1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kị binh và chiến thuật kị binh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dem_den, 10/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Áo giáp nặng của hiệp sỹ châu Âu thì nói chung không loại tên nào xuyên nổi, nhất là các vị trí yếu hại như ngực, đầu, vì đây là loại giáp chịu được cả lực đâm chính diện của cả một cây trường thương, Nhưng được phần phòng thủ thì kém phần cơ động, kỵ binh nặng châu Âu đối đầu với kỵ binh nhẹ Mông Cổ vẫn thua là vì thua về chiến thuật và sức cơ động - lúc thắng thì không đuổi kịp đối phương, lúc thua thì chạy không thoát.
    Phim tài liệu bác xem thì không phản ánh đúng với khả năng của cung thủ ngày xưa, vật liệu ngày nay để làm 1 cây cung hiện đại tốt hơn nhiều so với vật liệu làm cây cung ngày xưa, cho nên lực bắn mạnh cung hiện đại mạnh và chính xác hơn cung ngày xưa nhiều.
    Quân đội phong kiến có loại vũ khí bắn mạnh và xa hơn cung là nỏ, nhất là loại nỏ có cánh bằng thép, lực bắn mạnh đến mức phải gương nỏ bằng cách đạp chân mới nạp tên được, nhưng loại nỏ này bắn chậm và cách nạp tên tốn công, nói chung là không phù hợp với kỵ binh.
  2. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Chưa chuẩn lắm, bác tra chữ longbow hay English longbow trong wikipedia thì người ta cũng nói rõ là chỉ armour plate của những bộ giáp tốt nhất(kiểu như của Frederick đại đế ) thì mới chịu được mũi tên của cung thủ Anh, nhiều mũi nặng đến 100g, mà quân đội nói chung thì cũng chỉ dùng giáp có độ cứng độ bền trung bình để dễ sản xuất hàng loạt, để biết chắc có lẽ phải nghiên cứu lịch sử cuộc chiến 100 năm giữa Anh-Pháp xem có nhiều hiệp sĩ bị chết vì cung Anh không
    Còn chịu được cú đâm của trường thương là trường thương khi đấu tay đôi không có mũi thép, đâm vào ngã tung người, lột giáp mang về bắt chuộc như trong Ivanhoe
    Phản ánh đúng chứ, vì ông ta vừa lắp cây cung vừa nói luôn: longbow của Anh chỉ là một cành cây dài bằng chiều cao người bắn, có thớ thẳng, mắc dây như dây đay vào là bắn luôn. Sau đó ra rèn mũi tên chuyên phá giáp đầu có dạng hình thoi khá nặng, làm nguội lắp vào thân tên, dương cung lắp tên bắn xuyên luôn cái biển chỉ đường
    u?c chiangshan s?a vo 16:47 ngy 03/01/2007
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Giáp thời xưa của hiệp sĩ không phải là giáp sản xuất hàng loạt đâu mà toàn đồ tuyển không đấy. Hiệp sĩ giàu mà!
    Longbow thì có chổ nói bắn xuyên vào gỗ 10cm, không rõ xuyên sắt bao nhiêu, nhưng longbow không mạnh bằng nỏ. Nỏ của thời Tần có mấy ông khảo cổ chế lại theo mẫu và test thì xuyên giáp 5 ly (0,5cm). Nỏ loại hạng nặng của châu Âu thì mạnh hơn nhiều, phải dùng cái "cối xay tay" (windlass) để lên cò chứ chẳng ai dùng tay kéo nổi!. Có lẽ xuyên 1cm sắt cũng chả có gì lạ. Nghe nói giá 1 cây nỏ châu Âu bằng 20 cây súng "hoả thương" thời đó.
  4. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Lượn trên mạng tìm được cái link sau của BBC:
    http://www.bbc.co.uk/shropshire/history/2003/02/battle_of_shrewsbury/robert_hardy_01.shtml
    đoạn cần quan tâm như sau:
    Contemporary accounts claim that an arrow fired at close range could pierce four inches of seasoned oak, but - more usefully - it had no problem piercing armour at ranges of 200 yards or more.
    Những văn bản hiện đại xác nhận 1 mũi tên bắn ở tầm gần xuyên 4 inch gỗ sồi khô, nhưng hiệu năng lớn hơn là nó xuyên áo giáp ở tầm 200 yard hay hơn.
    Đoạn trên có nhắc đến trận Crecy với tổn thất Anh/Pháp là 50/4000 trong đó đầu tiên là lính nỏ chạy từ dưới đồi lên bị cung thủ Anh thịt hết, sau đó cavalry xông lên bị bắn gục thành 1 bức tường
    À, trong đoạn phim mà bắn thủng biển chỉ đường thì trước đó khi bắn trong xưởng của chú cung thủ hiện đại thì trong khoảng vài mét đã bắn xuyên 1 miếng thép được thuyết minh là có độ dày tương đương armour plate thời trung cổ. Đó là đoạn phim trong chương trình 10 vũ khí bộ binh hàng đầu của Discovery channel
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 03/01/2007
  5. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Nhưng nỏ là vũ khí bộ binh chứ không phải vũ khí kỵ binh. Nỏ lớn phải lên dây bằng chân, ngồi trên ngựa không tiện. Dùng loại nỏ nhỏ thì không có lợi về tầm bắn, khi giáp chiến kỵ binh dùng tốc độ áp sát có lợi hơn, nên nỏ ít dùng. Với thao tác lên dây đặt tên lên rãnh, nỏ không linh hoạt bằng cung: cung thủ có thể bắn rất nhanh. Nên kỵ binh chiến hay đi săn bằng ngựa người ta hay dùng cung.
    Lính bộ bắn nỏ thuận lợi hơn, nhất là phòng thủ. Một loại nỏ rất nổi tiếng là nỏ Cổ Loa thời An Dương Vương, theo báo " Khoa học và Đời sống" đấy là loại nỏ nhiều cánh lên dây nhiều lần, bật dây một lần với lực tổng hợp cực mạnh, nó không bắn một tên mà bắn cả khay tên. Làm một dàn cùng bắn thì tên bay như trấu. Loại tên dùng cho loại nỏ này có đặc điểm không có cánh đuôi, đầu đúc bằng đồng 3 cạnh để làm rách vết thương ngay khi bắn trúng. Bí quyết chế tạo là dùng móng rùa, một loại chất sừng cứng lại rất dai làm lẫy nỏ.
  6. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    nỏ mạnh hơn cung nhưng bắn chậm hơn nhiều. Chính vì thế mà ở trận Crecy nỏ thủ của Pháp thua liểng xiểng trước cung thủ của Anh vì bắn không lại. Tay nỏ thủ vừa mới bắn được một phát thì đã phải nhận 1 đống tên rồi.
    Nhưng ngay cả thời đó dần dần người ta vẫn khoái "hoả thương" hơn là cung hay nỏ vì cái chính là súng dùng dễ hơn cung nỏ. Một tay cung thủ của Anh cũng như nỏ thủ của Pháp, để bắn tốt được phải tập tành trong vài năm như kiểu học võ. Trong khi học bắn súng dễ hơn nhiều, vài tháng huấn luyện để biết nhắm bắn là đủ.
  7. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Cái này có vẻ không đúng vì súng thời đó không có rãnh xoắn, đạn cũng không có hình dạng khí động học (hình tròn) nên dù có ngắm trúng cũng chưa chắc bắn trúng. Thêm vào đó là kỹ thuật đúc chưa cao nên nòng súng đo đùng, tầm bắn vì thế giảm rất nhiều lại nặng nề nạp đạn chậm nên chẳng phát huy mấy tác dụng. Mãi về sau khi kỹ thuật đúc tốt hơn, súng nhẹ và tầm bắn xa hơn nên mới được trọng dụng tuy nhiên khả năng chính xác vẫn rất kém nên khi bắn phải dàn thành đội hình, bắn tập trung mới tăng xác xuất bắn trúng.
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    nỏ mạnh hơn cung nhưng bắn chậm hơn nhiều. Chính vì thế mà ở trận Crecy nỏ thủ của Pháp thua liểng xiểng trước cung thủ của Anh vì bắn không lại. Tay nỏ thủ vừa mới bắn được một phát thì đã phải nhận 1 đống tên rồi.
    Nhưng ngay cả thời đó dần dần người ta vẫn khoái "hoả thương" hơn là cung hay nỏ vì cái chính là súng dùng dễ hơn cung nỏ.
    [/quote]
    Longbow của Anh là ngoại lệ thì ngon rồi, các nước châu Âu khác thì cung tệ hơn nên không có lựa chọn giữa nỏ và cung mà chỉ có lựa chọn giữa nỏ và súng thôi, và có lẽ súng rẻ hơn nỏ thật! Sau đó chính nơi nước Anh cũng chứng kiến súng thay thế cho cung dài mặc dù cung thời đó vẫn còn xịn hơn súng.
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Longbow của Anh là ngoại lệ thì ngon rồi, các nước châu Âu khác thì cung tệ hơn nên không có lựa chọn giữa nỏ và cung mà chỉ có lựa chọn giữa nỏ và súng thôi, và có lẽ súng rẻ hơn nỏ thật! Sau đó chính nơi nước Anh cũng chứng kiến súng thay thế cho cung dài mặc dù cung thời đó vẫn còn xịn hơn súng.
    [/quote]
    Ngay loại nỏ ở châu Âu cũng không phải ai cũng dùng nó. Chẳng hạn ở trận Crecy, đa số nỏ thủ của Pháp là lính đánh thuê miền bắc Ý cũng như cung thủ Anh đều đến từ xứ Wales. Họ đều được huấn luyện xử dụng những loại vũ khí này từ nhỏ cho nên cũng khá điêu luyện.
    Nói về hoả khí lúc đó và ngay đến tận sau này (thế kỷ 17), loại vũ khí này vẫ thua xa cung nỏ; nó vừa chậm hơn (luôn luôn), độ chính xác cũng thấp hơn (khi được dùng trong tay những xạ thủ lão luyện) chưa kể là nó không dùng được lúc trời mưa. Nhưng cái quan trọng là nếu bác đưa 1 cây nỏ, 1 cây cung hay 1 khẩu súng cho 1 người bình thường, khẩu súng là loại vũ khí dễ dùng nhất.
    Trong thời đại Chiến Quốc bên Nhật, các đạo quân samurai luyện cung tập kiếm cưỡi ngựa từ hồi nhỏ luôn bị thua tan tành bởi lính súng trường đa số chỉ là những tay nông dân yếu đuối xử dụng hoả khí mua lại của người Bồ Đào Nha. Có một bộ phim rất hay của Nhật có nhắc đến chuyện này "Kagemusha" của Akira Kurosawa.

Chia sẻ trang này