1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KHỦNG HOẢNG DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ

Chủ đề trong 'PR' bởi hoangngoc_CT06, 08/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangngoc_CT06

    hoangngoc_CT06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    KHỦNG HOẢNG DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ

    KHỦNG HOẢNG DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ

    (Phần 1)



    Khủng hoảng Doanh nghiệp là một trong những mối nguy tiềm ẩn đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào khi tham gia vào thương trường. Nói một cách hình tượng, nó như những chướng ngại vật, những vết dầu loang ở phía trước con đường mà ?ocỗ xe Doanh nghiệp? sẽ và đang lăn bánh. Và con đường nào thì cũng có những chướng ngại vật và những vết dầu loang. Theo tôi, điều này là tuyệt đối và nó vượt ra ngoài thuyết Tương đối của Anh - xtanh.

    Khủng hoảng Doanh nghiệp là một khái niệm rộng. Chúng ta vẫn thường được nghe những khái niệm sau liên quan đến khủng hoàng doanh nghiệp: Khủng hoảng thiếu, khủng hoảng thừa, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nhân sự... Vậy khủng hoảng doanh nghiệp là gì?

    Để hiểu cho đúng về vấn đề này, trước hết cần phải hiểu: Khủng hoảng là tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất cân bằng, mất sự bình ổn do nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được. Do vậy, Khủng hoảng Doanh nghiệp có thể được hiểu là tình trạng rối loạn, mất cân bằng, mất bình ổn của Doanh nghiệp do sự thiếu hụt của một yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc do sự mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

    Trong lịch sử kinh tế thế giới, có lẽ ai cũng biết đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933, còn được biết đến với tên gọi ?oKhủng hoảng Thừa? bắt đầu từ nước Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Gần đây hơn là cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Sức tàn phá của những cuộc khủng hoảng là hết sức nặng nề. Do vậy, mỗi Doanh nghiệp cần ý thức một cách sâu sắc: Sẵn sàng đón nhận khủng hoảng và kịp thời khắc phục khủng hoảng khi nó đến.

    Vậy một Doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường sẽ phải chuẩn bị để đón nhận và phòng tránh những khủng hoảng nào?

    Có lẽ mọi người sẽ đồng ý với tôi khi đưa vấn đề khủng hoảng trong kinh doanh lên trên đầu để xem xét. Báo chí trong thời gian vừa qua đã đăng tải hàng loạt những vụ việc như:

    - Một hãng sữa nổi tiếng thế giới đã ?ongã ngựa? tại Việt Nam với hàm lượng axit folic không đúng tiêu chuẩn;

    - Một hàng người đổ xô đến các phòng giao dịch của một Ngân hàng Thương mại để rút tiền do có thông tin người đứng đầu Ngân hàng đó có vấn đề;

    - Tiếp nữa là các vụ việc tai tiếng liên quan đến hạt nêm rồi nước mắm mang những thương hiệu tên tuổi;

    - Và gần đây nhất là việc gian lận thương mại của các Công ty có sản phẩm Sữa tươi.

    Qua những vụ việc trên, các Doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu làm quen với khái niệm xử lý khủng hoảng, làm quen với khái niệm Quan hệ Công chúng (PR - Public Relation), tìm hiểu trước các Công ty PR để đề phòng có lúc cần đến. Và thuật ngữ PR lên ngôi. PR lên ngôi đến mức đi đâu chúng ta cũng thấy mọi người bàn luận về PR như một thứ ?omốt thời trang? để trang điểm cho sự hiểu biết của mình.

    Khủng hoảng về tài chính của Doanh nghiệp có lẽ còn nhiều hơn nhưng lại ít khi chúng ta được biết đến qua báo chí vì khi chúng ta vừa kịp biết đến nó thì hầu như một Doanh nghiệp đã ?obiến mất? trên thương trường. Điều này là tương đối dễ hiểu vì: Vốn tài chính là yếu tố quyết định vận mệnh của một Doanh nghiệp. Những vụ tai tiếng của một Doanh nghiệp có thể dựa vào khả năng tài chính và khả năng ?ochèo lái? để giải quyết êm thấm. Nhưng một Doanh nghiệp mà khủng hoảng về tài chính thì gần như đã cầm chắc sự phá sản. Hơn nữa, rất ít khi một Doanh nghiệp tự công bố sự khủng hoảng về tài chính của công ty mình.

    Còn rất nhiều những khái niệm khủng hoảng nữa liên quan đến Doanh nghiệp. Nhưng tôi xin được nói thêm về khủng hoảng nhân sự. Nói đến khủng hoảng nhân sự trong Doanh nghiệp thường thì chúng ta nghĩ đến tình trang thiếu nhân lực để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc có thể thừa về nhân lực nhưng lại thiếu những nhân lực thực sự có khả năng. Một vấn đề cũng cần được lưu ý trong khủng hoảng nhân lực là việc ?ogiữ chân? hoặc ?osăn đầu người? của các Doanh nghiệp. (còn nữa)

    (Bài viết của: Hoàng Ngọc thành viên CLB CT06 có Web: www.ct06.com)
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Hay típ đi bạn
  3. hoangngoc_CT06

    hoangngoc_CT06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    KHỦNG HOẢNG DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ
    (Phần 2)
    Qua những gì ở trên đã nói, chúng ta có thể thấy được một vài nét về bức tranh ?oKhủng hoảng Doanh nghiệp?. Tiếp theo, tôi muôn đưa ra một số phương thức xử lý khi Doanh nghiệp gặp phải khủng hoàng. Tuy nhiên, tôi sẽ không đưa ra những phương thức xử lý cụ thể như trong các cuốn sách liên quan đến PR của phương Tây đã nói. Tôi muốn dựa trên một số quan điểm của Phương Đông để đưa ra một số phương thức mang tính tổng quát.
    Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến việc một Doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khủng hoảng trong nền kinh tế thị trường. Theo tôi, có hai nguyên nhân.
    Nguyên nhân thứ nhất tiềm ẩn chính trong bản thân mỗi Doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng ?oYếu? thì nguy cơ khủng hoảng càng nhiều. Yếu ở đây là yếu về mọi mặt: Tài chính, Nhân sự,... Hãy cứ tưởng tưởng Khủng hoảng Doanh nghiệp là một thứ Bệnh và các yếu tố Tài chính, Nhân sự là hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người ta sẽ thấy ngay điều này. Đó là nói đền mối nguy tiềm ẩn đối với nhưng Doanh nghiệp ?oYếu?. Nhưng đối với nhưng Doanh nghiệp ?oMạnh? cũng vậy, nếu họ cậy sức khỏe của họ mà chủ quan thì bất cứ lúc nào Khủng hoảng cũng có thể ập đến. Và sức tàn phá của khủng hoảng đối với Doanh nghiệp ?oMạnh? cũng sẽ là khôn lường. Lại mang con người ra để so sánh, chúng ta sẽ thấy những người khỏe mạnh, ít khi ốm ?ovặt? nhưng khi ốm thì lại là những trận ốm ?othập tử nhất sinh?. Vậy cả hai loại Doanh nghiệp này đều tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng từ bên trong nếu không có những tầm nhìn Dài và Rộng. Nói đến đây, tôi rất thích một câu của người Trung Quốc liên quan đến tầm nhìn: ?oKhông lo xa thì sẽ buồn gần?
    Với cách đặt vấn đề như trên, để tránh được việc khủng hoảng sẽ ập đến, một Doanh nghiệp trước khi bước vào Thương trường, nhất thiết phải xây dựng được Kế hoạch chi tiết cho việc hoạt động của mình. Kế hoạch đó được chia làm hai: Kế hoạch Dài hạn và Ngắn hạn. Cả hai loại Kế hoạch này phải được ưu tiên ngang nhau trong hoạt động kinh doanh và chúng tương hỗ nhau. Và nếu Doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một trong hai loại kế hoạch này thì khả năng khủng hoảng Doanh nghiệp sẽ đến rất nhanh. Hãy cứ coi cuộc sống của một Doanh nghiệp như cuộc sống của một con người. Nếu anh ta chỉ quan tâm đến bữa ăn của từng ngày thì anh ta sẽ bị chết đói nếu cuộc sống của anh ta có những biến cố xảy ra bất ngờ. Nhưng nếu anh ta chỉ mơ mộng đến cái bữa ăn thịnh soạn trong tương lai mà không quan tâm đến bữa ăn ngày hôm nay thì anh ta sẽ không đủ sức để sống và hướng tới cái tương lai của anh ta.
    Vấn đề tiếp nữa để tránh khỏi sự khủng hoảng đến từ nội tại Doanh nghiệp là việc lượng sức. Tiềm lực của doanh nghiệp có đến đâu thì nên hoạt động trong chừng mực đó. Ý thức được về sức mạnh của mình Doanh nghiệp sẽ tránh được rất nhiều rủi ro trong đó có khủng hoảng về tài chính. Ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, tình trạng thiếu vốn để phát triển là một bài toán khiến cho các Doanh nghiệp đau đầu. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, hầu hết các Doanh nghiệp đều phải đi vay. Việc đi vay này sẽ là rất tốt nếu công việc kinh doanh của Doanh nghiệp ?oxuôi chèo mát mái?. Nhưng việc vay nợ lại tiềm ẩn khả năng khủng hoảng rất cao. Nếu những ai nghiên cứu kỹ về cuộc khủng hoảng Châu Á gần đây thì sẽ thấy cái giá cho sự phát triển quá nhanh bằng việc vay nợ của các Doanh nghiệp Hàn Quốc. Và việc trong vài năm trở lại đây, việc ?onở rộ? các Ngân hàng ở Việt Nam đã chứng minh cho việc các Doanh nghiệp ở Việt Nam đang rất thiếu vốn. Để thiếu vốn, họ phải mang Cầm cố, thế chấp toàn bộ tài sản cố định của họ để phát triển sản xuất. Điều gì sẽ xảy ra nếu Doanh nghiệp bất ngờ không trả được những khoản nợ đáo hạn?
    Và cuối cùng để tránh được sự khủng hoảng nảy sinh trong chính nội tại Doanh nghiệp, họ cần phải có thái độ nghiêm túc trong kinh doanh, tuân thủ pháp luật và tôn trọng người tiêu dùng. Qua những ví dụ đã nêu ở phần đầu, hầu hết các khủng hoảng đều có nguyên nhân từ việc Doanh nghiệp có lỗi với người tiêu dùng, nói dối người tiêu dùng và thiếu hiểu biết một cách tổng thể về ngành luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh của mình. Một vài hãng sữa thì ?oTreo đầu dê Bán thịt chó?, một hãng sản xuất kem nổi tiếng thì vi phạm nghiêm trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất... Và ?oCái kim ở trong bọc mãi rồi cũng lòi ra?, người tiêu dùng nổi giận, cơ quan chức năng nhà nước vào cuộc và những doanh nghiệp đã lừa dối người tiêu dùng đó tìm đến sự giúp đỡ của các Công ty PR. Một số tiền nho nhỏ được chi ra và vụ việc lại chìm xuống. Thậm chí có những công ty lại càng nổi tiếng hơn qua những khủng hoảng mang tính ?ochủ động sắp đặt?.
    Người tiêu dùng Việt Nam quá dễ tính!

    (còn nữa)

    (Bài viết của Hoàng Ngọc - thành viên CLB CT06 được trích từ Web: www.ct06.com )
  4. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Không nên nói người tiêu dùng VN dễ tính mà là buộc phải dễ tính như là một hình thức sống chung với vô lý. Điều này do nhiều vấn đề bất cập từ hệ thống kinh tế chính trị...ko nên sa đà.
    Bài phân tích rộng nên bị loãng một chút ở một số điểm (chỉ là thông tin mang tính chất xây dựng ko có ý khác)
    DN lâm vào tình trạng khủng hoảng do vấn đề chủ quan hay khách quan chỉ còn cách tái cấu trúc, nên tập trung vào vấn đề này để giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra.
    Có một số tài liệu ở nhà nhưng ngại đánh quá
  5. hoangngoc_CT06

    hoangngoc_CT06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    KHỦNG HOẢNG DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ
    (Phần 3)
    Khái niệm PR mà các Doanh nghiệp hiện nay thường hiểu gồm những mục tiêu sau:
    ? Nâng cao tinh thần trong nội bộ của doanh nghiệp;
    ? Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp;
    ? Nâng cao truyền thông nội bộ;
    ? Nâng cao danh tiếng về doanh nghiệp trong cộng đồng;
    ? Nâng cao khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận;
    ? Phán đoán và xử lý các khủng hoảng.
    Trong đó công việc Phán đoán và Xử lý khủng hoảng là một trong những công việc hết sức quan trọng. Hiện nay, ở một số Doanh nghiệp lớn và tương đối lớn ở Việt Nam đã có những bộ phận phụ trách về PR nhưng thực ra nhân sự làm việc trong bộ phận này mới chỉ chú trọng đến những công việc liên quan đến quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Còn đối với việc phòng ngừa và xử lý Khủng hoảng Doanh nghiệp thì hầu như chưa được chú trọng, thậm chỉ không có khả năng để chú trọng. Dưới đây, tôi xin được đưa ra một số phương pháp mang tính chất gợi mở trong việc phòng ngừa và xử lý khủng hoàng doanh nghiệp.
    1. Phòng ngừa Khủng hoảng:
    1.1 Nắm bắt rõ những quy luật của Tự nhiên và Xã hội.
    Cuộc sống của một Doanh nghiệp cũng như cuộc sống của một con người và của một xã hội thu nhỏ. Do vậy, tất yếu nó cũng có những điểm tương đồng với những cái đó. Những con người làm việc trong bộ phận PR trước hết phải hiểu rõ về điều này. Môn Triết học và Lô gíc học hình thức là những môn học căn bản mà những con người làm PR phải được đào tạo bài bản. Bởi hai môn học này sẽ gợi mở những quy luật cơ bản về tự nhiên và xã hội; kèm theo đó môn Lô gíc học hình thức sẽ hỗ trợ để có thể phán đoán được những khủng hoảng sắp xảy ra đối với một doanh nghiệp. Một quy luật: ?oTròn quá rồi sẽ phải Méo? sẽ giúp Doanh nghiệp cẩn thận hơn khi Doanh nghiệp của mình đang ở thời kỳ cực thịnh; một quy luật về ?oLòng tham? của con người sẽ giúp Doanh nghiệp hạn chế được khủng hoảng về nhân sự?
    1.2 Nghiên cứu và xử lý thông tin.
    Ở những Công ty của nước ngoài, những con người làm về Dự báo và xử lý khủng hoảng thường được người ngoài nhìn vào như là một bộ phận ?onhàn hạ? nhất. Nhưng thực tế có phải như vậy không? Thực ra là không. Những con người làm việc này thường là làm việc với cường độ cao bằng trí tuệ. Công việc chính của họ là nghiên cứu dựa trên tất cả những dữ kiện liên quan đến doanh nghiệp của mình để dự báo khủng hoảng. Vậy học nghiên cứu cái gì? Đó là thông tin. Để chứng minh cho điều này là một câu chuyện có thực về một người thợ sửa chữa đồng hồ chỉ bằng việc xâu chuỗi thông tin trên những tờ báo mà có thể phán đoán được chính xác ngày mà nước Đức Quốc xã tấn công Ba Lan mở đầu cho Chiến tranh thế giới lần thứ II. Với ví dụ trên, chúng ta đã thấy được những hữu ích trong việc nghiên cứu thông tin nhằm dự đoán khủng hoảng doanh nghiệp. Nhưng cũng phải nói thêm, việc nghiên cứu thông tin đòi hỏi tinh thần nghiêm túc trong công việc. Bởi trong quá trình nghiên cứu thông tin nếu bỏ qua bất kỳ một thông tin nào, sẽ dẫn đến việc phân tích sai vấn đề và điều này còn tệ hại hơn là không phân tích.
    1.3 Chuẩn bị các phương án Dự phòng khi có khủng hoảng
    Trên cơ sở phân tích những thông tin, những người làm việc dự báo khủng hoảng còn phải đưa ra được những phương án Dự phòng khi Doanh nghiệp vướng phải khủng hoảng. Những phương án dự phòng này càng nhiều và càng chi tiết thì việc khắc phục và xử lý khi có khủng hoảng xảy ra càng hiệu quả. Nói đến đây, chắc có nhiều người lại có suy nghĩ là việc xây dựng các phương án Dự phòng là việc làm cứng nhắc khi khủng hoảng xảy ra. Trong khi việc xử lý khủng là lại yêu cầu phải rất linh hoạt. Thực ra cả hai cách nghĩ trên đều đúng vì: Khi có khủng hoảng xảy ra, một Doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong vấn đề xử lý. Nhưng để việc xử lý hiệu quả thì việc linh hoạt dựa trên những phương án có sẵn và tương tự sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc đưa ra một giải pháp tình thế, không có sự chuẩn bị. Những phương án có sẵn coi như là việc tập dượt và định hình công việc sẽ phải làm khi có khủng hoảng xảy ra.
    (còn nữa)
    (Bài viết Hoàng Ngọc)
  6. _devilmaycry_

    _devilmaycry_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Cái nè có giống với những người làm dự báo rủi ro ko nhỉ?
    Theo mình biết thì ở nước ngoài họ còn có những cty chỉ chuyên về dự báo mứcđộ rủi ro .VN mình sao cchưa thấy

Chia sẻ trang này