1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kĩ thuật: info đầy đủ & chi tiết về nhạc số, định dạng lossless, quy trình nén nhạc lossless & chia

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi tdev, 24/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bạn Mod tdev cho hỏi:
    Thấy bạn giới thiệu phần mềm Foobar200 để chơi nhạc, kô rõ phần mềm này có các chức năng sau
    + Set equalizer cho từng bản nhạc để tự động hoán đổi trong quá trình nghe
    + Có thể drag & drop album cover OR tự động tìm kiếm Album Cover
    + Tự tìm info còn thiếu cho file nhạc
    + Gõ được tiếng Việt cho info bản nhạc
    hay kô?
    Cám ơn!
  2. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    1. Set equalizer cho từng bản nhạc để tự động hoán đổi trong quá trình nghe ?Foobar thuộc nhóm đầu tiên trong những software hỗ trợ ReplayGain, cách để bạn lưu thông số tăng âm lượng cho từng track lẻ hoặc cho cả album. Tuy vậy theo tdev thì ngoại trừ bạn dùng để nghe lossy files hoặc nghe các thể loại pop, dance (nghĩa là không quan tâm lắm đến chat lượng âm thanh), còn ra thì không nên tinh chỉnh equalizer hoặc replaygain vì có thể phần nào âm thanh sẽ bị ảnh hưởng hoặc làm méo, do tín hiệu âm thanh đc xử lí số trong PC nên không thể bằng việc bạn dẫn âm thanh nguyên thủy ra ngoài dàn máy nghe của mình rồi thực hiện tinh chỉnh.Nói chung là khi sử dụng lossless (của đĩa gốc) , yêu cầu cần dùng equal. hay replaygain là thấp, lúc này vấn đề quan tâm là amp và loa còn PC chỉ đóng vai trò transporter.2,3. Có thể drag & drop album cover OR tự động tìm kiếm Album Cover , Tự tìm info còn thiếu cho file nhạc ?Foobar có plugins đề thực hiện việc này, bạn có thể tham khảo thêm ở website foobar2000.org. ngày truoc tdev cũng dùng plugin này cho version cũ của foobar nhưng sau này do có cover thẳng từ đĩa và nhieu nguồn khac nhau nên không cần dùng plugin này trong version mới của foobar nua.4. Gõ được tiếng Việt cho info bản nhạc hay kô?Yup hoàn toàn có thể đc, foobar hỗ trợ Unicode đầy đủ.
    --------------------------------Cái mạnh nhất và là lí do nhieu người dùng, nói thật tình là , đặc biet nhung người nghe nhạc 1 cách nghiem túc, hoac có cơ sở dữ liệu nhạc lớn. Bao gồm :- Khả năng tùy biến rất cao. Mã mở với sự hỗ trợ của nhiều nguoi dùng. Layout, và tính năng đều đc có thể fat trien và thêm vào thong qua các plugins và mã riêng của foobar. Tất nhiên là fải trả giá bằng thời gian làm quen và tìm hieu. Nhưng nó đáng đc dành 1 chut thoi gian ;)- no string attached , ko ràng buộc bởi những thứ mình không cần, những tên hiệu to, và cả 1 đám nhảm nhí mình chả bao giờ dùng đến :) . chỉ NHẠC ! NHẠC ! NHẠC !!! hehe- Hỗ trợ hầu như tất cả các định dạng.Bạn cứ thử dùng xem nhé.
    Được tdev sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 29/05/2007
  3. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    1. Set equalizer cho từng bản nhạc để tự động hoán đổi trong quá trình nghe ?Foobar thuộc nhóm đầu tiên trong những software hỗ trợ ReplayGain, cách để bạn lưu thông số tăng âm lượng cho từng track lẻ hoặc cho cả album. Tuy vậy theo tdev thì ngoại trừ bạn dùng để nghe lossy files hoặc nghe các thể loại pop, dance (nghĩa là không quan tâm lắm đến chat lượng âm thanh), còn ra thì không nên tinh chỉnh equalizer hoặc replaygain vì có thể phần nào âm thanh sẽ bị ảnh hưởng hoặc làm méo, do tín hiệu âm thanh đc xử lí số trong PC nên không thể bằng việc bạn dẫn âm thanh nguyên thủy ra ngoài dàn máy nghe của mình rồi thực hiện tinh chỉnh.Nói chung là khi sử dụng lossless (của đĩa gốc) , yêu cầu cần dùng equal. hay replaygain là thấp, lúc này vấn đề quan tâm là amp và loa còn PC chỉ đóng vai trò transporter.2,3. Có thể drag & drop album cover OR tự động tìm kiếm Album Cover , Tự tìm info còn thiếu cho file nhạc ?Foobar có plugins đề thực hiện việc này, bạn có thể tham khảo thêm ở website foobar2000.org. ngày truoc tdev cũng dùng plugin này cho version cũ của foobar nhưng sau này do có cover thẳng từ đĩa và nhieu nguồn khac nhau nên không cần dùng plugin này trong version mới của foobar nua.4. Gõ được tiếng Việt cho info bản nhạc hay kô?Yup hoàn toàn có thể đc, foobar hỗ trợ Unicode đầy đủ.
    --------------------------------Cái mạnh nhất và là lí do nhieu người dùng, nói thật tình là , đặc biet nhung người nghe nhạc 1 cách nghiem túc, hoac có cơ sở dữ liệu nhạc lớn. Bao gồm :- Khả năng tùy biến rất cao. Mã mở với sự hỗ trợ của nhiều nguoi dùng. Layout, và tính năng đều đc có thể fat trien và thêm vào thong qua các plugins và mã riêng của foobar. Tất nhiên là fải trả giá bằng thời gian làm quen và tìm hieu. Nhưng nó đáng đc dành 1 chut thoi gian ;)- no string attached , ko ràng buộc bởi những thứ mình không cần, những tên hiệu to, và cả 1 đám nhảm nhí mình chả bao giờ dùng đến :) . chỉ NHẠC ! NHẠC ! NHẠC !!! hehe- Hỗ trợ hầu như tất cả các định dạng.Bạn cứ thử dùng xem nhé.
    Được tdev sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 29/05/2007
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bạn Mod tdev pro quá, tớ chưa có khả năng dẫn nhạc từ PC ra dàn loa xịn mí cả amplifier như thế, mặc dù sound card có khả năng. Tiền đầu tư loa hơi bị phê, chỗ để cũng là 1 vấn đề.
    Anyway, cám ơn bạn đã cho biết chi tiết. Có dịp sẽ thử dùng. Xài iTunes riết quen nên đâm lười, ngại thay đổi.
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bạn Mod tdev pro quá, tớ chưa có khả năng dẫn nhạc từ PC ra dàn loa xịn mí cả amplifier như thế, mặc dù sound card có khả năng. Tiền đầu tư loa hơi bị phê, chỗ để cũng là 1 vấn đề.
    Anyway, cám ơn bạn đã cho biết chi tiết. Có dịp sẽ thử dùng. Xài iTunes riết quen nên đâm lười, ngại thay đổi.
  6. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    EMBE.D Cuesheet cho APE/FLAC/WV trong FOOBAR
    hỏi: có nhưfng album dạng ape, foobar lấy thông tin theo file .cue đê? chia tha?nh track chạy bi?nh thươ?ng. nhưng nó lại lấy thêm chính cái file .ape thêm va?o list nưfa, tha?nh ra la? có 2 album giống nhau trong list.Trả lời:  khi bạn "quăng" 1 folder vao Foobar nó nhận cả ape và cue, nếu mà ape ko có embe.d cuesheet bên trong thì nó chỉ ra 1 file APE Image to đùng + thêm những track fetched đc từ trong CUE. Do đó để tránh bị như vậy thì ta 1 là chỉ add file CUE vào Foobar hoặc embe.d Cuesheet vào APE sau đó tìm cach loại bỏ CUE để foobar ko nhận ra nữa.Giải pháp: Embe.d cue vao trong APE va FLAC . đây là giai fáf tối ưu , CUE sẽ ko cần thiet nữa (nhưng nên rar lại để phòng sau này cần, rar lại là cũng để khi quăng folder vào thì Foobar ko nhận ra cue nữa tránh tình trạng 1 album bị lặp lại 2 lần) . Sau này chỉ cần thả file APE vào thoi .Bên cạnh đó điều hay nhất là ta có thể chỉnh sửa TAGs cua từng track = hộp Properties ma ko cần chinh sua CUE nua (CUE supports rất hạn chế các trường) . Từ đó ta có thể rate cho từng track đc cho từng trách hoac album, điều mà ko thể làm dc với CUE
    Cách Embe.d CUE vào file APE/FLAC/WV :- bỏ file APE vao , kiem tra kĩ trong Properties của file APE xem co tag nào ko, neu có bạn hãy xóa het. (nếu ko sẽ gây ra tình trạng tag sai)- sau đó rclick file APE, chọn Utils / E*** CueSheet. Trong cửa sổ mở ra check "Enable Embe.d Cuesheet in this file" , sau đó nhấn LOAD, foobar sẽ trỏ ngay đến thư mục của APE đó (thường thì CUE nằm ở ngay đấy), kiểm tra chính xac đấy là file CUE của album đấu sau đó chọn file CUE đó (ko quan trong là CUE đấy có trỏ đến file xxx.ape hay xxx.wav , foobar se tự hiểu.- Sau khi Foobar load file CUE vào khung rồi thì nhấn OK để chấp nhận.- Cuối cùng bạn hãy remove file APE khỏi playlist, rồi lại quăng nó vào lại playlist khi đó bạn sẽ thấy Foobar tự động phân chia ra thành các tracks, từ đây bạn đã có thể chỉnh sửa tags riêng cho từng track, và cho điểm khi nghe.- Bước cuối cùng là tìm cach loại bỏ CUE để lần sau khi quăng 1 folder vao Foo thì Foo ko nhận diện album 2 lần (1 từ Ape va 1 từ CUE), có những phương án sau: 1 - đổi file đc trỏ trong CUE từ xxx.ape hay flac hay wv thành là xxx.wav 2 - rar CUE lai 3 - xoa luon CUE cung dc vi CUE da co 1 copy trong APE (nhưng neu APE bi hỏng thì cung nguy)
    Chú ý: trong trường hợp sau khi bạn đã EMBE.D CUE vào APE mà cảm thấy có lỗi hay tag sai thì hãy rightclick bất kì track nào của album từ file APE chọn Utils/E*** CueSheet , uncheck nút "Enable Embe.d Cuesheet in this file" để xóa CUE khỏi APE . sau đó bạn hãy chỉnh sửa lại lỗi thời gian trong CUE hơặc lỗi do APE vẫn còn tag. sau đó lại thực hiện viec embe.d cue trở lại.
  7. LongmanVN

    LongmanVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2004
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    Không thể nói hết được sự vui mừng của tôi khi tìm ra topic này, tìm ra những người bạn có cùng sở thích.
    Trước đây khi còn ở Việt Nam, tôi thường mua các đĩa HDCD của Tàu, loại đĩa chất lượng tốt nhất với giá cả phải chăng có thể tìm được ở Việt Nam. Sau khi mua đĩa về, bao giờ tôi cũng rip ngay ra file số để chơi trên máy tính, một phần để giữ đĩa, phần nữa vì tôi cũng chủ yếu nghe nhạc trên máy tính mà thôi. Trước khi đi học tôi mang theo 1 ổ cứng chứa toàn bộ kho nhạc của mình, nhưng vừa sang đến đây thì ổ cứng teo, chán quá!
    Lan man một chút, trước tôi thường nén với chuẩn WMA Lossless bởi vì nghĩ WMA được MS hỗ trợ nên chắc sẽ phát triển. Hơn nữa WMA còn hỗ trợ Audio 5.1, chắc sẽ phát triển trong tương lai. Tôi chưa có khả năng và phương tiện để so sánh với APE hay FLAC, không hiểu các bạn nghĩ sao? Ngoài ra còn có chuẩn Nero Digital cũng hỗ trợ 5.1 nữa, không hiểu các bạn đã thử chưa?
    Tôi hay dùng phần mềm Easy CD-DA Extractor, chương trình này cho phép lấy thông tin về đĩa, sau đó có thể nén với tất cả các loại codec mà ta có trên máy tính, kể cả WMA hay mp3, APE, FLAC... Chương trình này có lẽ không chuyên nghiệp bằng DAC mà chỉ có 1 vài lựa chọn cho quá trình đọc từ CD mà thôi, được cái là all in one, rất dễ sử dụng.
    Ngoài ra trong các album trên đây, một số album nén dang CUE/APE, một số khác lại theo kiểu các file APE khác nhau. Theo tôi nghĩ thì nếu sử dụng nhiều file APE cho các track khác nhau sẽ thuận tiện hơn khi nghe trên máy tính và chia sẻ với người khác (đôi khi chỉ muốn share 1 bài). Hiện tôi đang dùng MediaMonkey để quản lý các file này, vừa cho phép chỉnh sửa tag của file, vừa quản lý thư viện nhạc khá thuận tiện. Không hiểu lợi ích của việc dùng APE/CUE là thế nào?
    Nhân đây một lần nữa xin cảm ơn anh tdev đã khởi xướng phong trào. Mong được trao đổi cùng các bạn.
  8. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    chào mừng bạn đến với jazzzone :) rất vui là có người thích mày mò về mấy chuyện này hehe. tdev sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi của bạn dựa trên kinh nghiệm của mình.Về WMA lossless. LongmanVn nghĩ rằng nó sẽ phát triển còn tdev thì lại nghĩ nguợc lại [​IMG] Định dạng lossless thật ra có rất nhiều do nhiều cty fát triển nhưng chia làm 2 phe: mã mở và mã đóng. Khởi nguồn của lossless là do cộng đồng mã mở sáng chế ra (dân nghèo hay tìm cách chôm nhạc mà , mà lại thích dùng hàng xịn cơ hehe) còn các cty thì họ ko dại gì làm vì chẳng khác nào chĩa súng vào đầu khuyến khích sao chép nhạc [​IMG] . tuy nhiên cuối cùng họ cũng phải phát triển theo nhu cầu, ngoài Micro$oft còn có Sony với định dạng ATRAC của mình cũng có chế độ lossless. Đây là điểm khác biệt : - những định dạng lossless của các cty lớn sáng chế thuờng chỉ dùng đc cho các sản phẩm của chính cty đấy tạo ra. WMA lossless chỉ chơi đc với wmp hoặc có thể là mediaplayer của hãng mua bản quyền công nghệ của MS. ATRAC lossless của SOny cũng chỉ chơi đc trên Walkman của Sony (tdev cũng có 1 cái [​IMG] ) . Và quan trọng hơn hết là để tạo ra những file này fải dùng bộ phần mềm của chính cty đấy. Những rào cản đấy chính là điều làm nó ko thể phát triển và có nhieu người dùng (trừ truờng hợp MS đã tích hợp wmp nên nhieu nguoi bị "buộc" fải dùng) . Mã đóng thì ko ai có thể nhào vào chỉnh sửa, cải tiến nếu cần thiet ko như cộng đồng mả mở luôn đông đảo, lúc nào cũng hừng hực tìm cách cải tiến. Hơn nữa mối nguy hiểm tuơng lai cho những định dạng này chính là DRM (bản quyền số) ko ai dám nói truớc đc là sau này họ có ém DRM vao nhung file này nhằm hạn chế sự chia sẻ hay ko (như đã xảy ra voi wma và mp3 đang bán tren mạng).- Quoanh đi quẩn lại thì chỉ còn 3 guơng mặt trong làng lossless đc mọi người sử dụng nhiều nhất đó là : APE (Monkey Audio), FLAC, và WV (wave pack) . Cả 3 đều là mã mở hoặc miễn phí. Có thể dễ dàng tích hợp de sử dụng bởi các phần mềm khác. Nhiều nguờ sử dụng và phầm mềm hỗ trợ nhiều giúp cho nó trở nên rất tiện dụng.- tdev khuyên LongmanVN nên thử dùng EAC kèm với MAC (để tạo APE) hay FLAC như đã giới thiệu va huớng dẫn ở truớc . Đó là cách chuẩn nhat và chuyên nghiep nhất tại thời điểm hiện tại để rip lossless. Nó không phức tạp như bạn tuởng đâu :).Lý do là vì khi ta đã rip lossless nghĩa là ta đã quan tâm đặc biệt đến chất luợng, thì việc sữ dụng những cách và phầm mềm giúp đạt hiểu quả cao nhất . Cách chúng ta đang làm là còn thua 1 mức với những người chuyên nghiep hơn nữa , họ dùng ổ Plextor và phầm mềm chuyen dụng của Plextor đọc với tốc độ chậm nhất để rip và nhiều khi còn đọc đi đọc lại nhiều lần để kiểm tra nữa kia [​IMG]Còn tại sao 1 cục APE hay FLAC hay WV đi chung với CUE đc ưa chuộng hơn. Là bởi vì lưu giữ 1 cặp như vậy (gọi là Image của đĩa) giúp viec quản lí/lưu trữ dễ dàng. Ngoài ra quan trọng hơn là image của 1 đĩa sẽ giữ nguyên bản cả 1 đĩa bao gồm thông tin quan trọng khác đó là GAP giữa các tracks . Có thể ko phải là quan trọng đối với mọi người nhưng việc xác định Gap chuẩn của đĩa đc nhiều nguoi đặc biệt quan tâm (phầm mềm EAC cũng đặc biệt chú ý đến viec này, như trong huớng dẫn tdev có đề cập về việc chỉnh thiết lập detect gap), đôi khi khi rip thành từng track thì gap sẽ bị lệch hoặc định dạng của file ko hỗ trợ gapless tracks , đó là vì mỗi 1 file riêng biệt sẽ dành 1 khoảng dữ liệu đầu file (header) để lưu trữ tags của track , việc này có thể gây ra 1 thời gian trễ mỗi khi chuyển track.Phần lớn các thể loại nhạc bạn có thể ko quan tâm đến track nhưng giả sử khi nghe Opera hay Live Concert , vô tình gap giữa các track ko đúng sẽ làm cho âm thanh ko còn trơn tru nữa.Một lí do nữa thuộc về kỹ thuật mà tdev ko dám chắc (vì chỉ có người viết biết hehe) đó là việc xử lí tín hiệu để nén 1 file sẽ khác nhau , nếu để ý bạn có thể thấy mỗi file ape sẽ có 1 bitrate sau khi nén khác nhau dựa trên khả năng nén đc của file đó. Do đó neu chia nhỏ nhieu files của 1 album và nén lại thì mỗi file sẽ có hệ số nén khác nhau. trong khi đó nếu nén cả image thì nó sẽ cùng 1 chuẩn. Điều này (ko chắc chắn) có thể làm ảnh huởng đến tín hiệu sau khi decode.-- hehe kĩ thuật thế là đủ rồi , tdev chuyển tiếp qua việc chơi và quản lí nhạc cũng như chỉnh sửa thông tin. tdev chưa sử dụng phần mềm bạn đề cập, vì với tdev, FooBar2000 như đã đc giới thiệu ở truớc, làm đc tất cả những chuyện trên.Foobar đc cho là phầm mềm chơi/quan lí nhạc và đặc biệt là lossless hiệu quả và đơn giản nhưng khả dụng nhất. Bạn có thể dễ dàng update tag/info của từng track, tất cả các tracks 1 cách rất đơn giản thông qua khung Properties của Foobar hay "tinh vi, vũ trụ" hơn là bằng script dùng để update tag. bạn có thể sử dụng thuật toán suy luận trong script để chỉnh sửa tag cho nhiều file, hoặc ghi tags với thông tin có đc từ file names. (hình ví dụ ở dưới đây)
    [​IMG]
    Khi chơi 1 Cd image gồm CUE và APE, foobar sẽ hiển thị đúng tracks như bình thuờng của CD hay như khi bạn cho từng file lẻ vào . Việc chuyển định dạng 1 track đơn lẻ ra để share cho người khác theo nhu cầu của bạn cũng rất dễ dàng chỉ cần 2 cái clicks, hoặc nếu bạn còn lười đến như tdev thì có thể dễ dàng xác định keyboard shortcuts để thực hiện việc này (hợac shortcuts cho bất kì tác vụ nào bạn muốn)
    [​IMG]
    Foobar rất dễ sử dụng và khả năng của nó là không giới hạn . Tuy nhiên nó ko "ăn liền" như các phầm mềm khác. Mặc dù vậy chỉ cần 1 thời gian ngắn thử sử dụng và làm quen với các tính năng và giao diện, tdev tin chắc là LongmanVN hay bất cứ bạn nào sẽ ko thể sống với PC mà thiếu Foobar.Một họ hàng bắt nguồn và kết thúc như sau, bạn hãy thử xem nhé:CD »» EAC + MAC/FLAC »» Foobar2000 »» Burrrn
    [​IMG][​IMG]charming ! ai lại có thể cuỡng lại đc cơ chứ hehe [​IMG]
    [note: hình trên là thiết kế gia diện mới của foobar, tdev còn đang chỉnh sửa lại 1 chút cho cải thiện tốc độ cũng như các tính năng khác. sẽ sớm release và chia sẻ với các bác. đừng ganh tị mà trach em nó tội nghiệp nhé hehe [​IMG] ]
    Được tdev sửa chữa / chuyển vào 01:56 ngày 05/07/2007
  9. LongmanVN

    LongmanVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2004
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    My God! Chỉ có thể nói được như vậy anh tdev ạ! LongmanVN hoàn toàn bị thuyết phục rồi. Giờ thì không còn tiếc đống WMA lossles đã bị mất vì HDD crash nữa. Thực sự LongmanVN đã quan tâm đến vấn đề rip này từ rất lâu, bởi thực sự khi bỏ tiền ra mua một CD gốc xịn, tôi cảm thấy rất tiếc khi bỏ ra nghe (cứ như tiếc đĩa than vậy), vì thế luôn cố gắng rip ra làm sao đạt chất lượng cao nhất có thể để giữ CD gốc.
    Ngoài ra phải nói thật là cả chuyện pirate nữa Mỗi khi mượn được đĩa hay thì đều muốn rip lại. Trường tôi thì thư viện Audio phải nói là rất nhiều CD quý và hiếm, phục vụ cho sinh viên âm nhạc mà, nhưng họ cấm mang laptop vào để đảm bảo ko có chuyện duplicate, buồn thế!
    Về vấn đề CD-Drive, anh tdev có dùng loại ổ chuyên dụng nào không? Và theo anh ổ chuyên dụng có cải thiện chất lượng được nhiều không? Thực sự đúng là với ổ thường, mặc dù đọc chậm nhất nhưng vẫn thỉnh thoảng bị mất thông tin và phải skip.
  10. bidanh2002

    bidanh2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn hỏi các bác chút
    1. Em dùng EAC trong đó có phần write CD, có thể load file cue đã down về rồi burn ra CD, khi đó file ape sẽ chuyển thành các track tương ứng như trong file cue quy định. Tuy nhiên em băn khoăn là ghi như thế so với ghi bằng plugin của Nero thì cái nào tốt hơn?
    2. Trong EAC cũng có thể convert từ .ape sang .wav. Vậy có cần thiết phải convert sang wav, sau đó mới dùng các file wav này để burn CD hay không? So với burn trực tiếp từ ape như trên thì chất lượng có khác gì không?
    3. Khi dùng Foobar để nghe nhạc (em dùng bản dl trên mạng, ko có các Panel của bác tdev), ở phần góc dưới bên trái có hiện lên số bit rate cho file ape đang play, em thấy thường con số này nhỏ hơn 1000kbps. Vậy có phải chất lượng sẽ không bằng CD gốc hay không?
    Vài câu hỏi mong các bác giải thích giúp em
    Thanks

Chia sẻ trang này