1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiên Giang mến yêu.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Alphalock, 27/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Kiên Giang mến yêu.

    Kiên Giang mến yêu của chúng mình được nhiều người biết đến qua bài hát :
    Kiên Giang Mình Đẹp Lắm​

    Chiều xuống đứng bên cầu nghe sóng biển
    Nắng thu vàng chiếu rạng bến bờ
    Kiên Giang mình đẹp làm sao!
    Bóng mây sánh đôi bóng núi
    Con chim nhạn hát điệu tình quê
    Một biển trời như có mẹ cất tiếng ru
    Trăng nhú lên bến cảng quê hương
    Trăng cũng đẹp, đất cũng đẹp sao đâu đâu cũng đẹp
    Trăng lấp lánh lung linh bến nước
    Đoàn tàu về loang loáng trên sông
    Màn trời đêm êm ả thanh bình
    Đêm bình yên hương lúa ngạt ngào
    Đêm bình yên nghe sóng biển vỗ về

    2. Nghề đánh cá an nhàn nơi sóng biển
    Thấy ăn làm nhớ chuyện thánh thần
    Công ơn còn tạc vào tâm
    Có câu hiếu sanh nố sát
    Tâm thiên địa cứu nịch pḥò nguy
    Lượng hải hà cơn sóng dậy lúc gió qua
    Đem tấm thân cứu đỡ dân ta
    Nam cũng vậy, Bắc cũng vậy cho đâu đâu cũng vậy
    Công đức ấy anh linh thế ấy
    Lòng vẹn lòng như khắc như ghi (a)
    Trùng trùng dâng Nam Hải chi nguyền (à)
    Trăm là năm hương khói thường ngày
    Trăm là năm hương khói cũng thường ngày .
  2. bocautrang116

    bocautrang116 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Chòi oi, Kiên Giang ơi, ngôi nhà bé nhỏ của tôi ơi, nhận pàkon đê, ý lộn, đồng hương đồng khó chứ,hix... hix... Cả hòn Phụ Tử ơi (tiếc thay chỉ con hòn Tử, hòn Phụ đi theo.... bà Thuỷ òi[r39])
  3. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Em xin được phép nói 1 chút về Kiên Giang cho mọi người có mộtc cái nhìn rõ hơn về vùng đất nơi em sinh ra :
    [​IMG]
    TỔNG QUAN VỀ KIÊN GIANG
    Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, phú cho Kiên Giang đủ cả: sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả...
    Tỉnh Kiên giang nằm ở toạ độ từ 104040?T đến 105032?T40? kinh độ Đông và 9023?T50?T?T đến 10032?T30? vĩ độ Bắc (phần đất liền). Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km và phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km. Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía đông bắc (độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2-0,4 m) so với mặt biển, đồng thời tạo nhiều kinh rạch, sông ngòi. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô. Vùng biển có hai huyện đảo với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Từ những đặc điếm trên đã gây trở ngại tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.

    Tuy nhiên do điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27-27,50C) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Đồng thời với vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có cảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn - là khu vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới.
    Tài nguyên đất và nước
    - Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên 629.905 ha, trong đó đất nông nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa 317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp, bình quân một hộ hơn 1 ha đất trồng lúa. Đất lâm nghiệp có 120.027 ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Đồng thời toàn tỉnh còn quĩ đất chưa sử dụng gần 50.000 ha. Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

    - Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do là một tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại là tỉnh ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô ở một số vùng như huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, một phần Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Gò Quao? Ngoài ra tỉnh có hệ thống kênh rạch, những kênh rạch này có nhiệm vụ tiêu úng, sổ phèn, giao thông đi lại, bố trí dân cư đồng thời có tác dụng dẫn nước ngọt từ sông Hậu về vào mùa khô phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

    - Nguồn nước ngầm: Theo điều tra của Liên đoàn địa chất 8, tỉnh Kiên Giang có 7 phức hệ chứa nước, trong đó chỉ có phức hệ chứa nước pleiston xen (QI- III) là đối tượng trực tiếp cung cấp nước cho sinh hoạt và ăn uống gồm các huyện An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, một phần huyện An Minh giáp với An Biên, một phần huyện Giồng Riềng giáp với Châu Thành và một phần của huyện Tân Hiệp.

    Tài nguyên thuỷ sản

    Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quí như: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, mực, bào ngư?
    - Nguồn lợi biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km2. Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam thì trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng.
    [​IMG]
    (Ngọn hải đăng nổi tiếng ở Rạch giá )
    - Nguồn lợi thủy sản nội địa:
    + Kiên Giang có khả năng nuôi cá với diện tích 50.000 ha, trong đó 16.000 ha kết hợp giữa cá và cây lúa, 34.000 ha nuôi cá kết hợp với rừng tràm, hàng năm có thể cho sản lượng 25.000-28.000 tấn.
    + Nuôi tôm nước lợ ven biển có diện tích từ 5.000-6.000 ha với sản lượng đạt từ 1.000-2000 tấn. Nếu được đầu tư kỹ thuật con giống tốt có khả năng sản lượng sẽ là 4.000-5.000 tấn.
    + Nuôi đồi mồi tập trung ở Phú Quốc và Thị xã Hà Tiên có thể nuôi và xuất từ 2.000-4.000 con.
    + Ngoài ra còn nuôi sò huyết chủ yếu có truyền thống nuôi ở 2 huyện An Biên, An Minh với diện tích có thể mở rộng đến 2400 ha, đạt sản lượng 14.000 tấn?
    [​IMG]
    Tài nguyên khoáng sản
    Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét?), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt?), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal?),trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng hơn 440 triệu tấn, có một số núi đá vôi cần giữ lại di tích lịch sử, thắng cảnh và yêu cầu quân sự, nên trữ lượng để dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 245 triệu tấn, với nguyên liệu này đủ để sản xuất 2,8-3 triệu tấn Clinker/năm trong thời gian trên 50 năm. nguồn lợi khoáng sản trên sẽ sản xuất các loại sản phẩm như: xi măng, gạch ngói, gốm sứ, đá ốp lát, đá xây dựng, vôi; đá huyền, thạch anh làm đồ trang sức mỹ nghệ; cát làm thủy tinh; than bùn làm chất đốt, phân bón?
    [​IMG]
    (Kiên Giang - vùng đất gần sông sát biển )
    Tiềm năng du lịch
    Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi có nhiều địa danh thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi MoSo, bãi biển Mũi Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh đảo Phú Quốc? Đặc biệt nhiều người nói ở Việt Nam có lẽ sau Hạ Long là Hà Tiên, vì Hà Tiên không những khí hậu quanh năm không nóng, không lạnh, mà bởi có một ?oHà Tiên thập vịnh? (vịnh 10 cảnh đẹp Hà Tiên), qua thơ ca của các tác giả tao đàn Chiêu Anh Các. Hà Tiên được thiên nhiên ưu đãi có nhiều núi non, hang động, chùa chiền, có nhiều hòn đảo gần xa. Ngoài ra du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực - vị anh hùng dân tộc vào cuối tháng 8 âm lịch cũng là thế mạnh của Kiên Giang với hơn 120.000 lượt khách trong vùng thăm viếng hàng năm. hướng tới Kiên Giang còn phát triển du lịch sinh thái của vùng U Minh lịch sử, có hương của rừng tràm và vườn chim thiên nhiên, với những món ăn đặc sản rừng U Minh ? thật là hấp dẫn và thơ mộng.
    Tiềm năng về nhân lực
    - Năm 2002 dân số toàn tỉnh có 1.601.550 người gồm 3 dân tộc chính: Dân tộc Kinh chiếm 85,6%, dân tộc Khơme chiếm 12,19%, dân tộc Hoa chiếm 2,16%. Dân số thành thị chiếm 21,88% và dân dố nông thôn chiếm 78,12%. Với qui mô dân số đứng thứ 16 trong 61 tỉnh thành của cả nước và thứ 5 so với 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số của tỉnh năm 2000 là 248 người/km2 thuộc loại trung bình, thấp so với trong vùng (412 người/km2) và cao hơn bình quân cả nước (236 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo.
    Nếu phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,5-0,6? giai đoạn 2001-2005 và giảm 0,4? giai đoạn 2006-2010 thì qui mô dân số toàn tỉnh đến 2005 là 1.689.745 người và đến năm 2010 hơn 1.834.000 người.
    - Lao động trong độ tuổi có hơn 934.000 người chiếm 58,31% dân số, trong đó có khoảng 80% đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (có 4,7% lực lượng lao động là công nhân viên chức). Lao động kỹ thuật còn rất thấp, Tổng điều tra dân số năm 1999 mới có 4,3% trong tổng số lao động. Đến 2010 số lao động trong độ tuổi tăng lên 1.100.000 người, như vậy Kiên Giang cần phải giải quyết việc làm cho trên 18 vạn lao động trong vòng 10 năm tới.
    [​IMG]
    ( Trồng tiêu - Một nghề truyền thống của tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là ở huyện đảo Phú Quốc )
    Vị thế các huyện thị trong tỉnh
    Trong những năm đổi mới, các huyện thị đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh là hết sức quan trọng cả về nhân - tài - vật lực, với những thế mạnh riêng của từng địa phương. Tỉnh Kiên giang có 13 đơn vị hành chính huyện,thị xã:

    Thành phố Rạch Giá:
    Nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh đồng thời cũng là trung tâm kinh tế văn hóa của Kiên Giang. Diện tích tự nhiên 97,74 km2,dân số trung bình năn 2002 là 199.896 người, mật độ dân số 2.045 người/km2. Với thế mạnh là công nghiệp, thương mại dịch vụ và thủy sản. Giá trị tăng thêm (GDP) của toàn thị xã năm 2001 chiếm 23,8% tổng GDP của tỉnh
    [​IMG]
    (Bình minh lên trên biển Rạch Giá )
    Thị Xã Hà Tiên
    Mới thành lập năm 1998 trên cơ sở tách ra từ huyện hà tiên cũ. Diện tích tự nhiên 88,51 km2, dân số 39.957 người, mật độ dân số 451 người/km2. Thế mạnh là thương mại, du lịch và thủy sản. GDP năm 2001 chiếm 3,01% GDP toàn tỉnh. Mức độ đóng góp GDP còn nhỏ bé, song những năm tới thị xã Hà Tiên sẽ vươn lên mạnh mẽ với lợi thế được Chính phủ quyết định cho thực hiện qui chế: Khu kinh tế cửa khẩu.
    [​IMG]
    (Thắng cảnh Hà Tiên)
    Huyện Kiên Lương:
    Được thành lập năm 1998 trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Tiên cũ. Diện tích 895,48 km2, dân số 86.563 người, mật độ dân số 97 người/km2. Thế mạnh của huyện là công nghiệp (nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng, có 5 nhà máy xi măng sản xuất trên 2 triệu tấn/năm và các cơ sở khai thác đá vôi, đá xây dựng với sản lượng 250.000 m3/năm), thủy sản (kể cả khai thác và nuôi trồng) và nông lâm nghiệp. GDP trên địa bàn huyện năm 2001 chiếm 16,4% GDP toàn tỉnh
    [​IMG]
    Huyện Hòn Đất:
    Diện tích tự nhiên 1.019,75 km2, dân số 146.605 người, mật độ dân số 144 người/km2. Sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp và thủy sản. GDP năm 2001 chiếm 7,1% GDP toàn tỉnh

    Huyện Tân Hiệp:
    Diện tích tự nhiên 419,33 km2, dân số 146.933 người, mật độ dân số 350 người/km2. Trong tổng dân số có tới 36,06% theo đạo Thiên chúa. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,4% GDP toàn tỉnh

    Huyện Châu Thành:
    Diện tích tự nhiên 277,57 km2, dân số 138.366 người, mật độ dân số 498 người/km2. Ngoài dân tộc kinh còn có hơn 30% dân tộc Khơme cư trú. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản. GDP năm 2001 chiếm 6,1% GDP toàn tỉnh

    Huyện Giồng Riềng:
    Diện tích tự nhiên 634,29 km2, dân số 207.330 người là huyện có dân số cao nhất, mật độ dân số 327 người/km2. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm 8,3% GDP toàn tỉnh

    Huyện Gò Quao:
    Diện tích tự nhiên 424,31 km2, dân số 142.518 người, mật độ dân số 336 người/km2. Ngoài người Kinh trong huyện còn có số đông người dân tộc Khơme cư trú chiếm 29,8% dân số toàn huyện. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. GDP năm 2001 chiếm gần 4,9% GDP toàn tỉnh

    Huyện An Biên:
    Diện tích tự nhiên 466,17 km2, dân số 138.676 người, mật độ dân số 297 người/km2. Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản. GDP năm 2001 chiếm 5,2% GDP toàn tỉnh

    Huyện An Minh:
    Diện tích tự nhiên 710,5 km2, dân số 127.688 người, mật độ dân số 180 người/km2. Là huyện nằm trong vùng U Minh thượng, lại giáp biển nên sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng). GDP năm 2001 chiếm 6,2% GDP toàn tỉnh

    Huyện Vĩnh Thuận:
    Diện tích tự nhiên 603,61 km2, dân số 129.439 người, mật độ dân số 214 người/km2. Là huyện nằm trong vùng U Minh thượng, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (nuôi trồng).

    Huyện Phú Quốc:
    Là huyện đảo với diện tích tự nhiên 593,05 km2. Tiềm năng về du lịch, thương mại của Phú Quốc rất lớn, đặc biệt Chính phủ đã quyết định xây dựng ?oKhu kinh tế thị trấn Dương Đông? và kêu gọi nhiều dự án đầu tư, nên những năm gần đây dân số Phú Quốc tăng rất nhanh, từ 42.457 người năm 1991 lên 77.358 người năm 2001, tăng bình quân 5,6%/năm. Sản xuất chủ yếu là thủy sản và công nghiệp chế biến, có hồ tiêu, nước mắm nổi tiếng, có rừng nguyên sinh phong phú với nhiều chủng loại cây và 140 loài động vật. GDP năm 2001 chiếm 5,6% GDP toàn tỉnh.
    [​IMG]
    Huyện Kiên Hải:
    Là huyện đảo với diện tích tự nhiên 38,69 km2, dân số 20.221 người mật độ dân số 523 người/km2. Sản xuất chủ yếu là thủy sản. GDP năm 2001 chiếm gần 2% GDP toàn tỉnh.
    Sưu tầm
    Cara @: Mình thêm vài tấm hình cho nó sinh động và vẽ màu mè hoa lá cho nó bắt mắt nha Tuấn !
    Được meoCara sửa chữa / chuyển vào 00:53 ngày 28/12/2006
  4. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Nhớ hồi đó lên Tàu sắt ra ngoài Phú Quốc...9giờ sáng xuất bến...ra tới Biển trời mưa, sóng đánh ầm ầm...Anh em say sóng ói ra mật xanh mật vàng...mình là người "thê thảm" nhất...lúc đó chỉ muốn nhảy xuống Biển để giải thoát cái cảm giác..giống như đang ở 9 tầng địa ngục vậy...
    6 giờ chiều tới đảo.và hơn 1 tuần sau đó mỗi khi nhắm mắt lại có cảm giác căn nhà nó xoay vòng vòng....còn cái giường nằm thì thì nó đang trôi lửng lơ..đâu đó...
    Giờ nghĩ lại vẫn còn thấy ớn...
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chùa Hang (Hải Sơn)
    Hòn Chông, Hà Tiên, Việt Nam
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    u?c meoCara s?a vo 01:05 ngy 28/12/2006
  6. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Kiên Giang: Dành cho khách lữ hành
    ?oChợ ngủ ngày?

    Chợ này thật đặc biệt: không hoạt động vào ban ngày mà chỉ nhộn nhịp về đêm - suốt đêm?

    [​IMG]
    Đó là khu chợ đầu mối trái cây trên đường Hai Bà Trưng (nối dài) ở Trung tâm thương mại 30/4 thành phố Rạch Giá (tp.Rạch Giá). Nơi đây chỉ có khoảng hai mươi vựa trái cây, nhưng là đầu mối cung cấp hầu như toàn bộ trái cây cho cả tỉnh Kiên Giang.
    Mỗi ngày, cứ vào khoảng 18 giờ chiều, khi mọi người buôn bán ở các khu vực khác dọn dẹp hàng, đóng cửa quầy về nhà nghỉ ngơi thì cũng là lúc chợ trái cây nhóm họp. Đến khoảng một giờ sau, lúc trời đã tối hẳn thì nơi đây mới thật sự sôi động đúng nghĩa với một khu chợ. Nào là kẻ tới, người lui, xe qua, xe lại, hàng lên, hàng xuống, cười, nói, gọi nhau,? trước các vựa trái cây như Tài Phước, Lệ Hoa, Sáu Mỹ, Hai Điệt, Sáu Ngọt,? hết sức nhộn nhịp. Trên con đường nhỏ, xe từ các tỉnh miệt vườn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tp.Hồ Chí Minh chở hàng xuống đến đâu thì được bốc dỡ ngay đến đó. Cùng lúc, hàng từ các vựa lại được chuyển đi bằng các phương tiện nhỏ hơn để tỏa ra các chợ nhỏ trong thành phố hoặc các huyện, các cửa hàng, tiệm, sạp nhỏ và?kể cả các xe đẩy mà vẫn được ví von là những cái ?ochợ di động?.
    Càng về khuya, chợ trái cây càng yên lặng hơn, người ta nói, cười cũng nhỏ tiếng để giữ gìn trật tự cho người xung quanh đang trong giấc ngủ. Nhưng không phải vì vậy mà nhịp sống ở đây chùn xuống. Cuộc mưu sinh của nhiều con người vẫn diễn ra hối hả và theo một vòng xoáy bất tận. Hầu hết người buôn trái cây là những người từ các tỉnh khác như Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang,? tựu về đây. Họ thuê lại vựa của chủ tại khu vực chợ và trả lãi theo phần trăm lượng hàng nhập vào và bán ra trong đêm. Các chủ vựa chủ yếu là làm công việc theo dõi, ghi chép lại hoạt động buôn bán của người thuê mặt bằng để thu tiền. Thường thì đến gần nữa đêm là hàng thôi về, bởi về trễ hơn sẽ có nguy cơ cao là bán không kịp. Việc ứ hàng sẽ gây nhiều khó khăn cho người bán, vì phải tiếp tục chi tiền thuê mặt bằng tại vựa, lại phải tốn công sức bảo quản trái cây và tốn thêm chi phí ăn ở,... Cho nên phần lớn trái cây ngay sau khi xuống vựa là được thoả thuận giá cả nhanh chóng và chuyển đi ngay. Anh Dũng, người ở Cái Bè, Tiền Giang cho biết, làm nghề buôn bán trái cây ngán nhất là gặp lúc dội chợ. Dội chợ là lúc gặp ngay mùa loại cây trái nào đó, hàng về nhiều, giá biến động liên tục, cầm giá cao không bán được, xuống giá không có lời, mà giữ lại cũng không xong. Anh Dũng cho biết thêm: ?oKhổ một nỗi là trái cây Việt Nam chất lượng không cao, bảo quản không tốt, có khi ?ođụng? với hàng Thái Lan hoặc Trung Quốc cũng bị dội như chơi?. Anh mong sao các nhà vườn và các nhà khoa học phối hợp với nhau tốt hơn nữa để hàng trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long có một thế đứng ổn định trên thị trường. Chính vì những đặc điểm trong buôn bán như vậy nên đến gần sáng là chợ trái cây hết hàng, và phiên chợ đêm cũng khép lại, ai về nhà nấy để? ngủ. Ban ngày đi ngang khu chợ trái cây, không ai có thể tưởng tượng được là về đêm ở đây mới đúng là đông vui như?chợ, nhất là những ngày giáp Tết.
    Chợ trái cây là nơi nuôi sống được nhiều người. Từ chủ vựa, thương lái đến những người khuân vác, người chạy xe ba gác, xích lô, xe lôi,? và những quán cà phê vỉa hè. Về đêm, ghé vào một quán cà phê ngay vỉa hè của khu chợ này để vừa nhâm nhi ?ogiọt đắng?, vừa quan sát, vừa lắng nghe âm thanh cuộc sống, bạn sẽ thấy cuộc sống này mới đẹp làm sao!


    Cảnh đẹp Hòn Tre ​

    Hòn Tre hay còn gọi là Hòn Rùa, mang cái tên đậm chất dân gian, nằm trên một thảm xanh ngắt là biển cả, tạo lên bức tranh thiên nhiên thật đẹp?

    Cách thành phố Rạch Giá về phía Tây 30km. Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha, có nhiều cảnh đẹp như: Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá.
    Từ Trung tâm thị trấn Hòn Tre đi theo đường mòn băng qua núi mất 30 phút là tới Bãi Chén. Bãi này nằm ở phía Tây Bắc của đảo. Là bãi có chiều dài 2km, có rất nhiều tảng đá to nhìn như những chiếc chén úp nên có tên là Bãi Chén. Đây là bãi đẹp nhất của Hòn Tre vì cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh nghiêng mình tỏa bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên.
    Động Dừa của Hòn Tre cũng khá thơ mộng, là vịnh nhỏ, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Ở đây có rất nhiều dừa mọc ven biển, là một bãi biển đẹp, thích hợp cho việc câu cá thư giãn.
    Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa ?" nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên sau đó lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá thưởng thức thì thật tuyệt vời.
    Hòn Tre là thắng cảnh đẹp của tỉnh Kiên Giang, việc đi du lịch cũng rất thuận lợi, chỉ mất hơn tiếng đồng hồ bằng tàu là tới, có thể đi về trong ngày.
    (ST)
    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 28/12/2006
  7. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Kiên Giang: Dành cho khách lữ hành (tt)
    Một vườn chim hiếm hoi ở Kiên Giang ​

    Tại ấp Phước Trung, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có một địa điểm bắt đầu có sức thu hút khách du lịch trong thời gian gần đây. Đó là một vườn cò?
    Từ Rạch Giá đi ngược lên Mong Thọ, đến cầu Mống,rẽ vào phía bên phải, đi khoảng 4 km đường cấp phối (xe 4 bánh lưu thông được)là đến vườn cò. Những ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, thời tiết tốt, khách đến vườn cò khá đông. Trong đợt lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, mỗi ngày vườn cò này cũng có bốn - năm trăm khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ ngơi. Phần đông là khách từ thành phố Rạch Giá, vì khoảng cách chỉ hơn 20 km, đường lại dễ đi.
    Đó là vườn cò của anh Quách Thanh Hồng. Anh Hồng đã mất hết một phần ba khoảng thời gian trong tuổi đời mới 35 của mình để xây dựng vườn cò hiếm có này. Cách đây mấy năm, trong khu vực ấp Phước Trung cũng có một vườn cò. Khu vườn này của ông Ba Tam, từng một thời là điểm đến sáng tác của giới nhiếp ảnh trong và ngoài tỉnh. Nhưng dạo đó đường xá không thuận lợi, muốn vào phải đi bằng xuồng nên khách ngại. Không thu được lợi từ vườn cò này, ông Ba Tam đã chuyển sang làm lúa. Cò bỏ đi hết.

    Khu vườn của anh Hồng rộng gần 5ha, được cải tạo từ đất trầm thủy không trồng lúa được. Ban đầu gia đình anh trồng tràm. Khi tràm lớn thì cò và các loại chim khác cũng bắt đầu kéo về sinh sống. Nhờ sinh cảnh phù hợp, lại được gia đình anh Hồng ra sức bảo vệ nên chim, cò yên tâm rũ nhau về sinh sản mỗi năm một đông, đến mức phân chim đã làm chết gần hết số cây tràm to. Sợ chim bỏ đi nơi khác, anh Hồng đã cố gắng tìm tòi thứ cây chịu được sự tác động mạnh mẽ của phân cò. Và rồi anh cũng chẳng cần tìm đâu xa: đó chính là cây bình bát, loài cây mọc hoang rất sẵn ở địa phương. Loài này có sức chịu đựng những tác động ngoại cảnh rất dữ. Anh Quách Thanh Hồng cho biết, do thấy cây bình bát bị xịt thuốc khai hoang đến trụi lá mà vẫn không chết nên anh thử trồng kín khu đất vườn cò của mình. Đúng như dự đoán, tràm và một số loại cây tạp khác trong vườn, nếu không chết thì cũng tàn lụi dần, còn cây bình bát vẫn tiếp tục phát triển và đến nay đã rất um tùm, có lợi cho sự phát triển của đàn cò.
    Vườn cò không chỉ có cò, ngoài những loại cò như: cò quắm, cò trắng, cò ruồi, cò trâu, cò ngà,? còn có các loại còng cọc và bồ nông. Khách đến vườn sẽ được thưởng thức món cò chiên. Món này tại đây làm rất ngon, vì chỉ toàn một thứ cò mới ra ràng, mập béo, thịt mềm. Cũng không ít người ngại ăn cò trong thời điểm hiện nay vì ngại cúm gia cầm. Tuy nhiên, ngành thú y huyện, tỉnh thường xuyên vào đây kiểm tra, khử trùng và tiêu độc mỗi khi có dịch. Hơn nữa, chủ vườn không bao giờ bắt cò bị gió làm rơi khỏi tổ, dù đó là những con cò khoẻ mạnh để đề phòng dịch bệnh cho khách. Giá cả ở đây cũng rất bình dân, không thu bất cứ một khoảng tiền dịch vụ nào ngoài tiền bán thịt cò. Giá một con cò đã chiên là 10.000 đồng, cò làm thịt sẵn cho khách mang về là 8.000 đồng.

    Qua một quá trình chỉnh trang, nâng cấp, đường đi lối lại trong vườn đã rất thông thoáng, khách có thể dạo quanh vườn ngắm cảnh, chụp ảnh, quay phim sinh hoạt của đàn chim thoải mái mà không gặp trở ngại gì. Khi cảm thấy mệt, khách có thể vào các lều, trại được cất bằng cây lá thoáng mát, sàn lót vạt tre để nghỉ ngơi. Thời điểm tốt nhất để theo dõi sinh hoạt của đàn chim cò là vào khoảng 15 giờ chiều trở đi, lúc này chúng kiếm ăn về đậu đầy các ngọn cây, tiếng kêu rất vui tai.
    Trước đây, vườn cò từng nằm trong danh sách điểm tham quan của một số đơn vị khai thác du lịch lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng dạo đó đường vào còn khó khăn nên chương trình đưa du khách vào vườn cò bị gián đoạn cho đến nay.
    Để giữ được vườn cò trước sự dòm ngó, săn bắt trộm, cả gia đình anh Quách Thanh Hồng phải thay nhau canh chừng trên một phạm vi rộng. Anh cho biết, chỉ cần bị phá tổ một lần, cò dứt khoát dời đi chỗ khác, không bao giờ về làm tổ lại trên cây đó nữa. Vì vậy, những cây nào yên ổn thì cò rũ nhau về làm tổ rất đông. Có nhiều cây bị ?oquá tải? nên phải tiến hành tỉa thưa bằng cách bắt bớt cò mới ra ràng bán cho khách. Tổ nào có ba, bốn con thì bắt bớt một nữa để cho khu vườn luôn cân bằng. Mỗi ngày gia đình anh Hồng bắt bình quân khoảng 100 con cò non bán cho khách mà không làm ảnh hưởng tới khu vườn.
    Ở Kiên Giang, ngoại trừ vườn quốc gia U Minh Thượng, ngày nay rất hiếm nơi nào có vườn chim, cò do hầu hết đất đai hoang hoá đã được khai phá để canh tác nông nghiệp. Vì vậy mà vườn cò của anh Hồng càng trở nên quý giá, cần được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc bảo vệ để duy trì phục vụ cho phát triển du lịch của tỉnh.
    (St)
  8. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Kiên Giang: Dành cho khách lữ hành (tt)
    Cà phê muôn mặt ​

    Cái thú uống cà phê thời hiện đại rất đa dạng về ?ogu? của từng đối tượng khác nhau. Sự đa dạng đó kéo theo hình thức tổ chức quán, phong cách phục vụ của quán,?cũng rất khác nhau. Cà phê có lẽ đã trở thành một loại hình kinh doanh-dịch vụ hái ra tiền hiện nay. Khác với ngày xưa, quán cà phê hiện đang mọc lên như nấm ở khắp nơi?

    Tồn tại và không tồn tại
    Có thể tạm chia những quán cà phê ở Rạch Giá đang ?olàm ăn được? hiện nay ra thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những quán cà phê tồn tại được qua nhiều năm mà vẫn còn đắt khách. Vài cái tên tiêu biểu như: cà phê sân vườn Nhà Thiếu Nhi tỉnh, Đồng Dao (tại Bảo tàng Kiên Giang), Tình Thơ (tại Hội Văn nghệ Kiên Giang), ABC,? Trong đó, quán cà phê Nhà Thiếu Nhi dẫn đầu bảng về lượng khách bình quân hàng ngày. Mỗi ngày ở đây ít nhất cũng có khoảng 1 ngàn khách. Nhóm thứ hai là những quán mới được xây dựng cách đây chưa lâu, nhưng thu hút lượng khách không nhỏ như: cà phê P&T, Xưa và Nay, 231,? ở khu vực lấn biển Rạch Giá hoặc An Thuyên trên đường Thích Thiện Ân,?
    Thật thiếu sót khi không nhắc đến những quán cà phê nổi đình nổi đám một thời gian ngắn rồi thì hoặc là nghỉ bán, hoặc là bán cầm chừng hay đợi thời cơ khôi phục lại ?othương hiệu? như: Sắc Màu, Tình Biển, Nam Mỹ.
    Sự tồn tại hay không tồn tại của các quán cà phê ở Rạch Giá tuỳ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức quán. Việc tổ chức ấy bao gồm nhiều yếu tố: kiểu kiến trúc, phối cảnh không gian, vị trí, cung cách phục vụ,? Nếu như liên tục đáp ứng được yêu cầu của phần đông khách hàng thì quán đó ?osống?, còn không thì kết quả sẽ ngược lại. Nhưng thoả mãn được yêu cầu của khách không phải dễ dàng gì. Phần lớn đối tượng thường xuyên đến quán cà phê hiện nay không thuần về lứa tuổi và thành phần, từ đó cũng không hợp luôn cả về ?ogu? thưởng thức cà phê.
    Lớp lớn tuổi hoặc đứng tuổi, do trình độ văn hoá nói chung và năng lực cảm thụ thẩm mỹ nói riêng có khác về chất so với phần đông lớp trẻ bây giờ, mặt khác do sở thích được hình thành chủ yếu từ thói quen nhiều năm cho nên cách thưởng thức cà phê rất khác so với lớp trẻ.
    Một đặc điểm chung trong thói quen chọn quán ở Kiên Giang là quán mới, nếu ban đầu được tổ chức tốt sẽ luôn thu hút khách. Nhưng chỉ cần một thời gian ngắn thì những người khách thật sự cạm thấy thích quán đó mới chịu ?otrụ? lại, còn số đông sẽ ra đi theo sự ra đời của những quán mới hơn. Xuất phát từ đặc điểm này mà có nhiều quán, chỉ sau một thời gian khai trương đã đầu tư chỉnh trang lại cả về hình thức lẫn cách phục vụ để tạo cho khách cảm giác mới mẽ. Việc cải tạo, nâng cấp lại quán không phải lúc nào cũng thành công, vì tâm lý chung của khách là quán đó vẫn ?obình mới, rượu cũ? mà thôi.

    Mốt sân vườn
    Khi mà nhịp độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, từ công sở đến nhà dân dần đã được bê tông hoá, nhà kính hoá và máy lạnh hoá mạnh mẽ, trong khi các thiết chế văn hoá trong tỉnh còn quá thiếu, đặc biệt là những khoảng xanh của công viên và những hoạt động giải trí mang tính đại chúng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đã góp phần làm cho cư dân đô thị tìm thú vui tại các quán cà phê có khung cảnh thiên nhiên. Từ đó, các quán cà phê sân vườn đã ra đời.
    Gần gây có vài quán cà phê máy lạnh hoặc có riêng phòng gắn máy lạnh mọc lên ở Rạch Giá, nhưng rất thưa người và lần lượt biến mất. Sự thất bại này là vì chủ quán không tìm hiểu kỹ khuynh hướng muốn hoà mình với thiên nhiên, cũng như thói quen của khách. một nguyên nhân tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đối với sự hấp dẫn của cà phê máy lạnh là bất cứ ai cũng có thể hút thuốc trong phòng lạnh kín như bưng. Khói thuốc ấy gây mùi khó chịu cho người vào sau, mà đâu phải khách nào cũng biết hút thuốc! Hơn nữa, có quán mở nhạc quá mức trong phòng kín, khiến khách chịu không nổi. Còn nguyên nhân khác là giá cà phê phòng máy lạnh cao hơn so với bình thường. Những nguyên nhân đó đã khiến các quán, phòng cà phê máy lạnh?lạnh tanh, vắng ngắt. Cà Các quán Nam Mỹ, An Thuyên và cà phê Nhà Thiếu Nhi là ba trường hợp điển hình cho sự thất bại này. Quán Nam Mỹ ?odẹp tiệm?, hai quán còn lại phải chấp nhận dở bỏ phòng máy lạnh. Riêng cà phê máy lạnh Valentine thì hiện vẫn duy trì đến nay, nhưng lượng khách không đông.
    Cà phê sân vườn là những quán ăn khách nhất hiện nay. Tuỳ theo trình độ thẫm mỹ và óc tổ chức của chủ quán mà quán sân vườn sẽ có một kiểu riêng. Từ đó nó cũng quyết định đến lượng khách hàng ngày nhiều hay ít. Nếu so sánh về lợi thế thì những quán cà phê bên trong thoáng rộng, ngoài có bãi đậu xe đủ lớn sẽ là những quán được khách chọn trước tiên. Khác với trước kia, các quán cà phê trên phố đã không còn phù hợp vì luôn thiếu chỗ đậu xe. Sau yếu tố kễ trên, khách mới chú ý tới những yếu tố khác như vị trí của quán trong đô thị, cảnh quan, âm nhạc và cung cách phục vụ của quán.
    Theo đà phát triển của đời sống hiện đại, gần đây vài quán cà phê sân vườn ở Rạch Giá còn cung cấp thêm một dịch vụ mới là kết nối internet không dây (cà phê Wifi). Hiện nay rất nhiều khách uống cà phê sở hữu các thiết bị di động cầm tay, xách tay có khả năng kết nối internet không dây như: pocket PC (máy vi tính cầm tay), thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA), laptop (máy tính xách tay) hay điện thoại di động có hỗ trợ kết nối internet qua cổng wireless. Việc cung cấp dịch vụ kết nối internet không dây là nhằm phục vụ cho những vị khách này. Hai quán An Thuyên, Nhà Thiếu Nhi ở Rạch Giá đều có cung cấp dịch vụ miễn phí này.

    Những quán cà phê? ?okhủng khiếp?
    Có lẽ không từ nào thể hiện chính xác hơn từ ?okhủng khiếp? đối với mấy quán cà phê sắp được nói đến sau đây.
    Đó là những quán cà phê mà khi chỉ mới đi gần tới nơi, bạn đã nghe được tiếng nhạc họ mở đên đinh tai, nhức óc. Cũng là những quán được tổ chức theo kiểu sân vườn, nhưng? thà không có sân vườn vẫn hơn. bởi vì khi lỡ bước vào ngồi ở quán rồi bạn không thể nào tỉnh tâm thả hồn ngắm cảnh vật hoặc trò chuyện,?được cả. Lúc đó, nếu bạn không nhanh chóng ra khỏi quán thì phải chấp nhận bị tra tấn bởi những bản nhạc thời trang mở với cường độ âm thanh có lẽ lên tới cả trăm db, vượt quá mức cho phép của Bộ Văn hoá-Thông tin gấp nhiều lần. Nếu chưa tin, bạn có thể đến các quán cà phê như Trung Nguyên (trên đường Trần Phú) mà xem! Đó là nói về nhạc phát ra từ đĩa, còn một loại khác khủng khiếp hơn là ?onhạc sống?. Tại khu lấn biển thành phố Rạch Giá đang tồn tại hai quán cà phê dạng này: Hoàng Thắng ở số D7, đường Tôn Đức Thắng và Quân Anh Quán ở gần siêu thị Citimart. Đây là hai quán cà phê thuộc loại hình ?ohát với nhau?. Chủ quán tổ chức cả một ban nhạc và mọi người đều có thể tham gia, nếu thích. Nhưng hát với nhau ở đâu thì không biết, còn ngay quán thì tiếng nhạc, tiếng hát của các dàn âm thanh điện tử được mở hết công suất của họ làm vang dậy cả một góc trời. Đến nỗi ngồi uống cà phê ở các quán lân cận hoặc sống ở gần đó không sao chịu siết. Với sự khủng khiếp ấy, chắc chắn khách hàng của quán không nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là họ đã làm ảnh hưởng đến văn minh đô thị và sức khoẻ của người khác, nhưng cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá và chính quyền địa phương vẫn chưa nhắc nhỡ hay có biện pháp gì để ngăn chặn.

    (ST)

  9. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0


    Một số lễ hội tiêu biểu ở Kiên Giang
     


    Kiên Giang là mảnh đất đa dạng về địa hình và phong phú về di sản văn hóa. Hàng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội của người Kinh, người  Hoa và người Khmer. Sau đây là một số lễ hội tiêu biểu?

    Lễ hội Nguyễn Trung Trực
    Là lễ hội có qui mô lớn được tổ chức hàng năm vào các ngày 26,27,28 tháng 8 âm lịch. Lễ hội thu hút đông nhân dân trong khu vực về dâng hương tưởng nhớ đến anh hùng của dân tộc. Lễ hội được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm có rước sắc thần, lễ dâng hương, lễ cúng tế tại đình. Phần hội gồm họat động văn hóa-nghệ thuật và những trò chơi đặc sắc.
     
    Lễ hội kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các Hà Tiên
    Lễ hội được tổ chức vào Tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng hàng năm, Tại Lăng Mạc Cửu, thị xã Hà Tiên. Tao Đàn Chiêu Anh Các là một hình thức sinh hoạt câu lạc bộ văn thơ, được hình thành từ năm 1736, do Sĩ Lâm Mạc Thiên Tích thành lập, gồm có các hoạt động: sáng tác, xướng họa, bình phẩm thơ văn. Trong đó có tác phẩm tuyệt tác là tập thơ ?oHà Tiên thập cảnh khúc vịnh? bằng chữ Nôm.
     
    Lễ giỗ 4 nhà sư liệt sĩ
    Lễ giỗ 4 vị sư liệt sĩ vào ngày 10 tháng 6 dương lịch hàng năm. Tại tháp 4 sư, nằm ở xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là 4 vị người Khmer: Danh Hùng, Danh Hom, Danh Tấp, Danh Hoi, đã hy sinh anh dũng trong cuộc biểu tình, chống Mỹ và bọn tay sai vào năm 1974 tại Rạch Giá. Đây là lễ hội truyền thống cách mạng lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.
     
    Lễ mừng năm mới (Lễ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer)
    Lễ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer gọi là lễ chịu tuổi tức là Tết của người Khmer. Được tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như: lễ rước Mahaskan (đại dịch thiên văn), lễ dâng hương hoa quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa, gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố. Bên cạnh đó lễ hội có những trò chơi dân gian như: bịt mắt dập nồi, thả vịt trên sông, thả thuyền rược bắt, múa hát room-vông suốt trong ba ngày lễ.
     
    Lễ Đôl-ta
    Lễ Đôl-ta cũng của người Khmer, theo hệ phái Nam Tông cũng giống như lễ Vu Lan báo hiếu của phật giáo Bắc Tông. Lễ hội được tổ chức vào ngày 30 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông, bà, cha, mẹ những người đă có công sinh thành. Lễ thường tổ chức tại chùa.
     
    Lễ Oóc-om-bok
    Lễ hội Ok om bok còn gọi là lễ cúng trăng. Được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Các vật cúng trong lễ hội là cốm dẹp, khoai, đậu, dừa,... Đồng bào phật tử tập hợp lại xung quanh sân chánh điện, chờ khi mặt trăng lên tới đỉnh là mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng như là một vị thần điều tiết mùa màng, đã giúp cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
     
    Lễ Phật đản
    Lễ Phật đản của hệ phái Nam tông là lễ tam hợp, có ý nghĩa kỷ niệm 3 ngày trọng đại nhất của đức Phật thích Ca Mâu Ni. Ba ngày ấy là kỷ niệm ngày Phật đản sinh, ngày đức Phật thành đạo và ngày đức Phật nhập niết bàn. Trong Phật giáo Nam tông Khmer, lễ Phật đản là một lễ rất quan trọng. Lễ được tổ chức một ngày để nghe các vị sư đọc kinh, nghe thuyết pháp giảng đạo.
     
    Lễ vía các vị thần
    Người Hoa thường tụ họp trong từng bang. Các bang này gồm những người có cùng quê quán, dân tộc như: bang Triều Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông,... Mỗi bang đều xây dựng chùa thờ một vị thần của quê hương mình. Bang Quảng Đông thờ nữ thần Thiên Hậu, bang Triều Châu thờ Bắc Đế, bang Phúc Kiến thờ Ông Bổn. Mỗi vị có ngày vía khác nhau, vào ngày vía thần bang mình, từng bang tổ chức cúng tế ngay trong chùa của bang và mời các bang khác đến tham dự. Lễ vía các vị thần là dịp để người đồng hương gặp gỡ sau một năm làm ăn vất vả.
     
    Lễ Kỳ yên
    Còn gọi là lễ cầu an, được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm ở các chùa. Lễ diễn ra trong ba ngày với nhiều lễ nghi cổ truyền như: Hát bội, trò chơi dân gian, thi tìm hiểu danh lam thắng cảnh,... Kết thúc lễ hội là nghi lễ ?otống ôn? với ý nghĩa tống khứ những điều xấu, điều xui rũi đi xa để mọi người được hưởng lấy những sự tốt đẹp và sự may mắn trong một năm.
    (ST)
  10. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Oái choài ơi. Quá nhiều thông tin !!! Nhiều pà con nữa đó.

Chia sẻ trang này