1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kị binh và chiến thuật kị binh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dem_den, 10/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Có "cao bồi" cho xe ngựa bao vòng tròn phòng thủ chống "mọi da đỏ" . Đùa với bác Trường Sơn chút. Thật ra "chiến xa ngựa" cũng chỉ là một thứ vũ khí để tấn công bộ binh, nhưng so với kỵ binh thì lại không cơ động, khó xoay sở trên chiến trường. Kỵ binh châu âu lại không chú trọng đến "công" - cung tên, mà chỉ chú trọng đến "thủ"- giáp dày nặng nề, nên chiến xa còn có cơ hội sống còn. Nhưng nếu so với kỵ binh Mông Cổ vừa kết hợp được tốc độ vừa tạo được khoảng cách với địch quân (bằng cách bắn tên, tên lửa) như quân Mông Cổ thì chỉ có chết đến bị thương.
    Kỵ binh Mông Cổ vào VN không nhiều. Thành phần chính của quân Nguyên là người Hán. Quân Nguyên vào VN tuy đông, nhưng tổ chức không được đồng bộ. Binh lính thì không có tinh thần vì là người Hán, đang trong tâm trạng mất nước. Hàng chỉ huy thì tướng tá cấp thấp cũng người Hán, tuy quen với thuỷ chiến, nhưng tinh thần không có hoặc không được tin dùng. Tướng Soái người Mông Cổ nhưng chỉ quen với bộ chiến (đúng hơn là kỵ binh chiến) và hoàn toàn xa lạ với chiến trường nhiệt đới. Nếu tốc chiến thì nắm phần thắng do quân mạnh, tướng hùng, nhưng nếu "trường kỳ kháng chiến" thì nắm chắc phần bại. Tuy chiếm được VN và gây thiệt hại cho quân đội nhà Trần, nhưng họ không tiêu diệt được đại quân của Trần Hưng Đạo. Đây là điều then chót của cả ba lần tấn công VN. Vì không tiêu diệt được chủ lực quân, họ phải ăn dầm nằm dề ở một chiến trường hoàn toàn xa lạ từ địa hình đến khí hậu. Tướng Soái không phát huy được sở trường chiến đấu, lại phải lâm vào một cuộc chiến tranh "du kích". Binh lính bị tiêu hao 1 phần vì bịnh tật, một phần vì tinh thần suy sụp, một phần vì các cuộc tấn công chớp nhoáng của quân Trần.
    Trả lời phần bôi vàng: đúng là có một tướng Hán đánh tận đến kinh đô Hung Nô, nhưng chỉ một trong ít lần quân người Hán làm "chủ" được Hung Nô. Thiên triều, từ đời này sang đời khác, mối "hoạ Hung Nô" là mối lo sợ triền miên đối với các Thiên Tử. Vạn lý Trường Thành quá dài, không đủ quân phòng thủ, các cuộc tấn công chớp nhoáng của người Mông Cổ vào Trung Hoa thường là cướp lương thực (và phụ nữ). Thời bình thì dân cư không an cư lạc nghiệp. Lúc loạn thì các thế lực dựa vào đó để cướp ngôi hay tranh bá tranh hùng.
    Được khikho007 sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 12/12/2006
  2. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thêm là không chỉ đánh tới kinh đô của Hung Nô mà huỷ diệt hòan tòan đế chế Hung Nô mới khai sinh chưa bao lâu khiến họ phải quay về lối sống du mục, 400 năm sau 1 phần người Hung Nô sống phía Nam sau này bị Hán hóa, còn phần người Hung Nô sống phía Bắc di chuyển sang phía Tây giành đất của người Roxari và Sarmatian thành người Hunnic, sau này thành lập nước Hungary, trong lịch sử Huns có ông Attila đã từng dẫn quân vậy Rome nhưng thất bại. cũng từ đó Châu Âu biết thế nào là sử dụng hiệu quả sức mạnh của kỵ binh
    Sau này người Mông Cổ là hậu duệ của người Hung Nô mới tập hợp lại được dưới trướng của Ghengis Khan và cuộc bành chướng của kỵ binh Mông Cổ bắt đầu.
    Cũng có tài liệu cho rằng 1 số người Hung Nô của nhóm phía Nam chạy về phương Nam với với VN và trở thành người H''Mông .
    Được pta911 sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 12/12/2006
  3. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Có giả thuyết là người H''Mông sau khi bị liên quân 2 bộ tộc Hoàng Đế và Dương Đế (?) đánh tan thì chạy về phương Nam, 1 bộ phận chạy lên Bắc là Hung-nô
  4. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0

    Bổ sung thêm là không chỉ đánh tới kinh đô của Hung Nô mà huỷ diệt hòan tòan đế chế Hung Nô mới khai sinh chưa bao lâu khiến họ phải quay về lối sống du mục, 400 năm sau 1 phần người Hung Nô sống phía Nam sau này bị Hán hóa, còn phần người Hung Nô sống phía Bắc di chuyển sang phía Tây giành đất của người Roxari và Sarmatian thành người Hunnic, sau này thành lập nước Hungary, trong lịch sử Huns có ông Attila đã từng dẫn quân vậy Rome nhưng thất bại. cũng từ đó Châu Âu biết thế nào là sử dụng hiệu quả sức mạnh của kị binh
    ======================================================
    Thực tế thì trước thời Huns Châu Âu đã có nhiều kị binh nổi tiếng như Cataphractae của Alexande,Numidi của Ganiban.Ngoài ra kị binh Châu Âu lúc bấy giờ cũng được huấn luyện chính qui như kị binh nhà Hán ở Trung Quốc.Tuy nhiên tại thời điểm người Huns tiến vào Châu Âu thì vào thời kì suy tàn về chiến thuật của đế chế Rome.Kị binh không còn được coi là 1binh chủng mà chỉ có loại kị binh nhẹ với số lượng ít dùng vào mục đích trinh sát mà thôi.Các chiến thuật nổi tiếng của chính bộ binh Rome thứ làm nên đế chế Rome cũng bị coi thường.Thay thế vào đó là việc sử dụng các loại bộ binh,kị binh nhẹ sử dụng các thứ vũ khí nhẹ như lao,tên.Sự suy tàn này chôn vùi cả các truyền thống vinh quang của kị binh Cataphractae của Alexande đã từng chinh phục tới tận Ấn Độ.
    Một lưu ý là trong bất kì thời đại nào loại kị binh nhẹ không chính qui như của Huns không bao giờ có thể đọ thắng được kị binh chính qui được huấn luyên của Châu Âu và Trung Quốc.
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Dân du mục là kỵ binh tự nhiên, họ chỉ thiếu tư duy chiến thuật và tổ chức cao cấp một chút, cũng do lối sống du mục theo kiểu bộ lạc, tổ chức xã hội lỏng lẻo. Những lần thiên triều đánh bại nhung địch thì quân thiên triều tổ chức tốt, còn địch chỉ mới là đám dân bán khai man rợ lúc nhúc. Quân Hy lạp đánh Persia cũng gần như thế, mức độ tổ chức cao hơn một bậc. Thực tế, dân Nomad, dân Mông cổ... chính quy hoá thế nào mọi người đều biết.
    Còn bác Đạo học quên tiệt, ngày xưa ko tồn tại khái niệm chiến xa theo kiểu xe tăng như bác nói, chỉ có xe để chở đồ. Chariot bị loại khỏi biên chế từ khi người ta nuôi được nhiều ngựa. Dân du mục là tình ở trên ngựa, nhà ở là cái xe, chẳng lẽ lại không biết đánh phá xe cộ như thế nào ? Việc cướp phá lẫn nhau là sinh hoạt hàng ngày, họ thạo những trò đốt nhà phá lúa hơn ai hết. Đuốc khô tẩm nhựa cây, tên bọc hắc ín, hũ sành đựng dầu lúc nào cũng sẵn trong túi, xe nằm đấy mà làm củi.
    u?c chiangshan s?a vo 17:40 ngy 12/12/2006
  6. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
  7. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Sự vĩ đại của Vạn Lý Trường Thành nói lên nỗi khiếp sợ đến hải hùng của người lính cũng như các triều đại vua chúa Trung Hoa khi nghĩ đến những đạo Kỵ Binh thiện chiến phương bắc . Nhìn VLTT Ta có thể hiểu hiệu quả của kỵ binh trên chiến trường xưa .
  8. supersniper

    supersniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Em giả sử nếu có đội quân xa đi nữa thì bác làm cách nào để có thể di chuyển được nó , dùng ngựa àh, thế thì đem ngựa ttổ chức thành các đội quân kị nhẹ đi cho rồi , nếu nhằm mà đánh không thắng thì dùng số ngựa đó để chẩu có phải nhanh hơn không, thế thì dùng quân xa làm gì ,Trên thực tế khả năng di chuyển của quân xa là cực kém , nếu bác muốn đánh thắng thì nên tổ chức các trận đánh nhanh và gọn , nói tóm lại là "đuổi và giết", còn việc sử dụng quân xa thì chỉ nên dùng vào việc công thành hoặc đội hình phòng thủ ,mà khi đi đánh trận ai chẳng muốn thắng ,=> chả lẽ lại dùng quân xa , không có ích lợi gì ,mà còn gây nhiều cản trở cho việc tiến quân .Theo em thấy quân kị không hẳn đã mạnh chỉ đưọc cái nó nhanh và thần tốc nên đa số dều thích dùng quân kị ,
  9. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Bác viser nói buồn cười quá . Tên bọc hắc ín à ? Thế ra công nghiệp hoá dầu của Hung nô phát triển ghê. Đùa bác tí.
  10. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Chiến xa được dùng đến tận thế kỷ 20 cơ ạ. Một xe ngựa kéo đc che chắn và vũ trang bằng súng - có gọi là chiến xa được ko?
    [​IMG]
    Đây là mô hình chiến xa của German khoảng TK17. Đúng là nó dùng để chống kị binh vì hội tụ đầy đủ yếu tố - Nhanh và mạnh

Chia sẻ trang này