1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KIẾM - món đồ chơi bạo lực

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 21/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    KIẾM - món đồ chơi bạo lực

    Kiếm hay vũ khí là cánh tay nối dài trong võ thuật. Nhắc đến võ thuật, mọi người hầu như ai cũng từng nói tới kiếm. Trong các môn phái võ thuật xưa truyền lại, hầu hết đều có mục sử dụng kiếm. Vậy ảnh hưởng của kiếm như thế nào trong luyện võ ? Các thanh kiếm quí của các anh hùng xưa giờ có còn không ? Có 1 bài báo khá hay về thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn nổi tiếng thời Xuân Thu. Mời các bạn tham khảo.

    Trích báo TiềnPhong (Thứ Bảy, 08/04/2006)
    [purple]Bí mật về thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn[/purple
    TPCN - Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm. Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm này để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.
    Ông Hứa Quang Quốc cùng thanh kiếm mô phỏng của mình. Ảnh của Tân Hoa Xã
    Người Việt Nam, nếu đã đọc truyện ?oĐông chu liệt quốc? đều biết đến tên Câu Tiễn. Năm 473 trước công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm do sư tổ bảo kiếm Âu Dã Tử đúc nên để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.
    Mùa đông năm 1965, tại một con mương gần hồ chứa nước Chương Hà thuộc thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, người dân đã phát hiện ra một thanh kiếm bằng đồng thiếc.
    Khi rút kiếm ra khỏi vỏ, thân kiếm vẫn sáng loáng, không hề bị gỉ, lưỡi sắc ngọt, cắt đứt dễ dàng hơn 20 lớp giấy. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây chính là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.
    Sau hơn 2.400 năm chôn vùi trong lòng đất, tại sao thanh kiếm vẫn không hề bị gỉ, lưỡi kiếm vẫn sắc lạnh? Điều này làm đau đầu các nhà khảo cổ của Trung Quốc từ mấy chục năm nay. Vậy mà đến năm 2004, một nghệ nhân đã cho trình làng thanh kiếm mô phỏng thành công của mình.
    Tới giữa tháng 3 năm 2006, Viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc tuyên bố cho sản xuất hàng loạt 1.000 thanh kiếm mô phỏng bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, giá mỗi thanh là 19.800 NDT (tương đương hơn 2.500$).
    Người tìm ra bí mật của thanh kiếm kỳ diệu này là ông Hứa Quang Quốc, Trưởng sở nghiên cứu nghệ thuật đồ đồng Dĩnh Đô (Hồ Bắc).
    Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 vấn đề nan giải trong việc tái chế kiếm Việt Vương, nhưng Hứa Quang Quốc đã lần lượt giải quyết được hết.
    Thứ nhất là tỷ lệ của thành phần đồng và thiếc tạo nên thanh kiếm vẫn chưa được đo lường chính xác, nhất là ở phần lưỡi kiếm và sống kiếm, tỷ lệ này hoàn toàn khác nhau.
    Thành phần hợp kim quyết định màu sắc của thanh kiếm. Hứa Quốc Quang thực hiện rất nhiều thí nghiệm lặp đi lặp lại, so sánh kỹ càng với thanh kiếm gốc, và cuối cùng ông đã giữa các đường tròn chỉ có 0,1mm, vì thế chỉ duy nhất bàn tay của con người mới có thể khắc ra được.
    Những chi tiết trên thanh kiếm Việt Vương thật
    Sau hàng trăm lần thay đổi phương pháp và công cụ, cuối cùng ông đã thành công. Thời gian làm công nhân trong xưởng thủ công mỹ nghệ và kinh nghiệm sửa chữa đồng hồ trước đây đã trợ giúp ông rất nhiều.
    Thứ ba là bí mật về những hình thoi chìm giống như vảy da rắn trên thân kiếm. Nhiều chuyên gia cho rằng để tạo có được một tỷ lệ chính xác.
    Ông tiết lộ rằng việc đo lường này thực ra vô cùng đơn giản, nhưng lại rất mất thời gian, vì thế ít người muốn làm.
    Vấn đề nan giải thứ hai là hoa văn tinh xảo trên đốc kiếm. Cán cầm của kiếm Việt Vương có một cái đế hình nón tròn, rỗng ruột, bên trong khắc 11 đường tròn đồng tâm, khoảng cách giữa mỗi đường chỉ có 0.2 mm, giữa các đường tròn còn có những hoa văn vặn thừng.
    Kỹ thuật máy tiện hiện đại ngày nay cũng không cách nào tạo ra được những đường nét tinh xảo đến như vậy, các bậc nghệ nhân thời Xuân thu làm sao có thể xử lý được?
    Hứa Quang Quốc cho rằng khoảng cách nhỏ nhất nên những hoa văn như vậy thì phải nhờ đến kỹ thuật hóa học mạ ngoài. Nhưng kỹ thuật này đến thời cận đại mới xuất hiện ở phương Tây, lẽ nào người xưa đã nắm bắt được?
    Tại một buổi hội thảo, Hứa Quang Quốc biết được rằng kỹ nghệ tạo nên hoa văn hình thoi này dựa vào một phản ứng hóa học, thế là về đến phòng thí nghiệm, mình ông đã phát minh ra công nghệ lưu hóa và tạo nên được những vảy da tuyệt mỹ giống hệt như trên kiếm Việt Vương thật.
    Bí mật thứ tư về thanh kiếm là tại sao kiếm Việt Vương không hề bị gỉ? Sau 5 năm nghiên cứu, Hứa Quang Quốc đã tìm cách phủ lên thân kiếm mô phỏng một lớp ?ovỏ bọc? đặc biệt.
    Cụ thể lớp vỏ bọc được tạo ra như thế nào thì Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ, chỉ nói rằng nguyên tố hóa học chủ yếu của lớp vỏ là crôm.
    Và vấn đề cuối cùng là tám chữ vàng ?oViệt Vương Câu Tiễn/Chế tạo dụng kiếm? khắc trên thanh kiếm. Tám chữ triện này do Quách Mạt Nhược khám phá và dịch ra nhiều năm trước đây.
    Hứa Quang Quốc sử dụng phương pháp ?othất lạp?, một công nghệ đúc của người xưa, để làm cho vàng tinh khiết biến thành những sợi vàng mảnh, dùng mũi kim nhọn để khắc lên sợi vàng, rồi chạm lên kiếm. Thế là thanh kiếm mô phỏng có hai hàng chữ phong cách giống hệt như trên kiếm thật, nhưng nội dung khác đôi chút: ?oViệt Vương Câu Tiễn/Tự tác tự dụng?.
    Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ nhiều về kỹ thuật tái chế tác thanh kiếm, bởi vì đây là tâm huyết cả đời ông, là ?omạng sống? của ông. Hứa Quang Quốc năm nay 60 tuổi, từ nhỏ đã thích hội họa và thư pháp, đặc biệt ham mê các đồ thủ công mỹ nghệ.
    Vốn là một nhà nghệ thuật dân gian của thành phố Kinh Châu, sau khi biết tin kiếm Việt Vương được khai quật, Hứa Quang Quốc liền lao vào tìm cách đúc ra thanh kiếm thứ hai.
    Ông nghiên cứu thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn tính đến nay đã tròn 14 năm. Hứa Quang Quốc đi thu thập rất nhiều những mảnh vụn đồ đồng cổ đại và các tư liệu liên quan, rồi còn mấy lần lặn lội tới tận Bảo tàng Hồ Bắc, cách Kinh Châu hàng trăm cây số, nơi trưng bày thanh kiếm quý báu của Việt Vương.
    Ông đã thuộc nằm lòng hình dạng, màu sắc và hoa văn trên kiếm. Suốt 14 năm, Hứa Quang Quốc trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại, nhưng cuối cùng, ông đã chế tác thành công thanh kiếm Việt Vương thứ hai.
    Mặc dù Hứa Quang Quốc đã nắm được hết những bí mật chế tạo thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, thanh kiếm mà ông làm ra vẫn có nét khác biệt với thanh kiếm gốc.
    Kiếm thật dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm, nhưng kiếm mô phỏng thì dài tới 56,2 cm và rộng 5,1 cm. Đây không phải do sơ xuất, mà Hứa Quang Quốc đã cố ý đúc khác đi như vậy.
    Ông tâm sự: ?oTôi vô cùng tôn trọng tâm huyết của các bậc tiền nhân. Hơn 2.400 năm trước đây, họ đã đúc nên một kiệt tác như vậy, tôi chỉ là kẻ ?obắt chước?, do vậy không nên chế tác ra một thanh kiếm giống y hệt. Thứ hai, đây là cách phân biệt thật giả hiệu quả nhất, tránh cho những kẻ xấu mang kiếm đi lừa bịp người khác?.

    Thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn:

    [​IMG]

    Chi tiết hoa văn của báu kiếm:
    [​IMG]



    Các bạn có câu chuyện nào hay, hoặc cách luyện kiếm nào của người xưa xin hay kể.
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    VÕ THUẬT LÀ NGHỆ THUẬT DÀNH PHẦN THẮNG TRƯỚC ĐỐI THỦ.
    VÕ ĐÁNH NGƯỜI LÀ HỌC ĐỂ CHO NGƯỜI TA ĐÁNH.
    Số điện thoại kết giao : 091 323 9067
    TL_VN
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác viết dài quá, giống... tôi. Hôm trước có ông anh học ngành luyện kim nói với tôi rằng. Những thứ thần bí lung tung xung quanh luyện kiếm tựu trung lại là phải làm sao tạo được loại thép có cấu trúc tinh thể đều theo mọi phương.
    Chẳng hạn như thép tấm nếu bác đập bẹp thêm thì chỉ làm cấu trúc tinh thể nó duỗi ra, điều này làm chất lượng (cường độ chịu kéo, nén, cắt...) của thép không đồng đều theo các phương.
  4. hai_nt

    hai_nt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Học nghệ thuật thua thì sao?
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    trước kia bên vietkiem có Vibox , tên này pót bài có giá trị về luyện kiếm , bác nào bít hắn ko ? vibox ơi, có trên này ko ?
    ...................................................................................
    Phàm xưa nay thiên hạ dụng Kiếm ,đều qua bước chế tác hầu gia - giảm lượng xích lên kiếm của mình ,sao cho tương thích với cơ địa của người dụng kiếm....
    Chỉ tiếc là việc gia - giảm thường là bằng kinh nghiệm và cảm tính của mỗi người ,thiếu hẳn cơ sở "Ðộng thái học" ...; Trong khi đó, việc cảm nhận được Kiếm là một bộ phận nối dài của cơ thể, chính là chìa khóa cốt tử để vào cảnh giới của Thân - Kiếm hợp nhất ...
    Ta thiển nhận mình đã tìm ra được phương cách chế tác kiếm chính xác, dựa trên cơ sở tích hợp các chỉ số (ví như : chiều cao, cân nặng, chỉ số song thủ... v.v...) hầu có thể giúp cho mọi người tự mình có thể xác định và ấn chứng được ngay thế nào là cơ thể nối dài của mình ... Há đó chẳng phải là tàng thư bí kíp, giúp người luyện kiếm kinh qua một giai đoạn cốt tử để nhập vào cảnh giới "Thân kiếm hợp nhất" của 1 hảo thủ đó chăng?
    Giang hồ Việt Kiếm ... đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. vị nào có hảo hứng trà đàm tiếp với tại hạ chăng ?.......
    Ở đây có vài vấn đề cần làm rõ:
    - Khi nói đến cơ sở "Động thái học" thiên hạ thường "trụ" lại ở kiếm chiêu, kiếm thức... người càng giỏi sử kiếm, càng ưa dùng chiêu thức kỳ ảo để "mà mắt" thiên hạ. Ắt là Vibox 123 bằng hữu đã đạt tới cảnh giới vô chiêu thắng hữu chiêu, hữu chiêu thị vô chiêu chăng?
    - Theo kiến thức nông cạn của cận bách tuế lão thân ta, những người chế được kiếm hầu như không thích sử kiếm vì họ không muốn làm bẩn thanh kiếm đó (có lẽ), hẳn là Vibox 123 bằng hữu đã vượt qua cảnh giới yêu ghét này chăng?
    Vài lời lạm bàn, còn mong cao nhân chỉ giáo!
    Người dụng kiếm xưa nay đa phần là chỉ quan tâm đến việc tập luyện các chiêu thức sử kiếm sao cho ngày càng tinh tấn và không kém phần hoa mỹ....mấy ai quan tâm đúng mực xem cách cầm kiếm trên tay phải như thế nào ?có bao nhiêu thuật cầm một thanh kiếm trên tay ? ý nghĩa Chế & Dụng ( kiềm chế và thi triển kiếm chiêu) của mỗi thuật cầm kiếm ? .Hầu có thể sử dụng kiếm như sử dụng chính một phần cơ thể của mình vậy .
    Ví như quan sát các vận động viên thi đấu đao - kiếm thuật của Việt nam trên trường Quốc tế -những người được "đào tạo" dụng Ðao - Kiếm thuật từ một Quốc gia được xem như cây đại thụ của võ lâm ( ! ) thì sẽ thấy ....thanh liễu kiếm trên tay của họ cứ rung lên bần bật khi họ thi triển động tác chém thẳng ra trước và dừng kiếm trên không .Trong khi ,đáng lý ra thi triển đúng mức chiêu thức này thì thân kiếm chỉ khẽ rung nhẹ như mặt hồ ( Ta nói về cái dụng đích thực của kiếm chiêu ...còn nếu võ lâm hảo thủ nào lý sự cùn về cái hoa mỹ của vận động trường tranh ...điểm, thì đừng vào trà quán của ta cho bỉ diện )
    Kỳ thực, Họ không nắm được yếu lý cầm Ðao - Kiếm nói riêng & Binh khí nói chung ? Hay đây vẫn là trường hợp của chân sư dấu nghệ ?
    Giang hồ Việt Kiếm - Hảo hứng cao thủ , ta đây thỉnh trà.....
    Mình không biết gì về kiếm nên không dám lạm bàn, mình chỉ có một vài bài nói về các nguyên lý như khoảng cách tử thần ( cách tập và lý luận này của Nhật bản ) ... khi nào đánh máy xong mình sẽ đưa lên để các bạn tham khảo. Trong bài này họ có giới thiệu về phương pháp tập, nó giống hệt bài tập về giải pháp được giới thiệu trong sách : Nhất nam căn bản tập 1 - nhà xuất bản TDTT năm 1988 của Võ sư Ngô Xuân Bính . Đại khái là một người công một người cảm nhận; người công phải khống chế được đòn thế , lực phát ra, cảm nhận được khi đòn sắp chạm mục tiêu, người cảm nhận sẽ cảm nhận hướng đòn đánh tới, độ rộng của đòn khi va chạm ( dùng tay quyền , chưởng hay mũi bàn tay ... ) khoảng cách của đòn ...
    Cách tập này luôn đòi hỏi phải có 2 người tập trở lên, khả năng tập trung tinh thần cao độ, khả năng cảm nhận chính xác ( thông qua rèn luyện mà có ) , đòn đánh phải được dừng lại trên bề mặt da hoặc cách bề mặt da một lóng ngón tay ( trên dưới 2cm ) ...
    _________________
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
    Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
    Tuyết Hồ Công Tử !...
    Luận sử Kiếm - Thân ...Lại thêm tác bàn thủ Kiếm của Tuyết Hồ Công Tử , viết :
    " Tại hạ xin góp vài ý nhỏ, thân kiếm hợp nhất, là cảnh giới giữa tâm linh và kiếm, thực ra người rèn luyện ra kiếm chưa hẳn đã là người thân kiếm hợp nhất, mà là người luyện kiếm đến kiếm và tâm linh bản thân người đó hợp nhất, kiếm là người, người là kiếm, kiếm ý.... kiếm hình.... vô kiếm ảnh....kiếm ở ngoài và kiếm ở trong tâm, tâm hữu kiếm, kiếm hữu hình, tâm vô kiếm, kiếm vô tâm.....dùng ý sử kiếm, kiếm là ta....ta là kiếm, ta hoá vô hình chỉ còn lại kiếm....kiếm vô hình chỉ còn lại có ta....vây cái cuối cùng là gì....thân kiếm hợp nhất chính là chỉ sự thắng được chữ kiếm và chữ ta....để chỉ còn lại một chứ ý . "
    Kỳ trung , lại tự nhận mình là " Tài sơ ,học thiểu..." ? ( ! )... Quả thực là "Hòa Nhi Bất Nhược"....Khẩu trung khiêm thoái.... kỳ thực chân huệ thì Cường minh ...
    Hậu sanh khả úy !...Hậu sanh khả úy !...Mật thỉnh bôi trà !....
    _________________
    Sát Na Vô Lượng
    Khè... khè... khè...
    Nhớ năm xưa trận tỉ thí tranh chức chưởng quản "Xí Môn" tại Nhập Ma Cảnh, lão phu ta tiếp chiêu cùng tên cóc ghẻ tự nhận mình là đệ tử chân truyền Thiếu Mộc Am Kiếm. Khi đó tình hình vô cùng căng thẳng. Địch nhân kiếm pháp nhanh lẹ, hùng dũng, ...(thằng ghẻ đó màu mè bà cố luôn!...)..., nội công thâm hậu, ...(so với ta thì hắn tẩu từ 8 kiếp trước...)...., ta thì vừa luyện xong bài nội công căn bản nên trình độ chỉ tầm tầm không nhất thì nhì thiên hạ Ma Cảnh...(khiêm tốn...khiêm tốn...)... Hắn soạt chân, hạ thấp mông thành thế "Kiếm đầu mã đội", lão phu ta cách địch nhân 3 thước, ... thủ "Thu Lôi Thế"... Địch nhân bất thần... Dâng trà... phòng người tới trước tấn công, ta lướt vào, vừa lướt vừa...Lão gia dùng trà... rút kiếm phải công... Kì thực ta thấy thân ta đến trước kiếm đến sau... Khi ta hồi bộ... không thấy kiếm đâu cả...
    _________________
    Thôi...!!!... Ta... T...H...Ă...N...G... khoan..... Ta ... G...I...Á...N...G...G....
    chiêu thức sử kiếm sao cho ngày càng tinh tấn và không kém phần hoa mỹ....mấy ai quan tâm đúng mực xem cách cầm kiếm trên tay phải như thế nào ?có bao nhiêu thuật cầm một thanh kiếm trên tay ? ý nghĩa Chế & Dụng ( kiềm chế và thi triển kiếm chiêu) của mỗi thuật cầm kiếm ? .Hầu có thể sử dụng kiếm như sử dụng chính một phần cơ thể của mình vậy .
    Ví như quan sát các vận động viên thi đấu đao - kiếm thuật của Việt nam trên trường Quốc tế -những người được "đào tạo" dụng Ðao - Kiếm thuật từ một Quốc gia được xem như cây đại thụ của võ lâm ( ! ) thì sẽ thấy ....thanh liễu kiếm trên tay của họ cứ rung lên bần bật khi họ thi triển động tác chém thẳng ra trước và dừng kiếm trên không .Trong khi ,đáng lý ra thi triển đúng mức chiêu thức này thì thân kiếm chỉ khẽ rung nhẹ như mặt hồ ( Ta nói về cái dụng đích thực của kiếm chiêu ...còn nếu võ lâm hảo thủ nào lý sự cùn về cái hoa mỹ của vận động trường tranh ...điểm, thì đừng vào trà quán của ta cho bỉ diện )
    Kỳ thực, Họ không nắm được yếu lý cầm Ðao - Kiếm nói riêng & Binh khí nói chung ? Hay đây vẫn là trường hợp của chân sư dấu nghệ ?
    Giang hồ Việt Kiếm - Hảo hứng cao thủ , ta đây thỉnh trà.....[/quote]
    VIBOX-123 lão đầu có viết: "thanh liễu kiếm trên tay của họ cứ rung lên bần bật khi họ thi triển động tác chém thẳng ra trước và dừng kiếm trên không .Trong khi ,đáng lý ra thi triển đúng mức chiêu thức này thì thân kiếm chỉ khẽ rung nhẹ như mặt hồ" ... và ... "Ta nói về cái dụng đích thực của kiếm chiêu ...còn nếu võ lâm hảo thủ nào lý sự cùn về cái hoa mỹ của vận động trường tranh ...điểm, thì đừng vào trà quán của ta cho bỉ diện" ... hahaha ... Xin lỗi tại hạ buồn cười về luận điệu cũa lão này qúa đi . Kiếm cũa ta, tương tự như kiếm tàu, sắc bén phần mũi thì chũ yếu khi đánh kình lực ra tới mũi kiếm ... trong khi sống kiếm thì dùng để "vuốt" . Khi kình lực mà xuất ra được tới mũi kiếm thì khi dừng kiếm hay đâm thẳng, mũi kiếm sẽ rung động . Nói như vậy không phãi là người luyện kiếm không có thể điều khiễn mũi kiếm để đâm vào một mục tiêu nhỏ như một nét "chấm" mà sự rung đông biểu hiện hỏa hầu cũa mỗi người . Bậc "chân sư" lẽ ra phãi nhận ra đâu là sư rung động do kình lực cũa chiêu kiếm và đâu là sự rung động do giả tạo cũa thí sinh chứ đâu thể vơ đũa cã nắm chê bai mọi người như vậy ??? Nếu sử kiếm không đủ kình thì sẽ "khẽ rung nhẹ như mặt hồ" là lẽ tất nhiên ...
    Lại nữa, lão già này còn cố chấp, gàn bướng, bão thủ tới mức tuyên bố "còn nếu võ lâm hảo thủ nào lý sự cùn về cái hoa mỹ của vận động trường tranh ...điểm, thì đừng vào trà quán của ta cho bỉ diện" thì đâu phãi là con người độ lượng hiếu học, chịu nghe lời chĩ trích cũa người khác như lão đã mỡ lời "Giang hồ Việt Kiếm - Hảo hứng cao thủ , ta đây thỉnh trà" ??? Nếu đạo hữu nào vào đây thì nên tán dương lão một tiếng cho êm chuyện ... không nên nói ra sư thật mất lòng như tại hạ
  6. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    tiếp nè
    VIBOX-123 lão đầu có viết: "thanh liễu kiếm trên tay của họ cứ rung lên bần bật khi họ thi triển động tác chém thẳng ra trước và dừng kiếm trên không .Trong khi ,đáng lý ra thi triển đúng mức chiêu thức này thì thân kiếm chỉ khẽ rung nhẹ như mặt hồ" ... và ... "Ta nói về cái dụng đích thực của kiếm chiêu ...còn nếu võ lâm hảo thủ nào lý sự cùn về cái hoa mỹ của vận động trường tranh ...điểm, thì đừng vào trà quán của ta cho bỉ diện" ... hahaha ... Xin lỗi tại hạ buồn cười về luận điệu cũa lão này qúa đi . Kiếm cũa ta, tương tự như kiếm tàu, sắc bén phần mũi thì chũ yếu khi đánh kình lực ra tới mũi kiếm ... trong khi sống kiếm thì dùng để "vuốt" . Khi kình lực mà xuất ra được tới mũi kiếm thì khi dừng kiếm hay đâm thẳng, mũi kiếm sẽ rung động . Nói như vậy không phãi là người luyện kiếm không có thể điều khiễn mũi kiếm để đâm vào một mục tiêu nhỏ như một nét "chấm" mà sự rung đông biểu hiện hỏa hầu cũa mỗi người . Bậc "chân sư" lẽ ra phãi nhận ra đâu là sư rung động do kình lực cũa chiêu kiếm và đâu là sự rung động do giả tạo cũa thí sinh chứ đâu thể vơ đũa cã nắm chê bai mọi người như vậy ??? Nếu sử kiếm không đủ kình thì sẽ "khẽ rung nhẹ như mặt hồ" là lẽ tất nhiên ...
    Lại nữa, lão già này còn cố chấp, gàn bướng, bão thủ tới mức tuyên bố "còn nếu võ lâm hảo thủ nào lý sự cùn về cái hoa mỹ của vận động trường tranh ...điểm, thì đừng vào trà quán của ta cho bỉ diện" thì đâu phãi là con người độ lượng hiếu học, chịu nghe lời chĩ trích cũa người khác như lão đã mỡ lời "Giang hồ Việt Kiếm - Hảo hứng cao thủ , ta đây thỉnh trà" ??? Nếu đạo hữu nào vào đây thì nên tán dương lão một tiếng cho êm chuyện ... không nên nói ra sư thật mất lòng như tại hạ
    Mình thì không hiểu về kiếm lắm nhưng mình nghĩ nếu đã phổ được kình vào mũi kiếm thì nó sẽ lặng lẽ lướt nhẹ tới chứ chẳng rung lên bần bật đâu.
    Mình xem biểu diễn Wushu thấy lưỡi kiếm hay đao rung động trong các cú đâm tới cái này chẳng qua người sử dụng cố gằng dụng lực vào cổ tay để tạo ra thôi ( như kiểu khẩu đại liên bắn ra rõ lắm nhưng hiệu quả thực sự chỉ là áp lực về hoả lực thôi , ai không sợ chết, hì hì nhưng phần lớn đạn chẳng tìm được mục tiêu , vì thế ngay hiện giờ quân đội Việt nam luôn dạy người ta phương thức bắn phát 1 và bắn 3 phát một không bắn cả băng tiểu liên là vậy ) , tuy mũi kiếm rung động , phạm vi phong toả lớn , nhưng muốn chọn đích đâm tới không phải dễ, hơn nữa việc sử dụng nhuyễn kiếm và kiếm thông thường về cơ bản khác nhau hẳn, kiếm thông thường thân cứng có sống ở giữa nếu muốn tạo độ rung đó chẳng dễ chút nào .
    Thân !
    Thằng ghẻ phá rối, lần trước ta mắng ngươi là Lỳ Tiểu Long, nay ta mới biết thiên hạ còn có kẻ mặt dày hơn mông. Nhớ năm xưa gặp nhau trên đường về kẻ ốm người đau... lão phu ta 18 năm luyện công ngồi 1 chỗ, có làm thêm nghề đóng đinh bằng mông...... (mà mông còn thủng....đau bà cố...). Vậy mà lão dẻo mồm Vibox-123 chửi ngươi "tiền hậu bất nhất" mà ko thủng nổi cái mặt mông mà còn bị lác đồng hồ của ngươi... Nghe ngươi chê ở đây trà thiu, trà thối, (trà ghẻ... mà trà ghẻ của ta pha ngon lắm....a da giựt... ) : ... "tại hạ xin kiếu tại vì thấy cuộc đối thoại trở nên vô vị ..."
    ... vậy mà trà ghẻ chưa kịp bôi Dept (ta mua 1100 1 lọ tên nào cần ta bán 2000, tên nào bán ta chôm... bán lại... ) thì ngươi đã nhào vô tham gia liếm sái... ngon hông con... (chép..chép... hình như hơi lạt...)...
    Lão phu đã vận "Vạn lý chiền âm Mu..bi...Phun" kêu hai thằng Hắc Bạch Xà Mâu sửa tên ngươi thàng h Ghẻ Lỳ Thiếu Lông Ghẻ ...
    Lão Cốc già vibox dẻo mép sờ-quing-gum hai mỏ còn dính lẹo, lão phu ta đây ngứa nghề ... giáng Ma cảnh thay lão tổ ghẻ ngươi chỉ giáo ... (ta cũng không mong mông của ngươi mọc nổi lông... vì lác)
    Thân của kiếm là cánh tay đòn... mà lực ly tâm cực đại ở đầu mũi kiếm tỷ lệ thuận với véc-tơ của nó, trong khi tay cầm kiếm lại là tâm của đường vung kiếm, kẻ võ công ghẻ như ngươi ... vừa cóc nhái biết gì về võ công, lại ngu si về Vật lý hiện tượng...
    Cảnh giới dụng kiếm mà lão mép sờ-guing-gum mô tả là cảnh giới của người biết dời tâm kiếm ra trước một đoạn cần thiết ngay vào lúc kiếm và tay gần như nằm trên đường thẳng... lực ly tâm ở đầu mũi kiếm khi vung ra trước đã bị triệt tiêu hầu như hoàn toàn... (do hiện tượng cộng véc-tơ lực...). Sự tinh tế điều chỉnh ngẫu lực triệt tiêu lẫn nhau..... thì lão mép sờ-guing-gum có xỏ xâu từ hạ bàn xuống bách hội của ngươi...
    _________________
    Thôi...!!!... Ta... T...H...Ă...N...G... khoan..... Ta ... G...I...Á...N...G...G..
    Nghe các vị bàn kiếm, bỗng chợt nghĩ ra: tâm kiếm hợp nhất, tức là mình cũng là kiếm, kiếm cũng là mình, không chối bỏ mình, mình cũng nằm trong hệ quy chiếu của kiếm, kiếm cũng nằm trong hệ quy chiếu của mình. Đó là cảnh giới "Hoá" chăng?
    Đã Hoá được rồi, thì việc điều chỉnh vị trí tâm kiếm theo ý mình, chính là việc gia- giảm xích lượng lên mũi kiếm, để sự di chuyển của kiếm ý cũng như sự di chuyển của toàn hệ quy chiếu, không còn là bản ngã của mình. Phải chăng đó là mức "Tác" chăng?
    "Tác" được rồi, thì phải dứt khoát, dứt khoát làm gì? Có chuyện gì để làm đâu, đang biểu diễn mà, đâu có đối thủ.
    Còn bằng như có đối thủ, thì công cũng do ta, thủ cũng do ta. Phải bằng vào một chữ "Chế" để quyết định "thời", thời thủ hay thời công, đều do ta quyết định cả? Thậm chí, không thủ cũng chẳng công, ra đòn hay không ra đòn, đều tuỳ ta cả, ung dung tự toại.
    _________________
    Lãng tử giang hồ, thanh danh tàn tạ
    Lão Nhập Ma nói :"Cảnh giới dụng kiếm mà lão mép sờ-guing-gum mô tả là cảnh giới của người biết dời tâm kiếm ra trước một đoạn cần thiết ngay vào lúc kiếm và tay gần như nằm trên đường thẳng... lực ly tâm ở đầu mũi kiếm khi vung ra trước đã bị triệt tiêu hầu như hoàn toàn" ... kiếm và tay mà nằm trên một đường thẳng thì thế kiếm này là đâm chứ không phãi là chém như VIBOX123 lão đầu đã nói . Nếu mà đường kiếm "tuyệt đối" là đâm thì lão Nhập Ma làm toán đúng ... nhưng kiếm chiêu cũa ta hay cũa tàu thường đi theo đường cong (hay "phẩy" kiếm) chứ đâu đi thẳng như kiếm Tây Ban Nha (fencing) ??? Lão thiệt là nhập ma hết thuốc chữa ...
    Lệnh Hồ Xung nói: "Tác" được rồi, thì phải dứt khoát, dứt khoát làm gì? Có chuyện gì để làm đâu, đang biểu diễn mà, đâu có đối thủ." ... không biết tại hạ diễn đạt đúng ý chăng : khi có địch thủ thực, mũi kiếm sẽ đâm hay chém rất ngọt và rất êm ... nhưng khi biểu diễn thì thí sinh cố ý để kình lực lộ cho khán giả xem ... tại hạ xin đáp theo như trả lời với Đại Việt 999 là khi chiêu kiếm hãy còn trong tầm thì sẽ di chuyễn rất êm ... nếu địch thủ không tránh được sẽ bị chém hay đâm rất gọn ... nhưng nếu đòn chém / phẩy hết đà thì mũi kiếm sẽ hơi bị rung là lẽ dĩ nhiên trừ trường hơp kiếm thủ cố tình không để nó rung (tại hạ không phí sức làm chuyện này khi đánh thiệt đâu). Còn nếu kiếm thủ là bậc đại thành sử dụng kiếm được liền chiêu (giống như bánh xe) thì sẽ không có dừng kiếm và sẽ không thấy mũi kiếm rung ...
    Lão đại ma đầu Nhập Ma này lúc điên lúc tỉnh...
    Khi điên thì nói năng bậy bạ, không ai chịu nổi... LTL huynh đài-cô nương (ta không rõ giới tính của ngươi nên cứ gọi thế này cho chắc) cùng các vị bằng hữu khác chẳng nên chấp lão làm gì.
    Khi tỉnh , lão đại ma đầu này cũng biết nói đạo lý, cũng biết tính toán lực véc-tơ, còn hơn khối kẻ nửa này nửa nọ luôn phô trương kiến thức các trường phái kiếm Tây, kiếm Tàu ra vẻ ta đây biết nhiều, song không biết dụng thế nào... đến đây lão thân ta sực nhớ tới lời dặn bảo của tiền nhân: "Ngươi học một thì phải biết dụng một, học bao nhiêu dụng đến bấy nhiêu; biết mười mà dụng không được một thì chẳng khác nào một con lừa chở hàng đống sách trên lưng vậy" .
    Lão thân ta cũng mạn phép bắt chước tiền nhân nói rằng: "Cho dù có mắng đồ con lừa chở sách kia bao nhiêu thì cũng vô dụng... bởi vì những con lừa ấy bao giờ cũng tưởng mình là bác học".
    Lão đại ma đầu Nhập Ma này lúc điên lúc tỉnh...
    Khi điên thì nói năng bậy bạ, không ai chịu nổi... LTL huynh đài-cô nương (ta không rõ giới tính của ngươi nên cứ gọi thế này cho chắc) cùng các vị bằng hữu khác chẳng nên chấp lão làm gì.
    Khi tỉnh , lão đại ma đầu này cũng biết nói đạo lý, cũng biết tính toán lực véc-tơ, còn hơn khối kẻ nửa này nửa nọ luôn phô trương kiến thức các trường phái kiếm Tây, kiếm Tàu ra vẻ ta đây biết nhiều, song không biết dụng thế nào... đến đây lão thân ta sực nhớ tới lời dặn bảo của tiền nhân: "Ngươi học một thì phải biết dụng một, học bao nhiêu dụng đến bấy nhiêu; biết mười mà dụng không được một thì chẳng khác nào một con lừa chở hàng đống sách trên lưng vậy" .
    Lão thân ta cũng mạn phép bắt chước tiền nhân nói rằng: "Cho dù có mắng đồ con lừa chở sách kia bao nhiêu thì cũng vô dụng... bởi vì những con lừa ấy bao giờ cũng tưởng mình là bác học".
    _________________
    Dục Tốc...Bốc Dục
    Gã tiểu tử LHX quả thực đã đạt đến mức tinh hoa về kiếm chiêu, kiếm thuật... song gã vẫn chưa đủ hỏa hầu để biết khi nào thì sử kiếm cho đến Tác và Chế. Gã vẫn còn tham muốn quá nhiều về đánh nhanh thắng nhanh nên luôn miệng bàn đến thời ...
    Lão thân ta thay mặt ân sư của ngươi chỉ giáo đôi điều...
    Một là, ngươi phải lấy đức khiêm hòa làm đầu, biết dụng đến đâu nói đến đó, đừng như những gã thái gi...ám phô phang kiến thức...
    Hai là, những kiến năng về Hóa, Chế, Tác có mấy ai rung động nổi, ngươi nói ra chẳng khác chi dùng dao mổ voi để giết kiến, những con lừa chở sách ắt sẽ chê bai ngươi, thế có phải là dại không...
    _________________
    Dục Tốc...Bốc Dục
    ...........

Chia sẻ trang này