1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiếm !!! Riêng về KENDO... tui mới tham gia tập luyện thui à, mong chỉ giáo

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi MAFIOSO, 10/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có học kiếm Nhật được 2 năm xin có vài ý kiến:
    - Tập kiếm Nhật dùng sức nặng thanh kiếm để chém, nên nếu thanh kiếm làm ẩu, có thể bị bay ra khỏi chuôi kiếm, hoặc bị gãy lúc múa kiếm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác đứng xung quanh hay chính bản thân bạn. Chỗ tôi học, thanh kiếm cần có 2 lỗ để tra chuôi vào cho chắc ăn. Vì thanh kiếm Nhật có dáng đẹp, nên nhiều người thích mua, vì thế nhiều kẻ không biết gì cũng làm kiếm bán lấy lời, có khi đập lên bàn hơi mạnh cũng gãy. Nếu bạn mua kiếm về chưng cho đẹp giá rẻ thì không nên dùng múa kiếm, sẽ nguy cho chính bạn đó. Website này chỉ là một số trường hợp:
    http://www.tsuki-kage.com/darwin.html
    - Thanh kiếm Nhật thường thường có thể chém được cũng giá cỡ 400-500 USD. Dụng cụ để lau kiếm cũng có thể lên tới 50-100 USD. Nếu bạn muốn mua kiếm thực sự cho tập luyện thì nên hỏi thầy dạy Kendo. Có nhiều khi kiếm đắt tiền cũng không tốt gì lắm.
    - Nếu bạn thực sự muốn tập thì thanh kiếm gỗ cũng đủ cho lúc ban đầu. Mỗi ngày chém vài trăm cái cho đủ mạnh, đủ phẳng và dừng đúng lúc trong vài ba tháng có thể làm nguội lòng ham thích của nhiều người không đủ kiên nhẫn. Tôi học 2 năm rồi tập chủ yếu dùng kiếm gỗ (80%).
    Đó là vài kinh nghiệm của tôi. Mong được trao đổi thêm với các bạn về kinh nghiệm học kiếm.
    Website có clip hình múa kiếm Nhật:
    http://www.tsuki-kage.com/library.html
  2. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Kiếm Iaito là loại kiếm có rãnh gần sống kiếm và không bén. Chỉ dùng để thực tập và không phải để chém (chiếu, tre). Người tập kiếm Iaito (iaito chứ không phải Laito đâu) là tập rút kiếm thần tốc chém một cái rồi đút vào vỏ. Nguyên tắc của Iaito là rút kiếm chém nhanh khi đối phương chưa kịp phản ứng, không có đánh đỡ lung tung. Lý do có rãnh là để khi chém đúng cách sẽ có tiếng gió rít để người thực hành biết mình có chém đúng không.
    Kendo ngày nay phần lớn mang tính thể thao nhiều hơn, và người tập đánh đỡ nhiều bằng kiếm tre. Có nhiều trường phái Kendo vẫn theo lối cũ, tập kata, tập đối luyện bằng kiếm gỗ, tập chém chiếu hay chặt tre để xem đường kiếm có thẳng, có nhanh không.
    Kiếm gỗ (bokken) thường nặng khoảng 0.5-1kg là dụng cụ tập tốt nhất cho người mới bắt đầu. Tôi mua thanh bokken chỉ có 12USD (làm ở Taiwan). Nếu bạn nào có nhiều tiền có thể chơi loại Made in Japan, có thể mua qua mạng ở một vài trang như:
    bokkenshop.com
    Thế chém của Nhật chỉ có 7 đường, và một đường đâm tới. Ban đầu tập chỉ đưa kiếm lên đầu chém thẳng xuống: mũi kiếm phải nằm trên một mặt phẳng chính diện, tay phải lỏng (kiếm mới đi mạnh được), cổ tay không bị vặn vẹo, cuối đường kiếm hai tay vặn lại như giặt quần áo, kiếm phải dừng chứ không rung rẩy.
    Thường nếu có gương lớn thì tập chém trước gương là tốt nhất. Nếu bạn có một thanh Iaito để kiểm tra xem có chém thẳng hay không thì cũng giúp ích nhiều. Tập đến khi mỗi cú chém đều nghe tiếng gió rít cũng có khi mất cả tháng (có vài anh chị học chung với tôi mất cả nửa năm vẫn không biết chém đúng).
    Ngoài ra các bài kata còn tập ta cách di chuyển tránh né. Thường bạn nào có căn bản võ thuật sẽ học Kendo dễ hơn rất nhiều.
    Được ohmy sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 02/09/2004
  3. DANG_BLUE

    DANG_BLUE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi anh ohmy,
    Anh sống ở Mỹ nên việc tập luyện Iaido và mua kiếm dễ dàng. Ở Việt Nam chưa có Iaido và Kendo thì chỉ có trong TpHCM.
    Việc mua kiếm ở VN cũng hết sức khó khăn, toàn là kiếm Trung Quốc, tôi chưa từng thấy 1 thanh kiếm Nhật nào ở Việt Nam.
    Tôi muốn hỏi anh về việc mua kiếm. Liệu khi mang Iaito qua hải quan VN thì họ có tịch thu không? Nếu chuyển đường tàu biển thì có được không?
    Mặt khác, một thanh Iaito tương đối giá chừng vài chục nghìn Yên, tức là khoảng 150$ trở lên. Như vậy đối với người VN không phải 1 số tiền nhỏ. Hơn nữa, bản thân tôi sẵn sàng bỏ ra 150$ cho 1 thanh Iaito của Nhật (hoặc Mỹ) miễn là đảm bảo chất lượng nhưng lại không dám mạo hiểm 150$ đấy với hải quan Việt Nam.
  4. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    DANG_BLUE,
    Quả thực tôi ở Mỹ nên mua kiếm rất dễ dàng (súng còn mua được và được phép đeo ra đường nói chi là kiếm). Còn chuyện Việt Nam thì tôi thực sự không biết. Chắc DANG_BLUE phải hỏi các bậc huynh trưởng tập kendo ở VN. Tôi cũng hơi thắc mắc là tại sao VN không cho mua Iaito vì Iaito không bén lắm, chắc chắn không nguy hiểm bằng rựa hay mã tấu VN.
    Qua chuyện kiếm (cám ơn DANG_BLUE nhắc, Iaito là kiếm, còn Iaido là môn luyện kiếm thần tốc). Tôi cũng có một thanh kiếm làm ở Trung Quốc, dĩ nhiên sư phụ phải thử kiếm, đồng ý phê chuẩn mới mua (kiếm của Paul Chen làm từ sắt đường ray) để chém mục tiêu thật (chiếu ướt). Kiếm Nhật loại thường nhất sắt bén chặt được (chiếu, tre) đắt cỡ vài ngàn đến vài chục ngàn USD, chơi không nổi. Còn Iaito Nhật bản chính hiệu đúng là phải vào cỡ 150USD trở lên.
    Xin nhắc lại là tôi không tập Iaido, mà tập Kendo (có tập cả cách rút kiếm chém nhanh của Iaido nhưng không chuyên như Iaido).
  5. DANG_BLUE

    DANG_BLUE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã trả lời,
    Hoá ra bạn tập Kendo. Ở TpHCM cũng có Kendo nhưng họ đều dùng Shinai (kiếm tre) để tập, chứ không dùng Iaito. Tại sao bạn không tập thử iaido nhỉ? Kendo mang tính thực chiến hơn Iaido, còn Iaido dường như mang tính học đạo hơn... (???)
    Còn về chuyện mua kiếm mang về Việt Nam thì quả là gian nan. Thực tế tôi cũng chẳng biết phải hỏi cơ quan nào của hải quan xem có mang kiếm về được không. Có một số trang web nhận chuyển Iaito về Việt Nam nhưng họ nói rằng nếu hải quan thu thì họ không chịu trách nhiêm , thế thì ai dám mua. Người quen ở Nhật tôi cũng có nhưng họ cũng không biết là có mang được về hay không.
    Các bác có cách nào mang được kiếm về xin chia sẻ.
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

  7. DANG_BLUE

    DANG_BLUE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Anh motdikhongtro lài ơi,
    Ơ? trong Tp HCM cò thĂ? kiẮm 'ược 1 thanh kiẮm thẶt tẮt khĂng?
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Yup ! CĂ thf .
    Nhưng tĂ m- vẫn thĂch tự mĂnh lĂm hơn ( TĂm thĂp t't, quan h? t't ... 'ặt m-i nơi lĂm riĂng mTt bT phận ... RĂi tự mĂnh lắp, mĂi, thắt dĂy ..vv..vv... thĂa m>i lĂ cĂi thĂ chơi kiếm !!! .. )
  9. DANG_BLUE

    DANG_BLUE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    CĂ thf lĂ sao hả anh? T't cỡ nĂo? GiĂ cả bao nhiĂu? CĂ lẽ di rĂn 'ược. RiĂng chuy?n nĂy em 'Ă chi 'k lĂ kiếm t't. KhĂng cần sắc, iaito cũng 'ược.
    Tết nĂy nếu vĂo Nam em sẽ t>i nhĂ anh học hỏi.
  10. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Có bài này các huynh đệ tỷ muội học kiếm có lẽ thích:
    http://www.quangduc.com/vanhoa/09netvanhoa2.html
    (Đoạn này có trong Thiền Luận quyển Hạ)
    -----------------------------------------------------------------------
    Trong Võ Ðạo, tâm không dính mắc ấy là điều các chiến sĩ luôn luôn mong đạt đến. Khi an trú trong tâm rỗng lặng hay ở trong trạng thái ?oVô tâm? thì các ý tưởng (Tạp niệm) như muốn chiến thắng - sợ thất bại, sống-chết, ưa-ghét, tự tôn-tự ti không còn khuấy nhiễu nữa. Ðó là trạng thái mà thiền gọi là Tâm Bất Ðộng hay Trí Bất Ðộng. Chúng ta hãy nghe thiền sư Trạch Am (Takuan 1573-1645) dạy cho đệ tử là kiếm sư Yasyu Tajima-no-Kami, một bậc thầy dạy kiếm cho các vị tướng quân (Shogun) Nhật Bản về kiếm đạo:

    ?oÐiều hệ trọng nhất trong nghệ thuật đấu kiếm là phải có một thái độ gọi là ?otrí bất động?. Trí đó được thành tựu bằng trực giác sau nhiều huyên tập thực sự. ?oBất động? không có nghĩa là cứng đơ, nặng trịch và vô hồn như gỗ như đá. Bất động là trình độ cao nhất của động với một tâm điểm không hề giao động. Rồi tâm mới đạt được cao đìểm mẫn tiệp tuyệt đối sẵn sàng hướng sự chú tâm của nó vào bất cứ nơi nào cần thiết - hướng sang trái, sang phải, hướng tới mọi chiều hướng tùy sở thích. Khi sự chú tâm của con bị lôi cuốn và bị điều động bởi ngọn kiếm tấn công của địch thủ, con mất cơ hội đầu tiên để tạo ra vận động kế tiếp cho chính mình. Con lưỡng lự, suy nghĩ, và một phút đắn đo diễn ra, địch thủ đã sẵn sàng đánh con ngã gục. Ðừng để cho y có dịp may nào như thế. Con phải theo dõi sự vận động của ngọn kiếm trong tay địch thủ, giữ tâm trí thong dong theo sự phản kích của chính nó, đừng để tâm niệm đắn đo chen vào. Con chuyển động khi đối phương chuyển động, và do thế mà khuất phục được y.

    ?oÐiều đó - điều mà người ta có thể gọi là tâm trạng không tạp niệm ?" là yếu tố sinh tử nhất trong nghệ thuật đấu kiếm cũng như trong Thiền. Nếu có một chút gián tạp giữa hai hành vi dù chỉ cách nhau bằng một sợi lông, đấy là tạp niệm. Khi hai bàn tay cùng vỗ, tiếng trổi lên ngay không chút lưỡng lự. Tiếng không đợi suy nghĩ đã rồi mới phát. Ở đây không trung gian, vận động này nối tiếp với vận động khác không bị gián đoạn bởi tâm niệm cố ý.?

    ?oNếu con bị giao động và đắn đo rằng phải làm gì khi đối phương sắp hạ con, thì con đã chừa dịp cho y, nghĩa là một dịp may cho một đòn sinh tử. Cứ thủ theo thế công đừng khoảnh khắc gián đoạn, công và thủ không rời nhau gang tấc. Tính cách trực khởi của hành động đó nơi con, nhất định cuối cùng sẽ hạ được đối thủ. Cũng như xuôi dòng nước mà đẩy con thuyền nhẹ trôi đi; trong thiền, cũng như trong thuật đấu kiếm, tâm không do dự, không gián đoạn, không gián tạp, được đánh giá cao.?


    ?oTrong Thiền, người ta thường ưa nói tới một làn chớp hay những đóm lửa lòe lên từ hai viên đá mồi lửa. Nếu hiểu sự kiện đó có nghĩa là mau lẹ, thế là đã hiểu lầm nghiêm trọng. Quan niệm này muốn nói tới tính cách trực khởi của hành động, một dòng vận động không gián đoạn của sinh lực. Hễ lúc nào có gián đoạn, xao lãng, chắc chắn con mất thế thượng phong. Ðiều đó đương nhiên không có nghĩa rằng phải hành sự một cách nhanh nhẹn hết sức. Nếu có ý muốn như thế, tức là đã có gián đoạn, xao lãng, chắc chắn con mất thế thượng phong. Ðiều đó đương nhiên không có nghĩa rằng con phải hành sự nhanh nhẹn hết sức. Nếu có ý muốn như thế, tức là có gián đoạn, xao lãng. Khi có người hỏi: ?oThực tại cứu cánh là gì?? bậc thầy trả lời tức khắc không đắn đo: ?oMột cành mai?, hay ?oCây bách trước sân?. Ðó là bất động, nhưng động tùy ứng với những gì hiện diện trước nó. Gương trí huệ phải chiếu chúng từng khoảnh khắc cái này nối tiếp cái kia, tất cả an nhiên không rối loạn. Tay kiếm khách phải bồi dưỡng điều này.? (Tuệ Sỹ dịch)

Chia sẻ trang này