1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khủng bố và nước Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 31/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khủng bố và nước Mỹ

    Chào các bạn,


    Kể từ sau sự kiện 911, nước Mỹ luôn luôn nằm trong tình trạng báo động. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ biết đến thế nào là tấn công ngay trong lòng nước Mỹ. Không kể vụ Trân Châu Cảng ( Pearl Habor) vì đó là ở đảo ngoài khơi, rất xa lục địa Mỹ và vào thời điểm đó quần đảo Hawaii chưa phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ.

    Sự kiện này làm đảo lộn đời sống và suy nghĩ của người Mỹ. Ngay như dịp Giáng sinh vừa rồi, Al Queda chỉ đưa ra lời hiệu triệu kêu gọi chống Mỹ là lập tức mức báo động ở Hoa Kỳ lên đến hàng thứ 2, Báo động màu Cam, doanh thu bán hàng vào dịp cuối năm của các công ty, tập đoàn ở Hoa Kỳ rất lớn, phần lớn các công ty đều trông đợi vào doanh thu đợt này. Nhưng với báo động Cam công thêm nền kinh tế ảm đảm, bất ổn, các công ty đều kêu là doanh thu kém. Các trung tâm buôn bán vắng người, thị trường chứng khoán cũng ảm đạm.

    Chủ đề này sẽ bàn về khủng bố và nước Mỹ. Mời các bạn tham gia.
  2. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khủng bố sinh học​


    Bóng ma của nạn khủng bố sinh học đã buộc chính phủ Hoa Kỳ phải định nghĩa lại an ninh quốc gia. Nhưng ngay cả trước khi đợt bộc phát bệnh than năm 2001 tại Hoa Kỳ làm tăng khả năng hiện thực của nạn khủng bố sinh học, giới hữu trách Mỹ đã mở rộng khái niệm an ninh quốc gia để bao gồm luôn lĩnh vực y tế công cộng.
    Trước đây không lâu, đối với Hoa Kỳ thì an ninh quốc gia có nghĩa là an ninh quân sự. Nhưng từ khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về y tế công cộng đã bắt đầu lo ngại về một mối đe dọa khác từ nước ngoài: đó là bệnh tật. Trong số các chuyên gia này có ông Nils Dulaire, người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ gọi là Hội đồng Y tế Toàn cầu. Ông Dulaire nói:
    Cách nhìn của nhiều người chúng ta về vấn đề an ninh quốc gia là chuyện sức khỏe, sự an toàn, và sự sống còn của con cháu và gia đình chúng ta. Trong nhiều năm liền chúng ta từng lo ngại về các phi đạn và xem chúng như là mối đe dọa chính đối với sự sống còn đó. Giờ đây chúng ta thấy rằng có nhiều mối đe dọa khác, mà lớn nhất là các loại bệnh truyền nhiễm lây lan khắp thế giới, và sẵn sàng bộc phát mạnh trở lại tại Hoa Kỳ.
    Nguyên nhân gây ra lo ngại này là cuộc xâm lăng của bệnh AIDS và sự tái xuất hiện của bệnh lao phổi, sau nhiều thập niên bị khống chế. Chính quyền của Tổng thống Clinton trước đây đã mở rộng khái niệm an ninh quốc gia để bao gồm thêm y tế công cộng.
    Một công trình nghiên cứu của Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, tức CIA, đã khẳng định trong năm 2000 rằng bệnh AIDS và các chứng bệnh truyền nhiễm khác đe dọa sự ổn định không phải chỉ riêng tại Hoa Kỳ mà là ở khắp mọi nơi. Ông David Gordon, một giới chức CIA, đã đưa ra giải thích sau đây trước một ủy ban của Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ:
    Các chứng bệnh này sẽ gây nguy hiểm cho công dân Mỹ cả ở trong nước lẫn nước ngoài, đe dọa các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ triển khai ở hải ngoại, và làm tăng thêm tình trạng bất ổn định xã hội và chính trị ở những nước và khu vực then chốt, nơi mà Hoa Kỳ có những quyền lợi đáng kể.
    Mười lăm tháng sau khi ông Gordon đưa ra tuyên bố vừa kể, Washington và New York đã bị các phần tử khủng bố tấn công. Và 1 tháng sau đó, một người nào đó đã gửi một phong thư trong có đựng bột chứa bào tử bệnh than đến các cơ quan thông tấn và một số đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ, làm 5 người bị thiệt mạng, 17 người ngã bệnh, và gây gián đoạn cho hoạt động của ngành bưu điện. Bỗng nhiên, nạn khủng bố sinh học thúc đẩy giới chính trị và ngành y tế Hoa Kỳ phải lập tức hành động, có lẽ đây là động lực mạnh mẽ hơn bất mối đe dọa nào khác trong lĩnh vực y tế công cộng từ trước tới nay. Bác sĩ Julie Gerberding là giám đốc của trung tâm Kiểm Soát Bệnh Tật, một cơ quan của Hoa Kỳ đặc trách theo dõi các bệnh tật. Bà Gerberding nói:
    Như thế, đã phát sinh khái niệm sẵn sàng đối phó trong ngành y tế công cộng, đặc biệt trước mối đe dọa của nạn khủng bố sinh học.
    Bà Gerberding nói rằng chỉ tiêu mới của các giới chức trong ngành y tế công cộng là là chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cả các chứng bệnh hay lây và các tác nhân khủng bố sinh học, như bệnh than, bệnh đậu mùa, bệnh ngộ độc thực phẩm Clostridium, hay các tác nhân khác. Bà Gerberding nói tiếp:
    Chúng ta hiểu rằng nhiều tác nhân trong số này có thể gây ra những hậu quả thảm khốc nếu chúng ta thiếu chuẩn bị.
    Kết quả tổng hợp của các cuộc tấn công do mạng lưới khủng bố al-Qaida và độc tố bệnh than gây ra là ngành y tế Hoa Kỳ ra sức đề cao cảnh giác, một nỗ lực được đẫy mạnh thêm nhờ có số kinh phí 1 tỷ đô-la được Quốc hội chuẩn chi năm ngoái. Số tiền này lớn gấp 20 lần ngân khoản mà chính quyền liên bang cấp cho các cơ quan y tế tiểu bang và địa phương một năm trước đó.
    Mặc dù đã xảy ra vụ độc tố bệnh than trong năm 2001, chính bệnh đậu mùa mới là mối đe dọa gây nhiều lo sợ nhất cho giới hữu trách Hoa Kỳ, căn cứ vào những biện pháp hết sức công phu của chính quyền của Tổng thống Bush cho thực hiện để thủ đắc và phân phối đủ thuốc chủng bệnh này cho tất cả mọi người ở nước Mỹ. Những người chỉ trích thì lập luận rằng chính phủ chưa chú ý đúng mức đến nguy cơ của một cuộc tấn công bằng độc tố bệnh than được tung vào không khí. Nhưng người chỉ trích này cho rằng mối đe dọa này cũng rất có thể xảy ra và nguy hiểm không kém bệnh đậu mùa.
    Tuy nhiên, bất kể loại tác nhân khủng bố sinh học nào mà các phần tử khủng bố có thể tung ra, một vài chuyên gia cho rằng khó có thể đề phòng để chống lại chúng 100 phần trăm được. Bác sĩ thú y David Franz thuộc Viện Nghiên cứu Miền nam tại thành phố Birmingham, thuộc bang Alabama của Hoa Kỳ, nói rằng bất cứ chương trình nào nhằm chống lại mối đe dọa này cũng nên chú ý đến các biện pháp có tác dụng răn đe. Ông Franz nói:
    Không có giải pháp kỹ thuật đơn giản nào thật tốt đẹp cho vấn đề này. Theo tôi nghĩ thì điều hữu ích là nên nghĩ đến việc làm cho những kẻ có thể sử dụng các tác nhân sinh học chống chúng ta phải đổi ý.
    Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của Hoa Kỳ đang cho áp dụng những biện pháp truyền thống để phòng chống bệnh tật. Trung tâm đã cho mở những phòng thí nghiệm mới để phân tích các đợt bộc phát dịch bệnh, đào tạo các toán phản ứng nhanh, và phát triển một kế hoạch khẩn cấp để liên lạc với các giới chức trong ngành an toàn và y tế công cộng thuộc mọi cấp của chính phủ.
    Điều mỉa mai là những biện pháp được áp đụng để chống nạn khủng bố sinh học đang giúp phát hiện và khống chế 3 chứng bệnh hay lây mà hầu hết mọi người Mỹ đều chưa bao giờ nghe nói đến một vài năm trước đây, đó là bệnh SARS, bệnh đậu khỉ, và vi-rút sông Nile Tây. Như bà Julie Gerberding, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật của Hoa Kỳ, khẳng định, không một ai có thể đoán trước mối đe dọa về sức khỏe kế tiếp sẽ đến từ đâu. Bà Gerberding nói:
    Nếu có một bài học cần phải học về những chứng bệnh hay lây trong có thể xảy ra trong thời kỳ mới này, thì đó là người ta phải chuẩn bị để đối phó với những điều không thể ngờ tới.
    ( VOA)
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Khủng bố điện toán​


    Cuộc cách mạng thông tin đã làm thay đổi phương cách giao dịch kinh doanh, hoạt động của chính phủ, và việc triển khai công tác quốc phòng. Hiện nay sinh hoạt mọi mặt của Hoa Kỳ dựa vào một mạng lưới liên lập phức tạp gồm các hệ thống cấu trúc hạ tầng cực kỳ thiết yếu đối với an ninh và kinh tế quốc gia. Nhưng mạng lưới này có một nhược điểm lớn là dễ bị khủng bố tấn công.
    Các chuyên gia phân tích về an ninh chuyên theo dõi hoạt động của các nhóm khủng bố như al-Qaida đang bày tỏ sự quan ngại ngày càng lớn về việc những tổ chức thuộc loại này có thể sử dụng biện pháp khủng bố điện toán như một phương tiện để tấn công bên trong Hoa Kỳ và các nước khác. Họ cảnh báo rằng máy điện toán có thể được dùng để gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cấu trúc hạ tầng cực kỳ quan yếu và có tiềm năng gây đổ máu trên quy mô lớn.
    Các chuyên viên an ninh thừa nhận rằng hiện nay Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang phải đương đầu với nhiều mối đe dọa khủng bố trong lĩnh vực được gọi là không gian điện toán, trong khi các quốc gia phát triển nhất trên thế giới ngày càng lệ thuộc vào hàng triệu mạng lưới điện toán và hệ thống Internet để điều hành các cơ sở hạ tầng xung yếu.
    Để đối phó với mối đe dọa này, trong năm 2001 Tòa Bạch Ốc đã bổ nhiệm một Cố vấn đặc biệt cho Tổng thống về an ninh không gian điện toán. Nhiệm vụ của giới chức này là phối hợp các nỗ lực liên ngành để bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin, viễn thông, tài chính-ngân hàng, vận tải, năng lượng, sản xuất-chế tạo, cung cấp nước, y tế, và cấp cứu. Đến tháng 6 năm nay, một lần nữa Hoa Kỳ tăng cường biện pháp phòng chống các cuộc tấn công điện toán bằng cách thành lập một cơ quan mới gọi là Ban An ninh Điện toán Quốc gia, trực thuộc Bộ An ninh Quốc nội.
    Một công trình nghiên cứu do Tòa Bạch Ốc công bố trước đây trong năm nói rằng mối quan tâm lớn nhất là nguy cơ của các cuộc tấn công điện toán có tổ chức có thể gây ra những hậu quả cực kỳ tai hại cho nhiều loại mục tiêu xã hội và kinh tế.
    Ông Waynes Crews là giám đốc đặc trách chính sách công nghệ tại Viện Cato, một tổ chức bất vụ lợi chuyên nghiên cứu về chính sách công đặt trụ sở tại thủ đô Washington.
    Ông Crews nói rằng chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân bị lệ thuộc vào máy điện toán và hệ thống Internet quá nhiều đến nỗi rất dễ bị các phần tử khủng bố điện toán tấn công. Ông Crews nói:
    Vâng, tôi nghĩ rằng chúng ta đang có vấn đề rắc rối. Bản chất của vấn đề ở đây hiện nay là chúng ta có một hệ thống Internet công cộng mà khu vực tư nhân đã chọn sử dụng, do đó phải chấp nhận cả mặt tốt lẫn mặt xấu của nó. Chúng ta đang dựa vào nó để làm dịch vụ ngân hàng, thương mại, và mọi thứ khác. Ở đây chúng ta thật sự đang có những nhược điểm. Có những mạng lưới then chốt, các mạng lưới điện và các mạng lưới khác có liên hệ với mạng Internet và ngược lại. Do đó chúng ta thật sự có những nhược điểm vì mạng Internet có thể bị tấn công, và chúng ta có thể phải đương đầu với một vài thứ đe dọa nào đó.
    Ông Dan Verton là tác giả của một cuốn sách mới xuất bản có nhan đề là ?oNước Đá Đen, Mối Đe Dọa Vô Hình Của Khủng Bố Điện Toán.?
    Là một sĩ quan tình báo thuộc Quân chủng Thủy quân Lục chiến Mỹ nay đã nghỉ hưu, Ông Verton nói rằng có nhiều người đang gặp khó khăn về điều mà ông gọi là ?ovấn đề nhận thức? khi suy nghĩ về chuyện ai là thành viên của những tổ chức khủng bố.
    Ông Verton nói rằng những tên khủng bố mới, trẻ tuổi không phải là những nhóm côn đồ ngu dốt sống kiểu tay làm hàm nhai trong các hang động ở Afghanistan. Sau đây là lời của ông Verton:
    Vấn đề là chúng ta đã không chịu nhìn nhận một thực tế là mối đe dọa trong tương lai có thể không giống như mối đe dọa hôm nay. Điều thật sự đáng lo ngại là chuyện những người trẻ tuổi trên khắp thế giới bị nhiễm tư tưởng cực đoan của những người như Osama bin Laden và những kẻ ủng hộ y, và đâm ra thù ghét nước Mỹ, trong khi vẫn được đào tạo về tin học, toán học, và kỹ thuật.
    Theo ông Verton, chính những phần tử khủng bố trẻ tuổi được huấn luyện đầy đủ này là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ. Ông nói tiếp như sau:
    Những hình thức khủng bố mà tôi đang nói đến bao gồm cả việc sử dụng công nghệ hiện đại để bổ túc cho các hình thức khủng bố truyền thống, lẫn việc tấn công có dụng ý vào các cấu trúc điện toán hạ tầng, vốn là động cơ của nền kinh tế và an ninh quốc gia. Những hình thức khủng bố này hoàn toàn thích hợp với những mục tiêu chiến lược của những nhóm như al-Qaida và các nhóm khác.
    Ông George Smith, một chuyên gia phân tích cao cấp của công ty cung cấp dịch vụ Internet có tên là Global Securitry-dot-org, có quan điểm ít khắc khe hơn đối với những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ nhằm bảo vệ an ninh tốt hơn cho công nghệ thông tin.
    Ông Smith nói rằng những tin tức về mối de dọa khủng bố điện toán thường được người ta tin một cách dễ dàng, không thắc mắc về mức độ chính xác của chúng. Sau đây là phát biểu của ông Smith:
    Tôi phải thực tế mà công nhận rằng chúng ta chưa thấy có cuộc tấn công trực diện nào vào các cơ sở điện toán của chúng ta ở mức độ giống như sự dự đoán dài hạn của những người bi quan.
    Bộ An ninh quốc nội Hoa Kỳ không xem nhẹ mối đe dọa của khủng bố điện toán. Ban An ninh điện toán Quốc gia của bộ đang hoạt động 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
    Các nhân viên của ban này liên tục theo dõi không gian điện toán, đưa ra những báo động và cảnh báo, và chuẩn bị đối phó với những sự cố nghiêm trọng đe dọa nền an ninh kinh tế và sinh hoạt của quốc gia.
    ( VOA)

Chia sẻ trang này