1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kĩ thuật tạo lập và xử lí ảnh thiên văn - phòng trưng bày ảnh tự chụp

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi nguyentranha, 06/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta sẽ chụp ảnh thiên văn như thế nào?
    Sau khi tìm hiểu về máy ảnh, tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước thao tác và mẹo nhỏ để cho ra một bức ảnh thiên văn đẹp. Với bầu trời, có rất nhiều thiên thể chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường hay có thiết bị quan sát như ống nhòm và kính thiên văn.Tương tự như vậy mình tạm chia thành hai phần: Chụp ảnh thiên văn chỉ với máy ảnh và ghi hình các đối tượng nhỏ qua kính thiên văn.
    Vài lưu ý trước khi bắt đầu:
    - Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bức ảnh của bạn, hãy chọn một đêm trời thực sự trong, các ánh sao sáng rõ và không có sương mù, điều ấy sẽ giúp phát huy tối đa những thông số của máy. Trời lặng gió là một yếu tố quan trọng, dù tời tiết đẹp nhưng những rung động dù rất nhỏ do gió chắc chắn sẽ làm hỏng bức ảnh.
    - Chọn một vị trí thật tốt để bắt đầu, dĩ nhiên nơi nào quan sát thiên văn tốt thì cũng phù hợp cho nhiếp ảnh, đặc biệt càng giảm được sự ô nhiễm ánh sáng từ đô thị càng tốt, miền quê là một sự lựa chọn.
    - Giữ ấm cho chính bạn với áo khoác và nón vì việc nhiếp ảnh thiên văn có thể kéo dài.
    - Nhớ sạc pin đầy nếu bạn không muốn công việc bị gián đoạn, việc chụp ảnh thiên văn làm máy mau hết pin vì CCD và màn hình LCD phải làm việc nhiều.
    - Chuẩn bị một phụ kiện quan trọng cho máy ảnh là đế ba chân (Tripod), có thể là loại lớn hoặc loại kiềng chân ba du lịch nhỏ gọn (mini tripod). Tập sử dụng loại chân đế mà bạn dùng thật thành thạo.
    [​IMG]
    [​IMG]

    - Tuyệt đối không hướng máy ở trạng thái mở vào nguồn sáng mạnh như mặt trời khi chưa có sự chuẩn bị.
    ---
    Orion_contellation
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ảnh trong bài bị resize về 800x600 để không phá khung, các bạn có thể xem toàn bài và ảnh full tại
    http://vietastro.org/forum/showthread.php?t=254&page=2
    1. Chụp ảnh thiên văn chỉ với máy ảnh:
    Chỉ với chiếc máy ảnh compact trong tay bạn có thể chụp được đối tượng cơ bản là quang cảnh chung bầu trời mà bạn nhìn thấy bằng mắt thường hay từng chòm sao riêng biệt mà bạn đã định vị được từ trước. Nếu máy sở hữu một ống kính mạnh thì đối tượng chụp đa dạng hơn như tinh vân, sao chổi sáng, mặt trăng hay thậm chí là ? mặt trời.
    - Chụp quang cảnh trời sao và chòm sao:
    Chọn vị trí và thời điểm thích hợp để vùng sao hoặc chòm sao mà bạn muốn ghi hình rõ nhất, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng với máy ảnh gắn trên chân đế và bắt đầu.
    + Máy ảnh số cho phép chế độ chỉnh tay:
    . Gắn máy vào chân đế và hướng về đối tượng.
    . Xoay bánh xe hoặc nút chọn sang chế độ menu (thường kí hiệu là M), tùy vào loại máy mà menu sẽ sắp xếp khác nhau nhưng sẽ có những thông số sau: Time Exp, ISO, F. Với thời gian phơi sáng EXP và ISO bạn hãy chọn sao cho thật hợp lý, hãy tham khảo mối liên hệ giữa ISO và EXP ở phần trên. Chọn F nhỏ nhất (ống kính mở lớn nhất)
    . Định vị vùng sao cần chụp thật chính xác bằng cách chụp nhiều bức ảnh định vị rồi chuẩn định vị đối tượng, việc này tương đối dễ dàng hơn so với máy chỉ có chế độ tự động.
    . Với một đối tượng hãy giữ nguyên vị trí máy và ghi nhiều bức ảnh với những thông số khác nhau để làm ảnh thô chuẩn bị cho khâu hậu kì. Vì sao phải ghi các bức ảnh với thông số khác nhau? Lý do để hạn chế lí do nhiễu ISO. Ví dụ: Mình chụp chòm sao Orion, bấm máy tổng cộng 4 bức ISO200 và 2 bức ISO400 (tất cả đều là EXP 15s) rồi thử nghiệm:
    - Ghép 2 bức ISO400 (EXP=2x15=30s): Độ sáng, chi tiết, màu quang phổ tăng lên nhưng nhiễu cao cũng ? gần như gấp đôi.
    - Ghép 4 bức ISO200 (EXP=4x15=60s ?" độ sáng ~ 2 bức ISO400 trên): Độ sáng, chi tiết tốt, nhiễu ít nhưng màu quang phổ không rõ, các vì sao chỉ là trắng hoặc trắng xanh.
    - Ghép 1 bức ISO400, 2 bức ISO200 (độ sáng tương đương 2 bức trên): Độ sáng, chi tiết rất tốt, nhiễu hơi tăng nhưng có thể cân chỉnh lai, màu quang phổ sao được giữ tốt.
    Kết hợp 2 bức ảnh khác thông để chúng bù trừ những khuyết điểm cho nhau. Tuy nhiên việc này cần linh động trong nhiều trường hợp, thử nghiệm ghép các bức ảnh nguồn sao cho thấy hiệu quả nhất.
    >> Thông số tham khảo: 8-30s , ISO 100 ?" 800 , zoom 1- 3x , F min (vd F2.8).
    [​IMG]
    Ảnh chụp Tam Giác mùa Đông bằng máy Canon S2IS:EXP 15s - ISO 400 - F2.7 - 1x
    + Máy ảnh số chỉ có chế độ tự động:
    . Với loại máy này ta không thể tùy biến các thông số, tuy nhiên đa số các máy đều hỗ trợ một chế độ chụp tự động Quang cảnh tối (Nightmode), chế độ này khá giống với những gì ta cần vì dùng để chụp cảnh tối mà không có đèn flash (Nếu flash mở hãy tắt nó đi), Exp và ISO sẽ tự set ở mức cao (thường exp từ 1-2s) và tiêu cự sẽ set vô cực. Nếu không có chế độ này bạn hãy thử với chế độ chụp phong cảnh (Landscape).
    . Tiếp theo hãy định vị những gì bạn định chụp, tất nhiên nhìn qua LCD chỉ là một màu đen nên sẽ hơi khó khăn cho việc định vị. Một mẹo là sau khi bấm thử một bức ảnh bạn hãy xem thật kĩ những gì bạn chụp có trong ảnh hay không, hãy dùng những sao sáng nhất làm mốc, những ánh sao xuất hiện trong ảnh sẽ rất mờ nhưng bạn đừng vội thất vọng, ta sẽ giải quyết nó ở khâu hậu kì.
    . Sau khi định vị chính xác vùng sao bạn hãy giữ nguyên vị trí máy và ghi một loạt các ảnh giống nhau (từ 10 ?" 30 bức) làm ảnh thô để sử dụng trong phần hậu kì.
    . Lưu ý bạn phải chắc ràng những gì bạn chụp được phải xuất hiện trong bức ảnh thô cho dù mờ nhưng không bị nhòe do sai tiêu cự hoặc rung. Việc đánh lừa máy để nó chỉ lấy nét ở vô cực là điều tiên quyết, nếu máy vẫn tự động lấy nét bạn đừng nên phí sức.
    [​IMG]
    Chòm Orion ghép chồng từ 15 ảnh, mỗi ảnh EXP 1s - ISO50 ?" F3.2 ?" zoom 2x
    - Chụp mặt trăng:
    + Máy ảnh số cho phép chế độ chỉnh tay:
    Chụp chi tiết bề mặt: Do đặc điểm ánh sáng mặt trăng khá mạnh nên ta thường chụp với tốc độ nhỏ hơn 1/60s để bề mặt mặt trăng không bị lóa sáng, tốc độ chậm nhất cho phép bạn không phải dùng chân đế mà có thể cầm máy chụp trực tiếp.
    . Chuyển về chế độ M, chọn thông số ISO và F nhỏ nhất, Tùy vào cường độ ánh sáng của pha mặt trăng lúc chụp bạn hãy chọn sao cho tốc độ chụp vừa đủ để thấy rõ bề mặt.
    . Chọn zoom lớn nhất của máy, vì tốc độ chụp nhanh nên bạn đừng lo ảnh bị nhòe. Với zoom ~10x mặt trăng sẽ trong như bạn nhìn qua ống nhòm.
    >> Thông số tham khảo:1/500-1/100s, ISO min, F min, zoom max
    [​IMG]
    Ảnh chụp nguyệt thực bằng máy Canon S2 IS: EXP 1/500s - ISO 50 ?" F3.5 ?" zoom 12x
    [​IMG]
    Trăng rằm: Máy Canon S5 IS - EXP 1/160s ?" ISO 100 ?" F4.5 ?" zoom 12x
    Chụp vùng ánh sáng tro: Để vùng này xuất hiện trong ảnh bạn thực hiện như trên nhưng phải dùng đến chân đế. Hạ tốc độ chụp xuống vừa đủ để vùng này xuất hiện, tuy nhiên bạn sẽ không thấy được bề mặt mặt trăng vì bị lóa sáng.
    >> Thông số tham khảo:2-5s, ISO50-80, F min, zoom tùy ý
    [​IMG]
    Mặt trăng và Sao Kim: Máy Canon S2 IS - EXP 4s ?" ISO 50 ?" F3.5 ?" zoom 5x
    + Máy ảnh số chỉ có chế độ tự động:
    Loại máy này thường chỉ hỗ trở zoom 3x nên khó chụp được bề mặt. Tuy nhiên bạn có thể dùng chế độ Nightmode, Landscape hoặc Firework (chụp pháo hoa) để chụp trăng cùng cảnh vật, nếu may mắn bạn có thể thấy được ánh sáng tro. Hãy thử nghiệm xem chế độ nào phù hợp với máy nhưng nhớ rằng phải tắt đèn flash.
    - Chụp mặt trời:
    Ghi hình mặt trời là một công việc nguy hiểm cho mắt bạn và cho cả máy ảnh nếu không thực hiện đúng cách, bạn hãy đọc kĩ trước khi thực hiện nhé. Lưu ý không được nhìn trực tiếp vào mặt trời. Không để máy ở chế độ mở hướng về mặt trời khi chưa chuẩn bị. Chỉ thực hiện chụp khi mặt trời cách chân trời <5 độ và không hề gây chói với mắt. Chỉ kéo dài việc ghi hình nhiều nhất 30s.
    + Máy ảnh số cho phép chế độ chỉnh tay:
    . Để tránh hỏng máy bạn hãy thực hiện việc sau đây trước: Cách 1: Chuyển về chế độ M, chọn thông số EXP nhanh nhất có thể (ví dụ 1/2000s), chọn F lớn nhất (ống kính mở nhỏ nhất) ví dụ F8, ISO nhỏ nhất rồi mới hướng máy về mặt trời và thực hiện chụp, nếu ảnh quá tối hãy nhích EXP lên từ từ nhưng tuyệt đối không thay đổi F. Cách 2: Chuyển về chế độ Ưu tiên khẩu độ (Av hoặc F), chọn F và ISO như trên, máy sẽ tự động chọn tốc độ tối ưu giúp bạn.
    . Do chụp tốc độ nhanh nên bạn không cần dùng đến chân đế.
    >> Thông số tham khảo: EXP min, ISO min, F max (vd F8), zoom tùy ý.
    [​IMG]
    Ảnh bình mình :Máy Canon XS 100 IS - EXP 1/100s ?" ISO 200 ?" F8 ?" zoom 10x
    + Máy ảnh số chỉ có chế độ tự động:
    . Bạn có thể dùng chế độ Auto hoặc Thể thao (Sport) để máy tăng lên tốc độ nhanh nhất có thể. Lưu ý chỉ chụp khi ánh sáng mặt trời không đủ gây chói mắt.
    - Chụp tinh vân ?" sao chổi:
    + Máy ảnh số cho phép chế độ chỉnh tay:
    . Tinh vân và các đối tượng tối khác của bầu trời là một đối tượng thú vị của nhiếp ảnh thiên văn. Sự đa dạng và phong phú của chúng thách thức bất kì các camera nào từ phổ thông cho đến chuyên nghiệp. Với máy ảnh số phổ thông, chúng ta có thể tiếp cận được các tinh vân hoặc sao chổi tương đối sáng có thể nhìn được bằng mắt thường hoặc qua ống nhòm, tuy nhiên đây là một công việc khó khăn và tỉ mẫn đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì. Vì sao lại khó khăn ? Hãy tưởng tượng ta phải ghi hình một đối tượng mà xác định bằng mắt thường hay thậm chí phải dùng ống nhòm đã khó, chỉ biết hướng của nó, những gì hiện trên màn hình LCD của máy ảnh chỉ là một màu đen khi ta thực hiện định vị?vậy làm sao để xác định đúng hướng ? Ta dùng một cách tuy chậm nhưng chắc, đó là cách ghi liên tiếp các bức ảnh chụp bỏ mà mình gọi là các bức ?oảnh định vị?, trước hết dùng zoom nhỏ nhất với góc rộng nhất để các vì sáng gọi nôm na là ?osao dẫn đường? nằm gọn trong ảnh. Từ đó ta sẽ ước lượng để cố gắng xoay máy ảnh hướng sao cho đối tượng cần ghi hình nằm ngay giữa của ảnh định vị, việc này nói thì dễ nhưng thực hiện rất lâu và cần kiên nhẫn nhất. Sau khi đối tượng đã chính xác ngay giữa, ta mới thực hiện zoom vào, mỗi bước nhích zoom cần phải kiểm tra bằng một bức ảnh xem đối tượng có lệch hay không, nếu lệch cần nhanh chóng chỉnh lại rồi mới tiến gần thêm, tránh hấp tấp có thể làm tiêu tan công sức từ đầu. Khi đến được zoom lớn nhất (ví dụ 12x) bạn phải nhanh nhanh tiến hành ghi hình với các thông số tốt. Việc bấm máy ghi hình cần thật cẩn thận, chỉ làm lệch vị trí hiện tại của máy một chút là xem như ta phải làm lại từ đầu, bạn đừng mong sẽ định vị lại được đối tượng khi ở độ zoom cao. Cách trên cũng có thể áp dụng cho các chòm sao mờ.
    . Hoàn thành việc định vị hãy ghi một loạt ảnh với nhiều thông số khác nhau làm ảnh thô chuẩn bị cho hậu kì. Thông số lựa chọn khá giống với chụp chòm sao.
    >> Thông số tham khảo: 15-60s, ISO200-800, F min, zoom > 3x
    [​IMG]
    Tinh vân M45 (Pleiades): Máy Canon S2 IS ?" Ghép chồng 2 bức ISO 400
    + 1 bức ISO 200 + lọc nhiễu, EXP 15s ?" F 3.5 ?" zoom 12x
    [​IMG]
    Sao chổi Holmes: Máy Canon S2 IS ?" EXP 15s ?" ISO 400 ?" F3.5 ?" zoom 12x
    - Chụp sao băng: Thể loại này khó thực hiện với các máy dòng compact nên mình chỉ nói sơ qua. Do đặc điểm của sao băng hiếm khi xuất hiện và chỉ thoáng qua thường trong vài phần giây nên thời điểm tốt nhất là cực điểm của môt trận mưa sao băng, khi tần số xuất hiện sao băng ở một vùng trời lên đến một hay vài phút. Các máy chuyên nghiệp có khả năng set time Exp menu nên thường được chọn từ 1-10 phút với ống kính mở nhỏ và ISO thấp để hạn chế cháy ảnh hoặc nhòa sáng. Ống kính thường dùng là ống kính có trường rộng để thấy được một khoảng trời rộng hơn. Một yếu tố không kém quan trọng đó là may mắn!
    ----------
    Nguyễn Đình Đôn -HAAC
    Phần tiếp:
    Chụp bằng máy ảnh qua kính thiên văn:
    Vài thủ thuật nhỏ để có một bức ảnh đẹp:
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 21/01/2009

Chia sẻ trang này