1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khúc Hát Miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi octieu101, 28/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mavinh

    mavinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
  2. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Vọng cổ hoài lang​
    Người yêu, yêu đến si tình, nhưng người ghét thì ghét cay, ghét đắng. Chỉ nghe tên đã muốn đào đất đổ đi, có khi vì sự ghen ghét ấy mà sân khấu cải lương cũng bị vạ lây. Có lẽ vì thế mà sau khi ra đời bài Vọng cổ đã phải bao lần thay tên, đổi họ "hóa thân", mới sống được tới ngày hôm nay.
    Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ hoài lang) ra đời được hơn nửa thế kỷ. Nó đã làm cho nền móng cho nhiều bài vọng cổ không ngừng phát triển. Ðó là một hiện tượng có liên quan đế cuộc đời tác giả-nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
    Xuất thân từ một gia đình bần nông thuộc tỉnh Long An (trước là Tân An), lúc lên sáu tuổi, nhạc sĩ đã phải cam chịu cảnh bị áp bức bóc lột như muôn ngàn gia đình nông dân nghèo khổ khác.
    Tuy còn nhỏ nhưng cậu bé Cao Văn Lầu đã chứng kiến nhiều sự ngang trái trong cuộc sống tha phương cầu thực, rày đây mai đó, hết làm nghề này lại chuyển sang nghề khác và trong con tim nhỏ bé đã chớm nở dần những xúc cảm về cuộc đời. Từ khi gia đình định cư ở một vùng đất biển Bạc Liêu thì tính nghệ sĩ của chàng trai ngày càng được thể hiện rõ rệt. Ðược sự dạy bảo cẩn thận về âm nhạc của lão nghệ sĩ Hai Khị, Cao Văn Lầu bắt đầu cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp âm nhạc. Nhạc sĩ rất thành thạo về môn nhạc lễ và nhạc tài tử khi nhạc sĩ đang độ 20 tuổi và cũng đồng thời với phong trào "ca ra bộ" bắt đầu phát triển ra khắp lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ.
    Bản Vọng cổ trước hết có tên là Dạ cổ được nhạc sỹ Cao Văn Lầu sáng chế hồi năm 1920 (sau ba năm khi cải lương ra đời). Sanh 1890, ông Sáu Lầu được 30 tuổi khi ông chế bản Vọng cổ. Lúc ấy ông cưới vợ được 10 năm, nhưng không có con. Cha mẹ ông buộc phải cưới vợ khác vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu không còn muốn làm ăn gì nữa. Ban ngày ra ngoài đồng, ông nghiền ngẫm những lời vợ ông nói trước khi chia tay. Ông biết đờn cổ nhạc nên trong tâm trạng người chồng đau khổ trước cảnh gia đình tan rã, ông cảm hứng tạo ra bản nhạc 20 câu gọi "Dạ cổ hoài lang" (Ðêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng), có ý để kỷ niệm mối tâm tình của vợ ông với ông. Không biết có phải ông trời vì thấu hiểu và cảm thông cho đôi vợ chồng mà ít lâu sau, vợ ông thụ thai...
    Về sau, bản nhạc ấy được đổi tên là "Vọng cổ hoài lang" cho rộng nghĩa thêm (Trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng).
    Biên bản nguyên thủy của "Dạ cổ hoài lang" của ông Sáu Lầu như sau:
    Từ là từ phu tướng,
    Bửu kiếm sắc phong lên đàng.
    Vào ra luống trông tin chàng,
    Ðêm năm canh mơ màng.
    Em luống trông tin nhàn,
    Ôi, gan vàng quặn đau.
    Ðường dầu xa ong ****,
    Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
    Còn đêm luống trông tin bạn,
    Ngày mỏi mòn như đá vọng phu.
    Vọng phu vọng, luống trông tin chàng,
    Lòng xin chớ phụ phàng.
    Chàng hỡi chàng có hay,
    Ðêm thiếp nằm luống những sầu tây.
    Biết bao thuở đó đây xum vầy,
    Duyên sắt cầm đừng lạt phai.
    Thiếp cũng nguyện cho chàng,
    Nguyện cho chàng hai chữ bình an.
    Mau trở lại gia đàng,
    Cho én nhạn hiệp đôi.
    Bài Dạ Cổ Hoài Lang không những khái quát được tâm tư tình cảm của một lớp người ở thời đại đó, mà còn nêu lên tính độc đáo của một loại hình mới về nghệ thuật âm nhạc được phát triển dựa trên những đường nét cổ truyền. Ðiều này đã nói lên bản lĩnh của tác giả do được rèn luyện và tích lũy vốn nghệ thuật dân gian lâu đời một cách vững chắc. Nó hoàn toàn thoát ly những đường nét định hình của nền nhạc truyền thống, không chạm trổ hoa mỹ, không dài dòng văn tự như một số bài bản trong nền cổ nhạc.
    Về cấu tạo âm hưởng đó là sự phối hợp một cách khéo léo những điệu thức khác nhau làm cho tác phẩm được tăng cường sức hấp dẫn và sự thể hiện phong phú về mặt hình tượng nghệ thuật, khiến cho người nghèo cảm như thấy có cuộc đời của mình ở trong đó.
    Trong cái buồn man mác có chất chứa nỗi oán hờn tủi nhục. Bài Dạ Cổ Hoài Lang không phải là bài ca tâm sự của một con người cụ thể. Nó đã hòa đồng nỗi lòng của một con người trong nỗi lòng của hàng triệu con người khác đang phải sống một cuộc đời cơ cực.
    Dạ cổ hoài lang là một bản vọng cổ có hình thức cấu trúc âm nhạc hoàn chỉnh cho một làn điệu bài bản, làm nền tảng cho vốn ca nhạc cải lương. Dạ cổ hoài lang đã sống với sân khấu cải lương gần 80 năm và vẫn được nhiều người hâm mộ.
    [​IMG]
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Cây Cầu Dừa
    Sáng tác: Hàn Châu
    Đã lâu lắm rồi em về thăm lại chốn xưa
    Đã lâu lắm rồi em về đi qua cây cầu dừa
    Cầu dừa trơn trượt lắm em ơi đi mà không khéo té như chơi
    Môi son má phấn chân guốc cao gót làm sao qua cầu dừa
    Em ở phố thị quen rồi xe cộ đón đưa
    Em đã quên em cùng anh quấn quýt bên nhau
    Cây me trước nhà cây khế sau ngõ trèo leo cùng... cười
    Thuở thiếu thời vui lắm ai ơi
    Em đâu rồi đã bỏ cuộc chơi bỏ anh bơ vơ với cây cầu dừa
    Cây cầu dừa nắng sớm chiều mưa
    Em bước theo chồng khoe áo hồng bao kẻ đón đưa
    Làm sao em nhớ đến cây cầu dừa
    Nhớ giàn bông bí nhớ con ong bầu sớm trưa
    Bây giờ em về xa lạ cả người lẫn quê
    Bây giờ em về anh buồn với bao kỷ niệm
    Cây cầu dừa vẫn là lối đi chung em giờ chân bước thấy mông lung
    Cây me trước nhà cây khế sau ngõ nhìn em sao lạ lùng
    http://www.nhacso.net/Music/Song/Tru%2DTinh/2005/10/05F5F1F9/
  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    HÁT BỘI & LÝ NAM BỘ
    Vào những năm đầu thế kỷ XX, bộ môn sân khấu nổi bật nhất ở Nam bộ vẫn là hát bội. Có người cho rằng thời điểm nây, hát bội ở Nam kỳ đă có cải biến nhiều do ảnh hưởng từ tuồng hát Quảng Ðông, hát Tiều và đó có thể là một cách những lưu dân ngưới Việt tiếp thu được khi họ cùng đi theo các nhóm di thần "bài Mãn, phục Minh" vào phía Ðồng Nai. Mỹ Tho, Hà Tiên và những khu vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
    Cũng vào những năm đầu thế kỷ XX ban hát bội thường kéo tới các địa phương trình diễn khi nơi đó có người đứng ra "bao chầu" như những điền chủ , thân hào, thương gia giàu có. "Rạp hát" mở cửa tự do cho mọi người vào xem. Dĩ nhiên, các hạng ghế đầu - cạnh "sân khấu" - đều dành cho những người có công đóng góp đáng kể hay hàng chức sắc. Ban hát tổ chức trong sân đình và căng lều (rạp) cốt yếu che mưa, nắng cho nghệ nhân. Lệ bán vé vào cửa chỉ xuất hiện khi thực dân Pháp xâm chiếm là đồn trú tại một số tỉnh Nam kỳ. Vào lúc này, những đồng tiền kẽm được ném lên sân khấu có mục đích tán thưởng các giây phút nghệ nhân biểu diễn quá nhập vai, xuất thần. Sau này, còn thêm lệ ném quạt có kẹp những tấm giấy bạc.
    Về tuồng tích, phía Hậu Giang gần như chỉ quen thuộc với loại tuồng Tàu (như "Trương Phi thủ Cổ thành", "Tống tửu Ðơn Hùng Tín"...), trong khi miệt Ðồng Nai, Bến Nghé thích tuồng "San Hậu" và đây cũng là một dạng tuồng "Tổ"... Như đã nói, vào thời kỳ này, tại Nam kỳ, các vùng sâu của Rạch Giá, ven U Minh nạn cọp, sấu hoành hành dữ dội. Ở những nơi chưa có đình làng, đồng bào khẩn hoang cho cắm cận bờ sông một vòng rào, bên trong đặt sân khấu có bục cao trên mặt nước. Người xem sẽ bơi xuồng vào trong vòng rào, ngồi trên xuồng thưởng thức. Cọp ven rừng có tới được mé sông chỉ biết nhìn những ánh đuốc bập bùng. Loài cá sấu thích thịt người cũng đành ngóng mỏ ngoài vòng rào chứ không làm hại ai được.
    Bên cạnh hát bội, loại nhạc cung đình do nho sĩ, nhạc công ở Trung Kỳ đưa vào cũng được dạy cho con cái những gia đình khá giả. Mang tên nhạc cung đình nhưng nó in đậm chất dân gian của người xứ Huế, có thể từ đời Nguyễn Phúc Chu, nền "kinh tế thị trường" nơi đây đã manh nha với nơi sầm uất nhất có thể kể là cảng Hội An. Một số bài bản khác cũng theo dòng nhạc cung đình đổ vào phía Nam là nhạc dùng trong dịp tế thần hay tang ma, gọi là "nhạc lễ". Người ta đồn đại thời điểm này, khoảng năm 1885, nhạc quan nhà Nguyễn là Nguyễn Quang Ðạt từng phiêu bạt từ Huế vào Sài Gòn bây giờ. Ông tìm đến Cần Ðước, Long An và được dân địa phương sủng ái mời ở lại dạy nhạc lễ. Nguyễn Quang Ðạt đã rà soát bài bản sẵn có tại địa phương, nâng nó lên một cấp. Cho tới nay, người dân Nam bộ, nhất là ở Long An còn tôn ông là Hậu Tổ của nhạc tài tử đặt bài vị thờ cúng ở đình Vạn Phước (Cần Ðước). Những năm đầu thế kỷ XX, theo dòng nhạc tài tử (chỉnh lý từ nhạc cung đình Huế) mới của Nguyễn Quang Ðạt, được phổ biến rộng dần khắp Nam kỳ. Nhạc tài tử có nghĩa là đàn với bạn tri âm, tri kỷ nhằm "di dưỡng tánh tình" hoặc đơn thuần tìm phút giây thư giãn sau một ngày đồng áng, khẩn hoang mệt nhọc. Theo tác giả Trần Văn Khải, người soạn sách "Nghệ thuật sân khấu Việt Nam" (ấn hành ở Sài Gòn năm 1966), trong nhạc tài tử, giọng Oán là giọng đặc trưng miền Nam, đờn Oán thường dùng dây Hổ Tư (dây Chinh) và dây Tố Lan. Hai dây này đều do nghệ nhân miền Nam sáng chế do bài Oán đầu tiên là bài Tứ Ðại. Giọng Oán hơi bi thương nhưng trong nó nổi cộm chất trang nghiêm, hùng dũng. Người sáng chế bản Tứ Ðại, rất tiếc không ai còn nhớ tên.
    Khoảng năm 1905, thực dân Pháp xâm lược nước ta và đã cho khai trương nhà hát Tây với kiến trúc lạ, có nơi bố trí chỗ ngồi cho người xem và điễn tuồng ca nhạc kịch kéo dài tối đa vài ba giờ đồng hồ. Khi diễn tuồng có bài trí cảnh nhà cửa, núi non, vườn tược, bàn ghế... khá sinh động. Nhiều người có dịp đi xem hát Tây, thấy gọn gàng, khoa học hơn hẳn loại hình hát bội nên đã nghĩ tới việc cải cách hát bội cho hợp thời. Trước nhất là hình thức, cấu trúc vở tuồng sao cho mô phỏng được những tuồng tích người Pháp đã diễn và sau là thể hiện nó nhưng với nhạc tài tử cũ . Những lối thoát cho nhạc tài tử được mở ra như sau: tử chỗ chỉ ngồi nghiêm nghị để hát, nghệ nhân tiến tới hát có điệu bộ (diễn), gọi là ca ra bộ là tiền thân của cải lương sau này.
    Tác giả Vương Hồng Sển trong một nghiên cứu của mình đã xác nhận mốc cụ thể ra đời của cải lương là đêm 11/ 11/1918, là một cuộc hát lạc quyên nhân sự kiện Hoàng tử Cảnh được Bá Ða Lộc đưa sang Pháp làm con tin. Tuy nhiên trước đó, vẫn theo Vương Hồng Sển, hát cải lương cũng đã xuất hiện ở các vùng như Vĩnh Long, Mỹ Tho... với những sân khấu, phông màn, "đề-co-phít" hay souffler (người nhắc tuồng). Dàn nhạc cải lương được giấu sau phông và có thiết kế loại màn từ từ hạ xuống sau khi dứt một cảnh trí hay bản hát (theo hồi ký "Năm mươi năm mê hát" của Vương Hồng Sển).
    Xin trích lược một đoạn sau trong hồi kỳ nêu trên của ông, nói về sự ra đời và bối cảnh ra đời của sân khấu cải lương: "... Buổi sơ khởi của cải lương là ngẫu nhiên, tình cờ và do lòng ái quốc mà nên. Người miền Nam có cái hay là khi biết dùng bạo lực chỉ hại thân thì không dùng bạo lực. Họ cố đè nén lòng yêu nước, chôn giấu trong dáng vẻ bề ngoài lêu lổng, chơi bời (...). Cũng may thay, hút sách, bài bạc mãi cũng chán và một số người tìm mục đích khác cho cuộc sống chẳng hạn như việc tụ họp trong một nhà khá giả hay chỗ đô hội như tiệm cắt tóc, tiệm may, tiệm thợ bạc, vừa trau dồi nghệ thuật vừa cùng nhau đờn ca cho vui. Khi những nhóm đờn ca tài tử này lên tới Sài Gòn, nó càng được nâng lên thành một bộ môn nghệ thuật lớn. Một số ban hát thường dựng tuồng Hoàng tử Cảnh nhờ Bá Ða Lộc đi cầu viện, tuồng "Pháp Việt nhất gia" (nếu không thỏa mãn các nội dung này sẽ khó lòng xuất hiện trước công chúng, dưới mắt người Pháp). Một số ban hát lập các gánh hát thân Pháp thời kỳ ấy có thể kể Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thành Phương, Lê Quang Liêm, Ðặng Thúc Liêng... Với một số cải tiến nữa về kỹ thuật, năm 1922, đoàn hát của Thầy Năm Tú ra đời với tuồng tích có kịch bản tốt hơn, do một trong những kịch tác gia đầu tiên ở phía Nam biên soạn là Trương Duy Toản, lấy cốt truyện "Kim Vân Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du...
    Từ lúc cải lương ra đời, sân khấu hát bội vẫn tồn tại, phát triển song song nhưng cải lương tiến nhanh hơn một ít kể từ thập niên 20 của thế kỷ này. Nó đã trải qua nhiều thử nghiệm khi có bân vọng cổ thêm nhịp (gọi là vọng cổ Bạc Liêu) thay thế cho Tứ Ðại Oán ở buổi đầu sơ khai. Tuy nhiên, cải lương vẫn thờ ông Tổ chung với hát bội. Cũng không thể không nhắc tới ngành kinh doanh băng đĩa hát từ trước năm 1930 với những Hãng băng đĩa như Pathé- phono, Béka... Thời bấy giờ, cũng ít ai có may mắn xem tận mắt các nghệ sĩ tài danh biểu diễn nên họ tạm hài lòng với các loại băng đă hát này nhưng lúc đầu chỉ những nhà giàu mới có. Sau 1930, với Hãng Asia, một số vở tuồng được dựng lại, ghi âm như các vở "San Hậu", "Tô Ánh Nguyệt"... Nhạc tài tử Nam bộ, tuồng cải lương, hát bội vẫn được xem là thành tựu lao động nghệ thuật lớn của người phương Nam, những người thích làm nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật qua cách nghe-nhìn hơn là chỉ làm văn xuôi, thi phú. Thử điểm qua danh sách những con người đã sống, sáng tác nghệ thuật này, ta nhận ra người ở vùng đồng bằng Nam bộ chiếm số đông. Có thể kể những người con ưu tú, tiêu biểu ấy của đất nước như soạn giả Trần Hữu Trang, kịch sĩ Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu... hoặc sau này là những Phùng Há, Năm Nghĩa, Thành Tôn, Mộng Vân, Kim Cương, ÚT TRÀ Ôn và nhiều gương mặt văn nghệ sĩ khác nữa...
    Vốn là một môn nghệ thuật truyền thống lâu đời nhất của Việt Nam, Hát bội (còn được gọi là hát Bộ) xuất xứ từ sân khấu Tuồng của miền Bắc, sau đó thời triều Nguyễn được nâng cao và phát triển mạnh ở miền Trung (Bình Định và Huế...) rồi lan nhanh đến Sài Gòn và Nam Bộ ở vào giai đoạn rất sớm khi vùng đất này hình thành.
    Sức hấp dẫn của sân khấu hát bội là sự kết hợp đề cao các đạo lý truyền thống của dân tộc thông qua các hình thức biểu diễn hết sức độc đáo đó là hình thức ước lệ trong nghệ thuật ca, diễn, vũ đạo, trang phục, hoá trang... của diễn viên.
    Hát bội giữ được vị trí chủ đạo trong sinh hoạt biểu diễn ở Sài Gòn suốt mấy thế kỷ, nhưng sang đến thể kỷ XX, hát bội bị các loại hình nghệ thuật sân khấu khác (Cải lương, kịch nói...) lấn át, trở thành một loại hình nghệ thuật cổ truyền chủ yếu gắn với sinh hoạt lễ hội dân gian (ở đình, miếu...). Mặc dù vậy, đối với nhiều người dân, nhất là ở vùng nông thôn ngoại thành và người lớn tuổi, hát bội vẫn là một loại hình nghệ thuật có sức hấp dẫn riêng. Đặc biệt, gần đây hoạt động du lịch ở TP Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, các chương trình trích đoạn hát bội truyền thống phục vụ khách du lịch quốc tế đã được chú ý bước đầu đạt hiệu quả tốt.
    Lý Nam bộ
    Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.
    Lý Nam Bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lý Nam Bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân. Lý còn đề cập đến các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng.
    Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam Bộ
    Mặc dầu ở Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.
    [​IMG]
    Được khanhlinh85 sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 11/04/2007
  5. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Bác có trang / cách nào không? Muốn nghe nhạc chất lượng cao..
    Hoặc bác nào có link toàn bộ các bài hát trong nhạc số thì cho em xin.
    Mỗi lần down thủ công chán quá.
  6. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Vô số kể cách lấy luôn. Pác vào google gõ: "lấy link" + nhacso.net --> nó hiển thị ra hàng trăm cách.
    Còn đây là 1 cách: pác vào link:
    http://feelingtea.com/nhacso.php
    Sau đó chọn album hoặc link bài hát từ nhạc số nhập vào ô text box --> nhấn enter --> đợi khoản 10 giây --> nó hiển thị link.
    (pác vào trang nì nó có hướng dẫn, tui thử rùi, OK lém).
    Chúc pác thành công.
  7. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Em biết trang anh cho và cả trang : sieuthivip.com nữa nhưng em muốn xin link toàn bộ các bài hát ( nhớ có lần trên 1 web site nào có up lên, dạng file tex, vài ngàn bài chớ chả chơi.... .
    Được th_tr321 sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 27/04/2007
  8. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Bông Ðiên Ðiển
    Em đi lấy chồng về nơi xứ xa,
    Ðêm ru điệu hát câu hò trên môi.
    Miền Tây xanh sắc mây trời,
    Phù sa nước nổi người ơi đừng về!
    Với màu điên điển say mê,
    vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân.
    Trót thương tình nghĩa vợ chồng,
    Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương.
    Tình thương em khó mà lường.
    Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa,
    Giờ đây nhớ mẹ thương cha,
    Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm.
    Xa xăm nơi chốn bưng biền,
    Ăn bông mà điên điển,
    Nghiêng mình nhớ đát quê
    Chồng xa em khó mà về.
    Hò ơ, ơi hò! Chồng xa em khó mà dzề
    Hò ơ, ơi hò! Chồng xa em khó mà dzề...!
  9. sweetlove_17

    sweetlove_17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2.356
    Đã được thích:
    0
    CHIẾC ÁO BÀ BA
    http://www.nhacso.net/Music/Song/Tru%2DTinh/2007/04/05F628EE/
    Sáng tác: Trần Thiện Thanh
    Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm
    Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh
    Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
    Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời
    Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
    Thương lắm câu hò réo gọi khách sang sông
    Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
    Người thương ơi em vẫn đợi chờ
    Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
    Về Sóc Trăng hôm nay khai điệu Lâm Thôn
    Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều
    Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu
    Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
    Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
    Qua bến Bắc Cần Thơ
    Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
    Dẫu qua đây một lần
    Nói sao cho vừa lòng
    Nói sao cho vừa thương
  10. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    He he, topic này lâu quá chẳng ai vào, lên nào ! Đây là nhạc chờ của tớ, hay hông pà kon ?
    VỪA BIẾT DẤU YÊU Trần Thu Hà
    Tóc ai bay ngang lưng trời nhớ đem mây về trần đấy nhé
    Áo ai bay thênh thang đồi vực sâu hé môi cười
    Mắt ai xa lung linh đèn giấu chiêm bao cuộc tình mới đến
    Phố ai quen ai xa lạ đẹp hơn mỗi ngày qua
    Em cho ta yêu thương tình cờ, nuôi cho tóc xanh lại
    Những âm u vừa chớm đã tan đi nhẹ
    Em cho ta vô tư tình cờ và tô son những đêm dài
    Những sớm mai tỉnh giấc đời thành vừơn hoa.
    Phố quanh và phố dài, phố em vừa dấu hài, vừa một bàn chân bình yên
    Gió đêm về gió mừng, gió gieo lòng tưng bừng thấy ta vừa biết dấu yêu hồn tinh khôi.

Chia sẻ trang này