1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiếm Nhật !

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi PianoLove, 14/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wildchild

    wildchild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    1.754
    Đã được thích:
    0
    Hề hề, thấy mọi người nói chuyện kiếm kiếc, tại hạ cũng đa sự tý chơi.
    Thanh kiếm của võ sĩ đạo - Samurai nó có đến 7 phần giống đao, và 3 phần kiếm. Theo ngu ý của tại hạ thì gọi là đao thích hợp hơn, vì chủ yếu nó dùng để chém, tất nhiên là ngoài ra nó còn có thể dùng để đâm, gạt, đỡ... nữa.
    Xem các phim của võ sĩ đạo đấu nhau thì thấy cách đánh của họ lấy tốc độ và sự chuẩn xác làm hàng đầu. Hai đối thủ lao hùng hục vào nhau, rồi kiếm quang loé lên, và một trong hai người gục xuống.
    Em kiến văn thô thiển, mong được chỉ giáo thêm.
  2. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Dragonswordman bàn về kiếm và kiếm đạo Nhật mà toàn mang truyện kiếm hiệp Trung Quốc ra để tán với lấy dẫn chứng thì đúng là đeo kính râm đi đêm rồi. Thời phong kiến, cả vùng duyên hải Trung Quốc luôn bị hải tặc Nhật đe doạ, thế cho nên các bác hủ nho Tàu ghét dân Nhật tới bến, cứ có dịp là phê phán nhặng xị.
    Tôi đồng ý với Fear83 ở điểm "Thanh kiếm ko làm nên kiếm khách". Thanh kiếm chỉ là vật vô tri thì làm sao có thể tác động lên con nguời đến nỗi có thể khiến tâm hồn kiếm khách đi vào lối rẽ như DS nói được.
    DS phê phán Kenshin là trẻ con khi đem so sánh với các hiệp khách Trung Quốc sao?? thế DS nghĩ thế nào khi Kenshin, dù gia đình đang êm ấm, thân lại mang bệnh, vẫn đầy hiệp tâm xách kiếm đi khắc thiên hạ để bảo vệ công lý cho người dân, chỉ chịu quay về khi đã sắp chết. Còn các vị hiệp khách Trung hoa thì sao? Hoàng Dược Sư (mặc dù tôi rất thích tính cách lão này) bỏ mặc giang sơn để đi ngao du sơn thuỷ, mãi đến cuối TĐHL mới chịu quay về giúp dâu rể được mấy hôm. Dương Qua chỉ đánh nhau được một trận rồi bỏ vào Cổ mộ, để mặc Thành Tương Dương bị phá. Trương Vô Kỵ thì cũng trốn mất tích để Chu Nguyên Chương thả sức tàn sát anh em Minh Giáo. Lệnh Hồ Xung thì khỏi nói, hết phương trượng TLT rồi chưởng môn VĐ phải tốn không biết bao nhiêu nước bọt mới thuyết phục được cái thằng bạc nhược ấy đứng ra đối phó với NBQ.
    Về kỹ thuật rèn kiếm của Nhật bản thì ngay cả các nhà khoa học đến nay vẫn phải cúi đầu kính phục. Chỉ mới gần đây, người ta mới chế ra được duy nhất một thanh kiếm tên là Trảm Long có độ sắc bén và rắn chắc hơn một thanh kiếm rèn theo kiểu truyền thống của Nhật.
    Có một tài liệu ngắn về kiếm Nhật, xin post lên để anh em tham khảo
    The Sword
    ?oCutting down the enemy is the Way of strategy, and there is no need for many
    refinements of it.?
    ?" Miyamoto Musashi, The Book of Five Rings, The Wind Book
    The Sengoku period was a pretty lawless one. Even peasants habitually went armed with all kinds of weapons.
    However, samurai were the only people allowed to carry two swords, a pair called the daisho, (the ?olong and short?) as a badge of their unique warrior status. These two weapons, the long katana and the shorter wakizashi, were worn together although rarely used as a pair of weapons in combat. Miyamoto Musashi, the sword-saint and writer of the best-known book on swordsmanship, A Book of Five Rings, was unusual in that his ?oTwo Heavens? fighting style did use two swords at the same time. One other sword is worth mentioning at this point, the no dachi.
    These enormous two-handed weapons were only ever used on foot. The samurai used the katana to defend as well as attack and as a result never adopted shields, unlike the knights of Europe. They never needed to, because of the superb metalwork in the katana was good enough to act in both capacities.
    A samurai sword was carefully constructed out of many layers of steel and iron. The two would be hammered out and folded over many times to produce a ?osandwich? of many layers. Each repeated forging doubled the number of layers of metal in a sword, in some cases 220 ?" 4,194,304 ?" layers of metal would be the result. The maximum number of folds recorded is some 230 (or 10,736,461,824!) layers of forged metal. This
    gave the sword enormous strength when the iron and steel were welded together.
    The iron at the sides and back edge gave flexibility to the blade, while the steel core could be hardened to make a perfect edge.
    The final process in the forging was particularly clever. The blade was coated with clay built up to a different thickness across the blade: thin at the cutting edge and thick towards the back. When the sword ?" in its clay overcoat ?" was heated and then quenched, it cooled at different speeds and the metal crystals in each part in the blade ended up as different sizes. They were large where the clay had been thick, which meant that they were flexible, but small at the cutting edge, so they would form a hard edge that could be sharpened. Once the sword blade was polished, the change from the softer steel and the harder edge would show up as the yakiba, a line that
    resembles a breaking wave. Once the blade had been signed by the smith and hilt and guard fitted, the sword was ready for use.
    The result of all of this was a sword that could cut a man in two ?" literally.
    Occasionally condemned criminals were used to test new swords, but it was more common to use a bundle of rushes and bamboo or to use corpses. Some swords had details of their testing carved into the tang (the piece of the sword inside the hilt). Thanks to the resilience of such a blade, a samurai could block and turn blows that would have shattered any ordinary steel weapon. Its razor sharp edge gave him the
    ability to cut through an opponent right down to the bone. These two contrasting qualities were the result of the skills and experience that Japanese sword smiths had accumulated over centuries. No other sword, even the famous blades from Toledo in Spain, ever equalled these Japanese weapons. The katana is still probably the best hand weapon ever produced.
    A sword became the ?osoul of samurai? who carried it and many became family heirlooms. As late as the Second World War some officers had their family blades placed in army-issue fittings then carried them into action. Officers?T swords that were
    carried home by Allied soldiers as war souvenirs from Pacific battlefields are still occasionally identified as ancient, incredibly valuable blades even today.
  3. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là vài nhận xét của em !
    - Thứ nhất kiếm Nhật và kiếm Trung Hoa là 2 trường phái kiếm khác hẳn nhau , đúng như bác gì gì nói ở trên là kiếm Nhật thường thiên về tốc độ chém , thiên về góc và lực của tay kiếm , ngoài ra còn thiên về nghệ thuật vung kiếm ( ví dụ như thế vung kiếm siêu nhanh của Phi Thiên Ngự Kiếm ) Còn kiếm Trung Hoa thiên về chưởng múa kiếm , nghệ thuật bay nhảy , tập trung phân phối đỡ và tấn công ....
    - Thứ hai Kiếm Nhật có tư tưởng ( đúng hơn chính là tư tưởng của chính tay kiếm sĩ ) rất khác biệt so với các trường phái kiếm khác , có nhiều điều tạo nên 1 kiếm sĩ, chiến đấu cho mình cho thù riêng của chính mình , chiến đấu cho người khác , mà người khác ở đây có thể là chính quyền , là nhân dân , hay có khi chỉ cần vì những người xung quanh mình là đủ ....Người kiếm sĩ có thể giết người không ghê tay nhưng trong thâm tâm vẫn tự tại --> vậy là thanh kiếm mang nghĩa khí của chính người sủ dụng nó !
    - Thứ ba , em có nghe nói ngày xa xưa khi người ta mới đúc kiếm Nhật thì nó là 1 thanh thép rất dày và hơi nặng , đơn thuần chỉ có lưỡi chuôi và bao , nhưng sau do nghệ thuật sử dụng kiếm Nhật người kiếm sĩ dùng 2 tay , lực chư yếu là chém theo đường thẳng , chắc có lẽ mạnh quá hay sao mà kiếm đó không bền Sau đó các thợ làm kiếm nghĩ ra cách đưa 1 thanh kim loại có tính mềm dẻo vào trong thân của thanh kiếm , có nghĩa là ở ngoài là kim loại cứng nhưng họ rèn và đưa vào trong lòng thanh kim loại đó 1 miếng thép mềm , để kiếm đảm bảo cả 2 điều vừa chịu được lực mạnh vừa dẻo dai không bị gãy ...
    Hì hì đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng em thôi , chứ kiếm pháp chẳng biết đến bao giờ mới bàn hết được , mong các bác thảo luận tiếp nhé !
  4. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Dịch lại bài trên nhé:
    "Hạ đối thủ là mục đích chính, không cần sự tinh tế gì hết" - Miyamoto Musashi
    Thời kỳ Sengoku là một giai đoạn khá là lộn xộn. Ngay cả nông dân cũng thường được vũ trang với đủ loại vũ khí.
    Tuy nhiên, Samurai là loại người duy nhất được phép mang hai loại kiếm, một cặp kiếm gọi là daisho (trường và đoản), tượng trưng cho địa vị xã hội cao của họ. Hai thứ vũ khí đó, trường kiếm katana và wakizashi ngắn hơn, được mang cùng với nhau mặc dù hiếm khi được sử dụng cùng nhau trong chiến trận. Miyamoto Musashi, kiếm thánh, tác giả của cuốn sách nổi tiếng nhất về kiếm đạo, Ngũ Luân Thư, là người hiếm hoi sử dụng được hai thanh kiếm cùng một lúc. Một loại kiếm khác cũng đáng được đề cập từ quan điểm này, kiếm no-dachi.
    Thanh kiếm hai tay rất bá đạo này chỉ được sử dụng khi đi bộ (không đi ngựa). Samurai sử dụng katana để phòng thủ cũng như tấn công nên họ không bao giờ sử dụng khiên như là những hiệp sĩ của châu Âu. Họ không cần đến khiên, bởi vì kỹ thuật rèn siêu hạng của thanh katana đủ để làm cả hai việc đó.
    Một thanh kiếm của samurai được chế tạo từ nhiều lớp sắt và thép. Hai vật liệu đó được đập dẹt ra rồi gấp lại nhiều lần để tạo thành nhiều lớp xen kẽ. Mỗi lần rèn như vậy lại tăng gấp đôi số lượng lớp kim loại trong thanh kiếm, một số trường hợp đạt đến 2^20 (2 mũ 20, 4,194,304) lớp. Số lượng kỷ lục được ghi nhận là khoảng 2^30 (10,736,461,824!) lớp thép luyện. Kết cấu nhiều lớp sắt thép ghép vào nhau như vậy mang lại cho thanh kiếm sức bền khủng khiếp. Lớp sắt ở hai bên và sống kiếm mang lại sự mềm dẻo cho thanh kiếm còn phần nhân thép sẽ được tôi cứng để tạo thành phần lưỡi hoàn hảo.
    Phần cuối của việc luyện kiếm là đặc biệt thông minh. Thanh kiếm được phủ một lớp đất sét có độ dày khác nhau tại các vị trí khác nhau: mỏng ở phần lưỡi và dày dần về phía sống. Khi thanh kiếm, trong lớp áo đất sét, được nung nóng và nhúng vào nước lạnh, nó nguội đi theo tốc độ khác nhau và tinh thể kim loại ở mỗi phần của thanh kiếm sẽ có kích cỡ khác nhau. Chúng lớn khi lớp đất sét dày, nghĩa là nó sẽ mềm dẻo hơn, và (tinh thể kim loại) nhỏ ở phần lưỡi, tạo thành một cạnh cứng có thể mài sắc được. Khi thanh kiếm được làm bóng, ranh giới giữa phần thép mềm hơn và phần lưỡi cứng, gọi là yakiba, trông giống như là những lớp sóng vậy. Khi lưỡi kiếm được đóng dấu của lò rèn và được lắp chuôi, nó đã hoàn thành.
    Kết quả của quá trình đó là một thanh kiếm có thể chặt người ra làm hai khúc - theo nghĩa đen.
    Thỉnh thoảng tù nhân được dùng để thử kiếm, nhưng thông thường người ta sử dụng một bó rơm và tre (trụ rơm) hoặc là dùng xác chết. Một số thanh kiếm có thông tin chi tết về việc thử nghiệm (chắc là tên của tử tù được sử dụng để thử kiếm đây) khắc trên phần thép phía trong cán kiếm. Nhờ tính đàn hồi của thanh kiếm, samurai có thể đỡ hay gạt những cú đòn đủ khả năng làm gãy bất cứ thứ vũ khí thép thông thường nào. Lưỡi sắc của thanh kiếm cho phép anh ta có thể chém đứt đối thủ từ bên này sang bên kia, qua cả xương. Hai phẩm chất trái ngược (tính đàn hồi và tính cứng rắn) đó là thành quả mà thợ rèn Nhật Bản đã tìm tòi và tích luỹ qua hàng thế kỷ. Không có một loại kiếm nào khác, kể cả thứ kiếm nổi tiếng ở Toledo, Tây ban nha, có thể sánh được với những vũ khí của Nhật. Katana có lẽ là thứ vũ khí lạnh tốt nhất đã từng được sản xuất.
    Thanh kiếm là "linh hồn của samurai", người mang nó, và nhiều thanh trỏ thành của gia truyền. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhiều sĩ quan mang thanh kiếm gia truyền của mình tham gia vào chiến trận. Những thanh kiếm sĩ quan trở thành chiến lợi phẩm từ mặt trận Thái Bình Dương thỉnh thoảng vẫn được xác định là kiếm cổ đặc biệt giá trị, cho đến nay.
    Được Leonids sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 20/06/2004
  5. dtsac3

    dtsac3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết kiếm Nhật hay Trung Hoa đều rèn từ 1 thanh thép cả và cũng đều được gập nhiều lần (1 trong những nguyên nhân "tôi" thép là để gạt bỏ tạp chất ra). Kiếm Nhật có hơi khác là cách rèn hơi đặc biệt nên thanh kiếm có 2 độ cứng khác nhau.
    Nói kiếm Nhật cứng hơn kiếm Tàu cũng không hẳn là do kỹ thuật rèn tốt hơn. Tôi nghĩ, vì kiếm Tàu chú trọng về khinh linh, đâm nhiều hơn chém nên 2 người sử dụng kiếm rất ít khi chạm lưỡi. Còn kiếm Nhật phát lực nhanh mạnh, và nhiều khi phải chạm lưỡi nên phải đúc dày và rắn hơn :)
    Còn kiếm của Trung Đông thì mình hay gọi là loan đao (như trong Viên Nguyệt Loan Đao của Cổ Long ấy), chắc vì nhìn ngắn và cong!! VN mình có lọai gươm nhìn tương tự như kiếm Tàu chỉ có là 1 lưỡi bén thôi, nhưng cũng không cong như kiếm Nhật, không biết có phải cũng tà đạo không :)
    Vài dòng lung tung :)
  6. PianoLove

    PianoLove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , em cũng chẳng chê bai gì kiếm nào đâu nhá , xem kiếm Trung thì múa may đẹp hơn , nhưng mà nhìn kiếm Nhật chém dứt khoát phê thật !
  7. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Kiếm Nhật a`!!!!!!!!!!! *_* chém chuối tốt đấy................Mỗi tội đánh hội đòng thì sài không tiện lắm...........................á á ...á á
  8. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Nói về cách đánh kiếm thì mỗi một trường phái hiển nhiên có những đặc điểm khác nhau cho nên cũng không thể nói loại gì lợi hại hơn được. Tuỳ vào mức độ tập luyện thôi.
    Ai đã tập qua các môn võ thuật thì sẽ thấy ngay là cách đánh kiếm khác với cách đánh quyền. Thế thủ của quyền là đặt mức ổn định lên trên, phòng thủ nghiêm, bất cứ đòn đánh nào của đối phương cũng có thể hoá giải được bằng tay, chân.. đợi cơ hội phản công. Trong khi đó thế thủ của kiếm lại không phải là dùng kiếm để đỡ gạt toàn thân sao cho không có chỗ sơ hở (không có chỗ sơ hở là điều phi lý của cách dùng kiếm). Mà là từ thế thủ ấy có thể bất cứ lúc nào cũng có thể phát kiếm ra nhắm vào bất cứ vị trí nào mà mình muốn. Điểm sơ hở nằm ở chỗ sau khi phát kiếm ra rồi thì làm thế nào để quay trở lại thế thủ như trước? Chính từ câu hỏi này mới phát sinh ra sai biệt về cách dùng kiếm của các trường phái.
    Kiếm thuật Trung Hoa để lấp sơ hở này thì sau khi phát chiêu lập tức từ thế kết thúc của chiêu đó phát tiếp chiêu thứ hai rồi thứ ba... liên miên bất tuyệt là như vậy. Chính vì thế khi Phong Thanh Dương yêu cầu Lệnh Hồ Xung phát hai chiêu có tư thế phát kiếm không trùng khớp khiến cho hắn ta đứng thộn mặt ra. Cao thủ kiếm thuật sẽ có thể phát chiêu ở mọi tình huống, tư thế.
    Kiếm thuật phương tây không có công phu khổ luyện thâm sâu như Trung Quốc. Do vậy động tác phát kiếm được cải biến cho đơn giản, lấy tốc độ làm điểm lợi hại và chỉ là đâm tới hoặc đỡ gạt, chém trong phạm vi hẹp để có thể dễ dàng quay trở lại thế thủ ban đầu. Không biến hoá nhưng rất lợi hại. Nếu cho hai người cùng ở mức độ tập luyện như nhau của 2 trường phái trên đấu với nhau thì mới thấy được sự lợi hại của kiếm thuật phương tây. (Thực thế là họ khổ luyện ít hơn nhiều so với Trung Quốc.
    Kiếm thuật Nhật bản cũng dựa theo nguyên tắc trên. Sau khi phát chiêu lập tức quay trở lại thế thủ. Chú ý vào tốc độ và độ chuẩn của chiêu phát ra sao cho đi sau mà tới trước. Đỉnh cao nhất là thế gọi là "Nghinh phong nhất trảm" tức là để kiếm trong vỏ. Tĩnh lặng, bất thần rút kiếm tốc độ và phát chiêu, sau đó lại tra kiếm vào vỏ như trước.
  9. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    thế kiếm tàu thì đánh hội đồng tốt chắc?
    Đừng quên kiếm Nhật là kiếm của chiến binh, vũ khí chiến binh của tàu là trường thương, trường đao...
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Nói đến wakizashi lại nhớ chuyện này. Theo Bushido thì một samurai không thể để bị bắt. Bị bắt nghĩa là bị làm nhục, đáng sợ hơn cái chết nhiều lần. Thanh đoản kiếm wakizashi là để phục vụ cho nghi lễ seppuku (hai nhát chữ thập rạch bụng, một nhát vào cổ), có thể thực hiện ngay tại chiến trường.
    Cái này là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Bushido. Post lên cho mọi người xem.
    Bốn mươi bẩy Ronin
    Câu chuyện về bốn mươi bẩy Ronin (samurai mất chủ) ở tỉnh Harima có thể được coi là câu chuyện nổi tiếng nhất về Bushido - đạo của samurai. Truyền thuyết này bắt đầu vào năm 1701, thời kỳ hoà bình trong Genroku. Shogun Tsunayoshi trị vì đất nước từ Edo, trong khi Hoàng Đế, con rối chính trị, sống ở kinh đô Kyoto. Tỏ ý kính trọng tới Hoàng Đế, Tsunayoshi dâng tặng cống phẩm tới Kyoto trong lễ chúc mừng năm mới, và đổi lại, Hoàng Đế cho khâm sai tới Edo. Để đón tiếp vị Khâm sai, Tsunayoshi cử hai daimyo (lãnh chúa) trẻ là Naganori Asano - Takuminokami, chúa tỉnh Harima và lâu đài Ako, cùng Munehare Date, chúa tỉnh Sendai tiếp đãi sứ giả của Triều đình từ Kyoto. Hai vị daimyo trẻ thì thiếu kinh nghiệm trong các thể loại nghi lễ, cho nên Shogun giao trách nhiệm cho một vị quan chức lớn tuổi, Yoshinaka Kira -Kozukenosuke giúp đỡ họ.
    Kira, người về sau được ghi nhận trong lịch sử như một kẻ kiêu ngạo và tham vọng, rất tức giận khi chúa Asano không "hối lộ" ông ta cho phải phép, và thay vì giúp đỡ chúa Asano, ông ta đã lăng mạ, sỉ nhục ông này. Kira quyết tâm đến cùng, bằng mọi giá để làm nhục Asano. Sau hai tháng, Asano đã không còn có thể nhẫn nhịn.
    Ngày 14 tháng 3, cảm thấy không thể nào chịu sỉ nhục từ Kira được nữa, chúa Asano đã rút gươm chém Kira, nhưng chỉ làm Kira bị thương nhẹ. Bởi hành động ngu ngốc đó - tấn công một quan chức ngay trong lâu đài Edo, Shogun Tsunayoshi lệnh cho chúa Asano phải thực hiện seppuku (tự mổ bụng) ngay lập tức. Mặt khác Kira lại không phải chịu sự trừng phạt nào, ông ta được "thông cảm" và cho phép tiếp tục công việc của mình.

    Những người thân tín của chúa Asano tức giận bởi phán xử đó, họ cảm thấy việc tha bổng cho Kira và lệnh seppuku cho Asano là quá không công bằng.
    Theo luật, khi lãnh chúa bị buộc phải seppuku, lâu đài của ông ta sẽ thuộc về Shogun, gia tộc bị truất quyền thừa kế và 321 samurai dưới quyền còn lại sẽ bị buộc phải trở thành Ronin. Các samurai của Asano không biết phải làm gì trước thảm họa này. Một số muốn nổi loạn, trả thù Kira, trong khi một số khác lại nghĩ nên tôn trọng pháp luật và đầu hàng một cách hoà bình.
    Viên trưởng quan của Asano, Oishi Kuranosuke quyết định một kế hoạch hành động sau khi đã nghe tất cả ý kiến từ các phía. Ông ta một mặt sẽ thỉnh cầu Shogun ban lại danh dự cho dòng họ Asano, và cho người em trai của Asano, Daigaku làm lãnh chúa. Nếu dự định này thất bại, các samurai của dòng họ Asano sẽ từ chối giao lại lâu đài, và chống cự bằng mọi giá.
    Vài ngày sau, trong khi quân lính của Shogun đang trên đường tới Ako, nghĩa là sự thỉnh cầu đã thất bại, phần lớn samurai dưới quyền Asano quyết định đào tẩu, chỉ còn 60 samurai trung thành nhất vẫn ở lại. Trước khi quân của triều đình tới được Ako, Daigaku Asano gửi thư cho Oishi Kuranosuke, ra lệnh tôn trọng Shogun và đầu hàng vô điều kiện
    Oishi Kuranosuke và 59 samurai còn lại tuân lệnh Daigaku, nhưng trước khi rời bỏ lâu đài Ako, họ lên một kế hoạch trả thù Kira, kẻ thậm chí không có tinh thần của một samurai nhưng đã đẩy cả dòng họ Asano đến đường cùng. Chỉ có cái chết của Kira mới rửa sạch nhục nhã cho Asano.
    Họ chia thành những nhóm nhỏ để che dấu ý định trả thù. Kira chắc chắn đã tiên liệu điều này. Oishi Kuranosuke đến Yamashina, ngoại ô Kyoto, chơi bạc, uống rượu, trở thành một kẻ nghiện ngập nổi tiếng. Mưu mẹo này đánh lừa được các shinobi của Shogun và Kira.
    Vị Shogun này cho rằng thế vẫn chưa đủ, ông bắt Daigaku Asano và giam lỏng anh ta ở một biệt thự của gia đình Asano, điều này cũng có nghĩa rằng, mọi hy vọng tái thiết của dòng họ Asano đã cạn kiệt.
    Gần hai năm trôi qua. Người nhà Asano chờ đợi, giả dạng thành thương nhân, người bán đồ lặt vặt hoặc thậm chí thành kẻ nghiện ngập để thu thập thông tin về Kira. Họ chờ đợi một cơ hội tấn công vào dinh thự của Kira. Cuối cùng cũng đến lúc Kira và các đồng minh lơi lỏng sự đề phòng đối với Oishi Kuranosuke và các ronin.
    Oishi Kuranosuke và 59 ronin còn lại nhận thấy đây là cơ hội bằng vàng để tấn công Kira. Họ tiến hành một buổi họp kín, Oishi Kuranosuke chỉ cho phép 46 ronin tham dự trận đánh này. 13 người còn lại được lệnh trở về với gia đình.

    Từng bước một họ xâm nhập vào Edo. Trong một đêm nhiều tuyết, ngày 14 tháng 12 nắm 1702, bốn mươi bẩy Ronin tấn công dinh thự của Kira khi ông ta đang mở một buổi tiệc trà. 47 ronin chia thành hai nhóm, đột nhập dinh thự từ cửa chính và cửa phụ. Trận đánh giữa 47 ronin và 61 vệ sĩ của Kira diễn ra trong một giờ rưỡi. Tất cả các vệ sĩ của Kira đầu hàng hoặc bị giết trong khi phía Oishi Kuranosuke không có thiệt hại nào. Kira được tìm thấy đang trốn trong một nhà phụ ở ngoài. Các ronin mang Kira vào sân và cho phép Kira được có một cơ hội bảo toàn danh dự như chúa Asano, bằng cách thực hiện seppuku. Kira không thể làm seppuku, và bị các ronin chặt đầu. Sau đó 47 Ronin trở về mộ của Asano ở đền Sengaku-ji, tế vong hồn của Asano bằng đầu của Kira.
    Đã sẵn sàng chết sau khi trả thù, Oishi Kuranosuke gửi người đại diện đến quan toà Edo, thông báo mọi chi tiết vụ việc và nói sẽ chờ lệnh từ Shogun tại đền Sengaku-ji.
    Shogun Tsunayoshi không tức giận mà trái lại rất ấn tượng trước lòng trung thành dũng cảm của 47 Ronin. Điều đó làm Tsunayoshi khó quyết định. Mặc dù rất thông cảm với hành động của họ, Tsunayoshi lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan : nên tha tội chết cho 47 Ronin vì Bushido của họ hay xét xử họ theo pháp luật ? Sau 47 ngày cân nhắc, Tsunayoshi lệnh cho Oishi Kuranosuke và 45 ronin tự xử, nhưng không phải như tội phạm, mà như những chiến binh với tất cả danh dự. Ronin trẻ nhất, người được cử đến lâu đài Ako để mang tin về cái chết của Kira, được miễn tội.
    Ngày 4 tháng 2 năm 1703, 46 Ronin chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm được một Daimyo làm người giám sát và chứng kiến trong lễ seppuku. 46 Ronin thực hiện seppuku cùng một lúc, chết một cách xứng đáng trong danh dự. Sau đó họ được chôn cạnh chúa Asano ở đền Sengaku-ji.
    Ngày nay, sự kiện 47 Ronin được tưởng niệm qua một vở kịch xúc động tên là Chusingura. Nó miêu tả cảnh tự sát tuyệt đẹp của 46 ronin. Hàng năm hàng nghìn người Nhật vẫn đến thăm khu mộ của 46 ronin ở đền Sengaku-ji, tỏ lòng kính ngưỡng với danh dự, lòng trung thành và sự hiến mình cho Bushido của họ.
    Được Larra sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 24/06/2004

Chia sẻ trang này