1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến thức cơ bản về giới tính! CHÚ Ý: HÃY TÌM CHO MÌNH BIỆN PHÁP TRÁNH THAI PHÙ HỢP KHI QUAN HỆ TÌNH

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi thanh_ala, 17/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Biet_Tuot

    Biet_Tuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Về sinh lý, cuộc đời người phụ nữ trải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm của từng giai đoạn?
    Cuộc đời người phụ nữ trải qua 6 giai đoạn sinh lý: sơ sinh, nhi đồng, dậy thì, trưởng thành, tiền mãn kinh, mãn kinh và già. Giới hạn về tuổi tác giữa các giai đoạn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, môi trường, chất dinh dưỡng, có sự khác biệt giữa các cá thể và quần thể.
    - Sơ sinh: Giai đoạn này chỉ gói gọn trong vòng một tháng sau khi trẻ ra đời. Bé gái vẫn chịu ảnh hưởng của hoóc môn trong cơ thể mẹ và trong rau thai. Trong vài ngày đầu, vú bé hơi nhô cao, cơ quan sinh dục ngoài có tiết ra một chút chất thải.
    - Nhi đồng: Là thời gian 8-9 năm sau khi đứa trẻ ra đời. Cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, nhưng tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục thì vẫn giống như ở trạng thái sơ sinh.
    - Dậy thì: Đây là thời kỳ quá độ, cơ quan sinh dục từ trạng thái sơ sinh chuyển sang trạng thái trưởng thành. Lúc này, cơ thể và nội tạng của bé gái phát triển thêm một bước, công năng sinh sản và công năng sinh dục cũng hoàn thiện dần. Người con gái bắt đầu có kinh nguyệt và rụng trứng theo chu kỳ, tâm lý cũng dần dần hoàn thiện.
    - Trưởng thành: Khoảng 18-45 tuổi, là thời kỳ công năng sinh dục của người phụ nữ phát triển thịnh vượng nhất.
    - Tiền mãn kinh và mãn kinh: Khoảng 45-55 tuổi, là thời kỳ công năng sinh dục đi theo chiều hướng lão suy. Mãn kinh là sự kiện quan trọng của thời kỳ này, với biểu hiện đặc trưng là các cơ quan dần dần lão hóa.
    - Già: Bắt đầu vào khoảng 60-65 tuổi, là thời kỳ các cơ quan trong cơ thể ngày càng thêm lão hóa.

    ************************************
    Anh chứ còn ai vào đây nữa...
  2. Biet_Tuot

    Biet_Tuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Đau bụng hành kinh là gì?
    Khái niệm đau bụng hành kinh được dùng để chỉ một loạt triệu chứng của phụ nữ trước, sau hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài...
    Người bị đau bụng kinh ở mức nhẹ thường không quan tâm lắm đến chứng này. Nhưng ở mức độ nghiêm trọng, chứng đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài đau bụng, một số người còn có các hiện tượng đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. Khi đó, có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.
    Phân loại đau bụng hành kinh như thế nào?
    Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.
    Loại nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.
    Ở loại đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung...
    Chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng hai loại đau bụng kể trên. Ví dụ như người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng; khi đó rất khó để phán đoán. Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.
    Nói tóm lại, đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát chỉ là hai dạng của thống kinh, giữa hai loại này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng.
    Chứng đau bụng hành kinh liên quan đến những yếu tố gì?
    Những nhân tố liên quan đến đau bụng hành kinh nguyên phát gồm:
    - Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi thấy kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.
    - Hôn nhân và sinh đẻ: Giữa đau bụng kinh và việc kết hôn có liên quan với nhau hay không, hiện còn tồn tại hai quan điểm. Đại đa số cho rằng đau bụng hành kinh không liên quan gì đến hôn nhân. Nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn. Điều này đang cần được nghiên cứu lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.
    - Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.
    Những nhân tố liên quan đến hiện tượng đau bụng hành kinh thứ phát:
    - Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt ******** quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.
    - Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.
    - Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.
    - Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.
    - Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.

    ************************************
    Anh chứ còn ai vào đây nữa...
  3. Biet_Tuot

    Biet_Tuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Đau bụng hành kinh là gì?
    Khái niệm đau bụng hành kinh được dùng để chỉ một loạt triệu chứng của phụ nữ trước, sau hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài...
    Người bị đau bụng kinh ở mức nhẹ thường không quan tâm lắm đến chứng này. Nhưng ở mức độ nghiêm trọng, chứng đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài đau bụng, một số người còn có các hiện tượng đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị. Khi đó, có thể coi nó là một triệu chứng bệnh.
    Phân loại đau bụng hành kinh như thế nào?
    Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: loại nguyên phát và loại thứ phát.
    Loại nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.
    Ở loại đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung...
    Chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng hai loại đau bụng kể trên. Ví dụ như người bị đau bụng kinh nguyên phát sau nhiều năm sẽ có những thay đổi của cơ quan sinh dục, khiến cho hiện tượng đau bụng kinh ngày càng nặng; khi đó rất khó để phán đoán. Có trường hợp người bệnh được chẩn đoán là đau bụng kinh nguyên phát, nhưng thực tế họ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung ở mức nhẹ, khi kiểm tra soi ổ bụng mới phát hiện được là bị đau bụng kinh thứ phát.
    Nói tóm lại, đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát chỉ là hai dạng của thống kinh, giữa hai loại này nhiều lúc rất khó xác định chính xác bằng các biểu hiện lâm sàng.
    Chứng đau bụng hành kinh liên quan đến những yếu tố gì?
    Những nhân tố liên quan đến đau bụng hành kinh nguyên phát gồm:
    - Thấy kinh lần đầu sớm hoặc muộn: Có điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi thấy kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn.
    - Hôn nhân và sinh đẻ: Giữa đau bụng kinh và việc kết hôn có liên quan với nhau hay không, hiện còn tồn tại hai quan điểm. Đại đa số cho rằng đau bụng hành kinh không liên quan gì đến hôn nhân. Nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn. Điều này đang cần được nghiên cứu lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác.
    - Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.
    Những nhân tố liên quan đến hiện tượng đau bụng hành kinh thứ phát:
    - Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt ******** quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.
    - Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.
    - Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.
    - Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.
    - Một số nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.

    ************************************
    Anh chứ còn ai vào đây nữa...
  4. NguyenQuangTrung

    NguyenQuangTrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Các thuốc điều trị chứng bất lực​
    Viagra đã làm nên cuộc cách mạng trong điều trị chứng bất lực, nhưng những loại thuốc sắp xuất hiện trên thị trường còn có vẻ tốt hơn. Sau đây là ý kiến của bác sĩ Francois Eid, Đại học Y Weill thuộc trường Cornell (Mỹ), chuyên gia về tiết niệu và chức năng ********, về Viagra và những đối thủ tương lai của nó.
    - Lợi và hại của Viagra?
    Đối với những nam giới có rối loạn cương cứng, Viagra tỏ ra hiệu quả trong 2/3 trường hợp. Nhưng đây không phải là thuốc hoàn hảo. Hiệu quả phụ phổ biến nhất là đau đầu, đỏ mặt, ngạt mũi và ợ nóng. Khoảng 3% bệnh nhân bị rối loạn thị lực khi dùng liều cao (100 mg). Một số bệnh nhân than phiền về độ nhạy cảm cao với ánh sáng. Đối với phần lớn nam giới, các hiệu quả phụ chỉ ở mức nhẹ, thoáng qua và chịu đựng dễ dàng.
    Viagra hoàn toàn bị chống chỉ định ở những bệnh nhân dùng thuốc nitrate - nhóm thuốc mà những người bị bệnh mạch vành cần dùng để điều trị chứng đau ngực.
    - Thời gian biểu cần có khi dùng Viagra?
    Bạn phải lập kế hoạch cho hoạt động ******** khi dùng thuốc này, mà ******** là cái mà người ta không muốn phải lên kế hoạch. Bạn cũng không được ăn bất cứ thứ gì có thể làm chậm sự giải phóng dạ dày, vì điều này làm giảm hiệu quả của thuốc. Không được ăn đồ mỡ, và nếu dùng thịt thì chỉ được dùng rất ít mà thôi. Sau đó phải chờ khoảng 1 giờ tới 1 giờ rưỡi mới được "hoạt động".
    - Có thể uống rượu cùng với Viagra?
    Rượu sẽ làm giảm chức năng cương cứng vốn đã giảm ở người đàn ông. Như vậy là có sự đối kháng nho nhỏ.
    - Có loại thuốc uống nào khác chữa được chứng bất lực?
    Có hai loại thuốc đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng và đang được trình lên FDA để xin phép lưu hành. Ngày 28/1/2001, một đơn xin đã được gửi đi cho thuốc Cialis. Thuốc này hoạt động theo cơ chế tương tự Viagra nhưng có một số đặc tính khác. Nó được hấp thụ nhanh hơn một chút, có thể dùng cùng thức ăn - điều này là lợi thế lớn vì hoạt động ******** là một điều bột phát. Thuốc cũng duy trì trong máu lâu hơn, nó tồn tại ở đó trong vòng 34 giờ, nghĩa là một ngày rưỡi.
    Điều này vừa tốt lại vừa xấu. Tốt là vì nếu bạn uống thuốc vào ngày thứ sáu thì bạn vẫn có thể hoạt động vào tối thứ bảy mà không cần dùng thuốc lại, hoặc bạn có thể sinh hoạt vào bất cứ lúc nào. Cái mất là nếu có tác dụng phụ thì hiệu quả này sẽ kéo dài hơn.
    Loại thuốc thứ hai là Vardenafil, thuốc này cũng rất giống Viagra. Nó tỏ ra hiệu quả ở liều thấp hơn. Nó cũng có ít tác dụng phụ hơn, chẳng hạn không gây rối loạn thị lực.
    - Những thuốc này có thể dùng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân bị chứng bất lực?
    Chúng tôi tin rằng các thuốc nói trên sẽ hiệu quả với khoảng 2/3 tới 80% nam giới bị rối loạn cương cứng. 1/3 bệnh nhân còn lại, bị rối loạn chức năng nặng nề, sẽ cần tới các phương thức điều trị phức tạp hơn.
  5. NguyenQuangTrung

    NguyenQuangTrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Các thuốc điều trị chứng bất lực​
    Viagra đã làm nên cuộc cách mạng trong điều trị chứng bất lực, nhưng những loại thuốc sắp xuất hiện trên thị trường còn có vẻ tốt hơn. Sau đây là ý kiến của bác sĩ Francois Eid, Đại học Y Weill thuộc trường Cornell (Mỹ), chuyên gia về tiết niệu và chức năng ********, về Viagra và những đối thủ tương lai của nó.
    - Lợi và hại của Viagra?
    Đối với những nam giới có rối loạn cương cứng, Viagra tỏ ra hiệu quả trong 2/3 trường hợp. Nhưng đây không phải là thuốc hoàn hảo. Hiệu quả phụ phổ biến nhất là đau đầu, đỏ mặt, ngạt mũi và ợ nóng. Khoảng 3% bệnh nhân bị rối loạn thị lực khi dùng liều cao (100 mg). Một số bệnh nhân than phiền về độ nhạy cảm cao với ánh sáng. Đối với phần lớn nam giới, các hiệu quả phụ chỉ ở mức nhẹ, thoáng qua và chịu đựng dễ dàng.
    Viagra hoàn toàn bị chống chỉ định ở những bệnh nhân dùng thuốc nitrate - nhóm thuốc mà những người bị bệnh mạch vành cần dùng để điều trị chứng đau ngực.
    - Thời gian biểu cần có khi dùng Viagra?
    Bạn phải lập kế hoạch cho hoạt động ******** khi dùng thuốc này, mà ******** là cái mà người ta không muốn phải lên kế hoạch. Bạn cũng không được ăn bất cứ thứ gì có thể làm chậm sự giải phóng dạ dày, vì điều này làm giảm hiệu quả của thuốc. Không được ăn đồ mỡ, và nếu dùng thịt thì chỉ được dùng rất ít mà thôi. Sau đó phải chờ khoảng 1 giờ tới 1 giờ rưỡi mới được "hoạt động".
    - Có thể uống rượu cùng với Viagra?
    Rượu sẽ làm giảm chức năng cương cứng vốn đã giảm ở người đàn ông. Như vậy là có sự đối kháng nho nhỏ.
    - Có loại thuốc uống nào khác chữa được chứng bất lực?
    Có hai loại thuốc đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng và đang được trình lên FDA để xin phép lưu hành. Ngày 28/1/2001, một đơn xin đã được gửi đi cho thuốc Cialis. Thuốc này hoạt động theo cơ chế tương tự Viagra nhưng có một số đặc tính khác. Nó được hấp thụ nhanh hơn một chút, có thể dùng cùng thức ăn - điều này là lợi thế lớn vì hoạt động ******** là một điều bột phát. Thuốc cũng duy trì trong máu lâu hơn, nó tồn tại ở đó trong vòng 34 giờ, nghĩa là một ngày rưỡi.
    Điều này vừa tốt lại vừa xấu. Tốt là vì nếu bạn uống thuốc vào ngày thứ sáu thì bạn vẫn có thể hoạt động vào tối thứ bảy mà không cần dùng thuốc lại, hoặc bạn có thể sinh hoạt vào bất cứ lúc nào. Cái mất là nếu có tác dụng phụ thì hiệu quả này sẽ kéo dài hơn.
    Loại thuốc thứ hai là Vardenafil, thuốc này cũng rất giống Viagra. Nó tỏ ra hiệu quả ở liều thấp hơn. Nó cũng có ít tác dụng phụ hơn, chẳng hạn không gây rối loạn thị lực.
    - Những thuốc này có thể dùng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân bị chứng bất lực?
    Chúng tôi tin rằng các thuốc nói trên sẽ hiệu quả với khoảng 2/3 tới 80% nam giới bị rối loạn cương cứng. 1/3 bệnh nhân còn lại, bị rối loạn chức năng nặng nề, sẽ cần tới các phương thức điều trị phức tạp hơn.
  6. Gladiator_vn

    Gladiator_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điều trị biến chứng sau nạo thai​
    Những người có mang lần đầu rất không nên nạo thai vì phương pháp này có thể gây biến chứng, chẳng hạn như viêm nhiễm vòi trứng và dẫn đến vô sinh sau này (hiếm gặp). Người phụ nữ đã bị nhiễm khuẩn đường sinh sản thì sau khi nạo càng dễ bị nhiễm khuẩn lan rộng, gây viêm vòi trứng, viêm tiểu khung. Trong các trường hợp này, bác sĩ thường tư vấn và điều trị như sau:
    1. Nghỉ ngơi 2-3 ngày, sau đó không làm việc nặng trong một tuần. Hằng ngày rửa vùng âm hộ bằng xà phòng và nước sạch 2-3 lần.
    2. Dùng kháng sinh mạnh hơn so với người không có viêm nhiễm từ trước, nghĩa là kết hợp cả kháng sinh với thuốc đặt âm đạo. Một phác đồ thuốc có thể dùng ngay sau nạo là:
    - Ampiccilline 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày (hoặc Clindamycine 300 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày).
    - Metronidazole 2 g uống liều duy nhất (hoặc Metronidazole 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày).
    - Clotrimazole 100 mg đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày (hoặc Sporal 100 mg uống 2 viên trong 3-5 ngày).
    3. Ăn uống đầy đủ, chú trọng nhiều rau quả tươi (đủ thay thế cho vitamin).
    4. Nếu ra máu kéo dài sau nạo kèm theo sốt hay không sốt, ra dịch âm đạo nhiều thì cần đi khám lại, đề phòng sót rau gây nhiễm khuẩn.
    Sau đợt điều trị, cần kiểm tra lại mức độ nhiễm khuẩn ở âm đạo (xét nghiệm độ sạch âm đạo) và các tổn thương khác (lộ tuyến, viêm phần phụ). Nếu chưa khỏi hẳn, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.

    Con xin người.​
  7. Gladiator_vn

    Gladiator_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Điều trị biến chứng sau nạo thai​
    Những người có mang lần đầu rất không nên nạo thai vì phương pháp này có thể gây biến chứng, chẳng hạn như viêm nhiễm vòi trứng và dẫn đến vô sinh sau này (hiếm gặp). Người phụ nữ đã bị nhiễm khuẩn đường sinh sản thì sau khi nạo càng dễ bị nhiễm khuẩn lan rộng, gây viêm vòi trứng, viêm tiểu khung. Trong các trường hợp này, bác sĩ thường tư vấn và điều trị như sau:
    1. Nghỉ ngơi 2-3 ngày, sau đó không làm việc nặng trong một tuần. Hằng ngày rửa vùng âm hộ bằng xà phòng và nước sạch 2-3 lần.
    2. Dùng kháng sinh mạnh hơn so với người không có viêm nhiễm từ trước, nghĩa là kết hợp cả kháng sinh với thuốc đặt âm đạo. Một phác đồ thuốc có thể dùng ngay sau nạo là:
    - Ampiccilline 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày (hoặc Clindamycine 300 mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày).
    - Metronidazole 2 g uống liều duy nhất (hoặc Metronidazole 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày).
    - Clotrimazole 100 mg đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày (hoặc Sporal 100 mg uống 2 viên trong 3-5 ngày).
    3. Ăn uống đầy đủ, chú trọng nhiều rau quả tươi (đủ thay thế cho vitamin).
    4. Nếu ra máu kéo dài sau nạo kèm theo sốt hay không sốt, ra dịch âm đạo nhiều thì cần đi khám lại, đề phòng sót rau gây nhiễm khuẩn.
    Sau đợt điều trị, cần kiểm tra lại mức độ nhiễm khuẩn ở âm đạo (xét nghiệm độ sạch âm đạo) và các tổn thương khác (lộ tuyến, viêm phần phụ). Nếu chưa khỏi hẳn, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.

    Con xin người.​
  8. X_man_515

    X_man_515 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Hý đạo-khúc dạo đầu chuyện ái ân ​
    Cách nay vài năm, khi xuất hiện "thần dược Viagra", nhiều người đã nghĩ rằng: Thế là từ nay, đấng mày râu đã có được một "lá bùa hộ mệnh"-có thể mang lại cho những người đuối sức lòng tin và hạnh phúc ở chốn phòng the! Nhưng khách quan mà nói, Viagra chỉ giống như "chiếc phao cấp cứu", chứ không thể giúp người ta bơi giỏi hơn, đó là chưa kể đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
    Muốn "bơi" đúng, "bơi" đẹp, "bơi" được lâu, "bơi" xong cảm thấy sảng khoái, yêu đời, đồng thời có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ, nghĩa là muốn giải quyết vấn đề tận gốc, thì không thể chỉ dựa vào Viagra hoặc một số loại thuốc tác dụng tương tự, mà cần trở về với một di sản độc đáo của Y học phương Ðông, đó là Phép dưỡng sinh sinh hoạt ******** (Tính dưỡng sinh), cụ thể là "Phòng trung thuật" (PTT).
    PTT không chỉ là khoa học mà còn là môn nghệ thuật; một lĩnh vực huyền ảo, ẩn tàng nhiều bí mật chưa được khám phá. Các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi PTT là "Ðạo ái tình cổ đại phương Ðông". Nói theo cách ngày nay, PTT là một chuyên khoa, chuyên nghiên cứu về các phương pháp, các "kỹ thuật" trong sinh hoạt ở nơi khuê phòng, nhằm nâng cao khoái cảm, tăng cường tiềm năng tính dục và sức khỏe, đồng thời kiêm cả nhiệm vụ giải quyết những "trục trặc", nghĩa là còn giúp chữa trị một số bệnh cơ năng sinh dục. Ðiều đặc biệt là PTT rất coi trọng mặt thực hành: Các chi tiết và những hành vi tưởng như rất "tầm thường" trong sinh hoạt ******** đều được mô tả và chỉ dẫn hết sức kỹ lưỡng. Và khi thực hành hoàn hảo tất cả những điều đó, tiềm năng sẽ tăng cường, sinh hoạt nơi phòng the sẽ tăng phần khoái lạc, con người được cảm nhận đầy đủ hạnh phúc, trở nên khỏe mạnh và tuổi thọ kéo dài.
    PTT đề cập đến rất nhiều vấn đề và nội dung hết sức phong phú. Ở đây chúng ta sẽ chỉ nói đến hai vấn đề thiết thực. Thứ nhất là "hý đạo"-"công đoạn" chuẩn bị về phương diện tâm tình, nói cách khác đó là khúc dạo đầu trước khi bước vào chuyện ái ân chính thức. Thứ hai là "Thất tổn, Bát ích", nói về 7 điều có hại cần tránh và 8 điều có ích cần thực hiện để dự phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe và tiềm năng tính dục.
    Hý đạo
    Phương Ðông xưa coi con người là vật linh thiêng nhất trong Trời Ðất. Con người linh thiêng hơn động vật là nhờ có linh hồn, lý trí và tình cảm. Chính vì lẽ đó, sự giao hòa cao độ về tâm tình, đạt tới trạng thái "thần hòa ý cảm" là mục đích tối cao của sinh hoạt ở chốn khuê phòng. Theo phép tắc trong tính dục học truyền thống, trước khi giao hợp hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ về tâm sinh lý. Nam và nữ chỉ nên giao hợp khi đã đạt đến trạng thái "thần hòa ý cảm"; và trạng thái này cần duy trì liên tục trong suốt cả quá trình tính giao (giao hợp).
    Âm dương hòa hợp-Tính hành (hành vi tính dục) trước hết phải là sự hòa hợp về mặt tâm tình. Tính hành chỉ đem lại sự khoái lạc và có ích cho sức khỏe khi tình cảm nam nữ hài hòa. Như sách "Ngọc phòng chỉ yếu đã viết": "Nam muốn tiếp mà nữ không vui, nữ muốn tiếp mà nam không muốn, hai trái tim không hòa đồng thì tinh khí cũng không cảm ứng được" (Nam dục tiếp nhi nữ bất lạc, nữ dục tiếp nhi nam bất dục, nhị tâm bất hòa, tinh khí bất cảm).
    Giao hợp miễn cưỡng, lên xuống thô bạo-"thốt thượng bạo hạ", khi một bên không ưng thuận là một trong những điều nghiêm cấm trong PTT. Hành động như vậy sẽ gây tổn thương khí huyết và kinh lạc, dẫn đến những chứng bệnh như "dương nuy" (bất lực, liệt dương ở nam giới), "âm lãnh" (lãnh cảm ở nữ giới) v.v... Theo người xưa, trước khi giao hợp, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ về tình cảm, để cho "tình ý hợp đồng"-"âm dương tương cảm"-"nam dục cầu nữ, nữ dục cầu nam", như vậy mới có thể đạt được cảm giác mỹ mãn và có lợi cho tinh thần và thân thể.
    Ðể đạt tới trạng thái "thần hòa ý cảm", trước khi giao hợp, cần có sự chuẩn bị về phương diện thân thể. Quá trình chuẩn bị này, PTT gọi là "hý đạo" (phép tắc vui đùa). Người xưa đã lý giải trạng thái giao hòa đó rất chi tiết và cụ thể: "Thần hòa ý cảm" là trạng thái khi nam có đầy đủ ba thứ (tam chí) và nữ cần có đủ năm thứ (ngũ chí). Ðể có được "thần hòa ý cảm" trước khi giao hợp, cần mở đầu bằng "hý đạo", như vậy nam sẽ đủ "tam chí" và nữ có đủ "ngũ chí". Sách "Thẩm thi tôn sinh thư" đã mô tả cụ thể về các loại "chí" đó như sau:
    Tam chí ở Nam
    Nguyên văn: "Nam tử tam chí giả, vị dương đạo phấn ngang nhi chấn giả, can khí chí dã; tráng đại nhi nhiệt giả, tâm khí chí dã; kiên vật nhi cửu giả, thận khí chí dã. Tam chí cụ túc, nữ tâm chi sở duyệt dã". Nghĩa là: 1. Dương đạo khởi dậy và rung động, đó là "can khí" đến (khí của tạng can đã được khởi động, tập trung vào *********); 2. Dương đạo nở to và nóng, đó là "tâm khí" đã đến; 3. Dương đạo rắn chắc và cứng lâu, đó là "thận khí" đã đến. Có đủ tam chí thì bên nữ sẽ được vui sướng.
    Tam chí không những giúp cho đôi bên đạt tới trạng thái "thần hòa ý cảm" mà còn có tác dụng bảo vệ thân thể. Bởi lẽ, theo quan niệm của Ðông y: "can khí" chưa đến đủ mà miễn cưỡng giao hợp thì hại gân, "tâm khí" chưa đến thì hại huyết, "thận khí" chưa đến thì hại xương.
    Ngũ chí ở nữ
    Nguyên văn: "Nữ tử chi ngũ chí giả, diện thượng xích khởi, mi diệp sạ sinh, tâm khí chí dã; Nhãn quang diên li, tà thị tống tình, can khí chí dã; Ðê đầu bất ngữ, tị trung thế xuất, phế khí chí dã; Giao cảnh tương ủy, kỳ thân tự động, tỳ khí chí dã; Ngọc hộ khai trương, quỳnh dịch thẩm nhận, thận khí chí dã; Ngũ khí cụ chí, nam tử phương dữ chi hợp, tắc tình hiệp ý mỹ". Nghĩa là, 5 thứ cần có ở nữ giới 1. Nét mặt ửng hồng, má lúm đồng tiền, đó là "tâm khí" đến; 2. Mắt lung linh như giọt nước, liếc nghiêng đưa tình, đó là "can khí" đến; 3. Cúi đầu e thẹn không nói, nước mũi chảy ra, đó là "phế khí" đến; 4. Vai kề má áp, thân thể rung động, đó là "tỳ khí" đến; 5. Ngọc hộ mở ra, quỳnh dịch thấm ướt, đó là "thận khí" đến. Ðã có 5 cái đến thì 5 khí của ngũ tạng cũng đầy đủ, khi đó giao hợp với con trai thì tình cảm hài hòa mỹ mãn.
    Như vậy, trước khi giao hợp bên nam cần khởi động ba tạng "tâm", "can" và "thận". Còn bên nữ cần khởi động toàn bộ năm tạng "tâm", "can", "tỳ", "phế" và "thận". Nữ cần chuẩn bị lâu hơn! Tam chí và ngũ chí thể hiện quan niệm "tâm thần hợp nhất" của y học phương Ðông: tinh thần, tình cảm gắn liền với thân thể, nội tạng, với thể chất của từng người. Theo Ðông y, tình cảm thể hiện ra bên ngoài là những biểu tượng phản ánh về hoạt động tâm sinh lý của ngũ tạng bên trong cơ thể.

    Cấm kỵ

    Bên cạnh đó, cổ nhân cũng cảnh báo những thứ "cần tránh" về phương diện tâm tình trong khi giao tiếp nam nữ, như sách "Thọ thế bảo nguyên" đã viết rõ: Khi tâm tình đang ở trong những trạng thái bất ổn, cần tạm thời xa lánh chốn phòng khuê! Khi giao tiếp cần tránh những trạng thái thần kinh căng thẳng, tình cảm đang bị quá kích thích. "Thất tình lục dục" là bản tính của con người. Tuy nhiên, những khi quá vui, quá buồn, quá lo, quá sợ v.v... cũng không được nhập phòng; Như khi đang cáu giận mà nhập phòng thì khí huyết bất định, có thể làm cho người ta mắc chứng ung thũng; Tính hành khi đang quá lo sợ làm cho âm dương hao tổn, mồ hôi vã ra, lâu ngày sẽ bị bệnh lao. (Nguyên văn: "Ðại hỉ nộ, giai bất khả hành phòng thất", "nhân hữu sở nộ, khí huyết vi định, nhân dĩ giao hợp, lãnh nhân phát ung thư", "khủng cụ trung nhập phòng, âm dương thiên hư, tự hãn đạo hãn, tích nhi thành lao".


    Chim ơi đừng bay nhé .​
  9. X_man_515

    X_man_515 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Hý đạo-khúc dạo đầu chuyện ái ân ​
    Cách nay vài năm, khi xuất hiện "thần dược Viagra", nhiều người đã nghĩ rằng: Thế là từ nay, đấng mày râu đã có được một "lá bùa hộ mệnh"-có thể mang lại cho những người đuối sức lòng tin và hạnh phúc ở chốn phòng the! Nhưng khách quan mà nói, Viagra chỉ giống như "chiếc phao cấp cứu", chứ không thể giúp người ta bơi giỏi hơn, đó là chưa kể đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
    Muốn "bơi" đúng, "bơi" đẹp, "bơi" được lâu, "bơi" xong cảm thấy sảng khoái, yêu đời, đồng thời có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ, nghĩa là muốn giải quyết vấn đề tận gốc, thì không thể chỉ dựa vào Viagra hoặc một số loại thuốc tác dụng tương tự, mà cần trở về với một di sản độc đáo của Y học phương Ðông, đó là Phép dưỡng sinh sinh hoạt ******** (Tính dưỡng sinh), cụ thể là "Phòng trung thuật" (PTT).
    PTT không chỉ là khoa học mà còn là môn nghệ thuật; một lĩnh vực huyền ảo, ẩn tàng nhiều bí mật chưa được khám phá. Các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi PTT là "Ðạo ái tình cổ đại phương Ðông". Nói theo cách ngày nay, PTT là một chuyên khoa, chuyên nghiên cứu về các phương pháp, các "kỹ thuật" trong sinh hoạt ở nơi khuê phòng, nhằm nâng cao khoái cảm, tăng cường tiềm năng tính dục và sức khỏe, đồng thời kiêm cả nhiệm vụ giải quyết những "trục trặc", nghĩa là còn giúp chữa trị một số bệnh cơ năng sinh dục. Ðiều đặc biệt là PTT rất coi trọng mặt thực hành: Các chi tiết và những hành vi tưởng như rất "tầm thường" trong sinh hoạt ******** đều được mô tả và chỉ dẫn hết sức kỹ lưỡng. Và khi thực hành hoàn hảo tất cả những điều đó, tiềm năng sẽ tăng cường, sinh hoạt nơi phòng the sẽ tăng phần khoái lạc, con người được cảm nhận đầy đủ hạnh phúc, trở nên khỏe mạnh và tuổi thọ kéo dài.
    PTT đề cập đến rất nhiều vấn đề và nội dung hết sức phong phú. Ở đây chúng ta sẽ chỉ nói đến hai vấn đề thiết thực. Thứ nhất là "hý đạo"-"công đoạn" chuẩn bị về phương diện tâm tình, nói cách khác đó là khúc dạo đầu trước khi bước vào chuyện ái ân chính thức. Thứ hai là "Thất tổn, Bát ích", nói về 7 điều có hại cần tránh và 8 điều có ích cần thực hiện để dự phòng bệnh tật, tăng cường sức khỏe và tiềm năng tính dục.
    Hý đạo
    Phương Ðông xưa coi con người là vật linh thiêng nhất trong Trời Ðất. Con người linh thiêng hơn động vật là nhờ có linh hồn, lý trí và tình cảm. Chính vì lẽ đó, sự giao hòa cao độ về tâm tình, đạt tới trạng thái "thần hòa ý cảm" là mục đích tối cao của sinh hoạt ở chốn khuê phòng. Theo phép tắc trong tính dục học truyền thống, trước khi giao hợp hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ về tâm sinh lý. Nam và nữ chỉ nên giao hợp khi đã đạt đến trạng thái "thần hòa ý cảm"; và trạng thái này cần duy trì liên tục trong suốt cả quá trình tính giao (giao hợp).
    Âm dương hòa hợp-Tính hành (hành vi tính dục) trước hết phải là sự hòa hợp về mặt tâm tình. Tính hành chỉ đem lại sự khoái lạc và có ích cho sức khỏe khi tình cảm nam nữ hài hòa. Như sách "Ngọc phòng chỉ yếu đã viết": "Nam muốn tiếp mà nữ không vui, nữ muốn tiếp mà nam không muốn, hai trái tim không hòa đồng thì tinh khí cũng không cảm ứng được" (Nam dục tiếp nhi nữ bất lạc, nữ dục tiếp nhi nam bất dục, nhị tâm bất hòa, tinh khí bất cảm).
    Giao hợp miễn cưỡng, lên xuống thô bạo-"thốt thượng bạo hạ", khi một bên không ưng thuận là một trong những điều nghiêm cấm trong PTT. Hành động như vậy sẽ gây tổn thương khí huyết và kinh lạc, dẫn đến những chứng bệnh như "dương nuy" (bất lực, liệt dương ở nam giới), "âm lãnh" (lãnh cảm ở nữ giới) v.v... Theo người xưa, trước khi giao hợp, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ về tình cảm, để cho "tình ý hợp đồng"-"âm dương tương cảm"-"nam dục cầu nữ, nữ dục cầu nam", như vậy mới có thể đạt được cảm giác mỹ mãn và có lợi cho tinh thần và thân thể.
    Ðể đạt tới trạng thái "thần hòa ý cảm", trước khi giao hợp, cần có sự chuẩn bị về phương diện thân thể. Quá trình chuẩn bị này, PTT gọi là "hý đạo" (phép tắc vui đùa). Người xưa đã lý giải trạng thái giao hòa đó rất chi tiết và cụ thể: "Thần hòa ý cảm" là trạng thái khi nam có đầy đủ ba thứ (tam chí) và nữ cần có đủ năm thứ (ngũ chí). Ðể có được "thần hòa ý cảm" trước khi giao hợp, cần mở đầu bằng "hý đạo", như vậy nam sẽ đủ "tam chí" và nữ có đủ "ngũ chí". Sách "Thẩm thi tôn sinh thư" đã mô tả cụ thể về các loại "chí" đó như sau:
    Tam chí ở Nam
    Nguyên văn: "Nam tử tam chí giả, vị dương đạo phấn ngang nhi chấn giả, can khí chí dã; tráng đại nhi nhiệt giả, tâm khí chí dã; kiên vật nhi cửu giả, thận khí chí dã. Tam chí cụ túc, nữ tâm chi sở duyệt dã". Nghĩa là: 1. Dương đạo khởi dậy và rung động, đó là "can khí" đến (khí của tạng can đã được khởi động, tập trung vào *********); 2. Dương đạo nở to và nóng, đó là "tâm khí" đã đến; 3. Dương đạo rắn chắc và cứng lâu, đó là "thận khí" đã đến. Có đủ tam chí thì bên nữ sẽ được vui sướng.
    Tam chí không những giúp cho đôi bên đạt tới trạng thái "thần hòa ý cảm" mà còn có tác dụng bảo vệ thân thể. Bởi lẽ, theo quan niệm của Ðông y: "can khí" chưa đến đủ mà miễn cưỡng giao hợp thì hại gân, "tâm khí" chưa đến thì hại huyết, "thận khí" chưa đến thì hại xương.
    Ngũ chí ở nữ
    Nguyên văn: "Nữ tử chi ngũ chí giả, diện thượng xích khởi, mi diệp sạ sinh, tâm khí chí dã; Nhãn quang diên li, tà thị tống tình, can khí chí dã; Ðê đầu bất ngữ, tị trung thế xuất, phế khí chí dã; Giao cảnh tương ủy, kỳ thân tự động, tỳ khí chí dã; Ngọc hộ khai trương, quỳnh dịch thẩm nhận, thận khí chí dã; Ngũ khí cụ chí, nam tử phương dữ chi hợp, tắc tình hiệp ý mỹ". Nghĩa là, 5 thứ cần có ở nữ giới 1. Nét mặt ửng hồng, má lúm đồng tiền, đó là "tâm khí" đến; 2. Mắt lung linh như giọt nước, liếc nghiêng đưa tình, đó là "can khí" đến; 3. Cúi đầu e thẹn không nói, nước mũi chảy ra, đó là "phế khí" đến; 4. Vai kề má áp, thân thể rung động, đó là "tỳ khí" đến; 5. Ngọc hộ mở ra, quỳnh dịch thấm ướt, đó là "thận khí" đến. Ðã có 5 cái đến thì 5 khí của ngũ tạng cũng đầy đủ, khi đó giao hợp với con trai thì tình cảm hài hòa mỹ mãn.
    Như vậy, trước khi giao hợp bên nam cần khởi động ba tạng "tâm", "can" và "thận". Còn bên nữ cần khởi động toàn bộ năm tạng "tâm", "can", "tỳ", "phế" và "thận". Nữ cần chuẩn bị lâu hơn! Tam chí và ngũ chí thể hiện quan niệm "tâm thần hợp nhất" của y học phương Ðông: tinh thần, tình cảm gắn liền với thân thể, nội tạng, với thể chất của từng người. Theo Ðông y, tình cảm thể hiện ra bên ngoài là những biểu tượng phản ánh về hoạt động tâm sinh lý của ngũ tạng bên trong cơ thể.

    Cấm kỵ

    Bên cạnh đó, cổ nhân cũng cảnh báo những thứ "cần tránh" về phương diện tâm tình trong khi giao tiếp nam nữ, như sách "Thọ thế bảo nguyên" đã viết rõ: Khi tâm tình đang ở trong những trạng thái bất ổn, cần tạm thời xa lánh chốn phòng khuê! Khi giao tiếp cần tránh những trạng thái thần kinh căng thẳng, tình cảm đang bị quá kích thích. "Thất tình lục dục" là bản tính của con người. Tuy nhiên, những khi quá vui, quá buồn, quá lo, quá sợ v.v... cũng không được nhập phòng; Như khi đang cáu giận mà nhập phòng thì khí huyết bất định, có thể làm cho người ta mắc chứng ung thũng; Tính hành khi đang quá lo sợ làm cho âm dương hao tổn, mồ hôi vã ra, lâu ngày sẽ bị bệnh lao. (Nguyên văn: "Ðại hỉ nộ, giai bất khả hành phòng thất", "nhân hữu sở nộ, khí huyết vi định, nhân dĩ giao hợp, lãnh nhân phát ung thư", "khủng cụ trung nhập phòng, âm dương thiên hư, tự hãn đạo hãn, tích nhi thành lao".


    Chim ơi đừng bay nhé .​
  10. thanh_ala

    thanh_ala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    4.820
    Đã được thích:
    3
    Thất tổn bát ích- bí quyết tăng cường tinh lực nơi phòng the

    Một bí quyết quan trọng bậc nhất trong phép dưỡng sinh nơi phòng the của Ðông y là nguyên lý "Thất tổn bát ích". "Thất tổn bát ích" (TTBI) - có nghĩa là: 7 thứ làm hao tổn và 8 thứ có ích đối với sức khỏe, tuổi thọ và tiềm năng tính dục.
    Phép TTBI đã được đề cập đến trong thiên "Âm dương ứng tượng đại luận" của sách Nội kinh Tố vấn. Song, nội dung của TTBI cụ thể là gì thì Nội kinh lại không nói rõ. Các y gia thời đại sau đã lý giải TTBI theo nhiều quan điểm rất khác nhau, nhưng vẫn chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Mãi tới năm 1973, sau khi khai quật được một số sách thuốc cổ viết trên lụa và thẻ tre trong những ngôi mộ cổ thời Tây Hán, tại khu Mã Vương Ðôi ở Trường Sa, câu hỏi trên mới có lời giải đáp cụ thể.
    "Thiên hạ chí đạo đàm", một trong những cuốn sách thuốc khai quật được ở khu mộ cổ nói trên, đã giới thiệu tương đối cụ thể về vấn đề này. TTBI thực chất là những phép tắc, những nguyên lý cơ bản trong thuật dưỡng sinh và chữa trị bệnh tật trong sinh hoạt ********. Nói cụ thể hơn: Trong sinh hoạt ********, có "bát ích"-là 8 cách làm cho tinh khí thêm vững mạnh và có "thất tổn" à 7 việc làm khiến cho tinh khí bị hao tổn và gây nên bệnh. Ðể phòng bệnh cần tránh "thất tổn" và muốn bồi dưỡng "tinh khí" cần học cách sử dụng "bát ích". Không biết dùng "bát ích" để bù đắp cho "thất tổn", thì đến 40 tuổi cơ năng sinh lý đã bị giảm quá nửa, 50 tuổi đã như người già, 60 tuổi tai nghễnh ngãng và mắt đã mờ,... Ngược lại, nếu biết vận dụng "bát ích" thì người đang suy lão có thể trở nên khỏe mạnh, người trẻ tuổi có thể kéo dài được tuổi xuân.
    Thất tổn là gì?
    Sách "Thiên hạ chí đạo đàm" viết: Nhất viết bế, nhị viết tiết, tam viết kiệt, tứ viết vật, ngũ viết phiền, lục viết tuyệt, thất viết phí. Nghĩa là: 7 việc gây tổn hại đối với sức khỏe trong khi giao hợp là: bế, tiết, kiệt, vật, phiền, tuyệt và phí. Cụ thể:
    1. Nam nữ giao hợp vội vàng, thô bạo gây đau đớn (*********, âm vật đau), sẽ làm thương tổn khí ngũ tạng, đó là cái "tổn" thứ nhất, gọi là "bế" hoặc "nội bế".
    2. Khi giao hợp mồ hôi vã ra làm thương tổn tân dịch, dương khí tiết hết ra ngoài, đó là cái "tổn" thứ 2, gọi là "tiết" hoặc "ngoại tiết".
    3. Không biết tiết chế, giao hợp quá nhiều, làm cho âm dương, tinh huyết bị tiêu hao đến mức suy kiệt, đó là cái "tổn" thứ 3, gọi là "kiệt".
    4. Tuy có sự ham muốn nhưng chưa đủ cương cứng mà miễn cưỡng giao hợp, sẽ dễ sinh ra chứng bệnh không cương cứng mãi mã Việc chớ nên làm mà cứ làm, sẽ gây ra "tổn" thứ tư; "vật" (có nghĩa là "chớ nên", "không nên").
    5. Khi giao hợp mà tinh thần đang rối loạn không yên gọi là "phiền" - "tổn" thứ 5.
    6. Một bên không muốn giao hợp mà bên kia cứ cố cưỡng ép, sẽ gây nên các bệnh nội thương trầm trọng, như lâm vào tình trạng tuyệt vọng, gọi là "tuyệt" - "tổn" thứ 6.
    7. Không có sự chuẩn bị trước, không ân ái giao tình đã giao hợp ngay, sẽ chẳng có lợi gì đối với tinh thần và thể xác, mà chỉ làm tinh hao khí tổn, đó là "tổn" thứ 7, gọi là "phí", phí sức vô ích!
    Bát ích là gì?
    Nhất viết trị khí, nhị viết trí mạt, tam viết tri thời, tứ viết súc khí, ngũ viết hòa mạt, lục viết thiết khí, thất viết trì doanh, bát viết định khoảnh". Nghĩa là:
    1. Khi nam nữ giao tiếp, cần dùng phép đạo dẫn để điều hòa nguyên khí, làm cho nguyên khí thịnh vượng, đó là cái "ích" thứ nhất, gọi là "trị khí".
    2. Ðiều hòa hơi thở, làm cho cơ ở hậu môn co lên và nuốt tân dịch xuống (những thao tác của phép khí công đạo dẫn) để dẫn tinh xuống phía dưới, đó là "ích" thứ hai, gọi là "trí mạt".
    3. Khi tình ý đã giao hòa, cần tranh thủ thời cơ mà tiến hành giao hợp, như vậy là nắm vững thời cơ, gọi là "tri thời - "ích" thứ 3.
    4. Trong quá trình giao hợp, dùng phép đạo dẫn làm cho "tinh khí" tụ lại ở dưới, đó là "ích" thứ tư, gọi là "súc khí" (súc là tích lũy, tập trung lại).
    5. Trong quá trình giao hợp, nên vào ra vừa phải, không quá nhanh, quá nhiều, quá mạnh - điều hòa đúng mức, đó là "ích" thứ 5, gọi là "hòa mạt" (điều hòa các chất dịch của nam và nữ).
    6. Sau khi đã *********, ********* vẫn còn cứng, rút ra ngay và ngừng giao hợp, đó là "ích" thứ 6, gọi là "thiết khí" (lấy lại khí).
    7. Sau khi giao hợp cần nằm yên tĩnh nghỉ ngơi, chờ cho khí huyết, tinh lực khôi phục lại, đó là "ích" thứ 7, gọi là "trì doanh" (đợi đến khi sinh lực khôi phục đầy đủ).
    8. Thở đều, làm cho tinh thần ổn định lại, bộ phận sinh dục vẫn chưa tới khoảnh khắc mềm nhũn thì rời đi chỗ khác, như vậy là "định khoảnh" (xác định khoảnh khắc), "ích" thứ 8.
    Tóm lại: Trong sinh hoạt ********, có nắm vững và thực hành TTBI mới có thể điều hòa sự giao hợp giữa âm và dương - giữa nam và nữ, cơ thể mới khỏe mạnh, tuổi thọ mới có thể kéo dài. Không biết phép tắc đó, nhắm mắt làm liều theo bản năng thì cơ thể sớm bị suy mòn, tuổi thọ sẽ bị rút ngắn và không thể tận hưởng hạnh phúc thiên luân.
    Better late than never

Chia sẻ trang này