1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kĩ thuật tạo lập và xử lí ảnh thiên văn - phòng trưng bày ảnh tự chụp

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi nguyentranha, 06/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một plug-in của Adobe Photoshop CS mang tên Camera Raw v4.3.0.29 mới xuất hiện, chưa biết dùng thế nào, chắc dùng để xử lí những ảnh thô trích xuất từ Webcam có dung lượng lớn. Anh em dùng thử xem thế nào: http://www.ware8.com/Pic/8620_download.htm
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Hì, sozy tranha, anh sắp thi rùi nên cũng bận lắm, hem có thời gian viết bài chi tiết. Để trong tuần ở chỗ học rãnh được tí nào anh sẽ viết rồi cuối tuần về post lên.
    À, plugin này hình như để xử lí định dạng ảnh Raw (ảnh thô) của các máy chụp chuyên nghiệp, camera của mình chỉ save chỉ dạng gif, jpg, bmp, tiff là cùng thui ...
    Được orion_constellation sửa chữa / chuyển vào 18:32 ngày 25/11/2007
  3. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Cái này là của hãng Adobe mà. Chính xác thì nó là một chương trình convert định dạng RAW. Về định dạng ảnh RAW cũng ví như một ngôi nhà xây xong rồi nhưng mà chưa trang trí nội thất chúng ta có thể chỉnh sửa sáng tối màu sắc theo ý mình, ko như các định dạng khác đã được máy tự chỉnh sửa và nén theo các định dnạg jpg, gif........ Loại định dang này thì chỉ có các máy ảnh KTS chuyên nghiệp mới có và mỗi hãng đều có 1 định dạng RAW riêng của mình cho nên ko được đồng nhất và mỗi định dạng thì phải dùng chương trình riêng của mỗi hãng để xử lý ảnh<~~~~~~~~ phiền hà đúng không? Vì vậy hãng Adobe đã tạo ra 1 chương trình convert tất cả các định dạng RAW của các hãng thành 1 loại duy nhất là định dạng RAW của hãng Adobe và có thể xử lý ngay trên Photoshop. Vậy đấy cái plugin này chỉ là như vậy thôi, mà cái máy chuyên nghiệp nó tính từ chục triệu trở lên cơ , ko biết box mình có ai sắm chưa?
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hàng mới về đây, đủ cả phụ tùng nhá:
    ACDSee Pro 2.0.238
    Fize Size:34382KB Language:English OS:Win2000/XP/2003 Date added:November 27,2007
    License:Shareware WEB:http://www.acdsystems.com/
    Link: http://www.ware8.com/Pic/8674_download.htm
    ACDSee Photo Manager 10.0.238
    Fize Size:34569KB Language:English OS:Win2000/XP/2003 Date added:November 27,2007
    License:Shareware WEB:http://www.acdsystems.com/
    Link: http://www.ware8.com/Pic/3918.htm
    Tìm hiểu thử xem thế nào bà con!
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1

    Tặng Hạ, Quân, Đôn và mọi người có sở thích chụp ảnh bầu trời. Bài viết hướng dẫn lựa chọn các thông số để có 1 bức ảnh thiên văn đẹp cho máy Canon, nhưng chắc là cũng ứng dụng được cho các máy khác.
    http://web.canon.jp/imaging/astro/index-e.html
    Cái này chắc nhờ Hạ tìm hiểu rồi truyền tải lại cho anh em không đọc được tiếng anh quá !
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 11/12/2007
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bài viết của Bigdog30784
    -------------------
    SỰ KẾT HỢP GIỮA CANON EOS 40D VÀ ORION SKYVIEW 150
    Theo như kế hoạch, tối thứ 6 (16/01/2009), mình và fair chuẩn bị một số đồ nghề xuống nhà Orion_don ở Bình Dương để thử chụp ảnh thiên văn. Lần đầu tiên chụp thử với phương pháp này (sau khi thắt lưng buột bụng một thời gian ...) nên ai cũng hồi hộp.
    Các dụng cụ để chụp (cơ bản):
    - kính thiên văn có motor bám nhật động ổn định (ở đây là kính orion skyview 150)
    - Máy ảnh có thể tháo lens ra được (ở đây là canon 40D)
    - Dây bấm mềm hoặc remote máy ảnh (có thể tự chế hoặc dùng chương trình hỗ trợ trên máy ảnh)
    - Adapter nối giữa máy ảnh với kính thiên văn
    Đầu tiên, phải chỉnh kính thiên văn theo trục cực và chọn hệ thống 2 hoặc 3 sao để chỉnh kính. Hôm trước tụi mình dùng 2 sao nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tinh chỉnh kính.
    Sau khi Orion chỉnh kính xong, lu gắn máy ảnh vào kính thiên văn thông qua adapter và nhập thông số. Tuy nhiên, một khó khăn là tại thời điểm tụi mình đang thực hiện chụp ảnh thì mặt trăng chưa lên nên mình quyết định chọn sao sirius để chỉnh focus của máy. Việc chỉnh focus nếu thực hiện với mặt trăng thì cực dễ (tất nhiên để hoàn hảo thì cũng không hẵn dễ lắm, nhưng dễ hơn nhiều so với chỉnh focus bằng sao sirius).
    Còn gì thú vị hơn khi được ngồi quan sát và chụp ảnh với những người có cùng sở thích và hồi hộp chờ đợi hình ảnh đầu tiên. Do tụi mình chưa biết trường của máy ảnh khoảng bao nhiêu nên hồi hộp cũng là điều dễ hiểu. Và ... hình ảnh đầu tiên đã xuất hiện:
    [​IMG]
    Cả ba tụi mình đều đồng thanh hét lên sung sướng, hình ảnh chòm Orion đã hiện ra với những màu sắc mà mình đã được thấy như trong những tấm ảnh do các máy lớn chụp, tuy nhiên, việc chỉnh kính theo nhật động chưa được ổn định, các sao có sự di chuyển trong thời gian phơi sáng đấy. Orion phải hì hục chỉnh lại (công việc này hơi bị phức tạp).
    Sau khi chỉnh kính lại một cách cẩn thận, tụi mình tiến hành chụp lại tinh vân orion. Thời tiết lúc này rất lạnh, sương xuống nhiều nhưng mà trời ít gió và phía thiên đỉnh tương đối trong nên rất thuận lợi cho việc chụp ảnh. Những hình ảnh tiếp theo thật làm thỏa mãn cả 3 tụi mình.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cả hai tấm hình trên thời gian phơi sáng tương tự nhưng thay đổi Iso từ 800 xuống 640.
    Sau khi ghép 2 ảnh lại để có thể làm hình ảnh sáng hơn, ta có kết quả:
    [​IMG]
    Trong tấm hình trên, mình và Đôn có ghi chú lại các thông số của hình:
    Hình được chụp bằng canon 40D và kính orion skyview 150
    Hình này được ghép bằng 2 hình: 1 với iso 800, 1 với iso 640, thời gian phơi sáng 150s

    Sau khi chụp được tinh vân orion, tụi mình tiến hành chụp thử Tinh vân thất nữ nhưng mà không được do trường của máy nhỏ hơn, mình sẽ thử vào dịp sau.
    Giữa đêm, mặt trăng đã mọc lên từ phía đông, tụi mình quyết định chụp ảnh mặt trăng. Việc chụp mặt trăng đơn giản hơn chụp tinh vân nhiều, tuy nhiên mặt trăng vẫn quá sáng, để có thể làm rõ chi tiết hơn, mình dự định sẽ dùng kính lọc mặt trăng (sẽ tìm hiểu thêm sau).
    Mặt trăng khá lớn nên để chụp đủ mặt trăng, tụi mình phải dùng 2 hình ảnh mới đủ trọn mặt trăng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau khi ghép 2 hình lại với nhau, ta có kết quả:
    [​IMG]
    Hình trên chụp với các thông số như sau:
    Tốc độ chụp: 1/10s, Iso 160

    Kết quả của buổi chụp hình lần đầu đã thành công hơn mình mong đợi. Sau lần này, tụi mình đã xác định được những khó khăn cần phải khắc phục để chụp tốt hơn cho lần sau (vấn đề là phải học hỏi thêm nhiều).
    :sm (24)::sm (24)::sm (24):
    Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC)
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 23:04 ngày 19/01/2009
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay nhiếp ảnh thiên văn mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trong cộng đồng thiên văn Việt Nam, hi vọng dần về sau kỹ thuật và thiết bị sẽ càng ngày càng được nâng cao để cho những bức ảnh đẹp mà hiện nay chúng ta chỉ thấy được ở các trang web nước ngoài.
    ^^
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.944
    Đã được thích:
    5.200
    Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách đổi sang máy full-frame, 5D chẳng hạn
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bác chỉ được cái nói đúng ^^
    Astrophotograph cũng đòi hỏi phải có đầu tư nhất định nếu muốn có các bức ảnh tốt. Bọn tớ hiện nay chỉ dám hợp tác đầu tư mỗi người một ít và góp lại.
    Tuy nhiên có thiết bị vẫn chưa đủ, còn phải tìm hiểu nhiều về kỹ thuật chụp, kỹ thuật xử lý ảnh. Mình sẽ dần dần tìm hiểu và post kinh nghiệm lên topic này.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM bọn mình hiện nay có khá nhiều bạn đang say mê chụp ảnh thiên văn. Đây là tài liệu đúc kết kinh nghiệm bản thân của bạn Nguyễn Đình Đôn - Orion constellation, các bạn tham khảo và xin được góp ý .
    ---------------------
    Đôi điều cơ bản về máy ảnh số - Tính năng và thông số:
    Có lẽ chúng ta đều quen thuộc với máy ảnh số, nhất là trào lưu máy ảnh số ngày nay làm máy ảnh phim cổ điển đang dần mất vị thế. Để sở hữu được một máy ảnh số không còn là điều quá khó khăn vì với công nghệ hiện đại nhà sản xuất đang từng bước tìm cách hạ giá thành trong khi các tính năng máy ngày càng mạnh. Chỉ trong vòng 2-3 năm nay có thể nhận thấy rõ rệt sự cãi thiện đáng kể của máy ảnh số từ loại compact ngắm chụp (point and shot) thông thường cho đến các máy bán chuyên và chuyên, các thông số mạnh hữu ích cho chúng ta ghi một bức ảnh thiên văn đẹp mà không mất nhiều công sức.
    Vậy máy ảnh số hoạt động ra sao, mình xin nói sơ qua để các bạn dễ tiếp cận hơn. Máy ảnh nói đơn giản là một thiết bị ghi hình bằng cách tiếp nhận ánh sáng qua một hệ thấu kính và thể hiện nó lên một phim ảnh có tác dụng ghi nhớ lại hình ảnh này, về cấu tạo bạn có thể dễ dàng tìm đọc các tài liệu (ví dụ SGK vật lý 12). Máy ảnh số là sự thay đổi từ việc dùng phim ảnh để ghi nhận hình ảnh sang dùng chip điện tử có khả năng cảm biến ánh sáng. Có 2 loại chip thông dụng hiện nay là CCD và CMOS với những ưu khuyết khác nhau, tùy vào mục đích mà nhà sản xuất sử dụng chọn loại chip nào. Đa số các máy ảnh số compact ngày nay sử dụng chip CCD.
    Thị trường máy ảnh số hiện nay rất đa dạng, có thể tam chia ra các loại sau:

    - Máy chuyên nghiệp:
    Thân máy khá đồ sộ vì mục đích đi sâu vào tính năng hơn thẩm mĩ. Máy này có đặc điểm sở hữu những tính năng và thông số rất mạnh và tốt. Hai đặc điểm nổi trội khác là ống kính của máy rời với thân và có thể thay đổi được, máy sử thường sử dụng chip CMOS với kích thước lớn đúng chuẩn của phim ảnh 35mm do đó các ống kính của máy này rất giống với máy ảnh phim cổ điển. Đặc điểm ống kính rời rất thuận tiện cho việc nhiếp ảnh thiên văn khá chuyên nghiệp vì ta có thể dễ dàng dùng kính thiên văn thay cho một ống kính cực mạnh. Điểm yếu duy nhất của dòng máy này là giá thành rất đắt.
    [​IMG]
    - Máy compact ngắm chụp P&S:
    Rất đa dạng về mẫu mã và giá thành, với mục đích nhiếp ảnh thiên văn ta tạm chia thành hai loại:
    + Loại compact mini: Loại này đặc điểm thân máy rất nhỏ gọn và thiên về tính thẩm mĩ, cũng chính vì vậy tính năng của nó sẽ trở nên thua kém, thiếu nhiều chế độ chỉnh tay cần thiết cho ảnh thiên văn. Tuy nhiên dạo gần đây các máy này thường được thừa hưởng nhiều công nghệ mới từ bậc ?ođàn anh? là dòng máy chuyên. Máy sử dụng ống kính liền thân và chip CCD 6mm thông dụng.
    [​IMG]

    + Loại compact ?ohạng nặng?: Tuy vẫn giữ tính thẩm mĩ nhưng trong vẻ ngoài ?ohầm hố? hơn loại máy thời trang, đôi khi dễ gây lầm lẫn với một máy chuyên nghiệp.Về tính năng và thông số loại máy này có thể xếp vào giữa dòng chuyên và nghiệp dư, giống như một loại bán chuyên, chỉ thua kém dòng chuyên một ít. Đặc biệt với trào lưu ?oSiêu zoom? đang nóng, dòng máy này thường sở hữu một ống kính liền thân rất mạnh không thua kém những ống kính rời đồ sộ đắt tiền của dòng chuyên, nhưng do sử dụng chuẩn CCD 6mm nên các ống kính này trở nên gọn gàng. Với nhu cầu nhiếp ảnh thiên văn, so về thông số - tính năng và giá cả thì dòng máy này rất thích hợp với chúng ta.
    [​IMG]
    Các thông số cơ bản của máy ảnh số:
    Có hai thông số cơ bản tối quan trọng ta cần chú ý đến đầu tiên trong nhiếp ảnh thiên văn đó là: Thời gian phơi sáng (Exposure time - EXP), độ nhạy sáng ISO. Các thông số còn lại thuộc về ống kính máy như Khẩu đổ (F), Tiêu cự (Focus), Độ zoom (Focal Length)
    - Thời gian phơi sáng (tốc độ chụp): Thông số này liên quan đến hoạt động của màn trập (cửa chắn sáng) của ống kính máy ảnh. Theo nguyên tắc buồng tối, phim của máy ảnh phải được giữ trong thân máy hoàn toàn tối và chỉ nhận được ánh sáng trong tích tắc thời điểm ta bấm chụp do cửa trập mở ra rồi đóng lại. Đối với cảm biến sáng thì có chút khác biệt, cửa trập này sẽ mở ra lúc ta mở máy để thu nhận hình ảnh giúp ta có thể ngắm qua màn hình LCD, nhưng lúc ta bấm máy thì nguyên tác buồng tối vẫn được sử dụng, cửa trập mở ra rồi đóng lại trong khoảng thời gian cảm biến sáng làm công việc ghi nhận hình. Chính thời gian giữa lần mở ra và đóng lại của cửa trập gọi là thời gian phơi sáng của cảm biến. Việc lựa chọn thông số này phụ thuộc vào nguồn ánh sáng ta chụp mạnh hay yếu, chuyển động hay không. Dãy thời gian này đa dạng từ 1/8000s (có thể nhanh hơn) (1/8000s chụp được viên đạn bay ra từ nòng súng) cho đến vô cực. Dãy thông số này rộng hay hẹp là tùy vào từng máy, thường các máy compact bị giới hạn thời gian phơi sáng tối đa bởi nhà sản xuất ví dụ: 2s, 4s, 15s (máy canon), 30s (máy sony), 60s (máy panasonic) ... đó là một bất lợi cho chúng ta vì nhiếp ảnh thiên văn ta thường chỉ chú ý đến những thơi gian phơi sáng chậm. Để dễ hiểu, với cùng một hình ảnh, giữ nguyên các thông số còn lại, chụp với tốc độ chậm ảnh sẽ sáng hơn (nhiều ánh sáng vào CCD hơn) so với tốc độ nhanh nhưng ảnh dễ bị rung mờ hơn và ngược lại.
    - Độ nhạy sáng ?" ISO: Thông số này liên quan đến mức hoạt động của chip nhạy sáng, ISO càng cao thì khả năng nhận ánh sáng của chip càng lớn trong cùng một khoảng thời gian phơi sáng. Dãy ISO rộng hay hẹp cũng tùy thuộc từng máy (ISO 50, 100, 200 ? 6400). Ví dụ chụp cùng một vật thể, cùng một tốc độ chụp nhưng ảnh có ISO 200 sẽ sáng gấp 2 lần so với ISO 100 nhưng đồng thời mức nhiễu ảnh (Noise) cũng tăng lên và ngược lại.
    - Giữa EXP và ISO có liên quan mật thiết đến nhau, tùy từng điều kiện ánh sáng, thời tiết mà lựa chọn 2 thông số này sao cho phù hợp. Với chụp tốc độ càng chậm (EXP lớn) các ánh sao sẽ hiện lên càng rõ, chi tiết cả ánh sao mờ thậm chí mắt thường khó thấy được vì tất cả các ánh sáng đến đều được CCD thu thập trong thời gian cửa trập mở. Tuy nhiên ảnh sẽ dễ nhòe khi có các rung động nhỏ do gió và ảnh hưởng lớn nhất là khi phơi sáng quá lâu chuyển động của các sao do nhật động sẽ làm các chấm sao kéo thành một vệt, điều này càng rõ khi zoom càng lớn và vô tình tạo nên một giới hạn phơi sáng cho từng độ zoom (>> Giới hạn tham khảo: 4s ?" 10x, 8s ?" 8x, 15s ?" 5x, 30s ?" 2.5x). ISO càng cao ảnh càng sáng nhưng nhiễu càng nhiều, tùy vào máy cũng sẽ tồn tại một giới hạn ISO mà ở đó ảnh sẽ không dùng được vì ta sẽ không nhận ra đâu là nhiễu và đâu là sao. Bạn nên có một buổi chụp thử nghiệm xem như thực tập để kiểm với vài vùng sao sáng dễ định vị để biết cách chọn EXP-ISO sao cho ảnh đạt độ sáng và chi tiết tối ưu nhất. Công thức sau có thể giúp bạn: Tỉ số độ sáng và chi tiết giữa hai bức ảnh khác thông số = (EXP 1 / EXP 2) x (ISO 1 / ISO 2). Zoom thấp ISO sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nhiều hơn EXP và ngược lại.
    - Độ zoom (độ dài tiêu cự): Là độ phóng đại của bức ảnh, tiêu cự càng dài hình ảnh chụp được càng được ?okéo lại gần?, dãy tiêu cự máy compact thường từ 6mm đến một giới hạn nào đó, nhà sản xuất thường quy nó về tiêu cự của máy chuẩn 35mm. Ví dụ dãy 6mm-72mm của một máy compact (đó là khoảng chạy thực của ống kính) được ghi thành 36mm-432mm tương đương zoom 12x. Khi độ dài tiêu cự được ghi đơn giản hóa gọi là độ zoom, nó biểu thị hình ảnh được phóng lên bao nhiêu lần. Các máy compact phổ biến zoom 3-4x. Zoom = f chụp / f chuẩn (f chuẩn của máy compact thường là 6mm thực hay 35mm khi đổi sang chuẩn máy phim 35). Zoom cao hỗ trợ lớn cho việc chụp các thiên thể nhỏ như đĩa mặt trăng, tinh vân ?
    - Tiêu cự: Rất quan trọng trong nhiếp ảnh với khả năng tùy biến của nó, nhưng với nhiếp ảnh thiên văn ta chỉ dùng tiêu cự ở vô cực (focus infinity), tùy loại máy compact mà thông số này có thể chuyển về chỉnh tay hoặc chỉ tự động.
    - Khẩu độ: Độ mở lớn hay nhỏ của ống kính lúc tiếp nhận ánh sáng. Độ mở và chiều sâu bức ảnh có liên quan đến nhau nhưng chúng ta sẽ không đề cập đến vì trong nhiếp ảnh thiên văn ta thường dùng độ mở lớn nhất và nhỏ nhất. Thông số F càng nhỏ thì độ mở càng lớn . Dãy F ví dụ F2.8, F3.2 ?. , F16.
    - Nhiễu ảnh (noise) không phải là một thông số nhưng là một điểm đáng chú ý trong nhiếp ảnh thiên văn. Tùy vào chất lượng chip cảm biến của máy mà độ nhiễu này nhiều hay ít khi nâng lên các ISO cao. Lưu ý cùng một mức ISO nhưng độ nhiễu giữa hai máy khác loại cũng khác nhau rõ rệt. Nhiễu ISO càng khi tăng ISO, những nơi vùng ảnh mờ tối (nhiếp ảnh thiên văn thường xuyên gặp) nhiều nhiễu hơn, và nó cũng tăng khi chip cảm biến hoạt động càng lâu do nhiệt. Nhiễu có nhiều dạng, phổ biến là lấm chấm màu khắp bức ảnh, điều này đặc biệt ảnh hưởng khi chúng ta ghi hình những ánh sao
    [​IMG]

Chia sẻ trang này