1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiên Giang mến yêu.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Alphalock, 27/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoden2611

    meoden2611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Niên học nào nữa chứ ! Bạn hỏi như thế thì làm sao biết được !
  2. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Chú Sang năm nay .... mấy tuổi ?
  3. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Choài, sinh năm 1983. Là anh gòi. Nhưng mà em hổng biết đâu.
  4. vovanquadi

    vovanquadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ban nay ten Ho Thanh Sang, sinh nam 83, nam cap 3 hoc o lop 12T3 truong Chuyen Huynh Man Dat, Rach Gia Kien Giang!Ban nao biet bat ki ai ten nhu vay thi noi cho minh biet nhe!Minh cam on nhieu lam!
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0


    Độc đáo nấm tràm
    [​IMG]


    Hà Tiên là một địa phương nổi tiếng cả nước về mặt cảnh quan, được nhiều người ví là "Hạ Long trên cạn". Đến đây, nếu có duyên bạn không những được thưởng ngoạn những thắng cảnh, mà còn được thưởng thức một món ăn nổi tiếng, đó là nấm tràm. Tuy không có nhiều như ở Phú Quốc, chỉ xuất hiện ở Hà Tiên trong vòng một tháng, nhưng nấm tràm cũng làm nên tên tuổi một Hà Tiên ẩm thực.
    Rừng tràm Hà Tiên rụng lá phủ ngập các lối đi hoang vắng, lâu ngày trở thành lớp mùn. Những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, hơi nóng ẩm của lớp mùn khiến những mầm non của tai nấm tròn cỡ đầu ngón tay út nhú lên. Chẳng bao lâu nấm rộ. Những tai nấm tròn căng, màu sô-cô-la nổi bật trên đường viền màu trắng sữa, khiến bạn mải miết hái trong một niềm vui. Nếu đi thành đoàn, là dịp du lịch sinh thái đầy hấp dẫn. Bạn bè đi xuyên qua những cánh rừng tràm xạc xào, hái không biết chán những tai nấm như đóa môi trầm hé cười. Chọn một chỗ nào vừa ý. Gà giò chuẩn bị sẵn, cho vào nồi bắc lên bếp ga, luộc vừa chín tới, thả nấm vào. Trong chốc lát, cả bọn quây quần bên nhau, nhẩn nha nhai những tai nấm đẹp như miếng rau câu, vừa giòn vừa xốp, càng nhai càng nghe vị đắng từ từ lan tỏa khắp vòm miệng. Trong chốc lát, thật lạ lùng, vị đắng nhân nhẩn ấy biến đâu mất, chỉ còn lại cái hậu ngọt một cách khó hiểu.
    Với vị đắng thanh, nấm tràm xào với tép bạc, thịt ba rọi, tôm, mực đều là những món ăn hấp dẫn. Ở vùng biển đảo Phú Quốc, nếu đánh bắt được con cá rựa hoặc cá nhồng, người dân nhất định sẽ lấy thịt làm chả cá nấu với nấm. Trước khi múc ra tô, người ta đập một vài trứng vịt thả vô. Món ngon "tuyệt cú mèo" này sẽ là kỷ niệm khó quên đối với bất cứ ai đã một lần được thưởng thức. Cái vị đắng có một không hai của nó hòa trong vị ngọt của con cá rựa, cá nhồng và vị béo của lòng trắng lòng đỏ trứng như cứ làm ngây ngất các chân răng và tê mê khẩu cái.
    Nấm tràm không phải chỉ có ở Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang) mà còn có mặt ở một số tỉnh miền Trung. Ở Huế, hằng năm, cứ vào cuối thu, sau những cơn mưa, đất trời dịu mát, rừng tràm mọc chi chít những tai nấm như tấm thảm nhung nâu trắng quyến rũ. Người ta ưu ái gọi những cơn mưa ấy là "mưa nấm tràm". Mùa nấm các chợ ở Huế vui hẳn lên. Các o bán nấm đon đả mời chào, với lời quảng cáo sinh động: Một chén nấm hơn một thang thuốc bổ, ăn vô mát dạ ngủ ngon! Các bà nội trợ xúm nhau mua vì ghiền cái hương vị đáng yêu của nấm. Vốn đảm đang trong việc bếp núc, người phụ nữ Huế sẽ biến những tai nấm xinh đẹp này thành các món ăn ngon cho gia đình. Các bà thường nấu tô canh nấm tràm với tôm tươi và rau tập tàng. Nếu có thêm khoai lang, tô canh càng thêm ý vị. Ngoài việc làm tô canh thêm bùi, khoai lang còn là "bài thuốc" giải chất độc có trong nấm. Cháo nấm tràm cũng là món ngon không thể bỏ qua. Chỉ với vài chục con tôm tươi, một ít thịt ba rọi, thêm thịt bò, hành, ngò, tiêu, ớt, bạn sẽ có một nồi cháo bảo đảm vừa ăn vừa hít hà vì cay, đổ mồ hôi vì nóng. Thật sảng khoái! Nhưng sướng nhất là ăn nấm vào buổi chiều tối, bạn sẽ có một giấc ngủ thật sâu, đúng như lời "quảng cáo" của mấy o bán nấm ngoài chợ.
  6. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ KIÊN GIANG​
    Kiên Giang trước đây là một trấn rất hoang vu của phủ Sài Mạt thuộc Chân Lạp do Mạc Cửu (người Quảng Đông, Trung Quốc) di cư đến (sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645) mở mang, khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú hơn.
    vào khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ nên năm 1708 Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) để được bảo hộ và vẫn được giữ nguyên các chức vụ.
    Từ đó vùng đất này thuộc về Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau này, con ông là Mạc Thiên Tích đã mở rộng thêm vùng đất này.
    Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.
    Đến đời vua Minh Mạng, năm 1832, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ.
    Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hai hạt tham biện Hà Tiên và Rạch Giá trở thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá.
    Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Hà Tiên và Rạch Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang khi ấy gồm 7 quận:
    . Hà Tiên
    . Kiên An
    . Kiên Bình
    . Kiên Tân
    . Kiên Thành
    . Phú Quố
    Tỉnh Kiên Giang phía bắc giáp Campuchia, đông bắc giáp tỉnh Châu Đốc, đông giáp tỉnh An Giang và tỉnh Phong Dinh, đông nam giáp tỉnh Chương Thiện, nam giáp tỉnh An Xuyên.
  7. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đã đến Kiên Giang, ai một vài lần nghe địa danh Gò Quao. Nhiều sự tích về cái tên địa danh này, nhưng chưa rõ cái nào là hợp lý nhất. Có anh chị nào biết không ?
  8. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Nhắc đến Kiên Giang, người ta thường nghĩ ngay đến Nguyễn Trung Trực. Hôm nay em mới tìm được 1 chút thông tin về người anh hùng dân tộc này, post lên cho mọi người cùng xem

    [​IMG]

    ''''''Nguyễn Trung Trực'''''' ([[chữ Hán]]: ~忠>>[[1837]]?"[[1868]]) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống [[Pháp]] ở Tân An (nay thuộc [[Long An]]) và Rạch Giá (nay thuộc [[Kiên Giang]]) trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 tại [[Nam Kỳ]].
    ==Cuộc đời==
    Thuở nhỏ ông có tên là ''''''Chơn'''''', từ năm Kỷ Mùi 1859 đổi là ''''''Lịch''''''. Do về sau ông được triều đình phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là ''''''Quản Chơn'''''' hay Quản ''''''Lịch''''''. Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, tỉnh [[Long An]]). Năm 1861, hưởng ứng hịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ được một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các cùng thuộc phủ Tân An. Do lập được nhiều chiến công, nên ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ. Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điều), Nguyễn Học, hương thân Hồ Quang...
    Trưa ngày [[10 tháng 12]] năm [[1861]], ông tổ chức cuộc phục kích đốt tàu chiến ''''L''Espérance'''' của Pháp tại [[Vàm Nhật Tảo]]. Sau chiến công này, ông đổi tên là ''''''Nguyễn Trung Trực'''''' và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng.
    Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ mất (hòa ước [[Nhâm Tuất]] 1862) ông được phong làm Lãnh binh huyện. Năm 1867 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên. Sau khi thành Hà Tiên thất thủ ngày [[23 tháng 6]] năm [[1867]], ông rút quân về [[Rạch Giá]] tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày [[16 tháng 6]] năm [[1868]], ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) và làm chủ tình hình được 5 ngày. Quân Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Quân Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10 năm 1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho người Pháp.
    Sau đó, ông bị giải về [[Sài Gòn]], viên thống soái Nam Kỳ lúc đó vừa dụ hàng vừa hăm dọa, ông trả lời: ''''"Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chứng tỏ ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này"''''.
    Cuối cùng người Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày [[27 tháng 10]] năm [[1868]], hưởng dương 31 tuổi.
    [[Thể loại:Quan nhà Nguyễn]]
  9. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Uh, tiếc cho Hòn phụ tử thật.
    Hòn phụ tử trước khi:
    [​IMG]
    Hòn phụ tử sau khi:
    [​IMG]
    Sự tích hòn phụ tử:
    Theo chuyện kể của các lão niên xứ này thì hòn Phụ Tử vốn có một truyền thuyết rất hay. Theo đó, từ lâu lắm rồi vùng biển Hà Tiên có một con thuồng luồng hung bạo, chuyên tấn công các thuyền chài để ăn thịt ngư dân. Một ngư dân sống cạnh chùa Hang đau lòng trước cảnh này đã quyết hy sinh thân mình tấn công thuồng luồng biển đặng cứu khổ cho bà con. Ông đã dùng thuốc độc thoa vào cơ thể và làm mồi cho quái thú. Con thuồng luồng đã trúng độc mà chết. Thương thay, khi người con đi tìm cha, bắt gặp mảnh xác còn lại đã ôm vào lòng khóc thương vô hạn. Chẳng may anh ta lại trúng chất độc từ người cha để rồi cũng phải qua đời. Cũng theo các cụ lão niên, sau khi hai cha con ngư dân qua đời trời nổi mưa bão, sấm sét suốt mấy ngày đêm. Lạ lùng thay, nơi thi thể hai cha con ngư dân đã mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là Phụ và hòn nhỏ là Tử, người ta gọi chung là hòn Phụ Tử.
    Được rickynvd sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 16/01/2007
  10. Alphalock

    Alphalock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    QUYẾT ĐỊNH
    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 01/2007/QĐ-TTg NGÀY 08 THÁNG 01 NĂM 2007
    VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG THỜI KỲ 2006 - 2020
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010;
    Căn cứ Quyết định số 307/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010;
    Căn cứ Quyết định 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
    Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tại tờ trình số 1282/TTr-TCDL ngày 21 tháng 9 năm 2005 và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 4890/BKH-TĐ&GSĐT ngày 30 tháng 6 năm 2006,
    QUYẾT ĐỊNH :​
    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
    1. Phạm vi của quy hoạch
    Toàn bộ đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (sau đây gọi chung là đảo Phú Quốc), tỉnh Kiên Giang.
    2. Mục tiêu
    a) Mục tiêu chung: phấn đấu đến năm 2020 phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ đạo của đảo Phú Quốc; gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng.
    b) Mục tiêu cụ thể:
    Phấn đấu đạt các mục tiêu như sau:
    - Về khách du lịch:
    + Năm 2010 đạt khoảng 0,3 - 0,4 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 30%;
    + Năm 2015 đạt khoảng 1 - 1,2 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 30 - 35%;
    + Năm 2020 đạt khoảng 2 - 3 triệu lượt khách du lịch/năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 35 - 40%.
    - Về thu nhập từ du lịch:
    + Năm 2010 đạt khoảng 45 triệu USD. Trong đó, từ khách du lịch quốc tế là 25 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 20 triệu USD;
    + Năm 2015 đạt khoảng 209 triệu USD. Trong đó, từ khách du lịch quốc tế là 129 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 80 triệu USD;
    + Năm 2020 đạt khoảng 771 triệu USD. Trong đó, từ khách du lịch quốc tế là 478 triệu USD; từ khách du lịch nội địa là 293 triệu USD.
    - Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
    Năm 2010 có khoảng 3.500 buồng lưu trú (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 30 - 35%), năm 2015 là 8.200 buồng lưu trú (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 55 - 60%) và 18.000 buồng lưu trú vào năm 2020 (trong đó số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao chiếm khoảng 60 - 70% ).
    - Về lao động và việc làm:
    Năm 2010 có khoảng 7.000 lao động trực tiếp và 15.400 lao động gián tiếp trong ngành du lịch, số lao động tương ứng cho năm 2015 là 16.400 và 36.100 và năm 2020 là 36.000 và 79.200.
    3. Các định hướng phát triển chủ yếu
    a) Về thị trường khách du lịch:
    - Khai thác mạnh thị trường nội địa, trong đó chú trọng thị trường từ các đô thị lớn và vùng đồng bằng sông Cửu Long;
    - Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường có khả năng chi trả cao Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu và ASEAN.
    b) Về sản phẩm du lịch:
    Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình: tắm biển, nghỉ dưỡng; tham quan thắng cảnh và các di tích văn hoá, lịch sử; sinh thái; thể thao; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo; mua sắm.
    c) Tổ chức không gian phát triển du lịch:
    - Tổ chức hoạt động du lịch đảo Phú Quốc bao gồm:
    + Hoạt động đón tiếp khách du lịch: tại khu vực các đô thị Dương Đông, Dương Tơ và An Thới với các cơ sở dịch vụ, phương tiện phục vụ thiết yếu, và một số dịch vụ giải trí khác;
    + Hoạt động du lịch biển và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực: Dương Đông, Bãi Bà Kèo, Bãi Trường, Bãi Đất Đỏ, Bãi Khem, Bãi Sao, các bãi biển nhỏ thuộc cụm đảo Nam An Thới, Bãi Vòng, Rạch Vẹm, Gành Dầu, Bãi Dài, Bãi Vũng Bàu, Bãi Cửa Cạn;
    + Hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên: ở khu vực phía Bắc đảo gồm phần đất liền và vùng nước ven bờ (Cầu Trắng, đảo Hòn Một, Rạch Tràm); vùng biển ngoài khơi thuộc cụm đảo Nam An Thới;
    + Hoạt động du lịch gắn với bảo tồn cảnh quan bờ biển: tại khu vực từ Cửa Cạn đến Dương Đông và một số bãi biển nhỏ phía Bắc và Đông Bắc đảo (từ mũi Gành Dầu - Bãi Dài; từ mũi Đá Bạc - mũi Hàm Rồng; từ mũi Dương - mũi Trâu Nằm - Bãi Thơm - mũi Đá Chông);
    + Hoạt động du lịch văn hóa: gắn với các di tích lịch sử - văn hoá, lịch sử - cách mạng, các làng chài truyền thống, các điểm lễ hội văn hoá trên đảo Phú Quốc;
    + Hoạt động du lịch bổ trợ: tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, trang trại, làng nghề truyền thống;
    + Các hoạt động du lịch thể thao, vui chơi giải trí, mua sắm gắn liền với các khu đô thị trên đảo.
    - Phát triển các cụm du lịch:
    + Cụm du lịch Dương Đông - Dương Tơ và phụ cận: là trung tâm điều hành hoạt động du lịch đảo Phú Quốc.
    Các loại hình du lịch chủ yếu: vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao, leo núi, cắm trại; tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hoá; tham quan làng nghề truyền thống, trang trại; hội nghị, hội thảo.
    + Cụm du lịch An Thới và phụ cận: là cụm du lịch tham quan và nghỉ dưỡng cao cấp gồm Bãi Sao và Bãi Khem, khu vực An Thới, di tích lịch sử nhà tù Cây Dừa.
    Các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng; thể thao biển; tham quan các di tích lịch sử - cách mạng, làng nghề truyền thống; thăm các đảo và vui chơi giải trí.
    + Cụm du lịch Cửa Cạn và phụ cận (cụm phía Bắc):
    Là cụm du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên gắn với vườn quốc gia, các bãi biển, các điểm du lịch vùng Cửa Cạn và phía Bắc đảo.
    Các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; tham quan vườn quốc gia, sông nước, di tích lịch sử - cách mạng, trang trại; thể thao, chơi golf, đua ngựa, đua chó.
    - Các tuyến du lịch:
    + Hình thành các tuyến du lịch trên đảo trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc trưng;
    + Kết nối Phú Quốc với các trung tâm du lịch quốc gia, các nước trong khu vực và quốc tế.
    d) Về đầu tư phát triển du lịch:
    - Giai đoạn từ nay đến năm 2010: tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và các cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo có đủ điều kiện đón khách du lịch theo mục tiêu đặt ra của năm 2010, trước hết là cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ tại khu vực chủ yếu Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Cửa Cạn; hình thành được một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao;
    - Giai đoạn từ 2011 - 2020: tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên toàn đảo.
    Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành về cơ bản xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch phát triển ở trình độ cao, có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới, có khả năng kết nối với các trung tâm du lịch lớn của khu vực và thế giới.
    4. Giải pháp thực hiện:
    a) Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch thuộc phạm vi đảo Phú Quốc trước hết phải tuân thủ theo đúng nội dung của quy hoạch này, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc.
    b) Thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch theo mục tiêu đã được xác định.
    c) Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ của đảo Phú Quốc gắn liền với việc tăng cường đầu tư, hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thế giới, đồng thời thể hiện được thương hiệu du lịch Phú Quốc.
    d) Xây dựng, thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đảo Phú Quốc. Gắn các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch đảo Phú Quốc với các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia.
    đ) Cung cấp nguồn nhân lực ngày càng có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Đảo trong từng thời kỳ và yêu cầu hội nhập với trình độ của khu vực và quốc tế; chú trọng đào tạo để nâng cao tỷ lệ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Kết hợp việc đào tạo tại chỗ với hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nhân lực du lịch.
    Khuyến khích các tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của đảo Phú Quốc.
    e) Phát triển du lịch đảo Phú Quốc phải đặt trong mối quan hệ bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, nhất là khi phát triển các dự án du lịch tại các khu vực có liên quan đến an ninh, quốc phòng.
    g) Việc phát triển các dự án du lịch tại đảo Phú Quốc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường (cả tự nhiên và xã hội), phát triển bền vững. Khuyến khích và tạo điều kiện để thu hút sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, khách du lịch, các cơ quan, đơn vị để đầu tư, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên, môi trường của Đảo.
    Điều 2. Tổ chức thực hiện:
    1. Tổng cục Du lịch có trách nhiệm:
    a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang công bố Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006 - 2020; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch đảo Phú Quốc; gắn chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch đảo Phú Quốc với chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia.
    b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện quy hoạch du lịch ở đảo Phú Quốc theo đúng nội dung của Quy hoạch này.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Du lịch căn cứ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đảo Phú Quốc, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đảo Phú Quốc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
    3. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm:
    a) Tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006 - 2020 để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.
    b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đúng Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo Phú Quốc, của tỉnh Kiên Giang.
    c) Phê duyệt các quy hoạch du lịch cụ thể, bao gồm cả các dự án đầu tư du lịch tại Phú Quốc theo phân cấp để bảo đảm việc phát triển du lịch tại đảo Phú Quốc thực hiện theo đúng Quy hoạch này.
    d) Ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đảo Phú Quốc theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
    Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, thực hiện các biện pháp huy động các nguồn lực hợp pháp cho đầu tư phát triển du lịch đảo Phú Quốc.
    4. Các Bộ, cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thực hiện Quy hoạch này.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG
    Nguyễn Sinh Hùng

Chia sẻ trang này