bill Peña nhớ lại hành trình gian nan trong rừng này: “Tôi có bản đồ khu vực đó và lãnh nhiệm vụ dẫn đơn vị tới chỗ tiểu đoàn 1, được đánh dấu trên bản đồ trong rừng đâu đó phía tây nam Huertgen. Ban đầu thì tôi cũng còn nhận ra được 1 số mốc giới.”

    Đoàn quân đi ngang qua trận địa của đại đội F, tiểu đoàn 2. “Khi rời vừa khỏi khu vực của đại đội F thì ra đến 1 chỗ lạ. Cảnh quan rừng ở đây đã thay đổi. Nhiều bụi cây hơn, tầm nhìn kém hơn – trong khi chúng tôi chỉ biết bám vào con đường mòn lọt thỏm giữa 2 bên là bụi rậm. Trung sĩ truyền tin Dallas Elwood lại chọn đúng lúc đó để thử tiếng chiếc điện đài đeo sau lưng. Anh ta gọi to: ‘Item đây, Item đây. Nghe rõ trả lời? Over.’ Nếu ta đang đợi 1 trận phục kích thì đây chính là cách để mời nó đến. Rồi sau đó lại: ‘Item đây, tôi nghe anh rất rõ. Tôi nghe anh rất rõ. Over và hết.”
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Thật là quá đáng!. Tôi quay sang chỗ Elwood hạ giọng bảo nếu anh ta còn muốn thử cái điện đài chết tiệt ấy nữa thì đi xuống hậu đội mà thử.

    “Lúc này thì cây và bụi rậm chẳng còn thể phân biệt được nữa. Việc tìm xem rêu có mọc trên mặt bắc của thân cây hay ko là vô ích trong rừng rậm này. ‘Chắc ta bị lạc mất rồi’ tôi bảo đại đội trưởng Bruce Paul. Tôi nghĩ về cơ bản thì vẫn đang đúng hướng nhưng thật khó xác định mình đang ở chỗ nào trên bản đồ. Thiếu tá Topping lên chỗ chúng tôi, phía sau trung đội 1. Thỉnh thoảng, ông ta lại lên và cả bọn dừng lại để tôi chỉ đại khái vị trí mình trên bản đồ. Nhưng vị trí đó chỉ là phỏng chừng. Chúng tôi phải tới nơi nhưng ko được để kẻ thù phát giác vì đơn vị đang trong đội hình ko phải để tác chiến.

    “Vào lúc đó bọn Đức lại chỉ đường cho chúng tôi đến chỗ cái ‘tiểu đoàn bị mất tích’. Tôi nghe thấy tiếng súng tiểu liên Đức ngay gần phía bên phải rồi tiếng súng trường của tiểu đoàn 1 bắn trả. Cường độ súng nổ cho thấy chỉ có 1 toán thám sát nhỏ của Đức đang tham chiến.” Đơn vị tới được mục tiêu và đào công sự. Trung đoàn trưởng sau đó cật vấn Topping vì sao lại bỏ nhiệm vụ được giao lúc đầu? Khi ông này kể về cái lệnh gửi qua điện đài thì thượng cấp lại chối là mình chưa bao giờ ra lệnh nào như thế cả. Chẳng ai có thể xác định được liệu điện đài viên có hiểu sai ý hay ko và ai là người gửi nó đến?

    Mỉa mai thay, do lúc này vai trò giữa kẻ tiến công và quân phòng thủ đã bị đảo ngược, nên lính Mỹ giờ tạm thời lại được hưởng lợi thế. Nhưng cũng thật là rủi vì cũng như những trường hợp khác trong chiến dịch Huertgen, lãnh đạo trên Tập đoàn quân số 1 và các quân đoàn, chẳng hề nhận ra được tầm quan trọng của những việc đó và sự phung phí nhân mạng lại tiếp diễn.

    Mặc dù đợt phản kích cuối cùng cũng bị đẩy lùi khi tiểu đoàn 3 đến tăng viện cho đơn vị anh em của nó, thì đến cuối ngày, trung đoàn 109 vẫn chỉ giữ được 1 phòng tuyến mỏng manh, yếu ớt. Trung đoàn 110 hoạt động trong khu rừng phía nam cũng chẳng đạt được tiến bộ gì đáng kể. Ed Uzemack kể lại: “Chúng tôi qua đêm trong những hố cá nhân được đào lúc trước sau khi được bảo sẽ phải chuẩn bị tấn công vào sáng sớm ngày mai với trang bị nhẹ. Khi chúng tôi vào đóng tản mát trong 1 vườn cây ăn quả thì trời vẫn còn khá tối. Dù đã có lệnh cấm, chúng tôi vẫn hút thuốc với 2 bàn tay khum khum để che đốm lửa. Bất ngờ hỏa ngục ập đến. Pháo và súng cối của bọn Jerry bắn cấp tập xuống vườn cây kéo dài đến cả 45 phút.

    “Đám lính mới đến bổ sung bị thương vong nặng nhất. Hơn 1 nửa bọn họ đã chết và bị thương. Lính cũ hô bọn họ cúi thật thấp và bắt chước mình bò về hướng nguồn đạn được bắn đi. Dù phóng viên được dạy chỉ nằm quan sát xem chuyện gì xảy ra nhưng do được huấn luyện chiến thuật bộ binh có mấy tuần, đã nằm dưới lằn đạn thật đôi lần, nên tôi biết mình phải làm theo lời lính cũ chỉ bảo. Thật ko may là chẳng phải ai trong số lính bổ sung cũng đều được huấn luyện giống thế trước khi ra hải ngoại.

    “Cậu lính bò đằng trước đã bị cụt cả 2 chân do trúng pháo. 1 quả khác nổ gần đến nỗi tôi thấy 1 bên mặt bỏng rát, tai kêu ong ong. Tôi vẫn cứ bò về phía mình nghĩ là hướng đạn pháo xuất phát và rốt cục cùng với những người sống sót, hầu hết là lính chiến kỳ cựu, đã thoát khỏi khu vườn. 1 trung sĩ bảo tôi đi gom lại những cậu cùng đợt lính bổ sung. Tôi đáp dù mình chẳng thể nào biết họ ở chỗ quái quỉ nào hết nhưng sẽ cố làm hết sức. Chẳng hiểu thế nào mà tôi cũng tìm ra chừng nửa tá lính bổ sung đang sợ mất mật. Thấy họ bất giác tôi cũng nhận ra mình cũng đang hãi chẳng kém. Nhưng kể từ buổi sáng hôm ấy tôi đã trở thành 1 lính chiến kỳ cựu.”

    Jerry Alexiskể lại: “ đại đội A và đại đội C đi đầu tấn công dọc 2 bên đường về hướng Simonskall. Chúng tôi đi sau họ làm dự bị. Cứ mỗi khi chúng tôi ra ngoài chỗ trống giữa những cánh đồng thì lập tức lọt vào vùng hỏa lực pháo binh bắn ra từ vùng ngoại vi Schmidt. Nhiệm vụ của đại đội A là diệt những lô cốt trên ô 764ab (được chỉ rõ trên bản đồ) nhưng hỏa lực địch bắn ra ko chỉ từ các boong ke mà còn từ rừng rậm 2 bên đường đã khiến họ bị thương vong nặng nề. Cuộc tấn công trong ngày đầu tiên đã thất bại. Chúng tôi đành phải nghỉ đêm tại đó đợi tới sáng mai sẽ đánh tiếp. Mất thêm ngày nữa thì đại đội A mới chiếm được số lô cốt này rồi tiếp tục xuôi theo con đường Simonskall, nơi vẫn còn nhiều lô cốt khác cần phải tiêu diệt. đại đội C tiến về phía nam men theo sườn núi Raffelsbrand trong khi đại đội B của tôi tách ra tiến lên phía bắc chỗ khúc cong hình móng ngựa và đào công sự.”

    Trong mấy ngày tới, sư đoàn 28 duy trì 1 trận tuyến cố định gần sát với đối phương đến nỗi lính 2 bên có khi nghe thấy tiếng đào hào của nhau, họ thậm chí còn chửi lộn rồi sau đó là ném lựu đạn qua lại, đấu súng hàng mấy tiếng đồng hồ. Tù túng trong những hố chiến đấu ngập nước, thiếu chăn, những chú Gi ướt, lạnh run lẩy bẩy chỉ biết dùng poncho để chống chọi. Chẳng thể vệ sinh sạch sẽ, giữ cho tất khô ráo, xoa ngón chân được nên căn bệnh trench foot (chứng hoại thư do chân ngâm lâu ngày trong sình lầy, nước ngập trong chiến hào. ND) hồi chiến tranh thế giới thứ I lại bắt đầu hành hạ lính tráng.

    Trong đêm mùng 4 rạng mùng 5 tháng 11, Alexis nhớ lại: “Tôi cùng 1 cậu bạn được lệnh ra lập chốt cảnh giới bên sườn trái. Trời lúc đó rất tối và bọn tôi thay phiên nhau canh gác.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Đến khi trời sáng chúng tôi phát hiện rằng mình cùng mấy cậu lính trong hố chiến đấu gần đó đã bị bỏ lại. Rõ ràng là đại đội đã đi khỏi mà quên bẵng chúng tôi. Phận lính bổ sung rất thấp kém nên chúng tôi chả bao giờ hòa nhập thực sự được với các tiểu đội, trung đội mà nhân sự cứ thay đổi xoành xoạch do thương vong nặng nề ở rừng Huertgen. Điều khôn ngoan nhất khi ấy rút về theo hướng chúng tôi đã đến ngày hôm trước.

    “Bọn tôi sợ đến nỗi gần như quẫn trí. Chẳng biết địch ở đâu trong khu rừng ma quái, đầy điểm gở này. Chúng tôi cẩn thận trở lui bằng cách lần theo sợi dây điện thoại tìm được. Cuối cùng thì cũng về tới bộ chỉ huy tiền phương của trung đoàn. Tại đây chúng tôi được trung úy Lacey, chỉ huy trung đội trinh sát – tình báo thu dụng. Anh ta lấy tôi làm 1 trong số những cận vệ những khi đi thanh sát dọc phòng tuyến. Những cậu kia gia nhập biệt đội Lacey – gồm trung đội của anh cộng với 1 số lính lạc đơn vị - và được giao tiếp nhận vị trí mà đại đội B đã để lại.”

    Trong khi tướng Cota lệnh cho tiểu đoàn 1, trung đoàn 110 đến Vossenack, thì tiểu đoàn 3, với Al Burghardt làm khẩu đội trưởng súng cối thì vẫn còn ở trong cánh rừng đối diện với con đường từ Richelskaul đi Raffelsbrand, 1 khu vực chi chít boong ke, lô cốt. Burghardt nhớ lại: “đại đội K phải tiến lên 1000m, chiếm vị trí rồi trụ lại. Tôi cũng đi cùng với tiểu đội cối. Cuộc tấn công chỉ tiến được khoảng chừng 100m thì bị chặn đứng bởi pháo và các lô cốt ngầm của địch. Chẳng thể chiếm được mục tiêu mà thương vong lại quá nhiều. Tiểu đội cối cũng ở yên ko di chuyển.”

    Vào khoảng 16g thì đám Wehrmacht cuồng tín rút lui để tập hợp lại. Thật đáng ngạc nhiên khi chỉ mới 1 tiếng đồng hồ trước đó, bộ chỉ huy sư đoàn mù tịt với tình hình, còn cuống cuồng ra lệnh cho binh sĩ đào công sự cố thủ, chặn đòn phản kích của địch và chiếm lại Schmidt. Điều phi lý này đã xảy ra dù chuẩn tướng Davis, sư đoàn phó, đã đến sở chỉ huy trận đánh ở Kommerscheidt để gặp trung tá Carl Petersen, trung đoàn trưởng cùng các vị chỉ huy tiểu đoàn. Dù Davis đã tận mắt chứng kiến tình trạng- binh sĩ và hậu cần – trước khi báo về bộ chỉ huy sư đoàn. Ông nghỉ đêm trong hầm rượu rồi mới trở về bộ chỉ huy của tướng Cota.

    Tại bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1, những tin tức ảm đạm đã khiến quả bong bóng thắng lợi xì hơi. Sylvan viết: “ Suốt cả ngày tướng quân ko hề rời khỏi bộ tư lệnh. Ông dành hết thời gian ở trong phòng hành quân, theo sát diễn biến của cuộc tiến công. Mọi việc có vẻ ko thuận lợi. Tiểu đoàn 3 trung đoàn 112 bị địch phản kích và đến 10g thì phải rút lui về cách ngoại vi Kommerscheidt 1 dặm. Quá trưa ngày hôm qua, sau 1 đợt oanh kích mãnh liệt vào Schmidt của pháo binh và không quân, tiểu đoàn 3 đã nỗ lực tái chiếm thị trấn này nhưng họ vấp phải đợt phản kích của 1 tiểu đoàn bộ binh cùng chừng chục xe tăng địch. Đến đêm thì quân ta chỉ tiến được về phía Schmidt có 300m. Hồi tối tướng Gerow gửi cho tướng Hodges bản báo cáo nói tiểu đoàn 3 đã bị tổn thất rất nặng. Chỉ có các tiểu đoàn 2 và 3, trung đoàn 109 là đạt được 1 số tiến bộ trong khu vực thị trấn Huertgen. Việc tiến quân rất chậm vì mìn nhiều quá và pháo địch bắn rất chính xác.”

    1 vấn đề quan trọng nữa là con đường độc đạo từ Germeter đến Vossenack vẫn tiếp tục làm khổ đám xe tăng của Fleig. Những tổ sửa chữa đang vật lộn cố sửa mấy chiếc Sherman bị hỏng, trong khi công binh, rất khó làm việc vì sự hiện diện của thiết giáp, vẫn đang cật lực tu sửa con đường mòn. Lính đang bị vây trên tuyến đầu ko những cần thiết giáp mà còn rất cần đạn dược, đồ ăn và các thứ tiếp tế khác nữa. Vậy mà tất cả đều bị chặn lại vì đám xe tăng hỏng. Thỉnh thoảng pháo binh Đức lại khiến công việc bị gián đoạn.

    5 chiếc Weasel, kéo theo rơ moóc nặng ¼ tấn chở đầy những thứ cần thiết để có thể chiến đấu tiếp, tới chỗ đường tắc khi trời vừa sập tối. Đám Weasel tiến lên bằng cách ủi liều đám tăng hỏng xuống hẻm núi, với nguy cơ chính mình cũng bị trật bánh. Tới khi trời sáng thì họ đến được Vossenack.

    John Marshall, thành viên tổ lái chiếc xe tăng Sherman có tên Bea Wain( tên 1 ca sĩ nổi tiếng thập niên 40. ND) nhớ lại khi mình tiến sâu hơn nữa vào rừng Huertgen: “Lúc đó là cuối buổi chiều (Ngày 4/11), ẩn hiện qua đám cây cối là đồi núi, làng quê, nhà cửa. Chúng tôi tiến hành đào hào. Khi vừa định cho xe tăng lùi đỗ bên trên thì Mike Kozlowski, trưởng xe của bọn tôi, bị gọi đi họp cùng các sĩ quan và những trưởng xe khác. Chúng tôi ngồi chờ Mike quay về.

    “Chúng tôi vừa đào xong 1 cái hào đủ cho 2 người nằm ngủ sát nhau. Đào xong rồi thì sẽ lái xe tăng vào sao cho cái hào lọt giữa 2 băng xích – và bảo vệ cho bất cứ ai nằm bên trong. Chúng tôi ai cũng có cơ hội được duỗi chân duỗi cẳng nếu cứ thay phiên nhau ngủ dưới bụng xe tăng. Tuy nhiên chúng tôi lại quyết định cứ để nó yên đó và ngủ ngay trong xe. Có 2 cậu lính bộ binh tới hỏi xin cái hào và chúng tôi đều vui vẻ chấp thuận.

    “Mike quay về nhìn có vẻ hơi bực và bảo chúng tôi ‘Ngày mai ta sẽ đánh’. Bọn tôi hỏi ‘Đánh ở đâu? Cái gì đang chờ chúng mình? Bọn Đức cách đây bao xa?’. Chẳng ai trong chúng tôi biết rằng chúng đang ở ngay giữa quân ta. ‘Ta sẽ chiến đấu với các đơn vị khác chứ? Họ là ai vậy?’ Mike lấy làm bối rối và thất vọng vì chẳng thể nói nhiều hơn. ‘Họ (các sĩ quan) chỉ nói với tôi có vậy thôi’. Bọn tôi nghĩ thật vô lý khi đem sinh mạng ra cược mà chẳng được biết cái gì hết.”

    “Mac [Leonard McKnight, pháo thủ] nói mình đi lấy thức ăn rồi lôi ra 1 cái đèn khí Bunsen (dùng trong thí nghiệm hóa học. ND) để thắp sáng và hâm nóng thức ăn cho cả bọn. Cái tay cáo già này đã ko đem chôn giấu hết số bánh mì, thịt nấu đông, súp, pho mát như lệnh ngày hôm qua. Cậu ta đã giếm lại 1 ít cất trong cái vỏ đạn pháo 75 ly. Mike nhắc chúng tôi đã vi phạm qui định vì đốt lửa bên trong xe tăng, nhất là khi nó đang chứa tới hơn 450 lít xăng. Mac nhìn Mike cười nói: ‘Nếu như ngày mai tôi bị giết thì ít ra đêm nay tôi cũng ko thể bị lạnh và đói nữa.”
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thành viên tổ lái chui ra khỏi xe, căng 1 tấm bạt lớn ngay trên nóc xe, buộc 4 góc vào thân cây. Nó thành cái mái chống mưa được, trong khi nắp cửa xe vẫn để mở cho thoáng khí nhưng ánh sáng ko lọt ra ngoài khiến bọn Đức phát hiện được.

    “Khoảng 23g, khi vừa vào lại trong xe thì quân Đức pháo kích dữ dội vào khu vực. Đạn pháo nổ trên ngọn cây khiến cho mảnh đạn rơi xuống cửa nắp và các hố chiến đấu. Sau 1 tiếng nổ lớn khiến xe tăng rung chuyển, thì cả bọn chết lặng. Mọi người đều biết quả pháo đã giết mất 2 cậu lính bộ binh trung đoàn 110 mất rồi. Nó rơi trúng ngay vào cái hào và chẳng để lại gì ngoài vài mẩu thịt cùng mấy mảnh áo khoác.”

    Trước đó, trạm xá tiểu đoàn 1, trung đoàn 112 ở Kommerscheidt đã trở thành trung tâm tập kết hậu cần và binh lính. Tiền sát pháo binh Đức từ những vọng gác trên cây đã phát hiện ra những hoạt động này và nhanh chóng gọi pháo bắn trùm lên khu vực. Đạn pháo ko chỉ rơi trúng binh sĩ, trang thiết bị mà còn dập cả vào thương binh cùng lính cứu thương nữa. Linguiti, chỉ huy quân y tiểu đoàn, đã phải bỏ trạm phẫu của mình chuyển đến làm việc dưới căn hầm làm bằng gỗ do thiếu úy Muglieti chọn vì bị pháo kích quấy rầy.

    Quân Đức cũng xâm nhập vào khu vực này suốt đêm. Vào lúc 3g sáng, 1 lính Đức đập cửa 1 căn hầm tìm chỉ huy. 1 lính Mỹ giả giọng Đức giải thích rằng họ đang bận chữa trị cho thương binh. Lính Đức hỏi họ có đủ thức ăn ko rồi hứa sẽ mang thực phẩm cùng lính cứu thương tới. Tuy nhiên sau đó lính Mỹ vẫn ko chịu bỏ hầm mà đặt người gác ngay ở cửa. Lính thám sát Đức cứ đi ngang chỗ đó suốt cả đêm hôm đó. Tuy nhiên đến sáng thì cậu lính gác ở cửa đã mất dạng.

    Preston Jackson chạy đi chạy lại như con thoi giữa các tiểu đoàn của trung đoàn 112 ở ngoại vi Schmidt và Kommerscheidt. "Ko làm sao giữ nổi Schmidt nữa. Do thung lũng Kall quá hẹp nên ta ko thể đưa đủ thiết giáp lên chi viện cho bộ binh khi địch phản kích. Lính bộ binh thì chẳng thể nào đương nổi xe tăng. Cứ còn ở đấy thì bọn tôi sẽ chết ráo."






    8


    THẤT BẠI NGÀY CÀNG NẶNG



    Đó là tuần đầu tiên của tháng 11. Ranh giới giữa ta và địch thay đổi xoành xoạch như thể làm bằng chất lỏng vậy. Trong các trận đánh, do các phe ko biết rõ nơi đóng quân của nhau nên họ thường xuyên mắc sai lầm ngớ ngẩn. Điển hình là cái chuyện đã xảy ra chỗ căn hầm cứu thương gần sông Kall.

    "1 mớ hỗn độn" đó là từ mà Alexis dùng để miêu tả tình trạng của sư đoàn 28 lúc này. "Các chỉ huy cùng bộ tham mưu đang cố gắng tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với các đơn vị trong cái địa ngục Huertgen ấy. Khi cố theo những con đường của lính cứu hỏa vào trong rừng, chúng tôi nhận ra chúng giờ đã chở thành của dành riêng cho 'súng máy Đức'. Nếu đi cắt thẳng vào rừng bằng cách đi xuyên qua qua đám thông rậm rịt thì lại bị lạc hay thiệt hại do đạn pháo nổ trên ngọn cây. Mưa, tuyết khiến cho công sự của chúng tôi chở thành những hố bùn; cùng với cái rét và sự thiếu thốn giày, ủng, bít tất kết hợp với nhau đã khiến chứng hoại tử chân và các bệnh về hô hấp tăng vọt. Bùn ngập đến tận ống quyển trên đường khiến cho xe cộ hầu như ko thể di chuyển nổi ngoại trừ những chiếc xe xích M29 Weasel được dùng làm xe cứu thương. Sườn đồi dốc quá gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn lúc tiến quân cả khi leo lên lẫn tụt xuống. Hiển nhiên là những chứng bệnh về tâm lý do chiến đấu quá căng thẳng đều bắt nguồn từ những điều kiện kinh khủng này."

    Đến ngày 5 tháng 11, tại bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 1, những kết quả nghèo nàn trên đã thôi thúc tướng Hodges, theo như Sylvan viết là "làm 1 tua ra mặt trận. Đến bộ chỉ huy sư đoàn 28 đóng ở Rott gặp tướng Cota...và chứng kiến giai đoạn đẫm máu nhất mà nó đang phải chịu. Sư đoàn 28 với phù hiệu hình 'phiến đá đỉnh vòm - keystone' trên tay áo giờ có thêm biệt hiệu mới là 'cái xô máu' do số lượngthương vong quá cao của mình. Cota cho Hodges hay những tiến bộ hạn chế mình đạt được; trung đoàn 110 tiến được 300m qua khu vực dày đặc hàng rào kẽm gai và đã diệt được 1 số lô cốt. Dù trung đoàn 112 đã được tăng cường thêm 14 xe tăng cùng 14 pháo tự hành chống tăng nó vẫn chẳng thể tới gần Schmidt và hiện đang phải chật vật cố thủ. Trung đoàn 109 vẫn ở nguyên tại vị trí đã chiếm được từ 2 hôm trước. Thị trấn Huertgen đã bị không quân oanh tạc dữ dội sau khi phát hiện thấy xe tăng địch trong khu vực này. Những tóm lược tình hình trên chưa cho thấy sự khốc liệt mà 2 bên đang phải chịu đựng xung quanh Kommerscheidt. Lệnh của Cota bắt trung đoàn 112 khẩn trương tấn công Schmidt tiếp dường như chẳng phù hợp gì tới thực tế là lính Mỹ đang phải gồng mình chịu trận với những đợt công kích hầu như ko ngưng nghỉ của quân Đức.

    3 chiếc xe tăng của Fleig cùng với 1 nhúm pháo tự hành chống tăng đã cố cơ động trên con đường xuyên rừng nhỏ hẹp ngập bùn ra đối đầu với thiết giáp địch. Đã hết buổi sáng nhưng lính Mỹ vẫn bám trụ được trong thị trấn Kommerscheidt, tuy nhiên thương vong của họ rất cao. Đến chiều thì 5 xe tăng của đại đội A, tiểu đoàn 707 tới nhập đội và cùng 3 xe của Fleig cố thủ 2 bên sườn thị trấn.

    Những đợt công kích của thiết giáp địch gây nên nỗi khiếp hãi nhất trong hàng ngũ mỏng manh của lính bộ binh đang cố thủ trong hố chiến đấu và các tòa nhà đổ nát. 1 phi đội P-47 đã vồ trúng và diệt được 1 xe tăng địch ngoài chỗ trống. Dù đã có thêm trong tay xe tăng Sherman cùng pháo tự hành chống tăng của tiểu đoàn 893, thì các vị trí quân Mỹ ở Kommerscheidt vẫn phải án binh bất động.
    DepTraiDeu, Khucthuydu2, hugila5 người khác thích bài này.
  9. Fearless

    Fearless Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    536
    Theo em hiều biết của em thì nó khác nhau:
    1. Thủ pháo: là lựu đạn cầm tay. Thời WW2 hình như ít có cái hình cầu như bây giờ, mà nó có cán dài, như cái chày :D
    [​IMG]
    2. Bộc phá: là thuốc nổ ghép thành, dùng phá hầm, hàng rào, công sự, tàu, xe.... Bộc phá có thể thay đổi lớn nhỏ tùy mục tiêu, nổ nhanh nổ chậm tùy tình huống mà người lính chế tạo. hình như món bom 3 càng cũng là 1 dạng bộc phá
    http://www.tinmoi.vn/xem-linh-bo-binh-luyen-tap-danh-boc-pha-01827237.html
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thanks bác...e hỏi mấy bác bộ đội xưa thì được giải thích thế này
    Thủ pháo ko phải lựu đạn...lựu đạn sát thương chủ yếu bằng mảnh còn thủ pháo sát thương bằng sức nổ. Nó chính là cục thuốc nổ có gắn ngòi, kíp vào...kích cỡ nhỏ, vừa tay, ném xa được...hay dùng đánh mục tiêu ngoài chỗ trống. Còn bộc phá thì là khối thuốc nổ lớn, đánh mục tiêu cố định, trong phòng kín...bộc phá nếu gỡ ra chia nhỏ thì sẽ thành thủ pháo...do tiện như thế nên đặc công Việt Nam rất chuộng...
    vacbay03, kuyomuko, danngoc1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này