1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến thức đó đây ...chân trời rộng lớn ! Cùng tìm hiểu và khám phá nào ...

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi thankiemvdk, 19/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Kiến thức đó đây ...chân trời rộng lớn ! Cùng tìm hiểu và khám phá nào ...

    Năm nay ko có ngày 29 tháng 2 ...các bạn có biết vì sao ko?

    và câu hỏi được đặt ra là : "tại sao ngày 29/2 cứ 4 năm mới xuất hiện 1 lần? "

    Xin được trả lời như sau :

    Trái Đất cần chính xác là 365,2422 ngày để quay đủ 1 vòng quanh mặt trời. Nếu tính mỗi năm là 365 ngày thì sẽ thừa ra 5 h 48 phút 48 giây. Điều này đã khiến các nhà bác học cổ đau đầu không biết bao nhiêu vì cứ 3 năm lại có 1 năm nhuận 366 ngày và dần dần thời điểm các mùa trong năm bị đẩy lùi.

    Lịch La Mã trước kia thực chất là Âm Lịch. 12 tuần trăng trong năm có tổng số 354 ngày, ít hơn năm tính theo dương lịch là 11 ngày. Để phù hợp với thời điểm bắt đầu các mùa, cứ 2 năm 1 lần người ta cộng thêm 1 tháng gồm 22 ngày và cứ 4 năm 1 lần lại có thêm 1 tháng gồm 23 ngày. Tháng này thường chèn sau tháng cuối năm và thời đó được coi là tháng hai.

    Năm 46 TCN, Juius Caesar tiến hành cuộc cái cách lịch có ý nghĩa lịch sử. Vợi sự trợ giúp của nhà toán học Ai Cập Sosignemes, ông đã đưa ra 3 thay đổi quan trọng, trong đó mỗi năm dương lịch bao gồm 365 ngày. Nhưng lịch này lại nảy sinh 1 vấn đề khác: cứ sau 1.283 năm thì dôi ra 10 ngày. Và lễ hội Thiên Chúa giáo linh thhiêng nhất - ngày Cúa Jesus sống lại ( được áp dụng theo quyết định của Giáo hoàng từ năm 325 ) không trùng vào ngày chủ nhật đầu tiên sau tuần trăng tròn đầu tiên của mùa xuân nữa. Sự xác định lễ phục sinh gặp khó khăn.

    Sau 6 năm bàn đi tính lại, ngày 24.2.1582, Giáo hoàng Gregor XIII đã điều chỉnh lại thực tế. Quyết định ngày 4.10.1582 sẽ trở thành ngày 15.10.1582. Từ đó trở đi, tất cả những năm nào chia hết cho 4 đều là năm nhuận 366 ngày. Ngày nhuận là ngày thứ 29 của tháng hai.

    Theo các nhà thiên văn học hiện đại, thì vấn đề ngày thứ 366 sẽ được giải quyết 1 cách tự nhiên. Hiện nay thuỷ triều đang làm cho vòng quay của trái đất chậm lại, nên sau 100 nghìn năm nữa, đò dài cảu ngày sẽ tăng thêm 1,6 giây. nếu như số ngày dài thêm dồn lại được 1 phút so với hiện nay thì vòng quay của trái đất sẽ trùng khít với số 365 ngày.
  2. caothu_hocnghe

    caothu_hocnghe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    4.719
    Đã được thích:
    11
    Vì sao có tục bán mở hàng ?
    Bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?​
    Trong phong tục ngày Tết, chúng tôi đã trình bày: đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ sĩ có ngày khai bút, nhà nông có ngày khai canh, làm thợ có ngày khai công, người làm nghề buôn bán có ngày mở hàng. Theo tâm lý chung mọi việc khởi đầu đều khó khăn, mà "Ðầu đi thì đuôi lọt !". Riêng trong nghề buôn bán lại càng bấp bênh, có ngày mua may bán đắt, có ngày ngồi suốt buổi chẳng ai ngó tới, có tháng lời lãi nhiều, lợi lộc lớn, có tháng thua lỗ mất cả chì lẫn chài, vì vậy không những chọn ngày mở hàng đầu năm, mà cả đầu tháng, đầu tuần, từng ngày còn phải để ý đến chuyện mở hàng: mở hàng vào lúc nào ? bán cho ai "Nhẹ vía" để cả ngày bán đắt hàng ?
    Thông thường muốn được đông khách đến mua thì thái độ người bán hàng phải niềm nở, vồn vã, ân cần, bán nới giá hơn bình thường để cầu được đông khách và giữ được chữ Tín đứng hàng đầu. Song có người lại tưởng nhầm bán mở hàng phải bán cho đắt, người mua mặc cả chê đắt không mua bỏ đi, rốt cuộc ngồi lì suốt buổi không ai hỏi đến, thậm chí còn có thái độ và ma thuật bỉ ổi cho là tại người mở hàng nặng vía, chửi rủa ngầm và "Ðốt vía" người mở hàng. Người bán hàng như vậy không biết rằng: chính mình là người nặng vía nhất.
    Ngày trước người ta muốn đi chợ sớm để được mau mở hàng có giá rẻ hơn chút ít, nhưng ngày nay nhiều người ngại mở hàng vì sợ vướng phải hạng người không biết mình bán hàng nặng vía lại đòi "Ðốt vía" người mua mở hàng.
    Ðến đây ta có thể kết luận được: Bán mở hàng nên bán đắt hơn hay rẻ hơn giá bình thường ?
    Chuyện vui:
    "Mở hàng nhẹ vía " hay "Nợ như Chúa Chổm"
    "Nợ như Chúa Chổm". Ðó là thành ngữ phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng: "Chổm" là hàng cùng dân ở miền Thanh Hoá, chẳng có gia tài điền sản hay nghề ngổng gì, quanh năm chỉ có đánh dậm, mò cua, bắt ốc nuôi thân. "Chổm" tên thật là gì, quê quán ở đâu, bà con họ hàng thân thích có những ai ? Chẳng ai để ý đến. Một con người "Tứ như Chúa Chổm" được. Nguyên do: có mấy lần sáng sớm, Chổm vào một quán nhỏ ăn lót dạ, tự nhiên những hôm dó chủ quán bán rất đắt hàng. Vì vậy, một đồn mười, mười đồn trăm, các chủ quán ai gặp Chổm, cũng có nài Chổm vào ăn quà lấy may. Ai được Chổm hôm nào chiếu cố vào ăn thì hôm ấy đều bán được đắt hàng. Nhưng Chổm làm gì có nhiều tiền để trả, người ta vui lòng mời Chổm ăn, bao giờ có tiền trả cũng được, mà không có cũng thôi, do đó trong khắp vùng không ai mắc nợ nhiều bằng Chổm.
    Năm 1527, Mạc Ðăng Dung cướp ngôi của vua Lê Cung Hoàng, dựng nên nhà Mạc. Ðến nay 1532 Nguyễn Kim khởi nghĩa phò Lê chống Mạc, đi tìm hậu duệ tôn của vua Lê, tìm được Chổm, mặc dầu khố rách áo ôm, nhưng có khí tướng đế vương (người ta còn đồn đại rằng: Chổm đi đâu cũng có đám mây che trên đầu, trời đang nắng gắt cũng trở nên dâm mát...) Chổm được phò lên ngôi vua mở đầu thời Lê Trung Hưng đóng đô ở Thanh Hoá (tức Tây đô) để chống với nhà Mạc ở Hà Nội (tức Ðông đô).
    Sau khi lên làm vua, không có điều kiện gần gũi quần chúng như trước, và cũng không nhớ nợ ai bao nhiêu mà trang trải nợ nần nữa, Chúa Chổm (thực ra là Vua Chổm) đành phải hạ lệnh đúc thật nhiều tiền, rồi Chổm đi đến đâu rải tiểna đến đấy, cho công chúng ai nhanh tay, mạnh bước thì nhặt lấy. Vì thế nên mới có thành ngữ "Nợ như Chúa Chổm".

Chia sẻ trang này