1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến thức cơ bản về kính thiên văn (Ok chờ tôi hoàn thiện thì hãy chuyển sau nhé , cám ơn )

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Thotrang, 08/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức cơ bản về kính thiên văn (Ok chờ tôi hoàn thiện thì hãy chuyển sau nhé , cám ơn )

    Để giúp các bạn có thêm chút kiến thức sơ đẳng về kính thiên văn . Thỏ trắng xin được mạo muội góp 1 bài viết mang tính chất chia xẻ góp phần làm phong phú thêm BOX Thiên Văn học
    Bài viết này hoàn toàn mang tính chất chủ quan của tôi nên có lẽ còn nhiều chỗ chưa được chính xác cho lắm thậm chí còn sai lầm do nhận thức còn kém . Nhưng cũng xin góp vui dưới góc độ của người đã từng sử dụng .
    Rất mong những phản hồi , thảo luận của các bạn để Thỏ trắng tôi có cơ hội mở rộng thêm hiểu biết .
    Đề Cương Bài Viết Được Bố Cục Như Sau :
    Phần I . Giới thệu chung :
    I.1. Kính thiên văn là gì :
    I.2.Chúng ta, những người không chuyên quan sát thiên văn thế nào
    I.3.Những gì có thể quan sát qua kính thiên văn
    Phần II . Phân loại kính thiên văn
    Phần III . Ưu nhược điểm của từng loại kính thiên văn
    Phần IV . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến "Sức mạnh " của kính thiên văn
    Phần V . Những điều cần biết khi lựa chọn và sử dụng kính thiên văn
    Phần VI . Lý Thuyết tính toán , thiết kế và tự chế tạo cho mình 1 chiếc kính thiên văn .
    Vì điều kiện công tác Thỏ trắng sẽ post lần lượt từng phần . Sau đây là phần 1 .






    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 09/04/2005
  2. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Những kiến thức cơ bản về Kính thiên văn ( KTV ) . Chơi KTV cần những gì ?
    Phần 1 Giới thiệu chung
    I.1.Kính Thiên Văn ( KTV ) là gì :
    KTV theo 1 cách hiểu đơn giản nhất đó là 1 thiết bị bao gồm 1 hệ thống gương , thấu kính có khả năng thu nhận ánh sáng từ những vật thể ở xa - rất xa ( như các hành tinh , các thiên thể ) khuyếch đại chúng sau đó hiển thị ảnh tại 1 mặt phẳng nào đó trong KTV .
    Có rất nhiều loại KTV có loại sử dụng tia hồng ngoại , tia tử ngoại , hay có loại sử dụng sóng radio v..v..
    Trong bài viết này Thỏ trắng chỉ đề cập đến KTV quang học loại KTV dễ tiếp cận nhất .
    I.2.Quan sát thiên văn với dân AMATER chúng ta :
    Quan sát thiên văn là 1 thú vui với rất nhiều người , chúng ta không nhất thiết phải là các nhà khoa học hay các chuyên gia về thiên văn , cũng không cần thiết phải có kiến thức sâu rộng về thiên văn học . Chỉ đơn giản chỉ cần sự ham thích .
    Bên cạnh những thiết bị không thể thiếu như : Ống nhòm ( loại từ 60X trở lên ) hay 1 chiếc kính thiên văn ta nên có 1 bản đồ sao . Ngày nay với sự trợ giúp của máy vi tính và phần mềm ta có thể dễ dàng có 1 bản đồ sao như mong muốn dù vị trí quan sát của bạn ở bất kỳ đâu . Rất may mắn cho chúng ta qua phần mềm CyberSky chúng ta có thể thết lập vị trí quan sát ngay ở Hà nội và TPHCM .
    I.3.Những gì có thể quan sát được qua KTV :
    1 . MẶT TRĂNG : trong khi quan sát bầu trời mặt trăng là đối tượng quan sát dễ nhất và gây ấn tượng nhất dù bạn là người lần đầu tiên sử dung KTV .
    Vì kích thước nhìn từ mặt đất tương đối to vì vậy không nhất thiết phải đợi lúc trăng tròn mới quan sát được , ta có thể quan sát ngay tù ngày 5-7 âm lịch cho đêm 20-22 âm lịch vẫn nhìn tốt
    2 .MẶT TRỜI : Nghe thì kinh quá phải không các bạn . Mặc dù ở bất cứ 1 thiết bị quang học nào người ta cũng nghiêm cấm quan sát mặt trời nhưng bạn có thể quan sát mặt trời thông qua 1 kính lọc được lắp ở phía đuôi của kính mắt cái này các bạn tưởng tượng nó đen còn hơn cái kính thợ hàn lắp vào thì ngoài mặt trời ra thì không còn nhìn thấy gì hết .(ở nước ngoài người ta rất hay dùng để quan sát và chụp ảnh nhật thực )
    3 .NHỮNG HÀNH TINH :
    Đây thực sự mới là thách thức và sự vất vả của cái thú chơi này .
    Việc quan sát các hành tinh phụ thuộc rất nhiều yếu tố . Đầu tiên và là quan trọng nhất đó là vị trí . người ta có thể dùng nhiều cách để xác định vị trí dùng kiến thức , kinh nghiệm , hay phần mềm để xác định vị trí mục tiêu cần quan sát .Sau đó là yếu tố thời tiết . Cuối cùng là tay nghề săn mục tiêu của bạn . Để thành thục việc bắt dính mục tiêu nhanh và chính xác đòi hỏi 1 tay nghề khá cao mà phải sử dụng nhiều mới thành thạo tôi xin cam đoan rằng 1 người mới sử dụng 1 vài tuần thì cơ hội ngắm những ngôi sao là rất khó .Ở Hanoi theo tôi thời tiết tốt nhất để quan sát thiên văn là khoảng từ giữa hè đến giữa thu , ngoài rằm tháng 8 . Đặc biệt tôi rất khoái mưa rào buổi chiều tối sau khi mưa trời trong vắt ngắm thiên văn chán chê rồi ngắm "địa văn" cũng chuẩn
    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 00:57 ngày 09/04/2005
    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 09/04/2005
  3. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0

    PHẦN II . Phân loại KTV
    KTV bao gồm rất nhiều chủng loại từ những cái đơn giản rê tiền cho đến những cái phức tạp cầu kỳ nhưng có thể phân nó thành 2 dạng thiết kế chính và 1 dạng thiết kế kết hợp
    II.1. Kính Thiên Văn Khúc Xạ :
    Được phát minh vào năm 1609 Do GALILÊO , và chính ông đã sử dụng chiếc kính sơ khai của mình để khám phá ra các vệ tinh của sao Mộc và chiêm ngưỡng các ngọn núi trên mặt trăng . Vào thời điểm sơ khai đó KTV được làm bằng các thấu kính thô sơ đơn giản nên hình ảnh thường bị sai lệch đặc biệt là hiện tượng quang sai .
    Để giải quyết vấn đề này ngày nay người ta sử 1 thấu kính đặc biệt , được tráng 1 lớp chống phản xạ , đảm bảo sự lưu chuyển đồng nhất và đầy đủ của ánh sáng để khắc phục hiện tượng quang sai .
    Trong KTV khúc xạ , ánh sáng sau khi đi qua vật kính được khúc xạ 90 độ rồi đi qua mắt kính .
    Về mặt chất lượng thì KTV khúc xạ cho ta chất lượng ảnh tương đối tốt đặc biệt thích hợp khi quan sát mặt trăng .
    Khi sử dụng kết hợp với ống kính lật hình ERECTING LENS thì có thể quan sát tốt các vật trên mặt đất ( Địa Văn ).
    Với kích thước gọn nhẹ rất thích hợp cho anh em ta ..
    II.2.Kính Thiên Văn Phản Xạ :
    Ra đời 59 năm sau KTV khúc xạ vào năm 1668 do issac Newton thiết kế và sau này KTV phản xạ còn được gọi là KTV Newton Với cấu tạo chính gồm 1 gương cầu sơ cấp phản xạ ánh sáng tới 1 gương thứ cấp rồi phản xạ ánh sáng sang bên cạnh thân ống kính .
    Lợi thế cơ bản của loại kính này là đường kính của vật kính lớn dẫn đến hình ảnh thu được sáng và chi tiết hơn
    Dẫn dắt đơn giản từ công thức S = pi*(D2)/4
    nên ta thấy xét ví dụ đường kính tăng 2 lần thì S ( hay độ sáng ) tăng 4 lần . Nếu xét chỉ tiêu giá / độ sáng thì loại kính này cho 1 chỉ số tốt hơn KTV khúc xạ .
    Chỉ tiêu độ sáng Thỏ trắng sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần sau nhưng nó là 1 yếu tố rất quan trọng khi quan sát các hành tinh vì chúng ở xa , độ sáng yếu .
    Kính thiên văn tổ hợp (Tên này do Thỏ trắng tự đặt tên gốc là Cassegrain)

    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 01:39 ngày 09/04/2005
    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 09/04/2005
    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 09/04/2005
    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 11:25 ngày 09/04/2005
  4. namte

    namte Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tại sao bạn không viết vào chủ đề Kinh thiên văn nhỉ?
    Mình sẽ không khoá lại dọi bạn hoàn tất công việc thì mình sẽ chuyển bài của bạn tới chủ đề kính thiên văn!
    Các bài viết của bạn sẽ đóng góp khá nhiều cho CLB!
    Cảm ơn bạn !
  5. quyetthang33210

    quyetthang33210 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ cứ để nguyên chủ đề này anh Namte.... ạ.Vì chủ đề kính thiên văn thực ra đã quá nhiều trang rồi nên rất khó theo dõi.Hơn nữa ,những topic mới thu hút được mọi người chú ý hơn .
    Được quyetthang33210 sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 09/04/2005
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Củ đề này không phải chỗ nói về việc xử lí chủ đề của box nên chúng ta không nên nói đến chuyện này. Còn bản thân chủ đề này sẽ không bị khoá mà sẽ được ghép lại với chủ đề "Kính Thiên văn". Nếu nói là về lâu dài thì chắc chắn là chủ đề kính TV sẽ được đọc nhiều hơn là để nguyên chủ đề này vì nó được ... dính lên trên
  7. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Kính thiên văn tổ hợp (Tên này do Thỏ trắng tự đặt tên gốc là Cassegrain)
    Cassegrain sử dụng hệ thống quang học hỗn hợp , nó sử dụng cả gương và thấu kính để thu thập ánh sáng (xem hình ) .
    ngày nay có 2 loại thiết kế chính của dòng KTV Cassegrain là loại Schidt và Maksutov
    Đây có thể nói là sự kết hợp tuyệt vời giữa 2 loại thiết kế Khúc xạ và phản xạ , nó giúp cho kích thước của KTV nhỏ đi rất nhiều bên cạn đó vẫn phát huy được yêu cầu cơ bản nhất của KTV đó là độ mở ống kính , Có thể nói loại kính này tận dụng những ưu điểm của 2 loại TK . Hiện nay đây là thiết kế được các tay chơi amater hay chuyên nghiệp đều ưa thích , với đường kính ống lớn nhưng chiều dài ống dược giảm đi 1/2 so với kính phản xạ có cùng tính năng .

  8. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    PHẦN III . PHÂN TÍCH CÁC ƯU , NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI KÍNH THIÊN VĂN
    III.1. KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ :
    Ưu điểm :
    1. Rất dễ sử dụng , đặc biệt thích hợp cho những người mới bắt đầu chơi , với thiết kế đơn giản nên còn có thể tự chế tạo
    2. Vấn đề bảo dưỡng , bảo quản nói chung không đáng kể
    3. Độ phóng đại lớn
    4 . Rất thích hợp để quan sát mặt trăng hay những ngôi sao có độ sáng tốt
    5 . Rất tốt khi quan sát các vật thể ở xa dưới mặt đất
    Nhược điểm :
    1 .Độ mở ống kính kém hơn so với KTV phản xạ và KTV kết hợp dẫn đến độ sáng kém hơn , vì vậy không thích hợp khi quan sát các vật thể ở sâu trong vũ trụ
    2 . Ống kính dài , mắt nhìn và thước ngắm tại vị trí đuôi kính làm cho khả năng bắt điểm đặc biệt là các vật thể nhỏ trên bầu trời tương đối khó khăn . Nói chung chỉ cần xe dịch chút xíu hay chỉ cần quan sát thiên văn khi trời có gió to thì trăng sao nhảy nhót tít mù
    3 . Nói chung chỉ số giá thành / độ mở ống kính không bằng 2 loại KTV kia
    KÍNH THIÊN VĂN PHẢN XẠ
    Ưu Điểm
    1 . Ưu điểm lớn nhất của loại kính này là độ mở ống kính . Đây có thể nói là trái tim của KTV
    2 . Vì có ống kính lớn KTV này đem lại hình ảnh rất tươi sáng
    3. Đặc biệt hiệu quả khi quan sát các vật thể ở xa , độ sáng yếu
    4 . Rất thích hợp khi quan sát mặt trăng hay các thiên thể
    5 . Giảm tối đa được hiện tượng quang sai vì vậy cho hình ảnh chính xác
    6 . Chỉ số giá / Độ mở ống kính ưu thế hơn KTV khúc xạ
    Nhược Điểm
    1. Độ mở ống kính to nên KTV tương đối cồng kềnh nhưng theo tôi đây lại là 1 lợi thế . Nhìn hình dáng của nó rất hoành tráng và kiêu hãnh
    2 . Với tính năng vượt trội như vậy cho nên giá thành cao
    3. Việc sử dụng phải có 1 chút hiểu biết cơ bản về KTV
    III.3.KÍNH THIÊN VĂN TỔ HỢP
    Ưu điểm :
    1 .Đây là loại thiết kế tốt nhất , có thể phục vụ được nhiều mục đích nhất trong tất cả các loại thiết kế khác. Sự thiết kế kết hợp này tận dụng tất cả những ưu điểm của các Tk kia và giảm thiểu những khuyết điểm của từng loại
    2 .Đem lại hình ảnh trung thực nhất , tuơi sáng với thị trường rộng
    3 .Thích hợp để quan sát những vật thể ở rất xa trong vũ trụ .
    4 . Kích thước gọn nhẹ , nhỏ nhắn nhưng tính năng cao
    Nói chung thiết kế này là thiết kế cao cấp , việc sở hữu 1 chiếc kính thiên văn loại này là niềm mơ ước của cả những người chơi amater hay người chơi chuyên nghiệp .
    Nhược Điểm :
    1 . Cấu tạo phức tạp , khó chế tạo
    2 . Giá thành đắt hơn KTV phản xạ có cùng độ mở ống kính
    Được thotrang sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 11/04/2005
  9. quyetthang33210

    quyetthang33210 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Các bài của anh thotrang hay thật .... Vote anh 5*
    Lịch sử kính thiên văn
    Vào năm 1609 , Galileo _ một nhà thiên văn học đồng thời là một nhà vật lý người Italia đã trở thành người đầu tiên phát minh ra một chiếc kính thiên văn quang học .Mở ra kỷ nguyên mới cho nghành thiên văn học hiện đại . Mặc dù , chiếc kính thiên văn này rất nhỏ và cho hình ảnh rất mờ .Sau khi làm xong chiếc kính , Galileo đã leo lên một ngọn núi và hướng ống kính về phía mặt trăng .Lần đầu tiên , galile tận mắt quan sát mặt trăng .Tiếp đó ông hướng ống kính về phía " dải ruy băng hình cung vắt ngang qua bầu trời " .......đây chính là một phần thiên hà MILKY WAY của chúng ta!!!
    Hình ảnh mặt trăng mà galileo quan sát được :

    Sau Galileo và rất lâu sau là Iassa newton , nhà thiên văn học nổi tiếng này đã phát triển chiếc kính thiên văn đầu tiên của Galileo và đã cho ra đời một chiếc kính thiên văn phản xạ kiểu mới .Đó là chiếc kính thiên văn phản xạ đầu tiên . Với chiếc kính thiên văn kiểu mới này và những thành tựu của khoa học thiên văn , các nhà thiên văn học đã khám phá ra nhiều ngôi sao mới và đo được khoảng cách của chúng!!!!
    Vào giưẫ thế kỷ 19 , một dụng cụ mới gọi là kính thiên văn quang phổ ra đời .Nhờ có nó mà các nhà khoa học đã thu thập được nhiều thông tin quý báu về cấu tạo hoá học và sự vận động của các thành phần vũ trụ.
    Vào đầu thế kỷ 20 các nhà thiên văn học đã tạo ra những chiếc kính thiên văn rất lớn đã giuó con người có thể nhìn sâu vào trong không gian và thời gian. Nhưng những cái kính thiên văn dù có lớn đến đâu cũng không thể phát huy hết năng lực của nó .........Tất cả là do khí quyển .."bức màn chán của sự sống " đã làm nhiễu các hình ảnh đến từ bầu trời
    Một giải phát được nêu ra , đó là xây dựng những chiếc kính thiên văn `cực lớn trên vũ trụ Từ đó HUBBLE đã ra đời !!!
    Ứớc gì không có bóng Neon
    Để ta thoả lòng ngắm bàu trời sao!!! hic..hic
    Được quyetthang33210 sửa chữa / chuyển vào 07:54 ngày 14/04/2005
  10. Thotrang

    Thotrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0

    Xin chào các bạn . Hôm nay Thỏ Trắng xin trình bày với các bạn một cách chi tiết về các yếu tố để đánh giá 1 chiếc KTV cũng như phân tích từng bộ phận của KTV .
    Như chúng ta đã biết tất cả các loại KTV dù to hay nhỏ , đơn giản hay phức tạp đều được thiết kế để thu thập ánh sáng , và khuyếch đại ánh sáng từ những vật thể ở xa .
    KTV phản xạ , khúc xạ hay tổ hợp đều có những cách làm khác nhau để đi đến cùng mục đích đó .
    Nhưng vậy thì cái gì mang tính chất quyết định của 1 KTV
    Độ mở ống kính ( Yếu tố quang trọng số 1 )
    Điều quan trọng nhất của 1 cái KTV đó chính là độ mở ống kính hay nôm na là đường kính của vật kính 1 cái KTV có độ mở lớn hơn sẽ cho ta 1 hình ảnh sáng và rõ nét hơn .
    Thật vậy đối với KTV chỉ số quan trọng nhất nhiều người lầm tưởng đó là độ phóng đại ( độ bội giác ) nhưng thực ra thì yếu tố được đánh giá hàng đầu đó chính là độ mở ống kính .
    Đối với 1 chiếc KTV việc muốn thay đổi độ phóng đại chỉ đơn giản là việc thay đổi mắt kính có tiêu cự nhỏ còn không thể thay đổi được độ mở ống kính .
    Chỉ số này còn được biết đến thông qua diện tích của vật kính
    Xét 1 ví dụ so sánh giữa 2 loại kính thông dụng hiện nay đó là loại 70076 và 70060 . Xét công thức S = pi*D2/4
    Ta có : tỷ lệ đường kính tăng là 76/60 = 1.26 lần thì tỷ lệ độ mở tăng là 4536.46/2827.43=1.6 lần
    Chiều dài tiêu cự ( Yếu tố quan trọng thứ hai )
    Nói chính xác hơn là chiều dài tiêu cự của vật kính
    hay nôm na đó chính là độ phóng đại . Ta có thể biết được khi dựa vào công thức tính độ phóng đại .
    G = F vật kính / F mắt kính .
    Ví dụ 1 KTV có chiều dài tiêu cự là 700 mm khi dùng với mắt kính tiêu cự 20mm thì độ phóng đại là 35x khi dùng với mắt kính 4mm thì có độ phóng đại là 175x
    Nhưng các bạn nên nhớ 1 điều cơ bản đó chính là độ phóng đại tỷ lệ nghịch với chất lượng ( độ nét ) của hình ảnh thu được.
    Đối với những chiếc KTV có độ mở 60 khẩu độ 700 có thể bạn sẽ nhìn hình ảnh rõ nét khi nhìn với 35x hay 56x .
    Nhưng khi tăng lên nữa 175x hay 262.5x hay tối đa là 525x rất có thể hình ảnh sẽ bị mờ đi thậm chí nhoè .

    hình ảnh thu được theo từng mức phóng đại
    Việc thay đổi độ phóng đại chỉ đơn giản là thay đổi kính mắt của KTV
    Các loại kính mắt ( Thị kính )
    ( Còn tiếp )

Chia sẻ trang này