1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khuynh hướng dân tộc trong âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ttdungquantum, 10/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Edvard Grieg ?" Piano Concerto in Am, Op.16
    Vẻ đẹp Norway của chủ nghĩa lãng mạn Đức
    Có lẽ, tất cả những thành công và hạnh phúc trong cuộc đời của Grieg đều đến từ cá tính rất đặc biệt của ông. Ông luôn biết cách vượt lên trên những chuẩn mực và khuôn mẫu để thể hiện cái tôi của mình, cái tâm hồn và ước muốn của mình. Năm 1867, bất chấp sự phản đối của hai gia đình, Grieg vẫn quyết định lấy người em họ Nina Hagerup. Và chỉ một năm sau, sự ra đời của một bé gái xinh xắn đã khiến mọi việc trở nên êm đẹp. Tháng 6/1868, Gia đình ba người của Grieg đi nghỉ ở Đan Mạch, Nina đến ở với gia đình cô ở Copenhagen, còn Grieg thì về vùng nông thôn để sáng tác, chẳng khác gì công việc của một họa sỹ.
    [​IMG]
    Ở cái tuổi hai mươi, tràn đầy niềm hăng say và sức lực, Grieg đã quyết tâm sáng tác một tác phẩm thật quy mô. Đến cuối mùa hè, ông đã viết xong phần piano độc tấu và phần phác thảo cho dàn nhạc của một bản concerto. Đến mùa đông năm đó thì tác phẩm được hoàn thành. Concerto của Grieg mang dáng dấp Concerto cho piano của Robert Schumann, cũng được viết ở giọng La thứ. Khi lần đầu tiên được xem Clara Schumann biểu diễn tác phẩm này ở Leipzig năm 1858, Grieg đã có một ?oẤn tượng không thể nào quên?, và có lẽ , chính ông cũng muốn đem đến cho người nghe cảm giác đó khi viết bản Concerto của chính mình.
    Cả hai bản Concerto La thứ này đều mang truyền thống lãng mạn Đức, nhưng người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, Concerto của Grieg mang một nét đặc trưng rất riêng. Đó là vẻ đẹp mới mẻ của yếu tố dân tộc, của âm nhạc dân gian Norway.
    Vào thời gian đó, các khán giả ở Norway nói chung là ít quan tâm đến âm nhạc hàn lâm, Grieg hiểu rất rõ điều này nên ông đã quyết định cho trình diễn lần đầu tiên bản Concerto ở Copenhagen. Đó là ngày 3/4/1869, nghệ sỹ độc tấu là Edmund Neupert, bạn của Grieg, chính bản thân Grieg lại không thể có mặt trong buổi trình diễn này vì quá tận tụy với công việc ở dàn nhạc Oslo (Christiana). Sau buổi biểu diễn, Neupert cho biết : ?oBa nhà phê bình nguy hiểm nhất đã?hoàn toàn tâm phục khẩu phục?. Và một người bạn khác, Benjamin Fedderson báo tin cho Grieg rằng, từ đầu đến cuối, khán giả đã ?ovỗ tay như sấm để tán thưởng?. Hơi bất ngờ là, chỉ vài tháng sau, ở Oslo, bản Concerto cũng được chào đón nồng nhiệt. Ngày nay nó đã trở thành tác phẩm được yêu thích trên toàn thế giới, một trong những concerto cho piano hay nhất của trường phái lãng mạn.
    [​IMG]
    Tổng phổ được viết cho 2 flute, 2 oboe, 2 clarinet, 2 bassoon, 4 horn, 2 trumpet, 3 trompone, trống định âm (tympani), dàn dây và piano solo.
    Chương 1. Allegro Molto Moderato Sự mở đầu vô cùng kịch tính đã tạo ra một cảm giác bàng hoàng và choáng ngợp. Trống định âm mạnh dần, dẫn đường cho một loạt những hợp âm piano chạy trên một quãng dài, từ quãng tám cao nhất cho đến thấp nhất, màu sắc phong phú và biểu cảm. Tương phản hoàn toàn với đoạn mở đầu mãnh liệt là một chủ đề đơn giản và đầy dè dặt. Người ta nhận xét rằng, ở đây, Grieg đã rất khéo léo tạo ra một sự cân bằng tinh tế giữa tính kỹ thuật với tính đơn giản, giữa tính chặt chẽ với tính trữ tình khiến chương nhạc trở nên vừa năng động, vừa nhịp nhàng, bộc lộ rõ nét những diễn biến cảm xúc. Làm được như vậy, Grieg được coi là đã đạt đến mức độ xuất sắc trong thể loại concerto lãng mạn. Điệu múa halling tham gia vào chương nhạc với những cảm hứng mới mẻ và phong phú, mang cả sự sôi nổi và sự trữ tình rất riêng, rất đặc trưng cho âm nhạc dân gian Norway. Phần kết của chương, nối tiếp đoạn cadenza, sau những nhạc tố đầy lôi cuốn của dàn nhạc, đàn piano nhắc lại âm hình của chủ đề mở đầu rồi phát triển thành một bản hòa ca lộng lẫy, một sự hòa hợp tuyệt vời giữa piano và dàn nhạc, có lẽ đây là một trong những đoạn kết hoàn hảo nhất của thể loại concerto.
    Chương 2. Adagio Cái vẻ êm đềm được điểm xuyết bởi những âm thanh piano trong trẻo thơ mộng đã để lại ấn tượng về một bức tranh thiên nhiên phương Bắc yên bình, trữ tình và thanh thản. Chương nhạc này cho thấy sự trưởng thành ở cái tuổi hai mươi của Grieg, âm nhạc làm người ta nhớ đến các chương adagio của Beethoven, mang vẻ đẹp thuần khiết của cảm xúc.
    Chương 3. Allegro Moderato Molto E marcato. Được tiếp sau chương hai mà không có đoạn ngưng nghỉ, âm nhạc trở nên tưng bừng và chuyển động rộn ràng như một niềm hứng khởi không gì kiềm chế được. Đàn piano thể hiện sự phóng khoáng, sôi nổi qua những nét chạy quãng tám, phần đệm rất sinh động ở bè tay trái, những hợp âm rải mang màu sắc rực rỡ. Những điệu múa hallingspringar của âm nhạc dân gian Norway xuất hiện đầy kiêu hãnh và nổi bật. Đôi lúc, chương âm nhạc bỗng trở nên chìm đắm trong tiếng flute thăm thẳm, mang một cảm xúc, một tình yêu thiêng liêng đối với quê hương xứ sở, đối với cái vẻ đẹp thâm trầm trong sự bao la hùng vĩ của phong cảnh phương Bắc. Ở cuối chương, Grieg biến chủ đề ban đầu thành một điệu waltz để rồi dẫn đến sự tham gia hoành tráng của toàn dàn nhạc. Âm nhạc như mở ra một bầu trời bát ngát, trong lành và tràn ngập ánh sáng, bản Concerto kết thúc trong sự huy hoàng và đầy mãn nguyện.
  2. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Pablo De Sarasate
    Nhà viết kịch, nhà phê bình văn học, nhà hoạt động xã hội lừng danh George Bernard Shaw có lần đã nói rằng, Mặc dù có nhiều nhà soạn nhạc sáng tác âm nhạc cho đàn violon, nhưng lại có ít nhà soạn nhạc hoàn toàn toàn thuộc về âm nhạc violon. Pablo De Sarasate ở trong số ít đó, kiệt xuất cả trong lĩnh vực biểu diễn lẫn sáng tác, và trích nguyên văn lời của Shaw thì ?ochủ nghĩa phê bình còn chạy dài hàng dặm ở đằng sau ông?
    [​IMG]
    Pablo De Sarasate được lịch sử âm nhạc nhắc đến trong danh sách những nhà soạn nhạc-nghệ sỹ violon danh tiếng nhất của mọi thời đại, cùng với Nicclo Paganini, Heinrick Wieniawsky, Giuseph Tartini, Eugen Isaye, Fried Keissler?
    Pablo Martín Melitón de Sarasate sinh ngày 10/3/1844 ở Pamplona thuộc tỉnh Navarre, Tây Ban Nha. Lên năm tuổi, Pablo bắt đầu học violon với bố, vốn là chỉ huy dàn nhạc pháo binh. Sau đó cậu học với một thầy giáo ở địa phương, và mới tám tuổi đã có buổi hòa nhạc đầu tiên ở La Caruna.
    Được đón nhận nồng nhiệt bởi những khán giả đầu tiên của mình, Pablo đã lên đường đi học ở Madrid bằng tiền của một người bảo trợ giàu có. Chẳng bao lâu sau khi đến Madrid, Pablo đã trở thành một người trình diễn violon rất được yêu thích trong cung điện của Nữ hoàng Isabel II. Năm 12 tuổi, mẹ cậu quyết định đưa cậu đến Paris để học với thầy giáo nổi tiếng Jean Alard ở Nhạc viện Paris, nhưng bi kịch đã ập đến khi hai mẹ con đến biên giới nước Pháp, mẹ của Pablo bị bắt giữ và qua đời vì bệnh tim, còn Pablo thì phải chịu đựng bệnh dịch tả trước khi được đưa đến những chức trách Tây Ban Nha ở Bayonne. May mắn là, lãnh sự Tây Ban Nha ở đây đã đưa Pablo về nhà riêng của mình và sau đó cho cậu tiền để đi Paris. Ở Paris, ông Alard đã ngay lập tức nhìn thấy ở cậu bé Tây Ban Nha này một tài năng âm nhạc thiên bẩm.
    Năm Pablo 17 tuổi, thầy giáo Alard mới cho anh tham dự các cuộc thi tầm cỡ với các giải thưởng rất cao quí, Pablo đều chiến thắng một cách dễ dàng. Đạt được những danh tiếng cao nhất ở Nhạc viện, Pablo chính thức bắt đầu sự nghiệp của một nghệ sỹ trình diễn.
    Ban đầu, De Sarasate trình diễn các fantasy nhạc kịch (đáng chú ý nhất là Carmen Fantasy) và các tác phẩm khác do chính anh tự sáng tác. Hầu hết các sáng tác của Sarasate đầu mang đặc trưng Tây Ban Nha. Bốn tuyển tập các Vũ khúc Tây Ban Nha của Sarasate là những tác phẩm rất được yêu thích, đặc biệt, bản Zigeunerweisen ngày nay đã trở thành một tác phẩm violon chuẩn mực và kinh điển. Chính nhờ có Pablo De Sarasate mà âm nhạc Tây Ban Nha đã giành được sự chú ý đặc biệt của những nhà soạn nhạc châu Âu thời đó. Các tác phẩm bất hủ cho violon như Introduction and Rondo Capriccioso của Saint-Saens, Symphonie Espagnole của Lalo, hay Concerto của Bruch đều là dành cho Sarasate biểu diễn. George Bizet, một người bạn thân của Sarasate thì sáng tác Carmen, một vở nhạc kịch mang sự quyến rũ rất điển hình của âm nhạc Tây Ban Nha. Sau khi Bizet mất, Sarasate đã dựa trên vở nhạc kịch này viết thành khúc Fantasy cho violon, một khúc Fantasy mà cho đến tận bây giờ vẫn thường xuyên được biểu diễn bởi nhiều nghệ sỹ danh tiếng. Khi mới ra mắt, vở Carmen đã bị phản đối bởi những thành kiến hẹp hòi của giới quý tộc Pháp, và chính vào cái đêm mà lần đầu tiên vở Carmen được người ta đón nhận với những đánh giá công bằng, Bizet đã trút hơi thở cuối cùng để từ giã cuộc đời ở tuổi 37. Fantasy Carmen không chỉ là sự kết hợp tuyệt vời giữa hai tài năng Bizet và Sarasate mà còn là một kỷ niệm minh chứng cho một tình bạn đẹp giữa hai con người họ.
    [​IMG]
    Pablo De Sarasate là một người Tây Ban Nha rất lịch lãm (ông là người xứ Basque, xứ này có ngôn ngữ riêng, bị phân chia dưới quyền cai quản của Pháp và Tây Ban Nha - không nên liên tưởng đến lực lượng li khai xứ Basque ở đây). Trong cuộc đời của mình, ông đã nhận được hàng nghìn bức thư tình, nhưng ông đều phớt lờ hết và quyết định sống độc thân. Nhiều người cho rằng, phong cách của ông giống như hình ảnh kiêu hãnh của một hiệp sỹ Tây Ban Nha truyền thống. (Để hiểu hơn về sự kiêu hãnh rất nhân văn này, chúng ta có thể đọc Donquichote của Cervantes).
    Khá giàu có và hào phóng, Sarasate đã mua một biệt thự ở Biarritz, nhưng hàng năm ông đều quay trở về quê hương để chứng kiến ngày hội Fiesta, ngày hội đấu bò trên phố . Sarasate đứng trên ban công và xem những chú bò chạy nháo nhác, những người dân thì vô cùng hoan hỉ, họ rất sôi nổi khi thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với De Sarasate, đứa con quí giá mà thành phố của họ đã sinh ra. De Sarasate mất ở Biarritz năm 1908 vì bệnh viêm phế quản mãn tính, ông đã để lại cho thành phố Pamplona niềm tự hào là quê hương của một nhà soạn nhạc-nghệ sỹ violon thiên tài. Một đài tưởng niệm De Sarasate được dựng nên ở trong khu vực nhạc viện. Cho đến bây giờ, thế giới vẫn còn nhớ đến ông và âm nhạc của ông.
    [​IMG]
    Hình như, các nhà soạn nhạc tài năng thường rất ít nói, có lẽ bởi vì, những gì cần nói, họ đã nói hết trong âm nhạc của mình rồi. Tôi đã chỉ tìm thấy một câu rất ngắn gọn của Pablo De Sarasate : ?oTrong 37 năm trời, tôi đã luyện tập tới 14 tiếng một ngày, và bây giờ, người ta gọi tôi là một thiên tài?.
  3. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Theo Blanche, đây là chủ đề hay nhất từ trước đến nay trên box NCĐ !
    Vote tặng 5 sao.
  4. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Pablo de Sarasate
    và Những bản tình ca Tây Ban Nha
    Có những nhà phê bình đã tuyên bố rằng, chính phong cách giao tiếp xã hội rất hào hoa, lịch lãm của De Sarasate là nhân tố quan trọng đem lại cho ông sự thành công, giàu có và rất nhiều người hâm mộ. Tôi thì nghĩ rằng, điều này không chính xác cho lắm. Có một câu chuyện rất hay về Niccolo Paganini, khi một người đánh xe ngựa cứ khăng khăng đòi Paganini phải trả số tiền công nhiều gấp bốn lần bình thường với lý do là chỉ cần chơi với một dây đàn ông vẫn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ khán giả, Paganini đã trả lời người đánh xe : ?oAnh bạn, tôi sẽ trả số tiền đó cho anh nếu anh có thể chở tôi bằng chiếc xe ngựa chỉ có một bánh? . Và cũng giống như Paganini, theo tôi, tất cả những gì De Sarasate có được đều hoàn toàn là nhờ vào tài năng violon xuất chúng của ông. Bằng chứng là, ngày nay, trên thế giới này, vẫn còn có vô số người yêu thích De Sarasate, đặc biệt là các cô gái. Gạt qua một bên chủ nghĩa phê bình, tôi có thể quả quyết rằng, âm nhạc của Pablo De Sarasate thực có ảnh hưởng sâu sắc đến những cảm nhận của phụ nữ. Nghe đâu, cây đàn Stradivarius làm năm 1724 mà Sarasate truyền lại cho nhạc viện Paris chính là cây đàn Nữ bá tước lừng danh mà ông đã được tặng, một món quà thể hiện rất đậm nét tình cảm mà giới phụ nữ hâm mộ đã dành cho ông.
    [​IMG]
    Các nhà phê bình có lẽ chỉ hơi đúng khi nói rằng âm nhạc của De Sarasate thiếu mức độ sâu sắc và tính chất tư tưởng, nội dung cũng không được phong phú cho lắm. Nhưng, việc nói ra điều này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của ông. Các sáng tác của De Sarasate chỉ nhằm mục đích phục vụ việc biểu diễn của ông. Và nếu đặt De Sarasate vào thế giới của những người du mục Gypsy thì có lẽ ông là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất.
    Âm nhạc của ông thực sự là tâm hồn của dân tộc Gypsy, và cũng thực sự là vẻ đẹp của nền âm nhạc dân tộc ở Tây Ban Nha. Nó mang những tâm trạng u buồn đặc trưng, giống như những nỗi buồn tình yêu, đầy chất thi vị, đằm thắm. Nó mang những cảm xúc khi thì ngọt ngào đắm đuối, khi lại sôi nổi nồng nhiệt. Nó mang tình yêu đối với sự tự do và cả sự tự do đối với tình yêu, giống như hình ảnh của cô gái Carmen trong vở nhạc kịch cùng tên của Merime và Bizet. Tôi nghĩ rằng, sở dĩ âm nhạc Tây Ban Nha của De Sarasate có thể giàu sức quyến rũ đến vậy là bởi vì nó đã chứa đựng những niềm khát khao chân thành nhất của trái tim con người.
    [​IMG]
    Tác phẩm nổi tiếng và phổ biến nhất của De Sarasate có lẽ là Zigunerweisen, được sáng tác năm 1878 và cùng năm đó được biểu diễn lần đầu ở Leipzig. Âm nhạc có sự dựa trên vũ điệu dân gian csardas của người Hungary nhưng nội dung chính vẫn là âm nhạc Gypsy. Theo tiếng Đức, Ziguner nghĩa là Gypsy còn weisen nghĩa là giai điệu. Tác phẩm gồm bốn khúc nhạc nhưng được chia thành hai phần. Việc chia thành hai phần này được căn cứ vào sự khác biệt và tương phản giữa nhịp độ, hình thức, nội dung và diễn biến cảm xúc. Tuy nhiên cả hai phần, một nhanh, một chậm này lại có được sự thống nhất với nhau để tạo nên một bản nhạc cực kỳ hoàn chỉnh. Người ta chắc chắn sẽ có cảm giác hẫng hụt khi chỉ nghe một trong hai phần đó. Phần thứ nhất gồm ba khúc nhạc, khúc mở đầu mang đầy cảm xúc mãnh liệt và quả cảm, ở đây, theo tôi, yếu tố kỹ thuật và yếu tố tình cảm khi trình diễn nhất thiết phải hòa vào làm một. Nhạc tố ở khúc thứ nhất này có thể làm rung động trạng thái tâm lý của bất cứ con người nào. Khúc nhạc thứ hai giống như một hành trình du mục gian truân, với nỗi buồn của sự cô đơn, trống trải đến mức quặn đau trong lòng. Khúc nhạc thứ ba, có thể coi như một khúc intermerzo với vẻ đẹp của sự trữ tình nhưng vẫn mang một nỗi bi thương dai dẳng. Khúc nhạc thứ tư, tạo thành phần thứ hai, được lấy hình thức là Allegro molto vivace, âm nhạc tạo ra cảm giác bất ngờ đầy thú vị qua những hợp âm mạnh mẽ và nồng nhiệt của dàn nhạc. Đàn violon, với những kỹ thuật đỉnh cao, chuyển động rất nhanh trên dây E tạo ra những tiếng chim hót réo rắt. Âm nhạc đầy sức sống và giàu màu sắc với những điệu nhảy Gypsy lôi cuốn. Tiếng búng dây của đàn violon hòa vào những âm điệu của dồn dập của dàn nhạc, và rồi tất cả đi đến những nốt nhạc cuối cùng, xóa đi hình ảnh dai dẳng của những nỗi buồn ở phần thứ nhất.
    Pablo De Sarasate để lại khoảng 54 tác phẩm (Theo những gì người ta ghi nhận được), tất cả đều xứng đáng được gọi là những bản tình ca Tây Ban Nha, những tác phẩm đã làm đẹp thêm cho nền âm nhạc dân tộc của xứ sở đấu bò tót này. Nhiều tuyệt tác rất được yêu thích phải kể đến ở đây như Navarra, New Fantasy on Faust, Zapateado, Introduction et tarantelle, Serenata Andaluza, Romanza Andaluza?
    Pablo De Sarasate đã không bao giờ lấy vợ, theo tôi, đó là một quyết định hợp tình hợp lý. Cuộc đời và âm nhạc của ông đâu chỉ dành cho duy nhất một người phụ nữ.
  5. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Album của Rachel Barton
    [​IMG]
    1. Serenata Andaluza, Op.28
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst01.wma
    2. Miramar, Op.42
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst02.wma
    3. Introduction Et Tarantelle, Op.43
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst03.wma
    4. Spanish Dances: Malaguena, Op.21, No.1
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst04.wma
    5. Spanish Dances: Habanera, Op.21, No.2
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst05.wma
    6. Spanish Dances: Romanza Andaluza, Op.22, No.1
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst06.wma
    7. Spanish Dances: Jota Navarra, Op.22, No.2
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst07.wma
    8. Spanish Dances: Playera, Op.23, No.1
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst08.wma
    9. Spanish Dances: Zapateado, Op.23, No.2
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst09.wma
    10. Spanish Dances: Spanish Dance No.7, Op.26, No.1
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst10.wma
    11. Spanish Dances: Spanish Dance No.8, Op.26, No.2
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst11.wma
    12. Spanish Dances: Muiniera, Op.32
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst12.wma
    13. Spanish Dances: Carmen Fantasy, Op.25
    http://1492.flamesky.com/public/qlsrst13.wma
  6. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Phụ đề.
    Igor Stravinsky và Tổ khúc Chim Lửa
    Trên những dòng nhật nhật ký của mình, Stravinsky đã viết : ?oSuốt đời tôi nói tiếng Nga, suy nghĩ theo lối Nga, có thể trong nhạc của tôi không nhận thấy điều đó nhưng nó đã được đưa vào trong bản chất kín đáo của âm nhạc?.
    [​IMG]
    Igor Stravinsky sinh ở Orienianbaum, gần St. Peterburg, vào ngày 17/6/1882. Vào những năm 1902, khi còn đang theo học luật, Stravinsky đã gặp Nicolai Rymsky-Korsakov. Chính Korsakov đã đưa chàng trai trẻ này đi theo con đường âm nhạc. Và Stravinsky đã bắt đầu học với nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng kể từ 1903. Sau khi Rymsky-Korsakov mất vào năm 1908, Stravinsky đã không đi theo bất cư người thầy nào nữa.
    Năm 1920, Stravinsky định cư ở Paris, và đi theo con đường của Chủ nghĩa Tân Cổ điển trong âm nhạc. Những sáng tác của ông trong trường phái này kế thừa những hình thức và phong cách của Mozart, Haydn nhưng về mặt giai điệu và hòa âm lại không chịu ảnh hưởng của họ. Âm nhạc của Stravinsky có chứa đựng những mầu sắc tôn giáo khá đặc sắc. Là một trong những nghệ sỹ lớn, đi tiên phong trong trào lưu nghệ thuật thời đại, Stravinsky có sự gắn bó với rất nhiều nhà nghệ thuật lừng danh khác, đặc biệt là danh họa Pablo Picasso. Ông là bạn của Picasso và hai người đã cộng tác với nhau rất thành công trong một số tác phẩm sân khấu.
    Khi Chiến tranh thế giới II nổ ra, Stravinsky dời châu Âu, sang sống ở Mỹ và định cư ở Hollywood, California. Ông mất năm 1971.
    [​IMG]
    Chân dung Igor Stravinsky do Picasso vẽ
    Igor Stravinsky là một trong những nhạc sỹ lớn của thời đại. Sáng tác của ông nổi bật ở mức độ sâu sắc và tính chất bao quát rộng lớn, để lại dấu ấn rõ rệt trên bức tranh nghệ thuật âm nhạc của thế kỷ XX. Một trong những thể loại được nhiều người chú ý đến ở tác phẩm của Stravinsky là Ballet, với những vở rất nổi tiếng như Petrouchka, Lễ bái xuân (The Rite of Spring), Pulchinella và đặc biệt là Chim Lửa.
    Phần âm nhạc của tổ khúc ballet Chim Lửa được Stravinsky chính thức hoàn thành vào năm 1919. Trong những năm 1908-1910, theo yêu cầu của Diaghilev, Stravinsky đã viết vở ballet này dựa theo đề tài truyện cổ tích dân gian Nga. Các nhân vật chính của vở được mô tả mang cá tính riêng biệt. Vua Katchei được miêu tả quan những âm thanh u ám, hung dữ, Chim Lửa là những âm thanh đỏng đảnh, cầu kỳ. Hoàng tử Ivan được thể hiện bởi những âm điệu mềm mại, gần với dân ca Nga.
    Tổ khúc cho dàn nhạc gồm các phần : Mở đầu, Điệu nhảy của Chim Lửa, Điệu múa vòng tròn của các công chúa, Điệu nhảy trần tục của vương quốc Katchei, Khúc hát ru và Phần kết. Tất cả các chương được biểu diễn liên tục, không ngắt quãng. Những âm thanh lờ mờ, mở đầu của tổ khúc, mô tả vườn cây đầy mê hoặc của Katchei, một xứ sở hung dữ của ông ta. Và ngay sau đó là kỹ thuật trong dàn nhạc, tựa như tiếng vỗ cánh vang lên điệu nhảy của Chim Lửa đầy cầu kỳ và thần diệu. Phần tiếp theo trong chương nhạc thứ ba là điệu múa vòng tròn (Khorovot) của các công chúa, nét giai điệu rộng rãi, nhịp nhàng, uyển chuyển được Stravinsky sử dụng từ những bài Dân ca Nga, âm nhạc toát lên màu sắc theo kiểu thần thoại, cổ tích. Chương bốn với tựa đề Điệu nhảy trần tục trong vương quốc Katchei, âm nhạc được miêu tả bằng nhiều màu sắc, với nhịp điệu gay gắt, chứa đầy sức mạnh tự phát man rợ. Tương phản hoàn toàn với chương bốn, chương nhạc thư năm là một khúc hát ru mà Chim Lửa dùng làm phép để quyến rũ mọi vật trong xứ sở của Katchei. Các cây kèn gỗ luân phiên hát lên giai điệu mộc mạc, gợi cảm trên nền nhạc đệm đong đưa đều đều, thong thả và liên tục. Chuyển sang phần kết, những âm thanh tươi sáng dần, dường như đã thoát khỏi bùa mê, những nét giai điệu của bài dân ca Nga lại vang lên tươi tắn và tràn đầy niềm vui hân hoan.
    [​IMG]
    Về hình thức chính trị, Igor Stravinsky là công dân Mỹ, nhưng về con người và âm nhạc, không nên phủ nhận rằng Stravinsky mang một dòng máu Nga đặc trưng. Và nếu nói đến niềm tự hào về một nhà soạn nhạc tài năng, thì niềm tự hào đó xứng đáng thuộc về dân tộc Nga hơn là Mỹ. Ít nhất thì tổ khúc Chim Lửa cũng là một minh chứng cho nhận định đó.
    Nguyên tắc cho những giai điệu bất tận, tạo nên sự vĩnh hằng của âm nhạc là chúng không có bất cứ lý do nào để bắt đầu và càng không có bất cứ lý do nào để kết thúc.
    Igor Stravinsky
    Bài viết này có phần tham khảo chương trình Bình giải âm nhạc của đài phát thanh truyền hình Hà Nội
    Tiếp theo : Heindrick Wieniawsky
  7. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Henryk Wieniawski
    Đối với Henryk Wieniawski, chính kỹ thuật thiên tài đã tạo nên vẻ đẹp của âm nhạc, còn sức sống của vẻ đẹp ấy lại bắt nguồn từ tâm hồn và truyền thống Ba Lan. Nếu cho phép tôi được chọn ra một cặp song tấu trong mơ thì người thứ nhất sẽ là Fryderyk Chopin và người thứ hai không thể là ai khác ngoài Henryk Wieniawski.
    [​IMG]
    Henryk Wieniawski sinh ngày 10/7/1835 ở Lublin, Ba Lan. Mẹ của Henryk là một nghệ sỹ piano chuyên nghiệp, chính bà là người đưa cậu bước vào thế giới âm nhạc, dạy cho cậu những bài học đầu tiên và dìu dắt cậu bước đi trên con đường khẳng định tài năng của một thần đồng violon. Năm lên tám, Henryk được nhận vào Nhạc viện Paris, vượt qua tất cả những trở ngại về sự không đủ tuổi và nguồn gốc ngoại quốc.
    Sau khi hoàn thành khóa học với thành tích huy chương vàng, Henryk tiếp tục ở lại Paris để hoàn thiện kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo sư Joseph L.Massart. Vào lúc đó, ở phòng khách Paris của mẹ, Henryk đã được gặp gỡ với Fryderyk Chopin và nhà thơ Adam Mickiewicz, hai người nhập cư Ba Lan rất nổi tiếng. Cũng trong giai đoạn này, Henryk đã bắt đầu sáng tác những tác phẩm đầu tay, khi ấy cậu mới 13 tuổi.
    Trong những năm tiếp theo, Wieniawski trở lại với Nhạc viện Paris và cùng với người anh Josef học sáng tác cho đến 1850. Kể từ đó, anh bắt đầu lao vào những lịch trình lưu diễn không ngớt cho đến tận cuối đời. Khi đến nhiều nơi ở châu Âu, Wieniawski cũng đã có dịp gặp gỡ và kết bạn với các nhân vật tiếng tăm như nghệ sỹ violon Bỉ Henri Vieuxtemps, Karol Lipinski ?" đối thủ của Paganini, Robert Schumann và Anton Rubinstein.
    Khi Wieniawski đính ước với Isabella Hampton, anh đã vấp phải sự phản đối của cha mẹ cô. Nhưng một điều khá thú vị là, chính tác phẩm Légende (Truyện Truyền thuyết) Op.17 của Wieniawski đã góp phần làm họ thay đổi quan điểm. Đám cưới được tổ chức vào năm 1860.
    Gia đình Wieniawski sống ở St. Petesburg từ 1860 đến 1872. Ở đó, ông có một hợp đồng ba năm làm nghệ sỹ solo ở các nhà hát và cung điện. Sau đó, ông làm việc như một giáo viên ở Hội Âm nhạc Nga, được điều hành bởi Anton Rubinstein, bạn ông. Theo nhiều cách khác nhau, chính Wieniawski đã có một ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trường phái violon Nga. Điều kiện công việc đã cho phép Wieniawski có thời gian đi du lịch trong suốt mùa xuân và mùa hè, ông tiếp tục đi châu Âu với một lịch trình bận rộn của những buổi hòa nhạc.
    Từ 1872 đến 1874, Wieniawski đi Mỹ cùng với Rubinstein. Năm 1875, ông thay thế Henri Vieuxtemps làm giáo sư violon ở nhạc viện Brussels. Tại đây, Eugen Isaye cũng chính là học trò của Wieniawski. Trong những năm này Wieniawski vẫn miệt mài với những buổi biểu diễn, và chính điều đó đã làm sức khỏe của ông giảm sút một cách nghiêm trọng. Tháng tư, năm 1879, ông tổ chức một buổi hòa nhạc cuối cùng ở Odessa để từ biệt khán giả. Wieniawski mất vì bệnh tim ở Moscow vào năm 1880 khi mới 45 tuổi, đám tang diễn ra ở Warsaw với sự có mặt của bốn mươi nghìn người.
    Trong cuộc đời âm nhạc của mình, Henryk Wieniawski được coi là một nghệ sỹ violon thiên tài, và điều này hoàn toàn không cần phải bàn cãi. Người ta nhìn nhận ông là một nghệ sỹ có cá tính lớn, mạnh mẽ trong thể hiện và sâu sắc về kỹ thuật. Kỹ thuật của ông vẫn tạo ảnh hưởng rõ rệt đến phong cách của một số nghệ sỹ violon Trường phái Nga. Ở mức độ nào đó, cái mà đôi khi người ta gọi là ?oCách cầm vĩ kiểu Nga? đáng ra phải được gọi là ?oCách cầm vĩ kiểu Wieniawski?. Chính Wieniawski đã dạy cho các học trò của ông một cách cầm vĩ của riêng mình, đó là một cách cầm vĩ rất cứng, cho phép chơi những ?onốt láy ma quỷ?.
    Các sáng tác của Wieniawski nói chung là phù hợp với xu hướng thời đại của ông. Wieniawski sáng tác không nhiều, nhưng các tác phẩm của ông là sự cô đọng những giá trị đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật đàn violon, tập chung vào các thể loại biến tấu, fantasie, capricio và concerto. Nhiều tác phẩm xuất sắc của Wieniawski cho đến nay vẫn thường xuyên được biểu diễn như Légende, Tarantella, Etudes-caprices op.18, Polonaise Brillante op.21, Fantasia on Faust, đặc biệt là hai bản Concerto violon Fa thăng thứ và Rê thứ cực khó.
    Trong cả sự nghiệp của mình, Wieniawski luôn luôn thể hiện một phong cách âm nhạc dân tộc Ba Lan. Các sáng tác của ông thường mang một niềm say mê bất tận đối với những điệu nhảy dân gian Mazurka và Polonaise, đem lại cho chúng sự tinh xảo của nghệ thuật và tính bác học của hình thức. Về điểm này, Wieniawski cũng giống như Chopin, họ chính là hai con người đã làm rạng danh nền âm nhạc Ba Lan.
    [​IMG]
    Ở Ba Lan, tên tuổi và hình ảnh của Henryk Wieniawski được đưa vào những con tem, những đồng tiền, và có cả một cuộc thi violon quốc tế mang tên ông, tổ chức 5 năm một lần. Khi còn sống, Wieniawski đã mang âm nhạc Ba Lan của ông đi đến rất nhiều nơi trên thế giới, và cho đến tận bây giờ, người ta có cảm giác dường như ông vẫn đang tiếp tục làm cái công việc ấy.
  8. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Henryk Wieniawski ?" Violin Concerto No.2 in D minor Op.22
    Sử Thi viết bằng Âm Nhạc

    Nếu gọi Concerto số 1 Fa thăng thứ, Op.14 là sự khẳng định tuyệt vời đối với một tài năng trẻ xuất chúng như Wieniawski, thì Concerto số 2 Rê thứ lại có thể coi là sự đánh dấu cho bước trưởng thành rất nhanh trong tư tưởng và nhận thức sáng tác của người nhạc sỹ.
    Concerto số 1 được Wieniawski viết năm 1853, khi ông mới 18 tuổi, tác phẩm này ra đời trong trào lưu ?ochạy đua kỹ thuật? của các bậc thầy violon, đó là Niccolo Paganini, Karol Lipinski, Henri Vieuxtemps và Henrich Wilhelm Ernst. Concerto số 1 đã không được trình diễn nhiều trong nửa đầu thế kỷ XX chỉ vì kỹ thuật của nó quá khó. Về sau, người ta nhìn nhận rằng, chỉ có một số ít người là có khả năng thể hiện tốt các concerto của Wieniawski, một trong số đó là Itzhak Perlman với bản thu thực hiện cùng London Philharmonic và nhạc trưởng Seiji Ozawa.
    Wieniawski có lẽ đã bắt đầu viết Concerto số 2 Rê thứ từ năm 1856 nhưng mãi đến ngày 27 tháng 11 năm 1862 nó mới được trình diễn lần đầu tiên ở St. Peterburg. Tất nhiên, tác giả là người độc tấu và Anton Rubinstein là người chỉ huy. Đến năm 1870 thì tác phẩm được xuất bản với lời đề tặng Pablo De Sarasate, người bạn thân ái của Wieniawski. Concerto Rê thứ tuy có sự giảm bớt về kỹ thuật so với bản Fa thăng thứ nhưng lại là tác phẩm nổi tiếng hơn, có lẽ bởi những chủ đề rất đáng nhớ của nó.
    [​IMG]
    Chương 1. Allegro Moderato. Chủ đề thứ nhất là một giai điệu sâu thăm thẳm do bè đàn dây diễn tấu, trên nền tiếng trống định âm trầm đục và hư ảo. Âm nhạc vươn lên với một sức mạnh huyền thoại, lớn lao và phi thường. Giai điệu đẹp và truyền cảm, mang một niềm xúc động nghẹn ngào.
    Tôi nghĩ, đó không chỉ là niềm xúc động cá nhân mà còn là cái gì đó lớn hơn thế, một lý tưởng dân tộc đầy kiêu hãnh chẳng hạn. Ở đây tôi có đủ tỉnh táo để biết rằng nhận định này không phải là một sự gò ép. Dân tộc Ba Lan cũng là một dân tộc phải chịu nhiều sự áp bức (từng bị đế chế Nga đô hộ), và cũng phải đấu tranh giải phóng dân tộc như dân tộc Việt Nam. Sự hiểu biết về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc mình đủ để tôi có thể, một lần nữa, viện đến sự đồng cảm thông qua âm nhạc. Có những bản nhạc đã thực sự tác động đến tôi theo những ý nghĩa thiêng liêng nào đó chứ không chỉ là những cảm nhận nghệ thuật thuần túy. Tôi không hy vọng có nhiều người đồng ý với sự suy diễn này, điều tôi hy vọng là tôi có thể nói lên được suy nghĩ của mình.
    Đàn violon nhắc lại chủ đề ban đầu với một sắc thái đầy da diết, trong một số trường hợp nó có thể tạo cho người nghe cảm giác chói tai, nhưng đó là một sự chói tai ấn tượng, một sự mãnh liệt của cảm xúc.
    Chương 2. Romance: Andante non troppo. Tôi không thể tìm được từ nào khác ngoài những từ du dương và ngân nga. Chương nhạc đem lại cho người nghe một cảm giác thư thái kỳ lạ, một bài tình ca nhỏ nhắn, không thật da diết, không thật đắm đuối, nhưng lại có đủ sự trữ tình, có đủ những tình cảm dịu dàng và ấm áp.
    Chương 3. Allegro con fuoco - Allegro moderato. Đàn violon quay trở lại với sự phô diễn kỹ thuật đến choáng ngợp, bỏ lại dàn nhạc ở phía sau. Đôi khi, nó dừng lại một chút để nhắc lại chủ đề hai của chương một, rồi sau đó cùng với dàn nhạc hòa vào một điệu nhảy dân gian cuồng nhiệt. Ở chương này, tác giả có chỗ sử dụng hình thức kiểu gypsy rondo của Hungary chứ không thuần túy là âm nhạc dân gian Ba Lan, tuy nhiên, đó lại là một sự kết hợp khéo léo. Khi nghe nhạc của Wieniawski, tôi vẫn thường có cảm giác là, dường như âm nhạc dân gian Ba Lan rất thích hợp khi dành cho violon diễn tấu thì phải.

    Tôi đã rất đắn đo và thay đổi nhiều lần cái đề mục cho bài viết này, bởi vì đối với tất cả các đề mục đó tôi vẫn đều không có đủ bằng chứng để chứng minh cho ý nghĩa của chúng, ngoài một sự cảm nhận mang tính cá nhân, mà cái đó thì tất nhiên là không thể đem đi thuyết phục người khác được. Bởi vậy, nếu ai đó hỏi tôi : ?oDựa vào đâu mà cậu lại gọi Concerto Rê thứ của Wieniawski là một Sử Thi viết bằng Âm Nhạc ?? thì có lẽ tôi chỉ có thể trả lời được bằng một câu duy nhất : ?oTôi không biết, hay là bạn thử nghe nó xem sao!?.
    Tiếp theo : Jean Sibelius
  9. lamthanhthuy

    lamthanhthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Góp ý tí...
    Những bài viết trên thật bổ ích, nhưng để... thuyết phục hơn, để mọi người cùng có thể tai nghe... thì bác nếu có những tác phẩm mà bác giới thiệu trên thì cho bà con thưởng thức với, chứ đọc không thì chỉ cảm nhận được qua giọng văn thôi...
  10. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Jean Sibelius
    Có rất nhiều tư liệu về cuộc đời và âm nhạc của Jean Sibelius, chính vì vậy mà có lẽ cách tốt nhất là chúng ta hãy bắt đầu với những gì người ta nói về ông và bản Giao hưởng số hai của ông.
    ?oCứ mỗi lần đến Phần Lan biểu diễn, tôi lại có những ấn tượng rất sâu sắc về hình ảnh con người Sibelius, với sức mạnh và sức sống lớn lao, bao quát, với tầm suy tư không có giới hạn, với tài năng cảm nhận và tưởng tượng, và với sự gắn bó của ông đối với Tự Nhiên. Khi nói chuyện, Sibelius giống như một con người của Âm Nhạc, Triết Học, Tôn Giáo, hay kể cả những điều đơn giản nhất trong Cuộc Sống. Và cũng giống như Rembrandt, El Greco và nhiều họa sỹ khác đã tự họa chân dung của họ bằng màu sắc, thì ở Sibelius, có lẽ là một cách vô thức, ông đã tự họa chân dung của mình bằng những giai điệu, trong bản Giao hưởng số hai của ông. Âm nhạc của ông giống như một bài hát dành cho tất cả mọi người, và dành cho tất cả những khu rừng, những hồ nước trên đất nước ông. Ông hát những giai điệu phương Đông đẹp kỳ lạ, và những tâm hồn phương Bắc đầy vui tươi hồ hởi trong Cuộc sống và Nghệ thuật của Phần Lan. Phần Lan là nơi hòa trộn của rất nhiều dân tộc, cũng giống như Mỹ. Ngày nay, nước mỹ đang là sự pha trộn của nhiều dân tộc, nhưng đất nước Phần Lan đã làm điều đó từ cách đây hàng thế kỷ, vào giai đoạn tiền sử. Ở Phần Lan, sự tương phản giữa những kiểu người mắt xanh da trắng với những người mắt đen mang dáng dấp phương Đông là rất đáng ngạc nhiên. Tất cả kho tàng văn hóa dân gian phong phú này và cả những đặc trưng cá nhân của con người Sibelius, đều có trong Giao hưởng số hai của ông. Mặc dù có hình thức cổ điển nhưng bản giao hưởng lại là sự bộc lộ tính tự do, phóng túng và nồng nhiệt trong cảm nhận nội tâm của và sức tưởng tượng của Sibelius ?" đó chính là những gì tinh túy của đất nước Phần Lan. Sibelius vẫn giữ nguyên hình thức bốn chương của thể loại giao hưởng cổ điển nhưng lại lấp đầy chúng bởi một thứ âm nhạc bùng phát và cực kỳ độc đáo. Những tác phẩm âm nhạc lớn luôn có những chủ đề lớn ?" những chủ đề, hay những giai điệu này ?" được giữ lại trong trí nhớ của người nghe để rồi được hát lên hay được huýt sáo giống như thể cái gì đó rất thân thiết và gần gũi trong cuộc sống của những người yêu nhạc. Bản Giao hưởng này có nhiều đến gần như vô tận các chủ đề và nhạc điệu khác nhau, lúc thì mộc mạc, giống như những giọng nói của con người, lúc thì giống như những tiếng khóc tưởng tượng của Tự Nhiên ?" những đợt sóng âm thanh dồn dập, giống như cơn gió dữ dội tràn qua mặt hồ hay xuyên qua những tán cây lớn trong rừng thẳm. Vào một lúc khác, chủ đề lại được bắt đầu với một hình hài nhỏ bé, giống như một hạt giống hay mầm phôi, và nó bắt đầu lớn dần lên đến dạng hoàn thiện với sự bày tỏ và thông điệp âm nhạc của nó. Trong một số phần, bản Giao hưởng lại là một bầu không khí cô đơn, u buồn, mang cái vẻ xa xôi của xứ sở phương Bắc, và rồi đột nhiên, tất cả lại được biến chuyển thành một nhạc điệu ấm áp và dịu dàng của con người. Bản Giao hưởng này là rất đáng chú ý bởi những tuyến dài các chủ đề và tính đơn giản gần như nguyên thủy của chúng, tất cả giống như thể Tự Nhiên đang cất tiếng hát ?" những giọng hát sâu thẳm đang trào lên từ lòng đất ?" và tương phản với chúng là những giọng hát cao vời vợi đang đáp lại, một cảm nhận về sự xung đột, mâu thuẫn. Đôi khi mỗi nhạc cụ riêng lẻ dường như là đang nói chuyện với nhau trong một sự thân ái và đồng cảm ?" vào một lúc khác, một số lớn các nhạc cụ lại dường như là bị lôi kéo, xô đẩy theo một Định Mệnh không thể thay đổi. Phong cách điển hình của Sibelius là sự tương phản giữa tính hoang sơ và tính mềm mại tinh tế, giữa những âm sắc tối và sáng, để tạo nên một chủ đề diễn tả cả Định Mệnh và Hy Vọng, để vượt lên trên một trạng thái u buồn và một phông nền đơn điệu. Sự điển hình đó còn là những viễn cảnh bao la về một sự lớn mạnh ở hồi kết, tại đó tất cả các chủ đề được liên kết lại để đi đến sự bộc lộ cuối cùng, huy hoàng và chiến thắng, đó là nơi hội tụ của toàn bộ bản giao hưởng với tất cả sự ấm áp, sức mạnh, tình thương và tình yêu con người.?
    Trên đây là những cảm nhận của nhà chỉ huy danh tiếng Leopold Stokowski về Giao hưởng số hai của Jean Sibelius, đó không đơn thuần là sự cảm nhận về một tác phẩm âm nhạc mà còn là sự cảm nhận về con người Sibelius, một con người hiểu theo nghĩa là một nhà soạn nhạc, với một thế giới quan âm nhạc và một tư tưởng trong sáng tác âm nhạc.
    [​IMG]
    Johan (Jean) ****** Christian Sibelius sinh vào ngày 8/12/1865 ở Hämeenlinna, một tháp canh nhỏ nằm về phía bắc của Helsinki (Phần Lan) vài trăm cây số. Cha cậu qua đời khi cậu mới được 2 tuổi, cả gia đình phải chuyển đến ở nhà bà ngoại. Cậu bé Janne, tên thường được gọi hồi nhỏ của Jean Sibelius, bắt đầu ngồi bên cây đàn piano, gõ những nốt nhạc và giai điệu đầu tiên lúc 5 tuổi. Vào lúc 10 tuổi, cậu đã chỉ nghe và chơi lại một phần của một bản concerto. Cũng vào thời gian đó, năm 1875, cậu có sáng tác đầu tiên : "Vesipisaroita" (Những Giọt Nước) cho violon và cello. Vào mùa xuân năm 1880, cậu bắt đầu học violon và rồi trở nên vô cùng say mê nó. Chị gái Linda của Janne chơi piano và cậu em trai Christian chơi cello, cả ba bọn họ hợp thành một tam tấu. Ban đầu họ chơi các tác phẩm cổ điển và lãng mạn của người Vienna, những ngay sau đó họ chuyển sang chơi những tác phẩm do chính Janne sáng tác. Janne xuất thân từ một gia đình nói tiếng Thụy Điển nhưng lại đến học ở một trường nói tiếng Phần Lan, và như vậy cậu trở nên quen thuộc với những phong tục văn hóa bằng tiếng Phần Lan. Ở trường, cậu thường sống trong một thế giới riêng của mình. Đến mùa xuân năm 1885, cậu hoàn thành trung học và bắt đầu học luật ở đại học Helsinki.
    [​IMG]
    Trong thời gian đó, Janne được kết nạp vào Viện Âm nhạc Helsinki, ngày nay nó trở thành Học viện Sibelius. Trên thực tế, Jean Sibelius đã bỏ học luật để gắn bó cuộc đời với âm nhạc. Anh cũng từng có mơ ước trở thành một bậc thầy violon trước khi quyết định theo đuổi sự nghiệp sáng tác Tác phẩm xuất sắc đầu tiên của anh là bản Tứ tấu Dây giọng La thứ, được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 29/ 5/1889. Khi ở viện âm nhạc, Sibelius cũng kết bạn với nghệ sỹ piano kiêm nhà soạn nhạc Ferruccio Busoni. Những năm 1889-1890, Sibelius sống ở Berlin, và 1890-1891 sống ở Vienna.
    Mùa hè năm 1892, Sibelius lấy vợ là một phụ nữ khá thông minh, tên là Aino Järnefelt. Giai đoạn chuyển giao thế kỷ cũng là giai đoạn bước ngoặt trong sự nghiệp của Sibelius, ông không chỉ là nhà soạn nhạc của dân tộc mà còn bắt đầu vươn ra tầm thế giới, đầu tiên là ở Anh và Đức, sau đó các nhà chỉ huy ở Mỹ cũng đưa âm nhạc của ông vào chương trình biểu diễn, hai bản giao hưởng đầu tiên được hoàn thành năm 1889 và 1902, trong lúc đó, bản Concerto lừng danh viết cho Violon cũng đang được sáng tác.
    Năm 1904, gia đình Sibelius dời đến trang trại Ainola, cách Helsinki 40 km về phía bắc. Sự yên ả của nông thôn khác hẳn với chốn thành thị ồn ào đầy cám dỗ đã mang lại một điều kiện tốt cho việc sáng tác của Sibelius, ông đã từng nói rằng ?oỞ Helsinki, những bài hát đều nằm chết trong tôi?. Bản Concerto cho Violon được hoàn thành vào 1904-1905. Sau đó, ông dần dần tách khỏi phong cách lãng mạn dân tộc, sự thay đổi đó có thể nhận thấy được trong Giao hưởng số 3 (1907). Trang trại Ainola vào mùa đông, chẳng có điện đóm gì cả, căn nhà được sưởi ấm bằng củi lửa. Những cơn bão mùa đông cứ thổi rền rĩ hàng đêm. Cứ đến mỗi mùa xuân, mùa hè và mùa thu, Sibelius, một con người coi tự nhiên giống như một nơi trú ẩn, lại say sưa ngắm nhìn những chú chim và lắng nghe những bài hát của chúng.
    Điệu Valse Buồn là một tiểu phẩm được biểu diễn khắp châu Âu, nó đã từng được soạn lại theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí nó còn làm tên tuổi Sibelius được biết đến nhiều hơn so với tác phẩm Finlandia (Giao hưởng thơ Đất nước Phần Lan) viết năm 1900. Đáng lẽ ra, phải có một hợp đồng xuất bản hợp lý để đem lại sự giàu có cho một con người suốt đời nợ nần như Sibelius, nhưng trên thực tế ông đã bán bản quyền tác phẩm với một giá rất rẻ.
    Vào mùa hè năm 1908, Sibelius phải điều trị một khối u ở cổ họng, ông phải nhịn uống rượu trong bảy năm. Sau quá trình điều trị đó, âm nhạc trong nhiều tác phẩm của ông trở nên hướng đến nội tâm. Điều này có thể thấy được từ bản Tứ tấu Dây giọng Rê thứ (1909), và đặc biệt là bản giao hưởng số 4 viết năm 1911.
    [​IMG]
    Năm 1914, Sibelius đến Mỹ để chỉ huy một số buổi biểu diễn, ông nhận được bằng tiến sỹ danh dự ở đại học Yale. Khi chiến tranh thế giới I nổ ra, Sibelius đã buộc phải từ bỏ các buổi biểu diễn ở nước ngoài, thêm vào đó, nước Đức, nơi xuất bản chính của ông lại trở thành kẻ thù chiến tranh. Để giải quyết những khó khăn tài chính, Sibelius đã sáng tác và bán một số tác phẩm nhỏ cho nhà xuất bản Helsinki. Giao hưởng số 5 của ông được hoàn thành năm 1915 và được sửa lại trong các năm 1916 và 1919.
    Vào những năm 1923-1924, các giao hưởng số 6 và số 7 được hoàn thành. Chưa bao giờ hết rắc rối với những khó khăn tài chính, Sibelius thường phải sáng tác rất nhiều tiểu phẩm để bán lấy tiền, chủ yếu là cho piano.
    Mùa thu năm 1926, Sibelius ngừng công việc chỉ huy, tác phẩm chính cuối cùng của ông là âm nhạc viết (năm 1925) cho vở kịch Giông tố của Shakepeare, Sibelius cũng đã chuyển nó thành hai tổ khúc cho dàn nhạc năm 1927. Tiếp theo là thơ giao hưởng Tapiola viết năm 1926, được lấy cảm hứng từ sử thi dân tộc Phần Lan Kalevala. Thêm vào đó, ông cũng bắt đầu có ý định viết bản giao hưởng thứ tám. Lúc này, Sibelius đã là một nhà soạn nhạc được biết đến trên thế giới, đặc biệt là thế giới Anglo-Saxon. Năm 1930, thế giới đã chờ đợi bản giao hưởng số 8, nhưng vẫn chưa thấy đâu.
    Năm 1935, sinh nhật lần thứ 70 của Sibelius, đó là lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng. Có đến 7000 khán giả tham dự buổi hòa nhạc sinh nhật ông, trong đó có 3 cựu tổng thống và nhiều nhân vật tiếng tăm khác.
    Trong những năm 1930, Sibelius tiếp tục viết giao hưởng số 8 và có vẻ hoàn thành vào 1938. Nhưng đến giữa những năm 1940, Sibelius đã đem nó ra đốt.
    Trong những thập kỷ 1940 và 1950, đã có rất nhiều những nhạc sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng đến Ainola để thăm Sibelius, trong đó có Eugen Ormandy.
    [​IMG]
    Vào những tháng cuối đời, Sibelius đã viết bài hát "Kom nu hit, död" (Hãy biến khỏi đây, hỡi cái Chết !). Và ông mất vào buổi chiều ngày 20/9/1957, đúng vào thời điểm Giao hưởng số 5 của ông đang được trình diễn ở hội trường đại học Helsinki. Cả đất nước Phần Lan ở tình trạng quốc tang, Sibelius được coi là một trong những người anh hùng dân tộc vĩ đại nhất. Khi đám tang được cử hành từ nhà thờ tiến về Ainola, sau lễ mặc niệm, hàng nghìn người đưa tang đứng dọc hai bên đường, và những ngọn nến được đốt lên trên các cửa sổ. Sibelius được chôn cất ở mảnh đất Ainola thân yêu của ông.
    [​IMG]
    Chiếm vị trí trung tâm trong các sáng tác của Sibelius là các giao hưởng và các tác phẩm cho dàn nhạc. Nhưng ông còn sáng tác cả cho piano, nhạc thính phòng, thanh nhạc, nhạc nền sân khấu và cả một vở opera. Sibelius đã trở thành biểu tượng của âm nhạc Phần Lan cũng như một trong những biểu tượng của đất nước Phần Lan. Trên tất cả những điều đó, ông đã đạt đến một trình độ bao quát trong âm nhạc, điều đó đặc biệt được thể hiện trong các giao hưởng của ông, chúng thuộc về những gì tinh túy nhất mà âm nhạc phương tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đạt được.
    [​IMG]
    Trong đời thường, hình ảnh về Sibelius khá là ấn tượng với điếu xì gà và những nếp nhăn hằn sâu trên trán. Trong các bức ảnh chụp, ông thường có một dáng vẻ rất nghiêm nghị, tuy nhiên người ta đã từng vẽ bảy bức hình Sibelius rất hóm hỉnh, tương ứng với những sắc thái trong bảy bản giao hưởng của ông.
    [​IMG]
    Nhiều nhà phê bình đã có những nhận xét khá đặc sắc và thú vị về nội dung âm nhạc của Sibelius nhưng bản thân Sibelius lại không muốn đưa ra bất cứ một chuẩn mực bằng lời nào cho sự miêu tả mang tính văn học hay lịch sử về âm nhạc cả. Chính vì vậy, những đánh giá và nhìn nhận về âm nhạc của ông thường trở nên gần giống như việc căn cứ vào vẻ bề ngoài của một con người để đoán nhận tính nết và nội tâm của anh ta. Giao hưởng số hai Rê trưởng thuộc vào số bảy bản giao hưởng của Sibelius mà ông gọi chúng là âm nhạc thuần túy. Người ta cho rằng tác phẩm này là một bức tranh cổ tích, sử thi đầy cảm hứng, một bài thơ trữ tình mang màu sắc đồng quê, vẽ nên vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên phương Bắc. Có một vài nhà phê bình âm nhạc nói rằng, âm nhạc của tác phẩm này nhấn mạnh sự đấu tranh giành độc lập của người Phần Lan, nhưng Jean Sibelius đã trả lời :
    ?oKể từ sau thời Beethoven, tất cả các giao hưởng, trừ giao hưởng của Brahms, đều là giao hưởng thơ, đôi khi các nhạc sỹ đưa ra một chương trình hoàn hảo hay ít nhất một ít manh mối về những gì họ nghĩ trong đầu, trong một vài trường hợp khác thì thật rõ ràng, họ dự định mô tả hoặc minh họa một phong cảnh đặc biệt hay một loạt sự tưởng tượng. Nhưng với tôi, giao hưởng là âm nhạc, được nhận thức, được phát triển như một thành ngữ âm nhạc mà không cần bất kỳ một nguồn gốc văn học hay một nguồn gốc âm nhạc mở rộng nào. Đối với tôi, Âm Nhạc bắt đầu ở nơi mà Ngôn Ngữ kết thúc?.
    Download Giao hưởng số 2
    http://usoc.snu.ac.kr/music-site/sibelius/sym-all/2/01.mp3
    http://usoc.snu.ac.kr/music-site/sibelius/sym-all/2/02.mp3
    http://usoc.snu.ac.kr/music-site/sibelius/sym-all/2/03.mp3
    http://usoc.snu.ac.kr/music-site/sibelius/sym-all/2/04.mp3

Chia sẻ trang này