1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khuynh hướng dân tộc trong âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ttdungquantum, 10/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Khuynh hướng dân tộc trong âm nhạc

    Giới thiệu

    Kể từ sau khi người khổng lồ L.V. Beethoven qua đời, trường phái cổ điển Vienna chính thức trở thành lịch sử. Bởi một sự thật là, không ai có thể qua mặt được Haydn, Mozart và Beethoven. Franz Schubert đã phải thốt lên : ?o Sau Beethoven, còn lại gì cho những ngừoi khác để sáng tác đây ??. Là một nhà soạn nhạc thiên tài, Schubert hiểu rằng, mọi cố gắng để tiếp tục chủ nghĩa cổ điển đều không thoát khỏi cái bóng của những lâu đài âm nhạc kì vĩ mà Haydn, Mozart và Beethoven? đã xây nên. Và bởi vậy, Schubert đã là đại diện đầu tiên và chính thức của trường phái lãng mạn. (Schubert là người rất ngưỡng mộ Beethoven, và có lẽ ít nhiều ông cũng chịu ảnh hưởng bởi nền móng tiền lãng mạn trong âm nhạc Beethoven).

    Sự phát triển rực rỡ của trường phái lãng mạn với hàng loạt tên tuổi lớn như N. Paganini F.B. Mendelssohn, J. Brahms, R. Shumann, H. Berliotz, J. Strauss? đã khiến tầm ảnh hưởng của nhạc phái này bao trùm khắp châu Âu. Các nước Đức, Ý, Pháp, Áo dĩ nhiên trở thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu. Trong hoàn cảnh đó, rất nhiều các quốc gia khác cũng muốn khẳng định tiếng nói âm nhạc của dân tộc mình. Sự nở rộ của khuynh hướng dân tộc trong âm nhạc đã khiến trường phái lãng mạn trở thành trường phái phong phú nhất, giàu màu sắc nhất và sản sinh ra nhiều ngôi sao sáng nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. (thuật ngữ âm nhạc Cổ Điển là thuật ngữ mang tính tương đối và tính lịch sử)
    Xét cho cùng thì âm nhạc cổ điển cũng đều xuất phát từ âm nhạc dân gian, âm nhạc của cuộc sống sinh hoạt truyền thống, tuy nhiên ở đây là muốn nói đến những nhà soạn đã bằng tài năng xuất chúng của mình, đưa âm nhạc của dân tộc mình lên tầm cao thế giới, được cả thế giới ngưỡng mộ.

    Frede?Tric Chopin, Heindrik Wieniawsky : Balan
    Antonin D?Tvorak, Beindrick Smetana : Séc (Tiệp Khắc cũ)
    Mikhail Glinka, Piort Irlich Tchaikovsky (và nhiều tên tuổi khác) : Nga
    Edward Grieg : Na uy
    Franz Litsz, Bela Bartok : Hungary
    Jeans Sibelius : Phần Lan
    Karl Nielsen : Đan Mạch
    Geoge Enescu : Rumani
    Pablo de Sarasate, Manuel de Fala : Tây ban Nha

    ???.. và nhiều người khác

    Và chủ đề này sẽ lần lượt giới thiệu về những nhân vật lừng danh nhất trong số họ.

    Mời các anh chị em cô bác viết về những nhà soạn nhạc yêu thích của mình. ! :
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hay đó. Xin mời bạn tiếp tục chủ đề thú vị và đa dạng này. Khi nào có thời gian và khi bạn đã giới thiệu đầy đủ về các tác giả nói trên, Lys sẽ hân hạnh tiếp sức bạn bằng một số khuynh hướng sáng tác mang màu sắc dân tộc của các tác giả Việt Nam - các tác phẩm viết cho nhạc khí phương Tây diễn tấu nhưng lại sử dụng các chất liệu dân ca dân tộc. Thiết nghĩ, người Việt Nam không thể không biết đôi chút về mảng khí nhạc của đất nước mình.
    Mong được đọc nhiều bài viết thú vị của bạn.
  3. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn chị Lys !
    Thật tình cờ là mình cũng có ý định giới thiệu về nhạc thính phòng Việt Nam tiếp sau chủ đề này
    Rất mong có được sự hỗ trợ của chị Lys
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 13/11/2005
  4. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Antonin Dvorak (1841-1904)
    Âm nhạc của Antonin Dvorak mang đến cho chúng ta những cảm giác thật gần gũi, thân thiết, những hơi thở ấm áp, bình dị của cuộc sống, những xúc cảm chân thành, đằm thắm, những nỗi nhớ thân thương, khoắc khoải và da diết. Có thể nói, âm nhạc của Dvorak chân thật như một đứa bé, một đứa bé luôn mong mỏi được về bên người mẹ thân yêu. Tất cả những điều đó thể hiện trong âm nhạc của Dvorak ngay cả khi chúng được bao bọc bởi những sức mạnh trí tuệ, sự khoáng đạt, tầm vóc và lý trí xuất chúng của ông.
    Antonin Dvorak là tên tuổi lớn nhất trong lịch sử âm nhạc Czech, vượt trên Bedrich Smetana (người đã từng là bậc đàn anh của Dvorak) và Leos Janacek. Ở tầm cỡ thế giới, Dvorak đứng cùng với những nhân vật như P.I. Tchaikovsky hay F. Chopin
    [​IMG]
    Antonin Leopold Dvorak sinh vào ngày 8 tháng 9 năm 1841, ở làng Nelahozeves thuộc trung tâm xứ Bohemia. Là lớn nhất trong một gia đình nghèo có chín người con, người cha là chủ quán trọ kiêm nghề giết mổ gia súc, Antonin đã sớm phải làm việc phụ giúp cha. Với năng khiếu của mình, cậu đã có thể chơi violon để tiêu khiển cho khách. Học hết tiểu học, Antonin được gửi đến Zlonice để học tiếng Đức theo mong muốn của cha để nối nghiệp làm chủ quán trọ. Chính người thầy tốt bụng Antonin Liehmann đã phát hiện ra tài năng của Antonin và thuyết phục cha cậu để cậu đi theo con đường âm nhạc.
    Dvorak hoàn thành việc học ở trường organ năm 1859 và tham gia nhóm hòa tấu Komzak, nhóm này đã từng chơi trong các phòng hòa nhạc và các nhà khách ở Đức và Prague. Họ đã được tham gia vào dàn nhạc của nhà hát lâm thời ở Prague. Trong những năm đầu mà Dvorak chơi ở dàn nhạc này, người nhạc trưởng không phải ai khác mà chính là Bedrich Smetana, nhà soạn nhạc danh tiếng của dân tộc Czech.
    Để tăng thu nhập, Dvorak cũng dạy thêm âm nhạc; tiện thể, ông cưới luôn cô học trò Anna Cermakova làm vợ (họ đã sống với nhau đến trọn đời). Vào đầu những năm 1860, Dvorak bắt đầu sáng tác. Rất nhiều những sáng đầu tay của Antonin Dvorak đã chưa bao giờ được biết đến, bởi vì?chính ông đã tự tay hủy chúng!
    Đầu những năm 1870, những tác phẩm của Antonin đã trở nên nổi tiếng ở Prague. Để tập trung thời gian cho sáng tác, ông đã đăng ký xin một khoản trợ cấp dành cho các nhạc sỹ nghèo. Một trong những thành viên của ủy ban âm nhạc ở Vienna đã quyết định ủng hộ việc trao trợ cấp cho Dvorak, người đó chính là Johahnnes Brahms, nhà soạn nhạc kiệt xuất này đã sớm biết đến và đánh giá cao các tác phẩm của Dvorak. Brahms là nhân vật có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của Antonin Dvorak, không chỉ với tư cách một người bảo trợ mà còn với tư cách của một người bạn thân. Trong những năm này, Dvorak đã viết những Vũ khúc Slavor nổi tiếng, những tác phẩm này đã lần đầu tiên đem lại danh tiếng cho ông ở nước ngoài.
    Tên tuổi của Dvorak bắt đầu nổi lên ở Anh, đặc biệt là với bản cantata Stabat Mater của ông. Tác phẩm này dựa trên một chủ đề gốc Latin, được viết vào năm 1874, gắn liền với cái chết của đứa con gái mới sinh của ông. Năm 1884, Dvorak được mời sang Anh để chỉ huy một số tác phẩm của mình. Đại học Cambridge đã trao cho ông bằng tiến sỹ danh dự về âm nhạc. Người Anh chỉ tán dương Dvorak như một nhà soạn nhạc Áo, nhưng, là một người Czech yêu nước, ông đã quyết định quay trở về Prague.
    Dvorak tiếp tục sống ở Prague, sáng tác và dạy học với tư cách là giáo sư sáng tác của nhạc viện Prague. Vào thời gian đó, ông được mời sang Mỹ để làm giám đốc nghệ thuật của nhạc viện quốc gia ở New York, dạy ba giờ một ngày trong 8 tháng và chỉ huy 8 buổi hòa nhạc mỗi năm, họ trả cho ông 15.000$ một năm. Ở Prague, Dvorak chỉ kiếm được 500$ mỗi tháng. Ông chấp nhận lời mời và đến Mỹ cùng với vợ và hai trong số sáu người con.
    Trong thời gian ở Mỹ, Dvorak đã viết những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích như Giao hưởng số 9 (Từ Thế giới mới), Concerto cho Cello, các Tứ tấu dây?Ông vẫn cùng gia đình đi nghỉ hè, sống trong một cộng đồng nhỏ người Czech ở Spillville. Chỉ ở được bốn năm, đến cuối năm 1894, Antonin Dvorak quyết định quay trở về quê hương Prague.
    Trở về Prague đầu năm 1895, Dvorak lại tiếp tục giảng dạy ở nhạc viện Prague, đào tạo các nhà soạn nhạc tương lai. Nhà soạn nhạc nổi tiếng Josef Suk chính là học trò cưng và sau này trở thành con nuôi của Dvorak. Trong những năm cuối đời, Antonin Dvorak vẫn miệt mài sáng tác, cho ra đời nhiều tác phẩm, trong đó có vở opera Rusalka nổi tiếng, viết năm 1900. Dường như trong một tình trạng sức khỏe rất tốt, Dvorak qua đời đột ngột vào mùng 1 tháng 5 năm 1904, lúc này ông đang giữ chức giám đốc nhạc viện Prague. Ở một mức độ nào đó, nguyên nhân cái chết của Antonin Dvorak là một bí ẩn, có thông tin cho rằng ông bị chảy máu não vì lao động nghệ thuật quá hăng say. Đối với những người yêu mến Antonin Leopold Dvorak thì việc chọn ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động có lẽ còn có một ý nghĩa khác.
    Âm nhạc của Antonin Dvorak giàu tính giai điệu, phong phú về cảm xúc và ở trình độ thẩm mỹ cao. Chất liệu mà ông thường sử dụng là những vũ khúc dân gian sinh đông và hấp dẫn, ông đã làm nổi bật vẻ đẹp của những vũ khúc trong hình thức cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, quy mô và tinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn ở Mỹ, Dvorak vận dụng vô cùng xuất sắc âm nhạc dân gian của người da đen ở Mỹ (các giai điệu negro), chứng minh cho cả thế giới và đặc biệt là người da trắng thấy được văn hóa âm nhạc độc đáo và hấp dẫn của các dân tộc da đen. Có thể nói không quá lời rằng, chính Antonin Dvorak là người khai sáng cho xu hướng âm nhạc mới ở Mỹ, là người đỡ đầu cho nền âm nhạc Mỹ non trẻ.
    Antonin Dvorak là một nhà soạn nhạc xuất sắc và toàn diện trong rất nhiều những thể loại, ông có nhiều giao hưởng nổi tiếng và được giới chuyên môn đánh giá rất cao như Giao hưởng số 5, số 7, số 8 và đặc biệt là Giao hưởng số 9 (từ thế giới mới). Trong thể loại concerto, người ta có thể cảm thấy sự hoàn hảo ngay cả khi Dvorak chỉ cho ra mắt 3 concerto, một cho piano, một cho violon và một cho cello. Cả ba concerto này đều là những tác phẩm xuất sắc và được yêu thích. Đặc biệt, bản Concerto cho cello của ông đã trở thành chuẩn mực trong danh mục biểu diễn của các nghệ sỹ cello muốn thể hiện đẳng cấp. Trong thể loại nhạc kịch, Dvorak cũng có những tác phẩm rất nổi tiếng như Ouverture Carnival, Rusalka?Đối với âm nhạc thích phòng, Dvorak cũng để lại một di sản phong phú, ông có những tứ tấu dây rất tuyệt vời, những tam tấu, ngũ tấu và nhiều tiểu phẩm khác?Dvorak còn viết cả giao hưởng thơ, ông nổi tiếng cả với những vũ khúc Slavor, Romanze cho violon và dàn nhạc, các tiểu phẩm cho dàn nhạc?
    Là bạn thân của những nhân vật kiệt xuất như P.I. Tchaikovsky, J. Brahms?Dvorak cũng đã ít nhiều từng tiếp thu và chịu ảnh hưởng âm nhạc của họ, đặc biệt là Johạnnes Brahms. Tuy nhiên, người ta vẫn thấy rất rõ ở Dvorak một tâm hồn âm nhạc rất riêng, rất vĩ đại, mang linh hồn của dân tộc Bohemian. Chính đặc điểm dân tộc trong âm nhạc đã khiến Antonin Dvorak trở thành một trong những tên tuổi nổi bật của thời kỳ lãng mạn.
    Âm nhạc của Antonin Dvorak cho chúng ta sự hình dung về một đất nước Tiệp Khắc tuy bé nhỏ nhưng giàu truyền thống âm nhạc. Hình ảnh của dân tộc, của quê hương luôn ở trong trái tim nhà soạn nhạc, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, vừa mang tính sử thi lại vừa ngọt ngào, đắm đuối. Âm nhạc nhạc của Dvorak cũng có điểm chung với âm nhạc của Smetana ở sự khắc khoải, u hoài, ở tình yêu quê hương xứ sở mãnh liệt, ở những hình tượng về tổ quốc khi thì lớn lao, kỳ vĩ, khi lại rất đỗi thân thương như vòng tay của người mẹ? sự bát ngát của những cánh đồng, những dòng sông, những tiếng sáo mục đồng xa xăm mang đầy hồi ức.
    [​IMG]
    Nghe nhạc của Antonin Dvorak, chúng ta thấy yêu hơn và gắn bó hơn với quê hương, đất nước mình. Bởi, đó chính là sự đồng cảm, sự đồng cảm đặc biệt của âm nhạc, vượt qua mọi khoảng cách địa lý và những rào cản ngôn ngữ.
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 13/11/2005
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 13/11/2005
  5. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    http://www.classiccat.net/dvorak_a/
    http://boyunglee.com/frame/left/composer/dvorak.html
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 13/11/2005
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Vote tặng bạn 5* vì một chủ đề hay
  7. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
  8. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Antonin Dvorak - Symphony No. 9 in E minor Opus.95
    ?o From the New World?

    Bản Giao hưởng đa dân tộc
    1. Adagio, Allegro molto
    2. Largo
    3. Scherzo. Molto vivace
    4. Allegro con fuoco
    ?oTôi tin chắc rằng, nền âm nhạc tương lai của đất nước này phải được dựa trên cái gọi là các giai điệu Negro (các giai điệu của người da đen). Chúng có thể là nền tảng cho một trường phái sáng tác nguyên bản và nghiêm túc, cần được phát triển ở Mỹ. Chúng mang những chủ đề đẹp và phong phú, chúng sinh ra từ mảnh đất này. Chúng là những bài dân ca của Mỹ, và những nhà soạn nhạc của các bạn cần phải chú ý đến chúng?
    [​IMG]
    Đó là những lời mà Dvorak đã khẳng định khi ông đến Mỹ. Ông đã minh chứng cho điều mình nói bằng sự thành công của một bản giao hướng mới. Trong một bài báo đăng trên tờ Tin Tức NewYork ngày 15 tháng 12 năm 1893, Dvorak đã giải thích thêm về sự ảnh hưởng của âm nhạc dân tộc-Mỹ đối với bản giao hưởng này :
    ?oThực ra, tôi đã không sử dụng bất cứ giai điệu [dân tộc Mỹ] nào cả. Tôi chỉ đơn giản là viết các chủ đề ban đầu mang tính tiêu biểu và riêng biệt của âm nhạc Anh-điêng, và sử dụng những chủ đề này để làm định hướng, phát triển chúng dựa trên các chất liệu của những nhịp điệu hiện đại, phép đối âm, màu sắc dàn nhạc?.Cũng trong bài báo đó, Dvorak nói rằng, ông đã coi chương hai của bản giao hưởng như một ?obản phác thảo, hoặc như một sự nghiên cứu dành cho các tác phẩm sau này? , nếu không phải cantata thì cũng là opera gì đó, lấy cảm hứng từ bài thơ Bài ca về Hiawatha của nhà thơ Mỹ Longfellow. (Trên thực tế thì Dvorak đã không viết một cantata hay opera nào như thế cả). Sau này, có những nhà phê bình đã từng lớn tiếng tuyên bố rằng, Dvorak đã copy chương largo này từ một bài thánh ca có tên ?oTrở về nhà?, nhưng họ đã sớm phải cảm thấy xấu hổ khi nhận ra rằng bài hát đó ra đời muộn hơn tác phẩm của Dvorak hàng thập kỷ, và thực ra, người ta đã ghép lời vào âm nhạc của ông để tạo ra nó. Còn đối với chương ba Scherzo, Dvorak cho biết là ông ?oLấy cảm hứng từ quang cảnh ngày hội ở Hiawatha, nơi mà những người Anh-điêng vẫn tụ họp nhảy múa?.
    Năm 1893, một bài phỏng vấn báo chí đã trích lời Dvorak : ?oTôi thấy rằng, âm nhạc của người da đen và người Anh-điêng trên thực tế là tương đồng với nhau? và ?oâm nhạc của hai dân tộc này, bộc lộ một sự tương tự đáng chú ý với âm nhạc của Scotland?. Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng, ở đây, Dvorak đang nói đến thang âm ngũ cung, thang âm điển hình cho các truyền thống âm nhạc này.
    Một điều rất đáng phải có là, ngay cả khi liên quan rõ ràng đến âm nhạc Anh-điêng, da đen hay Scotland?gì đó, thì bản giao hưởng, nhìn chung, giống các tác phẩm khác của Dvorak, đều chứa đựng phần lớn là âm nhạc dân gian dân tộc Bohemia của ông chứ không phải là âm nhạc dân gian Mỹ. Leonard Bernsein đã quả quyết rằng, tác phẩm này thực sự là mang trong nó những nền tảng âm nhạc đa dân tộc, theo Bernstein, các dân tộc tham gia vào bản giao hưởng này còn phải kể thêm cả Pháp, Đức và Trung Quốc. Nhà phê bình James Huneker ở NewYork thì phân tích rằng, Giao hưởng ?oTừ Thế giới mới? rõ ràng là mang tính Mỹ, mang văn hóa Mỹ, vì hiển nhiên âm nhạc Mỹ là sự trộn lẫn của âm nhạc nhiều dân tộc. Dù sao đi nữa thì cũng phải thấy rằng bản giao hưởng đã thể hiện được cái tinh túy của âm nhạc dân gian Mỹ, có thể coi đó là một ví dụ mẫu mực cho sự vận dụng chất liệu dân tộc của nền âm nhạc Mỹ còn đang non trẻ. Chủ nghĩa đa văn hóa trong bản giao hưởng cũng thường được nói đến như để minh họa cho sự hòa hợp giữa các dân tộc trong Hợp chủng quốc Hoa kỳ.
    Neil Armstrong đã mang bản giao hưởng này trong chuyến bay của Apollo 11, lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng, năm 1969.
    Sự đánh giá khách quan về Giao hưởng ?oTừ Thế giới mới? của Antonin Dvorak có lẽ nên để dành cho những người ngoài cuộc. Người ta vẫn phải thống nhất với nhau rằng, bản giao hưởng này mang một nội dung chủ đạo, đó là lòng nhớ thương quê hương đất nước của nhà soạn nhạc. Antonin Dvorak có thể sống ở Mỹ, sử dụng âm nhạc Mỹ, nhưng bản giao hưởng của ông vẫn mang trong nó linh hồn dân tộc Bohemia, vấn gắn bó máu thịt với những giai điệu của tổ quốc mình.
    Khi nghĩ đến sự danh tiếng của Leonard Bernstein, ở khía cạnh nào đó, chúng ta có thể đồng ý coi bản Giao hưởng số 9 này là bản giao hưởng đa dân tộc. Chỉ có điều, tôi bỗng chạnh lòng mà nghĩ quẩn rằng : nếu như Dvorak mà biết đến Âm nhạc truyền thống của Việt Nam trước khi sang Mỹ và sáng tác Giao hưởng số 9 thì?Ở đây, tôi chỉ mong muốn là, một ngày nào đó, những nhà soạn nhạc Việt Nam sẽ có thể khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình trước nền âm nhạc của dân tộc chúng ta.
    (Một số thông tin lấy từ Wikipedia)
    Bài viết tới sẽ là Edward Grieg
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 18/11/2005
  9. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Đa số giao hưởng có tiêu đề của Dvorak đều mang nhiều màu sắc hình tượng dân gian Tiệp Khắc. Năm 1891 ông sang Mỹ phụ trách điều khiển nhạc viện New York. Ông nghiên cứu rất nhiều nền âm nhạc ở đây cũng như sử thi, giai điệu của người da đỏ, gần gũi với những người da đen là học sinh của mình và tìm hiểu dân ca của dân tộc họ. Bản giao hưởng cuối cùng này được hình thành từ nỗi nhớ dai dẳng đất nước mình cùng với suy nghĩ về số phận của các dân tộc da màu tại thế giới mới.
    Chương II ban đầu có tiêu đề "huyền thoại". Ông lấy cảm hứng từ các hình tượng trong bài thơ "Bài ca về Hiawatha" của nhà thơ Mỹ Henry Wadsworth Longfellow. Ông dùng âm nhạc diễn tả đoạn xúc động nhất của bài thơ - đám tang của Hiawatha. Sau khi đọc xong bài thơ ông rất thích nó đến nỗi đã bắt đầu viết một bản opera cho bài thơ này. Mặc dù ông không bao giờ hoàn thành nó nhưng ông đã lấy trong đó một vài ý tưởng cho bản giao hưởng cuối cùng này của ông.
  10. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Edvard Grieg
    ?oNhững nhạc sỹ như Bach hay Beethoven đã tạo dựng nên những đền đài vĩ đại của nghệ thuật. Còn tôi, tôi chỉ muốn xây những căn nhà cho người dân của tôi ở, và họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và thoải mái vì được sống trong chính ngôi nhà của mình?
    [​IMG]
    Câu nói của Edvard Grieg cũng mộc mạc và dung dị như chính âm nhạc của ông. Trong vẻ đẹp của sự đơn giản, âm nhạc của Grieg chứa đựng mối dung hòa kỳ diệu giữa thiên nhiên và con người. Piort Irlich Tchaikovsky, một người rất yêu mến Grieg, đã viết :
    ?o Âm nhạc của Grieg giàu chất thương cảm đắm đuối, mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên Norway, khi thì ảm đạm, khiêm nhường, khi thì hùng vĩ, tráng lệ, có một sức quyến rũ không tả xiết, và luôn tìm thấy trong mỗi chúng ta một lời đáp đồng tình nồng nhiệt.?
    Edvard Grieg sinh ngày 15 tháng 6 năm 1843 ở Bergen, Norway.
    Sự nghiệp của Grieg bắt đầu từ mùa thu năm 1858, khi mới 15 tuổi, cậu đến học âm nhạc ở nhạc viện Leipzic. Thầy giáo của cậu, E.F. Wenzel là một trong những nhà sư phạm âm nhạc danh tiếng nhất châu Âu. Bốn năm sau, cậu rời nhạc viện, chính thức trở thành nhạc công và nhà soạn nhạc. Sau đó, Grieg sống ở Copenhagen, được sự chỉ bảo và khuyến khích của nhà soạn nhạc Đan Mạch nổi tiếng Niels W. Gade, Grieg đã sáng tác một bản giao hưởng đầu tay. Tác phẩm được trình diễn vài lần, những sau này Grieg đã không chấp nhận nó, ông đã viết vào tổng phổ của bản giao hưởng là : ?oĐừng bao giờ trình diễn?. Tuy nhiên, vài năm sau, bản giao hưởng lại được trình diễn, và về sau nó còn được thu âm nữa. Harald Herresthal, giáo sư thuộc viện hàn lâm âm nhạc Oslo viết rằng :?oChẳng có gì phải ngượng ngùng về tác phẩm này cả, nó đem lại cho thính giả ngày nay một cái nhìn rộng hơn về quá trình phát triển âm nhạc và nghệ thuật của Grieg?.
    Bản giao hưởng này đã đánh dấu sự phát triển về kỹ năng và kỹ thuật sáng tác của Grieg. Những tác phẩm tiếp theo, bản Sonata cho Piano và Sonata cho Violin và Piano Op.8 viết năm 1865 đã được giới chuyên môn đánh giá rất cao và chúng cũng được xếp vào danh sách các tác phẩm nổi bật của Grieg.
    Ban đầu, Grieg còn chịu ảnh hưởng của âm nhạc lãng mạn Đức, nhưng ý thức dân tộc đã lớn dần trong ông, và ông nhận ra rằng, cần phải phát triển một phong cách âm nhạc điển hình của Norway. Ở Copenhagen, Grieg đã gặp người đông hương Rikard Nordraak (1842-1866), một nhà soạn nhạc theo chủ nghĩa yêu nước, sử dụng âm nhạc dân gian Norway là chất liệu chính để sáng tác. Tuy Nordraak không đạt đến trình độ như Grieg nhưng đã mở ra một con đường đầy triển vọng cho sự phát triển âm nhạc dân tộc.
    Khi Grieg định cư ở Christiania (bây giờ là Oslo) năm 1866, ông cũng chịu ảnh hưởng của Otto Winter Hjelm (1837-1931), nhà soạn nhạc này đã thấy rõ được phương pháp để biến những giai điệu dân tộc thành âm nhạc ở trình độ cao. Cũng cần phải nhắc đến một nhân vật nữa, đó là Ludvig Mathias Lindeman, người này có cả một bộ sưu tập các giai điệu dân gian Norway, đó là nền tảng quan trọng cho sự phát triển âm nhạc của Grieg.
    Với mong muốn được sống như một nhạc sỹ ở Norway, ban đầu, Grieg chủ yếu là chơi piano và dạy nhạc ở Oslo. Chỉ vào thời gian nghỉ hè, Grieg mới sáng tác, nhưng vào những năm này, ông đã bộc lộ một khả năng làm việc rất say mê. Mùa thu năm 1868, Grieg hoàn thành tác phẩm trứ danh đầu tiên của ông, bản Concerto cho Piano giọng La thứ. Tác phẩm này nổi tiếng đến mức, có những lúc nó còn đại diện cho cả đất nước Norway. Mặc dù vẫn mang khuôn mẫu và hình thức chung của âm nhạc châu Âu, nhưng Grieg đã rất thành công khi đưa vào bản Concerto những yếu tố của âm nhạc dân gian Norway cùng với những hình ảnh đặc trưng về thiên nhiên và con người Norway qua cái nhìn trìu mến của nhà soạn nhạc. Phong cách của ông đã trở nên đồng nhất với tâm hồn âm nhạc Norway.
    Tài năng và cảm hứng sáng tác của Grieg được lớn lên qua những hình ảnh, âm thanh của phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người xung quanh ông. Người viết tiểu sử đầu tiên của Grieg, Aimer Gronvold đã kể rằng Grieg có một căn lều gỗ ở gần vịnh Lofthus, ông vẫn đến sống ở đó vào mùa hè, đôi khi cả mùa đông nữa, để tìm kiếm sự yên tĩnh và thanh bình phục vụ cho công việc sáng tác. Giữa cái sân khấu hùng vĩ và khoáng đạt của tự nhiên, Grieg đặt một cây đàn piano và bàn viết, ông chơi nhạc giữa núi rừng, giữa muông thú, âm nhạc của ông đến từ những tình cảm sâu sắc nhất về làng quê nông thôn Norway. Gronvold đã kết luận rằng ?oCó một mối quan hệ thắm thiết và không giải thích được giữa những mảnh đất Grieg đã sống và âm nhạc mà ông tạo ra?. Khi nghe nhạc của Grieg, ta có thể cảm nhận thấy những ánh nắng ấm áp, những hơi thở tươi mát của làn nước trong xanh, sự ẩn hiện của những dòng sông băng lấp lánh, vẻ hùng vĩ của những dãy núi đá dựng đứng và cuộc sống thanh bình, êm ả bên bờ vịnh của mảnh đất miền Tây Norway, nơi Grieg đã sinh ra và suốt đời yêu mến nó.
    Đằng sau hình ảnh lãng mạn và thanh thản về một nhà soạn nhạc, trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Grieg cũng phải luôn luôn phấn đấu, làm việc miệt mài, cật lực, chịu đựng khó khăn và vượt qua những thất bại. Hồi còn học ở Đức, ông đã phải chống chọi với căn bệnh viêm màng phổi nghiêm trọng và dai dẳng. Vào những năm 1860, ông đã vừa làm nhạc trưởng, vừa dạy nhạc, vừa biểu diễn để kiếm sống và gánh vác gia đình. Sự lo toan về kinh tế chỉ chấm dứt khi ông được chính phủ Norway trợ cấp suốt đời, giúp ông chuyên tâm sáng tác. Việc từ chối đi theo trường phái Mendelssohn, được coi là trường phái lãng mạn chính thống, để đi theo khuynh hướng dân tộc cũng đã gây cho Grieg những khó khăn trên con đường khẳng định tiếng nói âm nhạc của mình. Ban đầu, âm nhạc của ông tỏ ra lạc lõng và thiếu chính thống trong môi trường âm nhạc châu Âu. Âm nhạc của ông được nhìn nhận là đơn giản, cho nên 10 tuyển tập các tiểu phẩm trữ tình viết cho piano của ông bấy giờ đã chỉ được người châu Âu ưa thích như những tác phẩm biểu diễn ở nhà. Cũng có thể coi là một niềm an ủi đối với Grieg khi người ta gọi ông là ?oChopin của Bắc Âu?. Có lẽ bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Grieg là khi Henrik Ibsen mời ông viết nhạc cho vở ?oPeer Gynt?. Đây không phải là công việc dễ dàng đối với Grieg, nhưng phần âm nhạc mà ông viết nên đã trở thành tác phẩm nổi bật nhất trong những năm 1870.
    Năm 1874, Grieg được nhận giải thưởng trợ cấp để chuyên tâm sáng tác, ông trở về nhà ở Bergen. Không còn phải lo toan về kinh tế, Grieg tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ sáng tác của mình. Hai tác phẩm đầy tham vọng là Ballad giọng Sol thứ cho piano và tứ tấu đàn dây được sáng tác vào thời gian này đã phản ánh sự quyết tâm của Grieg, muốn đạt đến sự hoàn hảo cả về hình thức lẫn nội dung. Trong những năm sau này, Grieg sáng tác chậm dần. Những tác phẩm cuối cùng của ông là những Vũ khúc Norway cho piano song tấu và tổ khúc Holberg nổi tiếng viết cho dàn dây. Từ 1880 đến 1882, Grieg chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Bergen, nhưng sau này, ông đã từ bỏ tất cả những chức vụ của mình.
    Grieg đã có dự định tham dự Festival âm nhạc rất có uy tín ở Leeds, nhưng ông mất đột ngột vì bệnh tim vào ngày 4 tháng 9 năm 1907 tại quê nhà.
    Edvard Grieg đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, được yêu thích trên toàn thế giới, có thể kể đến ở đây như : Concerto cho Piano giọng La thứ, Tổ khúc giao hưởng Peer Gynt, Sonata cho Violin và Piano, Tổ khúc Holberg, tiểu phẩm cho dàn nhạc mang tên Mùa xuân cuối cùng?
    [​IMG]
    Người ta viết về Grieg như thế này : Ông đã vẽ tranh với những nốt nhạc, ông vẽ con người, cảnh vật, và những tâm hồn Norway. Trong Tổ khúc Peer Gynt bất hủ, Grieg đã nắm bắt được ánh ban mai của mặt trời, sự than khóc của cái chết, và hình ảnh của một buổi đi săn trong ?oHang động của Vua Núi? . Các tác phẩm của ông chứa đựng cái mà ngày người ta gọi là ?onhững giai điệu?. Khi Grieg và vợ ông, Nina, dạo qua những con phố ở Bergen, những đứa trẻ đi theo họ ở đằng sau, chúng huýt sáo những giai điệu này, để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với một nhà soạn nhạc vĩ đại. Trong những thế kỷ sau này, chắc chắn những bản nhạc của Grieg sẽ vẫn tiếp tục được người ta huýt sáo và ngân nga cũng như được trình diễn bởi những dàn nhạc danh tiếng trên toàn thế giới.
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 00:38 ngày 23/11/2005

Chia sẻ trang này