1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỉ niệm với VIMARU

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi Memory_Of_Winter, 23/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Memory_Of_Winter

    Memory_Of_Winter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Mình có cậu bạn học khoa Điện. Hehe, dễ thương kinh khủng
    Anh người iu cũ của mình thì học khoa Máy, hí hí thảo nào chẳng thấy bao giờ mặc quần bò, hóa ra cũng vì nội quy ko cho fép, hix hix... Mình đến HH chỉ thấy thích vì nhìu cây xanh wá, chả bù cho trường mình hồi xưa, bé xíu, xấu hoắc lại cóc có cây gì cả, lác đác vài cây bé tin hin mùa hè nhìn thấy nóng thêm
    Lên KTX nam thì ôi thôi chưa thấy nơi nào mà điều kiện sống lại thiếu thốn như thế, thương wá
  2. shinkship

    shinkship Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
  3. shinkship

    shinkship Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
  4. Memory_Of_Winter

    Memory_Of_Winter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Chuyện 1 thuyền trưởng viễn dương trên cạn
    45 năm về trước có một chàng trai quê ở núi Voi, ngày nào cũng ra sông Lạch Tray bì bõm. Nô đùa chán anh thường trèo lên đỉnh núi mải mê nhìn về phía biển, lòng thầm ao ước được cưỡi sóng vượt đại dương đến những chân trời xa lạ. Nhà nghèo, song mảnh đất kiên cường với 2 câu ca dao bất hủ:
    ?oĐứng trên đỉnh núi ta thề
    Không giết hết giặc, không về núi Voi?
    đã nâng bước anh lên mọi nẻo đường. Rời trường cấp ba Kiến An, tạm biệt cầu Vàng với bao kỉ niệm tuổi học trò, Trần Văn Lâm vào học trường Trung cấp Hàng Hải, rồi đi học lái tàu ở Ba Lan. Năm 1969, anh về nước với chiếc va li đầy sách cũng là lúc cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bắt đầu lấn ra miền Bắc.
    Năm 1973, lần đầu tiên Trần Văn Lâm lái tàu viễn dương. Mặc dù cả ngày tất bật, bận rộn, đêm đó anh vẫn không sao ngủ được. Khao khát dồn nén háo hức khiến anh lúc nào cũng như người sắp ra trận. Biển bao la, từng con sóng bạc đầu trải dài vô tận. Mỗi màu xanh đen bí ẩn, lạnh lùng, cuốn hút. Anh như bị mê đi trước những vầng lân tinh lấp lánh gần xa. Hàng năm trời, Trần Văn Lâm dồn tất cả trí tuệ cho việc tìm hiểu biển cả, luồng lạch. Anh ghi chép tỉ mỉ từng giờ mỗi khi qua biển Đại san hô, qua Hồng Hải đỏ sẫm, mênh mông hay vùng khí hậu thường đột ngột thay đổi. Niềm đam mê khám phá đại dương chính là động lực giúp anh vượt qua những cám dỗ vật chất lúc bấy giờ ở cương vị thuyền trưởng tàu Vosco. Lúc đó mua một chiếc Honda ở Nhật (loại còn tốt) hết 1 chỉ vàng, về nước bán ngay được ngót nghét 2 cây. Vì vậy người ta làm đủ trò, đủ kiểu để được xuống tàu, để mang về cho bằng được những chiếc xe máy Nhật. Nhưng với Trần Văn Lâm, anh chỉ có tay không, ít sách, hải đồ và những quyển nhật ký đi tàu dày cộp. Quà cho họ hàng, bạn bè cũng chỉ là sách và tiền lương, tiền thưởng theo quy định, hơn chăng là những cảm nghĩ hào hứng, những câu chuyện mở mắt học được ? khi qua Hy Lạp, Angiê, Marốc, Ai Cập? Ngoài những sách nghiên cứu về biển, về tàu anh còn xếp chật cứng một góc hầm tàu những sách văn học trong nước và thế giới. Anh đọc Victor Huygo, Dicken, Lev Tolstoi, Pautovski đến mờ cả mắt. Hình như bản chất truyền thống quê hương và tinh tuý của chủ nghĩa nhân văn trong các cuốn sách gối đầu giường là chất xúc tác ?omiễn dịch? giúp anh vượt qua sức hút đen tối của đồng tiền. Bao lần xuống tàu, qua bao nhiêu bến cảng, Trần Văn Lâm chưa một lần nào vi phạm nội quy công tác. Thuyền phó, thuyền trưởng? Ở cương vị nào Trần Văn Lâm cũng là một ?otrung phong? không biết nghỉ, không chịu đá hoá. Chưa bao giờ anh suy nghĩ trước sự phân công của cấp trên. Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ được giao, kể cả những khi phải trải qua vùng biển hiểm nguy hay đến những đất nước còn khoảng cách về chính trị. Trước khi tàu cập bến nào, Trần Văn Lâm thường có thói quen đọc sách báo nghiên cứu về phong tục, tập quán nước sở tại, đề ra cách ứng xử khéo léo, nhờ vậy anh giành được nhiều thuận lợi, đạt nhiều kết quả cao.
    Năm 1984, Trần Văn Lâm rời tàu Trà Khúc lên bờ. Trách nhiệm mới không cho phép anh đi xa được nhiều như trước, nhưng đêm đêm nỗi nhớ con tàu vẫn về trong giấc ngủ. Hàng tháng trời bất chợt nghe tiếng còi tàu là anh lại bật dậy, ngẫm nghĩ đến sáng. Chỉ có điều nỗi nhớ và ý nghĩ bây giờ không chỉ dành nghĩ về con tàu cụ thể nào đó mà là nghĩ về việc nhanh chóng trẻ hoá hàng chục chiếc tàu của đơn vị, hàng trăm thuyền trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng vận chuyển cho xứng đáng với tầm vóc của một Công ty Vận tải biển lớn nhất nước. Vậy thì mua tàu ở nước ngoài hay đóng tàu ở nội địa? Đem tiền ra nước ngoài mua tàu thực quá dễ, bản thân giám đốc còn có nhiều lợi lộc. Điều ấy là hiển nhiên và nhiều nơi đã làm như vậy. Nhưng với Trần Văn Lâm, ngay từ lần đầu lái tàu ra biển, cưỡi sóng trên những phương tiện hiện đại của nhiều nước trên thế giới, anh đã từng ao ước một ngày nào đó được vận hành một con tàu mang dòng chữ ?ođóng tại Hải Phòng - Việt Nam?. Phải chăng bây giờ chính là thời điểm thực hiện ước mơ đó?
    Anh tìm gặp lãnh đạo nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Bộ bày tỏ nguyện vọng của mình, cả những kế hoạch táo bạo, song không kém phần vững chắc. Chẳng bao lâu phương án đóng tàu hiện đại ở Hải Phòng của anh đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và giám đốc Phạm Đình Đá ?ongười tình thân thiết? của anh Lâm bận bịu suốt ngày nhưng niềm vui trong ánh mắt của hai người bạn cùng chí hướng như là vô tận. Và sau những tháng ngày thi công vất vả, tàu Vĩnh Thuận trọng tải 6.500 tấn - lớn nhất Việt Nam đã hoàn thành và được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và hạ thuỷ an toàn. Theo thông lệ, tàu được phép chạy thử và bù lỗ một thời gian nhưng chỉ sau 140 ngày rời bến, tàu Vĩnh Thuận do thuyền trưởng Lê Thành điều khiển đã đạt doanh số 7,8 tỉ đồng, lãi 1 tỉ đồng, chính thức được phép lên đường viễn dương sang Nhật.
    Công ty Vận tải biển Việt Nam đã phải trải qua thời điểm khủng hoảng kinh tế trong khu vực, sự cạnh tranh giá cả của nhiều nước, những hạn chế về khả năng kỹ thuật, trọng tải? Nhưng Công ty thật sự đoàn kết, tin tưởng và quyết tâm dưới sự chỉ đạo mạnh bạo, vững chắc, kịp thời của Giám đốc Công ty. Đến ngày 10 ?" 10 ?" 2000, Vosco đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước trước thời hạn 80 ngày, đạt doanh thu cả năm 670 tỉ, vượt mức được giao là 170 tỉ. Thế là 7 năm liền kể từ ngày anh Lâm làm giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam đã liên tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước (năm 1994 doanh thu 296 tỉ đồng, năm 2000 là 670 tỉ). Công ty được nhận Huân chương Độc lập hạng 3 và giám đốc Trần Văn Lâm được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
    Nói đến giám đốc của mình, cán bộ công nhân viên ngành biển thường nhắc đến đức tính dám nghĩ dám làm, đối đầu với khó khăn và vượt qua khó khăn bằng chính nội lực của mình. Nhưng giám đốc Trần Văn Lâm không chỉ biết có công việc, anh còn là người rất tình cảm và hay làm việc thiện. Dưới sự chỉ đạo của anh, Công ty Vận tải biển thường sẵn sàng giúp đỡ vô tư các đơn vị bạn vượt qua khó khăn về vận chuyển hàng hoá, hoặc tiền vốn hay kỹ thuật. Bản thân anh một lần gặp lại Vũ Cao Lãnh - người chiến sỹ của tiểu đoàn 307 lừng danh, đã một thời là thuyền trưởng tàu Việt Ba, nay gặp lúc hiểm nghèo, anh đã ôm lấy bạn mà khóc và tận tình giúp đỡ.
    Rồi đây, dù ở cương vị nào, ở đâu? Trần Văn Lâm mãi mãi là người thuyền trưởng trên cạn thân yêu trong trái tim của những đồng nghiệp ở Công ty Vận tải biển Việt Nam.
    Vũ Thạch
    Theo Doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới.
  5. Memory_Of_Winter

    Memory_Of_Winter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Chuyện 1 thuyền trưởng viễn dương trên cạn
    45 năm về trước có một chàng trai quê ở núi Voi, ngày nào cũng ra sông Lạch Tray bì bõm. Nô đùa chán anh thường trèo lên đỉnh núi mải mê nhìn về phía biển, lòng thầm ao ước được cưỡi sóng vượt đại dương đến những chân trời xa lạ. Nhà nghèo, song mảnh đất kiên cường với 2 câu ca dao bất hủ:
    ?oĐứng trên đỉnh núi ta thề
    Không giết hết giặc, không về núi Voi?
    đã nâng bước anh lên mọi nẻo đường. Rời trường cấp ba Kiến An, tạm biệt cầu Vàng với bao kỉ niệm tuổi học trò, Trần Văn Lâm vào học trường Trung cấp Hàng Hải, rồi đi học lái tàu ở Ba Lan. Năm 1969, anh về nước với chiếc va li đầy sách cũng là lúc cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bắt đầu lấn ra miền Bắc.
    Năm 1973, lần đầu tiên Trần Văn Lâm lái tàu viễn dương. Mặc dù cả ngày tất bật, bận rộn, đêm đó anh vẫn không sao ngủ được. Khao khát dồn nén háo hức khiến anh lúc nào cũng như người sắp ra trận. Biển bao la, từng con sóng bạc đầu trải dài vô tận. Mỗi màu xanh đen bí ẩn, lạnh lùng, cuốn hút. Anh như bị mê đi trước những vầng lân tinh lấp lánh gần xa. Hàng năm trời, Trần Văn Lâm dồn tất cả trí tuệ cho việc tìm hiểu biển cả, luồng lạch. Anh ghi chép tỉ mỉ từng giờ mỗi khi qua biển Đại san hô, qua Hồng Hải đỏ sẫm, mênh mông hay vùng khí hậu thường đột ngột thay đổi. Niềm đam mê khám phá đại dương chính là động lực giúp anh vượt qua những cám dỗ vật chất lúc bấy giờ ở cương vị thuyền trưởng tàu Vosco. Lúc đó mua một chiếc Honda ở Nhật (loại còn tốt) hết 1 chỉ vàng, về nước bán ngay được ngót nghét 2 cây. Vì vậy người ta làm đủ trò, đủ kiểu để được xuống tàu, để mang về cho bằng được những chiếc xe máy Nhật. Nhưng với Trần Văn Lâm, anh chỉ có tay không, ít sách, hải đồ và những quyển nhật ký đi tàu dày cộp. Quà cho họ hàng, bạn bè cũng chỉ là sách và tiền lương, tiền thưởng theo quy định, hơn chăng là những cảm nghĩ hào hứng, những câu chuyện mở mắt học được ? khi qua Hy Lạp, Angiê, Marốc, Ai Cập? Ngoài những sách nghiên cứu về biển, về tàu anh còn xếp chật cứng một góc hầm tàu những sách văn học trong nước và thế giới. Anh đọc Victor Huygo, Dicken, Lev Tolstoi, Pautovski đến mờ cả mắt. Hình như bản chất truyền thống quê hương và tinh tuý của chủ nghĩa nhân văn trong các cuốn sách gối đầu giường là chất xúc tác ?omiễn dịch? giúp anh vượt qua sức hút đen tối của đồng tiền. Bao lần xuống tàu, qua bao nhiêu bến cảng, Trần Văn Lâm chưa một lần nào vi phạm nội quy công tác. Thuyền phó, thuyền trưởng? Ở cương vị nào Trần Văn Lâm cũng là một ?otrung phong? không biết nghỉ, không chịu đá hoá. Chưa bao giờ anh suy nghĩ trước sự phân công của cấp trên. Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ được giao, kể cả những khi phải trải qua vùng biển hiểm nguy hay đến những đất nước còn khoảng cách về chính trị. Trước khi tàu cập bến nào, Trần Văn Lâm thường có thói quen đọc sách báo nghiên cứu về phong tục, tập quán nước sở tại, đề ra cách ứng xử khéo léo, nhờ vậy anh giành được nhiều thuận lợi, đạt nhiều kết quả cao.
    Năm 1984, Trần Văn Lâm rời tàu Trà Khúc lên bờ. Trách nhiệm mới không cho phép anh đi xa được nhiều như trước, nhưng đêm đêm nỗi nhớ con tàu vẫn về trong giấc ngủ. Hàng tháng trời bất chợt nghe tiếng còi tàu là anh lại bật dậy, ngẫm nghĩ đến sáng. Chỉ có điều nỗi nhớ và ý nghĩ bây giờ không chỉ dành nghĩ về con tàu cụ thể nào đó mà là nghĩ về việc nhanh chóng trẻ hoá hàng chục chiếc tàu của đơn vị, hàng trăm thuyền trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng vận chuyển cho xứng đáng với tầm vóc của một Công ty Vận tải biển lớn nhất nước. Vậy thì mua tàu ở nước ngoài hay đóng tàu ở nội địa? Đem tiền ra nước ngoài mua tàu thực quá dễ, bản thân giám đốc còn có nhiều lợi lộc. Điều ấy là hiển nhiên và nhiều nơi đã làm như vậy. Nhưng với Trần Văn Lâm, ngay từ lần đầu lái tàu ra biển, cưỡi sóng trên những phương tiện hiện đại của nhiều nước trên thế giới, anh đã từng ao ước một ngày nào đó được vận hành một con tàu mang dòng chữ ?ođóng tại Hải Phòng - Việt Nam?. Phải chăng bây giờ chính là thời điểm thực hiện ước mơ đó?
    Anh tìm gặp lãnh đạo nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Bộ bày tỏ nguyện vọng của mình, cả những kế hoạch táo bạo, song không kém phần vững chắc. Chẳng bao lâu phương án đóng tàu hiện đại ở Hải Phòng của anh đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và giám đốc Phạm Đình Đá ?ongười tình thân thiết? của anh Lâm bận bịu suốt ngày nhưng niềm vui trong ánh mắt của hai người bạn cùng chí hướng như là vô tận. Và sau những tháng ngày thi công vất vả, tàu Vĩnh Thuận trọng tải 6.500 tấn - lớn nhất Việt Nam đã hoàn thành và được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế và hạ thuỷ an toàn. Theo thông lệ, tàu được phép chạy thử và bù lỗ một thời gian nhưng chỉ sau 140 ngày rời bến, tàu Vĩnh Thuận do thuyền trưởng Lê Thành điều khiển đã đạt doanh số 7,8 tỉ đồng, lãi 1 tỉ đồng, chính thức được phép lên đường viễn dương sang Nhật.
    Công ty Vận tải biển Việt Nam đã phải trải qua thời điểm khủng hoảng kinh tế trong khu vực, sự cạnh tranh giá cả của nhiều nước, những hạn chế về khả năng kỹ thuật, trọng tải? Nhưng Công ty thật sự đoàn kết, tin tưởng và quyết tâm dưới sự chỉ đạo mạnh bạo, vững chắc, kịp thời của Giám đốc Công ty. Đến ngày 10 ?" 10 ?" 2000, Vosco đã hoàn thành cơ bản chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước trước thời hạn 80 ngày, đạt doanh thu cả năm 670 tỉ, vượt mức được giao là 170 tỉ. Thế là 7 năm liền kể từ ngày anh Lâm làm giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam đã liên tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, năm sau cao hơn năm trước (năm 1994 doanh thu 296 tỉ đồng, năm 2000 là 670 tỉ). Công ty được nhận Huân chương Độc lập hạng 3 và giám đốc Trần Văn Lâm được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
    Nói đến giám đốc của mình, cán bộ công nhân viên ngành biển thường nhắc đến đức tính dám nghĩ dám làm, đối đầu với khó khăn và vượt qua khó khăn bằng chính nội lực của mình. Nhưng giám đốc Trần Văn Lâm không chỉ biết có công việc, anh còn là người rất tình cảm và hay làm việc thiện. Dưới sự chỉ đạo của anh, Công ty Vận tải biển thường sẵn sàng giúp đỡ vô tư các đơn vị bạn vượt qua khó khăn về vận chuyển hàng hoá, hoặc tiền vốn hay kỹ thuật. Bản thân anh một lần gặp lại Vũ Cao Lãnh - người chiến sỹ của tiểu đoàn 307 lừng danh, đã một thời là thuyền trưởng tàu Việt Ba, nay gặp lúc hiểm nghèo, anh đã ôm lấy bạn mà khóc và tận tình giúp đỡ.
    Rồi đây, dù ở cương vị nào, ở đâu? Trần Văn Lâm mãi mãi là người thuyền trưởng trên cạn thân yêu trong trái tim của những đồng nghiệp ở Công ty Vận tải biển Việt Nam.
    Vũ Thạch
    Theo Doanh nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới.
  6. Memory_Of_Winter

    Memory_Of_Winter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Hehe chúc cho mỗi sinh viên của ĐH HH đều có tương lai sáng lạn như cái ông thuyền trưởng trong bài báo này
  7. Memory_Of_Winter

    Memory_Of_Winter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Hehe chúc cho mỗi sinh viên của ĐH HH đều có tương lai sáng lạn như cái ông thuyền trưởng trong bài báo này
  8. dangphuongthuy

    dangphuongthuy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    [trời ạ, tớ chỉ thấy con trai khoa kinh tế với công nghệ thông tin mới ghét, chúng nó được cái học chung với con gái nên làm bảnh, chú thực chất trong bụng toàn là bùn đen, còn về con gái hả? hì hì, tớ đã nói với 1 ai đó (không phải là em thuỳ) ơ, nhưng mà em Thuỳ nói về con trai trường mình như thế, thì kể ra em thuỳ bên trong cũng xấu lắm chứ, nghĩa là ngoài thì vẫn đẹp, nhưng bên trong thì.....
    Quả là chân dung một nữ sinh VIMARU điển hình
    [/quote]
    xin đính chính lại :em ko fải nữ sinh vimaru , em là cô giáo ăn thịt trẻ , ăn thịt những mầm non tương lai của đất nước, hiểu chưa ? còn điều mà em nói về boy vimaru là chuyện tai nghe mắt thấy, chỉ truyền đạt lại mà thôi , ko được ăn có nói ko thế nhé !
  9. dangphuongthuy

    dangphuongthuy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    [trời ạ, tớ chỉ thấy con trai khoa kinh tế với công nghệ thông tin mới ghét, chúng nó được cái học chung với con gái nên làm bảnh, chú thực chất trong bụng toàn là bùn đen, còn về con gái hả? hì hì, tớ đã nói với 1 ai đó (không phải là em thuỳ) ơ, nhưng mà em Thuỳ nói về con trai trường mình như thế, thì kể ra em thuỳ bên trong cũng xấu lắm chứ, nghĩa là ngoài thì vẫn đẹp, nhưng bên trong thì.....
    Quả là chân dung một nữ sinh VIMARU điển hình
    [/quote]
    xin đính chính lại :em ko fải nữ sinh vimaru , em là cô giáo ăn thịt trẻ , ăn thịt những mầm non tương lai của đất nước, hiểu chưa ? còn điều mà em nói về boy vimaru là chuyện tai nghe mắt thấy, chỉ truyền đạt lại mà thôi , ko được ăn có nói ko thế nhé !
  10. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hê hê , tàu này đóng mất gần 100 tỷ , mới đạt doanh thu 7,8 tỷ , lấy đâu ra lãi 1 tỷ .
    Tớ lúc trước cũng mơ vào VOSCO lắm ,nhưng bây giờ tớ lại khoái cái VITRANSCHART ( công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam ý ) , và chuẩn bị đầu quân cho nó . Nói chung tuy đội tàu của VOSCO lớn hơn VITRANSCHART ,nhưng lương bổng lại thấp hơn nhiều .

Chia sẻ trang này