1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khuynh hướng dân tộc trong âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ttdungquantum, 10/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Jeans Sibelius ?" Violin Concerto in D minor Op.47
    Vì Sao sáng của Âm nhạc phương Bắc.

    Một trong những tác phẩm hay nhất thế kỷ 20, một trong những tuyệt tác xuất sắc nhất viết cho đàn violon, Concerto Rê thứ của Sibelius là sự hội tụ ước mơ trở thành một nghệ sỹ violon bậc thầy của nhà soạn nhạc.
    Tác phẩm lần đầu tiên được trình diễn ở Helsinki ngày 8/2/1904 do Victor Novácèk độc tốc cùng dàn nhạc Helsinki Philhamornic dưới sự chỉ huy của chính tác giả. Phiên bản cuối cùng của tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên ở Berlin ngày 19/10/1905 do Karl Halir độc tấu và Richard Strauss chỉ huy. Concerto Rê thứ là bản concerto được thu âm và biểu diễn thường xuyên nhất trong thế kỷ 20. Tính đến đầu thế kỷ 21, đã có tới hơn 50 bản thu âm danh tiếng được thực hiện đối với tác phẩm này.
    Bản Concerto không chỉ đòi hỏi khả năng bậc thầy về kỹ thuật mà còn thử thách cả sức chịu đựng của người độc tấu. Nó yêu cầu ở người biểu diễn khả năng sâu sắc trong thể hiện, sự tinh tế của cảm xúc, sức mạnh nội tâm, trí tuệ và tư duy trừu tượng cao.
    [​IMG]
    Chương 1: Allegro Moderato
    Bè độc tấu bước vào trong phần đệm tremolo rụt rè hư ảo của đàn dây. Những âm thanh của violon độc tấu nổi bật lên bởi sắc thái kiêu hãnh mang tính trí tuệ của giai điệu. Chủ đề một được thể hiện qua bốn ô nhịp, nó được phát triển một cách ngày càng linh hoạt và một đoạn gồm các quãng sáu đã dẫn đến phần cadenza đầu tiên của chương. Vẻ đẹp cao thượng của âm thanh violon với những nốt láy tràn đầy hồi hộp và hào hứng đã dẫn đường cho sự bùng nổ của dàn nhạc, tất cả gợi nên một bức tranh giao hưởng hùng vĩ với những niềm say mê cuồng nhiệt. Đoạn chen episode đem lại cho chủ đề một đoạn kết với những nốt nhạc tươi sáng, như những cơn gió của miền cực bắc tràn qua mặt hồ, rừng thông và lãnh nguyên bao la. Flute và oboe hát lên những điệu nhảy dân gian tươi sáng và nhịp nhàng, đem đến một vẻ trữ tình rất đỗi thân thương của cảnh sắc thiên phương Bắc. Đoạn cadenza xuất hiện đầy ấn tượng sau sự lắng xuống của dàn nhạc, một đoạn nhạc mang đầy những suy nghĩ và cảm xúc mới mẻ. Sự kiêu hãnh của kỹ thuật làm người ta nhớ đến bản Caprice số 5 của Paganini, với tất cả sự phóng túng và tuôn trào của sức sống và ý tưởng. Chương một chứa đựng cả sự trẻ trung sáng tạo lẫn nhưng suy tư sâu sắc và trưởng thành.
    Chương 2: Adagio di molto
    Hoàn toàn tương phản với chương một, chương hai là một khúc bi ca hơi ảm đạm, khiêm nhường. Âm nhạc dàn trải qua những tâm trạng triền miên, khi thì khắc khoải, u buồn, khi lại da diết và đôi khi hơi e lệ. Phần đan xen của dàn nhạc tạo ra ấn tượng lớn lao và tươi sáng nhưng sau đó vẫn phải nhường chỗ cho khúc tự tình suy tư của đàn violon.
    Chương 3: Allegro ma non tanto
    Học giả Sir Donald Tovey đã mô tả chương nhạc này bằng một biệt hiệu không được tế nhị cho lắm : ?oĐiệu Polonaise dành cho những chú gấu Bắc cực?. Chương này được chia thành năm phần riêng biệt: Rê trưởng, Sol thứ, Rê trưởng, Rê thứ và Rê trưởng. Đàn violon bắt đầu với một chuyển động hơi hoang dã và mạnh bạo trên nền đệm dồn dập của dàn nhạc. Sau đó, không một chút e dè, nó phô diễn một điệu nhảy sôi nổi và nhiệt thành. Dàn nhạc cũng phụ họa theo chủ đề của violon, nhưng đó là một sự phụ họa nhằm làm tăng sự thể hiện và tính chất nổi bật của cây đàn độc tấu. Violon, với tất cả sự tự do, nó đắm chìm trong niềm hứng khởi của chiến thắng, và đôi lúc, cả trong một giai điệu đầy đam mê, trữ tình và duyên dáng.
    Concerto Rê thứ, tự bản thân nó đã mang những nét tinh túy của âm nhạc Phần Lan, Sibelius đã khéo léo kế thừa những đặc trưng ưu tú của trường phái cổ điển và lãng mạn, đồng thời bộc lộ rõ nét tinh thần thời đại, tính chất trí tuệ và tầm vóc lớn lao . Có lẽ, Sibelius không bao giờ thấy cần thiết phải thể hiện rõ ràng hoặc nói lên bằng lời về tính dân tộc trong âm nhạc của ông, có lẽ bởi vì ông luôn tin rằng, chủ nghĩa dân tộc luôn là cái cội nguồn sâu xa và hiển nhiên nằm ẩn sâu trong năng lực sáng tạo của nhà soạn nhạc.
  2. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này