1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khúc nhạc da đen

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pagoda, 17/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Khúc nhạc da đen

    Hi hi, cố tri ơi, bài đấy đâu này, nó nằm tít ở bên dưới, lại không có ai hồi âm, nên chỉ vài hôm là chui tít đi đâu rồi :-)
    Gửi lại cho cố tri nhá . Khúc nhạc da đen


    Ở Việt Nam, nhắc đến văn học Mỹ, người ta nghĩ ngay đến những cuốn sách best-seller với bìa hào nhoáng in hình các ngôi sao Holywood ở ngoài, những cuốn sách vẫn bày rất nhiều thành từng dãy ngoài hiệu sách, trong đó người ta yêu nhau, người ta kiếm tiền, chém giết, không khác mấy so với một bộ phim hành động của Mỹ hay chính những gì mà ta vẫn tưởng tượng về nước Mỹ. Nhưng vẫn còn những cuốn sách khác, những cuốn sách đại diện cho nền văn học Mỹ thực sự, những cuốn sách mà tác giả của chúng muốn nhắc đến những điều khác nữa mà con người hướng tới, những điều tưởng chừng như đã trở nên lỗi mốt trong một xã hội đang ngày càng trở nên thực dụng, đó là tình yêu, nỗi buồn, sự hy sinh, sự nhẫn nại, sự đau khổ, sự khát khao được giao cảm trong sợi dây nối liền con người với con người.
    Toni Morrison là một tác giả như vậy
    Hãy đừng kể tới bà là một trong số hiếm hoi những người phụ nữ da đen đoạt giải Nobel văn học. Hãy đừng kể tới những giải thưởng văn học mà bà đã đoạt được. Hãy đừng kể tới việc bà là một phụ nữ da đen Mỹ giảng dạy tại một trong những trường đại học nổi tiếng thuộc loại nhất nước Mỹ cho những người da trắng...Người ta sẽ nhớ tới những tác phẩm của bà với giọng văn thấm đẫm nỗi buồn, tình yêu thương, sự cảm thông, sự nhẫn nại, đức hi sinh, (những điều mà William Faulkner tin rằng chính nó làm cho con người trở nên bất tử). Nhờ những tác phẩm của bà, người ta sẽ biết về nỗi buồn thương và đau đớn của hàng trăm năm thân phận nô lệ da đen, nỗi buồn đau có tính di truyền đã khắc vào tâm hồn những người Mỹ da đen đã từ bao nhiêu thế hệ nay. Và vượt lên trên tất cả những cái đó là là tình yêu con người thấm đẫm trong từng câu văn của bà.
    Viện Hàn lâm Thụy Điển trao cho bà giải Nobel vì : " ...Toni Morrison đã vẽ lên hết sức sống động thực chất của hiện thực Mỹ với nghệ thuật tiểu thuyết được thể hiện bởi trí tưởng tượng mãnh liệt và tràn đầy chất thơ...
    Chào đời với cái tên Chloe Anthony Wofford vào 18 tháng Hai, 1931, là con thứ hai trong một gia đình bốn con của George Wofford - thợ hàn của một xưởng đóng tàu - và Ramah Willis Wofford, phải chuyển đến Ohio với cha mẹ để thoát khỏi tệ phân biệt chủng tộc, vốn là nguyên cớ tai họa cho nhiều người da đen ở miền Nam.
    Dưới mái nhà mình, Toni đã lớn lên cùng với những bài hát và những câu chuyện cổ tích da đen của bà nội. Thế giới mà bà nội đã tạo dựng cho cô được xây cất từ những chất liệu folklore của người da đen, của huyền tích và ma thuật. Trong thế giới đó, nơi mà hiện thực không có ý nghĩa gì nữa mà chỉ như một hình ảnh nhợt nhạt của trí tưởng tượng, Toni đã lớn lên và được nuôi dưỡng để tự hào với lịch sử giàu có của mình.
    Ngay từ nhỏ Toni đã tỏ ra có thiên hướng nghệ thuật. Một trong những cách sử dụng thời gian rảnh rỗi được yêu thích của Tôni là đọc sách. Cô đã sớm yêu thích là các tác giả lớn như Tônxtôi và Đốtxtôiepxki, Giuýtxtavơ Flôbe và tiểu thuyết gia Anh Jane Austen.
    Tốt nghiệp trường Lorain danh tiếng năm 1949, sau đó Chloe đến học ở trường đại học Howard ở Washington, ở đây cô nghiên cứu chuyên về Anh ngữ cổ điển. Vì nhiều người không thể phát âm chính xác tên của cô, nên cô đổi thành Toni, một cách gọi ngắn gọn tên đệm của cô. Cô tham gia đội kịch của trường đại học Howard. Trong những lần lưu diễn xuống phía Nam, cô đã được tận mắt chứng kiến cuộc sống của những người da đen ở đây, cuộc sống mà cha mẹ cô đã phải chạy trốn nó.
    Toni Wofford tốt nghiệp Howard vào năm 1953 với tấm bằng cử nhân Anh ngữ. Sau đó cô vào trường Cornell ở Ithaca, New York, nhận tấm bằng cao học năm 1955.
    Sau khi tốt nghiệp, Toni được mời về dạy môn Anh ngữ tại Trường đại học Nam Tếchdớt ( Texas Southern University ) ở Houston. Không giống trường đại học Howard, nơi văn hoá da đen bị quên lãng và thu hẹp, tại Nam Tếchdớt, người ta tôn vinh di sản da đen với tuần lễ "lịch sử Người Da Đen".
    Vào năm 1957 bà quay lại trường đại học Howard làm giảng viên.
    Tại Howard bà đã gặp và yêu một kiến trúc sư Jamaica trẻ, Harold Morrison. Họ cưới nhau năm 1958 và đứa con đầu của họ, Harold Ford, sinh năm 1961. Toni tiếp tục dạy họcvà chăm sóc gia đình. Bà cũng ra nhập một bút nhóm nhỏ. Hàng tuần bút nhóm đều có một cuộc thảo luận. Mỗi thành viên đều phải mang đến một tác phẩm cho buổi thảo luận. Một lần, không có gì để mang đến, bà đã viết nhanh một câu chuyện có nguồn gốc từ một cô gái bà biết từ thưở nhỏ đã cầu mong Thượng đế cho mình đôi mắt màu xanh. Truyện được nhóm hết sức tán thường. Chính nó sẽ là tiền đề cho một truyện nổi tiếng của bà sau này, truyện Con mắt xanh nhất (Bluest Eye). Mùa thu năm 1964 Morrison về làm việc cho Nhà xuất bản Random House ở Syracuse, New York. Trong khi làm việc suốt ngày, những đứa con trai được bà quản gia chăm sóc và vào buổi chiều Morrison nấu ăn và chơi với chúng cho đến khi chúng đi ngủ. Khi bọn trẻ đã ngủ, bà bắt đầu viết. Bà tập hợp lại tất cả những truyện bà đã viết khi còn trong nhóm và quyết định viết chúng thành một cuốn tiểu thuyết. Bà dựng lại trong kí ức của mình tuổi thơ và bằng trí tưởng tượng của tâm hồn mình, làm giàu nó, biến nó trở thành những tác phẩm mà trong đó ta nghe thấy, nhìn thấy và cảm thấy cuộc sống đang tuôn chảy.
    Năm 1970, Con mắt xanh nhất (The Bluest Eye ) được xuất bản với nhiều lời ngợi khen trong giới phê bình.
    Từ 1971-1972, Morrison là phó giáo sư môn Anh ngữ tại trường đại học của bang New York tại Purchase trong khi bà vẫn tiếp tục làm việc tại Random House. Thêm vào đó, bà cũng bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Sula, nội dung xoay quanh tình bạn của hai người đàn bà da đen. Sula được xuất bản năm 1973. Nó được đưa vào danh sách của câu lạc bộ Sách trong tháng. Một trích đoạn được đưa vào tạp chí Redbook và năm 1975 được đề cử Giải Thưởng Sách Quốc Gia cho tiểu thuyết. Từ năm 1976-1977, bà được thỉnh giảng tại đại học Yale ở New Haven, Connecticut. Trong thời gian này bà cũng viết cuốn tiểu thuyết thứ ba của mình. Khúc ca Xô -lô-mông ( Song of Solomon) xuất bản năm 1977. Cuốn sách đoạt giải thưởng sách Quốc gia hàng năm và giải thưởng của viện Hàn Lâm Nghệ thuật và văn chương Mĩ. Morrison cũng được bổ nhiệm vào Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia. Năm 1981 bà cho xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ tư, Tar Baby. Năm 1983, Morrison thôi việc ở Random House, nơi bà đã làm việc gần hai mươi năm. Bà cũng bắt đầu những thử nghiệm đầu tiên của mình với kịch. Vở kịch đầu tiên của bà, Dreaming Emmett (Mơ thấy Emmett), dựa trên câu truyện có thật về Emmett Till, một thiếu niên da đen đã bị những kẻ phân biệt chủng tộc da trắng sát hại vào năm 1955 sau khi bị buộc tội huýt gió vào một người phụ nữ da trắng. Vở kịch được dàn dựng lần đầu tiên vào ngày 4 tháng 1 năm 1986 tại nhà hát Marketplace, Albany.
    Cuốn tiểu thuyết tiếp theo của Morrison, Beloved ( Thương yêu), chịu ảnh hưởng từ một tác phẩm đã được xuất bản về một người nô lệ, Margaret Garner, năm 1851 đã mang những đứa con của mình đến Ohio, bỏ trốn chủ nô ở Kentucky. Khi bị bắt trở lại, chị đã quyết định giết con mình còn hơn là để nó trở lại kiếp sống của người nô lệ. Chỉ có một trong số những đứa con của chị bị chết và Margaret đã bị tống giam. Chị từ chối mọi thái độ thương hại, chỉ nói rằng "không muốn những đứa con của mình phải trải qua những đau khổ mà mình đã chịu." Thương yêu" được xuất bản năm 1987 và trở thành một best-seller ( sách bán chạy nhất). Năm 1988, " Thương yêu" đoạt giải Pulitzer cho tiểu thuyết.
    Năm1987, Toni Morrison được phong giáo sư danh dự khoa nhân văn của trường đại học Princeton. Cũng khoảng thời gian này, bà bắt tay vào viết Jazz, nói về cuộc sống những năm 20. Cuốn sách được xuất bản năm 1992. Năm 1993, Toni Morrison được trao giải Nobel văn chương. Bà là người phụ nữ thứ tám và người phụ nữ Mỹ da đen đầu tiên được nhận giải này. Toni Morrison xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ 7 của mình, cũng là tác phẩm gần đây nhất, Paradise ( Thiên đường) vào đầu năm 1998.
    Những cuốn tiểu thuyết của Toni Morrison không kể lại một lịch sử đầy những vết đau và cay đắng của những người da đen Mỹ. Tiểu thuyết của bà tái tạo lại nỗi buồn thương và sự tủi nhục của hàng trăm năm thân phận nô lệ đã phải sống, phải trải qua lịch sử đó hay gánh chịu một nỗi đau di truyền từ chính lịch sử đó, nỗi đau vẫn còn run rẩy trong huyết quản của họ, vẫn còn đè nặng lên số phận của họ như một cây thánh giá chịu tội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Pagoda - V@



    V@
    [/size=4

    Được sửa chữa bởi - pagoda vào 23/03/2002 06:17
  2. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, gửi lại cho cố tri này :-) , đỡ phải đi tìm.

    V@
    [/size=4
  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Tặng những bạn nào thích Toni Morison]
    A free essay on Beloved by Toni Morison
    ?oNo body, but he who has felt it, can conceive what a plaguing thing it is to have a man?Ts mind torn asunder by two projects of equal strength, both obstinately pulling in a contrary direction at the same time.? ~ Lawrence Sterne In Toni Morison?Ts novel Beloved, the character of Denver exemplifies the Sterne quotation above. She is drawn to Beloved but is also fiercely loyal to her mother whom Beloved is steadily devouring. Denver is divided between the love she have for her mother and the need for love she seeks from Beloved. Because Beloved is causing both mental and physical harm to Sethe, the forces dividing Denver are pulling in opposite directions. It is there ?~contrary direction?T that is tearing Denver?Ts mind apart; she cannot have one without losing the other. Love is immeasurable; it cannot be quantified or even rationalized in this case and therefore Denver?Ts love for her mother and her need for love from Beloved are ?~two projects of equal strength?T. Denver and Sethe have never been separated; the rift between them is not measured in distance but emotion. Their bond is strongest because since she was born, Denver has shared her mother?Ts life. She lived in the filthy cell, the haunted homestead of 124, and experienced every setback and ugly reality with Sethe as an equal. Psychologists say that Individualism occurs when a child realizes that they themselves, their parents, and the world around them are all separate entities. Since leaving Sweet Home,

Chia sẻ trang này