1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến chụp ảnh

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi the_sign, 19/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mask282

    mask282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Rất mong hôm nào học hỏi thêm ở bạn, thực sự mình chưa biết khai thác hết con máy này. Nhưng hôm vừa rồi chụp thủ con 350D thấy mê luôn.
    "5700 chụp hay chứ. Nước ảnh trong, chụp macro tốt. Người ta chỉ hay lo xa về cái CCD của nó. Hoa này to hơn đầu tăm tí mà 5700 chụp lên cũng được phết"
    @Hạnh, em lại cũng bỏ nikon để đi theo canon à,???lý do????sao k yêu nikon nưa, đáng ra phải nên đời từ 8700 lên D80 chứ, hihii xem ra bây giờ kiếm đựoc nguời trung thành với nikon khó nhỉ.
  2. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Đây hôm nay e đi làm về, mượn con PS của thằng bạn nghịch bấm thử, tặng các bác đây....
    [​IMG]
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Có bài này em thấy cũng được đây, quote để các bác ngại đọc sách tiếng Anh như bác LingLang tham khảo....:. Cái chính là các bác đi chụp thôi, còn mấy cái ba lăng nhăng này người ta gọi là thủ dâm tinh thần thôi....
    4.Khẩu độ và xác định khẩu độ:
    4.1. Khẩu độ (Aperture):
    Cái van điều tiết lượng sáng vào máy ảnh này dược gọi là cửa điều sáng, độ mở ống kính và giá trị đo nó được gọi là khẩu độ. Ánh sáng cũng như thời gian nó hình như "vô hình" với con người. Nên đôi khi chúng ta quên nó, không hình dung rõ về nó. Vì vậy để minh hoạ tôi cứ ví như cái vòi nước.
    Cửa thoát nước cấu tạo như cửa điều sáng (f nhỏ (1;1.4;2. là cửa mở to và ngược lại). Chúng ta mở to của thoát nước, nước sẽ vào nhiều (tương đương f nhỏ (1.4;2. thì ánh sáng vào nhiều) nhưng lại nước chảy ngay trước vòi (tương đương với Dof ngắn). Còn để lỗ nhỏ nước vào ít (f lớn (16;22) ánh sáng vào ít) nhưng sẽ bắn ra xa hơn (tương đương Dof dài), đây chính là cách để hình dung trực quan nhất về Vùng ảnh rõ (dof)
    Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng.Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ như sau:
    f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.
    [​IMG]
    Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.
    Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number.
    Công thức tính:
    f-number = độ dài tiêu cự ống kính (focal length) / đường kính lỗ xuyên sáng (đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.).
    Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó
    1-----1.4-----2.0-----2.8-----4.0-----5.6-----8.0-----11-----16-----22
    ---1.2-----1.8----2.5----3.5------4.5-----6.7-----9.1----13-----19
    Trên cùng một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Ví dụ từ 1.4 sang 2.0 hay 2.5 sang 3.5 (hàng dưới).
    Xoay sang trái là mở mọt khẩu, xoay sang phải là đóng một khẩu. Ví dụ Xoay vòng chỉnh từ 2.8 sang 4.0 là đóng một khẩu, về giá trị 2.0 là mở một khẩu.
    Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa.
    Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 2.5 sang 2,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 2,5 sang 3,5 tức là đóng một khẩu.
    Lưu ý:
    - Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim . Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn (như hình dung về vòi nước đã nêu trên).
    - Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.
    Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.
    Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này
    4.2. Tác dụng của Khẩu độ:
    Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp, góc chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:
    - Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.
    - Càng mở rộng khẩu độ thì góc chụp càng nhỏ.
    - Khẩu độ càng đóng hẹp thì vùng ảnh rõ càng dài.
    Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.
    Các bạn có thể xem hai ảnh dưới đây, thông qua độ rõ nét của hàng ghế để thấy sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ nét nông hay sâu.
    [​IMG][​IMG]
    Ảnh 1: Với khẩu độ F/2.8 **************Ảnh 2: Với khẩu độ F/22
    4.3. Những gợi ý tham khảo về khẩu độ:
    - Đối với chụp phong ca?nh (landscape) ngươ?i chụp luôn mong muốn sef lấy được sắc nét toa?n bộ khung ca?nh tư? điê?m gâ?n nhất cho tới điê?m xa nhất vi? vậy ma? độ mơ? ống kính thươ?ng được đê? ơ? độ mơ? nhỏ nhất.
    - Khi chụp chân dung, ngươ?i chụp thươ?ng mong muốn có được bức a?nh trong đó mặt ngươ?i được chụp sef sắc nét nhất trong khi hậu ca?nh sef mơ? hơn nhă?m la?m nô?i bật chu? đê? chụp lúc na?y độ mơ? ống kính ca?ng lớn ca?ng tốt.
    - Ống kính có độ mơ? ca?ng lớn thi? ca?ng dêf chụp trong ánh sáng yếu cufng như các chu? đê? chụp chuyê?n động nhanh.
    -Đối với chụp ảnh bắn pháo hoa, bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp khi đứng xa nơi bắn pháo hoa. Đứng xa nơi bắn, bạn cũng sẽ không bị những người khác che khuất máy ảnh. Nên mang theo chân máy vì sẽ phải mất vài giây pháo hoa mới phóng lên bầu trời được. Hãy chụp nhiều kiểu ở nhiều góc độ để kết hợp trên máy tính.
    Để có những tấm hình đẹp, nên đặt độ sáng làm sao khi chụp lên bầu trời sẽ có màu đen thẫm hoặc xanh đen thẫm. Cụ thể, bạn hãy để độ mở ống kính là f/11 đến f/22. Máy cơ với tốc độ B.
    -Chụp ánh trăng thì thời điểm thích hợp nhất là trăng tròn và không bị mây che phủ. Thông thường nên để độ mở ống kính f/5.6 trong 15-30 giây. Bạn cũng nên chụp thử vài kiểu trước. Để máy ảnh ở chế độ ?oB? (Đối với máy cơ) để bạn có thể mở ống kính và chờ trong một thời gian. Thời gian chụp ánh trăng tốt nhất là một vài giờ sau khi trăng mọc, nên tránh chụp quá nhiều khoảng trời.
    -Chụp toàn cảnh thành phố về đêm thì hãy tập trung vào các đường phố với xe cộ nối đuôi nhau để tạo thành những vệt sáng kéo dài. Hãy để ISO ở 100 (nếu có thể)và độ mở ống kính f/11, có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào tốc độ giao thông trên đường. Đặc biệt, nếu có thể chụp được cả các tòa nhà xung quanh thì bức ảnh của bạn sẽ còn đẹp hơn nữa nhờ sự cộng hưởng của các ánh sáng hắt xuống từ các tòa nhà này lên đường phố. Bạn có thể bổ sung màu sắc vào các bức ảnh của mình nhờ vào đèn chiếu màu.
    - Cảnh phố xá sáng đèn về đêm, nếu mặt đường mưa càng hay cho việc phản chiếu ánh sáng có thể chọn f2.8 với ISO 400 hoặc f 4 với ISO 1000.
    - F4 cùng được sử dụng nhiều trong chụp lửa trại, với dân báo chí là chụp cháy nhà về đêm, nhà hát các khu vui chơi ban đêm các bảng hiệu quảng cáo với ISO trung bình là 400.
    - Nếu chụp bóng đá về đêm nên dùng F2.8
    - Chụp sân khấu, biểu diễn xiếc, múa rối nước, bơi nghệ thuật, hay trong nhà thi đấu thể thao f2.8 và f4.0 được dùng thchs hợp nhất ISO từ 200 đến 800 tuỳ theo ánh sáng và tốc độ tác giả muốn thể hiện.
    - Ánh nến sinh nhật thì f2 hay 2.8 là điều nên nghĩ đầu tiên.
    - À còn Noel sắp tới, bà con có chụp cây noek cần lưu ý là thông thường với f2 ISO lên 1000 mới có thể cầm tay được không phải dùng chân máy nhé, f2.8 1/8 ISO 400 hoặc f5.6 1/1 ISO 200 cũng có thể là một sự gợi ý
    ....
    Lưu ý: f 8 dược coi là khẩu độ "pede" , có nghĩa là nó nằm giữa hai vùng DOF cạn và sâu
    5.Vu?ng a?nh rof (Depth of field).
    5.1.Khái niệm:
    Khi chúng ta nhi?n xung quanh- quyê?n sách câ?m ơ? trên tay, cái ghế trong pho?ng hay bất cứ vật thê? na?o đê?u sắc nét. Chúng ta có được kha? năng na?y do mắt ngươ?i luôn tự động chi?nh tiêu cự (điều chỉnh thấu kính trong mắt) môfi khi chúng ta ?onhi?n? làm ảnh của chủ đề luôn hiện lên võng mạc.
    Tuy nhiên hi?nh a?nh chúng ta thu được khi chụp không pha?i lúc na?o cufng giống với hi?nh a?nh chúng ta nhi?n thấy. Đê? hiê?u rof điê?u na?y chúng ta câ?n hiê?u vê? hệ thống canh nét cu?a máy a?nh va? khái niệm vu?ng a?nh rof. Khi chụp ảnh bạn đã xác định chủ đề cần chụp (Chẳng hạn như anh chàng bán xăng ), sau đó điều chỉnh lấy nét (canh nét) - đây lại la? yếu tố sống co?n quyết định vu?ng na?o trên hi?nh a?nh sef sắc nét nhất- vùng này thường được gọi là mặt phă?ng rof nét (plane of critical focus) - thực chất là điều chỉnh thấu kính trong ống kính để chủ đề hiện lên mặt film mà thôi.
    [​IMG]
    Vật thê? na?o nă?m trên mặt phă?ng rof nét sef có hi?nh a?nh sắc nét nhất khi được chụp. Đối với máy a?nh canh nét tự động, mặt phă?ng rof nét na?y sef di chuyê?n ra xa hoặc va?o gâ?n mỗi khi hướng máy a?nh va?o chu? thê? ơ? xa hoặc ở gâ?n hơn.
    Về mặt lý thuyết chỉ có các vật, chủ thể nằm trên mặt phẳng rõ nét là có hình ảnh rõ nét nhất bởi được hội tụ chính xác trên mặt phẳng tiêu cự, nhưng trên thực tế sẽ dễ dàng nhận thấy có một khoảng không gian nhất định vẫn có hình ảnh rõ nét ở mức chấp nhận được, vùng này được gọi là vùng ảnh rõ (depth of field). Chủ thể nằm trong vùng ảnh rõ luôn có hình ảnh sắc nét tuy nhiên nếu càng ở xa mặt phẳng rõ nét thì mức độ sắc nét càng giảm.
    [​IMG]
    Khoảng không gian từ A đến C được gọi là vùng ảnh rõ, B là mặt phẳng rõ nét.
    5.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ:
    5.2.1. Độ mở ống kính (Aperture):
    Nếu như muốn tăng thêm khoảng không gian sẽ hiện ra rõ nét trên bức ảnh người chụp chỉ việc tăng vùng ảnh rõ thông qua việc giảm độ mở ống kính.
    Nếu như muốn giảm khoảng không gian sẽ hiện ra rõ nét trên bức ảnh thì chỉ cần giảm vùng ảnh rõ thông qua việc tăng độ mở ống kính (thường áp dụng khi chụp chân dung hay những trường hợp muốn làm nổi bật chụp đề chụp hạn chế yếu tố gây mất tập trung được tạo ra bởi hình ảnh của các chủ thể xung quanh).
    [​IMG]
    Mà độ mở ống kính được chúng ta biết đến thông qua khẩu độ (f 2.8, f5.6, f11, f16...) nên từ nay để thống nhất tôi sẽ chỉ nói về khẩu độ. Vậy bạn hãy nhớ nguyên tắc:
    - Giá trị khẩu độ càng nhỏ (giá trị f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn (small f-numbers = less depth of field).
    - Giá trị khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nhiều (big f-numbers = more depth of field.)
    Mẹo nhỏ:
    - Để kiểm soát vùng ảnh rõ chỉ cần chuyển máy sang chế độ chụp ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority- trên máy ảnh chế độ chụp này thường có ký hiệu là Av...) sau đó tăng hoặc giảm độ mở ống kính để giảm hoặc tăng vùng ảnh rõ, tốc độ trập tương ứng sẽ do máy ảnh tự tính toán lựa chọn giúp người chụp.
    Khi nắm vững cách thức điều khiển vùng ảnh rõ, người chụp sẽ hoàn toàn thoải mái tự tin trong việc quyết định vùng không gian nào sẽ hiện rõ trên bức ảnh và vùng nào sẽ không hiện rõ.
    5.2.2.Tiêu cự của ống kính (focal length):
    Tiêu cự ống kín là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phim (hoặc mặt phẳng có chứa cảm biến (sensor) đối với máy ảnh số (Focal Plane)).
    [​IMG]
    Khoảng cách này được tính bằng mm. Bạn sẽ thấy có ống kính chỉ ghi 35mm, 50mm hoặc lại ghi 24-85mm, 80-200mm. Đó chính là hai loại ống kính, một là loại có tiêu cự cố định, hai là loại có zoom.
    [​IMG]
    Ví dụ ống kính 70-300mm của Nikon
    Tiêu cự của ống kính ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ theo quy luật:
    - Tiêu cự càng bé thì vùng ảnh rõ càng sâu.
    - Tiêu cự càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nông.
    Nếu như zoom ra xa (zoom out) thì độ sâu của vùng ảnh rõ sẽ tăng lên. nếu như zoom lại gần (zoom in) thì vùng ảnh rõ sẽ cạn đi. Hạn chế sử dụng zoom ở mức tối đa bởi chất lượng của hình ảnh thường bị giảm do hạn chế về đặc tính kỹ thuật cũng như hiện tượng máy bị rung (rung tay) cũng sẽ tăng lên rõ rệt (do quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu nhé ).
    Từ quy luật trên ta có thể rút ra một hệ quả là:
    - Cùng một khẩu độ chụp với ống kính tiêu cự ngắn sẽ có độ nét sâu hơn ống kinh tiêu cự dài. Hệ quả này được minh họa như ảnh dưới đây:
    [​IMG]
    5.2.3. Khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp (distance to the subject):
    - Khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp tỷ lệ nghịch với vùng ảnh rõ. Có nghĩa là:
    Nếu như tăng khoảng cách từ máy ảnh tới chủ đề chụp thì vùng ảnh rõ càng ?osâu?. Nếu như di chuyển càng gần tới chủ thể chụp thì vùng ảnh rõ sẽ ?ocạn? đi.
    Di chuyển lại gần chủ đề chụp luôn là một cách hay giúp chủ đề chụp hiện rõ hơn trên bức ảnh, kích thước của hình ảnh chủ đề chụp càng lớn trên khung hình càng giúp người xem định hướng dễ dàng hơn cũng như thông điệp về chủ đề càng rõ ràng hơn.
    Đến đây chắc nhiều bạn sẽ tự hỏi vậy nếu để f4 chụp cách 2m hay 4m thì vùng ảnh rõ nó sẽ chênh nhau là bao nhiêu? Hay cụ thể là có công thức tính độ dài của vùng ảnh rõ trong mỗi trường hợp tiêu cự, khẩu độ, khoảng cách tới vật chụp không?
    Hay Dof còn phụ thuộc vào gì nữa không? Có bí mật gì lý thú thêm về Dof?
    Tất cả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo về Dof...
    Đấy các bác cứ từ từ mà nghiên cứu đi, mai e post nốt, buồn ngủ quá....
  4. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    Xin anh Win giải thích một số thắc mắc xảy ra khi đọc bài của anh (phần in đậm là trích dẫn)
    Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó
    --> sao lại là tâm ống kính? tâm một thấu kính quy định nào số trong hệ chứ nhỉ?
    Càng mở rộng khẩu độ thì góc chụp càng nhỏ
    --> tại sao nhỉ?
    --------------------------
    Đọc ở đâu đó cách hiểu đơn giản thế này:
    [​IMG]
    - Tiêu cự (focal-length): Cả hệ thấu kính của ống kính (cyan) sẽ được tạm coi tương đương với một "thấu kính ảo" (red -- magenta), khi ấy khoảng cách từ "thấu kính ảo" đó đến film (sensor) được chính là tiêu cự. Nếu đặt chế độ bắt rõ vật thể ở vô cùng, nghĩa là ánh sáng tới song song, thì ở mọi tiêu cự, ảnh của vật thể đó hiện rõ trên film (sensor).
    Khả năng về khoảng cách min và max của focal-length mỗi OK được ghi trên ống kính đó, ở đấy em ví dụ từ 28mm (red) đến 300mm (magenta). Focal-length sẽ quy định góc ánh sáng tới film (sensor) và quyết định độ phóng đại vật thể.
    - Lấy nét (Focusing distance) Là khoảng cách từ vật thể đến "thấu kính ảo" (yellow (1) - blue (2) đến vô cực (green)), điều chỉnh tiêu cự (focus) là điều chỉnh độ tụ của "thấu kính ảo" kia sao cho ảnh của vật thể nằm đúng trên film (sensor). Thông số này được hiển thị trên ống kính (thường đo bằng inch hay mét)
    - DOF ( depth of feild- vùng ảnh rõ) là cái khoảng số (4)
    DOF được hiểu một cách tương đối theo độ nhòe của vật thể trên film và khả nằng phân biệt điểm ảnh của mắt người khi quan sát ảnh.
    Theo lý thuyết (sau khi đã fix focal-length (giả dụ ở 300mm) và focus được vật thể tại điểm màu Blue có ảnh nằm trên một pixel nào đó tai sensor. Tuy nhiên, điểm blue có thể xê dịch chút ít (trong khoảng (4)) mà ảnh điểm đó vẫn nằm gọn trong pixel đó (vì pixel có kích thước xác định), không bị nhòe sang pixel bên cạnh.
    Tất nhiên ở máy film thì vùng ảnh rõ theo lý thuyết là không có, vì độ phân giải của film quang là vô hạn.
  5. TEU

    TEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Canon powershot
    3,22 sec, F/3,5 ---> dung chan may anh phai khong?
  6. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    @Aqua: Hôm nay bận quá đêm về nhà mới trả lời anh được:
    1. Tiêu cự (Focal-Length): Tiêu cự ống kính là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phim (hoặc mặt phẳng có chứa cảm biến (sensor) đối với máy ảnh số (Focal Plane)) còn thiếu một câu quan trọng là "trong lúc ống kính canh nét tại vô cực".
    Cách giải thích như anh hay của tác giả trên cũng là 2 cách diễn giải của một sự việc. Ta cứ hiểu "tâm ông kính" hay là "cả hệ thấu kính" như của anh là một thấu kính duy nhất, và tiêu cự là khoảng giữa thấu kính đó và mặt fim hoặc sensor mà thôi. Với ống kính zoom thì anh có thể thay đổi được khoảng đó, và với ống kính fix tiêu cự thì nó là cố định, dĩ nhiên chất lượng ảnh ở những ống kính fix tiêu cự bao giờ cũng tốt hơn.
    2. Tôi nghĩ ý tác giả ở đây là trị số f càng lớn thì góc chụp càng hẹp.
    @TEU: Chụp bằng PS thì tripod làm gì hả anh.... Anh thấy bảo lang thang khắp Châu Âu mà giấu ảnh hơi kinh đấy....

    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 07/12/2006
  7. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Vùng ảnh rõ (dof) còn phụ thuộc vào
    5.2.4. Độ mở tương đối của ống kính:
    Nó ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ theo quy luật: Độ mở tương đối (F) càng nhỏ, vùng ảnh rõ càng dài và ngược lại.
    F chính là tỷ lệ giữa tiêu cự chia cho đường kính lớn nhất của cửa điều sáng, túm lại nếu chụp ống kính 50mm f 1.4 thì vùng ảnh rõ sẽ ngắn hơn 50mm f1.8 với các yếu tố khác không đổi...
    Ngoài ra các bác nhớ đến hệ quả:
    Cùng một ống kính với chung độ mở và khoảng cách tới vật chụp, cho cùng khung ảnh. Máy ảnh nào có "film" (hay Sensor) bé hơn, thì vùng ảnh rõ sẽ ngắn hơn và ngược lại.Ví dụ như so con D70 với Canon 20D nếu cùng được các yếu tố kể trên thì vùng ảnh rõ của D70 dài hơn một tẹo, do kích thước Sensor của D70 lớn hơn.
    Đến đây chắc các bạn sẽ hỏi là có công thức, cách để tính Dof không nhỉ? Vâng câu trả lời là có, một số loại ống kính cũ là nó đã có sẵn ngay trên ống kính, người ta gọi là thước đo vùng ảnh rõ. Bây giờ vì đã có nút xem trước vùng ảnh rõ như tôi đã nêu trên hoặc có cả chế độ Depth Program, máy sẽ giúp ta tính toán khẩu độ khi canh nét vào điểm gần nhất và xa nhất cần lấy nét nên cũng rất tiện rồi.
    Công thức tính kiểu biểu diễn bằng một hàm số nào đó thì tôi không có ở đây . Nhưng tôi để dưới đây đường dẫn vào một trang web có thể tính toán DOF trực tuyến, ngoài ra còn có thể tải phần mềm về máy hay các thiết bị cầm tay để chạy. Một công cụ thật tiện lợi: Thông số các bạn cần phải điền là loại film gì bạn đang sử dụng:từ APS, 35mm, 6x6, 6x7 hay cả D70, D100, Canon 20 D vân vân và vân vân, tiêu cự đang sử dụng là bao nhiêu mm, khẩu độ mở là bao nhiêu và cuối cùng là bạn đang đứng cách "con mồi" bao nhiêu (đơn vị do ta tuỳ chọn). Chương trình sẽ tự động tính toán cho chúng ta. Hãy tham khảo một trong hàng trăm trang có nhé .
    www.dofmaster.com/dofjs.html
    www.andrewmishura.com/...030309.xls
    doug.kerr.home.att.net...ulator.xls
    Việc quản lý các bảng tính hay sử dụng như thế nào phụ thuộc vào trí nhớ, kinh nghiệm, hay thiết bị cầm tay nếu bạn có, và cả trí thông minh nữa đấy .
    5.3. Vùng ảnh rõ cực đại:
    Trong toán học đó là Min và Max, min của dof thì chẳng thấy ai quan tâm nhiều? Mà Max thì lại được quan tâm nhiều hơn, cách ứng dụng Max của vùng ảnh rõ chính là việc áp dụng các công thức trên kết hợp với mẹo lấy nét, cái này thường áp dụng cho ảnh phong cảnh.
    Cái "lày" được sử dụng như sau: Khi ống kính hội tụ ở vô cực (tức là khi điều chỉnh bằng tay cho canh nét ở cái số 8 "đi ngủ" đấy). Ta sẽ có thông số về khoảng cách đếm mặt phẳng rõ nét gần nhất - được gọi là mặt phẳng vượt tiêu - Lúc này quay trở lại ta lại lấy nét đúng vào mặt phẳng vượt tiêu khi đó ta sẽ có Vùng ảnh rõ tối đa tại mỗi khẩu độ, một hiệu quả cũng khá bất ngờ
    Ví dụ:
    Nếu để ống kính hội tụ ở vô cực, lúc này vùng ảnh rõ từ cái cây thứ 3 (từ trái sang) đến vô cực.
    Khi đó ta lấy nét tại đúng cái cây thứ ba đó, vùng ảnh rõ sẽ dài tối đa, mặt phẳng rõ nét sẽ bắt đầu từ cái cây thứ nhất
    6. Làm chủ tốc độ (Shutter Speed):
    6.1. Khái niệm cơ bản:
    Tốc độ là thời gian màn trập trong máy mở ra để ánh sáng lọt qua khẩu độ ống kính đến phim .
    Tốc độ máy tính bằng giây và được ghi trên máy như sau: T-B-2-4-8-15-30-60-125-250 v.v...Nên nhớ các trị số trên thật ra là phân số : 1/8 giây - 1/30 giây .
    - T (time) là tốc độ mở lâu . Khi bấm máy lần thứ nhất màn trập mở, bấm lần thứ hai màn trập đóng . (Một số máy không có tốc độ T).
    - B (bulb) cũng là tốc độ mở lâu . Khi bấm và giữ nút bấm màn trập mở , khi buông tay màn trập đóng . (T, B nó ở máy cơ nhé)
    - Hai tốc độ kế nhau, thí dụ 1/60 và 1/125: tốc độ 1/125 nhanh gấp 2 lần 1/60 và cho lượng ánh sánh đến phim chỉ bằng nửa tốc độ 1/60.
    6.2. Yếu tố ảnh hưởng:
    6.2.1. Hướng di chuyển của chủ đề:
    Hãy ghi nhớ hình vẽ sau:
    [​IMG]
    Chủ thể chạy ngang song song với ống kính cần tốc độ lớn hơn chạy chéo với ống kính. Cụ thể:
    - Chủ thể chạy ngang song song với ống kính nếu dùng được tốc độ 1/250.
    - Thì cùng với tốc độ ấy của chủ thể hướng chạy chéo (góc chuẩn 45độ) chỉ cần dùng tốc độ 1/125.
    - Cũng cùng với tốc độ ấy của chủ thể hướng chạy thẳng vào ống kính, chúng ta chỉ cần dùng tốc độ 1/60
    Để thấy rõ hơn chúng ta hãy xem các ảnh thử nghiệm dưới đây:
    [​IMG][​IMG]
    Tốc độ 1/350 -------------------------------------- Tốc độ 1/45
    [​IMG][​IMG]
    Tốc độ 1/350 -------------------------------------- Tốc độ 1/45
    [​IMG]
    Tốc độ 1/1000
    Lưu ý: Chọn tốc độ lia máy cũng phụ thuộc cả hướng chạy của chủ thể.
    6.2.2. Tiêu cự tại thời điểm chụp:
    Cái này thì các bạn đã được biết qua "Quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu rồi", tôi chỉ xin nhắc lại một tẹo:
    Trong trường hợp chụp chỉ cầm bằng tay, để đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, tránh bị rung. Tốc độ được lựa chọn tối thiểu là nấc tốc độ nhanh hơn và gần với tiêu cự ống kính tại thời điểm chụp nhất. Tốc độ này được gọi là tốc độ an toàn. Tốc độ chụp thấp hơn, hình ảnh rõ nét bắt đầu phụ thuộc vào sự may rủi.
    Vậy nếu cầm tay chụp mà muốn hình ảnh rõ nét hãy ghi nhớ:
    - Tốc độ chụp là phân số bé hơn và gần phân số 1/tiêu cự nhất (tại thời điểm chụp) (use shutter speeds of at least 1/focal-length)
    - Khi sử dụng ống kính tiêu chuẩn tốc độ chậm nhất cần dùng là 1/60
    - Tốc độ 1/15 thường là tốc độ chậm nhất mà cái tay ta có thể cầm được .
    6.2.3. Khoảng cách đến vật cần chụp:
    Nó ảnh hưởng theo quy tắc: Cùng một chủ thể, khoảng cách tới máy ảnh càng xa thì tốc độ chụp có thể càng chậm.
    Bởi hai lý do, thứ nhất đó là ở xa sự di động của vật sẽ ít bị ảnh hưởng hơn ở gần, nên chụp với tốc độ chậm hơn cũng có thể không bị mờ. Ví dụ nếu ở khán đài chụp xuống sân bóng (tiêu cự 200mm chẳng hạn), tốc độ chụp là 1/320. Người và bóng có thể không mờ nhoè, nhưng cùng hành động đó và cùng tiêu cự nếu chụp ở đường biên gần đối tượng hơn thì để hình không mờ nhoè như vậy, có thể ta phải dùng tốc độ 1/500. Ở đây các bạn có thể hình dung là súng của ta mà bắn với cùng tốc độ thì mục tiêu ở gần bị "Mai cơn tan nát" nhiều hơn là ở xa, thế thôi
    Thứ hai, đó là độ phản quang của chủ thể càng bị giảm khi càng đứng xa ống kính nên về mặt nguyên lý thông thường càng xa chúng ta cũng phải chụp tốc chậm hơn với những yếu tố liên quan không đổi.
    6.2.4. Tốc độ di chuyển của vật chụp:
    Muốn bắt được chuyển động để đối tượng cần chụp đang di chuyển không bị mờ nhoè (như chụp thể thao, duyệt binh...) thì hãy nhớ quy tắc:
    Tốc độ di chuyển của chủ thể càng nhanh, tốc độ trập của máy ảnh càng phải nhanh.
    Xin gợi ý vài tình huống tham khảo:
    - Đi bộ, tay chân chuyển động bình thường : trung bình 1/250
    - Duyệt binh: trung bình 1/320
    - Chạy bộ, trẻ còn đùa nghịch: khoảng 1/500
    - Đá bóng, biễu diễn võ: Khoảng 1/500
    - Xe ôtô, xe máy chạy trên đường: Khoảng 1/1250
    - Giao bóng Tennis: khoảng 1/1500
    - Đua xe, đua ngựa : 1/2000
    Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống cụ thể lúc chụp, khoảng cách, ống kính sử dụng mà ta điều chỉnh cho hợp lý.
    Lưu ý: Tốc độ gợi ý trên cho trường hợp chạy song song với ống kính, nếu chạy chéo tốc độ giảm một nửa, chạy thẳng với ống kính thì lại giảm thêm một nửa nữa.
    . Lia máy - kỹ thuật luôn ngắm trúng "con mồi":
    Đây là kỹ thuật lia máy ảnh theo chủ thể làm sao luôn giữ đều chủ thể trong khung hình và đến thời điểm "tốt" thì bấm máy. Sử dụng tốc độ chậm hơn bình thường để làm nổi rõ chủ thể trong một hậu cảnh mờ.
    7.1. Chọn tốc độ lia máy:
    Như bài học ngay phần trên để bắt rõ các đối tượng chuyển động, tốc độ gợi ý trong trường hợp chạy song song với ống kính như sau:
    - Đi bộ, tay chân chuyển động bình thường : trung bình 1/250
    - Duyệt binh: trung bình 1/320
    - Chạy bộ, trẻ còn đùa nghịch: khoảng 1/500
    - Đá bóng, biễu diễn võ: Khoảng 1/500
    - Xe ôtô, xe máy chạy trên đường: Khoảng 1/1250
    - Giao bóng Tennis: khoảng 1/1500
    - Đua xe, đua ngựa : 1/2000
    Nguyên tác chung là chọn tốc độ Lia máy sẽ giảm đi một nửa, nghĩa là trong trường hợp chủ thể chạy song song với ống kính, tốc độ lia máy ít nhất phải là:
    - Đi bộ, tay chân chuyển động bình thường : trung bình 1/125
    - Duyệt binh: trung bình 1/160
    - Chạy bộ, trẻ còn đùa nghịch: khoảng 1/250
    - Đá bóng, biễu diễn võ: Khoảng 1/250
    - Xe ôtô, xe máy chạy trên đường: Khoảng 1/640
    - Giao bóng Tennis: khoảng 1/800
    - Đua xe, đua ngựa : 1/1000
    Đại ý là vậy, và sau đó chúng ta lại áp dụng quy tắc phụ thuộc của tốc độ vào khoảnh cách đến vật chụp hay tiêu cự ống kính lúc sử dụng hoặc hướng chạy của chủ thể theo phần 6.
    7.2.Lưu ý:
    - Trong mỗi loại máy ảnh tầm bán chuyên nghiệp đều có chức năng lấy nét theo chủ thể di chuyển. Đây là cách hay được áp dụng, còn trong trường hợp setup nếu đã có sẵn vị trí rồi tất nhiên là khoá cái lấy nét ở chỗ đó và cho mẫu tung tăng mà đi thôi .
    - Chủ thể cần di chuyển "đều đặn", còn nếu chưa thì chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của cái tay cho khuân hinh luân "giống nhau" ở các thời điểm ngắm.
    - Chụp đi xe đạp thông thường có thể dùng tốc độ từ 1/10 đến khoảng 1/30 để Lia máy.
    - Chụp thấp hơn 1/10, là 1/8 hay 1/6 chủ thể sẽ không còn rõ như bình thường. Nhưng cũng là một hình thức thể hiện của người chụp.
    7.3. Mở rộng:
    Đây là hình thức lia máy thông thường, chúng ta hãy tự khám phá thêm cho chính bản thân mình. Chẳng hạn phất cờ bạn có bao giờ nghĩ sẽ thử lia máy theo hình cánh cung chưa? Hoặc nhảy cầu tắm sông bạn phải lia máy từ trên xuống. Hoặc giả như đối tượng đứng im, chúng ta lại di chuyển với nhiều hình khác nhau mà ống kính luôn ngắm về đối tượng chụp như thế nào, đơn giản nhất hãy cầm máy ảnh và ngồi tren cái ghế đu để chụp, hoặc nhờ anh bạn đèo cái xe chạy song song với cô gái xinh đẹp đang đạp xe để chụp thử xem sao... Các tình huống như vậy hãy chia sẻ cho mọi người nhé.
  8. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    8. EV và các vấn đề liên quan:
    8.1. Thời chụp:
    Như trong những bài đầu tôi đã trình bày, thì ánh sáng "chảy" vào máy ảnh nó cũng như cái vòi nước. Nếu ta mở vòi to (khẩu độ mở lớn) thì nước chảy vào nhanh, còn nếu đóng vòi nhỏ giọt kiểu cà phê phin thì nước chảy vào lâu hơn nếu cùng đổ một bình nước cùng dung tích.
    Và trong chụp ảnh đó chính là điều chỉnh tốc độ (giống như thời gian nước chảy) và khẩu độ (giống như mở to hay nhỏ vòi nước) để điều chỉnh lượng ánh sáng tác dụng vào film.
    Cụ thể là tại một thời điểm cùng một cường độ sáng (tạm hiểu là buổi trưa ánh sáng mạnh hơn, và yếu dần vào sáng sớm hay cuối chiều, ở đây là tốc độ chảy của nước) chúng ta có thể cho cùng một lượng sáng nhất định vào film (một dung tích nước xác định m3 chẳng hạn). Bằng nhiều cách, mỗi cách là một cặp thông số Tốc độ (thời gian nước chảy) và Khẩu độ (Đổ mở rộng hay hẹp của vồi nước) khác nhau.
    Ví dụ: Máy đo sáng cho ta biết cần chụp với tốc độ 1/250 và f5.6 khi đó để cho cùng lượng ánh sáng vào film, hay có nghĩa là để ảnh không bị tối quá vì thiếu sáng hoặc sáng quá vì thừa sáng. Chúng ta có thể mở lớn (đóng hẹp) thêm khẩu độ n nấc và đồng thời tăng (giảm) tốc độ lên n nấc. Ta sẽ có: 1/250,f5.6 ; 1/500,f4, 1/1000,f2.8 ; 1/125,f8 ; 1/60,f11 ; 1/30,f16 ... Mỗi cặp thông số khẩu độ và tốc độ như vậy được gọi là Thời chụp
    Đây là là cái khái niệm cơ bản để chúng ta ứng dụng trong thực tế khi muốn chụp ảnh động (ưu tiên tốc độ) và ảnh chân dung (ưu tiên khẩu độ) mà vẫn đảm bảo lượng sáng vào film là giống nhau.
    Nhưng chính cái đơn vị để tính thời chụp hay cách xác định thời chụp của máy ảnh chúng ta hoạt động như thế nào. Các bạn hãy theo dõi tiếp ở phần sau...
    Lưu ý: "Nấc" với khẩu độ là một khẩu (f-stop) như đã nói ở bài trước. Máy ảnh số nó có những tốc độ hay khẩu độ "lỡ cỡ" kiểu f7,1 f4,5, f11 hay 1/40, 1/160, 1/320... cũng điều chỉnh tương tự
    Hình minh họa dưới thể hiện với một bức ảnh đúng sáng có nhiều thời chụp khác nhau theo cái bập bênh giữa "tốc độ" và "khẩu độ"
    8.2. Giá trị lộ sáng (Exposure value) - EV:
    Qua khái niệm thời chụp tôi đã nói trên chúng ta hiểu rằng cùng một giá trị EV (Coi như chỉ số đo cường độ ánh sáng) chúng ta sẽ có rất nhiều "thời chụp" khắc nhau phục vụ các múc đích riêng của người chụp ảnh.
    EV theo quy ước tiêu chuẩn cho film 35mm là máy ảnh dùng film ISO 100, ống kính 50mm 1.4. Giống như 1kg ở Anh người ta làm chuẩn cho Kg trên thế giới.
    Và máy ảnh ngày này đọ với nhau EV chính là độ nhạy của hệ thống đo sáng hay tầm hoạt động của AF. Nó cho biết EV thấp nhất và cao nhất, khoảng cách càng lớn thì hệ thống đo sáng càng nhạy hay tầm hoạt động của AF càng rộng. Nó quan trọng để ta nhận biết nó có thể canh nét trong trường hợp thiếu sáng hay không. Thương máy ảnh hiện nay dải EV từ khoảng EV -8 đến EV +21
    Thực ra thì EV = LV tại ISO 100 (LV - Light Values), nhưng chúng ta không cần ngâm cứu sâu thêm làm gì chỉ biết là EV 0 là khi thời chụp tốc độ 1giây và khẩu độ f1 mà thôi.
    Các bạn có thể thay thế tốc độ, khẩu độ và ISO để tính ra giá trị EV theo đường link này:
    www.dpreview.com/learn...y=exposure
    Ở cái bảng dưới các bạn thấy cột dọc ngoài cùng bên trái là tốc độ, còn cột nằm ngang trên cùng là khẩu độ. Ứng với mỗi giá trị khẩu độ (f8 chẳng hạn) và một giá trị tốc độ ( 1/250). Ta dóng vuông góc xuống dưới sẽ ra ô có giá trị 14. Đó chính là EV 14 . Chúng ta chỉ hiểu đơn giản nó giống như cường độ dòng điện vậy.
    8.3 Độ phơi sáng (Exposure):
    Như chúng ta đã biết, mức độ phơi sáng bị a?nh hươ?ng hay phụ thuộc va?o bốn yếu tố:
    - Cươ?ng độ sáng (Intensity) cu?a ánh sáng hắt va?o chu? đê?, hay độ sáng (Luminance) cu?a chu? đê? pha?n chiếu tới máy a?nh.
    - Độ nhậy sáng ISO.
    - Khoa?ng thơ?i gian lộ sáng (điê?u khiê?n bă?ng tốc độ trập).
    - Lượng sáng cho va?o CCD (điê?u khiê?n bă?ng khâ?u độ).
    Đối với máy a?nh kyf thuật số ngày nay, tự động điê?u chi?nh mức độ phơi sáng (Automatic exposure control) la? một trong nhưfng đặc tính không thê? thiếu được . Máy a?nh sef tự động đo cươ?ng độ ánh sáng tư? đó xác định tốc độ trập va? độ mơ? ống kính cho phu? hợp với chu? đê? chụp. Nhơ? có đặc tính na?y ngươ?i chụp chi? co?n pha?i tập trung đến chu? đê? định chụp. Đặc tính na?y cufng cực ky? hưfu dụng khi chụp các chu? đê? động khi ma? thơ?i gian đê? chuâ?n bị lựa chọn chế độ chụp rất ngắn. (Chúng ta sẽ tìm hiểu Cách đo sáng của máy ảnh trong những bài sau)
    Tự động kiê?m soát mức độ phơi sáng la? một trong nhưfng đặc tính cực ky? hưfu dụng cu?a máy a?nh kyf thuật số. Đối với ai đaf tư?ng sư? dụng máy a?nh có hệ thống na?y hoạt động không tốt thi? sef nhận thấy rof tâ?m quan trọng cu?a hệ thống kiê?m soát độ phơi sáng. Tự động kiê?m soát độ phơi sáng đô?ng nghifa với việc máy a?nh sef đo cươ?ng độ sáng tư? đó lựa chọn tốc độ trập va? độ mơ? ống kính phu? hợp. Và đây cũng là mục tiêu cạnh tranh của các hãng sản xuất máy ảnh. Các máy ảnh đời sau đều có hệ thống đo sáng tốt hơn, sử dụng nhiều dữ liệu chuẩn hơn...
    8.4. Những trường hợp cần lưu ý trong kiểm soát độ phơi sáng:
    Tuy nhiên hệ thống đo sáng na?y không pha?i lúc na?o cufng cho kết qua? chính xác trong tất ca? các điê?u kiện chiếu sáng khác nhau, cufng như đáp ứng được các nhu câ?u cu?a ngươ?i chụp. Trong một số kiê?u chiếu sáng nhất định có thê? gây lâ?m lâfn cho hệ thống đo sáng dâfn đến a?nh chụp hoặc la? quá sáng (overexposure) hoặc la? quá tối (underexposure). Mặc du? có thê? chi?nh lại độ sáng tối cu?a a?nh bă?ng các phâ?n mê?m chi?nh sư?a (Photo e***ing), nhưng các chi tiết bị mất do nă?m trong vu?ng quá sáng hoặc quá tối sef không thê? na?o phục hô?i được. Ngươ?i chụp có kinh nghiệm sef nhận thấy trong một số trươ?ng hợp câ?n pha?i tự tay chi?nh mức độ phơi sáng. Và cũng cần lưu ý không phải cứ đúng sáng là đúng và có ảnh đẹp, nó còn tùy thuộc vào nội dung và cách chơi của người chụp.
    Hâ?u hết các ca?nh chụp thông thươ?ng được chiếu sáng với cươ?ng độ sáng trung bi?nh thi? đê?u có thê? chụp bă?ng chế độ tự động đo sáng. Thông thươ?ng thi? đó la? các ca?nh chụp ngoa?i trơ?i, dưới ánh nắng, khi chụp không bị ngược sáng hoặc các ca?nh chụp trong nha? được chiếu sáng với cươ?ng độ sáng trung bi?nh va? chu? đê? chụp được chiếu sáng bơ?i nhiê?u nguô?n sáng.
    a)Các ca?nh chụp câ?n tăng độ phơi sáng:
    - Khi chụp phong ca?nh bơ? biê?n, bafi cát trắng, hoặc vu?ng tuyết hệ thống tự động chi?nh độ phơi sáng không nhận biết được đây la? nhưfng ca?nh câ?n pha?i có hi?nh a?nh sáng hơn thông thươ?ng do đó hệ thống na?y hoạt động sef khiến cho hi?nh a?nh thu được quá tối. Nhă?m thu được hi?nh a?nh có mức độ sáng phu? hợp ngươ?i chụp câ?n tăng mức độ phơi sáng.
    - Chu? đê? chụp có hậu ca?nh rất sáng ví dụ như chụp chân dung ma? hậu ca?nh la? bâ?u trơ?i hoặc vu?ng tuyết trắng, mức độ sáng cu?a hậu ca?nh sef khiến cho hệ thống tự động chi?nh độ phơi sáng nhâ?m lâfn khiến cho chân dung ngươ?i chụp trơ? nên quá tối, trong trươ?ng hợp na?y câ?n pha?i tăng độ phơi sáng.
    b)Các ca?nh chụp câ?n gia?m mức độ phơi sáng:
    - Khi chụp các ca?nh ma? chu? đê? chụp thươ?ng có mâ?u sâfm tối a?nh chụp thươ?ng quá sáng do đó câ?n pha?i gia?m độ phơi sáng.
    - Chu? đê? chụp có hậu ca?nh rất tối: Khi chu? đê? chụp la? một vu?ng sáng nho? nă?m trên một nê?n hậu ca?nh tối lớn, hệ thống tự động đo sáng sef cho ră?ng toa?n bộ hi?nh a?nh chụp tối hơn thông thươ?ng va? tăng độ phơi sáng khiến cho chu? đê? chụp có hi?nh a?nh sáng hơn thông thươ?ng (a?nh chụp bị quá sáng)
    - Một số ca?nh chụp đặc biệt có độ tương pha?n rất cao, vượt quá kha? năng sư? lý cu?a bộ ca?m nhận sáng (sự khác biệt giưfa vu?ng tối va? vu?ng sáng quá lớn), lúc na?y ngươ?i chụp pha?i quyết định giưf lấy các chi tiết ơ? vu?ng sáng hay vu?ng tối bă?ng cách gia?m hay tăng độ phơi sáng
    8.5. Chụp bu? trư? mức độ phơi sáng (Auto Bracketing Exposure) BKT:
    Hâ?u hết các máy a?nh đê?u cung cấp tu?y chọn cho phép tăng, gia?m mức độ phơi sáng. Tu?y chọn na?y cho phép ngươ?i chụp tăng hoặc gia?m độ sáng cu?a hi?nh a?nh. Đê? tăng độ sáng cu?a hi?nh a?nh ngươ?i chụp chi? việc tăng độ phơi sáng, đê? gia?m độ sáng chi? câ?n gia?m mức độ phơi sáng. Việc sư? dụng chế độ bu? trư? độ phơi sáng rất đơn gia?n bơ?i môfi khi tăng hoặc gia?m độ phơi sáng ngươ?i chụp sef nhận thấy ngay sự thay đô?i cu?a hi?nh a?nh hiê?n thị trên ma?n hi?nh LCD
    Chụp bu? trư? mức độ phơi sáng la? thuật ngưf du?ng đê? chi? chế độ chụp cho phép chụp nhiê?u a?nh tại một thơ?i điê?m trên cu?ng một ca?nh, môfi a?nh chi? khác nhau vê? độ phơi sáng. Mức khác biệt vê? giá trị phơi sáng giưfa các a?nh thay đô?i tư? 0,3 EV (exposure value) đến 2,0 EV. Mức khác biệt na?y trên đa số máy đê?u có thê? chọn được. Tư? tự động (Auto) ơ? đây có nghifa la? máy sef tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 a?nh, trên một số máy ngươ?i du?ng co?n có thê? tự đặt số lượng a?nh chụp trên một lâ?n bấm máy. Chế độ chụp na?y rất hưfu dụng khi ngươ?i chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng na?o la? phu? hợp nhất la? khi chụp các ca?nh có độ tương pha?n cao.
    [​IMG]
    .
    f/5.6, 1/224s, -1.0 EV
    [​IMG]
    .
    f/4.0, 1/160s, 0 EV
    [​IMG]
    .
    f/3.1, 1/71s, +1.0 EV
    Bạn hiểu được hệ thống đo sáng của máy mình và kinh qua nhiều trường hợp ánh sáng trong thực tế. Bạn sẽ có điều chỉnh nhanh hơn và phù hợp hơn. Bản thân tôi thì cũng hay sử dụng chế độ này.
    Trong trường hợp "tà tà" không đi đâu mà vội thì hay nút xoay khẩu độ và tốc độ tiện lợi của chú Nikon khi vẫn cứ ngắm vẫn cứ xoay và chụp được các chế độ phơi sáng khác nhau cũng rất hay. Nếu bạn sử dụng chế độ M
    Vê? mặt lý thuyết tất ca? các ca?nh chụp có mức độ chiếu sáng tối hơn hoặc sáng hơn độ sáng trung bi?nh cu?a thang xám (middle gray scale) đê?u câ?n chi?nh độ phơi sáng.
    Vì vậy tôi sẽ giới thiệu sơ qua về khái niệm Zone system
    8.6.Zone system
    Các vật thể có bề mặt khác nhau thì tính chất phản xạ ánh sáng cũng khác nhau. Tuy nhiên Ansel Adam đã nhóm lại thành 10 mức khác nhau, sắp xếp theo thứ tự khả năng phản xạ ánh sáng tăng dần, gọi là Zone system.
    [​IMG]
    Mỗi zone có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp đôi zone kế trước đó. Ví dụ zone 5 có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần zone 4 và bằng 1/2 so với zone 6.
    Về mặt giá trị thì zone 5 có khả năng phản xạ 18% lượng ánh chiếu tới nó. Có nghĩa là giả sử nguồn sáng chiếu tới zone 5 có cường độ là 100 thì zone 5 hấp thụ 82 và chỉ phản xạ 18, chính vì thế mà nó có màu xám (gray).
    Trong một khuôn hình nhiều đối tượng có tính chất phản xạ khác nhau và tất cả các đối tượng đều nhận được cường độ sáng như nhau, nếu 1 đối tượng được phơi sáng đúng thì tất cả các đối tượng khác cũng được phơi sáng đúng. Ảnh chụp đúng sáng
    Trong điều kiện giới hạn của mắt người cũng như film/sensor, ta khó hoặc không thể phân biệt được chi tiết trong các vùng quá tối, hoặc quá sáng. Và đại bộ phận các vật nhìn rõ được bằng mắt thường có tính chất phản xạ từ zone 3 đến zone 7. Zone 5 nằm chính giữa khu vực đó và tỷ lệ các vật có tính chất phản xạ thuộc zone 5 cũng nhiều. Do đó zone 5 được lấy làm chuẩn cho hệ thống đo sáng của máy ảnh. Chúng ta có khái niệm 18% gray, hay middle gray.
    Lưu ý: Cho dù vật thể có tính chất phản xạ thuộc bất cứ zone nào (từ 0 đến 9) thì camera luôn coi lượng ánh sáng phản xạ từ vật đó là lượng ánh sáng phản xạ của zone 5 !

    Đấy em post thế thôi, còn nhiều lắm, nhưng em nghĩ thế là đủ chụp rồi, biết nhiều nữa chả làm cái m..ẹ gì cả.... Các bác máy to súng khoẻ đi chụp rồi post lên cho anh em thưởng thức đi, chẳng lẽ để mai em lại đi mượn PS bắn tiếp post lên bây giờ...

  9. senx

    senx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    thấy mọi người chụp hình dẹp wá, nên hôm vừa rồi trời dẹp, em cũng ti toe bắt chuớc di chụp ở gần nhà :) chụp xong mới thấy ống kính hơi bị bẩn!!! :D
  10. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Chụp lúc chạng vạng tối bằng 1 con máy P&S hơi dzỏm (xem Property của hình). Cắt cúp bằng Photoshop, không chỉnh màu.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này