Kiến thức do đâu mà có Kiến thức có phải là sự tích lũy dần dần qua quá trình gọi là học tập, nghiên cứu trong suốt quãng đời của chúng ta hay không? Theo tôi không phải như vậy kiến thức đã có sẵn trong bộ não tương tự như thư viện chứa đựng tất cả qui luật của vũ trụ (vì con người là tiểu vũ trụ) và chỉ chờ có một tác động nào đó từ bên ngoài kích hoạt và tự nó được khai mở (open mine) và thế là nó trở thành của ta. Việc đó có thể diễn ra trong những trường hợp khác nhau như: học, đọc sách, nghe thuyết trình, trong giấc mơ, do thiền và cũng có thể không bao giờ xảy ra? Nghe có vẻ rất vô lý nhưng thử đặt câu hỏi khi còn đi học tại sao có người chỉ cần nghe một lần đã hiểu ngay một bài toán, nhưng cũng có người nghe mãi cũng không hiểu gì hết. Ngay như trong hội họa có người vẽ rất đẹp, có người thế có học cả đời cũng không vẽ lấy nổi bức tranh ra hồn. Từ đây cũng nảy sinh ra các nhận xét khác nhau như anh này thông minh, anh nọ dốt. Còn có người được coi là thành đạt vì đã may mắn được đặt vào một vị trí phù hợp với khả năng sẵn có và những kiến thức sẵn có được dịp tung hoành. Nhưng đó hoàn toàn là tương đối vì trên thực tế xã hội đã quá coi trọng một số môn học, nghành học (vì nghành đó dễ đem lại những điều lợi) nên chúng ta trong vô thức đã bị định hướng và ai đi trái với điều được số đông công nhận sẽ bị cho là lập dị hoặc điên. Thế nên con người ta ai ai cũng có khả năng vô cùng tận nếu được khai mở thì cũng chớ ?oquá đắc ý?, nếu không thì cũng đừng ?oquá tự ti? mà luôn giữ được sự cân bằng. Sách binh pháp có nói ?obiết mình? là quan trọng nhất thế thì tại sao không kiên trì đi theo đúng cái sở trường của mình để luôn tự kiểm soát được bản thân và giữ được sự ung dung tự tại.
Kiến thức (knowledge): nhận biết về sự việc một cách rõ ràng, sự thật (fact). Nên chắc là kiến thức là do học tập được hoặc nhận biết được qua kinh nghiệm thực tế. Còn tại sao có người học toán nhanh, có người học vẽ giỏi bởi vì cái mà mọi người thường gọi là khả năng tập trung cao độ để giải quyết vấn đề hay đơn giản hơn gọi là trí tuệ. Chẳng có đứa trẻ nào sinh ra đã biết nói hay biết giải toán cả!!!???. Thế nên không có chuyện tự nhiên nghĩ ra một cái gì đó mà không phải đặt thật nhiều suy nghĩ và lập luận về nó cả. Còn thông minh thì theo định nghĩa hình như là khả năng giải quyết vấn đề và được tính bằng thời gian....
To sea_bird: Em có thể hỏi bác, dựa vào đâu bác bảo còn người 1 tiểu vũ trụ không? Có phải vì con người có quá nhiều bí ẩn chưa được biết, và nó cũng là 1 phần nhỏ tuân theo các nguyên tắc , các định luật ko?
Mọi lẽ biến hóa trên đời này đều do âm, dương mà ra. Bất cứ vật cực đại như vũ trụ, hay cực tiểu như các nguyên tử đều có âm và dương song song tồn tại. Vật dù nhỏ đến đâu đều có cấu tạo và tổ chức như đại vũ trụ nên gọi là ?otiểu vũ trụ?. Vì vậy biết được lẽ biến hóa của cái cực tiểu cũng sẽ biết được lẽ biết hóa của các cực đại. Để có thể tự cảm nhận được sự kì diệu này bạn nên tìm đọc những cuốn sách sau: ?oĐạo của vật lý? ?" ko nhớ tên tác giả, ?oDịch học tinh hoa?, ?oChu dịch huyền giải?, ?oTinh hoa đạo học phương đông? ?" cùng của tác giả Thu Giang - Nguyễn Duy Cần. Kiến thức được hình thành như thế nào. Các vị Thánh Nhân phương đông (Trung hoa, Ấn độ) đều mô tả vũ trụ như một tập hợp của các vũ điệu nhảy múa ko ngừng của vật chất mà ngày nay gọi là chuyển động sóng. Các nhà vật lý lượng tử đầu thế kỷ XX cũng đã khẳng định điều này. Trong vũ trụ tất cả các sự vật đều liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại vì vậy cũng biến đổi không ngừng, không có gì đứng riêng một mình mà không chịu bất cứ tác động nào của ngoại vật. Những cái gọi là ?okiến thức? mà chúng ta đang có phải chăng là kết quả của sự giao thoa, cộng hưởng những rung động của chính những cái hiện có trong riêng bản thân một con người với những điều xảy ra xung quanh ta. Hiện tượng này xảy ra liên miên bất tận mỗi lúc một khác nhau tùy theo không gian và thời gian. Vừa có tính phổ biến là xảy ra với tất cả mọi người, nhưng có đặc thù là những cảm nhận về cùng một vấn đề lại không đồng nhất cho tất cả mọi người. Vì không đồng nhất nên có sự so sánh, để so sánh người ta bất đầu đặt ra các chuẩn mực. Từ các chuẩn mực bắt đầu phân chia ra loại người này thì cao quí hơn người kia ..v?v. và theo lẽ thường ai cũng muốn trở thành ?ocao quí? mà ghét bỏ xa rời cái ?othấp kém? thế là tất cả rắc rối trên đời mới phát sinh. Nhưng đã là con người thì đều cao quí như nhau có người hợp với lao đông trí óc, có người lao động chân tay, có người lao động nghệ thuật, có người lại đi mua vui cho người khác. Nếu ai cũng được đặt đúng vào vị trí của mình thì sự khai mở những khả năng tiềm tàng có sẵn trong con người sẽ không biết đâu mà lường được. Ai trong chúng ta cũng có được sự khai mở cần thiết, thế thì tại sao không từ bỏ những sự so sánh, thành kiến và hãy tin rằng khả năng của mình là rất lớn, soi rọi vào nó để tìm hiểu và sử dụng vào những việc hợp với đạo trời.
Em hỏi bác câu này, nếu có gì sai bác bỏ quá cho Bác có sự khai mở khả năng đến đâu? Làm thế nào biết được mình có sự khai mở không? Và đo nó như thế nào?
Bạn này có vẻ rất khoái giải thích mọi thứ theo Âm - Dương, Ngũ hành - Bát quái theo kiểu Tàu. Nhiều phần bạn nói, tôi chẳng hiểu gì cả, nghe bí hiểm quá đi mất. Theo tôi, kiến thức là sự tổng hoà của các yếu tố sau 1. Bẩm sinh: Không thể bỏ qua yếu tố này. Đó là sự di truyền từ các đời trước sang đời sau. Cái này bao gồm TƯ CHẤT và TRÍ THÔNG MINH 2. Quá trình học tập: Học chính thức và phi chính thức. Cái này bao gồm KIẾN THỨC SÁCH VỞ, GIÁO VIÊN GIỎI 3. Môi trường giáo dục: Môi trường gia đình, bạn bè, cuộc sống. Cái này bao gồm CÁC CƠ HỘI, HOÀN CẢNH THUẬN LỢI 4. Sự khổ luyện: Rèn luyện thường xuyên. Cái này là SỰ CỐ GẮNG 5. Động cơ học tập. Cái này là SỰ HAM HỌC HỎI, CÓ CHÍ TIẾN THỦ Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt: kiến thức và những gì chúng ta nhớ. Một người có trí nhớ tốt chưa chắc đã phải là một người có kiến thức sâu rộng. Nhớ nhiều mà không tìm ra được các quy luật, hay không thấy được bản chất bên trong của sự vật thì cũng chẳng có ích gì. Đó là chưa kể nhiều người hay ỷ vào trí nhớ tốt của mình mà coi thường sự học. Nói về "trí thông minh". Đây là một khái niệm rất mơ hồ. Trí thông minh là gì? Một số người cứ tưởng chỉ số IQ là trí thông minh. Thật ra đây chỉ là một sự phản ánh đơn giản hoá thôi. Vì IQ test bắt người ta chọn câu trả lời đúng nhất mà không có tính sáng tạo. Vài lời bàn ngắn gọn, xin được nghe góp ý.
Gửi bạn haiaunhat Khi ta đặt ra câu hỏi đến đâu? thì đó đã là sự so sánh, mà so sánh thì phải có chuẩn mực. Mang con kiến mà so với người thì kiến là ?otiểu vũ trụ?, thế nhưng người chỉ là một ?otiểu vũ trụ? khi so sánh với trời đất. Nên tôi không biết phải so sánh với cái gì đây vì nó là vấn đề ?otâm linh? mà đã là tâm linh thì chẳng có chuẩn mực nào cả chỉ có ta với bản thân ta thôi. Tôi chỉ thấy một điều là trước giờ mình hay đi nhận xét hoặc cố hiểu một người nào đó để thỏa mãn cái tôi của chính bản thân mình, mà không tự đi tìm để hiểu chính bản thân mình. Để có thể hiểu và yêu thương với tất cả mọi người thì việc hiểu thấu đáo bản thân là hết sức quan trọng. Xin trích dẫn một đoạn nói về việc cần thiết phải tìm hiểu chính mình trong cuốn sách do nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh phát hành ?oĐối mặt với thực tại? nguyên tác Pema Chodron: ?oHiệu quả của những năm tháng Thiền tập mà bạn đang khởi sự đây sẽ giống như vào cuối mỗi ngày, một ai đó chiếu một cuốn băng vidéo về chính bản thân bạn và bạn có thể nhìn thấy được tất cả về bản thân mình. Bạn có thể sẽ thường xuyên chớp mắt và thốt lên: ?oÔi dào!?. Hoặc bạn cũng có thể thấy rằng bạn đã làm tất cả những điều gì đó vì bạn thích phê bình tất cả những ai bạn không thích trong cuộc sống, bạn chỉ trích tất cả những người này. Nhìn chung, làm bạn với chính mình cũng giống như làm bạn với tất cả những người mà bạn phê bình đó, bởi vì khi bạn có được sự chân thật, dịu dàng và tốt bụng này kết hợp với cái nhìn rõ ràng về bản thân mình, lúc đó sẽ không có rào cản nào ngăn bạn yêu thương những người khác.? Nếu bạn thật sự có hứng thú với điều này thì có thể vào chủ đề ?oMục đính sống của chúng ta là gì? để tham khảo những bài giảng của Krishnamurti một nhà đạo học nổi tiếng của thế kỷ XX.