1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiếm Nhật !

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi PianoLove, 14/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Tớ hỏi khí không phải chứ, kiếm hai lưỡi thông thường làm theo dạng đối xứng trục, thế theo chú thì lưỡi nào là âm, lưỡi nào là dương? Kiếm thẳng tượng trưng cho quân tử, thế thằng dùng câu, dùng hoàn hay nhuyễn tiên thì không gọi là quân tử hử?
    Chú bảo chú không sùng bái Trung Hoa, anh thấy ở đâu đấy chú tôn Kim Dung lên thành thánh là anh biết rồi, he he...
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 19:18 ngày 17/06/2004
  2. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ hơ, phương tây cũng có chỗ này chỗ kia chứ. Cái hồi sử dụng kiếm to nặng ấy từ thời trung cổ cơ, lúc ấy kỹ thuật luyện kim khá kém. Thời ấy tại TQ thì kiếm cũng to chẳng kém.
    Xem cái môn thể thao đấu kiếm dựa theo kiểu đánh kiếm của phương tây thì e rằng cả kiếm sĩ trung hoa lẫn nhật bản đều hùng hục cả. Kiếm của họ rất nhỏ và nhẹ, xuất kiếm rất nhanh và chuẩn. Tận dụng tối đa điểm lợi hại của kiếm (theo triết lý võ thuật trung quốc thì kiếm dùng để đâm còn đao dùng để chém). Mỗ thấy kiếm pháp phương tây họ đâm thì thôi rồi, nhanh dễ sợ luôn. Còn cái chàng Tom Cruise ấy phải học đánh kiếm nhật là vì kiếm pháp của hắn chẳng luyện tới đâu hết. So với một đại sư phụ kiếm đạo thua là phải. Bái sư học kiếm khẩn cấp là hợp lý.
  3. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Kiếm đạo Phù Tang đã rất sớm nhận ra nguyên tắc lấy tịnh chế động, các chiêu số lúc nào cũng nhanh như điện chớp nhưng luôn ra tay sau đối thủ một chút. Đồng thời các thanh kiếm họ dùng có thể nói thanh nào thanh nấy đều là thần kiếm, đc rèn theo phương pháp đặc biệt, gồm nhiều lưỡi mỏng ghép lại với nhau, độ cứng gần bằng ôxit nhôm, vừa dài vừa có thể dùng để chặt gẫy kiếm của địch thủ. Kiếm của TQ lưỡi mỏng lại ngắn nên thường không địch nổi. Thế nên trong truyện chưởng cứ có thằng nào ở Phù Tang sang là gần như chỉ có nhân vật chính mới thắng được.
    Kiếm của 1 võ sĩ đạo cũng có nhiều loại. Có loại = gỗ chuyên để tranh thắng bại, có loại = thép chuyên để quyết tử, có loại ngắn chỉ dùng 1 lần trong đời khi tự mổ bụng chết.
  4. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Kiếm Nhật mà kém ? Lệch lạc ? Ma đạo ?
    Kiếm (hay đúng hơn là gươm) Nhật cũng chỉ là một loại vũ khí, thiên về chém hơn là đâm. Vì thế nó hơi cong, cán cầm dài hơn kiếm Trung Quốc, do kiếm sĩ cầm nó bằng cả hai tay.
    So với kiếm Nhật, kiếm của Nga hoặc Ả rập còn cong hơn do ngắn hơn, vậy thì có ma đạo hơn không ?
    Về lịch sử thì Oda Nobunaga tàn bạo là do bản tính của lão ấy thế. Tokugawa Ieyasu sợ Mashamune là do có một lời sấm rằng lão sẽ chết vào năm 59 tuổi bởi lưỡi kiếm này. Toyotomi Hideyoshi đánh Triều Tiên thì có gì không hợp lý, thời phong kiến có cơ hội mà nước mạnh không đánh nước yếu mới gọi là lạ.
    Chỉ dựa vào đây mà huynh chê kiếm Nhật, ép lắm, gượng lắm.
    Ở đây có huynh đệ nào biết về cách rèn kiếm Nhật không ? Tại hạ thì chỉ biết mũi kiếm của kiếm Nhật rất đặc biệt, và để rèn bảo kiếm của Nhật, người ta phải ngâm trong một loại bùn đặc biệt.
  5. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi cái, thế kiếm Việt thì thế nào?
    Hôm nọ em đi viện bảo tàng thấy mấy cái kiếm (tất nhiên là rỉ, gãy, mẻ... ) nhưng theo em nhìn thì nó dày cộp (mà dày thì chắc là nặng). Mang máng nhớ hình như mấy cái kiếm ấy ở thế kỉ 16
    NHìn có vẻ khác với mấy cái kiếm đánh nhau trên phim, có thể uốn cong được.
  6. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Kiếm Nhật hả? Kéo một thanh thép dài ra, gập đôi lại, kéo dài ra, lại gập đôi lại, cứ thế tiếp tục đến một mức nào đó - tuỳ chất liệu thép, kết quả có một thanh kiếm được tạo nên từ 2 mũ n lớp thép >>> cứng và sắc khủng khiếp.
  7. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật rèn của Trung Hoa cổ tuy rằng cao nhưng e rằng vẫn chưa bằng kỹ thuật rèn của người Nhật. Kiếm của Nhật đều cứng rắn sắc bén ghê gớm. (Nhưng có lẽ về trình độ công nghệ rèn của kiếm Nhật và kiếm tàu vẫn chưa thể bằng thanh gươm Damas ở Trung đông, nghe nói lưỡi của nó có thể uốn thành vòng tròn được, nhưng vẫn là một thứ vũ khí sắc bén, chém được cả sắt thép, giống như thanh Tử vi của Độc cô cầu bại vậy. Đó là nói về trình độ rèn thôi, không phải nói về kiếm thuật)
    Kiếm nhật rèn theo kiểu rất đặc biệt, đập cho một thanh thép dài ra gấp đôi, rồi gập lại, lại rèn cho nó dài ra gấp đôi, cứ thế hàng trăm lần. Một thanh kiếm theo kiểu này thường có hàng triệu lớp thép. Kiếm nhật được làm cứng bằng cách tôi, một kỹ thuật kém hơn so với kỹ thuật thấm của gươm cong Damas (có lẽ là thấm Ni tơ). Chỉ có kỹ thuật thấm mới có thể cho ra một loại gươm bên trong mềm dẻo đàn hồi, bên ngoài cứng rắn như là gươm cong Damas được.
    Tuy kiếm nhật cứng rắn nhưng nếu không biết dùng thì vẫn gãy như thường. Giống như là người võ sĩ chặt gạch, nếu run tay thì sẽ bị thương ngay. Việc dụng lực như thế nào, vào thời điểm nào là cả một nghệ thuật. Trong chương trình giơi thiệu về kiếm Nhật trên VTV2 ngày trước, người ta đã biểu diễn dùng một thanh kiếm chém đứt ngang hai trụ gỗ đường kính khoảng 15cm xếp cạnh nhau. Ai không có kỹ thuật thì lưỡi kiếm chỉ còn nước kẹt lại trong trụ gỗ thôi.
    Còn kiếm của Pháp (kiếm quốc tế) thì quả thực là một thứ vũ khí nguy hiểm trong các trận chiến solo. Nó nhanh, sức xuyên lớn, sát thương hiệu quả, nhưng sẽ không có cơ hội trước kiếm Nhật đâu. Kiếm nhật dài hơn, sát thương theo kiểu chém chứ không phải là đâm, nên vùng sát thương dài rộng hơn, kiếm Pháp e rằng chưa chạm vào áo của đối phương thì kiếm thủ Pháp đã bị chặt làm hai khúc mất rồi. Nhất là kiếm thủ nhật thường là dĩ tĩnh chế động, lúc thủ thì yên như núi, lúc động thì phát ra cực nhanh. Kiếm Nhật chỉ có vài thế cơ bản, kiếm thủ nào cũng tập chừng đó thế hàng năm trời, nếu "không phải một vạn thì cũng năm ngàn" lần rồi.
    Chú nào đó vừa nói kiếm nhật là tà đạo, kiếm tàu là quân tử, đúng là hài thật. Làm tôi nhớ đến Tống Tương Công, đánh nhau kiểu người quân tử, rốt cục bị người đời cười nhạo. Chú tưởng truyện chưởng mô tả đúng thế giới võ thuật chắc? Đúng là mê muội mất rồi.
  8. Lucia

    Lucia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Các huynh đệ ai có câu chuyện, hay đúng hơn là truyền thuyết gì hay về kiếm sĩ Nhật, kể lên cho xôm tụ, chẳng hạn như Miyamoto Musashi ấy.
    Nói về "The last samurai", có đoạn Tom Cruise đọ kiếm hạ 4 hay 5 tên gì đó, thấy giống pha đánh kiếm đẳng cấp của Toshiro Mifune trong phim quá (phim gì không nhớ, hehe). Có điều Mifune hạ đến 9, 10 thằng cơ. Tôi không được xem phim, nhưng lại được xem sách vẽ lại chi tiết trận đánh, hình như diễn ra cũng chỉ trong vòng hơn 1 phút là cùng.
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Kĩ thuật rèn kiếm của Trung Đông phải nói là rất cao. Các chiến binh Hồi Giáo thường sử dụng lưỡi kiếm cong, chủ yếu để đánh trên ngựa, nên sức sát thương lớn, mà lại khó gãy kiếm khi đánh trận. Tuy nhiên, về kiếm pháp của họ vẫn chưa thể linh hoạt được bằng người Nhật, vì vậy, thanh kiếm thường được chế tạo với vòng che tay để giữ chắc vũ khí khi ra lực, nhưng cũng đồng thời làm giảm mất độ biến hoá của kiếm chiêu.
    Trong các cuộc Thập Tự Chinh, khi người châu Âu sang đánh với các chiến binh Hồi Giáo, họ cũng học được rất nhiều từ kĩ thuật chiến đấu cơ động, thay vì cách ?olấy thịt đè người?. Người Hồi Giáo mặc giáp nhẹ, dùng kiếm sắc, chứ không bó mình trong những bộ giáp nặng nề và những thanh kiếm nặng như Châu Âu. Nhân vật chính trong bộ phim ?oThe 13th Warrior? cũng là một trường hợp điển hình về việc bỏ kiếm nặng để đổi lấy kiếm nhanh.
  10. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Trao đổi thêm một tí về kiếm Nhật. Hình như Kiếm Nhật được làm từ 2 thanh thép chứ ko phải 1. 1 thanh dẻo, 1 thanh cứng nhiều cacbon. Về kỹ thuật thì dĩ nhiên cũng theo kiểu gập đi gập lại như mấy bằng hữu vừa nói. Có như vậy kiếm mới trong dẻo ngoài cứng được.

Chia sẻ trang này