1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khủng hoảng PR - Câu chuyện TNS - Đâu là sự thật?

Chủ đề trong 'PR' bởi HomoSapien, 08/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HomoSapien

    HomoSapien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng PR - Câu chuyện TNS - Đâu là sự thật?

    Vừa đọc bài trên thanh niên sáng nay. Nếu việc này là đúng sự thực thì TNS mất đất làm ăn. Hầu như tất cả các cty Media ở Vđeèu dùng số liệu của TNS, nhưng nếu sự thực như đài HTV nói thì đúng là ném tiền cho thứ không đâu.
    ----------------------------
    Đài truyền hình TP.HCM (HTV) đã phản ứng mạnh mẽ việc khảo sát thị trường bằng cách quá cũ và không chính xác của Công ty TNS kéo theo việc đánh giá không khách quan về mức độ ưa thích của khán giả với những chương trình của HTV. Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Văn Nam - TGĐ HTV xung quanh vấn đề này:

    * Theo ông, các nghiên cứu, khảo sát thị trường mà Công ty TNS (Taylor Nelson Sofres) thực hiện về các chương trình truyền hình thu hút sự quan tâm của khán giả đạt độ tin cậy đến mức nào?
    Công ty TNS có được giấy phép quảng cáo và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Hiện nay họ là công ty nước ngoài duy nhất ở Việt Nam kiêm luôn việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường. Họ thực hiện rating (tạm dịch: sự quan tâm của công chúng với một chương trình truyền hình - PV), sau đó các công ty quảng cáo nước ngoài hoạt động tại Việt Nam căn cứ vào đó để đặt quảng cáo trên báo, đài. Đến nay, hầu như toàn bộ các công ty quảng cáo, các đại lý quảng cáo trong và ngoài nước đều căn cứ vào số liệu media rating của TNS - vì không có sự chọn lựa nào khác - để chọn giờ phát sóng, chương trình phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình mà đăng ký quảng cáo. Điều này cũng được áp dụng tương tự cho báo in để các công ty lên lịch quảng cáo.
    Tuy nhiên, cách mà họ điều tra vẫn theo lối cũ, tức là điều tra trên giấy, đánh dấu vào ô chọn. Đây là phương thức khảo sát rất cũ, chậm chạp và không chính xác vì lệ thuộc vào yếu tố con người (người khảo sát lẫn người được khảo sát). Sau đó mọi thống kê, tổng hợp đều được làm bằng tay nên không loại trừ yếu tố chủ quan.
    * Đến nay qua khảo sát, đánh giá của TNS, Đài TH TP.HCM (HTV) có chương trình nào đã bị đưa vào danh sách "chương trình không thu hút khán giả" chưa?
    Các chương trình của HTV ngoài giải trí còn có nhiều chuyên mục khác liên quan đến việc định hướng đường lối, chính sách, chủ trương của Nhà nước, những chương trình xã hội, từ thiện, bổ sung kiến thức về nông nghiệp, về giáo dục, khoa học, kỹ thuật... Do đó không thể rating một chương trình thu hút sự quan tâm của công chúng mà đánh giá toàn bộ các chương trình của HTV. Nhiều chương trình HTV thực hiện được khán giả quan tâm nhưng khi TNS khảo sát lại cho kết quả ngược lại!

    Ông Huỳnh Văn Nam - Ảnh: Đỗ Tuấn

    "Cách mà họ (TNS) điều tra vẫn theo lối cũ, tức là điều tra trên giấy, đánh dấu vào ô chọn. Đây là phương thức khảo sát rất cũ, chậm chạp và không chính xác? Không riêng gì HTV mà ngay cả VTV cũng từng phản ứng mạnh về chuyện khảo sát của TNS. Các nhà quản lý cần mở rộng việc cấp giấy phép cho nhiều công ty trong và ngoài nước hoạt động lĩnh vực khảo sát, đánh giá, nghiêu cứu thị trường để tạo thế cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng".
    Ông Huỳnh Văn Nam , Tổng giám đốc HTV

    * Xin ông cho biết cụ thể là chương trình nào của HTV được TNS xếp loại không "ăn khách"?
    Nhiều chương trình được HTV đầu tư tốn kém, có chiều sâu, được khán giả ủng hộ như Vầng trăng cổ nhạc, Thay lời muốn nói... nhưng qua khảo sát của TNS lại không thu hút nhiều người xem (?!). Kết luận này ảnh hưởng đến việc tìm tài trợ, thu quảng cáo cho chương trình. Cách đây 2, 3 năm, thời kỳ đầu phim truyền hình Việt Nam được phát sóng với thời lượng chiếm 70% so với phim ngoại cũng đã bị TNS đánh giá không hiệu quả và sai lệch. Việc khảo sát của TNS chỉ tập trung vào các thành phố lớn, mà không hoặc ít đến được vùng nông thôn nên kết quả điều tra không thể đại diện chính xác cho những gì họ công bố.
    * Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc nghiên cứu sai lệch này?
    Vì một mình một chợ. Đến nay chỉ duy nhất TNS có chức năng và được gần như toàn bộ các công ty quảng cáo nước ngoài đặt hàng nghiên cứu, khảo sát thị trường. Chưa có cơ quan nào trong nước kiểm soát việc đánh giá, phân loại của TNS chính xác đến mức độ nào.
    * Để tình trạng không kéo dài, HTV có biện pháp gì khác ngoài cách mà TNS đã thăm dò?
    Sắp tới HTV sẽ thành lập một bộ phận đo lường khán giả riêng của đài đang sử dụng kênh HTVC. HTV sẽ kết hợp cùng Trung tâm đo lường xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Thành ủy thiết lập hệ thống đánh giá bằng tổng đài điện tử gọi là people meter. Mỗi máy thu hình khi bật chuyển kênh sang chương trình nào đều được máy tính chủ ghi nhận và sau mỗi ngày sẽ được thống kê và công bố lên báo chí mức độ yêu thích của khán giả qua từng chương trình của HTV. Hệ thống này trị giá cả triệu USD, sẽ vận hành trong năm 2008. Dù đắt nhưng chúng tôi sẽ phải làm để tự đánh giá nội bộ. Những chương trình hay, được khán giả quan tâm sẽ được đầu tư chiều sâu. Còn chương trình nào không đạt yêu cầu phải ngưng thực hiện. Không riêng gì HTV mà ngay cả VTV cũng từng phản ứng mạnh về chuyện khảo sát của TNS. Các nhà quản lý cần mở rộng việc cấp giấy phép cho nhiều công ty trong và ngoài nước hoạt động lĩnh vực khảo sát, đánh giá, nghiêu cứu thị trường để tạo thế cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng.
    Không có lựa chọn khác, các công ty quảng cáo đều phải sử dụng số liệu thống kê của TNS để làm cơ sở đàm phán với các đối tác có nhu cầu quảng cáo; làm "kim chỉ nam" cho việc lên dự án quảng cáo, tài trợ, kế hoạch PR cho khách hàng của mình. Đến nay, vẫn chưa có một cơ quan nào của nhà nước hay tư nhân ở Việt Nam đứng ra kiểm định hoặc đánh giá mức độ tin cậy của những bản báo cáo mà TNS đã thực hiện. Điều quan trọng là việc điều tra thị trường này đã ảnh hưởng đến các báo đài - những cơ quan do Nhà nước quản lý - trong việc thu quảng cáo, tài trợ.
    Những bản báo cáo, thống kê của TNS không đơn thuần gói gọn trong "nội bộ" các công ty quảng cáo mà đã ảnh hưởng đến nhiều cơ quan truyền thông. Tuy nhiên đến nay nhiều nơi vẫn chọn thái độ im lặng vì không biết hoặc không thể làm gì khác hơn
    ---------------------------

    http://www4.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/4/8/233643.tno
  2. HomoSapien

    HomoSapien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Báo Thanh niên hôm nay giã tiếp. Các bức xúc của các doanh nghiệp làm truyền thông có vẻ sắp bung bét. Một cuộc khủng hoảng sắp nổ ra do sự yếu kém của TNS hay là sự thò tay chọc ngoáy của các đối thủ khác của TNS đứng ngoài giật dây?
    ----------------------------
    Theo Thanh Niên
    Ông Lâm Kiết Tường, Giám đốc CVTV: ?oChúng tôi nghi ngờ kết quả khảo sát của TNS?
    23:45:11, 08/04/2008


    Ông Lâm Kiết Tường - Ảnh: Trường Phong
    Sau khi Thanh Niên số ra ngày 8.4 đăng bài phỏng vấn ông Huỳnh Văn Nam - Tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM (HTV) nói về cách khảo sát thị trường của TNS, ông Lâm Kiết Tường - Giám đốc Trung tâm Truyền hình VN tại TP Cần Thơ (CVTV) cũng đã bày tỏ những bức xúc tương tự.
    * Thưa ông, CVTV đã từng nhờ TNS khảo sát chưa?
    - CVTV hiện có hai kênh, phủ sóng hầu khắp khu vực ĐBSCL và lan tỏa đến tận Côn Đảo, Tây Ninh... với những chương trình hết sức thiết thực cho đời sống của bà con nông dân, được bà con đón nhận nồng nhiệt như: Nhịp cầu nhà nông, Thầy thuốc với mọi nhà, Bạn nhà chăn nuôi... Thế nhưng theo kết quả điều tra của TNS, đài chúng tôi thuộc loại "ít người xem cả trên 2 kênh", xếp sau cả những đài chỉ có một kênh và chủ yếu phát lại chương trình của các đài khác.
    * Tại sao ông cho rằng kết quả khảo sát của TNS khác xa so với thực tế của CVTV?
    - Tôi xin lấy ví dụ như chương trình Đấu giá cuối tuần, mỗi chương trình có từ 5 - 15 ngàn cuộc gọi tham gia đấu giá. Hoặc chương trình Ô chữ vàng phát vào tối thứ bảy hằng tuần, bình quân mỗi kỳ tiếp nhận hơn 30 ngàn cuộc gọi điện thoại và tin nhắn; có kỳ số cuộc gọi và tin nhắn lên đến hơn 50 ngàn. Vậy mà theo kết quả khảo sát của TNS, chương trình của CVTV thuộc loại "ít người xem". Như thế có khách quan không?
    * Việc ông nghi ngờ kết quả khảo sát của TNS bắt nguồn từ cơ sở nào?
    - Mấy năm trước, đài chúng tôi thường xuyên mua kết quả khảo sát của TNS. Đài chúng tôi cũng được ông Thomas de Foucaud - người phụ trách mảng tiếp thị của TNS - đến truyền đạt kinh nghiệm điều tra chỉ số người xem truyền hình nhằm tư vấn cho chúng tôi cách sắp xếp chương trình sao cho phù hợp với khán giả. Ông Thomas nói TNS chỉ điều tra trên 265 người ở TP Cần Thơ rồi lấy đó làm kết quả đánh giá chỉ số người xem truyền Ông Phạm Phi Thường, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Cà Mau: "Mới đây, đại diện TNS đã đến liên hệ với chúng tôi để rao bán kết quả khảo sát chỉ số khán giả xem truyền hình với giá 15.000 USD lần đầu và 8.000 USD mỗi năm tiếp theo. Nhưng chúng tôi không mua vì xét thấy không thực sự cần thiết và chưa đủ độ tin cậy".
    hình cho tất cả các chương trình của tất cả các đài trong khu vực. Chúng tôi hỏi vì sao không mở rộng đối tượng, khu vực điều tra, ông ta bảo rằng các công ty quảng cáo rót ít tiền quá nên chỉ làm được như vậy. Nhưng ông ta đảm bảo những người trên thuộc nhiều thành phần, có thể đại diện cho số đông khán giả. Chúng tôi không thể tin chuyện vài trăm hộ ở thành thị có thể đại diện đầy đủ cho gần 10 triệu khán giả truyền hình trong khu vực, nên từ 2 năm nay, chúng tôi không mua kết quả của TNS nữa.
    * Trước đây CVTV đã phải tiêu tốn bao nhiêu tiền hằng năm để mua kết quả khảo sát của TNS?
    - Mỗi năm chúng tôi bỏ ra khoảng 12.000 USD mua kết quả khảo sát chỉ số người xem truyền hình của TNS. Vấn đề ở đây không phải là tiền mà là độ tin cậy của thông tin.
    * Theo ý ông, kết quả khảo sát của TNS đã có tác động gì tới CVTV?
    - Tác động nhiều chứ. Do luôn bị đánh giá là đài "ít khán giả" nên mấy năm qua việc thu hút quảng cáo của chúng tôi không đạt kế hoạch. Chúng tôi đã có công văn báo cáo lãnh đạo VTV về vấn đề này và đang chờ ý kiến chỉ đạo.
    * Theo ông, để lành mạnh hóa lĩnh vực khảo sát chỉ số người xem truyền hình nhằm cung cấp cho các công ty quảng cáo thông tin xác thực nhất, cần phải làm gì?
    - Theo tôi, cần có nhiều đơn vị hoạt động trên lĩnh vực này để khách hàng có thể chọn lựa. Và quan trọng hơn là phải có "ai đó" đứng ra phúc tra, kiểm chứng và xác thực độ tin cậy của những kết quả đó. Hiệp hội Truyền hình có lẽ thích hợp trong vai trò này.
    Trường Phong

    ---------------------------------
    http://www4.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/4/9/233748.tno
  3. bioxit

    bioxit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Cạnh tranh.
  4. HomoSapien

    HomoSapien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ cũng chỉ Thanh niên cho đăng các bài kêu gào của Đài TH TPHCM và ông GĐ truyền hình cáp. Các báo khác chưa thấy nói gì, còn TNS vẫn chưa có thấy có động tĩnh gì, có vẻ như một cuộc "giàn xếp" bí mật đang được gấp rút tiến hành ?
  5. HomoSapien

    HomoSapien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Hô hô, thanhnien không chịu dừng lại, có vẻ lần này thanhnien và một số "đại ca" đang quyết tâm quật ngã TNS. Đợi mãi chẳng thấy báo nào lên tiếng cùng thanhnien cả. chỉ có vài báo nhỏ đăng lại bài của thanhnien. Không lẽ TNS đã "quan hệ" tốt để khoanh vùng ảnh hưởng?
    --------------------
    Các chuyên gia và cựu nhân viên TNS Media Vietnam nói gì?
    00:26:00, 11/04/2008Đỗ Tuấn

    Thanh Niên các số ra ngày 8 và 9.4.2008 đã đăng tải ý kiến của Tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM và Giám đốc Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ cho rằng cách khảo sát thị trường truyền thông của Công ty TNS Media Vietnam không đảm bảo độ chính xác.
    Sau khi báo đăng, Thanh Niên tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đồng tình của bạn đọc, của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực khảo sát thị trường, đặc biệt là ý kiến của những người từng là nhân viên của TNS Media Vietnam trước đây.
    Giới truyền thông, quảng cáo đã phản ứng việc khảo sát này từ lâu!

    Cô Nguyễn Thị Bích Uyên - Ảnh: Đỗ Tuấn

    "Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông Huỳnh Văn Nam, Tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM. Hiện nay TNS Media Vietnam đang dùng phương pháp nhật ký truyền hình theo biểu mẫu nhất định để thực hiện việc rating. Tất cả những người được khảo sát theo phương pháp này đều dựa vào trí nhớ là chính. Vì thế sẽ không đo lường được chính xác như dùng people meter (phương pháp đo lường bằng tổng đài điện tử thông qua bộ điều khiển từ xa khi khán giả chuyển kênh truyền hình). Phương pháp nhật ký truyền hình sẽ không tránh được sai sót do việc đánh giá dựa vào nhiều yếu tố chủ quan.
    Tôi đã từng làm cho TNS (thời điểm đó chưa tách riêng thành TNS Media Vietnam như hiện nay) cách đây cũng khá lâu. Đến thời điểm này thì phải thấy là phương pháp khảo sát cũ đã lạc hậu. Thế giới đã dùng people meter từ lâu nên muốn đảm bảo độ tin cậy công ty thực hiện rating truyền thông cũng phải theo phương pháp này. Tôi biết giới truyền thông, quảng cáo đã phản ứng việc khảo sát này từ lâu nhưng họ không có lựa chọn nào khác khi chỉ có một mình TNS Media Vietnam làm công việc này. Cần có bên thứ ba nghiên cứu, kiểm định về số liệu khảo sát để bên được khảo sát lẫn bên thực hiện khảo sát đều nhìn nhận độ tin cậy.
    Nhiều ý kiến trên mạng sau khi đọc bài phát biểu của ông Huỳnh Văn Nam đã rất đồng tình khi HTV mạnh dạn đầu tư thiết bị lắp đặt hệ thống people meter để khảo sát. Tôi nghĩ điều này cũng sẽ giúp cho TNS Media Vietnam hoàn thiện dịch vụ mình đang làm và có đối trọng để phát triển trong tương lai" - NGUYỄN THỊ BÍCH UYÊN - Giám đốc marketing-truyền thông Công ty đầu tư và phát triển Nguyễn Kim (Cựu nhân viên Phòng nghiên cứu định lượng của TNS)
    Biết rõ người được phỏng vấn mù chữ nhưng vẫn lờ đi!
    "Cách đây 2 năm, khi đang là sinh viên, tôi đã từng làm việc cho TNS Media Vietnam. Trong quá trình khảo sát, những đối tượng trong độ tuổi đi làm, trình độ cao lại không có mặt ở nhà trong thời điểm khảo sát (thường từ 9 giờ sáng đến khoảng 5 giờ chiều) nên bắt buộc phỏng vấn viên (PVV) phải tìm mọi cách để tìm ra đối tượng cần phỏng vấn. Cách đơn giản nhất là "thỏa thuận" với người được phỏng vấn để khi nhân viên kiểm tra khảo sát hỏi lại người phỏng vấn thì trùng khớp.
    Do số lượng câu hỏi khá nhiều (từ 30 đến 40 câu/bảng khảo sát) và có nhiều thông tin liên quan đến cá nhân nên cách nhanh nhất là PVV "mớm ý" cho người được phỏng vấn trả lời. Đa số PVV được tuyển vào (hầu như 100%) là sinh viên nên thời gian làm việc không lâu dài, giờ phỏng vấn lại không cố định, rảnh lúc nào đi lúc đó nên đối tượng được phỏng vấn không đảm bảo quy chế về mẫu. PVV làm việc chủ yếu trong TP.HCM, còn khi khảo sát vùng ven, do nhân viên kiểm tra khảo sát ít nên kết quả khảo sát sai lệch nhiều. Có trường hợp PVV biết rõ người được phỏng vấn mù chữ nhưng vẫn lờ đi, chỉ hỏi đáp rồi ghi vào bảng khảo sát. Ngoài ra, toàn bộ thông tin từ phỏng vấn, ghi chép, xử lý số liệu đều làm bằng tay nên không đảm bảo được chất lượng kết quả điều tra" - LÊ THỤY TRÚC N. - cựu PPV của Công ty TNS Media Vietnam

    Cô Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh: Đỗ Tuấn

    Liệu việc khảo sát như thế có chính xác hay không?
    "TNS Media Vietnam dùng phương pháp cũ (nhật ký truyền hình) để rating các chương trình truyền hình. Nhưng nếu khán giả không nhớ chính xác được họ đã xem kênh gì tối qua hay chỉ nhớ mang máng thì liệu việc khảo sát như thế có chính xác hay không và liệu rằng nhân viên khảo sát có đảm bảo tính xác thực hay không? Do đó, điều này cần sự hợp tác từ phía người được khảo sát lẫn nhân viên khảo sát. Tôi nghĩ TNS Media Vietnam cần thay đổi cách khảo sát, điều này chỉ có lợi cho họ. Còn việc TNS Media Vietnam là công ty con hay là một chi nhánh của TNS Vietnam thì ai cũng biết từ lâu" - NGUYỄN THỊ THU HÀ - Giám đốc nhãn hiệu Công ty L''Oréal Vietnam

    Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Ảnh: Đỗ Tuấn

    Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Đại học Sư phạm TP.HCM:
    Số liệu khảo sát của TNS Media Vietnam vừa qua là có vấn đề
    "Chỉ số rating đang nghiên cứu là vấn đề nhức nhối của các bên liên quan: nhà đài, công ty quảng cáo, các giám đốc marketing, giám đốc nhãn hàng... Tôi thấy số liệu khảo sát của TNS Media Vietnam vừa qua là có vấn đề. Đơn cử nhiều chương trình của một số đài truyền hình chẳng được đầu tư nhiều nhưng chỉ số rating lại rất cao. Các chương trình này dù của đài truyền hình phát sóng nhưng lại do các công ty quảng cáo thực hiện.
    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp để rating: cài đặt phần mềm trên hệ thống để khi khán giả chuyển kênh quá 5 phút, tín hiệu đếm sẽ hoạt động, gắn chip điện tử ở anten hay dùng vệ tinh để đánh giá kênh truyền hình nào được xem nhiều... Việc bán số liệu khảo sát với giá cao đủ để họ tái đầu tư trang thiết bị kỹ thuật. Trong khi ở Việt Nam, một số công ty khảo sát lại không muốn hoặc chưa thực hiện vì đầu tư tốn kém (hàng triệu USD). Vì vậy vẫn sử dụng kỹ thuật điều tra bằng phương pháp nhật ký truyền hình. Số liệu điều tra theo phương pháp này có thể sai lệch do các nguyên nhân:
    - Chọn mẫu ngẫu nhiên không phù hợp
    - Kỹ thuật nghiên cứu không chính xác
    - Không đảm bảo quy chuẩn
    Việc chọn mẫu sai lệch ví dụ như nhân viên khảo sát gặp người nội trợ, người giúp việc để điều tra về chương trình truyền hình đã phát vào tối qua hay thậm chí không gặp chủ nhà mà tự điền vào phiếu khảo sát, hoặc trả lời theo gợi ý của nhân viên khảo sát... là có thể có. Các nhân viên khảo sát không được đào tạo bài bản, bị khống chế bởi nhà tài trợ, bị nhiễu trong quá trình điều tra...
    Những ai từng tốt nghiệp ngành truyền thông, media, tâm lý, nghiên cứu kinh tế... đều biết phương pháp khảo sát bằng câu hỏi (anquette) bao gồm: đặt mục tiêu, kỹ thuật đặt giả thiết, chọn mẫu. Trong chọn mẫu thì gồm: chọn ngẫu nhiên, phân tầng, số lượng mẫu phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy. Ngoài ra khi xây dựng thang đo phải chú ý đến nhiều kỹ thuật: thang đo lựa chọn ngẫu nhiên (đưa ra câu hỏi, người khảo sát trả lời theo suy nghĩ tự do), thang đo liket (đưa ra một loạt lựa chọn, người được khảo sát sẽ phải lựa chọn theo gợi ý). Cả việc soạn câu hỏi trắc nghiệm cũng phải dựa theo chuẩn cặp đôi, đúng sai, multiple choice (lựa chọn gợi ý). Không được tùy tiện đặt câu hỏi. Đặc biệt số liệu khảo sát thô thì tuyệt đối không được tính đơn giản nhân theo tỷ lệ phần trăm mà phải dùng phần mềm chuyên dụng thống kê để có thể phân tích số liệu (như SPSS 13.0 và một số phần mềm chuyên dụng khác đang được quan tâm). Từ đó, xếp hạng, so sánh sự khác biệt trên nhiều phương diện: độ tuổi, giới tính, khu vực cư ngụ, thu nhập...
    Đ.T (ghi)

    -------------------
    http://www.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/4/11/234077.tno
  6. xuongca311

    xuongca311 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    1.349
    Đã được thích:
    0
    Công ty mình đang có dự án truyền hình, chuẩn bị lên sóng và đang định thuê TNS khảo sát rating...
    Đọc tin xong thì thấy ko biết giờ mình phải làm gì nhỉ? tiếp tục hay ko thuê TNS?
    Nếu ko thuê TNS thì phải làm thế nào để cam kết rating với khách hàng mời tài trợ chương trình???
  7. HomoSapien

    HomoSapien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Tới thời điểm bây giờ vẫn chỉ là TNS.
  8. YeuAnhOK

    YeuAnhOK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Tôi là người của TNS . Vì chưa có thời gian lên chưa thể chỉ ra những cái ko đúng của các bài báo trên viết về TNS , trong thời gian sớm nhất tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy .
    Các bạn cũng lên hiểu rằng TNS là một công ty thứ 3 trong cuộc chơi lợi nhuận , không khỏi làm mếch lòng những cty trong cuộc như VTV hay HTV , vậy nên họ bức xúc cũng phải
    @ ; Tôi đang dùng FF nên ko thể bôi vàng những chỗ cần nhấn mạnh , vì vậy hẹn gặp lại mọi người sau đây ít bữa .
    Thân ái , chào quyết thắng .
  9. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy cái đoạn này khá là hài hước! Thiết thực và được xem là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau! Ví dụ như tôi luôn chuyển kênh khi gặp chương trình về sức khỏe, quá là thiết thực đấy chứ! Nói như đọc chỉ thị thế này mà đòi quảng cáo!
  10. hamcocquan

    hamcocquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    * Mới chỉ có thông tin một chiều, từ phía Khách hàng (VTV; HTV) mà chưa thấy ý kiến của TNS, do vậy hãy tạm tin một nửa. Hơn nữa sao chỉ có Thanh niên "đánh", đây có phải là...
    * Hơn nữa việc VTV có kế hoạch lắp đặt thiết bị theo dõi ( điều tra) riêng. Đó là xu thế của các kênh truyền hình cơ mà. Nhưng họ vẫn cần phải thuê các công ty để điều tra mức độ "yêu thích" của khán giả. Một cái chỉ có thống kê theo mức cơ học lý tính ,một cái là điều tra tâm lý - cảm tính. Giữa viẹc chọn kênh và yêu thích cũng khác nhau như kienmama nói " thiết thực" và đựoc xemlà khác nhau mà. Đơn giản được xemchỉ bởi vì VN quá ít kênh, nhất là vùng nông thôn - tiền đâu mà lắp cáp với số...

Chia sẻ trang này