1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kị binh và chiến thuật kị binh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dem_den, 10/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Kị binh và chiến thuật kị binh

    Bàn về pháo binh ,xe tăng nhiều rồi. Giờ thư giãn 1 chut,ta bàn 1 chút về thứ đồ cổ tiền thân của những phương tiện tác chiến cơ động hiện đại ngày nay
    KỊ BINH ( cavalerie ) là toàn bộ những lính cưỡi ngựa.Kị binh xuất hiện tại các nước có nhiều ngựa , đồng cỏ thuận lợi cho việc phát triển của ngựa.Các dân tộc có kị binh sớm nhất được ghi nhận là các dân tộc Trung Á. Sau đó theo qua trình dịch chuyển về phía tây đã được du nhập vào các nước ở Địa Trung Hải và Châu Âu.
    Người Hi Lạp,Trung Hoa là những người xây dựng nên kị binh chính qui đầu tiên trên thế giới.Đó là các đội ngũ riêng với kiểu trang bị phù hợp với mục đích riêng của từng đội.Huấn luyện hiệp đồng,vận động từng hàng ,từng khối ,giữ vững 1 đội hình chiến thuật để có khả năng ném toàn bộ sức mạnh của khối binh lính tập trung đang vận động ấy vào 1 điểm nhất định trong trận tuyến của kẻ thù.Với sức mạnh cơ động của mình kị binh đã đóng vai trò to lớn trong lịch sử chiến tranh đến mức trong thời kì trung cổ ở cả Châu Âu ,Châu Á kị binh là lực lượng tác chiến chính và duy nhất.Còn bộ binh chỉ có vai trò đóng giữ các vị trí phòng thủ.
    Kị binh đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp của nhiều danh tướng trong lịch sử như Alexande,Ganiban,Tamujin-Hãn,Atila........
    Các đội kị binh nổi tiếng thế giới là kị binh Cataphractae của Alexande,Numidi của Ganiban,Hung của Atila,kị binh hồi giáo,kị binh Mông Cổ của Tamujin , kị binh Codac Nga
  2. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    sức mạnh của quân kị là tính cơ động cực cao,ngày xưa cụ trần đã nói chuyện với các con cháu rằng, "trăm quân kỵ tản ra có thể bọc lấy vạn ngươì, nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm, khi thắng quân đến nhanh như từ trên trời rơi xuống,khi thua quân rút nhanh như chớp vậy,
    bác nào có những tài liệu nói về ưu và nhược của bọn này cho anh em xem tý nhỉ........................
  3. chinook178

    chinook178 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Đấy là nói về sức mạnh của kị binh Mông cổ trong đánh trận , đâu phải của cụ Trần. Em nhớ có đọc cái này trong sgk lớp 7 của thằng nhóc hàng xóm . Mà kị binh nhiếu loại lắm : kị binh nặng , nhẹ... Lực lượng kị binh Carthage cũng chiến lắm ,cùng với kị binh Gaul gây nhiều khó khăn cho La Mã.
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.484
    Đã được thích:
    4.274
    Đúng rồi, kỵ binh mà tản ra với bao bọc như bác gì nói chỉ là kỵ binh nhẹ. Mông CỔ thành công nhờ có đội kỵ binh nhẹ cực kỳ tinh nhuệ , vừa đánh vừa .. chạy, quân địnch đuổi không kịp, hehe.
    Lợi thế của kỵ binh là tốc độ, kô chỉ đơn giản dùng để di chuyển nhanh với cơ động hơn, mà còn được sử dụng như vũ khí. Trong lịch sử thế giới, cả Á lẫn Âu, kỵ binh nặng từng được sử dụng như 1 cú đấm mạnh thẳng vào giữa đội hình địch . Chiến thuật này phổ biến nhất ở Châu Âu, thể hiện qua sự phát triển trong chiến thuật của bộ binh thành những khối người với lớp lớp giáo giài đến 5 mét. Đối diện với kỵ binh Mông Cổ mà như thế này thì bằng cái bia thịt cho bọn nó tập bắn tên.
  5. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Vai trò của của kị binh trong trận Cannae(Chiến tranh Punic lần 2)
    Về lực lượng:
    +Rome : 80.000 bộ binh
    6.000 kị binh
    +Carthage: 46.000 bộ binh
    10.000 kị binh
    Bố trí:
    +Rome :
    Cánh phải là đội kị binh Rome do Lasium chỉ huy
    Cánh trái là đội kị binh các đồng minh người Italian
    Trung tâm bố trí bộ binh
    +Carthage :
    Cánh phải là kị binh Numidi
    Cánh trái là kị binh nặng Spanish và Celtic do Gaxerdruban chỉ huy
    Trung tâm bố trí bộ binh Spanish và Celtic ở hai cánh,bộ binh người Phi bố trí hơi lùi về đằng sau
    Diễn biến :
    Hannibal ra lệnh cho quân bộ ở tiền trận không ham đánh, vừa đánh vừa lùi. Quân Rome như thường lệ, cho đội Velites (bộ binh nhẹ được trang bị lao và kiếm ngắn, khiên nhỏ, với nhiệm vụ quấy nhiễu quân địch khi trận đánh bắt đầu) trấn mặt tiền che chắn cho quân chủ lực ở giữa, hai bên là bộ binh của các đồng minh Italian.
    Quân La mã đánh rất mạnh vào giữa, sử dụng ưu thế bộ binh của mình. Velite lùi lại đứng xen kẽ với bộ binh hạng nặng. Cánh cung kiếm thủ Celtic và Spanish bên Hannibal dãn ra và lùi lại có chủ ý. Bộ binh nhẹ Carthage trấn mặt tiền rút về giữ hai cánh cũng như mặt hậu của vòng cung. Bộ binh Rome hăng hái tiến sâu vào trận địa Carthage với đội hình hơi chênh chếch và niềm tin họ sắp tiến tới chiến thắng. Lúc này bộ binh nhẹ Carthage không tiếp tục lùi mà giữ nguyên vị trí, đội bộ binh Châu Phi đánh quặt lại vào giữa khối ngườ nặng nề xếp thành tuyến của Rome,bẻ gẫy cuộc tấn công của nó đồng thời bắt đầu ép vào hai sườn quân Rome.Sau đó bắt đầu 1 cuộc chiến đấu kéo dài
    Cùng lúc đó, kỵ binh Rome bên cánh phải đụng độ với cánh trái quân Hannibal : kỵ binh nặng Spanish và Celtic.Tấn công 1 cách điên cuồng vào kị binh Rome và làm tan rã nó sau 1 trận chiến đấu ác liệt và kiên cường.Sau đó đội kị binh chiến thắng ấy nhanh chóng cơ động vòng ra phía sau cánh quân trung tâm của Rome tiến công vào sau lưng và tiêu diệt phần lớn đội kị binh Italian và để tàn quân lại cho kị binh Numidian .Nó được tổ chức lại để tổng công kích vào hai bên sườn và sau lưng bộ binh Rome mà giờ đây chỉ còn là 1 đám nặng nề bị dồn ép tấn công tứ phía đang tan rã bị chia cắt.
    Kết quả :
    Rome mất khoảng 70.000 người riêng kị binh có chưa đầy 100 người chạy thoát.
    Cathage mất độ 6000 quân phần lớn là các đơn vị Celtic phải chịu cuộc tấn công đầu tiên của bộ binh Rome.Riêng kị binh thương vong không quá 200 người.
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Trận Cannae là mơ ước của các tướng lĩnh .Nó thể hiện khả năng bố trí phân bố lực lượng,sử dụng khéo léo quân cơ động (kị binh) để đánh bại kẻ thù có quân số đông hơn.
  6. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Ưu điểm kỵ binh là tính cơ động, di chuyển nhanh chóng đến địa điểm chỉ định, khi charge (lao vào) bộ binh không dùng giáo phải nói cực kỳ khủng khiếp do quá tính của con ngựa rất lớn cộng thêm tên kỵ sỵ dùng giáo hỗ trợ cho việc charge, khi charge xong có thể nhanh chóng rút ra, tản ra rồi thực hiện cuộc charge kế tiếp. Các tài liệu xưa của thời Thập Tự Chinh cho rằng những cuộc tấn công của kỵ binh là không thể chặn được.
    Nhược điểm là sẽ trở nên yếu ớt và kỵ sỹ dễ bị hạ nếu đối phương dùng giáo dài hay cung tên vì kỵ sỹ không thể cùng lúc bảo vệ mình và con người. Kỵ binh không thể đứng giáp chiến với các lọai bộ binh cận chiến vì ngựa xoay trở khó khăn khi ở nơi đông đúc. Bộ binh chỉ cần chém con ngựa và kỵ sỹ giáp dù giáp nặng hay nhẹ cũng không thể đứng dạy liền sau cú té ngựa.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Yếu tố tâm lý nữa. Cảnh tượng cả 1 đoàn kị binh ầm ầm xông đến, giáo tua tủa rất dễ làm người lính bộ binh hoảng sợ và bỏ chạy. Mà gặp kị binh mà chạy thì chỉ có chết.
  8. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Muốn đạt hiệu quả tâm lý cao như vậy phải kết hợp với cung thủ tưới 1 trận tên làm đội hình đối phương hỏang lọan rồi mới charge. Đối với lính dùng giáo do được huấn luyện chống kỵ binh nên tâm lý của họ khi đối đầu với kỵ binh phá vững, nên kỵ binh charge trực diện với họ là tự sát. Nên trong lịch sử kỵ binh thường dùng tấn công sườn, lưng hoặc điểm ýêu của đối phương hay dùng để truy kích.
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Kỵ binh không nhất thiết phải cưỡi ngựa mà có thể cưỡi bất cứ cái gì.Trong lịch sử lính kỵ binh đã từng cưỡi ngựa, lừa, lạc đà, voi, thiết giáp, trực thăng.. Kỵ binh từ thời xưa là "binh chủng kỹ thuật", chứa đựng "công nghệ cao". Có thể liệt kê 1 số tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh:
    1. Bánh xe: làm ra đội kỵ binh đầu tiên cưỡi chiến xa ngựa 2 bánh (chariot)!
    2. Yên cương: trước đó người ta cưỡi ngựa không yên, nhờ yên nên vững chắc hơn, có thể trang bị vũ khí nặng hơn. Từ đó kỵ binh mới trở nên 1 binh chủng chính.
    3. Kỹ thuật sinh học trong việc lai tạo ngựa chiến: nhờ đó tạo ra loại ngựa to con có thể chở người+áo giáp nặng 200kg. Ngựa chiến ngoài việc chọn giống ra, còn phải huấn luyện trong một thời gian dài nên chi phí rất đắt.
    Mãi đến thời Napoleon, chi phí cho 1 lính kỵ binh vẫn còn đắt gấp đôi lính bộ binh. Còn trước đó thì có khi bán 2 anh nông dân chưa mua được con ngựa!
  10. thantuonghung

    thantuonghung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi tí nào ? ưu điểm của kị binh là như vậy ? có thanh kiếm thì phải có lá chắn ............Vậy phải có chiến thuật chống lại kị Binh chứ chí ít trong lịch sử Quân dân nhà Trần đã đánh bại kị binh Mông Cổ ......một đội quân ...nổi tiếng thiện chiến về ..Kị Binh ...nhưng đó là chống "kị " với điều kiện là ta chủ động là "phòng thủ" còn trên chiến trường ....đấu tay đôi thì phải dùng chiến thuật gì nhỉ....các bác nào học qua lục quân rồi có cao kiến xin thỉnh giáo

Chia sẻ trang này