1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kịch Chiến Judo Trên Đất Pháp !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tinhyeuxanh, 22/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Kịch Chiến Judo Trên Đất Pháp !

    Tác giả =Nhân vật chính: Thợ đời (tức Thỏ đói).


    ......Con đường Thập Tự


    17h30 chiều thứ 7, hai tiếng trước trận chung kết Judo các CLB sinh viên toàn Pháp,

    Thỏ vặn rô bi nê, cúi mái đầu húi cua vào vòi nước lạnh. Dòng nước chảy ào ào lan từ đầu xuống vai. Cậu quờ tay lấy lọ dầu sả, vừa nhắm mắt thư giãn suy nghĩ về trận final tối nay, về đối thủ cuối cùng của cậu và của CLB. Ngâm ngón chân cái vẫn còn đang sưng tấy sau lượt đấu buổi sáng vào nước lạnh, vòi nước vẫn xối xả trên đầu , cậu chìm dần vào suy tưởng...

    Chợt có tiếng Mai gọi " Thỏ ơi, ở đâu _ cái áo _ của em ? ". Thỏ phì cười, với lấy chiếc khăn tắm. " Em xem ở trên mấy cái va li xem ". Đã bao lần cậu dậy Mai về đặc điểm cấu trúc đảo của các thứ tiếng gốc La tinh và tiếng Việt, về sự khác nhau giữa Em đi chơi và..Chơi em đi mà thỉnh thoảng Mai vẫn nhầm một cách rất khó tha thứ .

    ( Bố mẹ Mai đi sau năm 75. Mai sinh ra và lớn lên ở Pháp. Tiếng Việt của cô là là một thứ tiếng Việt giới hạn bởi từ vựng của bố mẹ và các băng đĩa nhạc hải ngoại với ngôn ngữ rất dễ thương như " Xin kính chào quý vị ". Tuy nhiên Thỏ thường bảo cô theo kinh nghiệm của một tình yêu Thăng Long của cậu thì đọc độ dăm cuốn sách + thực hành thường xuyên là ổn tất. )

    Thỏ thay quần áo và ngồi bệt xuống sàn. Mai giúp cậu dán cao và quấn ba vòng băng bên bàn chân trái bó chặt lại khớp ngón cái đang sưng vù và tấy đỏ. Xong xuôi, cậu xỏ giầy, uống nốt ly trà sâm để trên bàn. Bữa tối mà Mai cất công tìm mua đồ và làm những món cậu thích nhưng cậu không thể nào ăn nổi đến miếng thứ ba, phần vì mệt, phần vì tâm trạng không muốn ăn, để dở dang. Cậu chỉ ăn mấy lát bánh mỳ và uống thêm một gói trong hộp trà sâm do anh bạn thân người Hàn Quốc ở CLB Taewondo cùng trường tặng. Loại trà này thông mạch tăng lực tốt đến nỗi có hôm mấy anh em pha uống có một gói mà cả đêm không ngủ được, đi loanh quanh trong thành phố mấy chục vòng. Vậy mà tuyển thủ quốc gia Taewondo Hàn luyện tập ngày uống ba gói như thế. Bảo sao mấy thằng ở Worlcup chạy không biết mệt.

    Mai khoá trái cửa phòng nhà nghỉ sinh viên. Hai đứa khoác vai đi ra khỏi toà nhà, nhằm hướng nhà thi đấu Parc du Sport de Toulouse thẳng tiến. Đồng hồ lúc ấy chỉ 6h30 pm.

    ********************************

    Giải vô địch các câu lạc bộ Judo sinh viên toàn Pháp 2004 được tổ chức tại Toulouse, một tỉnh lớn nằm ở phía nam nước Pháp quy tụ một số lượng lớn các judoka có đẳng cấp. Pháp là một nước có truyền thống Judo mạnh, là đối thủ đáng gờm nhất của Nhật bản trong các giải vô địch thế giới và Olympic. Sinh viên Pháp cũng rất khoái judo, hầu như thành phố nào cũng có 1 club judo dành cho sinh viên, rất đông sinh viên đăng ký, hàng năm tuyển lựa một số xuất sắc đưa vào tuyển dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Các thành viên sinh viên đội tuyển có thể yêu cầu cung cấp một VCD Judo Olympians Favorite techniques (Các đòn thế ưa thích hay sở trường của các thành viên đội tuyển Olympic trên thế giới)

    Các hạng cân quyết liệt nhất ở cả giải sinh viên, giải trẻ lẫn giải chuyên nghiệp là từ 65 kg đến 75 kg . Có thể vì ở hạng cân này sự khéo léo và sức mạnh thể lực của VĐV đạt đến đỉnh cao.Các trận đánh thường có chất lượng cao và rất khốc liệt. Các trận đấu của hạng nhẹ hơn hay nặng hơn đều không quyết liệt bằng. Võ sĩ hạng nhẹ thường đòn đánh không tàn khốc, còn võ sĩ hạng nặng thường ít di chuyển và ra đòn chậm, trọng tài thì lọt thỏm giữa hai đấu thủ. Vì thế tâm điểm của buổi tối là chung kết ở ba hạng cân, 65, 70, 75, trong đó Thỏ và võ sĩ tỉnh nhà đánh trận đầu tiên ở hạng 65 kg.

    ******************************

    Nhà thi đấu lúc 6h45, khán đài đã lác đác khán giả. Một số đội tuyển đã có mặt và thay trang phục. Các tuyển thủ đã bị loại cũng đến đúng giờ để cố vũ bạn mình. Thỏ thấy Vincent, người phụ trách CLB và mấy cậu bạn đang giơ tay vẫy. Để Mai ngồi một góc trên hàng ghế ban huấn luyện, cậu vào phòng thay đồ thi đấu, Vincent đưa cậu xăng tuya màu đỏ anh bắt thăm ban chiều. Thỏ mỉm cười, màu đỏ ưa thích, màu của máu, của đấu tranh và chiến thắng.

    Như thường lệ, Thỏ bắt đầu bài khởi động bằng các động tác làm săn dẻo cơ bắp . Sau đó cậu tập vào các kỹ thuật với Stéphan, bạn tập cùng CLB nhưng đã bị loại. Cậu thực hiện bài tập tốc độ vào đòn nhanh trong khoảng 1-2p nghỉ 15", lặp lại nhiều lần rồi dứt điểm. Cuối cùng, Thỏ vào đòn Ippon, đòn ưa thích của cậu và đại ca từ thời xa xưa hồi còn tập trên trung tâm huấn luyện VĐV cấp cao Trịnh Hoài Đức, cũng là đòn đem lại cho cậu nhiều vinh quang ở giải trẻ và giải toàn thành. Ippon là một kỹ thuật đơn giản, thực dụng nhưng muốn đánh có hiệu quả thì phải thật nhanh, chuẩn xác và dùng kèm với các đòn đánh lạc hướng ( hư chiêu ). Lịch sử các trận đánh Judo nhiều cao thủ sử dụng đòn này do hấp tấp nên bị phản đòn thua điểm tuyệt đối nằm dài lắc đầu trên thảm đấu.

    Thỏ ra nghỉ, uống thêm một ngụm nước Mai đưa và nhìn sang phía bên kia sàn. Đối thủ của cậu trong trận này là một tên tuổi trong giới Judo sinh viên. Bố người Pháp mẹ người Angiêri, hai dòng máu tạo nên đứa con lai chắc khoẻ, dẻo dai và mạnh mẽ. Kỹ thuật hoàn hảo cộng với gương mặt thanh tú của Pháp với đôi mắt huyền bí kiểu Ả Rập, Barreau được mệnh danh là PrinceJudo ( Hoàng tử Judo ). Đây là lần đầu tiên Thỏ chạm trán với Hoàng tử ở hạng cân này;

    Ở câu lạc bộ, Thỏ được bọn tập cùng đặt cho biệt hiệu " Tacticien " ( Nhà chiến thuật ). Biệt hiệu này xuất phát từ ngành mà cậu theo học, cũng như triết lý chiến đấu của cậu. Triết lý này dựa trên nền tảng kỹ thuật Kuzushi của Judo Nhật bản, một tổ hợp đòn thế nhằm phá thăng bằng và đánh lạc hướng đối phương trước khi ra đòn thật sự ). Đây là những kỹ thuật rất khó nắm bắt và vận dụng, phù hợp với sự khéo léo của người châu Á. Còn trường phái Judo Âu Mỹ thì thiên về kỹ thuật Taiotoshi, thiên về loạt dứt điểm cực nhanh bằng tốc độ và thể lực.

    " Hoàng tử " vẫn đang say sưa với bạn tập của mình. Chỉ xem lướt cách hắn khởi động cũng như các trận đấu trước của hắn mới thấy thật đáng nể. Cách vào đòn của y rất nhanh và gọn, không một động tác thừa, chứng tỏ một kỹ thuật rất tốt và sự nhanh nhẹn hiếm thấy. Đòn tủ của Hoàng tử là đòn Uchi trái, chính là biến thế của đòn hông Uchimata nhưng đánh về bên trái, được Hoàng tử sử dụng với độ chính xác và tốc độ đáng kinh ngạc. Hơn một nửa các đấu thủ buổi sáng của y bị loại bởi đòn này, và thua bằng điểm ippon ( thua điểm tuyệt đối )

    *********************



    Võ sỹ lên đài​

    Yêu quí tặng hương hồn em Trần Thanh Ngời. Người bạn đồng môn, đồng thầy, người em đã hi sinh cho tinh thần Nhu đạo.

    ***********​

    Nhiều triệu năm trước, từ đáy đại dương sâu thẳm, những xung động núi lửa dữ dội đã nâng lên một quần đảo hình cánh cung ôm lấy bờ biển phía Đông châu Á. Một quần đảo mà ba phần tư là đồi núi, với những thung lũng và đồng bằng nhỏ không mấy màu mỡ, khiến con người sinh sống trên đó phải luôn chống đỡ với tự nhiên và có một thời gian dài phân rã, tranh chấp đất đai. Đó là quê hương của môn Judo, đất nước Nhật Bản.

    Không giống Karate, Judo có nguồn gốc hoàn toàn từ lịch sử nước Nhật. Vì thế nó in đậm phong cách và triết lý nhân sinh của người Nhật . Có thể nói Judo là tinh tuý văn hoá Nhật thể hiện trong lĩnh vực chiến đấu. Người Nhật vốn trọng sự mềm mại, sự trong sạch về tâm hồn, ước mong hoà hợp với thiên nhiên. Điều đó ảnh hưởng rõ rệt đến môn Judo.

    Tiền thân của Judo là môn võ Nhật cổ mang tên Jujutsu, một môn võ đánh tay không.
    Nội chiến triền miên trước năm 1600 đã thôi thúc Jujutsu phát triển. Lúc đó nó chỉ là một hình thức chiến đấu tàn khốc nhằm giết người bằng tay không, và chỉ dành đặc quyền luyện tập cho tầng lớp quý tộc và chiến binh (samurai).

    Tầm quan trọng của Jujutsu ngày càng tăng theo đà lớn mạnh của tầng lớp võ sĩ sau thời Heian và trước thời Tokugawa, tức là sau năm 1185 và trước năm 1600. Đó là thời gian có nhiều loạn lạc và biến động. Nhật hoàng không có thực quyền mà nằm dưới sự chi phối của đại nguyên soái (Shogun). Hầu hết các đời đại nguyên soái không đủ lực lượng khống chế các lãnh chúa. Giữa đại nguyên soái và các lãnh chúa diễn ra cuộc chạy đua về xây dựng lực lượng quân sự. Đó chính là lý do khiến Jujutsu ngày càng phát triển mạnh, trở nên đa dạng và chuyên biệt hơn. Nó phát triển thành các trường phái (Ryu), mỗi Ryu khai thác một khía cạnh riêng khác nhau của Jujutsu cổ điển. Trường phái này chú trọng các kỹ thuật ném quật (Nage), trường phái khác lại sử dụng nhiều đòn đè khoá (Osae, Shime, Kansetsu), hoặc có trường phái chuyên đánh điểm vào tử huyệt (Atemi). Về chiến thuật, quan điểm của các Ryu cũng khác nhau, coi trọng sự sáng tạo hoặc tính thời điểm, hay sự tấn công trước khi đối phương kịp chuyển động.(tham khảo Quả đấm miền sơn cước)

    Sự kiểm nghiệm quan trọng nhất tính ưu việt của kỹ thuật và chiến thuật của các hệ phái là thực chiến. Jujutsu đã tự chứng minh sự mềm mại chết người của mình ở chiến trường khốc liệt, nơi người võ sĩ chỉ được lựa chọn sống hay chết.

    ******************

    Sau khi được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Olympic, Nhật & Pháp trở thành hai cường quốc tranh nhau ngôi vị cao nhất ở bộ môn này. Phong trào Judo sinh viên Pháp lên rất nhanh sau những chiến thắng lịch sử của David Douillet gia đoạn 95-98. Liên tục trong vòng 3 năm, David giữ ngôi vô địch thế giới Judo ở hạng cân danh giá nhất, hạng 80 kg đồng thời giữ luôn chức vô địch các hạng cân. Những chiến thắng khiến cả nước Nhật phải nhỏ lệ đau buồn khi 3 lần liên tiếp võ sỹ Nhật thua người nước ngoài trong môn Judo. Douillet trở thành thần tượng cho giới trẻ Judo Pháp. Và phần thưởng cho trận chung kết tối nay là một cuộc gặp gỡ trong mơ với nhà vô địch.

    ----

    Thỏ nhắm mắt nhớ về Trần Thanh Ngời, về những kỷ niệm và những lời hẹn còn dang dở. Cậu thân với Ngời & cũng tranh thủ tập với em trong mỗi lần về phép. Anh em cũng giữ liên lạc với nhau & với thầy sau khi chia tay đi học, đi nước ngoài tập huấn. Tin dữ đến với Thỏ một tuần trước khi giải Judo sinh viên toàn quốc chính thức khởi tranh. Thầy viết thư báo về sự ra đi của Ngời.

    Đó là buổi đấu tập bình thường với các bạn để chuẩn bị cho SeaGame22. Đến lượt đấu thứ tư, Ngời chọn một bạn ở hạng 73kg đấu tập. Tuy chỉ cân nặng 58kg nhưng việc một vdv chọn bạn đấu tập nặng cân hơn là chuyện bình thường trong đội tuyển. Khi vào cuộc chừng một phút, Ngời vào đòn sode sturikomi goshi - đây là đòn sở trường của Ngời, kỹ thuật này em tập đi tập lại cả ngàn lần ở CLB, nhưng rủi cho Ngời là khi em xoay người cõng bạn tập lên lưng thì bị vuột tay nắm áo.

    Đang tung người lên thì bị mất đà, Ngời tự cắm đầu xuống nệm trong lúc bạn tập không có động tác phản đòn. Thầy đứng gần đó nhưng không cách nào ngăn kịp. Ngời nằm im trên nệm. Ngay lập tức Thầy đưa Ngời đến Bệnh viện Xanh Pôn. Kết quả chụp X quang cho thấy đốt xương cổ bị lệch, tủy cột sống bị tổn thương nghiêm trọng. Nằm trên giường bệnh, Ngời thì thào: ?oTại con đánh ẩu, thầy đừng buồn con nghe thầy?. Sau đó, Ngời ra đi mãi mãi...


    ----------------------

    Thỏ đứng dậy, sửa lại đai áo rồi bước ra thảm đấu. Một cảm giác thoáng như điện chạy dọc qua sống lưng. Nhiều năm rồi. Cái cảm giác thường trực của một vận động viên trước trận so tài đỉnh cao. Nhiều võ sỹ trước lúc thượng đài, có lúc còn run run đến mức bước không nổi. Cậu hít một hơi dài, cúi xuống chào thảm đấu rồi bước lên....

    ( Nguồn: www.tathy.com)

    Được tinhyeuxanh sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 22/05/2006
  2. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Nghi lễ của một trận đấu Judo bắt đầu bằng việc chào thảm. Đó là nghi thức chào cái thế giới thực tại để bước vào cuộc đấu sinh tử của người đó. Khi kết thúc trận đấu, vận động viên lại chào một lần nữa để bước ra thế giới thực tại.
    Thỏ ngẩng lên. Ánh đèn thi đấu sáng trắng nhòa đi cùng với những tiếng ồn. Trước mặt cậu chỉ là trọng tài & đối thủ. Cùng 5'' ngắn ngủi của hiệp đấu. 5'' ngắn ngủi vinh quang hay chiến bại với chướng ngại vật cuối cùng là đỉnh Olympia có tên Hoàng tử.
    Y đứng đó. Tóc cua tỉa gọn gàng. Nụ cười nhu hòa với cặp mắt sâu dưới hàng mi cong ánh lên vẻ tinh anh. Vóc người dong dỏng dẻo dai, cao 1m75 nặng 65 kg nhưng là 65 kg tràn trề sức lực. Không một chút mỡ thừa, vòm ngực & cơ bụng nổi cuộn lên sau vạt áo đấu. Đôi chân nhún nhảy nhẹ nhàng. Thỏ hít sâu thêm một hơi dài nữa. Lần này cậu cảm thấy đôi chân mình như chợt lỏng ra.
    Một tiếng chuông vang lên. Trận đấu bắt đầu. Tiếng ầm ĩ trong nhà thi đấu nổi lên thành một mớ hỗn độn bùng nhùng trong tai Thỏ. Cả những tiếng thét: Vazy. Truy lơ ( Dứt điểm nó đi) từ hai phía. Ngay trong lần chạm áo đầu tiên, Hoàng tử không hề khách sáo tung ngay đòn Uchi sở trường
    Thỏ di chuyển sang trái né đòn & lập tức thi triển ngay kỹ thuật Kozushi. Đây là nhóm kỹ thuật di chuyển tránh đòn + buộc đối phương di chuyển theo làm lệch trọng tâm của họ khiến họ mất thăng bằng. Có nhiều người thành thạo các đòn thế quật ngã, nhưng khi song đấu lại không quật được mấy ai, vì họ không nắm vững kỹ thuật Kuzushi. Đối với hai đối thủ cùng trình độ nếu đối phương không bị mất thăng bằng thì rất khó quật ngã được họ. Hơn nưa, trong song đấu, mỗi cá nhân có thói quen phản ứng khác nhau khi bị tấn công, cho nên Kuzushi không chỉ là kỹ thuật mà còn là một chiến thuật. Và chiến thuật này được HLV của Thỏ đưa ra là di chuyển sang trái & dùng các đòn chân tấn công Hoàng tử. Tiên hạ thủ vi cường. Phải dứt điểm ngay khi nó còn chủ quan, Thỏ thầm nghĩ. Cậu tung dứ một đòn quét Kouchi vào chân phải của Hoảng tử. Y lập tức chùng chân trụ xuống. Nhanh như cắt, Thỏ xoay người tung đòn Ouchi vào chân trái Hoàng tử. Dính rồi. Prince mất thăng bằng ngã nghiêng người sang bên trái. Waza-ari ! Trọng tài giơ tay ngang vai. Điểm bán tuyệt đối. Hoàng tử lại thấp thoáng xông lên. Mắt y vằn đỏ. Thỏ tung ngay đòn Ippon. Hụt rồi. Hai đối thủ quần thảo nhau trên thảm đấu. Thỏ chợt nhận ra rằng đối thủ không chỉ có lối đánh chủ công như vũ bão mà còn có chiến thuật rất thông minh & khả năng phân tích tình huống cực nhanh. Hoàng tử dùng một tư thế nắm khá khó chịu. Khi Thỏ tiến vào nắm lấy áo thì hoàng tử gạt ngay rồi nắm ngược lại bằng tay trái trong khi tay phải thì nắm phần lưng áo (qua vai). Hoảng tử cố gằng dìm cậu xuống khống chế không cho đứng thẳng, không cho thu hẹp khoảng cách cũng như thi triển đòn chân. Đôi tay Hoàng tử cứng như thép, có thể là sản phẩm của kỹ thuật ?okumité?, một kỹ thuật nắm áo & tránh nắm áo. Nhưng cậu không còn nhiều thời gian để nghĩ nữa. Nếu không thoát khỏi hai gọng kìm thép của Hoàng Tử thì đòn tủ Uchi là khó tránh khỏi. Cậu hít một hơi thật sâu rồi chùng người giằng mạnh khỏi sự đeo bám của đối thủ. Nhưng muộn rồi. Một tiếng thét vang lên và Thỏ chỉ kịp nhìn thấy Barreau trườn nhanh như một con rắn vào sát chân mình. Kataguruma. Ý nghĩa nhanh như điện xẹt qua đầu cùng với đôi chân di chuyển vô thức chỉ kịp lăn người sang một bên tránh thua điểm tuyệt đối. Waza-ari ! Trọng tài giơ ngang tay điểm bán tuyệt đối cho Hoàng Tử. Mất lợi thế rồi.
    Ngay lập tức sau khi bị gỡ điểm, Thỏ cảm nhận được sự tấn công qua những giai đoạn tiếp nhau: đai hông, hai vai & vạt áo liên tiếp được hoàng tử tận dụng để thi triển kỹ thuật đòn tay Kumité của mình. Thỏ chuyển sang chiến thuật chủ động chơi chậm lại, không cho đối phương có cơ hội ghi thêm điểm.
    --
    Trận đấu trôi dần về những phút cuối, cả hai đều chủ động chơi chậm lại, không cho đối phương có cơ hội ghi điểm. Trong các trận đấu đối kháng của một số môn như quyền Anh & Judo, do thời gian thi đấu dài nên nhiều võ sĩ sớm giành điểm trước đối thủ mạnh, nhưng do đuối sức nên để đối phương thắng ngược. Thỏ & Hoàng tử đều có kinh nghiệm thi đấu nhiều năm trên nền tảng thể lực tốt, biết phân phối sức hợp lý nên thế trận diễn ra rình rập căng thẳng, cả hai chỉ tập trung cản phá đòn công của đối phương & chờ đợi sự sơ hở trong di chuyển để ra đòn quyết định. Nhà thi đấu trở nên im phăng phắc. Nhưng không hiểu do ưu thế chủ nhà hay vì một lý do nào khác mà Thỏ bị phạt thêm hai điểm Koka do ngăn cản đối phương tấn công trong khi Hoàng tử chỉ bị một. Koka là điểm thấp nhất trong thang điểm Judo & chỉ cần một đòn chân đơn giản là có thể san bằng & vượt lên cách biệt này. Tuy nhiên Thỏ vẫn không thể tìm được phương án áp sát cho dù Hoàng Tử có thể hình và sải tay không quá vượt trội. Bởi đôi tay gọng kìm cứng như thép nguội của Hoàng Tử dường như không có một giây nào chùng ra trên áo Thỏ.
    Thỏ nghe thấy tiếng các đồng đội bên ngoài, giục giã. Không còn nhiều thời gian nữa. Cậu cố gắng hít một hơi dài & giữ dưới đan điền. Nhịp tim & hơi thở vẫn điều hòa. Chỉ có cơ bắp đột nhiên nhão ra như bột. Chắc tại mình đã tắm ban chiều. Thỏ nghiến răng. Mồ hôi chảy ròng ròng xuống mắt, môi cậu mằn mặn.
    Vẫn còn một tuyệt chiêu cuối cùng cậu học được hồi tập huấn tại Trung Quốc trong tuyển trẻ Hà Nội. Ippon Koga. Một đòn đánh đơn giản, hiệu quả đã được Thỏ luyện nhiều lần tuy ít sử dụng, bởi nó cũng dễ bị đối phương phản đòn. Hiếm khi cậu tung đòn này ra mà không dành đựơc điểm nhưng cũng không ít lần dính phải phản đòn khóa, siết cổ bởi đối phương tuy đã bị quật ngã nhưng vẫn lòn được tay trên hai vạt áo đấu của cậu Hi vọng tính bất ngờ của đòn Judo phương đông sẽ khiến Hoàng Tử không kịp phản ứng. Cũng chỉ còn cơ hội cuối cùng.
    Thỏ giằng mạnh vạt áo đấu của Hoàng Tử & tung ra liên tiếp hai đòn quét trụ. Hoàng Tử lập tức di chuyển né đòn cũng là lúc Thỏ tiến lên hai bước theo chiến thuật Kozughi bật ra tiếng thét, đồng thời tung hết tàn lực vào đòn tay Ippon Koga. Trong một tích tắc, Thỏ cảm nhận được chân trụ của Hoàng Tử bị hỏng tấn & một khối lượng bị cuốn theo chiều lực tay hông của đòn Ippon Koga. .Nhưng dường như cặp gọng kìm kia không bị bung ra theo khối lượng đang di chuyển ấy mà hình thành hai sợi dây thít chặt vào cổ họng cậu. Một phần nghìn tích tắc thoáng qua & cậu chờ đợi nghe tiếng Wasa-ari của trọng tài ( Hai điểm Wasa-ải = 1 điểm Ippon đồng nghĩa thắng tuyệt đối). Nhưng cậu không còn nghe được gì nữa. Hai vạt áo đấu dầy dặn như hai con rắn siết mạnh vào cổ cậu. Một bóng đen lan tỏa nhẹ nhàng trong đầu. Thỏ ngất đi...
    Mình nhau thôi, & xin chớ nói gì
    Dù khóe mắt có trăm ngàn giọt lệ
    Em khóc cho nỗi buồn thế hệ
    Anh thương cho kiếp phận con người
    Ta sẽ đi theo lối cỏ ven đồi
    Đuổi bắt chùm mây bạc
    Những cụm mây thiếu thời trong hồn ta lãng đãng
    Mãi vẫn còn trôi..
    Đầu óc Thỏ bồng bềnh phiêu lãng. Trông cơn mê, cậu gặp Ngời đang mỉm cười, một nụ cười bừng sáng trên khuôn mặt thật thà, chất phác. Đứa em dại ngày nào còn tiếp bước Thỏ ở tuyển trẻ HN khi cậu đi học, ngày nào anh em còn luyện tập cùng nhau, lần nào tập xong mấy anh em cũng rủ nhau đi ăn lẩu, nem chua rán, trà đá, nước mía. Vậy mà giờ đây Ngời đã xa quá rồi.
    Thỏ dần tỉnh lại & đập vào mắt cậu là gương mặt của Mai đang đầm đìa nước mắt. Các đồng đội tại CLB cũng ngồi bên cạnh cậu. HLV chạy lại hỏi thăm & cười, không sao đâu. Tao đã bảo nó (Mai) thế mà nó cứ mít ướt, cinéma quá. Thỏ cũng bật cười.
    Hoàng Tử chân thành bước đến bắt tay hỏi thăm cậu. Cả hai trao đổi những lời khen ngợi xã giao nhưng cũng hết sức chân thành. Hoàng Tử không phải võ sĩ đầu tiên sử dụng đòn siết cổ trong thi đấu nhưng có lẽ là người duy nhất phát triển nó lên thành tuyệt chiêu lợi hợi cho riêng mình. Thỏ cười nói là tao thua vì đôi tay cứng như thép của mày. Mọi người bảo là mày trong lúc học thư viện một tay vẫn còn tập bóp bóng cao su. Hoàng tử cười đáp, đó chỉ là những gì chúng nó nhìn thấy. Sự thực là tối nào trước khi đi ngủ tao cũng nằm co chân, choàng áo võ vào đầu gối để tập siết cổ.
    Đòn siết cổ trong Judo có hai cách: một là siết ở bên hôn cổ khiến máu không thể lên não được, làm đối thủ lâng lâng và không làm chủ được mình để đập tay xin thua, dẫn đến bất tỉnh; còn kiểu siết thứ hai là ngay yết hầu khiến đối phương bị ngạt và phải đập tay xuống thảm xin hàng. Sự khổ luyện của Hoàng Tử cuối cùng đã chiến thắng xứng đáng.
    Loa gọi tên Hoàng tử ra đánh trận cuối cùng, trận đánh mang tính biểu diễn & cũng là tranh ngôi vô địch các hạng cân. Hoàng tử nhà vô địch hạng 65 kg sinh viên gặp Thiery bò mộng, vô địch hạng 85 kg. Thỏ bắt tay & nháy mắt: Mày thử thi triển lại đòn siết cổ tập trên giường tao xem. Hoàng Tử toét miệng cười.
    Khi hoàng tử bước ra thì cả nhà thi đấu vang lên những tiếng hô : Ale Prince Ale Prince! Thiery vô địch hạng 85 kg biệt danh Bò mộng to lừng lững như con gấu trước hòang tử mới của giới Judo sinh viên Pháp, đang giơ hai tay chào đám đông cuồng nhiệt. Cánh tay trọng tài vừa chém xuống báo hiệu trận đấu bắt đầu cũng là lúc tiếng chân Hòang tử dậm xuống thảm đấu đánh xùynh cùng với tiếng thét Kiai lộng óc. Thiery chưa kịp giật mình thì bỗng nhiên tay và cổ bị kẹp trong thế gọng kìm, Hoàng tử Barreau với ánh mắt nảy lửa hai tai xiết chặt cổ áo Thiery và di chuyển rất nhanh vòng quanh đối thủ. Đám đông CDV hét lên "Tamura Arashi" - một tuyệt chiêu của Judo. Bị quăng xuống thảm, Thiery giận dữ đứng lên. Đợi cánh tay trọng tài hạ xuống Bò mộng gầm lên như chúa sơn lâm bị chọc tức và xông vào nắm cổ áo của Hoàng Tử, để rồi cũng gần như ngay lập tức lĩnh tiếp đòn Uchi-Harai huyền thoại. Trận đấu đã được định đoạt cũng như số phận của ngai vàng Judo sinh vien Phap. Hoàng tử đã thắng trận đấu oanh liệt nhất trong lịch sử giải đấu này.
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trận đấu với Hoàng tử năm ấy là trận cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu Judo của Thỏ. Mặc dù hôm đó trên đường về nhà cậu đã đùa với Mai là lần sau sẽ không đưa Mai đi coi cậu đấu nữa vì rồi cô sẽ hồi hộp lo sợ rồi lại khóc nữa. Nhưng không ngờ đấy là lần cuối cùng cậu được ở bên cả hai người bạn thân thiết, Mai & sàn thi đấu Judo.
    --
    Trên cuốn niên giám Judo sinh viên có in hình David Douillet, nhà vô địch Judo thế giới của Pháp đang khoanh tay mỉm cười với câu nói về bí quyết thành công của mình: The secret of Judo: when you fall down 7 times, get up 8 times. Winners never quit and quitters never win.. Tuy nhiên khi lật trang mở đầu người ta lại bật cười với hình Napoleon cũng đang khoanh tay với ánh mắt đầy giễu cợt: "Nhưng những trận đánh với đàn bà lại là những trận đánh mà ta chỉ có thể giành chiến thắng bằng cách chạy trốn"
    Bỏ qua sự hài hước người Pháp, Thỏ hiểu điều gì làm nên triết lý chiến thắng của Judo. When you fall down 7 times, get up 8 times. Cậu hiểu điều đó khi còn là cậu bé 15, 16 tuổi xa nhà đi tập huấn tuyển trẻ ở Nam Ninh. Những buổi mây chiều gió sớm mấy anh em sau buổi tập lại ngồi buồn nhớ nhà đến quay quắt. Những lần mệt lả trên thảm tập rồi lại phải nghiến răng chạy 5 vòng quanh khu liên hợp thể thao để rèn luyện sức bền & thể lực. Những lần bị bạn tập lớn hơn hoặc các chuyên gia quăng như bao cát đến mềm xương. Nhưng không một phút nào trong ý thức cậu lại cho phép mình gục xuống.
    Chỉ đến sau trận đấu cuối cùng với Hoàng Tử, trận đấu mà đến giờ cậu vẫn không hiểu tại sao trọng tài lại không cho cậu điểm tuyệt đối sau đòn Ippon Koga khi mà Hoàng tử đã bị tung lên không trung & rơi lưng xuống đất trước khi thực hiện đòn siết cổ. Nhưng có một điều Thỏ hiểu rất rõ là thời của cậu đã qua hẳn. Những đêm dài thức khuya cờ vây, đọc sách trong khi các đối thủ không ngừng rèn luyện thể lực, tuyệt chiêu đã khiến cho Thỏ không còn nhiều cơ hội tranh chấp huy chương cho những thách thức đỉnh cao trứơc mắt. Võ đài rời xa, Judo đối với cậu bây giờ chỉ là ôn luyện trau dồi các kỹ thuật & suy ngẫm về triết lý...
    Năm 2000, Vladimir Putin, một người mang đai đen Judo lên nắm quyền tổng thống Nga. Một thời gian ngắn sau, môn Judo, mà vào những năm 70 chỉ chiếm hàng thứ yếu so với Sambo & các môn võ khác tại Nga, đã trở thành trào lưu thời thượng. Khi Putin còn bé, con em các gia đình ở Nga thường theo học Karate, giờ thì cha mẹ đưa chúng đến các võ đường Judo. Họ mong con họ sẽ giống tổng thống, bởi ông từng nói với báo giới rằng Judo và KGB đã làm nên con người ông.
    Bỏ qua những sự so sánh ngộ nghĩnh đó. Những năm tháng thi đấu đã để lại cho Thỏ nhiều dấu ấn không thể quên. Đến tận nhiều năm sau, mỗi lần đến sàn tập Judo hoặc Kendo, mỗi lần xem thi đấu trên tivi hoặc thậm chí đôi lúc cả trong cơn mơ, Thỏ vẫn nhớ đến quay quắt ánh đèn sáng lóa mắt mỗi lần bước lên thảm đấu, không khí như sôi lên của nhà thi đấu cùng mùi mồ hôi hăng hăng trên áo đấu, tiếng thét của những đối thủ với mái đầu cua gân guốc với ánh mắt sắc nhỏ can trường của tinh thần võ đạo. Tất cả đã lùi xa.
    Mai của cậu giờ cũng đã đi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng rồi vẫn cứ phải quên. Đường đời trăm lối & người võ sỹ lại tiếp tục ra đi trên con đường thập tự của mình..
    Người đi ừ nhỉ người đi thực
    Mẹ thà coi như chiếc lá bay
    Chị thà coi như là hạt bụi
    Em thà coi như hơi rượu say
    Mây thu đầu núi gió lên trăng
    Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm
    Ly khách ven trời nghe muốn khóc
    Tiếng đời xô động tiếng hờn câm
    HẾT.
  3. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    gởi cậu tinhyeuxanh !
    + Chúc cậu 1ngày vui !
    + Xin cám ơn cậu , lâu mới đọc được 1 truyện hay thế này !
    + Có vài chỗ Tôi xin bổ xung nhé
    - Năm 2000, Vladimir Putin, một người mang đai đen Judo lên nắm quyền tổng thống Nga.
    + Hệ thống sắc đai của môn JUDO tại U S S R không như ở Nhật Bản hay 1 số nưóc khác trên thế giới .
    + Hệ thống đẳng cấp đưọc thể thao hoá khá đơn giản
    + Mang đai màu đen thì chỉ cần có đẳng cấp DB Kiện Tướng TT là có thể mang ngon ơ !
    - Một thời gian ngắn sau, môn Judo, mà vào những năm 70 chỉ chiếm hàng thứ yếu so với Sambo & các môn võ khác tại Nga, đã trở thành trào lưu thời thượng.
    + Chỗ này thực ra là thế này ! tham gia thi đấu JUDO đội tuyển của U S S R có thể nói là không có ! năm 1964 Người U S S R
    chính thứ tham gia thế vận hội ở môn này nhưng phần lớn là sử dụng những đòn thế tương tự / SAM BO / nhưng gặt hái không ít kết quả khả quan
    + Đòn thế giống nhau đến khoảng 70 % nhưng có những điểm khác nhau chỉ có người trong nghề mới nắm bắt được .
    + VĐV chơi SAMBO nhảy qua thi đấu JUDO đối với người ở
    U S S R không khó và cũng không hiếm !
    - Khi Putin còn bé, con em các gia đình ở Nga thường theo học Karate
    + Khi Puttin còn bé !!!! thì Karate chưa phát triển ở U S S R !!!! sau những năm 70 chủ yếu là tập luyện qua sách vở in ấn từ nưóc ngoài !
    + Ai truyền bá , dạy võ từ các nước khác / trừ Quyền Anh, Vật / bị truy tố trách nhiệm hình sự, lãnh án 5-7 năm tù
    - giờ thì cha mẹ đưa chúng đến các võ đường Judo. Họ mong con họ sẽ giống tổng thống, bởi ông từng nói với báo giới rằng Judo và KGB đã làm nên con người ông.
    + Cái chỗ này thì chạy theo phong trào thôi ! trước Puttin tổng thống chơi Quần Vợt , bây giờ JUDO không có gì lạ cả !
    + Nói chung dân nước ngoài chơi JUDO thấy cũng ham . Tinh thần học hỏi của họ cũng cao lắm . Vào các CLB ở Pháp xem không khí tập luyện của họ khác ngay .
    + Tôi cũng từng thị sát các chương trình đặc huấn cho các đội tuyển QG về JUDO của các nưóc khác nhau : Phần Lan, Nhật Bản , Pháp, Đức và 1 số nưóc Đông Âu .... dù là 1 môn JUDO nhưng cách tiếp cận của mỗi nưóc hoàn toàn khác nhau !
    + Nếu các vị để ý thì kết quả thế vận hội môn JUDO người Nhật đã không còn chiếm vị trí độc quyền nữa rồi !!!!
    + Chúc cậu luôn vui khoẻ !!!!
  4. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    bài viết rất hay ...vote cho bác
  5. Miconuong

    Miconuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Công nhận đọc hấp dẫn thật... Cho em hỏi một chút:
    - tinhyeuxanh có liên lạc với tác giả bài viết này không ạ? Nếu có và nếu huynh ấy vẫn còn ở Pháp thì em rất mong được mời thodoi đến Jussieu (ĐH Paris 6) giao hữu một phen với tụi em để khuấy động phong trào .
    Thật ra đám judoka đấu giải vô địch quốc gia đại học toàn gà chiến chứ chẳng phải amateur. Như đội hình đoạt giải vô địch đồng đội nữ quốc gia của Paris 6 toàn dân tuyển (trong đó có 1 đồng chí vô địch châu Âu dưới 23 tuổi hạng cân -48kg), cả năm tập ở INSEP chứ có thấy mặt ở dojo Jussieu bao giờ đâu , nhưng thi đấu thì thi đấu cho Paris 6 vì họ là sinh viên của trường (hì, thể thao của Paris 6 hơi bị ngon, trong số 11 huy chương vàng Olympique Athens của nước Pháp, có tới 2 cái bộ môn đánh kiếm của dân Paris 6 ). Nói thế để thấy huynh thocon vào được đến chung kết thì oai quá xá luôn! Thì cũng hợp lý, huynh ấy cũng là dân Judo đội tuyển HN. (mà mấy hạng cân kể trong bài này thấy hơi lạ, ở đâu ra 70 và 75 thế nhỉ, đúng ra phải các hạng cân trong thi đấu Judo là -60, -66, -73, -81, -90, -100 và +100 chứ , rồi tên đòn nữa, em thuộc hệ phái... Judo lý thuyết mà có mấy cái tên nghe lạ hoắc lạ huơ )
    Được Miconuong sửa chữa / chuyển vào 00:59 ngày 29/05/2006
    Được Miconuong sửa chữa / chuyển vào 01:03 ngày 29/05/2006
  6. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2
    Bạn vào link này đọc lại và nếu thấy hay thì PM cho tác giả
    http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=7408
  7. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    1. Cảm ơn Bác Zimaletta. Chúng cháu rất cần những người có kinh nghiệm và tâm huyết như bác chỉ dẫn giúp đỡ. Chúc bác luôn mạnh khoẻ.
    2.Xin lỗi đã rất lâu mới có dịp trả lời bạn Miconuong vì thời gian vừa rồi mình bận không mở mắt ra được...
    Đoạn trích trên mình đều trích lại từ file lưu rất lâu rồi. Trước đây anh Thodoi có học ở Pháp nhưng hiện còn học hay không mình o dám chắc. Chỉ biết rằng anh ấy hiện đang quản lý diễn đàn : www.thanglongers.com. Bạn sang bên đó Post liên hệ chắc chắn sẽ gặp anh ấy.

Chia sẻ trang này