1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KIẾM THUẬT TRUNG HOA

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi simoneta, 05/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. simoneta

    simoneta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    KIẾM THUẬT TRUNG HOA

    Tại sao chúng ta không bàn về kiếm thuật trung quốc? nơi khởi nguồn của những võ công vô địch thiên hạ.Bạn nghĩ kiếm thuật trung quốc chỉ là tưởng tượng của kim dung,cổ long....?"VÔ CỰC KIẾM" của võ đang vẫn còn đang lưu truyền đó thôi.Hỡi những người bạn yêu thích kiếm thuật TQ,hãy nói những hiểu biết của mình về nó để chúng ta cùng trao đổi và học hỏi lẫn nhau.
  2. simoneta

    simoneta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Oh! thật buồn khi không có ai tham gia topic của mình.Có lẽ nó cũ rích rồi.Vậy thì đành phải coi đây là trang riêng tư vậy,(đơn giản là tôi chỉ thích kiếm thuật Trung Quốc).kiếm thuật không đơn thuần chỉ là cầm cây kiếm rồi vụ túi bụi,nhưng để tập thuần thục một bài kiếm thì bạn vẫn phải trải qua giai đoạn đó,bạn hãy cầm một cái que lên bạn cứ vụt túi bụi đi,một lần thêm một lần nữa..rồi thêm một lần nữa..cứ như vậy bạn sẽ thích học kiếm lúc nào không hay.Đến một ngày kia bạn sẽ sử được 1,2 rồi 3 chiêu kiếm,bạn vui mừng,vâng xin chúc mừng bạn,nhưng khi đó bạn như mới bóc được vỏ của một quả chuối mà chưa nếm được quả chuối đó.bạn mới sử kiếm bằng sự quen tay,đánh bằng sức mạnh...bạn chưa phải lả kiếm thủ..bạn hãy sử đi sử lại những chiêu đã học được khi tập chung=>rồi đến khi lơ đãng...bạn sẽ thấy ngay được bạn cần học thêm điều gì(tôi cam đoan đó).
  3. duongkha

    duongkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    ban thich kiem Trung hoa do la` y thich cua ban tui ko cam''...nhung ma cung dung nen che kiem khac nhu vay....ai bieu kiem Nhat la chi chem'' chem'' vut vut thoi......co le chua hoc nen ko biet day'' thoi...va noi that nha''...ban cung chang biet gi` ve kiem trung Hoa dau...neu co biet roi` thi ban se ko dam che may'' mon kiem khac 1 cach te hai nhu vaydau.....moi cai co tinh tuy rieng cua minh`...ban dung` tuong kiem trung Hoa se danh'' dep nhu phim vay nha....ko co dau....cung vut tui'' bui ma thoi...phim lam` nhu vay cho dep thoi....xet ve mat thuc te'' thi ko ai co du? dung cam? de ma mua'' kiem'' lien tuc vao` doi phuong dau....con` phai do` xet doi'' thu? chu''....may ra lau lau chem'' duoc 2-3 nhat kiem la mung roi`....noi chung la dung qua thanh kien voi cac mon vo khac nhu the....ko nen dau....nguoi` ta cuoi` la minh ko biet ti'' gi` cho day''....
  4. jbravo

    jbravo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, bác duongkha hiểu lầm rồi, bạn simoneta nói là kiếm thuật chứ có phải kiếm Nhật đâu . Đồng ý với bác với mỗi môn võ thì đều có cái tinh tuý riêng của mình, không nên chê cái này hay đề cao cái kia.
    Mình thì mới làm quen với kiếm Nhật và đã trót vương vấn với nó rồi ; có bài viết này về kiếm Trung Hoa, tặng bạn simoneta:
    Kiếm Trung Quốc​
    1/ Nguồn gốc của kiếm
    Kiếm Trung Quốc là loại binh khí ngắn có hai lưỡi bén, còn được mệnh danh là "Vua của trăm binh khí có lưỡi". Kiếm xuất hiện trước thời Ân Thương (thế kỷ 17- 14 tr CN). Ðến thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 221 tr CN) tục đeo kiếm, đấu kiếm thịnh hành, do đó lý luận về kiếm thuật cũng phát triển tương ứng. Ðời Hán đấu kiếm lại càng trở thành phong tục thịnh hành từ trong triều tới ngoài nội, không ít người nhờ kiếm thuật mà lừng danh thiên hạ. Thời Tùy Ðường (58 - 618 - 907) hình dạng của kiếm phát triển tinh xảo, hoa mỹ, có ảnh hưởng rất lớn dến đời sau, nên đã có tên là Tỵ kiếm (ông tổ của kiếm). Từ đời Tống trở đi (960 - 1279) phong tục đấu kiếm dần dần thay bằng múa kiếm
    2/ Ðặc điểm của kiếm
    Xét về mặt kỹ thuật chiến đấu, tự vệ và nguồn gốc các binh khí thời xưa chúng ta nhận thấy: Nói đến kích thước và trọng lượng, kiếm hay gươm không dài như thương hay kích nên không bị vướng víu ở những nơi chật hẹp , mà lại có khả năng tung hoành ở nơi đất trống, gò cao, kiếm cũng không nặng ở đầu mũi như đại đao, búa, chùy đòi hỏi người sử dụng phải có nhiều sức mạnh. Kiếm lại cũng không quá nhẹ, ngắn như bút, phiến, dao găm v.v...thiếu hẳn sự linh hoạt khi chống đỡ với những binh khí nặng nề hơn. Kiếm vừa tay, dễ mang bên hông, hoặc vác trên vai, cầm ở tay, nhẹ nhàng và tiện dụng
    Vì kiếm được dùng từ xưa, cho nên các lối sử dụng vũ khí đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà ra (mặc dù gậy và búa có trước kiếm, nhưng kỹ thuật sử dụng hai loại này cũng nhờ phép đánh kiếm mà cải tiến theo). Bởi vì ngày xưa, các võ khí như Qua, Mâu, Kích đều dùng trong chiến trận, hơn nữa lại còn dùng lối danh nhau bằng xe (xa chiến) nên đánh, đâm, tiến thoái đều có quy định, theo mệnh lệnh mà động thủ, không hề nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý. Chỉ có kiếm làvật dụng người xưa thường mang theo dể dàng, có thể sử dụng để tự vệ lúc nào cũng được, và kiếm thuật đạt được đến chổ xảo diệu vì nhiều người học, nhiên cứu và sáng tạo.
    Ngoài ra kiếm được dùng rộng rãi vì các lý do sau đây
    Thứ nhất, kiếm được coi là vật tượng trưng cho quyền lực và địa vị như hoàng đế thường ban cho các đại thần thân tín "Thượng phương bảo kiếm" có quyền sinh sát, chém trước, tâu sau.
    Thứ hai, kiếm được các vị đạo sỹ lấy làm pháp khí dùng trong khi làm lễ về tôn giáo, nói rằng kiếm có thể " hàng yêu, trừ ma"
    Thứ ba, kiếm được coi là tiêu chí biểu thị địa vị và đẳng cấp trong lễ nghi. Sách vở cổ có ghi chép lại chế độ đeo kiếm rất nghiêm ngặt như người đeo kiếm tuổi tác khác nhau, địa vị khác nhau thì kim loại và đá quý trang sức trên kiếm cũng phải khác
    Thứ tư, trong chiến tranh kiếm được coi là vũ khí để tự vệ khi các vũ khí dùng trong chiến trận bị hư, gãy. Trong thời bình kiếm được coi là một thứ trang sức phong nhã, văn thân hoc sĩ đeo kiếm để tỏ ra mình là cao nhã không dung tục. Vả lại cái đẹp của kiếm vừa thư vừa hùng nên cho dù nam hay nữ đều có thể đeo và sử dụng
    3/ Cấu trúc của kiếm
    Kết cấu của kiếm nói chung chia làm hai bộ phận chính: thân kiếm và cán kiếm. Thân kiếm do lưỡi kiếm (kiếm thân), mũi kiếm (kiếm phong) tạo thành. Cán kiếm do vành chắn(hộ thủ), cán kiếm (kiếm bính), đốc kiếm (kiếm đối). Ngoài ra còn có bao kiếm, tua kiếm là các vật phụ thuộc
    Ðộ dài của kiếm xưa nay sai lệch rất nhiều. Trong các vật đào được, đoản kiếm ngắn 40 cm, loại như chủy thủ dùng để đánh xáp lá cà hoặc ném đánh từ xa; trường kiếm dài đến 140 cm có thể dùng hai tay cầm cán kiếm. Theo phong trào võ thuật hiện đại, độ dài của kiếm theo "quy tắc thi đấu või thuật" quy định thì khi vận động viên cắp ngược kiếm thõng hẳn tay xuống thì mũi kiếm chấm đến vành tai là chuẩn
    4/ Chủng loại của kiếm
    Chủng loại của kiếm có rất nhiều, các phái kiếm thuật đều có phong cách riêng, đặc điểm riêng tựu chung thì có: trường kiếm, đoản kiếm, kiếm răng cưa, kiếm hình rắn, kiếm móc câu, kiếm lá liễu...
    5/ Ðặc điểm cơ bản của diển luyện kiếm
    Kiếm thế tạo hình đẹp đẽ, chiêu thế thay đổi rõ rệt, động tác nhẹ nhàng tiêu sái cao nhã(tự nhiên thoải mái, không gò bó) bộ pháp nhẹ nhàng linh động, vững chắc mạnh mẽ, nhanh nhẹn đa biến; kiếm pháp quy củ chỉnh trang rõ ràng, người và kiếm hợp điệu . Lời xưa bảo "kiếm như gió bay", "kiếm đi thức đẹp", kiếm tựa rồng lượn. Diễn luyện kiếm thuật thì động tĩnh nhanh chậm, lên xuống, tiến lùi, cứng mềm nặng nhẹ, co duỗi nhô hụp ...đều phải nhẹ nhàng bay bổng, cứ như phượng bay, én liệng, kiếm thế biến hóa tự nhiên, trăm vẻ, ngàn dáng.Có nhiều cách diễn luyện kiếm: đơn kiếm, song kiếm, tuệ kiếm (kiếm có tua), song thủ kiếm (kiếm cầm hai tay), thế kiếm (công kiếm, trạm kiếm), hành kiếm, miêu kiếm, túy kiếm...
    6/ Kiểm tra kiếm
    Có hai cách để kiểm tra kiếm: kiểm tra kiếm sau khi sử dụng, hoặc kiểm tra bằng cách nhận định hình dáng, cấu tạo bên ngoài của một thanh kiếm
    Có vài thủ tục phải tuân thủ khi kiểm định một thanh kiếm
    - Thứ nhất: kiếm luôn được truyền từ người này sang người kia bằng cách đưa cán kiếm đi trước, điều này hạn chế sự nguy hiểm có thể xảy ra
    - Thứ hai:Người cầm kiếm không bao giờ được đụng lưỡi kiếm với tay trần vì muối từ mồ hôi dưới da sẽ làm han rỉ kiếm
    - Thứ ba: Khi xem kiếm, luôn giữ khoảng cáchít nhất 8 inches (20 - 30 cm) từ mũi và miệng, để hơi ẩm từ hơi thở không làm han rỉ kiếm
    - Thứ tư: Người cầm kiếm không bao giờ chỉ mũi kiếm vào người khác để bày tỏ phép lịch sự và đảm bảo sự an toàn
    - Thứ năm: Kiểm tra lưỡi kiếm bằng cách một tay cầm cán kiếm còn phần còn lại của lưởi kiếm đặt trên vỏ kiếm. Nếu không có vỏ kiếm thì dùng móng tay của ngón tay cái hoặc tay áo của tay còn lại , mục đích là để bảo vệ lưởi kiếm không bị han rỉ
    7/ Chọn kiếm
    Ngày nay với kỹ thuật luyện kim tân tiến bạn có thể mua một cây kiếm vừa ý tại bất cứ tiệm bán dụng cụ võ thuật nào mà bạn chọn. Các loại kiếm xi, mạ hay bằng nhôm sẽ rẻ tiền hơn nằng thép thật, dầu vậy chúng đều có thể dùng để luyện tập. Sau đây là cách chọn kiếm của phái Bắc Thiếu lâm
    Kiếm phải dài 30 inches (80 cm), hoặc dài hơn, phần hộ thủ (che tay) tốt nhất hướng về lưỡi kiếm hơn là hướng về cán kiếm.
    Ðộ dày của lưỡi kiếm từ gốc đến ngọn phải bằng nhau, không được dày mỏng thất thường
    Lưỡi kiếm phải thẳng từ đầu đến cuối
    Lưỡi kiếm phải gắn chặt vào cán kiếm, không bị lỏng (rơ) ra khi lắc nhẹ cán kiếm
    Thép phải có độ đàn hồi để bẻ 30 độ mà không bị cong
    Kiếm phải cân bằng tại điểm 1/3 chiều dài của cây kiếm tính từ đốc kiếm
    8/ Giữ gìn kiếm
    Ðể bảo vệ kiếm khỏi bị hư hỏng, phải tuân thủ các đều sau đây
    Khi đưa kiếm cho một người không biết gì về kiếm , phải hướng dẫn kỹ trước khi giao kiếm. Ðể bảo vệ kiếm của mình khỏi bị hư hỏng và để người khác khỏi bị thương khi cầm kiếm
    Không bao giờ bỏ kiếm lăn lóc trên mặt đất, để khỏi bị dẫm đạp hoặc dinh hơi ẩm từ mặt đất làm han rỉ kiếm
    Không bao giờ dùng tay trần để đụng lưỡi kiếm, mồ hôi từ da sẽ làm han rỉ kiếm
    Tránh chém những vật không cần thiết, để lưỡi kiếm khỏi bị mòn và làm giảm tuổi thọ của cây kiệm
    Cất giữ kiếm cẩn thận khi không dùng tới
    Sau khi sử dụng cần bôi trơn một lớp mỡ trên lưỡi kiếm
    Nếu không đủ khả năng thì không nên tập luyện với kiếm thật. Ðiều này để bảo vệ bạn và cây kiếm của bạn
    9/ Phương pháp luyện kiếm
    Sau đây là phương pháp luyện kiếm của Hòa thượng Liễu Viên chưởng môn đời thứ 9 của Lĩnh Nam Thiếu Lâm
    Theo Hòa thượng, kiếm quý là kiếm không tỏa ra sát khí, nhưng tỏa cái dũng, cái tâm của người sử dụng kiếm. Muốn luyện kiếm quý, thời gian tốt nhất là mùa xuân, "kẹt" lắm thì mùa thu, còn các mùa khác luyện kiếm sẽ không có được thanh kiếm tuyệt vời nguyên tắc hàng đầu để có được một thanh kiếm tốt là phải chọn thép. Hòa thượng Liễu Viên chỉ ưng thép của Thụy Ðiển hoặc của Ðức. Muốn có được thanh kiếm tốt, phải tuân thủ 15 công đoạn sau:
    Ðem thép và gang cho vào lò nung đỏ
    Lấy thép và gang đưa lên đe, dùng búa đập ghép chúng vào với nhau thành nhiều lớp
    Ðem vào lò nung trở lại, lấy ra khi rực đỏ, dùng búa kết chặt gang và thép quyện vào với nhau, sau đó cho vào nước lạnh để "tôi"
    Thép nguội rồi lại cho vào lò nung cho đỏ, đưa lên đe dùng búa đập thành hình lưỡi kiếm
    Ðưa lưỡi kiếm "ninh" trên bếp đúng ba ngày đêm
    Lấy lưỡi kiếm ra, nếu thép và gang đã trộn vào nhau từng lớp nổi lên như những thớ gỗ là được
    Ðem lưỡi kiếm thô đó ném ra mưa gió 5 năm
    Chọn những lưỡi kiếm nào đã phơi mưa gió 5 năm mà không han rỉ thì đem đi mài
    Mài cho đến lúc lưỡi kiếm để trước sợi tóc, thổi một cái sợ tóc đứt làm đôi
    Ðặt lưỡi kiếm mới mài vào một khúc tre trong chứa đầy bùn, đem nung trở lại
    Nung khúc tre cho đến khi cháy thành than thì lấy lưỡi kiếm ra
    Ðem lưỡi kiếm mài với đá nhuyễn, khi nào sáng loáng và sác như nước thì ngưng
    Có được lưỡi kiếm rồi bắt đầu tạo dáng cho nó, như làm thanh kiếm "bách thọ" thì khắc 100 chữ thọ trên lưỡi kiếm
    Ðã hình thành vóc dáng thanh kiếm, nhưng phải mô phỏng sao cho thanh kiếm thời nay kông thua gì thanh kiếm cổ
    Ngưởi luyện kiếm phải biết những đường kiếm của cổ nhân sao cho thanh kiếm mình luyện ra có thể nhập vào những bài kiếm tuyệt vời của người xưa một cách nhuần nguyễn.
  5. jbravo

    jbravo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    538
    Đã được thích:
    0
    Xin được đính chính là bài viết trên mình sưu tầm được chứ không phải tự viết ra đâu nhé
    Có mấy hình ảnh về kiếm Trung Hoa:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong này có mấy file flash về múa kiếm, đánh võ:
    http://media.dsc.discovery.com/convergence/xma/video/video.html
  6. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Ohmy có vào một số trang về kiếm (tiếng Anh) có nhiều thông tin hay:
    Kiếm Trung Quốc (có cả hình thanh bảo đao của vua Càn Long):
    http://www.sevenstarstrading.com/article/08art03.html
    Kiếm Việt Nam:
    http://www.sevenstarstrading.com/article/08art02.html
    Được ohmy sửa chữa / chuyển vào 04:28 ngày 13/11/2004
  7. simoneta

    simoneta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn jbravo đã thanh minh giùm mình nhé,đúng là duongkha hiểu nhầm mình rồi,cùng là người yêu kiếm thuật cả tất phải biết được điểm mạnh,điểm yếu của từng trường phái kiếm thuật chứ.Hơn nữa trong bài viết mình không hề đề cập đến kiếm nhật,mình chỉ nói cái duyên mà mình đã đến với kiếm thuật thôi.Nhưng trao đổi là một điều rất hay,mình thích cái hiệu quả và mạnh mẽ của kiếm nhật.
    *Kiếm thực sự thì đánh không đẹp như phim chưởng đâu,không thể bay như chim,cũng không có"độc cô cửu kiếm"mà Phong thanh Dương đã truyền cho Lệnh Hồ Xung đâu...đó là sự cường điệu hoá của phim truyện thôi.
  8. simoneta

    simoneta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Luyện tập kiếm quan trọng là điều gì?là thế kiếm hay tâm ?đôi khi chúng ta mắc vào những sai lầm ngớ ngẩn,không phân biệt được kiếm và khí,và cũng có những lúc lại quá tách biệt kiếm -khí.Sử kiếm phải dụng tâm,đánh tuy vô chiêu mà hữu chiêu,minh không quan trọng đánh đẹp mà là sự hiệu quả,thế kiếm phải theo chiêu của đối phương mà sử,nhằm đạt lấy lợi thếcho mình.......
  9. kapapoo

    kapapoo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    thầy tôi thường hay nói, một thế kiếm hiệu quả tự nhiên sẽ đẹp, (từ mà ông dùng là từ "sạch sẽ")
  10. suhuynhkungfu

    suhuynhkungfu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2012
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    tiểu đệ đang muốn mua một thanh kiếm trung quốc để học thái cực
    các sư huynh nào biết và có kiếm bán gọi em : 093.7755.123

Chia sẻ trang này