1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiếm ma Inazuma (mong mod đừng xóa)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi NhatLang, 04/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Kiếm ma Inazuma (mong mod đừng xóa)

    Kiếm ma Inazuma

    Nhất Như phóng tác theo nguyên tác Kemma Inazuma-tou của nhà văn Shibata Renzaburou.

    Link đọc truyện: http://damau.org/?p=664

    Bạn đọc có thể xem một số ý kiến bình luận tại 2 link dưới đây

    http://blog.360.yahoo.com/blog-029VOQsycqVsN700IlFNMCQ-?cq=1&p=119

    (Blog anh Trần Thiện Huy)



    http://damau.org/?p=1235

    (Bài bình luận của anh Nguyễn Minh Vương trên Da Màu)

    Nhưng trước hết...

    [​IMG]
    [​IMG]

    Trên đây là hình ảnh đức Ái Nhiễm Minh Vương (Aizen Myou-ou), một vị tôn cách trong Phật giáo có công đức hướng dẫn ái dục của chúng sinh đến với bồ đề.
    Đối với ngài, ái dục tức bồ đề.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Dưới nữa là hình ảnh đức Bất Động Minh Vương (Fudou Myou-ou), một vị tôn cách được xem là hóa thân của đức Đại Nhật Như Lai (Dainichi Nyorai -Maha Vairochana), có công đức hàng phục các loại chúng sinh nghiệp nặng chướng nhiều, không biết nghe Pháp. Tay ngài cầm kiếm để cắt đứt mọi phiền não của chúng sinh.

    Minh Vương là những vị tôn cách mang tâm Bồ Tát, hiền từ như chư Phật nhưng vì muốn hóa độ chúng sinh kém phước kém đức mà phải hóa ra hình tướng phẫn nộ dữ dằng như thế. Các ngài giống như những bậc cha mẹ từ tâm nhưng con cái ngỗ nghịch quá phải làm mặt dữ và động đến cái roi.

    Sở dĩ ở đây người viết phải đưa ra hình ảnh này là để trấn an cho độc giả rằng: ở đây không có gì bậy bạ, không có gì là tàn nhẫn ghê gớm, dù có thể hình tướng của nó là bậy bạ và tàn nhẫn. Và cũng xin khuyến cáo trước với độc giả là tác phẩm này chứa đựng những biểu hiện ngôn từ không phù hợp với quan niệm nhân đạo hiện đại, cũng như ý tưởng có vẻ chống lại quan niệm nhân đạo.


    Bài viết này ra đời "ăn theo" chuyên đề giới tính của trang văn học Da Màu trong tháng 10-2008. Gọi là ăn theo vì khi biết được chuyên đề này, người viết bỗng nảy ý muốn viết thử một bài về giới tính xem sao. Đây là đề tài đã ám ảnh người viết từ lâu, rất lâu và có thể nói là từ thuở tấm bé. Nhưng thời gian không cho phép người viết đi sâu vào khai thác hết những suy tưởng của mình và cũng không biết phải viết như thế nào vì anh ta biết mình không có khả năng, hơn nữa văn học lại là môn học anh ta không ưa ngay từ khi đi học. Anh ta nhớ lại cách đây mấy năm có đọc truyện ngắn "Kemma Inazuma-tou" của nhà văn Nhật Shibata Renzaburou in trong tập tiểu thuyết thời đại (tiểu thuyết Chambara, tiểu thuyết võ hiệp) cùng tên. Ấn tượng lúc đó rất khác lạ so với khi đọc những truyện khác. Định bụng sẽ dịch lại nhưng sực nhớ quyển sách đã để ở một nơi cách mình gần 2000 km. Thế thôi, viết lại theo trí nhớ vậy. Vậy là thành ra phóng tác.

    Truyện ngắn này ra đời như vậy.

    Nhưng người viết còn muốn mượn gió bẻ măng, mượn câu chuyện này để ***g vào đó những suy nghĩ của mình về nghiệp quả cũng như vấn đề tính dục dưới góc nhìn của Phật giáo. Ý tưởng chính của truyện ngắn được người viết gán cho là xuất phát từ đoạn trích dưới đây

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Đức Phật bảo: ?oNầy Nan-Đà! Nếu không có các trường hợp như trên, thì Trung-hữu mới vào thai mẹ. Như các duyên đều thuận, khi cha mẹ giao hợp, Thân Trung-ấm ở xa trông thấy ánh sáng liền bay đến đó. Lúc ấy, do túc nghiệp, Trung-hữu liền khởi ra các sự vọng tưởng; như Trung-ấm nam thì đối với mẹ sanh lòng mến yêu, với cha lại ganh ghét; Trung-hữu nữ thì đối với mẹ sanh lòng ganh ghét, với cha lại mến yêu; hoặc nam hoặc nữ đều thấy chính mình làm việc ân ái với cha hay mẹ.

    (Trích "Phật học tinh yếu", thiên thứ hai, thân trung hữu và sự thọ sinh)

    Link: http://www.quangduc.com/triet/61phtinhyeu2-2.html

    Quan điểm trên đây là của Phật giáo. Và ngày nay khoa học cũng thừa nhận rằng đàn ông thường có khuynh hướng kết hôn với người giống mẹ mình trong khi nữ giới thường lấy người giống cha mình.

    Như vậy, tác giả truyện ngắn này không coi tác phẩm của mình là truyện ngắn hay văn chương, dù nó mang hình tướng đó. Cũng như các ngài Minh Vương luôn phẫn nộ dữ tợn, dù tâm ngài luôn hiền từ. Ý chính của người viết cũng vậy, không phải là để cổ súy cho dục lạc hay sự suy đồi trong đạo đức. Phần còn lại xin để độc giả tự nhận xét.

Chia sẻ trang này