1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khúc giò, chả ngon lành có thể chứa những hóa chất gì bên trong?

Chủ đề trong 'PTTH Lam Sơn - Thanh Hoá' bởi samly1, 05/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. samly1

    samly1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/02/2015
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Chất gây ung thư trong giò chả
    Mới đây, tổ công tác của Phòng Cảnh sát phòng ccharming skin hống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận đã phát hiện cơ sở chế biến chả lụa của ông Trần Quang Hải ở Bình Thuận trộn chất Borax (hay còn gọi là hàn the) vào nguyên liệu chế biến chả lụa. Tại cơ sở này, cơ quan chức năng thu giữ 5kg chất Borax đang được ông Hải cất giấu tại nhà và 13,5kg chả lụa thành phẩm được trộn chất Borax trước đó.
    Ông Hải khai nhận, cơ sở ông tìm mua thịt cũ ôi thiu có giá thành rẻ làm nguyên liệu để chế biến chả. Cứ 1kg thịt nạc và 0,5kg mỡ, ông trộn với một muỗng rưỡi chất Borax rồi xay nhuyễn, đúc vào khuôn thành cây chả lụa có trọng lượng nửa kg, hoặc dùng lá chuối gói thành cây chả nhỏ. Borax là thành phần được cho vào để giúp chả lụa thành phẩm có độ dai, giòn, thơm ngon, thời gian bảo quản lâu.

    Cũng trong thời gian này, một tổ công tác khác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận thu giữ 250g chất Borax và 10kg giò chả thành phẩm được trộn hoá chất độc hại nàycơ sở chế biến giò chả của ông Nguyễn Yên (49 tuổi).

    [​IMG]
    Ông Yên thừa nhận dù biết rõ Borax là hóa chất độc hại nhưng vẫn lén trộn vào nguyên liệu chế biến vì nó giúp giò chả luôn tươi, dai, giòn, thơm ngon. Thành phẩm được bỏ mối tại các chợ và tiệm ăn uống trên địa bàn và TP Phan Thiết.
    Hai cơ sở vi phạm từng được tuyên truyền và nhắc kem dưỡng trắng da toàn thân nhở không được dùng hóa chất độc hại nhưng vẫn cố tình cho Borax vào chế biến vì hám lợi.
    [​IMG]
    Borax được phát hiện tại một cơ sở chế biến chả.
    Borax là hóa chất vô cùng độc hại, được được Bộ Y tế nghiêm cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Khi vào cơ thể người qua đường ăn uống, chất này có thể gây ung thư gkem dưỡng trắng da mặtan, dạ dày, ảnh hưởng đến ruột, não, thận, ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và thoái hóa cơ quan sinh dục.
    Với phụ nữ mang thai, Borax được đào thải qua sữa và nhau thai, gây hại cho thai nhi. Trẻ em ăn phải thực phẩm có Borax lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt là những em trong tuổi trưởng thành.
    Là chất chống oxy hóa và có tính sát khuẩn nhẹ, hàn the từng được sử dụng trong công nghệ thực phẩm do có thể giữ thực phẩm tươi ngon trong thời gian dài, không bị ôi thiu, nên được sử dụng để ướp thịt, cá. Ngoài ra, hàn the cũng có thể làm tăng độ dẻo của thực phẩm, vì vậy thường được cho vào bún, phở, nem chua, giò. Tuy nhiên, sau năm 1990, rất nhiều nước đã cấm tuyệt đối việc sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm vì những ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
    Hàn the khi vào trong cơ thể sẽ tác dụng với axit trong dịch vị dạ dày, giải phóng axit boric. Hoạt chất này gây ức chế thực bào, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do có đặc tính gắn kết với thực phẩm nên hàn the làm cho thực phẩm khó tiêu hơn bình thường rất nhiều. Điều nguy hiểm là hàn the không bị thải loại hoàn toàn mà có khả năng tích tụ lên đến 15% lượng tiếp nhận vào cơ thể. Về lâu dài nó sẽ gây ngộ độc mạn tính, dần làm suy gan, suy thận, dẫn đến tình trạng biếng ăn, da xanh xao, cơ thể suy nhược, thậm chí còn làm teo tinh hoàn, vô sinh, hoặc các tai biến hệ tiêu hóa. Với trẻ em, bị tích tụ hàn the lâu ngày dẫn đến phát triển chậm trong tuổi trưởng thành. Với phụ nữ mang thai, nhiễm độc hàn the có thể gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ do lượng hàn the có thể được thải trừ qua rau thai và sữa.
    Hóa chất làm dai giòn có khả năng gây loãng xương
    Cách đây không lâu, một số cơ sở sản xuất giò chả đã bị phát hiện chuyển từ sử dụng hàn the sang một loại hóa chất có tên "dai giòn". Loại phụ gia “dai giòn” được bán khá nhiều tại một số quầy chợ và trên mạng. Loại bột màu trắng này có giá bán lẻ là 200.000/1 lạng, được dùng chủ yếu cho chế biến giò chả, xúc xích, nem. Nhiều cửa hàng phụ gia bày bán loại bột này một cách lén lút.
    [​IMG]
    Bột "dai giòn" còn được rao bán nhiều trên mạng và được giới thiệu là hỗn hợp của di – tri polyphosphate, giúp tăng khả năng tạo nhũ, tăng độ kết dính, tạo giòn dai, giữ nước cao, giảm hao hụt trọng lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí. Theo các thông tin quảng cáo sản phẩm, hiện nay có khá nhiều loại hóa chất được "phục vụ" cho việc chế biến giò chả như các phụ gia bảo quản axít sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate, sodium benzoat…, cùng “hương liệu thịt” để miếng chả thơm... mùi thịt.
    Tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP HCM, sau khi xem qua gói bột hoá chất “dai giòn” không nhãn mác mua tại chợ Kim Biên cho biết, nhìn bên ngoài đây có thể là polyphosphate. Đây là phụ gia giúp giữ nước tốt, được sử dụng trong ngành thủy sản đông lạnh nhằm giảm thất thoát khối lượng. Loại phụ gia này khi cho vào giò chả, xúc xích sẽ tăng khả năng nhũ hoá, tạo gel kết dính, tạo độ giòn dai không giống hàn the. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khuyến cáo không nên lạm dụng polyphosphate. Theo đó, mặc dù không bị cấm sử dụng nhưng polyphosphate có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi, dẫn đến bệnh loãng xương, nhất là đối với người lớn tuổi.
    Để tránh mua phải giò chả có chứa phụ gia thực phẩm gây hại, người tiêu dùng khi mua hàng nên chọn loại có bao bì, nhãn mác, có ghi rõ nơi sản xuất, thành phần trong sản phẩm.

Chia sẻ trang này