1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiểm nghiệm các loại dầu thực phẩm

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi NguyenHongHai96hust, 25/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenHongHai96hust

    NguyenHongHai96hust Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Dầu thực phẩm (dầu ăn) là dầu được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn được bao gồm: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu bắp, dầu lạc, dầu vừng,...

    [​IMG]Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ thực vật. Dầu thực vật được chia thành:

    - Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật, thường được gọi là dầu thực vật, là hỗn hợp các triglyxerit được chiết cuất từ thân, hạt hoặc cùi quả của một số loại cây có dầu như dừa, thầu dầu,... Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật bao gồm dạng lỏng và dạng rắn. Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật được dùng để làm thức ăn hoặc phục vụ trong công nghiệp.

    - Dầu thực phẩm là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong mọi bếp ăn gia đình, hầu như tất cả các món ăn hàng ngày như xào, nướng, chiên... đều không thể thiếu dầu thực phẩm vì nó cung cấp 1 lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Vitamin, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Muốn lưu hành sản phẩm dầu thực phẩm trên thị trường cần phải kiểm nghiệm và công bố chất lượng dầu thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ- CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc hội) do Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra, kiểm nghiệm sản phẩm dầu thực phẩm phải tiến hành định kỳ 06 tháng/ lần đối với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dầu thực phẩm nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT ( Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm), QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm, QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

    Xem thêm:

    - Đảm bảo an toàn đối với các loại thực phẩm

    - Đảm bảo an toàn phụ gia thực phẩm & các chất hỗ trợ chế biến

    Hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho Quý khách hàng, Công ty Luật Đại Dương Long rất mong sẽ nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp ý kiến của quý khách hàng để chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Chia sẻ trang này