1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến thức dành cho bạn

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi badboyVTB, 09/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức dành cho bạn

    Diễn đàn chúng ta cần có thêm một box, chuyên tập hợp những bái viết hay để các bạn có thể tham khảo và qua đó giúp chúng ta có thêm những bài học, ý tưởng mới cho công việc, học tập của mình, Hy vọng box mới này có ích cho các bạn.
  2. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Phân biệt kế toán quản trị kế toán tài chính kế toán tổng hợp

    Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán.
    Trong đó, kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán quản trị và kế toán tài chính là gì?. Hai loại kế toán này có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Kế toán tài chính có phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị có phải là kế toán chi tiết hay không?.
    Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị, để cùng các bạn và những người quan tâm về khoa học kế toán hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán tôi xin trao đổi vài nét về vấn đề này.
    1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính
    Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất.
    Các quyết định này gồm hai loại: Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ: - Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng? Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh. Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.
    2. Để hiễu rõ được mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
    2.1. Sự giống nhau
    * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.
    * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.
    * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.
    2.2. Sự khác nhau
    * Mục đích:
    - Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.
    * Đối tượng phục vụ:
    - Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)
    - Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)
    * Đặc điểm của thông tin:
    - Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.
    - Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.
    * Nguyên tắc cung cấp thông tin:
    - Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
    - Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.
    * Phạm vi của thông tin:
    - Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.
    - Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.
    * Kỳ báo cáo:
    - Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm
    * Quan hệ với các môn khoa học khác:
    Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.
    * Tính bắt buộc theo luật định:
    - Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.
    - Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành).
    3. Có phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị là kế toán chi tiết không?
    Để hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các "thuật ngữ" trên ta cần phân tích mối quan hệ giữa kế toán tài chính với kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tài chính và kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằn trình bày các số liệu báo cáo mang tính tổng hợp về tình hình tài sản, doanh thu chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán vào một thời điểm nhất định. Nói cách khác kế toán tổng hợp chỉ liên quan đến tài khoản của sổ cái tổng hợp và báo cáo tài chính.
    Kế toán tài chính và kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm chứng minh các số liệu ghi trong tài khoản tổng hợp là đúng trong quá trình ghi chép và lập báo cáo kế toán, đây cũng là công việc phải làm trước khi khoá sổ kế toán để quyết toán.
    Thuật ngữ thông thường gọi là đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết. Ví dụ: Như việc thực hiện đối chiếu giữa tài khoản phải thu với sổ công nợ chi tiết của từng khách hàng, đối chiếu tài khoản phải trả với sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp hay việc đối chiếu tài khoản nguyên vật liệu với sổ chi tiết vật tư, đối chiếu tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với thẻ chi tiết tính giá thành sản phẩm.
    Tóm lại trong kế toán tài chính bao giờ cũng có kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, vì vậy kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết.
    Sưu tầm và tổng hợp theo Viện Quản lý Châu Á
  3. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    10 lời khuyên để quản lý cơn giận, xung đột và căng thẳng về cảm xúc
    Đây là bài viết của Tiến sĩ Clare Albright. Ông là nhà tâm lý học và là tác giả cuốn "85 Secrets for Improving Your Communication Skills" (tạm dịch: "85 bí quyết phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn").
    Để trở thành người chính trực và đáng tin cậy đối với những người xung quanh, thì bạn cần phải điềm tĩnh khi bạn cảm thấy nóng giận. Sức mạnh này sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu trong kinh doanh cũng như các mối quan hệ riêng của bạn. Dưới đây là 10 lời khuyên để giúp bạn quản lý cơn giận, xung đột và căng thẳng về cảm xúc.
    1. Hãy chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với một người nào đó hoặc chia sẻ qua điện thoại. Gửi e-mail, tin nhắn và ghi chép không có tác dụng giảm bớt cơn giận của bạn.
    2. Liên tục tự nhủ "Tôi hiểu". Cụm từ này sẽ ủng hộ những mục tiêu của bạn khi cơn căng thẳng lên cao và khi đó bạn cần tìm nơi để bình tĩnh lại hoặc tham gia tiệc tùng cùng bạn bè.
    3. Chú ý khi bạn cảm thấy bị đe doạ bởi những gì mà người khác nói với bạn. Chống lại sự cám dỗ tự bào chữa cho mình hoặc chấm dứt nói chuyện với người khác. Điều đó sẽ giúp bạn trở thành một người nói chuyện cởi mở và đáng tin cậy.
    4. Thực hành cách đưa ra đề nghị khi bạn giận. Bạn hãy đề xuất đề nghị, điều có ích hơn chia sẻ cảm xúc của bạn. Ví dụ, nếu người giúp việc không rửa bát, thì hãy đề nghị họ rửa bát, điều đó sẽ tốt hơn là nổi giận vì nổi giận làm cho khoảng cách giữa hai người xa hơn.
    5. Cố gắng lặp lại những từ mà ai đó nói với bạn khi họ đang căng thẳng hoặc khi bạn không hoàn toàn đồng ý với họ. Phương pháp phản hồi này sẽ giúp cả người nói và người nghe tập trung vào câu chuyện hơn, đặc biệt là khi một người trong cuộc đang cố gắng hiểu quan điểm của người kia.
    6. Chịu trách nhiệm với những cảm xúc của bạn để tránh đổ lỗi cho người khác. Chú ý tới giọng bắt đầu khiển trách người khác. "Tôi cảm thấy giận khi bạn đến chậm 20 phút mà không gọi điện báo trước cho tôi" sẽ tốt hơn là nói "Bạn làm tôi phát điên lên vì bạn đến muộn đây này."
    7. Học cách lắng nghe hai khía cạnh của xung đột mà bạn đang tham gia ngay cả khi bạn là người dàn xếp hay cố vấn. Nếu bạn có thể lắng nghe như vậy, bạn sẽ đem lại hoà bình và giải quyết vấn đề nhanh hơn. Ví dụ, khi người làm công đòi tăng lương, bạn có thể nói "Tôi hiểu bạn cần tăng lương nhưng tôi cũng cần cho bạn biết rõ là quỹ của công ty trong thời gia này ít. Vậy thì tôi có thể bồi thường cho bạn trong khi không có tiền mặt được không?" Trong trường hợp này, người điều đình sẽ đưa ra được những dàn xếp sáng tạo thoả mãn các giới hạn và các nhu cầu của cả hai phía.
    8. Tỏ ra khôi hài với kỹ năng tự kiềm chế cảm xúc trong những tình huống xung đột cao. Bạn có thể coi tự kiềm chế bản thân khi căng thẳng, giận dữ giống như một thành tích thể thao. Bạn còn có thể coi rèn luyện khả năng bình tĩnh giống như luyện tập môn cử tạ - luyện tập môn cử tạ giúp cơ bắp bạn to hơn và dễ hơn cố gắng tình tĩnh trong những tình huống căng thẳng cao độ đấy.
    9. Khi bạn gặp phải tình huống khiến bạn nổi cơn thịnh nộ, bạn hãy chờ vài ngày để bình tĩnh lại. Sau đó, bạn có thể nhìn nhận vấn đề khách quan và tìm ra cách giải quyết vấn đề rõ ràng hơn nhiều.
    10. Quyết định nói lịch sự bất cứ khi nào bạn giận hoặc thất vọng. Nếu bạn tự cho phép mình nổi nóng, mọi người sẽ cảm thấy không an toàn khi gần bạn. Họ sẽ cảm thấy bạn là người không thể dự đoán trước được và không đáng tin cậy. Nỗi sợ hãi và những bức tường ngăn cách sẽ khiến bạn không đạt được thành công trong các mối quan hệ và trong công việc.
    chúc bạn thành công
  4. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống là sự vươn lên, con người ngày càng phát triển và luôn muốn khẳng định mình, nhưng thường chúng ta không biết cách để làm được điều đó. Hãy học hỏi 21 bí mật dưới đây sẽ mở ra con đường cho bạn đi đến thành công.
    1. Có những ước mơ vĩ đại. Suy nghĩ đến những điều lớn lao sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.
    2. Hình dung ra một bức tranh rõ ràng về việc bạn sẽ làm ở đâu. Đặc biệt hơn nữa là bạn phải có nhiều khả năng để thực hiện nó.
    3. Suy nghĩ và hành động giống như một nhà doanh nghiệp, có trách nhiệm với những gì bạn làm, ngay cả lúc bạn làm thuê cho người khác, thì nhân cách của bạn sẽ thể hiện con người bạn. Duy trì tính độc lập để tự vươn lên mạnh mẽ.
    4. Yêu thích bất cứ mọi thứ bạn đang làm. Nếu bạn không yêu thích nó, thì hãy từ bỏ ngay. Bằng việc nói không với công việc bạn đang làm chỉ vì tiền, hãy đổi công việc mà bạn yêu thích.
    5. Làm người chỉ huy của nhóm. Trong cuộc hội thảo với nhóm hãy làm người tận tâm xây dựng, đóng góp ý kiến cho nhóm, chia sẻ những hiểu biết cho mọi người.
    6. Thiết lập một môi trường làm việc lành mạnh. Làm một người bạn tốt với tất cả đồng nghiệp.
    7. Quyết đoán và không ngừng cải tiến. Hàng ngày, hãy nghiên cứu việc làm thế nào để có thể học hỏi nhiều hơn.
    8. Xem nơi làm việc giống như một dịch vụ. Việc tự nguyện giúp đỡ mọi người sẽ làm phát triển công việc của bạn.
    9. Tìm hiểu sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn của bạn từ vị trí cao cho đến thấp nhất.
    10. Sẵn sàng cho việc tìm kiếm cơ hội. Nếu cơ hội đến gõ cửa, bạn sẵn sàng đón nhận chứ?
    11. Khả năng thích ứng. Khỏe mạnh về tinh thần cũng sẽ tạo ra một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể yếu ớt là kết quả của một tin thần yếu đuối. Thể chất và tinh thần là hạt nhân của sự thành công.
    12. Ưu tiên cho cuộc sống. Nên ưu tiên làm những điều quan trọng trước.
    13. Cho đi nhiều hơn những gì khách hàng trông chờ. Đây là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin.
    14. Rèn luyện bản thân. Lấp đầy cuộc sống của bạn với những hành động tích cực và đưa mọi người cùng đi lên với bạn. Loại bỏ những hành động mang tính tiêu cực trong cuộc sống.
    15. Dành cho bản thân đầu tiên. Đây là nguyên tắc đầu tiên cho sự giàu có. Hãy đặt tiền vào sổ tiết kiệm trước khi thanh toán những hóa đơn.
    16. Tạo ra những lúc riêng tư. Đó là lúc lập kế hoạch và lắng nghe những gì từ bên trong con người bạn lên tiếng. Dành thời gian cho sự sáng tạo và sự yên tĩnh để tự độc thoại về mình.
    17. Ngày càng tiến lên sự vĩ đại. Đó là giá trị tốt đẹp nhất và đừng để cho nó giảm xuống một chút nào.
    18. Thân thiện là cách xử sự tốt nhất. Biết bạn là ai và bạn muốn gì. Thể hiện điều đó bằng sự trung thực trong mọi lúc.
    19. Đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và thay đổi chúng dần dần.
    20. Sự thất bại không phải là một lựa chọn. Từ trong sâu thẳm tâm trí bạn chỉ suy nghĩ đến hai chữ ?othành công?, thì nhất định bạn sẽ có sự thành công.
    21. Kiên quyết đạt được mục đích. Bền bỉ và kiên trì xây dựng lòng tin để luôn hướng đến sự chiến thắng.
  5. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất cơ bản giảm còn 11%
    Ngân hàng Nhà nước sáng nay lại công bố gói giải pháp tiền tệ mới nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái, trong đó quyết định cắt giảm hàng loạt lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lãi suất cho vay trên thị trường cũng xác lập đáy mới, 13%.
    Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng hai tháng qua, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay đưa ra các giải pháp kích thích sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Theo các quyết định vừa ban hành sáng nay và có hiệu lực từ ngày mai 21/11, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ mức 12% một năm hiện nay xuống 11%, đưa trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại xuống còn 16,5%.
    Để hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho các ngân hàng thương mại, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng... cũng giảm 1% lần lượt xuống 12, 10 và 12%. Các ngân hàng cũng bớt gánh nặng phải dành vốn dự trữ khi mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giảm 2% xuống còn 8% với kỳ hạn dưới 12 tháng. Với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, ngân hàng chỉ phải trích 2% trong tổng vốn huy động để làm dự trữ, thay vì mức cũ 4%.
    Ngân hàng Nhà nước cho biết, động thái mới được đưa ra nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới. Lãi suất thị trường được điều hành theo xu hướng giảm, trên cơ sở các điều kiện, dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ.
    Cơ quan này cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất kinh phù hợp với quy định, theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi.
    Đón đầu tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước, ngay từ sáng sớm nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố giảm lãi suất cho vay lần thứ 8 trong vòng 4 tháng trở lại đây. Lãi suất cho vay ưu đãi ở nhà băng này chỉ còn 13%, giảm 7% so với đỉnh cao trước đây và thấp hơn 3,5% so với mức trần mới theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất phổ thông kỳ hạn ngắn của BIDV tối đa là 14% trong khi cho vay trung dài hạn là 14,8% một năm. 13% cũng là đáy mới trong thị trường ngân hàng hiện nay, phá kỷ lục của Ngân hàng Ngoại thương thiết lập trước đó (cho vay ưu đãi mức 13,5% một năm).
    Song Linh
    với động thái giảm lãi lần này, NN đang kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm cũng như hỗ trợ vốn để các DN kinh doanh.
  6. STASI_2

    STASI_2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    1
    hixx... up lên đầu cho Ai đó thích kinh tế còn zô đọc... Tại sao Nhân tài Việt hầu hết phát sinh ở Nam thành ?!... bài viết hay... lúc nào bác rảnh viết nhiều thêm nữa nha... em cám ơn Pác nhiều

Chia sẻ trang này