1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kị binh và chiến thuật kị binh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dem_den, 10/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Quân ta có chống được đâu. Tất cả những lần quân ta giàn trận chống nhau với quân Mông Cổ đều là những trận thất bại cực kỳ thảm hại. Về cơ bản, để đuổi được quân Mông Cổ ngoài phương pháp ẩn nấp, nôm na là chuồn, và bắn tỉa, nôm na là cắn trộm như bạn nói, quân ta áp dụng các phương thức sau:
    01. Chờ địch bỏ đi: áp dụng ở lần 1, chỉ 1 nhúm quân Mông, giờ vẫn chưa rõ là 5000 hay 3 vạn mà muốn đi đâu là đi, muốn chiếm gì là chiếm. Sau vì chúng có việc khác quan trọng hơn nên bỏ đi, vậy là ta kể như "chiến thắng".
    02. Đánh vào dạ dày: áp dụng ở lần 2 và 3 với phương thức vườn ko nhà trống và tập kích thuyền vận lương. Trận đánh tiêu biểu là của Trần Khánh Dư tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, 1 thằng ... Tàu và ngồi trên thuyền chứ ko phải trên ngựa.
    03. Tập kích: tiêu biểu là 1 loạt trận đánh vào các doanh trại và kho tàng của quân Mông dọc sông Hồng trong lần 2, năm 1285 như Chương Dương, Hàm Tử, tổng kho A Lổ. Đại khái là nhân đêm tối đánh úp doanh trại địch bằng quân đổ bộ đường sông kết hợp với quân rình sẵn trên bờ. Địch ở đây là quân bộ binh đồn trú, tuyệt đại đa số là người Tàu chứ ko phải kỵ binh Mông Cổ.
    Tuy phương thức của ta ko lấy gì làm quang minh chính đại nhưng kỵ binh Mông Cổ cũng chẳng phải loại anh hùng lỗi lạc, thấy khó khăn thường là chúng bỏ ngay. Khắc tinh của kỵ binh xưa nay là những khối bộ binh xếp vững chắc với giáo dài chĩa ra tua tủa, kỵ binh Mông gặp những khối như vậy chọn phương thức tác chiến cơ bản là bỏ qua ko đánh hoặc vòng đánh vào sườn và lưng để đối phương vỡ trận. Bộ binh mà mất hàng ngũ thì luôn là mồi ngon cho tất cả mọi loại kỵ binh trên đời.
    Trong 1 số trường hợp cực kỳ hãn hữu chẳng đặng đừng chúng mới buộc phải xông vào khối bộ binh, khi đó kỵ binh Mông dùng chiến thuật tấn công nhiều mũi kiểu đầu nhọn đuôi dài chứ ko dàn thành khối kỵ binh lao vào như phim Lord of the ring. Kỵ binh Mông dùng chiến thuật này để đục 1 lỗ vào khối bộ binh rồi nối đuôi nhau xông vào giữa, sau đó mới đánh toả ra từ bên trong phá vỡ khối bộ binh.
    Trong thực tế ít khi quân Mông phải dùng chiến thuật này vì bộ binh thời xưa thường là nông dân bị bắt lính, huấn luyện và tinh thần rất kém, trang bị tồi, ngoài 1 cây giáo ra ko có gì nữa. Kỵ binh Mông chỉ cần cho ngựa chạy quanh bắn tên vào cả khối bộ binh ko có giáp trụ, ko trúng thằng này thì trúng thằng kia, chỉ 1 lúc thấy thương vong nhiều quá là khối bộ binh tự động vỡ. Bộ binh thì ko thể di chuyển nhanh để tấn công kỵ binh Mông được, bắn tên thì khó trúng mấy thằng cưỡi ngựa chạy như bay lắm.
    Như vậy để chống kỵ binh Mông thì bộ binh ko ăn thua, các nước châu Âu và Trung Á phải dùng đến kỵ binh. Kỵ binh châu Âu thì to nặng quá và số lượng quá ít vì phải là quý tộc mới đủ tiền trang bị giáp trụ, ngựa nghẽo nên đối mặt với kỵ binh Mông số lượng lớn chuyên chơi trò bắn người ko được thì bắn ngựa là toi hết. Quân Mông cũng có cả loại tên xuyên giáp dành riêng cho hội này, dân khảo cổ có đào được và bắn thử, kết quả xuyên tốt 1cm thép từ cự ly 50m, quá đủ cho những tấm áo giáp dầy và nặng nhất châu Âu.
    Những trận chiến khó khăn nhất với kỵ binh Mông là khi đối đầu với kỵ binh Trung Á. Bọn này cũng trang bị nhẹ nhàng giống kỵ binh Mông, chỉ thua mỗi khoản bắn tên và nhiều trận quân Mông đã bị bọn này đánh cho te tua vì chúng đông hơn. Để khắc chế bọn này quân Mông mới cho ra đời loại kỵ binh nặng nhưng khái niệm "nặng" ở đây ko giống như khái niệm châu Âu. Bọn này trở thành "nặng" vì được trang bị thêm 1 cây giáo dài tới 6m, chiến đấu theo đội hình chứ ko như bọn kỵ binh thường chuyên tản ra bắn tên. Kỵ binh Trung Á chỉ có kiếm cong và khiên mà lao vào bọn kỵ binh nặng này thì thua chắc, ko lao vào thì lại bị bọn kỵ binh thường núp phía sau cho ăn tên, bỏ chạy thì kỵ binh nặng vứt giáo là lại thành kỵ binh thường truy kích và vẫn cho bọn kia ăn tên được như thường.
    Đấy, chiến thuật của kỵ binh Mông Cổ cơ bản chỉ có thế, vào thời điểm thế kỷ 12 - 14 thực tế ko có phương thức nào khắc chế được, các cụ nhà ta sau nhiều lần vỡ mày vỡ mặt đã nhận ra chân lý này nên quyết định dùng cách bửn. Đó thực sự là 1 quyết định sáng suốt !
    Chào thân ái và quyết thắng!
  2. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Bác Maseo có phần chủ quan chăng khi nói phương pháp của ta không được quang minh chính đại lắm? Thực chất theo tôi có hai chi tiết cần nhớ khi nói tới chiến thuật chống quân Mông của ta là: (1) chiến thuật phù hợp với địa hình, địa vật; (2) chiến thuật phải phù hợp với đối tượng tác chiến.
    Thứ nhất, địa hình ở ta đặc biệt không thuận lợi cho kỵ binh bởi địa hình hẹp không bằng phẳng bị chia cắt bởi quá nhiều sông ngòi, đầm lầy, rừng rậm. Thêm nữa điều kiện thời tiết ẩm ướt, gió độc... Trong điều kiện như vậy đừng nói ngựa phương Bắc to lớn mà người phương Bắc to lớn cũng không chịu được. Cách mà Trần Quốc Tuấn chọn là tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, liên tục di chuyển, liên tục tập kích không chỉ hợp lý mà còn là duy nhất đúng.
    Thứ hai, nói là quân Mông nhưng thực chất sau thất bại lần thứ nhất nhà Nguyên đã sử dụng một lực lượng lớn hàng binh nhà quân Tống khá thiện chiến và đặc biệt quen thủy thổ và có khả năng tác chiến ở địa hình phía Nam nhưng họ vẫn thua bởi theo sử sách TQ tổng kết quân Giao chỉ giỏi thủy binh nên trong các trận thủy binh thì đều giành thắng lợi. Ở đây cần phải hiểu cho đúng, quân Nam giỏi thủy binh không phải chỉ là các trận giáp chiến với tàu lớn như cách Trần Khánh Dư phá lương, Trần Khát Trân chém Chế Bồng Nga hay Quang Trung đánh Nguyễn Ánh mà đó còn là khả năng cơ động nhanh chóng hiệu quả của thủy binh với trang bị gọn nhẹ trên một hệ thống chiến trường sông ngòi chằng chịt quen thuộc.
    Về khắc tinh của kỵ binh xin được nhắc thêm tới tượng binh. Bác Maseo có nhắc đến Alexandre đại đế làm tôi nhớ tới cách khắc chế tượng binh tuyệt vời của ông mà có dịp xin được post đầy đủ hầu các bác.
  3. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    WW I với sự xuất hiện của hình thái chiến tranh trận địa và súng máy đã cơ bản cáo chung cho vai trò của kỵ binh với tư cách là một thành phần cơ bản của lục quân.
    Sau WW I, lực lượng kỵ binh còn xuất hiện "hoành tráng" lần cuối trong thời kỳ Nội chiến ở Nga, thể hiện qua vai trò của Tập đoàn quân kỵ binh số 1 Hồng quân công nông dưới sự chỉ huy của tướng Budionưi và các đơn vị kị binh Cô dắc phe Bạch vệ.
    Trong WW II, theo thống kê thì quân đội Liên Xô có khoảng 10 vạn kỵ binh, nhưng lực lượng này chỉ đóng vai trò trinh sát, hoặc hoạt động ở các chiến trường thứ yếu..
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Có hẳn những quân đòan kỵ binh Cận vệ vào cuối chiến tranh đấy bạn ạ.
  5. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Bác nào muốn thấy rõ vai trò của kỵ binh và cách chống kỵ binh hiệu quả theo em nên chơi trò AOK (Age of King) của Microsoft, rất phê. Qua game này ta có thể thấy kỵ binh xứng đáng là lực lượng tấn công chủ lực, là quả đấm thép trong chiến trận giống như xe tăng ngày nay vậy. Trong game, bọn Knights nâng cấp hết lên cao sẽ trở thành lực lượng rất khoẻ, cơ động, diệt bộ binh rất tốt, phá bọn Siege Weapon ( các loại máy bắn đá, bắn tên) ngon ơ, tiu bọn kỵ binh bắn cung nhanh, phá nhà cửa gọn, diệt phu đỉnh... he he, tuy nhiên bọn này cũng ko phải là vô địch tuyệt đối. Ngày xưa em đã từng chiến thắng 2 thằng dù chúng nó chiếm sạch các bãi vàng, mình chỉ có mỗi gỗ và thịt. Bọn nó một thằng chơi quân Ba Tư, toàn vác voi chiến đến, một thằng đánh quân Pháp toàn là kỵ binh hạng nặng kéo quân đến đánh em. Biết thế em mới bố trí dọc đường tiến quân của tụi nó vài tốp pikeman với bọn spearman. Bọn này yếu xìu quân nào cũng thịt được bọn nó ngon nhưng lũ giáo dài này chọc ngựa và voi thì nhanh vô địch. Kết quả là đội bạn hùng hổ kéo sang hàng trăm lính nhưng lúc đến thành của em thì chỉ còn chục mạng Hic, phải cái sang ván sau chúng nó quay qua đánh quân Mông, vác lũ kỵ binh bắn tên với kỵ binh nhẹ sang thì em hết chống được....
    He he hơi sa đà về game quá, chẳng qua vì em bỗng nhớ đến cái thời luyện AOK xuyên đêm gần 7 năm về trước lúc còn là dân ét vê... Nhưng thực sự thì AOK là sản phẩm của Microsoft được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch sử Trung Cổ rất kỹ càng, vì vậy các lực lượng quân đội ở đây được xây dựng rất khoa học, sát thực tế. Nên nếu muốn xem xét đến vai trò của các lực lượng kỵ binh bộ binh tượng binh... các loại các bác nên tham khảo trò này.
    Ờ mà từ nãy đến giờ toàn quảng cáo ko công cho bọn Microsoft, lão Bill Gate có trả cho đồng nào đâu nhể, xin lỗi các bác nhé
  6. omega45

    omega45 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Hic em nghe các bác bàn bạc thấy phê quá, có bro nào có hình ảnh ko, xin post lên để em được mở rộng tầm mắt
  7. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đúng ra là chấm dứt vai trò của kị binh "mềm", nhưng nó lại đẻ ra một loại kị binh mới quái hơn nhiều: thiết giáp.
    Đến nay nhiều sư đoàn thiết giáp của nhiều nước vẫn được gọi là kị binh, ví dụ 1st Cavalry của bọn Mỹ.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tranh luận "kỵ binh hơn bộ binh hay bộ binh hơn kỵ binh" đã
    từ lâu được tranh luận, và cuối cùng thực tế chiến trường đã
    chứng minh được là bộ binh hơn kỵ binh.
    Kết luận này tôi học được từ lâu, trên một nguồn mà không còn
    nhớ được, nhưng nhớ được nó chứng minh bằng những trận
    đánh lịch sử ở châu Âu .
    Riêng trong phim cao bồi Mỹ, khi một cao bồi bị bọn xấu rượt
    đuổi trên sa mạc (chỉ có cây cao chưa tới đầu gối), thì chỉ có
    cách bắn chết con ngựa mình đang cưỡi để làm chướng ngại,
    thì bọn đuổi theo không dám tiến lên nữa . Thằng nào cưỡi
    ngựa hay chạy bộ lên sẽ bị bắn rớt ngay . Chờ đến tối, cao
    bồi mới bỏ xác ngựa mà đi, không thằng nào dám đuổi theo .
  9. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Trong lần chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất quân mình có dùng voi chống thử kị binh Mông Cổ rồi(Trận Bình Lệ Nguyên - mọi người có thể đọc thông tin về trận này trong truyện Thần Đồng Đất Việt, trong cuốn Thuỷ quân trong lịch sử Việt Nam,cuốn Đại Việt Sử Kí toàn thư).Ban đầu có làm kị binh địch hoảng sợ.Nhưng ngay sau đó quân Mông Cổ dùng tên bắn vào mắt voi,dùng tên lửa bắn làm voi chiến hoảng sợ chạy xéo cả quân mình.Tuy trận đánh này quân Trần thất lợi nhưng không thiệt hại nặng lắm do kịp thời rút lui theo đường thuỷ.
    Kị binh chỉ có thể tác chiến tại địa hình bằng phẳng mới phát huy được tính cơ động,phải có cỏ để cho ngựa ăn,chính vì vậy quân Nguyên Mông đánh nước ta không có điều kiện thi thố.Sang càng đông càng khó khăn trong hậu cần.Lương cỏ không có,làm sao mang bụng đói mà đánh nhau được.
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Đại việt sử ký toàn thư không chép có con voi nào bác ạ. Muốn thấy voi, bác phải tham khảo An Nam Chí Lược hay Chinh thảo vận hướng.
    Cuốn Thuỷ quân trong lịch sử Việt Nam bác nào quan tâm có thể mua ở hàng sách cũ 275 Trần Quốc Hoàn hoặc hàng sách Lương Ngọc Dư 80 phố Huế.

Chia sẻ trang này