1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiếm Nhật !

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi PianoLove, 14/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Kiếm Nhật !

    Em mở chủ đè này vì em thấy kiếm nhật cũng rất hay , ngày xưa ở Nhật có các kiếm sĩ , samurai , 1 thời kỳ cũng khá nổi tiếng của kiếm pháp Nhật bản , ( em mới đọc qua truyện Kenshin , tuy là truyện tranh nhưng cũng là 1 truyện khá thú vị về kiếm nhật ) Các bác tham khảo nhé !
  2. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    hê vào đây ủng hộ coi sao. hình như kiếm nhật dùng để đánh với nguyên tắc là nhanh chuẩn, mạnh(giống nguyên tắc của 1 sát thủ nhỉ). thời xưa mấy ông ở TQ dùng binh khí gì nặng thấy mồ, ít ra ba bốn chục cân. có thế mới có quan công, lý quỳ trâu đầm biến tướng.----> kinh kha hành thích vua tần cũng có con gươm nặng phết, đâu 8 -9 cân mặc dù là đoản gươm.
    tôi thấy võ sĩ đạo cũng có cái hay gần giống với luyện khí công như là luôn tập trung, lòng phẳng lặng như gương.... máy cậu xứ nầy giỏi hoá học toán học, cơ khí học lắm đó.
    tôi chỉ thấy mấy ông quá khích quá, thua thì mổ bụng, tự sát
    nói chung ở TQ học võ phần lớn là rèn luyện thân thể, còn mấy ông ở đây thì như kiểu giai cấp í, vào được võ sĩ đạo coi như lên 1 giai tầng mới rất vinh dự.----> hơi kỳ kỳ
  3. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Võ đạo lấy võ ý làm đàu,cỡ như kenshin chỉ là thằng trẻ con khi so sánh với các bậc anh hùng trong võ lâm Trung Hoa thôi. Có ba lẽ,Phi Thiên ngự kiếm là tuyệt kỹ vô cùng cũ kỹ của những vị ba xu,chân nhân không thèm qua tâm đến.Hiệp Tâm bị cái nhân của đàn bà làm nát bét,không sao so sánh được với cái vẻ lẫm liệt của Sở Lưu Hương hay Dương Qua.Cuối cùng là thanh kiếm,thanh kiếm lưỡi ngược đừng hòng so sánh với mộc kiếm của Độc Cô Cầu Bại hay thanh kiếm thô của Tiểu Phi. Ba cái lẽ ấy đủ để vị bằng hữu đây cảm thấy mình kém cỏi chưa??
    Vè Kiếm Nhật,Kim gia chưa từng bàn tới,chỉ có Cổ gia nhắc qua trong hai tác phẩm, Ân thù kiếm lục và Long hổ phong vân. Vị đầu tiên là Bạch y kiếm khách,một chiêu kiếm lấy mạng địch thủ,trước thua Tử Y Hầu nửa chiêu,sau không kịp hoàn thủ Phương Bửu Ngọc.Sau đó là Y giả,được Vô Hoa thừa kế,trước sau không thể làm khó Sở Lưu Hương,bại chết trong tay Cái Bang,hèn lắm thay,hèn lắm thay.
  4. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Nói thì hay lắm, nhưng ở đây đã có ai biết Kendo và katana trong thực tế là như thế nào chưa?
    Được Leonids sửa chữa / chuyển vào 01:24 ngày 17/06/2004
  5. Fear83

    Fear83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Thanh kiếm ko làm nên kiếm khách, vậy mà huynh lại so kiếm lưỡi ngược với mộc kiếm, kiếm thô để chứng tỏ anh hùng Trung Hoa hơn Kenshin liệu có là điều hay? Hơn nữa một nhân vật kiếm khách của Nhật ra so với mấy hiệp khách của Kim Dung có lẽ hơi buồn cười, mọi triết lý, "đạo" hoàn toàn khác nhau.
    Với lại so thế cũng chả làm cho vị bằng hữu nào tự cảm thấy mình kém cỏi cả.
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc bài của chú này từ khi mới vào KHC đến giờ, tệ thì không tệ, nhưng vẫn cứ có cảm giác kỳ quái sao đó, hôm nay mới thức ngộ ra, té ra là một anh chàng sùng bái văn hóa Tàu đến phát cuồng. Lấy truyện của Tàu để làm cơ sở chê Nhật, cái này gọi là nuốt phải Trung Hoa não thần đan đây, he he...
  7. Lucia

    Lucia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Căn bản của kiếm thuật Nhật Bản tựu trung ở chữ Định. Trong lúc giao chiến, kiếm sĩ luôn di chuyển theo một trục thẳng, bộ pháp luôn luôn bám theo trục Định, mà tinh thần cũng phải "Định''". Có thể để ý trong các bài kiếm Nhật Bản, không hề có các động tác bay nhảy, múa may rườm rà như kiếm thuật Trung Hoa, mà chỉ là nhưng bộ pháp đơn giản, nhưng động tác vung kiếm, chém, tất cả đều xoay quanh một trục thẳng. Trong chiến đấu, tinh thần phải Định, "phẳng lặng như mặt nước hồ thu", tập trung vào chỉ một chiêu duy nhất là có thể hạ gục đối phương. Do vậy, quan trọng nhất trong việc luyện kiếm của các samurai chính là luyện tinh thần kiên định; và cũng không có gì lạ khi thấy các võ sinh kiếm đạo luôn phải tập đi tập lại hàng ngàn lần chỉ một động tác vung kiếm duy nhất.
    Có lẽ hơi khập khiễng, nhưng Miamoto Musashi cũng là một tay Thánh kiếm, "độc cô cầu bại". Suốt đời ông mang kiếm đi tìm đối thủ để giao đấu, và luôn luôn chiến thắng. Sau đó ông đổi lưỡi kiếm thép bằng thanh mộc kiếm, cũng không tìm được đối thủ. Trận thư hùng nổi tiếng nhất của ông chính là cuộc đọ kiếm với tay kiếm lừng danh Sakaki Kojiro. Miyamoto Musashi cũng chính là người sáng tạo ra cách đánh song kiếm độc đáo, bất khả chiến bại.
  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Huynh đài này nói sính từ ngữ mà không có nội dung.
    Ý nghĩa của Sakabatou (thanh kiếm lưỡi ngược) hoàn toàn khác với ý nghĩa của mộc kiếm của ĐCCB hoặc thanh kiếm cụt của TP. Thanh Sakabatou với cạnh tù cho người, lưỡi sắc cho mình, có thể nói là một vật hộ tâm của Kenshin (trái tim của lưỡi kiếm), nó là một vũ khí nhưng không giết được ai, là bước đệm từ chém giết loạn lạc đến hoà bình, biểu tượng cho quyết tâm thay đổi của Kenshin từ sát thủ đến người bảo vệ công lý, và một mặt nào đó sâu hơn - là thay đổi của cả nước Nhật.
    Mộc kiếm của ĐC hoặc kiếm của TP ý nói khi võ công (ĐC) hoặc tốc độ (TP) đạt đến cảnh giới nhất định, vật gì trong tay cũng thành lợi khí cả.
    Một đằng thể hiện triết lý sống, một đằng thể hiện triết lý võ học, mà lại đi so với nhau ?
  9. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Kendo lấy tâm ma để dùng kiếm,chiêu thức đơn giản,hiệu quả nhưng cực kỳ bá đạo,từ thời lập quốc,người Nhật đã luôn lấy bản năng dã thú để đề xướng tính siêu đẳng.Vì lẽ đó mới có những tội ác trời oán người hờn thời WW2,trong kiếm đạo của Nhật,chỉ phân định kẻ thắng người bại,miệng thì nói lấy cái hoà hợp tâm và ý,hoà nhập vào thiên nhiên để làm cảnh giới tối cao,nhưng cách dùng kiếm lại khiến người học kiếm dễ dàng đi vào ma đạo.Thanh trường kiếm katna xuất hiện là lấy cảm hứng từ hai loại binh khí của Trung Hoa,thanh đao và thanh kiếm,rất hoàn hảo về tiện dụng,nhưng chính vì thế khiến tâm hồn của kiếm khách đi vào lối rẽ. Kiếm là phải có hai lưỡi,tượng trưng cho âm và dương,thân thẳng tượng trưng cho tấm lòng người quân tử.Dùng kiếm để biểu hiện cái chí hướng của con người cũng tức là triết lý sống đấy.Kiếm Nhật thân cong,thiếu lưỡi,lấy bá đạo làm chủ của kiếm hồn,không trách khi muốn cứu người mà không giết ai cả lại phải dùng kiếm lưỡi ngược. Thanh kiếm là vật vô tình,nhưng kiếm cũng có hồn của kiếm,cầm một thanh kiếm Trung Hoa lên,kẻ đủ tri thức và hiểu biết sẽ thấy tràn ngập cảm xúc cao thượng,tràn đầy vẻ đẹp,còn khi cầm một thanh kiếm Nhật lên,cảm xúc đầu tiên là sát khí dâng trào.Kẻ hèn này từng ở Nhật,tiếp xúc với rất nhiều kiếm,chưa bao giờ có cảm giác bình an cả.Vậy thì các huynh đệ nói thử xem,có phải là bị ngộ độc văn hoá Trung Hoa không?? Lịch sử Nhật có rất nhiều tâm ma,đều xuất phát từ việc cầm kiếm cả,Nobunaga dìm cả nước Nhật trong biển máu,Tokugawa bị ám ảnh bởi thanh kiếm Mashamune,Hidetoshi đưa cao lưỡi gươm trên đầu nhân dân Triều Tiên,há chẳng đủ nói lên khi tâm hồn người võ sĩ bị lệch lạc thì thanh kiếm đáng sợ đến chừng nào.Một loại kiếm phá hoại tâm hồn người cầm kiếm thì không xứng đáng để ca ngợi hay học theo.Kenshin sợ phải giết người hay sợ mình không kiềm chế nổi sát khí của kiếm chiêu?? Cũng là kiếm khách,nhưng khi Yến Tam Thập dùng đến chiêu thứ 14,tự thấy là nó quá bá đạo,muốn huỷ diệt kiếm chiêu nên tự sát luôn.So sánh như thế đủ thấy ai hơn ai kém rồi.Kiếm giết được người thì cũng cứu được người,chỉ cần tâm hồn bất loạn,ý chí chuyên nhất thì có sợ gì??Võ quy nhất thể,đến chỗ cao nhất thì không khác gì nhau cả,thế nên chia tông chia phái chỉ là tạm thời,Nhật hay Trung Hoa đều giống như nhau,có điều muốn dựa vào kiếm để tìm đến đạo thì tuyệt không thể dùng loại kiếm lệch lạc như kiếm Nhật.Trình độ kém lắm,trình độ kém lắm.
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thời xưa, kĩ thuật luyện kim còn nhiều yếu kém nên người ta phải dùng những thanh kiếm nặng và dày, phải cầm bằng cả 2 tay. Thời kì này đánh nhau thì dùng sức là chính, khoẻ thắng yếu thua, chứ ít ai nói đến chuyện võ công, kiếm pháp. Đến khi công nghệ rèn kim loại phát triển, những thanh kiếm nhỏ và sắc bén ra đời, tạo điều kiện cho kiếm thủ có thể thi triển các chiêu thức linh hoạt. Tuy nhiên, không hiểu nghĩ ngợi thế nào mà người phương Tây vẫn ưa chuộng lối đánh sức mạnh, hơn là việc sáng tạo ra cách đánh nhanh, khéo khi sử dụng kiếm. Xem phim ?oThe Last Samurai? thấy rất rõ điều này: anh chàng Tom Cruise cầm thanh kiếm tây sang Nhật chiến đấu, bị đánh cho te tua nên cuối cùng phải đổi sang học kiếm Nhật. Những màn đánh kiếm trong phim diễn tả rất chân thực lối đánh đặc trưng của trường phái Samurai. Có một bộ phim nữa cũng đánh kiếm theo kiểu Nhật là ?oKilled Bill? nhưng nội dung phim hơi bạo lực, cảnh đánh đấm có pha nhiều kĩ xảo nên không được đánh giá cao bằng.

Chia sẻ trang này