1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiên Giang mến yêu.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Alphalock, 27/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    cái màu vàng: thực ra cái năm mà Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn vẫn còn gây nhiều tranh cãi lắm. Cụ thể là trong sách Tìm hiểu về Kiên Giang (1986), nói năm đó là năm 1714 chứ không phải 1708 đâu
    PS: tui cũng là dân Kiên Giang nà :D Nhà tui ở www.toiyeukiengiang.com
  2. tuan13a1

    tuan13a1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0

    cái màu vàng: thực ra cái năm mà Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn vẫn còn gây nhiều tranh cãi lắm. Cụ thể là trong sách Tìm hiểu về Kiên Giang (1986), nói năm đó là năm 1714 chứ không phải 1708 đâu
    Cái vụ này thú thật tui đây cũng chẳng rành lắm, tui pót lên mà chẳng thấy ông Mạc Cửu đính chính gì cả . Cái này tui cũng chỉ cover lại thôi, có gì thiếu xót xin mọi người lượng thứ!
  3. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài viết của em bên Tôi yêu Kiên Giang. Hôm nay rảnh copy qua, các bác "chấm" dùm.
    Các di tích ở TP Rạch Giá
    Rạch Giá hiện có 8 di tích cấp quốc gia, gồm: Đình thần Nguyễn Trung Trực, mộ Huỳnh Mẫn Đạt, chùa Tam Bảo, đình Vĩnh Hòa, chùa Láng Cát, chùa Phật Lớn, Bảo tàng tỉnh Kiên Giang và chùa Quan Đế. Ngoài ra, còn nhiều di tích được ghi nhận ở Rạch Giá, như: Cổng Tam Quan, Đình phó cơ Nguyễn Hiền Điều, miếu Thiên Hậu, Thiên Hậu Cung, miếu Bắc Đế, mộ Hội Đồng Suông,...
    * * * * *
    Di tích cấp quốc gia (1):
    Đình thần Nguyễn Trung Trực ​
    + Đình thần tọa lạc tại: 14, Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh.
    + ĐT: (077) 863215.
    Đình thần Nguyễn Trung Trực là một ngôi đình khang trang, nằm cách vàm biển Rạch Giá vài trăm mét, bên cạnh có cây đa quanh năm bao trùm mát rượi. Trước cổng đình có 2 câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi chiến công của ông:
    "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
    Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần"​
    Mái đình được trạm trổ hình rồng với đường nét rất tinh vi, sắc sảo và điêu luyện. Vào cổng, trước đình có trồng nhiều cây kiểng, có hòn non bộ cạnh cây đa điểm trang cho nết cổ kính, uy nghi. Đình cất ba tòa theo kiểu hình chữ thập. Giữa là chính điện, hai bên là Đông lang và Tây lang. Trong chính điện thờ chân dung ông Nguyễn Trung Trực, cờ, phướn, giá đựng binh khí như gươm, đao,... Ngày 28/08/1868 âm lịch, khi ông bị giặc hành hình, nhân dân làng Vĩnh Thanh Vân đã góp công xây dựng ngôi đình để thờ ông. Lúc bấy giờ ngôi đình rất đơn sơ (mái ngói, cột bằng gỗ). Vì sợ thưc dân Pháp phát hiện nên trong đình không có bài vị ghi tên thật của ông mà người dân chỉ thầm bảo nhau "Đình Ông Nguyễn", trước cổng ngụy trang bằng tấm bảng đề: "Đình Nam Hải Đại tướng quân" tức là "Đình thờ cá Ông".
    Cách mạng tháng 8 thành công, nhân dân thị xã Rạch Giá (nay là TP Rạch Giá) thoát khỏi gông xiềng nô lệ của thực dân Pháp, bà con kéo đến đình làm lễ tưởng nhớ ông như một ngày hội. Đến năm 1964, nhân dân Rạch Giá khởi công xây dựng ngôi đình này và hoàn thành vào ngày 24/12/1970. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền và nhân dân Rạch Giá - Kiên Giang tiếp tục trùng tu, tôn tạo lại ngôi đình khang trang như hiện nay.
    Lễ hội đình Ông Nguyễn được thường được tổ từ ngày 26/08 đến 28/08 Âm Lịch.
    Cổng đình thần Nguyễn Trung Trực
    [​IMG]
    Mái đình
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    (còn nữa)
    Được rong_kg sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 24/01/2007
  4. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Di tích cấp quốc gia (2):
    Mộ Huỳnh Mẫn Đạt ​
    Mộ Huỳnh Mẫn Đạt tọa lạc tại khu đất 19 khu phố Cô Bắc, trên đường Lâm Quang Ky, phường Vĩnh Bảo (đối diện nhà hàng Sông Kiên).
    Đây là di tích lịch sử được Bộ VH-TT công nhận. Mộ xây bằng bằng đá ong dài 2,7m, rộng 2m, cao 40cm. Vừa qua khu mộ được tu sửa, xây thêm nhà thờ, cổng vào, hàng rào và nền được tráng xi măng.
    Huỳnh Mẫn Đạt sinh năm 1807, tại làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định. Ông mất năm 1883 tại làng Vĩnh Thanh Vân, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Năm 24 tuổi, ông đậu cử nhân làm quan dưới triều vua Tự Đức.
    Huỳnh Mẫn Đạt có nếp sống thanh cao. Ông không những không hợp tác với giặc mà ông còn dùng văn thơ của mình để tố cáo tội ác của chúng. Tuy làm quan triều Nguyễn, nhưng ông là người có tinh thần yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm.
    Ông có nhiều bài thơ hay, như: "Chó già", "Trâu già", "Qua chơi gành Móm", "Đêm mưa", "Cây dừa",... Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là bài thơ:
    Thắng phụ nhung trường bất túc luân
    Đồi ba để trụ ức ngư dân
    Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
    Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
    Nhất đán phi thường tiêu tiết nghĩa
    Lưỡng toàn vô úy báo quân thân
    Anh hùng cường cảnh phương danh thọ
    Tu sát đê đầu vị tử nhân​
    Cổng vào khu mộ
    [​IMG]
    Mộ Huỳnh Mẫn Đạt
    [​IMG]
    Bia mộ Huỳnh Mẫn Đạt
    [​IMG]
    Mộ Huỳnh Mẫn Đạt và nhà thờ
    [​IMG]
    Mộ bà lớn của ông Huỳnh
    [​IMG]
    Mộ bà nhỏ của ông Huỳnh
    [​IMG]
    nhà thờ
    [​IMG]
    đường vào khu mộ
    [​IMG]
    (còn nữa)
  5. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Di tích cấp quốc gia (3):
    Chùa Tam Bảo (Rạch Giá) ​
    Phải kêu là chùa Tam Bảo (Rạch Giá) là để phân biệt với chùa Tam Bảo ở Hà Tiên.
    Chùa tọa lạc tại: 03 Thích Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo.
    ĐT: (077) 863429
    Chùa cách cổng Tam Quan khoảng 500m, ngay ngã góc đường Nguyễn Trung Trực - Thích Thiện Ân có một tấm bảng đề "Sắc Tứ Tam Bảo Tự". Đi theo vào đường Thích Thiện Ân khoảng 80m là chùa Tam Bảo.
    Chùa Tam Bảo là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 1802, do bà Dương Thị Oán (tức bà Hoặng) dựng bằng mái tranh vách đất để tu hành. Chẳng bao lâu, bà Hoặng qua đời. Trải qua nhiều năm tháng, chùa được sửa đi cất lại rất nhiều lần và trải qua nhiều đời trụ trì.
    Năm 1913, Hòa thượng Nguyễn Văn Đồng, pháp danh Thích Trí Thiền, hiệu Hồng Nguyên đời thứ 39 dòng Lâm Tế về đây làm trụ trì, ra công tôn tạo ngôi chùa trang nghiêm như ngày nay. Bước vào chùa, tứước chính điện là những tượng Phật lớn trang nghiêm, trầm mặc. Nền chùa được xây cao ráo, thoáng mát. Trước cửa chùa có ao sen rộng và hòn non bộ, trên bờ hồ, lên các bậc tam cấp có thờ tượng Phật bà Quan Âm. Nối liền với hậu tổ là nơi thờ Hòa thượng Thích Trí Thiền và các vị sư quá cố. Hai bên đường là Đông lang và Tây lang. Sau chính điện là nhà trệt, các song cửa đúc hình tòa sen, một kiểu trang trí phật giáo.
    Những ngày Đảng còn hoạt động bí mật, chùa là nút giao liên của Tỉnh Ủy Rạch Giá. Nhiều cuộc họp bí mật của Đảng được họp tại chùa. Đây cũng là nơi giữ vũ khí chở từ rừng U Minh về. Đặc biệt, chùa còn là nơi chế tạo vũ khí chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
    Chùa Tam Bảo có nhiều dị vật và tượng Phật có giá trị về lịch sử, vì nó gắn liền cuộc đời hoạt động cách mạng của Hòa Thượng Đồng (Sư Thiện Ân) trong các phong trào của tỉnh Rạch Giá trước năm 1945.
    Cổng chùa Tam Bảo
    [​IMG]
    Chính điện
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    (còn nữa)
  6. rong_kg

    rong_kg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Di tích cấp quốc gia (4):
    Đình thần Vĩnh Hòa ​
    Đình tọa lạc tại: 61, Nguyễn Hùng Sơn, phường Vĩnh Thanh Vân.
    ĐT: (077) 861446.
    Đình Vĩnh Hòa của người Việt ở Rạch Giá, kiến trúc giống đình chùa ở miền Bắc. Đình xây dựng lần đầu vào năm nào chưa biết chính xác, ban đầu gọi là miếu Hội Đồng và sau gọi là đình Vĩnh Hòa. Sách "Đại Nam Nhất thống chí" của triều Nguyễn gọi đình là "ngôi đền cổ". Bản báo cáo của Giám đốc Sở Nội vụ với Thống đốc Nam Kỳ đề ngày 17-09-1867 cũng nói tới đình Vĩnh Hòa là "ngôi đình cổ kính". Vì đình xây quá lâu, bị hư nát nên năm 1883 được xây lại, giữ nguyên kiểu đình 2 nóc trên vị trí cũ. Đầu thế kỷ XX, đình lại hư dần, chỉ còn 4 cây đại trụ là nguyên lành. Năm 1925, các bậc kỳ lão trong làng rủ nahu làm lại, vẫn để nguyên 2 nóc là tòa chánh và võ quy nhưng quay mặt về hướng đông (như ngày nay).
    Năm 1950, đình được nhân dân đóng góp, xây thêm tào võ ca, từ đó đình có 3 nóc (tòa chánh, võ quy và võ ca). Tòa chánh và võ quy làm bằng cây căm xe và cây săn đá (sơn đá). Tòa võ ca lam toàn bộ bằng cây săn đá. Năm 1958, đình được xây hàng rào xung quanh bằng xi măng cốt thép.
    Tòa chánh và võ quy để thờ Thành Hoàng và cúng tế. Võ ca là nơi hát bội và tiếp khách. Trên nóc đình có đắp nổi bằng sành hình lưỡng long tranh châu. Cổng đình theo kiểu Tam Quan, có 2 tầng mái, có đề chữ "Đình thần Vĩnh Hòa".
    Cổng đình thần Vĩnh Hòa
    [​IMG]
    Chính điện
    [​IMG]
    bên hông đình thần
    [​IMG]
    (còn nữa)
  7. coconutland

    coconutland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ đường vào Hà tiên có còn qua cây cầu này ko vậy. Đến Hà Tiên cách đây cũng 5 năm rồi, nhanh quá.
    [​IMG]
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông sư xóa cầu khỉ, nhà nát

    TT - Mấy năm trước qua ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ai cũng ngán đường bùn lầy nhão nhoẹt, cầu khỉ lắc lư. Bây giờ là thời xe hai bánh chạy êm ru qua con đường đất phẳng phiu, những cây cầu bêtông vững chắc.
    30 năm vẫn ?ochạy? tốt
    Anh Thạch Danh, một người dân cố cựu đang phóng xe mau miệng nói: ?oNhờ công của sư cả Trần Nhiếp đấy?. Sư cả Trần Nhiếp hiện là thượng tọa chùa Thanh Gia, ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao. Ông Đào Văn Lẹ, chủ tịch xã Định Hòa, nói: ?oSư là người đức hạnh cao, người dân vùng này đều kính nể những việc sư làm suốt mấy chục năm nay?. 40 năm qua, hình ảnh vị sư già bền bỉ liên tục có mặt các nơi để khảo sát, vận động, thiết kế xây gần trăm cây cầu bêtông lớn nhỏ ở các xã nghèo huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang) đã in đậm trong tâm trí bao người...
    Sư vạch kế hoạch thực hiện, tiền của thì vận động người dân quanh vùng, các nhà hảo tâm, Việt kiều. Thi công tới đâu hô hào trai tráng nơi đó tới phụ, như vậy sẽ hạn chế tiền thuê nhân công tốn kém. ?oĐem ý định này nói ra bà con đều đồng lòng ủng hộ, không những thế họ còn tự nguyện nấu cơm nước phục vụ? - sư nói. Ngày khánh thành những cây cầu mới ở ấp Hòa Thanh, nhìn những cụ già ung dung bước qua cầu còn thơm mùi vôi mới, trẻ em chạy xe tung tăng đến trường, lúa gạo cũng vận chuyển dễ dàng hơn, sư vui lây và nghĩ đến những con kênh khác đang cần nối nhịp.

    Ở tuổi 80, bà Danh Lẹ (trái) có thể êm ấm trong căn nhà mới
    Tiền dân quyên góp, nhà hảo tâm,Việt kiều đóng góp sư đều đổ vào các cây cầu. Tới năm 2007 đã có gần trăm cây cầu trị giá hàng tỉ đồng ?omọc? lên ở các xã Vĩnh Phước, Định An, Định Hòa, Thiệu Liễu..., huyện Gò Quao và xã Giồng Đá, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Riêng huyện Gò Quao giờ đây không còn cây cầu khỉ nào.
    Dù chỉ học lóm từ các kỹ sư cầu đường nhưng những cây cầu do sư đảm trách đến nay đã hơn 30 năm mà chất lượng vẫn còn khá tốt. Tùy thuộc vào kinh phí vận động, mỗi năm sư xây 2-3 cây cầu. Cầu bêtông lớn kinh phí 35-50 triệu đồng, thời gian xây 1-2 tháng, cầu nhỏ thì 10-20 triệu đồng, thời gian hoàn thành khoảng một tháng.
    ?oTưởng họ nói đùa?
    ?oNhà mục nát, mưa gió dột lắm, thấy tôi nghèo sư thương nên cho mấy triệu đồng xây nhà mới. Nếu không thì còn lâu mới có được ngôi nhà kiên cố? - bà Danh Lẹ, 80 tuổi, ấp Hòa Thanh, nói. Ông Danh Đức, 46 tuổi, ngồi trong căn nhà tươm tất kể nhà ông lúc trước te tua lắm, muốn sửa ngặt cái thiếu tiền nong. Cứ thế vợ chồng ông và hai đứa con chen nhau trong căn nhà tranh túm húm. Cho tới một ngày đi làm đồng thuê về, nghe bà con kể sắp có nhà mới ông tưởng họ nói đùa. Vài hôm sau đã thấy sư Trần Nhiếp đến hỏi han, tặng tiền cất nhà, ông muốn khóc.
    Ông Đào Văn Lẹ, chủ tịch UBND xã Định Hòa, nói: ?oTiếng nói của sư rất có trọng lượng đối với người dân trong vùng. Việc xây cầu dù lớn hay nhỏ chỉ cần sư lên tiếng vận động là có hàng trăm người phụ giúp?.

    Nhớ lại chuyện này sư kể: ?oTháng 6-2006 khi đang xây cầu bêtông thì tình cờ ông Trần Lam, chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang, chạy ngang. Khi ông Lam hỏi chuyện, tôi thiệt tình nói xây cầu cho người dân đi lại dễ hơn, nghe xong ông Lam đã cho địa chỉ và đề nghị nếu có khó khăn gì cứ tìm đến...?. Lúc này sư Trần Nhiếp chợt nhớ người dân phải sử dụng nước giếng, ở nhà sắp sập nên nhanh chóng ?obắt mối? cùng ông Lam để làm. Trước nhiệt huyết của sư, ông Lam hỗ trợ tiền xây năm căn nhà, năm cây nước.
    Trong năm 2006, bằng các nguồn tài trợ khác nhau, sư đã xây cất chín căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 7 triệu đồng và xây mười cây nước, mỗi cây trị giá 1,6 triệu đồng cho bà con nghèo ở các ấp Hòa Thanh, Răng Rít, Bằng Bé... Hai tháng đầu năm nay, sư lên kế hoạch hoàn thành năm căn nhà tình thương, sau đó tiếp tục khảo sát ở các vùng nông thôn để ghi nhận nhà nào sập xệ, sư lại vận động các nhà hảo tâm.
    Nhà sư 77 tuổi này bảo vẫn còn nhiều cây cầu khỉ, cầu ván ở các xã vùng sâu, vùng xa khác trong tỉnh cần đầu tư xây cất. ?oƯớc nguyện của tôi là được khỏe mãi để tiếp tục xóa cầu cũ kỹ ở những vùng sâu, xây nhà cho người nghèo? - sư nói.
    MINH TÂM
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=193369&ChannelID=3
    Một số chương trình bữa ăn từ thiện tại Việt Nam:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&tag=meals
    http://360.yahoo.com/hoanghatay2000
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Phú Quốc
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dinh Cậu :
    [​IMG]
    (chụp tháng 3-2007)
  10. lecokiss

    lecokiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bác.em là một cư dân ngoài bắc.vào đây học tập.em thấy kiên giang rất đẹp.có rất nhiều nơi muốn đi nhưng không biết nên đi đâu đi làm sao.em đang cần môt chuyên gia tư vấn giúp em đây.nếu bác nào biết.chỉ em với.....thanhk...

Chia sẻ trang này